Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH Luật đấu thầu 2016

Số hiệu: 06/VBHN-VPQH Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Văn phòng quốc hội Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
Ngày ban hành: 05/12/2016 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016

LUẬT

ĐẤU THẦU

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Luật số 03/2016/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật đấu thầu.1

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:

a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;

d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;

g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập.

2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất.

4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Điều 3. Áp dụng Luật đấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

1. Hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

3. Đối với việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đó.

4. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

c) Đơn vị mua sắm tập trung;

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

4. Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

5. Chứng thư số là chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện đấu thầu qua mạng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.

7. Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

8. Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

9. Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này.

10. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất.

11. Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.

12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

13. Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

14. Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.

15. Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.

16. Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

17. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

18. Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.

19. Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).

20. Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

21. Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng.

22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

23. Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

24. Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định.

25. Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

26. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng.

27. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

28. Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

29. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

30. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

31. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

32. Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.

33. Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.

34. Người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

36. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

37. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.

38. Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.

39. Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thông tin, truyền thông, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường, giao thông - vận tải và các lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ. Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công.

40. Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này.

41. Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

42. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

43. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

44. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

45. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;

c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;

b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

b) Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 7. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

1. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;

c) Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;

d) Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;

đ) Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;

e) Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

2. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;

b) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;

d) Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này.

Điều 8. Thông tin về đấu thầu

1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

d) Danh sách ngắn;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

i) Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;

k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;

l) Thông tin khác có liên quan.

2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 9. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu

Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế.

Điều 10. Đồng tiền dự thầu

1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam.

2. Đối với đấu thầu quốc tế:

a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền;

b) Trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định nhà thầu được chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một đồng tiền; trường hợp trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;

c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;

d) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài.

Điều 11. Bảo đảm dự thầu

1. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

3. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:

a) Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

5. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

6. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.

7. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này.

8. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

b) Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này;

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 12. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

a) Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu;

c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ quan tâm trước thời điểm đóng thầu;

d) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu;

đ) Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu;

e) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu;

g) Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án;

h) Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày cho từng nội dung thẩm định: kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình;

i) Thời gian phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;

k) Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;

l) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án;

m) Thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu thì tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định tại điểm này, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

n) Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

2. Chính phủ quy định chi tiết về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ, gói thầu có sự tham gia của cộng đồng; thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư; thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng.

Điều 13. Chi phí trong đấu thầu

1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;

c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;

d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.

2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;

c) Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;

d) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.

3. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm:

a) Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác;

b) Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 14. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

1. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tế để cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

2. Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:

a) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh;

b) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.

3. Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:

a) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là nữ giới;

b) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật;

c) Nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ.

4. Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo một trong hai cách sau đây:

a) Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi;

b) Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi.

5. Các đối tượng và nội dung ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ có quy định khác về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 15. Đấu thầu quốc tế

1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi

đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

2. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 16. Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

1. Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Điều 17. Các trường hợp hủy thầu

1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Điều 18. Trách nhiệm khi hủy thầu

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 của Luật này phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu

1.2 (được bãi bỏ)

2. Cơ sở đào tạo về đấu thầu có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo của mình cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

b) Thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo đấu thầu và cấp chứng chỉ đấu thầu cho học viên theo đúng quy định;

c) Lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định;

d) Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương II

HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ VÀ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CHUYÊN NGHIỆP

Mục 1. HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 20. Đấu thầu rộng rãi

1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.

Điều 21. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Điều 22. Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật này thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

4. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;

b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

c) Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.

Điều 23. Chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Điều 24. Mua sắm trực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

Điều 25. Tự thực hiện

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Điều 26. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Điều 27. Tham gia thực hiện của cộng đồng

Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:

1. Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

2. Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

Mục 2. PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 28. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;

b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Điều 29. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

Điều 30. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

Điều 31. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.

Mục 3. TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CHUYÊN NGHIỆP

Điều 32. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

1. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập với chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp.

2. Việc thành lập và hoạt động của đại lý đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương III

KẾ HOẠCH VÀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 33. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

3. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

Điều 34. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án:

a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

b) Nguồn vốn cho dự án;

c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

d) Các văn bản pháp lý liên quan.

2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên:

a) Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;

b) Quyết định mua sắm được phê duyệt;

c) Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;

d) Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);

đ) Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).

3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Điều 35. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

1. Tên gói thầu:

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu:

a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

3. Nguồn vốn:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

6. Loại hợp đồng:

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng:

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

Điều 36. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;

b) Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.

2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;

c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luật này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;

d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt.

3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

Điều 37. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này;

b) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

2. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện;

b) Căn cứ báo cáo thẩm định, người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Điều 38. Quy trình lựa chọn nhà thầu

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:

a) Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;

b) Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.

3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:

a) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;

b) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;

b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

c) Ký kết hợp đồng.

6. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;

b) Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;

c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;

d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

đ) Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

e) Ký kết hợp đồng.

7. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;

b) Tổ chức lựa chọn;

c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;

d) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương IV

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU, HỒ SƠ ĐỀ XUẤT; XÉT DUYỆT TRÚNG THẦU

Điều 39. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

1. Phương pháp giá thấp nhất:

a) Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điểm b khoản này thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

2. Phương pháp giá đánh giá:

a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

4. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều này sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 40. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

1. Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức thì áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

a) Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất;

b) Phương pháp giá cố định được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác định cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất;

c) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;

d) Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất và được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.

2. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

3. Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có). Nhà thầu có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.

Điều 41. Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất

Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất trong chào hàng cạnh tranh thực hiện theo phương pháp giá thấp nhất quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Điều 42. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

1. Nhà thầu tư vấn là tổ chức được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;

b) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;

c) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

d) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

2. Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu;

b) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

3. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.

Điều 43. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;

b) Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;

c) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;

d) Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;

đ) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

2. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.

Chương V

MUA SẮM TẬP TRUNG, MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN, MUA THUỐC, VẬT TƯ Y TẾ; CUNG CẤP SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG

Mục 1. MUA SẮM TẬP TRUNG

Điều 44. Quy định chung về mua sắm tập trung

1. Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

2. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.

3. Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

a) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

b) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

4. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 45. Thỏa thuận khung

1. Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận dài hạn giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể.

2. Thời hạn cho việc sử dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 03 năm.

Mục 2. MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN

Điều 46. Điều kiện áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 47. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định tại các điều 38, 39, 40, 41, 42 và 43 của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết về mua sắm thường xuyên.

Mục 3. MUA THUỐC, VẬT TƯ Y TẾ

Điều 48. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế

1. Hình thức, phương thức, kế hoạch, quy trình lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế được thực hiện theo quy định tại các chương II, III và IV của Luật này.

2. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc còn được thực hiện theo hình thức đàm phán giá. Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất; thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác.

3. Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu cung cấp từng mặt hàng thuốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 43 của Luật này;

b) Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cung cấp, bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 49. Mua thuốc tập trung

1. Mua thuốc tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia và cấp địa phương.

2. Mua thuốc tập trung và lộ trình thực hiện mua thuốc tập trung do Chính phủ quy định.

Điều 50. Ưu đãi trong mua thuốc

Việc ưu đãi trong mua thuốc được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này. Đối với thuốc sản xuất trong nước được Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu không được chào thuốc nhập khẩu.

Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế

1. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục thuốc đấu thầu; danh mục thuốc đấu thầu tập trung; danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.

2. Chính phủ quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế và việc công khai giá thuốc, vật tư y tế theo kết quả lựa chọn nhà thầu.

Điều 52. Thanh toán chi phí mua thuốc, vật tư y tế

Trường hợp các cơ sở y tế ngoài công lập không chọn áp dụng quy định của Luật này đối với mua thuốc, vật tư y tế thì cơ sở y tế đó chỉ được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế theo đúng mặt hàng thuốc và đơn giá thuốc, giá vật tư y tế đã trúng thầu của các cơ sở y tế công lập tuyến tỉnh trên cùng địa bàn.

Mục 4. CUNG CẤP SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG

Điều 53. Hình thức lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.

Điều 54. Quy trình lựa chọn nhà thầu

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương VI

LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 55. Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:

a) Quyết định phê duyệt dự án;

b) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

c) Các văn bản có liên quan.

2. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:

a) Tên dự án;

b) Tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án;

c) Sơ bộ vốn góp của Nhà nước, cơ chế tài chính của Nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có);

d) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

e) Loại hợp đồng;

g) Thời gian thực hiện hợp đồng.

Điều 56. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư

1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;

b) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 57. Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà đầu tư

1. Bên mời thầu trình người có thẩm quyền kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời gửi tổ chức thẩm định.

2. Tổ chức thẩm định lập báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền.

3. Người có thẩm quyền căn cứ hồ sơ trình và báo cáo thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 58. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: phương pháp giá dịch vụ, phương pháp vốn góp của Nhà nước, phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước và phương pháp kết hợp.

2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá về tài chính.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 59. Xét duyệt trúng thầu trong lựa chọn nhà đầu tư

1. Nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất hợp lệ;

b) Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;

c) Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; d) Đáp ứng yêu cầu về tài chính; đ) Dự án đạt hiệu quả cao nhất.

2. Đối với nhà đầu tư không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do nhà đầu tư không trúng thầu.

Chương VII

LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ QUA MẠNG

Điều 60. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng

1. Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng, các nội dung và quy trình sau đây được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:

a) Đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại Điều 8 của Luật này;

b) Đăng tải hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Nộp bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thỏa thuận liên danh;

d) Nộp, rút hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

đ) Mở thầu;

e) Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

g) Ký kết, thanh toán hợp đồng;

h) Các nội dung khác có liên quan.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng và lộ trình áp dụng.

Điều 61. Yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin.

2. Người sử dụng nhận biết được thời gian thực khi truy cập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu thầu qua mạng.

3. Hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

4. Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.

Chương VIII

HỢP ĐỒNG

Mục 1. HỢP ĐỒNG VỚI NHÀ THẦU

Điều 62. Loại hợp đồng

1. Hợp đồng trọn gói:

a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;

b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;

c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;

d) Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế;

đ) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc.

2. Hợp đồng theo đơn giá cố định:

Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.

3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.

4. Hợp đồng theo thời gian:

Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao. Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng.

Điều 63. Hồ sơ hợp đồng

1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Văn bản hợp đồng;

b) Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có);

c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:

a) Biên bản hoàn thiện hợp đồng;

b) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

c) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;

d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

đ) Các tài liệu có liên quan.

3. Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.

Điều 64. Điều kiện ký kết hợp đồng

1. Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

2. Tại thời điểm ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

3. Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

Điều 65. Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn

1. Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Một gói thầu có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 62 của Luật này. Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể.

3. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu. Trường hợp bổ sung khối lượng công việc ngoài hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải bảo đảm giá hợp đồng không được vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt; nếu dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.

5. Chính phủ quy định nội dung hợp đồng liên quan đến đấu thầu.

Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Điều 67. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng

1. Việc điều chỉnh hợp đồng phải được quy định cụ thể trong văn bản hợp đồng, văn bản thỏa thuận về điều kiện của hợp đồng (nếu có).

2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

3. Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian.

4. Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm không vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt. Trường hợp dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.

5. Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, việc điều chỉnh đơn giá được thực hiện từ thời điểm phát sinh yếu tố làm thay đổi giá và chỉ áp dụng đối với khối lượng được thực hiện theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng hoặc tiến độ được điều chỉnh theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.

6. Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

a) Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

b) Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

c) Việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng mà không do lỗi của nhà thầu gây ra.

7. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Mục 2. HỢP ĐỒNG VỚI NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 68. Loại hợp đồng

Hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và các loại hợp đồng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Điều 69. Hồ sơ hợp đồng

1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Văn bản hợp đồng;

b) Phụ lục hợp đồng (nếu có);

c) Biên bản đàm phán hợp đồng;

d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

e) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn;

g) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

h) Các tài liệu có liên quan.

2. Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.

Điều 70. Điều kiện ký kết hợp đồng

1. Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn còn hiệu lực.

2. Tại thời điểm ký kết, nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà đầu tư, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm các điều kiện về vốn góp của Nhà nước, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ.

Điều 71. Hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn

1. Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả các thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả đàm phán hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và văn bản thỏa thuận đầu tư.

Điều 72. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trình được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

4. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Chương IX

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 73. Trách nhiệm của người có thẩm quyền

1. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 của Luật này.

2. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Xử lý vi phạm về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Hủy thầu theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.

5. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.

7. Đối với lựa chọn nhà thầu, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

a) Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không

đáp ứng quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu;

b) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;

c) Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 của Luật này.

8. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định lựa chọn bên mời thầu;

b) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

c) Quyết định xử lý tình huống;

d) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng;

đ) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

e) Yêu cầu bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

9. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này đối với lựa chọn nhà đầu tư, mua sắm thường xuyên. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

10. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

11. Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

12. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 74. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; d) Danh sách xếp hạng nhà thầu; đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.

3. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

4. Quyết định xử lý tình huống.

5. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

6. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

7. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.

8. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

9. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

10. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.

11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

12. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này.

14. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 75. Trách nhiệm của bên mời thầu

1. Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

d) Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;

e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

2. Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;

d) Quyết định xử lý tình huống;

đ) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

e) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

k) Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

3. Đối với lựa chọn nhà đầu tư:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Luật này;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

d) Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư;

e) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

i) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

k) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

l) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

4. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 76. Trách nhiệm của tổ chuyên gia

1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.

3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.

4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

5. Bảo lưu ý kiến của mình.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 77. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).

3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.

4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

5. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 78. Trách nhiệm của tổ chức thẩm định

1. Hoạt động độc lập, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.

2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.

3. Bảo mật các tài liệu trong quá trình thẩm định.

4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.

5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 79. Trách nhiệm của bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này, bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:

1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng.

2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp bên mời thầu bị mất chứng thư số hoặc phát hiện chứng thư số bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để hủy bỏ và cấp mới chứng thư số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tổ chức đấu thầu.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình.

