Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BNNPTNT 2023 Nghị định quản lý phân bón

Số hiệu: 04/VBHN-BNNPTNT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành: 10/03/2023 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý phân bón.[1]

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết khoản 5 Điều 36, khoản 4 Điều 37, khoản 3

Điều 38, khoản 2 Điều 40, khoản 4 Điều 41, khoản 3 Điều 42, khoản 3 Điều 44, khoản 4 Điều 45, khoản 4 Điều 46 và khoản 2 Điều 49 về quản lý phân bón của Luật Trồng trọt.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chỉ tiêu chất lượng chính của phân bón là chỉ tiêu chất lượng phân bón có vai trò quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và sử dụng để phân loại phân bón.

2. Chỉ tiêu chất lượng bổ sung của phân bón là chỉ tiêu chất lượng phân bón có ảnh hưởng đến tính chất, công dụng của phân bón nhưng không thuộc chỉ tiêu chất lượng chính, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và không được sử dụng để phân loại phân bón.

3. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bao gồm:

a) Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là các nguyên tố đạm (N), lân (P), kali (K) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;

b) Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là các nguyên tố canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;

c) Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là các nguyên tố bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được.

4. Yếu tố hạn chế trong phân bón là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

5. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón.

6. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông.

7. Phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế không phù hợp với Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

8. Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật).

Điều 3. Phân loại phân bón

1. Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4. Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.

5. Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này

1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tùy theo điều kiện tiếp nhận, trả kết quả của Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax):

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

4. Cách thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính hoặc bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua dịch vụ khác.

5. Cách thức trả kết quả: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

6. Trong Nghị định này có nội dung quy định khác với quy định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này thì thực hiện theo quy định đó.

7. Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật.

8. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.

Chương II

CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN, HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN PHÂN BÓN LƯU HÀNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Điều 5. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);

d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).

2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là cơ quan có thẩm quyền).

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Điều 6. Hồ sơ, trình tự cấp lại Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định công nhận gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Quyết định công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp thay đổi tên phân bón);

c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp thay đổi, bổ sung thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký);

d) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng phân bón (trường hợp chuyển nhượng phân bón trong Quyết định công nhận).

2. Trình tự cấp lại Quyết định công nhận như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thời hạn của Quyết định công nhận cấp lại theo thời hạn của Quyết định đã cấp.

Điều 7. Hồ sơ, trình tự gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Hồ sơ đề nghị gia hạn Quyết định công nhận:

a) Đơn đề nghị gia hạn Quyết định công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu;

c) Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trình tự gia hạn Quyết định công nhận như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì gia hạn Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không gia hạn Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 8. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Luật Trồng trọt, cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, thẩm định thông tin. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận.

2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật trồng trọt, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận về việc sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đã được công nhận lưu hành, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận.

3. Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận gồm các nội dung sau:

a) Tên phân bón - Mã số phân bón;

b) Tên tổ chức, cá nhân có phân bón;

c) Nguyên nhân phải hủy bỏ phân bón bao gồm cơ sở pháp lý hoặc cơ sở khoa học;

d) Hiệu lực của quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận thì có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định phải được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 9. Số lượng nhân lực tối thiểu thực hiện khảo nghiệm của tổ chức khảo nghiệm phân bón

Tổ chức khảo nghiệm phân bón phải có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, trong đó ngoài người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có tối thiểu 05 nhân lực chính thức thực hiện khảo nghiệm (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn tối thiểu 12 tháng).

Điều 10. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện của tổ chức khảo nghiệm.

Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế điều kiện đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp phải có hành động khắc phục theo biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục, nếu tổ chức đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 11. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

1. Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giả mạo, cấp khống số liệu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón;

b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định đã được cấp;

c) Không có hành động khắc phục khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Trồng trọt.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón khi tổ chức khảo nghiệm phân bón vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này; đăng tải quyết định trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền.

3. Tổ chức bị thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.

Chương III

CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Điều 12. Quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón

1. Điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

2. Điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

4. Điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Điều 13. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và kiểm tra duy trì điều kiện

1. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận.

Điều 14. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.