4. Kiểm tra và xác nhận việc đăng tải các thông tin của mình đã nhập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 80. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 77 của Luật này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:

1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng.

2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp người sử dụng thuộc nhà thầu, nhà đầu tư bị mất hoặc phát hiện có một bên thứ ba đang sử dụng chứng thư số của đơn vị mình thì phải tiến hành ngay việc thay đổi khóa bí mật chứng thư số, hủy bỏ chứng thư số theo hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tham gia đấu thầu.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình.

4. Chịu trách nhiệm về kết quả khi tham gia đấu thầu qua mạng trong trường hợp gặp sự cố do hệ thống mạng ở phía nhà thầu, nhà đầu tư làm cho tài liệu không mở và đọc được.

5. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương X

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 81. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

1. Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu.

2. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

3. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

4. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

5. Quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước.

6. Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.

Điều 82. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.

2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định các nội dung về đấu thầu quy định tại Điều 73 của Luật này đối với các dự án thuộc thẩm quyền của mình;

b) Phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;

c) Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 83. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước theo quy định tại Điều 81 của Luật này.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:

a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 84. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp

Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

1. Thực hiện quản lý công tác đấu thầu.

2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

3. Giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu.

4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu.

6. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 73 của Luật này; trường hợp là chủ đầu tư thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 74 của Luật này.

Điều 85. Trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1. Quản lý và vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Bảo mật thông tin trong quá trình đấu thầu qua mạng theo quy định.

3. Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện đấu thầu qua mạng và đăng ký, đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

4. Lưu trữ thông tin phục vụ công tác tra cứu, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

5. Thông báo công khai điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin của người sử dụng khi tham gia đấu thầu qua mạng.

Điều 86. Xử lý tình huống

1. Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;

b) Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.

2. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu:

a) Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;

b) Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;

c) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 87. Thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu

1. Thanh tra hoạt động đấu thầu:

a) Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật này;

b) Thanh tra hoạt động đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:

a) Kiểm tra hoạt động đấu thầu bao gồm: kiểm tra việc ban hành văn bản hướng dẫn về đấu thầu của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; kiểm tra đào tạo về đấu thầu; kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu;

b) Kiểm tra về đấu thầu được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

3. Giám sát hoạt động đấu thầu:

Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có thẩm quyền nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 88. Khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương XI

HÀNH VI BỊ CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ ĐẤU THẦU

Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;

c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;

d) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;

h) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;

k) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 và điểm d khoản 4 Điều 92 của Luật này:

a) Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;

e) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

Điều 90. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3. Thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:

a) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này.

4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp;

b) Quyết định xử lý vi phạm phải được đăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương XII

GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ VÀ TRANH CHẤP TRONG ĐẤU THẦU

Mục 1. GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG ĐẤU THẦU

Điều 91. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư có quyền:

a) Kiến nghị với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 92 của Luật này;

b) Khởi kiện ra Tòa án vào bất kỳ thời gian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã có kết quả giải quyết kiến nghị.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án thì không gửi kiến nghị đến bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.

Điều 92. Quy trình giải quyết kiến nghị

1. Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:

a) Nhà thầu được gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

c) Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu;

d) Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu.

2. Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

a) Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

c) Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu không có văn bản trả lời hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập; cấp bộ, cơ quan ngang bộ do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập; cấp địa phương do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu ở địa phương thành lập;

d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

đ) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà thầu đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày chủ đầu tư, bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;

e) Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

3. Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư như sau:

a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;

c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu;

d) Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư.

4. Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư như sau:

a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;

c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản trả lời hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu;

d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;

đ) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà đầu tư đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến bên mời thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;

e) Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

5. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị trực tiếp đến người có thẩm quyền mà không tuân thủ theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều này thì văn bản kiến nghị không được xem xét, giải quyết.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG ĐẤU THẦU TẠI TÒA ÁN

Điều 93. Nguyên tắc giải quyết

Việc giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 94. Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khi khởi kiện, các bên có quyền yêu cầu Tòa án tạm dừng ngay việc đóng thầu; phê duyệt danh sách ngắn; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.

Chương XIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH3

Điều 95. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

2. Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

3. Bãi bỏ Mục 1 Chương VI Luật xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

Điều 96. Quy định chi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

CHỦ NHIỆM




Nguyễn Hạnh Phúc



1 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư số 67/2014/QH13.

2 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

3 Điều 2 của Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 quy định như sau:

Điều 2

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quy định về các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sau đây có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017:

a) Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;

b) Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô.

Chính phủ quy định việc áp dụng chuyển tiếp đối với tổ chức, cá nhân đang đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại khoản này.

3. Bãi bỏ một số điều, khoản của các luật sau đây:

a) Khoản 1 Điều 19 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13;

b) Điều 151 của Luật xây dựng số 50/2014/QH13.”

OFFICE OF NATIONAL ASSEMBLY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 06/VBHN-VPQH

Hanoi, December 5, 2016

 

LAW

ON BIDDING

The Law on Bidding No. 43/2013/QH13 dated November 26, 2013 of the National Assembly, entering into force as of July 1, 2014, amended by:

The Law No 03/2016/QH14 dated November 22, 2016 of the National Assembly on amendments to Article 6 and Appendix 4 of the list of conditional lines of business and investment of the Law on Investment, entering into force as of January 1, 2017.

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; the National Assembly promulgates the Law on Bidding.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Selection of providers of consulting services, non-consulting services, goods, works for:

a) Projects on development investment financed by state of regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, professional-socio-political organizations, socio-professional organizations, social organizations, units of People’s armed forces, and public non-business units;

b) Projects on development investment of state-owned enterprises;

c) Projects on development investment other than those defined at point a and point b of this Clause financed by state, in which capital of state-owned enterprises accounts for at least 30% or less than 30% but greater than VND 500 billion of total investment;

d) Procurement financed by state aiming to maintain regular activities of regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-occupational organizations, social organizations, socio-occupational organizations and units of the People’s armed forces, and public non-business units;

dd) Procurement financed by state aiming to supply products and services in serve of public purpose;

e) Procurement of national reserve goods financed by state;

g) Procurement of drugs, medical supplies financed state; medical insurance fund, revenues from services of medical examination and treatment and other lawful revenues of public medical establishments.

2. Selection of providers of consulting services, non-consulting services, goods on Vietnam’s territory for implementation of overseas direct-investment projects of Vietnamese enterprises financed by state, in which state-owned capital accounts for at least 30% or less than 30% but greater than VND 500 billion of total investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Selection of providers in oil and gas field, except for selection of providers of oil and gas services related directly to activities of search, exploration and development of mines and extraction as prescribed by law on oil and gas.

Article 2. Regulated entities

1. Organizations and individuals that involve bidding activities defined in Article 1 of this Law.

2. Organizations and individuals that engage in bidding activities not within the governing scope of this Law may choose to apply this Law. In case of choosing to apply, organizations and individuals must observe the concerned provisions of this law and ensure fairness, transparency and economic efficiency.

Article 3. Application of Law on bidding, international treaties and international agreements

1. Bidding activities, within governing scope of this Law, must comply with the provisions of this Law and other related laws.

2. In case of selecting providers of raw materials, fuel, materials, supplies, consulting services, non-consulting services in order to ensure the continuity for business and procurement with the aim to maintain regular activities of state-owned enterprises; or selecting contractors to carry out contract packages of in the form of public-private partnership, investment projects with land use of the selected investors, enterprises must promulgate regulations on selection of bidders for consistent application in enterprises on the basis of ensuring objective of fairness, transparency, and economic efficiency.

3. For selection of contractors/investors for projects financed by official development assistance (ODA) capital, concessional loans arising from international treaties, international agreements between Vietnam and donors, international treaties and international agreements shall prevail.

4. If international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party have provisions on selection of contractors/investors if different from this Law, such international treaties shall prevail.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For the purposes of this Law, these terms below shall be construed as follows:

1. Bid Security means that the bidder or investor provides security by one of the security methods of paying a deposit, escrow or providing a letter of guarantee of credit institutions or foreign banks’ branches which are established under Vietnamese law in order to secure the liability in the bid participation of bidder or investor for a definite term as stipulated in the bidding documents, requests for proposals.

2. Performance Security means the bidder or investor provides security by one of the security methods of paying a deposit, escrow or providing a letter of guarantee of credit institutions or foreign banks’ branches which are established under Vietnamese law in order to secure the liability of the contract performance by bidder or investor.

3. Procuring Entity means a professional agency or organization with sufficient capability to perform bidding activities, including:

a) Employer or organization which is decided for establishment or selected by the Employer;

b) Budget estimate unit directly using capital source for regular procurement;

c) Centralized procurement units;

d) Competent regulatory agencies or the affiliated organizations which are selected by the competent regulatory agencies.

4. Employer means the entity owning the financing capital or the entity assigned responsibility to represent such owner, or the borrower directly managing and implementing project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Competent regulatory agencies mean agencies signing contracts with investors.

7. Short list means list of bidders, investors winning pre-qualification for open bidding with pre-qualification; list of bidders invited for bid participation for limited bidding; list of bidders with expression of interest responses (hereinafter referred to as EOI responses) meeting requirements of expression of interest requests (hereinafter referred to as EOI requests).

8. Consulting service refers to one or a number of activities including: preparation, assessment of the planning report, overall development diagram, architecture; survey and making of pre-feasibility study report, feasibility study report, environmental impact assessment report; survey and making of engineering, estimate; preparation of EOI requests, Pre-qualification Document, Bidding Documents, Requests for Proposals; assessment of EOI responses, Pre-qualification Application, Bids, Proposals; verification, appraisal; supervision; management of project; arranging finance; audit, training, transfer of technologies; other consulting services.

9. Non-consulting service means one or a number of activities including: logistics, insurance, advertisement, erection not defined Clause 45 of this Article, testing and commissioning, holding of training, maintenance, drawing maps and other activities other than consulting services defined at clause 8 of this article.

10. Project management enterprise means enterprise which is established by investor for performance of investment project in form of private-public partnership or investment project with land use.

11. Projects on development investment (hereinafter collectively referred to as projects) include: new programs or construction projects; projects on renovation, upgrading, expansion of projects that have been invested; projects on procurement of assets, including equipment, machinery ready for immediate use; projects on repairing, upgrading of assets, equipment; projects, schemes on planning; projects, subjects on scientific research, technology development, application of technologies, technical support, basic survey; other programs, projects, or schemes on development investment.

12. Bidding means the process of selecting a bidder to sign and execute contract for procurement of consulting services, non-consulting services, goods, and works; selecting an investor to sign and execute contract of investment project in form of public-private partnership, investment project with land use in consideration of the principles of competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency.

13. Online bidding means bidding which is performed by using the national bidding network system.

14. International bidding means bidding in which both foreign and national bidders and investors may participate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



16. Package price means the value of a contract package approved in the plan on selecting bidders.

17. Bid Price means the price stated by a bidder in the Letter of Bid, quotation, including all costs associated with the performance of the contract package as required by Bidding Documents, Request for Proposals.

18. Evaluated price means Bid Price obtained after error correction and adjustment of deviation as required in Bidding Documents, minus the discount (if any), plus elements to convert on a same ground for whole use life cycle of goods and works. Evaluated price is used to rank Bids of procurement of goods, works and mixed packages applying form of public bidding or limited bidding.

19. Proposed successful bid means Bid Price of the bidder who are proposed to win bid after error correction and adjustment of deviation as required by the Bidding Documents, Requests for Proposals, minus the discount (if any).

20. Successful bid means the price stated in an written approval for the results of bidder selection.

21. Contract Price refers to the price stated in written contract as the basis for advance payment, payment, liquidation and finalization of contract.

22. Package means a part or the whole of project or procurement estimate; a package may comprise items for the procurement of similar goods for multiple projects or a one-off procurement, procurement for a period in recurrent procurement, centralized procurement.

23. Mixed package refers to a package comprising of engineering and procurement (EP); engineering, construction (EC); procurement and construction (PC); engineering, procurement, construction (EPC); making project, engineering, procurement, construction (turnkey).

24. Small-scale package means a package whose price is within the limit prescribed by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



26. National bidding network means an information technology system which is set up and managed by the regulatory bodies in terms of bidding activities with the aim to perform consistent management of information on bidding and online bidding.

27. EOI requests, Pre-qualification Documents mean all documents including requirements pertaining to qualifications of bidders, investors as the basis for the Procuring Entity to select list of bidders, investors winning pre-qualification, list of bidders with EOI responses meeting requirements of EOI requests.

28. EOI responses, Prequalification Applications mean all documents which are made by bidders/investors and submitted to the Procuring Entity at the requirements of EOI requests, Prequalification Applications.

29. Bid Documents mean all of the documents used for open or limited bidding stipulating the requirements for a project, procurement and providing the legal basis for bidders, investors to prepare their Bidding Documents and for the Procuring Entity to assess Bidding Documents aimed at selection of a winning bidder/investor.

30. Request for Proposals refers to all of the documents used for Direct Contracting, Direct Procurement, and Shopping Method, including the requirements for a project/package and providing the basis for bidders/investors to prepare their Proposals and for the Procuring Entity to assess Proposals aimed at selection of a successful bidder/investor.

31. Bids, Proposals refer to all documents which are made by bidders/investors and submitted to the Procuring Entity at the requirements of EOI requests, Request for Proposals.

32. Contract means the document signed between the Employer and the selected bidder in performance of package under project; between Procuring Entity and the selected bidder in recurrent procurement; between the centralized-procurement units or between unit with procurement need with the selected bidder in the centralized procurement; between competent regulatory body with the selected investor, or between the competent regulatory body and the selected investor and project enterprise in the investor selection.

33. Protest means a request from any bidder/investor participating in bidding for reconsideration of the results of selection of bidder, results of selection of investor and regarding any other relevant matter during the process or selecting bidder/investor when such bidder or investor considers his rights and interests have been adversely affected.