4.[2] (được bãi bỏ)

Điều 15. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo

Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2.[3] Thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.

Điều 16. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn. Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không thay đổi thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng.

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).

3. Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận.

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b)[4] (được bãi bỏ)

c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

4. Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất, buôn bán phân bón.

a) Hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 15 Nghị định này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

5. Trường hợp thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.

Điều 17. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Trình tự cấp Giấy chứng nhận.

a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận.

a) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 1, 4 và 5 Điều 16 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

c) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp lại theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.

Điều 18. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.

2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức thẩm định thông tin và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận khi cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này; đăng tải quyết định trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành quyết định.

3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.

Chương IV

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN, LẤY MẪU VÀ QUẢNG CÁO PHÂN BÓN

Điều 19. Nhập khẩu phân bón

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định tại Điều 44 và Điều 46 Luật Trồng trọt.

2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Trồng trọt thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam cho cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm tra nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp (trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) cho cơ quan Hải quan: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và điểm b, c, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt; Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với trường hợp quy định khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt.

Điều 20. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;

d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);

đ) Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);

e) Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);

g) Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt).

2. Trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 21. Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng); hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).

2. Trình tự kiểm tra và lấy mẫu như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan kiểm tra nhà nước quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng.

Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế của phân bón theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng chưa được chỉ định cho các phòng thử nghiệm trong nước thì cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón xem xét chấp thuận kết quả thử nghiệm chất lượng của nhà sản xuất.

d) Thông báo kết quả kiểm tra.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu

a) Chế độ miễn giảm kiểm tra được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.

b) Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng. Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này đối với phân bón được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên.

c) Trong thời gian áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nhà nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều này. Cơ quan kiểm tra chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo tần suất quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Trường hợp không lấy mẫu kiểm tra chất lượng, trong thời hạn 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Hồ sơ và trình tự đề nghị miễn giảm kiểm tra theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

đ) Trong thời hạn áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón có văn bản thông báo ngừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra.

4. Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn.

Điều 22. Lấy mẫu, thử nghiệm phân bón

1. Lấy mẫu phân bón.

a) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;

b) Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải xây dựng phương pháp lấy mẫu đối với phân bón này và được Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc.

2. Thử nghiệm phân bón

a) Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông trên thị trường do phòng thử nghiệm đã được chỉ định thực hiện.

b) Phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng phân bón, các yếu tố hạn chế trong phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt phương pháp thử được áp dụng.

Điều 23. Nội dung, thời gian tập huấn và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón

1. Nội dung tập huấn gồm:

a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;

b) Phương pháp lấy mẫu phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia;

c) Thực hành lấy mẫu phân bón.

2. Thời gian tập huấn: 05 ngày.

Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền.

4. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập huấn lấy mẫu phân bón; chủ trì, phối hợp với các trường, viện tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón.

Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

1. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

c) 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tồ chức sự kiện);

d) Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.

2. Trình tự và thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc.

3. Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÂN BÓN

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.

2. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón.

3. Quản lý đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.

4. Tổ chức nghiên cứu, thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất, buôn bán phân bón; hợp tác quốc tế về lĩnh vực phân bón.

5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón.

6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý phân bón.

7. Xây dựng hệ thống phòng thử nghiệm đủ năng lực phục vụ quản lý nhà nước về phân bón; chỉ định phòng thử nghiệm kiểm chứng làm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có tranh chấp, khiếu nại về kết quả thử nghiệm phân bón.

8. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Bảo vệ thực vật danh sách phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam.

9. Phân cấp, ủy quyền quản lý phân bón cho cơ quan trực thuộc và địa phương; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong công tác quản lý phân bón; giao Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định này theo thẩm quyền.

Điều 26. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh

1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán, sử dụng phân bón thuộc địa bàn quản lý.

2. Tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy phân bón của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm, quảng cáo phân bón tại địa phương; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy phân bón.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng.

4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này. Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành có liên quan trong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm hoạt động sản xuất, buôn bán, quảng cáo phân bón thuộc địa bàn quản lý.

5. Giao cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện quản lý phân bón tại địa phương theo thẩm quyền và có trách nhiệm báo cáo hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu việc thực hiện nhiệm vụ này cho Cục Bảo vệ thực vật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [5]

Điều 27. Quy định chuyển tiếp

1. Kết quả khảo nghiệm phân bón thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón và thực hiện trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng.

2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định công nhận, kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp thì giải quyết theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP .

3. Loại phân bón, thành phần, tên thành phần trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón được sử dụng Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP làm căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phân bón cho đến khi hết thời hạn ghi trong Quyết định. Cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh loại phân bón, thành phần, tên thành phần của phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành cho phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón theo đề nghị của tổ chức, cá nhân cho đến khi hết thời hạn ghi trong Quyết định.

4. Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón đã được cấp theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP có giá trị tương đương Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón quy định trong Nghị định này.

5. Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón quy định trong Nghị định này.

6. Phân bón có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP đã được sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục lưu thông, sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn phân bón đó. Nhãn phân bón, bao bì gắn nhãn phân bón đúng quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP đã được sản xuất, in ấn trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực được tiếp tục sử dụng, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành.

7. Giấy phép nhập khẩu phân bón đã được cấp theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong giấy phép.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Nghị định này bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 29. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (để đăng Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT);
- Vụ Pháp chế Bộ NN&PTNT (để biết);
- Lưu: VT, Cục BVTV.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Hoàng Hiệp

Phụ lục I [6]

(Kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

.. . , ngày ..........tháng…..…năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

1. Tên cơ sở : ..................................................................................................................

2. Địa chỉ: .......................................................................................................................

3. Điện thoại: ............... Fax: ..................... E-mail: .........................................................

4. Địa điểm sản xuất phân bón: ......................................................................................

5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và

Công nghệ: Số ............ Ngày……….. Nơi cấp………………………………………................

6. Văn bản chứng minh có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (ghi cụ thể tên, số ký hiệu, thời gian ban hành văn bản):

…………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Loại hình sản xuất:

□ Sản xuất phân bón

□ Đóng gói phân bón

Hình thức cấp:

□ Cấp mới

□ Cấp lại (lần thứ:.......)

Lý do cấp lại ...................................................................................................................

Hồ sơ gửi kèm: ………………………………………………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón.

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)

Phụ lục II [7]

(Kèm theo Nghị định số 130 /2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

.. . , ngày ..........tháng…..…năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Kính gửi:.............................................[8]

1. Tên cơ sở: ...................................................................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................................

Tên chủ cơ sở/người đại diện theo pháp luật:.................................................................

Điện thoại: .......................... Fax: .......................... E-mail:.............................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: Số ........... Ngày cấp: ............. Nơi cấp: .....

2. Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón (nếu có):..............................................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và Công nghệ: Số………….Ngày……………...Nơi cấp……………………………………………………………………………………………….

4. Giấy chứng nhận tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón của người trực tiếp buôn bán phân bón: Số…………Ngày……….Nơi cấp:……………………………[9]

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

□ Cấp □ Cấp lại (lần thứ:....)

Lý do cấp lại ...................................................................................................................

Hồ sơ gửi kèm: ……………………………………………………………………………….

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan.

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)



[1] Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.”

[2] Khoản này được bãi bỏ theo quy định khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 130/2022/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022.

[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022.

[4] Điểm này được bãi bỏ theo quy định khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 130/2022/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022.

[5] Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022, quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Quy định chuyển tiếp

Đối với các hồ sơ đã tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện theo quy định của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP , Nghị định số 94/2019/NĐ-CP .

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

[6] Mẫu này được thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022.

[7] Mẫu này được thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022.

[8] Tên cơ quan có thẩm quyền

[9] Không phải kê khai nội dung này đối với trường hợp trong thành phần hồ sơ đã có bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 04/VBHN-BNNPTNT

Hanoi, March 10, 2023

 

DECREE

ON FERTILIZER MANAGEMENT

The Government’s Decree No. 84/2019/ND-CP dated November 14, 2019 on fertilizer management, in force as of January 1, 2020, is amended and supplemented by:

The Government’s Decree No. 130/2022/ND-CP dated December 31, 2022, amending and supplementing several Articles of the Government’s Decree No. 84/2019/ND-CP dated November 14, 2019, prescribing fertilizer management, and the Government’s Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019, elaborating on several Articles of the Law on Crop Production regarding crop varieties and cultivation, which is in force as from December 31, 2022.  