34. Competent person means person who decides the approval of project or person who decides procurement as prescribed by law. In case of selection of investor, the competent person refers to the head of competent regulatory body as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



36. Sub-contractor means a contractor performing the package on the basis of a contract signed with the Prime Contractor. The Special Subcontractor means a Subcontractor performing special Works of a package proposed by the Prime Contractor in the Bid, Proposals on the basis of requirements stated in Bidding Document, Request for Proposals.

37. Foreign Contractor means an organization established under foreign law or an individual holding foreign nationality making a bid in Vietnam.

38. Domestic contractor means an organization established under Vietnamese law or individual holding Vietnamese nationality making a bid.

39. Public products and services refer to essential products and services for economic-social life of country, population communities or assurance of national defense and security which the State must provide in the fields of: health, education - training, culture, information, communications, science – technology, natural resources - environment, transport and other fields as prescribed by Government. Public products and services include the public utility products and services, and public administration services.

40. Appraisal in selection of bidders/investors means check and assessment plan on selecting bidders/investors, EOI requests, Prequalification Documents, Bidding Documents, Request for Proposals and results of EOI requests, results of pre-qualification, results of selection of bidders/investor as the basis for the authorized person to consider and make a decision on approval in accordance with this Law.

41. Deadline for the submission of bids means the expiry time of receiving EOI responses, Prequalification Applications, Bids, or Proposals.

42. Validity period of Bidding Documents, Proposals means number of days stipulated in Bidding Document, Request for Proposals and beginning from the deadline for submission of bids to the end of validity period as prescribed in Bidding Document or Request for Proposals. From the deadline for submission of bids until ending of 24 hours of bid closing date is expressed as 01 day.

43. Expert group includes individuals with qualifications set up by the Procuring Entity or the bid consulting unit in order to assess EOI responses, Prequalification Applications, Bids, Proposals and perform other tasks during selection of bidders/investors.

44. State capital refers to State Budget funds; national bonds, Governmental bonds, bonds of local authorities; official development assistance capital, concessional loans from donors; fund for development of non-business activities; credit facilities for investment and development of the State; credit facilities guaranteed by the Government, loans guaranteed by assets of state; investment and development funds of State-owned enterprises, and value of land-use right.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Eligibility of bidders/investors

1. A bidder or investor being an organization shall be deemed to be eligible when it satisfies the following conditions:

a) Having registration for establishment and operation approved by the competent authority of country where it is operating;

b) Keeping independent accounting records;

c) It has not undergone dissolution process, has not been thrown into bankruptcy, or has not incurred bad debts as prescribed by law;

d) It has registered on national bidding network;

d) It has ensured competitiveness in bidding as prescribed Article 6 hereof;

e) It has incurred no prohibitions against making a bid;

g) It has been named in a short list for case where the short list has been selected;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A bidder or investor being an individual shall be deemed to be eligible when it satisfies the following conditions:

a) He/she has full legal capacity as per the law of the country of which he/she is a citizen;

b) He/she has obtained a professional certificate as per the law;

c) He/she has obtained lawful registration as per the law;

d) He/she has not being faced a criminal prosecution;

dd) He/she has incurred no prohibitions against making a bid.

3. Bidders/investors with eligibility as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article may make a bid with an independent status or joint venture; in case of joint venture, it must have written agreement among Parties, in which clearly stating responsibilities of JV’s Head and general responsibilities, separate responsibilities of each JV’s Party.

Article 6. Ensuring competitiveness in bidding

1. Bidders submitting EOI responses, Prequalification Applications must be legally and financially independent from consulting bidders for making EOI requests, Prequalification Documents; assessment of EOI responses, Prequalification Applications; appraisal for EOI results or prequalification results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Investors, Procuring Entity;

b) The consulting bidders for the making, verification, and appraisal of design documents and estimates; the making, verification of Bidding Documents, Request for Proposals; assessment of Bids, Proposals; appraisal of results of bidder selection of such package;

c) Other bidders making a bid in same package in case of limited bidding.

3. A supervision consultant who supervises execution of a contract must be legally and financially independent from bidders who execute the contract, the consulting bidder who inspects such package.

4. Investors making a bid must be legally and financially independent from the following parties:

a) The consulting bidders for investment projects in form of public-private partnership (PPP), investment projects with land use, until day of signing the project contract;

b) The consulting bidders that appraise investment projects in form of public-private partnership (PPP), investment projects with land use, until day of signing the project contract;

c) Competent regulatory agencies, and the Procuring Entity.

5. The Government shall provide guidelines for this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Bidding Documents, Request for Proposals of a package may be issued for selecting bidders if they meet all of the following conditions:

a) The plan for selection of bidders has been approved;

b) The approved Bidding Documents, Request for Proposals include contents of requirements on bidding procedures for bidding, Bid Data Sheet; criteria for evaluation, Bidding Forms, Bill of Quantities; Requirements for progress, techniques, quality; General Conditions, Special Conditions of Contract, contract template and other necessary contents;

c) Invitation to Bid, Notice of Proposed Procurement or the short list has been posted as prescribed in this Law;

d) Sources of funds for package are allocated under the schedule of package;

dd) Content, list of goods, services and estimates have been approved by competent person in case of recurrent procurement and centralized procurement;

e) Ensuring the handing over of construction ground on schedule of package.

2. Bidding Documents, Request for Proposals of a project may be issued for selecting bidders only if they meet all of the following conditions:

a) The project has been named in a list of projects published by Ministries, Ministerial agencies, Governmental agencies, the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities as prescribed by law or projects proposed by investors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Bidding Documents or Request for Proposals has been approved;

d) Invitation to Bid or the short list has been posted as prescribed in this Law.

Article 8. Bidding information

1. All information must be published on national bidding network, the Vietnam Public Procurement Review Journal, including:

a) The plan on selection of bidders/investors;

b) EOI requests, Prequalification Documents;

c) Notice of Proposed Procurement, Invitation to Bid;

d) Short list;

dd) Results of selection of bidders/investors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Actions against violations of law on bidding;

h) Legal documents on bidding;

i) List of investment projects in the form of public-private partnership, projects with land use;

k) The database of bidders/investors, bidding experts, lecturers of bidding, and establishments of training on bidding;

l) Other relevant information.

2. The information defined at Clause 1 this Article is encouraged to publish on websites of Ministries and local governments or on other means of mass media.

3. The Government shall provide guidelines for this Article.

Article 9. Language to be used in bidding

Language to be used in bidding shall be Vietnamese in the case of national bidding, and English or Vietnamese and English in the case of international bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. For national bidding, only VND shall be quoted.

2. For international bidding:

a) Bidding Documents, Request for Proposals must indicate Currencies of Bid to be used in the Bids or Proposals up to three currencies; or only one foreign currency in case of a specific Section;

b) In case where Bidding Documents, Request for Proposals define that bidders may indicate in their Bids two or three currencies of their choice, when assessing Bids, Proposals, they must be converted into a currency; if VND exists in those currencies, it shall prevail to be converted. Bidding Documents, Request for Proposals shall define the convertible currency, time and bases to determine the exchange rate for converting;

c) Domestic costs associated with the performance of package shall be quoted in VND;

d) Costs incurred outside the Procuring Entity’s country related to the performance of package shall be quoted in foreign currency(ies).

Article 11. Bid Security

1. Bid Security is used in one of the following cases:

a) Competitive bidding, limited bidding, shopping method in case of procurement of non-consulting services, procurement of goods, construction and mixed package;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The bidder/investor shall furnish a Bid Security before the deadline for submission of Bids or Proposals; in case of two-stage bidding procedures, the bidder/investor shall furnish a Bid Security in the second stage.

3. Value of the Bid Security is defined as follows:

a) In case of selection of bidders, value of the Bid Security is defined in the Bidding Documents or Request for Proposals between 1% and 3% of the package price according to scope and nature of each particular package;

b) In case of selection of investors, value of the Bid Security is defined in the Bidding Documents or Request for Proposals between 0.5% and 1.5% of total investment according to scope and nature of each particular package.

4. Period of validity of Bid Security is defined in the Bidding Documents or Request for Proposals is equal to the period of validity of the Bid or Proposal plus (+) 30 days.

5. In case of extension of Bid/Proposal validity period after the deadline for submission of Bid/Proposal, the Procuring Entity shall request the bidders/investors to extend for a corresponding period equivalent to the extended validity period. The Bidder/Investor accepting the request shall extend for a corresponding period equivalent to the extended validity period and may not change any content of the submitted Bid/Proposal. If the Bidder/Investor refuse the request, its Bid/Proposal shall be no longer valid and be rejected. The Procuring Entity must return or release the Bid Security within 20 days from the date on which a written refusal of extension is received.

6. If a JV submits a bid, each JV’s Party may perform separate Bid Security or one JV’s Party, subject to an agreement concluded by Parties, shall be responsible for its Bid Security and for Bid Security of other JV’s Parties. Total amount of Bid Security may not be less than the required amount prescribed in Bidding Documents or Request for Proposals. If any JV’s Party violates regulations in Clause 8 of this Article, the Bid Security of all JV’s Parties shall not be returned.

7. The Procuring Entity shall return or release Bid Security to unsuccessful bidders/investors within the time limit prescribed in Bidding Documents or Request for Proposals, but not exceeding 20 days from the date on which the results of bidder/investor selection has been approved. Bid Security of the successful Bidder/Investor shall be returned or released after it furnishes a Performance Security as prescribed in Article 66 and Article 72 of this Law.

8. The Bid Security shall not be returned in one of the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Bidder/Investor violates law on bidding which leads to be cancelled bid as prescribed in Clause 4 Article 17 of this Law;

c) The Bidder/Investor fails to conduct the Performance Security as prescribed in Article 66 and Article 72 of this Law;

d) The Bidder fails or refuses to negotiate and finalize the contract, within a period of 20 days from the date on which the notice of bid acceptance is received or the Bidder has finalized the contract but refused to sign the contract, except for force majeure events;

dd) The Investor fails or refuses to negotiate and finalize the contract, within a period of 30 days from the date on which the notice of bid acceptance is received or the Bidder has finalized the contract but refused to sign the contract, except for force majeure events.

Article 12. Time limits applicable during selection of bidders/investors

1. Time limits applicable during selection of bidders:

a) The time limit for approval of plan on bidder selection shall be 05 working days after receiving report on appraisal;

b) EOI requests, Prequalification Documents, Bidding Documents, Request for Proposals shall be issued after 03 working days from the first day of publishing notices of EOI responses, Prequalification Documents, Invitation to Bid, Notice of Proposed Procurement, Invitation to Bid before deadline for submission of bids;

e) Duration for preparing the Bids shall be at least 10 days for national bidding and 20 days for international bidding, from the first day when Bidding Documents are issued until deadline for submission of bids. Bidders must submit EOI responses before deadline for submission of bids;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Duration for preparing Proposals shall be at least 05 working days, from the first day when Requests for Proposals are issued until the deadline for submission of bids. Bidders must submit Proposals before deadline for submission of bids;

e) Duration for preparing the Bids shall be at least 20 days for national bidding and 40 days for international bidding, from the first day when Bidding Documents are issued until deadline for submission of bids. Bidders must submit the Bids before deadline for submission of bids;

g) The time limit for assessment of EOI responses, Prequalification Applications shall be 20 days, for Proposals shall be 30 days, for Bids shall be 45 days in the case of national bidding, as from the deadline for submission of bids until the date on which the Procuring Entity requests Employer to approve the results of bidder selection. The time limit for assessment of EOI responses, Prequalification Applications shall be 30 days, for Proposals shall be 40 days, for Bids shall be 60 days in the case of national bidding, as from the deadline for submission of bids until the date on which the Procuring Entity requests Employer to approve the results of bidder selection. In necessary case, time for bid/proposal evaluation period may be prolonged but not exceed 20 days and must ensure that project is executed on schedule;

h) The time limit for appraisal shall be 20 days for each item of appraisal: plan on selection of bidder, EOI requests, Prequalification Documents, Bidding Documents, Request for Proposals, result of selection of bidder from the date on which sufficient documents are received;

i) The time limit for approving EOI requests, Prequalification Documents, Request for Proposals, Bidding Documents shall be 10 days, as from the date of receiving the written request for approving EOI requests, Prequalification Documents, Request for Proposals, Bidding Documents of the Procuring Entity or the appraisal report in case the appraisal is requested;

k) The time limit for approving or giving the handling opinion on result of bidder selection shall be 10 days, as from the date of receiving the written request for approving the result of bidder selection of the Procuring Entity or the appraisal report if the appraisal is requested;

l) The maximum period of validity of a Bid/Proposal shall be 180 days as from the deadline for submission of bids; in case of a package with large scale and complex nature or package under two-stage procedures, the maximum period of validity of a bid shall be 210 days, as from the deadline for submission of bids. In necessary cases a bidder may request extension of the period of validity of its Bid/Proposal, and must ensure that the project is executed on schedule;

m) Duration for sending a revision of Bidding Documents to bidders who have acquired the Bidding Documents shall be at least 10 days for national bidding and at least 15 days for international bidding before the deadline for submission of bids; for revision of EOI request, Pre-qualification Document, Request for Proposals, it shall be at least 3 working days before the deadline for submission of bids. If the revision of Bidding Documents is not sent properly as prescribed in abovementioned provision, the Procuring Entity shall extend deadline for submission of bids respectively to comply with provision of duration for sending revisions of EOI request, Pre-qualification Document, Bidding Documents or Request for Proposals;

n) Time limit for sending notice of bidder selection result to bidders bidding via post, facsimile shall be 05 working days, as from the date on which the result of bidder selection is approved.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Expenses associated with bidding

1. Expenses associated with the process of selection of bidder include:

a) Expenses associated with preparation of EOI responses, Prequalification Applications, Bids, Proposals and participation in bidding shall be borne by bidders.

b) Expenses associated with process of bidder selection shall be included in total invested capital or estimated budget of procurement;

c) EOI requests, Prequalification Documents shall be distributed free of charge to bidders;

d) Bidding Documents, Requests for Proposals shall be sold or distributed free of charge to bidders.

2. Expenses associated with the process of selection of investor include:

a) Expenses associated with preparation of Prequalification Applications, Bids, Proposals and participation in bidding shall be borne by investors.

b) Expenses associated with process of investor selection shall be financed by state funds, other lawful sources of funds and included in total investment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Prequalification Documents, Bidding Documents, Requests for Proposals shall be sold to investors.

3. Expenses associated with the process of online bidding include:

a) Expenses associated with participation in national bidding network, expenses associated with publishing information of bidding and other expenses;

b) Expenses associated with submission of a bid, organization of bid as prescribed at Clause 1 and Clause 2 of this Article.

4. The Government shall provide guidelines for this Article.

Article 14. Preferential treatment in selection of bidders

1. Bidders shall be eligible for preferential treatment when submitting a bid in domestic or international bidding to supply goods of which domestically produced costs accounts for at least 25%.

2. Entities entitled to preferential treatment in international bidding to procure consulting services, non-consulting services, and works include:

a) A national bidder submitting a bid independently or on behalf of a joint venture;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Entities entitled to preferential treatment in international bidding to procure consulting services, non-consulting services, and works include:

a) Bidders employing female workers accounting for at least 25 % of worker quantity;

b) Bidders employing workers being invalids or disabled people accounting for at least 25 % of worker quantity;

c) Bidders being small-size enterprises.

4. Preferential treatment is determined to apply during assessing the Bids/Proposals in order to compare, rank the Bids/Proposals according to one of the following methods:

a) Add extra score to the evaluation score of bidders entitled to preferential treatment;

b) Add extra amount to the Bid Price or evaluated price of bidders not eligible for preferential treatment.

5. Entities and content of preferential treatment in selection of bidder specified in this Article shall not apply in case where an International treaty in which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or international agreements between Vietnam and donors otherwise provides for preferential treatment in selection of bidder.

6. The Government shall provide guidelines for this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. International bidding shall be held to select bidder only when it meets one of the following conditions:

a) The donor of package requests international bidding to be held;

b) Procurement of goods where the goods are incapable to be manufactured domestically or capable to be manufactured but fail to meet technical, quality or price requirements. In case of common goods which have been imported and offered for sale in Vietnam, international bidding shall not be held;

c) Procurement of consulting service, non-consulting service, works, mixed procurement which national bidders are not able to satisfy requirements of package performance.

2. Investment projects in form of public-private partnership (PPP), investment projects with land use, except for cases limited investment as prescribed by law on investment.

3. The Government shall provide guidelines for this Article.

Article 16. Conditions for individuals to participate in bidding activities

1. Individuals participating in bidding activities must possess certificates of training in bidding and have professional expertise, capability, experiences, language(s) appropriate to the requirements of the procurement, project, except for individuals under bidders/investors.

2. Individuals who directly participate in making EOI requests, Prequalification Documents, Bidding Documents, Requests for Proposals; assessment of EOI responses, Prequalification Applications, Bids, Proposals of professional bidding organizations, enterprises, units operating in bid consulting, professional management board of projects must have practicing certificates to practice in bidding profession.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. All Bids, Proposals failed to satisfy the requirements of the Bid Documents, Request for Proposals.

2. Changes to the objectives or scope of the investment stated in the Bid Documents, Request for Proposals.

3. The Bid Documents, Request for Proposals failed to comply with legislation on bidding or other relevant legislation that lead to the failure of the contractor or investor to meet requirements to perform package and/or project.

4. There is evidence showing the giving, taking, or brokerage of bribes, collusive practice/bid rigging, fraud, taking advantage of positions, powers aiming to interfere illegally in bidding activities resulting in falsifying results of selecting the bidder/investor.

Article 18. Responsibilities upon bidding cancellation

Organizations and individuals committing violations against law on bidding that lead to bidding cancellation as prescribed in Clause 3 and Clause 4 Article 17 of this Law must cover certain expenses for related parties and incur penalties as prescribed by law.

Article 19. Training in bidding

1.(annulled)

2. Bidding-related training institutions shall have following responsibilities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Perform activities of training and capacity building on the basis of framework programs on training in bidding and grant the certificates of bidding to learners in accordance with regulations;

c) Store all dossiers of courses of training in bidding that have been held in accordance with regulations;

d) Conduct annual reports and reports at the request of bidding authorities about progress of training in bidding.

3. The Government shall provide guidelines for this Article.

Chapter II

FORMS AND METHODS OF SELECTION OF BIDDERS/INVESTORS AND PROFESSIONAL BIDDING ORGANIZATIONS

Section 1. FORMS OF SELECTION OF BIDDERS/INVESTORS

Article 20. Competitive bidding

1. Competitive bidding is form of selection of bidders/investors in which the number of participating bidders, investors shall be unrestricted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 21. Limited bidding

Limited bidding shall apply in case where a package has highly technical requirements or technical peculiarities for which only certain number of bidders that are capable of satisfying the requirements of the package.

Article 22. Direct contracting

1. Direct Contracting for contractor shall apply in the following cases:

a) Packages need to be performed to immediately overcome or timely handle consequences caused by force majeure event; packages need to be performed to ensure national secret; packages need to be carried out immediately to not cause damages directly to life, health and assets of population communities on geographical areas or to not severely affect to adjacent projects; procurement of purchasing drugs, chemicals, supplies, and health equipment in order to carry out the work of prevention and fighting of epidemics in urgent cases;

b) Urgent packages need to be carried out aiming to protect national sovereignty, national borders, and islands;

c) Procurement of consulting services, non-consulting services, and goods which must be purchased from contractors performed previously due to ensuring the compatibility of technologies, copyright which not able to buy from other contractors; packages with nature of research, test; purchase of intellectual property copyright;

d) Procurement of consulting service for making feasible study reports, construction designs which have been appointed for authors of designs of works architectures who won in selection or are selected when authors have full conditions and capability in accordance with regulations; packages of construction of statues, reliefs, monumental paintings, art works in association with author right from the creation stage to stage of construction of the works;

dd) Packages of relocation of technical infrastructure works managed directly by a specialized unit in order to serve the work of ground clearance; procurements of detection and disposal of bombs, mines, explosives in order to prepare ground for executing the Works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Implementation of Direct Contracting for packages defined at points b, c, d, dd and e Clause 1 this Article must satisfy all the following conditions:

a) Obtaining an approved decision on investment, except for procurements of consulting services for project preparation;

b) Obtaining an approved plan on selection of bidders;

c) Obtaining capital allocated at the request of the package schedule;

d) Obtaining an approved estimate in accordance with regulation, except for case of EP, EC, EPC, turnkey packages;

dd) Using up to 45 days for Direct Contracting procedures as from the day of approving Request for Proposals to day of signing contract; or using up to 90 days in case of large-scale and/or complex packages;

e) Contractor who is recommended for Direct Contracting must be named in the database on contractors of bidding authorities.

3. For packages which are under cases of Direct Contracting specified at Clause 1 this Article and satisfy conditions for Direct Contracting specified at Clause 2 this Article but able to apply other forms of selection of bidder defined at Articles 20, 21, 23 and 24 of this Law, encouraging to apply other forms of selection of bidder.

4. Direct Contracting for investor shall apply in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) There is one single investor able to perform due to concerning intellectual property, commercial secret, technologies or capital arrangement;

c) Investor proposing project satisfies requirements of project execution with feasibility and highest efficiency in accordance with regulations of Government.

Article 23. Shopping Method

1. Shopping Method shall apply to packages with value in limitation as prescribed by Government and belonging to one of the following cases:

a) Procurement of common and simple non-consulting services;

b) Procurement of goods which are commonly used goods, readily available on the market, have standardized technical features and are similar to each other in quality;

c) Procurement of simple Works of which construction drawing design has been approved.

2. Shopping Method is performed when all following conditions are satisfied:

a) The plan for selection of bidders has been approved;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Capital has been allocated at the request of the package schedule.

Article 24. Direct Procurement

1. Direct Procurement shall apply to procurement of similar goods of a same project, estimated budget of procurement or of other project, estimate of procurement.

2. Direct Procurement shall be performed when all following conditions are satisfied:

a) The contractor has won bidding through competitive or limited bidding and has signed performance contract of previous procurement;

b) Procurement has similar content, nature, and scale less than 130% of procurement signed contract previously;

c) The unit price of the items of a procurement for which the form of Direct Procurement is applied shall not exceed the unit price of the corresponding items of the previous similar procurement for which a contract was signed;

d) Time-limit from the date on which the contract of previous procurement has been signed to day of approving result of Direct Procurement does not exceed 12 months.

3. If contractor performed the previous contract is unable to continue performance of package of Direct Procurement, the form of Direct Procurement shall apply to other contractor if such contractor satisfies requirements on experiences, techniques and price according to the previous Bid and result of selection of bidder.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Force Account shall apply to packages of projects and estimates of procurement in case organizations directly managing and using such packages have technical and financial capability, and experiences satisfying requirements of packages.

Article 26. Selection of bidders/investors in special cases

In the case of a package, project with particular requirements for which the forms of selection of bidder, investor stipulated in articles 20, 21, 22, 23, 24 and 25 of this Law cannot apply, the competent person shall prepare a plan for selection of bidder, investor and submit it to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 27. Community’s participation in execution

Communities, organizations, teams, groups of workers in administrative divisions where packages are executed may be assigned to execute wholly or pay of such package in the following cases:

1. Packages are under the national objective programs, assistance programs of poverty reduction for districts, communes in mountainous, remote and isolated areas, islands, severely disadvantaged areas;

2. Small-scale packages that communities, organizations, teams, groups of workers in administrative divisions may undertake.

Section 2. METHODS OF SELECTION OF BIDDERS/INVESTORS

Article 28. Single-stage and one-envelope bidding procedure

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Competitive bidding, limited bidding, shopping method in case of procurement of non-consulting services, goods, works and mixed procurement with small scale;

b) Shopping Method for procurement of non-consulting service provision, goods procurement, and construction;

c) Direct Contracting for procurement of consulting service, non-consulting service, goods, works and mixed procurement;

d) Direct Procurement for procurement of goods;

dd) Direct Contracting in case of selection of investors.

2. Bidders/investors may submit Bids, Proposals including technical proposals and financial proposals at the request of Bidding Documents, Requests for Proposals.

3. The bid opening shall be conducted once for all Bids, Proposals.

Article 29. Single-stage and two-envelope bidding procedure

1. Single-stage and two-envelope bidding procedure shall apply in any of the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Competitive bidding in case of selection of investors;

2. Bidders/investors shall submit technical proposals and financial proposals separately at the request of Bidding Documents.

3. Bid opening shall be conducted twice. Technical proposals shall be opened after deadline for submission of bids as soon as practical. Bidders or investors satisfying the technical requirements shall have their financial proposals opened for assessment.

Article 30. Two-stage and one-envelope bidding procedure

1. Two-stage and one-envelope bidding procedure shall apply in cases of competitive bidding, limited bidding for procurement of goods, construction, and mixed packages with large scale and complex nature.

2. In the first stage, bidders may submit technical proposals and financial plans without Bid Price at the request of Bidding Documents. On the basis of exchange with each contractor participating in this stage, Bidding Documents for the second stage shall be determined.

3. In second stage, bidders participated in first stage shall be invited for submission of Bids. Bids include technical proposals and financial proposals with Bid Price and Bid Security at the request of Bid for second stage.

Article 31. Two-stage and two-envelope bidding procedure

1. Two-stage and two-envelope bidding procedure shall apply in cases of competitive bidding, limited bidding for procurement of goods, construction, mixed packages with new technology, complex and particular nature.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In second stage, bidders satisfying requirements in first stage shall be invited for submission of Bids. Bids include technical proposals and financial proposals at the request of Bid for second stage corresponding to technical correction. In this stage, financial proposals submitted in first stage shall be opened concurrently with Bids in second stage for assessment.

Section 3. PROFESSIONAL BIDDING ORGANIZATION

Article 32. Professional bidding organization

1. Professional bidding organization includes bidding agents, non-business units which are established with function of performing professional tender.

2. The establishment and operation of bidding agents shall comply with legislations on enterprises.

3. The Government shall provide guidelines for this Article.

Chapter III

PLAN AND PROCESS OF BIDDER SELECTION

Article 33. Principles of making the plan on bidder selection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A plan on bidder selection must set out clearly the number of packages and the contents of each package.

3. Division of the project, estimate of procurement into different packages shall be based on the technical nature and the sequence for its implementation, ensuring unity within the project, estimate of procurement and an appropriate size of package.

Article 34. Formulation of plan on bidder selection

1. Bases for formulating plan on bidder selection for project:

a) Decision on approving project or certificate of investment and relevant documents. For packages which must be executed prior to a decision on approving project, based on decision of head of Employer or head of unit assigned to perform task of preparation of project, in case the investor has not yet been identified;

b) Sources of Funds for project;

c) International treaties, international agreements for projects used official development assistance, concessional loans;

d) Relevant legal documents.

2. Bases for formulating plan on bidder selection for recurrent procurement:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The decision on procurement has been approved;

c) Sources of funds and estimate of recurrent procurement have been approved;

d) Scheme on procurement for entire branch which has been approved by the Prime Minister (if any);

dd) Result of price evaluation of agencies and organizations with function providing price evaluation or quotation (if any).

3. Plan on bidder selection may be formulated after decision on approval for project, estimate of procurement or concurrently with process of formulating project, estimate of procurement or before decision on approving project for procurement which need to be performed before decision on approval for project.

Article 35. Content of plan on bidder selection for each package

1. Name of package:

Name of package presents nature, content and work scope of procurement, in line with contents stated in project, estimate of procurement. If package includes many separate parts, plan on bidder selection should state the name describing basic content of each part.

2. Package price:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) For procurement of consulting service for formulation of pre-feasible study report, feasible study report, price of procurement shall be defined on the basis of information on average price according to statistics of projects which have been made in a defined duration; the estimated total investment based on cost per unit; preliminary total investment;

c) If package includes many separate parts, to clearly indicate the estimated price for each part in package price.

3. Sources of Funds:

For each procurement, it must clearly state capital sources or methods of capital arrangement, time of capital allocation to pay for bidder; case of using official development assistance, concessional loans, it must clearly state name of donors and structure of capital sources, including the financed capital, domestic reciprocal capital.

4. Forms and methods of selection of bidders:

Each package must clearly state forms and methods of selection of bidders; selection of domestic or international contractor.

5. Beginning time of contractor selection:

Time beginning of contractor selection is calculated as from issuing Bid, Request for Proposals, and clearly indicated under month or quarter in year. Case of competitive bidding with application of short-list selection procedures, beginning time of contractor selection is calculated as from issuing EOI requests, Prequalification Documents.

6. Contract type:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Contract performance duration:

Contract performance duration is number of days commencing from the effective date of contract until parties fulfill obligations as prescribed in contract, exclusive of duration of warranty obligation performance (if any).

Article 36. Submission of plan on bidder selection for approval

1. Submission of plan on bidder selection for approval:

a) Employer of project, the Procuring Entity of recurrent procurement shall be responsible for submission of plan on bidder selection to the competent person for consideration and approval;

b) For packages which need to be performed prior to a decision on approving project, in case where the Employer is identified, unit of Employer shall submit the plan on bidder selection to the head of Employer for consideration and approval. In case the Employer has not yet been identified, unit assigned to perform task of preparation of project shall submit plan on bidder selection to the head of its unit for consideration and approval.

2. Plan for bidder selection includes the following contents:

a) The performed part of work, including content of work related to preparation of project, packages performed previously with the respective value and legal bases for performance;

b) The part of work which is not reasonably practicable to apply one of form of contractor selection, including: operation of project management board, compensation and ground clearance, commencement, inauguration, payment of loan interests and other affairs not reasonably practicable to apply form of contractor selection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The part of work which have not met conditions for formulating plan on bidder selection (if any), in which clarifying content and value of this part of work;

dd) Summary of part of works specified in points a, b, c and d this Clause. Total amount of this part does not exceed the approved total investment of project or estimated budget of procurement.

3. Documents enclosed with plan on bidder selection:

When submitting plan on bidder selection for approval, it must enclose copies of documents as the basis for formulation of plan on bidder selection as prescribed in Article 34 of this Law.

Article 37. Evaluation of and approval for plan on bidder selection

1. Evaluation of plan on bidder selection:

a) Evaluation of plan on bidder selection includes examination, assessment of contents as prescribed in Articles 33, 34, 35 and 36 of this Law;

b) Organization assigned to evaluate the plan on bidder selection shall formulate report on evaluation and submit to the competent person for the approval;

c) Organization assigned to evaluate the plan on bidder selection shall make an evaluation report and submit it to the head of Employer or the head of unit assigned to perform task of preparation of project for approving plan on bidder selection in case where package needs to be performed prior to decision on approval for project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Based on the evaluation report, the competent person shall approve the plan on bidder selection in writing in order to do as basis for selection of bidder after project or estimate of procurement has been approved or concurrently with decision on approving of project, estimate of procurement in eligible case;

b) Based on the evaluation report, the head of Employer or the head of unit assigned to perform task of preparation of project shall approve plan on bidder selection in case where package needs to be performed prior to decision on approval for project.

Article 38. The process of bidder selection

1. The process of bidder selection for competitive bidding, limited bidding shall be performed as follows:

a) Prepare for selection of bidder;

b) Organize selection of bidder;

c) Assess the Bids and negotiate contract;

d) Submit, evaluate, approve and publish result of bidder selection;

dd) Finalize and sign contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) For Direct Contracting according to the ordinary process including steps: prepare for contractor selection; organize the contractor selection; assess Proposals and negotiate on proposals of bidders; submit, evaluate, approve and publicize the result of bidder selection; finalize and sign contract;

b) For Direct Contracting according to the reduced process including steps: prepare and send draft contract to bidder; negotiate, finalize contract; submit, approve and publish the result of bidder selection; sign contract.

3. The process of bidder selection for Shopping Method shall be performed as follows:

a) For Shopping Method according to the ordinary process including steps: prepare for contractor selection; organize the contractor selection; assess Proposals and negotiate on proposals of bidders; submit, evaluate, approve and publish the result of bidder selection; finalize and sign contract;

b) For Shopping Method according to the reduced process including steps: prepare and send request for quotation to bidders; negotiate contract; submit, approve and publish the result of bidder selection; finalize and sign contract.

4. The process of bidder selection for Direct Procurement shall be performed as follows:

a) Prepare for selection of bidder;

b) Organize selection of bidder;

c) Assess the Proposals and negotiate proposals of bidders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Finalize and sign contract.

5. The process of bidder selection for Force Account shall be performed as follows:

a) Prepare for plan on Force Account and draft contract;

b) Finalize the plan on Force Account and negotiate, finalize contract;

c) Sign contract.

6. The process of bidder selection for individual consulting bidders shall be performed as follows:

a) Prepare and send reference provisions to the individual consulting bidders;

b) The individual consulting bidders submit dossier of scientific curriculum vitae;

c) Assess dossier of scientific curriculum vitae of individual consulting bidders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Submit, approve and publish result of bidder selection;

e) Sign contract.

7. The process of bidder selection for packages with participation of community in performance shall be performed as follows:

a) Prepare plan on selecting population communities, organizations, teams, groups of workers in localities to carry out package:

b) Organize selection;

c) Approve and publish the selection result;

d) Finalize and sign contract.

8. The Government shall provide guidelines for this Article.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 39. Methods to assess Bids for procurement of non-consulting service, goods, works, mixed procurement

1. Least-cost selection:

a) This method applies to simple procurement with small scale in which technical, financial and commercial proposals are considered as a same ground when satisfy requirements stated in Bid;

b) Evaluation and Qualification Criteria include: qualification criteria and criteria of procurement;

c) For the Bids which have been assessed if they meet criteria for evaluation as prescribed at point b this Clause, the Bid Price after error correction and adjustment of deviation shall prevail for the purpose of comparison and ranking. Bidders shall be ranked corresponding to Bid Price after error correction and adjustment of deviation, minus the discount (if any). The bidder with lowest price shall be ranked the first.

2. Lowest evaluated bid selection:

a) This method applies to packages of which expenses may be converted on a same ground on technical, financial and commercial elements for entire use life cycle of goods or works;

b) Evaluation and Qualification Criteria include: criteria pertaining to qualifications in case of not applying pre-qualification; technical evaluation criteria; standards for determination of evaluated price.

Elements which are converted on the same ground to determine evaluated price include: necessary expenses associated with operation, maintenance and other expenses related to origin of goods, loan interest, progress, quality of goods or construction works of procurement, prestige of contractor through the progress and quality during implementation of previous similar contracts and other elements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Technical- and cost-based selection:

a) This method apply to packages of information technology, telecommunication or procurement of goods, works, mixed procurement when both the least-cost selection and lowest evaluated bid selection specified at Clause 1 and Clause 2 of this Article are not reasonably practicable to apply;

b) Evaluation and Qualification Criteria include: Qualification criteria in case of not applying pre-qualification; technical evaluation criteria; collective evaluation criteria. The collective evaluation criteria are formulated on the basis of combination between technical- and cost-based criteria;

c) For Bids which have passed technical evaluation, comparison and ranking are based on the collective score respectively. The bidder with the highest collective score shall be ranked the first.

4. For qualification criteria, pass-fail system shall apply. Regarding technical evaluation criteria, Weighted Scoring Method or pass-fail system shall apply. Regarding technical- and cost-based selection prescribed in Clause 3 of this Article, Weighted Scoring Method shall apply. If Weighted Scoring Method applies, the minimum technical score shall be not smaller than 80% of the total technical score.

5. The Government shall provide guidelines for this Article.

Article 40. Methods to assess Bids for procurement of consulting service

1. For consulting bidders being organizations, one of the following methods shall apply:

a) Least-cost selection shall apply to simple consulting packages. Evaluation and Qualification Criteria is technical evaluation criteria. For Bids which have passed technical evaluation, comparison and ranking are based on the Bid Price after error correction and adjustment of deviation, minus (-) the discount (if any). The bidder with lowest price shall be ranked the first;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Technical- and cost-based selection shall apply to the procurement of consulting services with special importance to quality and expenses associated with performance of package. Evaluation and Qualification Criteria is technical evaluation criteria and collective evaluation criteria. The collective evaluation criteria are formulated on the basis of combination between technical- and cost-based criteria. When formulating the collective evaluation criteria, it must ensure principle which the rate of technical score shall range from 70% to 80% and the rate of cost score shall range from 20% to 30% of the collective score, and the sum of rate of technical score and rate of cost score is 100%. The bidder with the highest collective score shall be ranked the first;

d) Technical-based selection shall apply to procurement of consulting services with high and particular technical requirements. Evaluation and Qualification Criteria is technical evaluation criteria. When formulating technical evaluation criteria, the minimum technical score shall be not smaller than 80% of the total technical score. Bidder has bid dossier satisfying the minimum technical score as prescribed and obtain the highest technical score shall be ranked the first and invited to come for opening of financial proposals as basis for negotiating contract.

2. For technical evaluation criteria specified at points a, b, c and d Clause 1 of this Article, Weighted Scoring Method shall apply. When formulating technical evaluation criteria, the minimum technical score shall be not smaller than 70% of the total technical score, except for the case prescribed in Point d Clause 1 of this Article.

3. For consulting bidders being individuals, Evaluation and Qualification Criteria shall be criteria for evaluation of dossiers of scientific curriculum vitae and technical proposals (if any). The bidder with the best dossier of scientific curriculum vitae, technical proposals and satisfying requirements of reference provisions shall be ranked the first.

Article 41. Methods to assess Proposals

Method to assess Proposals in Shopping Method shall comply with least-cost selection specified at clause 1 article 39 of this Law.

Article 42. Consideration of contract award in case of procurement of consulting services

1. A consulting bidder shall be considered for contract award if it meets the following conditions:

a) Obtaining satisfactory Bid/Proposal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Obtaining the lowest bid price after error correction and adjustment of deviation minus (-) the discount (if any) in case of least-cost selection; obtaining the highest technical score in case of fixed price selection and technical-based selection; obtaining the highest collective score in case of technical- and cost-based selection;

d) Obtaining proposed successful bid not exceeding the approved package price. If the approved estimated budget of package is lower than or higher than the approved package price, this estimate shall replace package price as basis for consideration for recommendation as the successful bidder.

2. A consulting bidder being individual shall be considered for contract award if he/she meets the following conditions:

a) The bidder has the best dossier of scientific curriculum vitae, technical proposal (if any) and satisfying requirements of reference provisions;

b) Obtaining proposed successful bid not exceeding the approved package price. If the approved estimated budget of package is lower than or higher than the approved package price, this estimate shall replace package price as basis for consideration for recommendation as the winning bidder.

3. For bidders fail to be selected, the notice of bidder-selection result must clearly state the reason thereof.

Article 43. Consideration of contract award in case of procurement of non-consulting services, goods, works, and mixed procurement

1. The provider of non-consulting service, goods, works, or mixed procurement shall be considered for contract award upon satisfying the following conditions:

a) Obtaining satisfactory Bid/Proposal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Obtaining qualified technical proposal;

d) Having negative deviation not exceeding 10% of Bid Price;

dd) Obtaining the lowest bid price after error correction and adjustment of deviation minus (-) the discount (if any) in case of least-cost selection; obtaining the lowest evaluated price in case of lowest evaluated bid selection; obtaining the highest collective score in case of technical- and cost-based selection;

e) Obtaining proposed successful bid not exceeding the approved package price. If the approved estimated budget of package is lower than or higher than the approved package price, this estimate shall replace package price as basis for consideration for recommendation as the winning bidder.

2. For bidders fail to be selected, the notice of bidder-selection result must clearly state the reason thereof.

Chapter V

CENTRALIZED PROCUREMENT, RECURRENT PROCUREMENT, PURCHASE OF DRUGS, MEDICAL SUPPLIES; SUPPLY OF PUBLIC PRODUCTS AND SERVICES

Section 1. CENTRALIZED PROCUREMENT

Article 44. General provisions on centralized procurement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Centralized procurement shall apply in case where goods and services need to be procured with big quantity, similar categories at one or many agencies, organizations, enterprises or Employer.

3. Centralized procurement may be performed in one of the following ways:

a) The centralized procurement unit gathers needs of procurement, conduct the selection of bidder, directly sign contract with the selected bidder for procurement of goods or services;

b) The centralized procurement unit gathers needs of procurement, conduct the selection of bidder, sign a written framework agreement with single or multiple selected bidders as basis for units which have need of Direct Procurement to sign contract with the selected bidder for procurement of goods or services.

4. The centralized procurement unit shall conduct the selection of bidder on the basis of assigned tasks, or sign contract with units which have need for procurement.

5. The Government shall provide guidelines for this Article.

Article 45. Framework agreement

1. Framework agreement in the centralized procurement means a long-term agreement between the centralized procurement unit with single or multiple contractors, in which include standards and conditions as basis for procurement according to each specific contract.

2. Duration for use of framework agreements shall be stipulated in plan on bidder selection but not exceed 03 years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 46. Conditions for application

Regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-occupational organizations, social organizations, socio-occupational organizations and units of the People’s armed forces, and public non-business units may apply the recurrent procurement of goods and services upon satisfying all the following conditions:

1. Use the sources of funds for recurrent procurement;

2. Goods and services in the list of goods and services being recurrently procured to maintain ordinary course of agencies, organizations and units.

Article 47. Organizing selection of bidder

1. Selection of bidder in recurrent procurement shall comply with Articles 38, 39, 40, 41, 42 and 43 of this Law.

2. The Government shall provide guidelines for recurrent procurement.

Section 3. PURCHASE OF DRUGS AND MEDICAL SUPPLIES

Article 48. The selection of providers of drugs and medical supplies

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Selection of providers of drug supply shall also be performed under form of price negotiation. Form of negotiation shall be applied to procurement of drugs which there are only one to two producers; original proprietary medicines, rare drugs, drugs still under patent term and other particular cases.

3. A bidder shall be considered for being awarded contract of procurement of each drug item when satisfying the following conditions:

a) Conditions specified at points a, b, d, dd and e Clause 1 Article 43 of this Law;

b) Technical proposals considered to satisfy requirements on quality, provision, preservation and time limit for drugs use.

4. The Government shall provide guidelines for this Article.

Article 49. Centralized purchase of drugs

1. The centralized purchase of drugs shall be performed at national level and local level.

2. The Government shall provide for the centralized purchase of drugs and roadmap to perform the centralized purchase of drugs.

Article 50. Preferential treatment in purchase of drugs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 51. Responsibilities of regulatory bodies in bidding of drugs and medical supplies

1. The Ministry of Health shall promulgate list of drugs involving bidding; list of drugs involving centralized bidding; and list of drugs allowed applying form of price negotiation.

2. Government shall provide for responsibilities of Ministries and sectors in bidding of drugs and medical supplies, and the disclosure of prices of drugs and medical supplies according to results of contractor selection.

Article 52. Payment of expenses associated with purchase of drugs and medical supplies

If non-public health facilities do not select to apply provisions of this Law for purchase of drugs, medical supplies, such health facilities shall only be paid from medical insurance fund according to the drugs items and unit prices of drugs and medical supplies already won bidding of the public health facilities at provincial level in the same administrative divisions.

SECTION 4. SUPPLY OF PUBLIC PRODUCTS AND SERVICES

Article 53. Forms of selection of bidders

The selection of providers of public products and services shall perform under forms of competitive bidding, limited bidding, and Direct Contracting, Shopping Method, Direct Procurement and Force Account.

Article 54. The process of bidder selection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Prepare for selection of bidder;

b) Organize selection of bidder;

c) Assess the Bid/Proposal and negotiate contract;

d) Submit, evaluate, approve and publish result of bidder selection;

dd) Finalize and sign contract.

2. The Government shall provide guidelines for this Article.

Chapter VI

SELECTION OF INVESTORS

Article 55. Formulation of plan on investor selection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Decision on approving project;

b) International treaties, international agreements for projects used official development assistance, concessional loans;

c) Relevant documents.

2. Content of plan on investor selection:

a) Name of project;

b) Total investment and total capital of project;

c) Preliminary content of amount financed by State, financial regime of State to support for implementation of project (if any);

d) Forms and methods of selection of investors;

dd) Beginning time of investor selection:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Contract performance time.

Article 56. The process of investor selection

1. The process of investor selection shall be performed as follows:

a) Prepare for selection of investor;

b) Organize selection of investor;

c) Evaluate the Bids, Proposals;

d) Submit, evaluate, approve and publish result of investor selection;

dd) Negotiate, finalize and sign contract.

2. The Government shall provide guidelines for this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Procuring Entity shall submit the plan on selection of investor, Pre-qualification Document, result of pre-qualification, Bid, Request for Proposals and result of investor selection to the competent persons, concurrently send them to appraisal organization.

2. The appraisal organization shall make a report on appraisal of the plan on selection of investor, Pre-qualification Document, result of pre-qualification, Bid, Request for Proposals and result of investor selection to submit to the competent persons.

3. Based on the submitted dossier and report on appraisal, the competent persons shall approve the plan on selection of investor, Pre-qualification Document, result of pre-qualification, Bid, Request for Proposals and result of investor selection.

4. The Government shall provide guidelines for this Article.

Article 58. Methods of Bid Evaluation

1. Methods of Bid Evaluation include: service price-related evaluation, State’s holding-related evaluation, social and state benefits-related evaluation and combined evaluation.

2. Evaluation and Qualification Criteria include: Qualification criteria; technical evaluation criteria, financial evaluation criteria.

3. The Government shall provide guidelines for this Article.

Article 59. Consideration for contract award in selection of investors

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Obtaining satisfactory Bid/Proposal;

b) Satisfying requirements pertaining to qualifications;

c) Satisfying technical requirements;

d) Satisfying financial requirements;

dd) Project obtains highest efficiency.

2. For investors fail to be selected, the notice of investor-selection result must clearly state the reason thereof.

Chapter VII

SELECTION OF BIDDERS AND INVESTORS ONLINE

Article 60. Selection of bidders and investors online

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Publishing information on bidding as prescribed in Article 8 of this Law;

b) Publishing EOI requests, Prequalification Documents, Requests for Proposals;

c) Submitting Bid Security, Performance Security, and joint venture agreement;

d) Submitting, withdrawing EOI requests, Prequalification Documents, Bids, Proposals;

dd) Opening bid;

e) Evaluating EOI responses, Prequalification Applications, Bids, and Proposals;

g) Signing contract and making payment of contract;

h) Other relevant contents.

2. The Government shall provide guidelines for selection of bidders and investors online and application roadmap.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. It must publish and not limit the access of information.

2. Users may realize the real time upon accessing national bidding network. Time on national bidding network is the real time and standard time in bidding through national bidding network.

3. It must operate continuously, unified, be stable and safe on information, have ability to identify users, keep confidential and entire data.

4. It must perform the storage of information and may retrieve histories of transactions on national bidding network.

5. It must ensure that bidders and investors cannot send EOI responses, Prequalification Applications, Bids, and Proposals to the Procuring Entity after deadline for submission of bids.

Chapter VIII

CONTRACT

Section 1. CONTRACT CONCLUDED WITH SELECTED BIDDER

Article 62. Contract type

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Fixed-price contract means contract with fixed price during performance for all work contents in contract. Payment for fixed-price contract shall be performed many times during implementation or once upon finishing contract. Total amount paid to contractor until finishing obligations under contract shall be equal to the price stated in contract;

b) When applying the fixed-price contract, prices of packages as the basis for consideration for recommendation as the winning bidder must include expenses associated with risk elements which may happen during the course of implementation of contract, reserve expenses associated with slippage in price. Bid Price must include all expenses associated with risk elements and expenses associated with slippage in price which may happen during the course of implementation of contract;

c) Fixed-price contract is type of basic contract. When deciding on application of contract types defined at Clause 2 and Clause 3 of this Article, the person approving the plan on bidder selection must ensure that such contract types are more appropriate than fixed-price contract. For procurement of simple consulting service or non-consulting service; procurement of goods, works, mixed procurement with small scale, the form of fixed-price contract shall apply;

d) For procurement of works, during the course of negotiating and finalizing contract, the relevant parties need review the table of work volume under the approved design; if the bidder or the Procuring Entity detects that the tables of work quantity and volume are not exact in comparison with design, the Procuring Entity shall report to the Employer for consideration to decide on adjustment of the work volume in order to ensure the conformity with design;

dd) When applying the fixed-price contract, the Employer of project, the Procuring Entity of recurrent procurement, the centralized procurement units or units with need of procurement for the centralized procurement shall be responsible for the accuracy of work quantity and volume. In case of using consulting bidder to make dossier of design, Bid, Request for Proposals, in contract between Employer, Procuring Entity, centralized procurement unit or unit which has need of procurement with the consulting bidder must have provisions on responsibilities of parties in handling or compensation in case of calculating wrongly the work quantity and volume.

2. Fixed-unit rate contract:

Fixe-unit rate contract refers to a contract with unit price not changeable during performance of all work contents in contract. The contractor will be paid according to the practical work quantity and volume which are tested for acceptance as prescribed on the basis of the fixed unit price in contract.

3. Adjustable-unit rate contract:

Adjustable-unit rate refers to a contract with changeable unit price based on agreements in contract for all work contents in contract. The contractor will be paid according to the practical work quantity and volume which are tested for acceptance as prescribed on the basis of the unit price in contract or the adjusted unit price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Time-based contract means contract which is applied to procurement of consulting service. The Contract Price is calculated on the basis of working time according to month, week, day, hour and costs other than remuneration. The contractor will be paid according to the practical working time on the basis of remuneration corresponding to the title and work stated in contract.

Article 63. Contract documents

1. Contract documents include the following:

a) Written contract;

b) Annex of contract including the detailed list of scope of work, price schedules, time for performance (if any);

c) Decision on approving the result of bidder selection.

2. Apart from documents specified at Clause 1 of this Article, depend on scale, nature of procurement, contractual dossier may include one or a number of the following documents:

a) The written record of finalizing contract;

b) The written agreement of parties about contractual conditions, including general conditions and special conditions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Bid, Request for Proposals and modifications thereof;

dd) Relevant documents.

3. In case of any changes to contents under contract, parties must sign addenda to contract.

Article 64. Conditions for signing of contract

1. At time of signing, bid dossier and Proposals of the contractor still remains valid.

2. At time of signing, the contractor must ensure to meet requirements on technical and financial capability for implementation of the procurement. In necessary case, the Employer of project, the Procuring Entity of recurrent procurement, the centralized procurement unit or unit with need of procurement for the centralized procurement may conduct verification of information on capability of bidder, if the bidder still satisfies requirements for performance of package, parties will sign contract.

3. . The Employer of project, the Procuring Entity of recurrent procurement, the centralized procurement unit or unit with need of procurement for the centralized procurement must ensure conditions on funding for advance payment, payment funding, and ground for implementation and other necessary conditions for carrying out the package on the schedule.

Article 65. Contract concluded with the contractor

1. After selecting bidder, the Employer of project, the Procuring Entity of recurrent procurement, the centralized procurement unit or unit with need of procurement for the centralized procurement and the contractor must sign contract to perform the package. For a joint venture, all JV’s Parties must directly sign and affix their seal (if any) on the written contract. The contract signed between parties must comply with provisions of this Law and other provisions of relevant legislation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Contract signed between parties must conform to texts in Bid, Request for Proposals, bid dossier, Proposals, result of contractual negotiation, and decision on approving result of bidder selection.

4. Contract Price does not exceed the successful bid. In case of additional quantities of any item of work apart from Bid, Request for Proposals, leading to the excess of Contract Price in comparison with the successful bid, the Contract Price must be ensured to not exceed the approved price of procurement or estimate; if project, estimate on procurement include many procurement, total Contract Price must ensure to not exceed total the invested capital and estimated budget already been approved.

5. The Government shall provide for content of contract involving bidding.

Article 66. Performance Security

1. Performance Security shall apply to the selected bidder, except for providers of consulting services, the bidder selected according to form of Force Account and community’s participation.

2. The selected bidder must provide a Performance Security prior to the date on which the contract takes effect.

3. Based on scale, nature of package, the amount of a Performance Security shall be stipulated in the Bid Documents, Requests for Proposals ranging from 2% to 10% of the successful bid.

4. Validity period of Performance Security shall begin from the effective day of contract until the date on which parties completely fulfill obligations or until the day of transfer of warranty obligations in case of having provisions on warranty. In case of extending the contract performance period, it must require the bidder to extend respectively validity period of Performance Security.

5. The contractor shall not be entitled to the return of the Performance Security in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The contractor breaks terms of the contract;

c) The contractor has executed the contract behind of schedule due to the its faults but refuses to extend the validity of Performance Security.

Article 67. Principles of adjustment to contract

1. Adjustment to contracts must be specified specifically in the written contract, written agreement on contractual conditions (if any).

2. Adjustment to contracts shall only apply within term of validity of contract.

3. Adjustment to contract price shall only apply contract based on fixed unit price, contract based on modifiable unit price and time-based contract.

4. The adjusted contract sum shall not exceed package price or estimated budget already been approved. In case of projects, estimates on procurement including multiple packages, the adjusted contract sum shall not exceed the total investment, the estimated budget for procurement already been approved.

5. For adjustable unit price-based contract, the adjustment of unit price shall be performed as from time of arising the elements causing changes of price and only be applied for the performed quantity of items or work on schedule stated in contract or the adjusted schedule as prescribed in Clause 6 and Clause 7 of this Article.

6. Time for performance shall be solely adjusted in the following case:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Changes to the scope of work, design, measures for construction due to objective requirements affect to the contract time for performance;

c) Handing over of ground inconsistently with agreements in contract affect to the contract time for performance but cause is not fault of contractor.

7. Cases of adjustment to the contract time for performance which do not prolong the progress of finishing project, contractual parties may agree and unify such adjustments. Case of adjustment to the contract time for performance which prolong the progress of finishing project, it must report to the competent person for consideration and decision.

Section 2. CONTRACT CONCLUDED WITH INVESTOR

Article 68. Contract type

In case of selection of investors, contracts include: Building-Operation-Transfer (BOT) contract, Building-Transfer-Operation (BTO) contract, Building- Owning-Operation (BOO) contract, Building-Transfer (BT) contract and other types of contract as prescribed by law on investment.

Article 69. Contract documents

1. Contract documents include the following:

a) Written contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The contract negotiation record;

d) Decision on approving the result of investor selection;

dd) The written agreement of parties about contractual conditions, including general conditions and special conditions;

e) Bid, Proposal and clarifications thereof;

g) Bid Documents, Request for Proposals and amendments thereof;

h) Relevant documents.

2. In case of any changes to contents under contract, parties must sign addenda to contract.

Article 70. Conditions for signing of contract

1. At time of signing, bid dossier and Proposals of the selected investor still remains valid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The competent regulatory agencies must ensure conditions on capital financed by state, ground for implementation and other necessary conditions for carrying out the project on the schedule.

Article 71. Contract concluded with the selected investor

1. After selecting investor, the competent regulatory agencies shall sign contract with the selected investor or the selected investor and project management enterprise. For a joint venture, all JV’s Parties must directly sign and affix their seal (if any) on the written contract. The contract signed between parties must comply with provisions of this Law and other provisions of relevant legislation.

2. Contract signed between parties must conform to texts in Bid, Request for Proposals, bid dossier, Proposals, result of contractual negotiation, and decision on approving result of investor selection and written agreement on investment.

Article 72. Performance Security

1. The selected investor must provide a Performance Security prior to the date on which the contract takes effect.

2. Based on scale, nature of project, the amount of a Performance Security shall be stipulated in the Bid Documents, Requests for Proposals ranging from 1% to 3% of the successful bid.

3. The term of validity of a Performance Security shall begin from the day of officially signing contract until the date works is completed and tested for acceptance or until the date conditions of service provision guarantee are completed as prescribed in contract. In case of extending the contract performance period, it must require the investor to extend respectively term of validity of Performance Security.

4. The investor shall not be entitled to the return of the Performance Security in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The investor breaks terms of the contract;

c) The investor has executed the contract behind of schedule due to the its faults but refuses to extend the validity of Performance Security.

Chapter IX

RESPONSIBILITIES OF PARTIES IN SELECTION OF BIDDERS/INVESTORS

Article 73. Responsibilities of the competent person

1. Approve the plan on selection of bidder/ investor, except for case defined at point a Clause 1 Article 74 of this Law.

2. Resolve protests during selection of bidder/ investor.

3. Take actions against violations of bidding in accordance with this Law and other relevant laws.

4. Cancel bid as prescribed at Clauses 2, 3 and 4 Article 17 of this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Inspect, supervise, and monitor the work of bidding and contract performance.

7. In case of selection of bidders, apart from provisions at Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, the competent person shall have the following responsibilities:

a) Adjust tasks and competence of Employer in case of failing to meet legislation on bidding and requirements of project, procurement;

b) Require the Employer, the Procuring Entity to supply dossiers, documents in order to serve the inspection, supervision, monitoring, settlement of protests, actions against violations on bidding and works defined at Clause 4 and clause 5 of this article;

c) Give opinions on handling of complex circumstances at the proposal of the Employer defined at point a clause 2 Article 86 of this Law.

8. In case of selection of investors, apart from provisions at Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, the competent person shall have the following responsibilities:

a) Decide selection of the Procuring Entity;

b) Approve Pre-qualification Document, result of pre-qualification, Bid, Request for Proposals, result of investor selection;

a) Make a decision dealing with any exceptional situation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Cancel bid as prescribed at Clauses 1 Article 17 of this Law;

e) Require the Procuring Entity to supply dossiers, documents in order to serve the inspection, supervision, monitoring, settlement of protests, actions against violations on bidding and works defined at Clause 4 and clause 5 of this article.

9. Decide establishment of the Procuring Entity with personnel satisfying the conditions as prescribed by this Law in case of investor selection for recurrent procurement. If the personnel fail to satisfy, the competent person must conduct selection of a professional bidding organization to act as the Procuring Entity or to perform some of tasks of the Procuring Entity.

10. Pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the competent person’s fault.

11. Make explanations for observance with provisions in this article at the request of superior agencies, inspection agencies, and regulatory bodies on bidding activities.

12. Perform other tasks as prescribed in this Law.

Article 74. Responsibilities of the Employer

1. Approve contents during contractor selection including:

a) Plan on selection of bidders in case where the package is performed prior to decision on approving the project;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Bid, Request for Proposals;

d) List of ranked contractors;

dd) Result of selection of bidders.

2. Sign or authorize for signing and manage the contract performance with contractor.

3. Decide establishment of the Procuring Entity with personnel satisfying conditions as prescribed in this Law. If the personnel fail to satisfy, the competent person must conduct selection of a professional bidding organization to act as the Procuring Entity or to perform some of tasks of the Procuring Entity.

4. Make a decision dealing with any exceptional situation.

5. Resolve protests during selection of bidder.

6. Maintain confidentiality of relevant documents during selection of bidders.

7. Archive relevant information during selection of bidders as prescribed by law on archival and regulations of Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the competent person’s fault.

10. Cancel bid as prescribed at Clauses 1 Article 17 of this Law.

11. Take legal responsibility and be held accountable to competent persons during the selection of bidder process.

12. Provide information, relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Article at the request of superior agencies, inspection agencies, and regulatory bodies on bidding activities.

13. If the Employer currently being the Procuring Entity, the investor must take responsibilities specified in Article 75 of this Law.

14. Perform other tasks as prescribed in this Law.

Article 75. Responsibilities of the Procuring Entity

1. For contractor selection to perform packages of project:

a) Make preparations for contractor selection; to organize contractor selection, and to assess EOI responses, Prequalification Applications, Bids, and Proposals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Request bidders to clarify their EOI responses, Prequalification Applications, Bids and Proposals during the evaluation process;

d) Submit the result of short list selection and result of bidder selection for approval;

dd) Negotiate and finalize contract with bidder;

e) Pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the competent person’s fault.

g) Maintain confidentiality of relevant documents during selection of bidders;

h) Ensure honesty, objectivity and impartiality throughout the process of bidder selection;

i) Provide information to the Vietnam Public Procurement Review Journal and to the national bidding website; to provide information and relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Clause at the request of competent person, Employer, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities;

k) Take legal responsibility and be held accountable to the Employer during the selection of bidder process.

2. For selection of tenders in recurrent procurement, apart from provisions at points a, b, c, d, dd, e, g, h and i Clause 1 this Article, the Procuring Entity must take the following responsibilities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Approve result of bidder selection;

c) Sign and manage the contract performance with contractor;

d) Make a decision dealing with any exceptional situation;

dd) Resolve protests during selection of bidder;

e) Cancel bid as prescribed at Clauses 1 Article 17 of this Law;

g) Take legal responsibility and be held accountable to competent persons during the selection of bidder process;

h) Archive relevant information during selection of bidders as prescribed by law on archival and regulations of Government;

i) Provide information to the Vietnam Public Procurement Review Journal and to the national bidding website; to provide information and relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Clause at the request of competent person, inspection agencies, and regulatory bodies on bidding activities;

k) Send annual report on bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Make preparations for investor selection; to organize investor selection; to assess Prequalification Applications, Bids, and Proposals in accordance with this Law;

b) Decide establishment of expert group;

a) Request investors to clarify their EOI responses, Prequalification Applications, Bids and Proposals during the evaluation process;

b) Submit Pre-qualification Document, result of pre-qualification, Bid, Request for Proposals, result of investor selection for approval;

d) Negotiate contract with investor;

e) Pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the competent person’s fault;

g) Maintain confidentiality of relevant documents during selection of investors;

h) Archive relevant information during selection of investors as prescribed by law on archival and regulations of Government;

i) Resolve protests during selection of investor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



l) Provide information to the Vietnam Public Procurement Review Journal and to the national bidding website; to provide information and relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Clause at the request of competent person, inspection agencies, and regulatory bodies on bidding activities.

4. Perform other tasks as prescribed in this Law.

Article 76. Responsibilities of the expert groups

1. Keep honest, objective and impartial throughout the process of implementation of tasks.

2. Conduct evaluation of EOI responses, Prequalification Applications, Bids, and Proposals correctly in accordance with the requirements.

3. Report the Procuring Entity about result of assessing EOI responses, Prequalification Applications, Bids, Proposals and list of the ranked bidders/investors.

4. Maintain confidentiality of relevant documents during selection of bidders/investors.

5. Reserve their own opinions.

6. Pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the competent person’s fault.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Perform other tasks as prescribed in this Law.

Article 77. Responsibilities of bidders and investors

1. Request the Procuring Entity to clarify EOI request, Pre-qualification Document, Bid, and Request for Proposals.

2. Fulfill the contractual undertakings provided to the Subcontractors (if any).

3. Lodge protests or make complaints and denunciations regarding bidding.

4. Comply with the provisions of the law on bidding.

5. Keep honest and accurate during the process of participation in bidding and while lodging protests or making complaints and denunciations.

6. Pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the competent person’s fault.

7. Provide information, relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Article at the request of superior agencies, the Employer, the Procuring Entity, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 78. Responsibilities of the evaluating organizations

1. Act independently and to comply with the provisions of this Law and other relevant laws when conducting evaluations.

2. Request the Employer and the Procuring Entity to provide all relevant documents and data.

3. Maintain confidentiality of documents and data throughout the process of evaluation.

4. Keep honest, objective and impartial throughout the process of evaluation.

5. Reserve their own opinions and bear liability for their evaluation report.

6. Pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the competent person’s fault.

7. Provide information, relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Article at the request of competent person, the Employer of project, the Procuring Entity of recurrent procurement, centralized procurement, inspection agencies, and regulatory bodies on bidding activities.

8. Perform other tasks as prescribed in this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In addition to responsibilities defined in Article 75 of this Law, the Procuring Entity participating in national bidding network shall have the following responsibilities:

1. Equip information technology infrastructure which meets requirements of bidding online.

2. Manage and not disclose secret key of the granted digital certificate. In case where a Procuring Entity lost digital certificate or detect the illegal use of digital certificate, it must notify immediately to the provider of digital signature certification service for cancelation and grant of new digital certificate; to expand the validity period of digital certificate to ensure the digital certificate to be valid during the process of bidding;

3. Take legal responsibility for accuracy and honesty of information registered or published on national bidding network when signing in by their digital signature;

4. Check and certify the publishing of their information entered in national bidding network;

5. Comply with provisions of this Law and other provisions of relevant legislation.

Article 80. Responsibilities of the bidders and investors participating in national bidding network

In addition to responsibilities defined in Article 77 of this Law, the bidders and investors participating in national bidding network also have the following responsibilities:

1. Equip information technology infrastructure when participating in bidding online.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Take legal responsibility for accuracy and honesty of information registered or published on national bidding network when signing in by their digital signature.

4. Take responsibility for result when participating in bidding online in case of having incident due to the network system at the side of bidders or investors which make documents to be not able to be open or not readable;

5. Comply with provisions of this Law and other provisions of relevant legislation.

Chapter X

STATE MANAGEMENT OF BIDDING ACTIVITIES

Article 81. Content of state management of bidding activities

1. Promulgating, making public, propagating, provide guidelines for and implementing regulations of legal documents and policies on bidding.

2. Granting certificates of practicing in bidding operation.

3. Managing the work of training and capacity building on bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Administering on a nationwide basis the bidding information system.

6. Monitoring, supervising, checking, inspecting, resolving protests, complaints and denunciations regarding bidding, and dealing with breaches of the law on bidding in accordance with this Law and other relevant laws.

7. Conducting international cooperation on bidding.

Article 82. Responsibilities of Government and the Prime Minister

1. The Government shall exercise consistent administration of bidding throughout the country.

2. The Prime Minister shall discharge the following responsibilities:

a) Make decisions on the bidding issues stipulated in article 73 of this Law for projects under his competence;

b) Approve plan on selection of bidders/investors in special cases;

c) Direct the work of conducting inspections and of resolving complaints, denunciation and actions against violations against this Law and relevant law provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 83. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment

1. Be held accountable to the Government for the exercise of unified state administration of bidding activities nationwide as prescribed in Article 81 of this Law.

2. In addition to provision at Clause 1 this Article, the Ministry of Planning and Investment shall have the following responsibilities:

a) Evaluate plans on selection of bidder/ investor in projects under the consideration and decision competence of the Prime Minister;

b) Build up, manage, and guide the use of the national bidding website and bidding newspaper;

c) Perform other tasks on bidding as assigned by Government and the Prime Minister.

Article 84. Responsibilities of ministries, ministerial equivalent bodies, and all level people's committees

Ministries, ministerial equivalent bodies, and all level people's committees shall, within their tasks and powers, have the following responsibilities:

1. Exercise administration of bidding work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Resolve protests regarding bidding.

4. Conduct checks and inspections, resolve complaints, denunciation, and with breaches of the law on bidding.

5. Organize the capacity building of bidding knowledge for cadres, civil servants and public employees engaged in bidding work.

6. In cases where a minister, head of a ministerial equivalent body or chairman of a people's committee at any level is concurrently the authorized person, then such minister, head or chairman must also discharge the responsibilities stipulated in article 73 of this Law; if being Employer, he must also discharge the responsibilities stipulated in article 74 of this Law.

Article 85. Responsibilities of the organization operating national bidding network

1. Manage and operate national bidding network.

2. Maintain confidentiality of documents and data throughout the process of online bidding in accordance with regulations.

3. Supply services to guide the Employer, the Procuring Entity, bidders/investors in bidding online, and registering, publishing information on national bidding network.

4. Save information in serve of searching, monitoring, supervising, checking, inspecting and auditing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 86. Dealing with exceptional situations

1. Dealing with exceptional situations means settlement of cases arising in bidding which have not yet been stipulated specifically clearly in law on bidding. The person making a decision on dealing with any exceptional situation in bidding shall be responsible before the law for his decision on the basis of ensuring the following principles:

a) Ensuring competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency;

b) Acting on the basis of the approved plan on selection of bidder/ investor, EOI requests, Prequalification Documents, Bidding Documents, Request for Proposals, EOI responses, Prequalification Applications, Bids, Proposals; result of selection of bidder/ investor; the contract signed with selected bidder/investor; practical situation of performance of packages and projects.

2. Competencies for dealing with exceptional situations in bidding:

a) For contractor selection to perform packages of project, the person making decision to deal with exceptional situations is Employer. In complex cases, the Employer may make decision on dealing with exceptional situations after consulting the competent person;

b) For selection of tenders in recurrent procurement, centralized procurement, the person making decision to deal with exceptional situations is the Procuring Entity;

c) For investor selection, the person making decision to deal with exceptional situations is competent person.

3. The Government shall provide guidelines for this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Inspection of bidding activities:

a) Bidding inspections shall be carried out and applied to organizations and individuals who are involved in bidding activities specified in this Law;

b) The bidding Inspectorate shall be the specialized inspectorate for the bidding sector. The organization and operations of the bidding Inspectorate shall be performed in accordance with the law on inspections.

2. Checks of bidding activities:

a) Checks of bidding activities include: checks of promulgation of documents guiding on bidding of Ministries, sectors, localities and enterprises; checks of training on bidding, checks of formulation and approval of plan on selection of bidder/ investor; checks of selection of bidder/ investor; conclusion in contracts and other activities involving bidding;

b) Checks of bidding shall be conducted regularly or irregularly under decisions on the heads of agencies competent to check.

3. Supervision of bidding activities:

Supervision of bidding activities is regular work of the competent person aiming to ensure the observance of process of selection of bidder and investor with this Law.

4. The Government shall provide guidelines for this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The making of complaints and denunciations and the resolution of such complaints and denunciations on bidding shall be performed in accordance with the law on complaints and denunciations.

Chapter XI

FRAUD AND CORRUPTION AND ACTIONS AGAINST VIOLATIONS IN BIDDING

Article 89. Fraud and corruption in bidding

1. Giving, taking, brokerage of bribes.

2. Taking advantage of positions, powers aiming to interfere illegally in bidding activities.

3. Collusive practice, including the following acts:

a) Agreeing on bidding withdrawal or withdrawal of Bid Submission Form already been submitted so that one party or parties in agreement win bid;

b) Agreeing that one party or parties jointly prepare(s) Bidding Documents so that one party may win bid;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Fraudulent practice, including the following acts:

a) Providing a wrong presentation intentionally or falsifying information, documents of a bidder/investor with the aim to obtain financial benefits or other benefits or with the aim to avoid any obligation;

b) Individuals who directly assess the Bidding Documents and results of bidder/investor selection provide wrong reports or untrue information falsifying the results of bidder/investor selection;

c) Bidder/Investors intentionally provide dishonest information in the Bidding Documents falsifying the result of bidder/investor selection.

5. Interference, including the following acts:

a) Destroying, cheating, changing, hiding proof or reporting contrary to the truth; threatening, disturbing or suggesting with any bidder/investor with the aim to prevent the clarification of corrupt, fraudulent or conclusive practice with authorities in charge of supervisions, inspections and audit;

b) Impeding bidder/investors, authorities in charge of supervision, inspection and audit.

6. Inequality and intransparency, including the following acts:

a) Making a Bid as a bidder/investor or performing tasks of a Procuring Entity/Employer for its own invitation for bids;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Engaging in evaluation of the Bidding Documents and assessing the results of Bidder/Investor selection of the same package/project;

Any individual of the Procuring Entity/Employer directly participates in the Bidder/Investor selection process, or participates in an expert groups or evaluation groups for results of Bidder/Investor selection, or a Head of the Procuring Entity/Employer has procurements of which his or her natural parent, parent-in-law, spouse, natural child, adopted child, son or daughter-in-law or sibling is a Bidder/Investor or a legal representative of the Procuring Entity/Employer;

dd) Making a bid for the procurement of Goods for which it provided consulting services;

e) Any individual makes a bid in his/her name for the package of project whose Procuring Entity/Employer is his/her workplace within 12 months, from the date on which he/she quits his/her job from such workplace;

g) The supervision consultant concurrently provides the verification consulting for the package which is under supervision of bidder;

h) Applying a method of Bidder/Investor selection other than National Competitive Bidding upon the unsatisfaction of requirements prescribed in this Law;

i) Specifying detailed requirements pertaining to trademarks and origin of goods in Bid Documents applicable to procurement of goods, for works and mixed procurement when applying forms of competitive bidding, limited bidding;

k) Dividing a project or procurement estimate into packages contrary to the provisions in the Law on Bidding No. 43/2013/QH13 with the aim to apply Direct Contracting or Bidder/Investor limitations.

7. Disclosing or receiving the following documents in terms of the Bidder/Investor selection process, other than the cases prescribed in Point b Clause 7 of Article 73, Clause 12 of Article 74, Point I Clause 1 of Article 75, Clause 7 of Article 76, Clause 7 of Article 78, Point d Clause 2 of Article 92 of this Law:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Contents of EOI responses, Prequalification Applications, Bids, Proposals, notebooks and minutes of bid consideration meetings, comments and assessments regarding each dossier of expression of interest, dossier of pre-qualification participation, Proposals prior to the announcement of the short list, results of selection of bidder/ investor;

c) Requests for clarification of Bids, Proposals made by the Procuring Entity and responses of bidders/investors during the process of assessment of Bids, Proposals prior to announcement of the results of selection of bidder/ investor;

d) Reports by the Procuring Entity, by the expert group, evaluation report, report of consulting bidder, report of relevant specialized agencies during the process of selection of bidder/ investor prior to announcement of the results of selection of bidder/ investor;

dd) Results of Bidder/Investor selection prior to the stipulated time for announcement;

e) Other documents during the Bidder/Investor selection process which are stamped "confidential" as prescribed by law.

8. Bid transfer including the following acts:

a) Any Bidder/Investor transfers to another Bidder/Investor a part of work under package at value of 10% or more of less than 10% but over 50 billion VND (after deducting part of work under responsibilities of subcontractors) calculated on the Contract Price;

b) The Employer or supervision consultant accepts for the Bidder/Investor to transfer work under their duties, deducted part of work under duties of sub-contractors as stated in contract.

9. Holding selection of bidder when the financing source for the package has not yet been determined, resulting in insolvency of the contractor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Any organization or individual who violates the law on bidding and other relevant law shall, depending on the nature and seriousness of violation, be disciplined, sanctioned administratively or liable to criminal prosecution; in case where violation of law on bidding causes damages to benefits of state, the lawful rights and benefits of organizations and individuals, the offender must pay compensation as prescribed by law.

2. In addition to penalties prescribed in clause 1 of this article, depending on the nature and seriousness of violation, organizations and individuals breaching law on bidding shall be also banned participation in bidding activities and put into list of infringing contractors on national bidding network.

3. Competence of banning participation in bidding activities is prescribed as follows:

a) The competent persons shall issue decisions on banning participation in bidding activities for projects, estimate of procurement under their management; case of serious violation, they may suggest the Ministers, Heads of ministerial-level agencies, chairpersons of the provincial/municipal People’s Committees to issue decision on banning participation in bidding activities within management of Ministries, sectors and localities or suggest the Minister of Planning and Investment to issue decisions on banning participation in bidding activities nationwide;

b) The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, chairpersons of provincial/municipal People’s Committees shall issue decisions on banning participation in bidding activities within management of their Ministries, sectors and localities for cases suggested by the competent persons as prescribed at point a this Clause;

c) The Minister of Planning and Investment shall issue decisions on banning participation in bidding activities nationwide for cases suggested by the competent persons as prescribed at point a this Clause.

4. Publishing actions against violations:

a) Decisions on actions against violations must be sent to the dealt organizations and individuals, the relevant agencies and organizations, concurrently be sent to the Ministry of Planning and Investment for monitoring and summing up;

b) Decisions on actions against violations must be published on the Vietnam Public Procurement Review Journal, national bidding network.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter XII

RESOLUTION OF PROTESTS AND DISPUTES IN BIDDING

Section 1. RESOLUTION OF PROTESTS REGARDING BIDDING

Article 91. Resolution of protests regarding bidding

1. When considering that lawful rights and benefits are severely affected, the contractors and investors have rights:

a) Make protests to the Procuring Entity, Employer, and competent person about matters during selection of bidder/ investor; result of selection of bidder/ investor according to the process of resolution of protests specified in Article 92 of this Law;

b) Institute court proceedings at any time, including time of resolution of protests or after having result of resolution of protests.

2. In case where bidders/investors instituted court proceedings, they are not entitled to send protest to the Procuring Entity, Employer, or the competent person. If in the process of resolution of protests, bidders/investors instituted court proceedings, the resolution of protests shall be terminated immediately.

Article 92. The process of resolution of protests

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A contractor may send a written protest to the Employer of project; the Procuring Entity of recurrent procurement, centralized procurement since happening matters and prior to having notice of result of bidder selection;

b) The Employer, the Procuring Entity shall be responsible to have a document to resolve a protest made by a bidder within a time-limit of a maximum 07 working days from the date of receipt of the written protest of the bidder;

c) If the Employer, the Procuring Entity has no document to resolve the protest or if the bidder disagrees with the result of resolution of protest, the bidder shall have the right to lodge the protest with the authorized person within 05 working days, as from the expired day of replying or day of receiving document of resolution of protest made by Employer, the Procuring Entity;

d) The authorized person shall be responsible to resolve a protest made by a bidder within a time-limit of a maximum 5 working days from the date of receipt of the written protest of the bidder.

2. The process of resolution of protests regarding result of selection of bidders shall be performed as follows:

a) A bidder may send a written protest to the Employer of project; the Procuring Entity of recurrent procurement, centralized procurement in period of 10 days after having notice of result of bidder selection;

b) The Employer, the Procuring Entity shall be responsible to have a document to resolve a protest made by a bidder within a time-limit of a maximum 7 working days from the date of receipt of the written protest of the bidder;

c) If the Employer, the Procuring Entity has no document to resolve the protest or if the bidder disagrees with the result of resolution of protest, the bidder shall have the right to lodge the protest with the authorized person and the Consulting Council for resolution of protests within 05 working days, as from the expired day of replying or day of receiving document of resolution of protest made by Employer, the Procuring Entity. The Minister of Planning and Investment shall establish a Consulting Council for Resolution of Protests at central level; the Ministers, Deputy Ministers of Ministerial agencies shall establish the Councils at ministerial level; the heads of regulatory bodies on bidding at localities shall establish the Councils at local level;

d) When receiving written protest, the Consulting Councils for Resolution of Protests shall be entitled to request the bidders, Employer, the Procuring Entity and relevant agencies for information provision in order to consider and have written report to the competent person about the plan and content or replying protest within 20 days, after receiving the written protest made by the bidder;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) The competent person shall issue decision on resolution of protest regarding result of selection of bidder within 05 working days, after receiving the written opinion of the Consulting Council for Resolution of Protests.

3. The process of resolution of protests regarding matters during selection of investors shall be performed as follows:

a) The investor may send a written protest to the Procuring Entity as from happening events and prior to having notice of result of selection of investor;

b) The Procuring Entity shall be responsible to have a document to resolve a protest made by an investor within a time-limit of a maximum 15 days from the date of receipt of the written protest of the investor;

c) If the Procuring Entity has no document to resolve the protest or if the bidder disagrees with the result of resolution of protest, the bidder shall have the right to lodge the protest with the authorized person within 05 working days, as from the expired day of replying or day of receiving document of resolution of protest made by the Procuring Entity;

d) The authorized person shall be responsible to resolve a protest made by an investor within a time-limit of a maximum 15 working days from the date of receipt of the written protest of the investor.

4. The process of resolution of protests regarding result of selection of investors shall be performed as follows:

a) An investor may send a written protest to the Procuring Entity in period of 10 days after having notice of result of investor selection;

b) The Procuring Entity shall be responsible to have a document to resolve a protest made by an investor within a time-limit of a maximum 15 days from the date of receipt of the written protest of the investor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) When receiving written protest, the Consulting Councils for Resolution of Protests shall be entitled to request the bidders, the Procuring Entity and relevant agencies for information provision in order to consider and have written report to the competent person about the plan and content or replying protest within 30 days, after receiving the written protest made by the investor;

dd) In necessary case, the Consulting Councils for Resolution of Protests shall, based on the written protest made by the investor, suggest the competent person to consider for temporary suspension of the bid. If accepting, within 10 working days, after receiving the document of the Consulting Council for Resolution of Protests, the competent person shall issue a written notice about temporary suspension of the bid. The document of temporary suspension of the bid must be sent to the Procuring Entity, investor within 05 working days after issuing the written notice about temporary suspension of the bid. Duration of temporary suspension of the bid shall be calculated from the date the Procuring Entity receive the notice of temporary suspension until the competent person issues a document to resolve protest;

e) The competent person shall issue decision on resolution of protest regarding result of selection of investor within 10 working days, after receiving the written opinion of the Consulting Council for Resolution of Protests.

5. If a bidder/investor sends a written protest directly to the competent person without observance with the processes of resolution of protests specified in this Article, such written protest shall not be considered for settlement.

6. The Government shall provide guidelines for this Article.

SECTION 2. RESOLUTION OF DISPUTES IN BIDDING BY COURTS

Article 93. The principles of resolution

Resolution of disputes in bidding by courts shall comply with law on civil procedures.

Article 94. The right to request Court for application of temporary emergency measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter XIII

IMPLEMENTATION

Article 95. Entry in force

1. This Law comes into force as of July 1, 2014.

2. The Bidding Law No. 61/2005/QH11 shall expire from the effective date of this Law.

3. Section 1 Chapter VI of the Construction Law No. 16/2003/QH11 and Article 2 of the Law amending and supplementing a number of articles of the laws concerning capital construction investment No. 38/2009/QH12 shall be annulled.

Article 96. Guidelines

The Government shall provide guidelines for Articles, Clauses as assigned in this Law./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



AUTHENTICATION OF CONSOLIDATED DOCUMENT
CHAIRPERSON




Nguyen Hanh Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH ngày 05/12/2016 hợp nhất Luật đấu thầu do Văn phòng Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.361

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.34.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!