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Crop Production dated November 19, 2018;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government herein promulgates the Decree on fertilizer management. [1]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Decree elaborates on the implementation of clause 5 of Article 36, clause 4 of Article 37, clause 3 of Article 38, clause 2 of Article 40, clause 4 of Article 41, clause 3 of Article 42, clause 3 of Article 44, clause 4 of Article 45, clause 4 of Article 46 and clause 2 of Article 49 regarding fertilizer management in the Law on Crop Production.

Article 2. Interpretation of terms

For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:

1. “main quality index” of a fertilizer means a fertilizer quality index decisive to the nature and utilities of such fertilizer as prescribed by national technical regulations and used to classify the fertilizer.

2. “additional quality index” of a fertilizer means a fertilizer quality index that influences the nature and utilities of such fertilizer as prescribed by national technical regulations. It is neither a main quality index nor used to classify the fertilizer.

3. “nutrient” in a fertilizer means a chemical element that is necessary for the growth of plants. Nutrients consist of:

a) Macronutrients, including nitrogen (N), phosphorus (P) and potassium (K) which can be absorbed by plants;

b) Secondary nutrients, including calcium (Ca), magnesium (Mg), and sulfur (S) which can be absorbed by plants;

c) Micronutrients, including boron (B), cobalt (Co), copper (Cu), iron (Fe), manganese (Mn), molybdenum (Mo) and zinc (Zn) which can be absorbed by plants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. “fertilizer production” includes one, multiple or all activities aiming to produce fertilizers through chemical or biological reactions or physical processes such as mixing, formulation, grinding, sieving, preliminary treatment, aging, fermentation, extraction, recycling, moisturizing, granulation, packaging and other activities.

6. “fertilizer trade” includes one, multiple or all the following activities: display, sale, storage, preservation, transportation, wholesale, retail, import and export of fertilizers and other activities to trade fertilizers.

7. “low-quality fertilizer” means a fertilizer whose quality index and/or restricted elements fail(s) to meet the requirements specified in the Decision on recognition of fertilizer for trade in Vietnam (hereinafter referred to as “Recognition Decision”) or national technical regulations.

8. “fake fertilizer" means a fertilizer one main quality index or more of which accounts for only 70% or fewer compared to the proportion registered in the Recognition Decision (excluding main quality indexes being microorganisms).

Article 3. Fertilizer classification

1. Chemical fertilizers (also known as inorganic fertilizers) include different types of fertilizers which are produced mainly from inorganic substances or synthetic organic substances that have been treated through chemical processes or mineral processing. They are further classified according to the compositions, contents or functions of main quality indexes or chemical bonds of nutrients as specified in national technical regulations.

2. Organic fertilizers include different types of fertilizers which are produced mainly from natural organic substances (excluding synthetic organic substances) that have been treated through physical processes (such as drying, grinding, sieving, mixing, moisturizing) or biological processes (such as aging, fermentation, extraction). They are further classified according to the compositions and functions of main quality indexes or production processes as specified in national technical regulations.

3. Biological fertilizers include different types of fertilizers produced through biological processes or natural fertilizers that contain one biological substance or more such as humic acids, fulvic acids, amino acids, vitamins or other biological substances. They are further classified according to the compositions or functions of main quality indexes as specified in national technical regulations.

4. Fertilizers for root are fertilizers of the groups defined in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 herein that are used for provision of nutrients to plants through their roots or soil improvement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. General provisions for administrative procedures provided for in this Decree

1. For dossier submission: Depending on the capacity for receipt and result informing of entities handling administrative procedures (“handling entities”), organizations and individuals shall submit dossiers in person, by post or online (via the national single-window system, online public services, software, email, fax). To be specific:

a) If the dossier is submitted in person or by post: The dossier must include the authentic copies, copies from the master registers, certified copies or copies attached with authentic copies for verification;

b) If the dossier is submitted online: The dossier must include the scanned or photographed copies of the authentic copies.

2. The dossier shall be made into 01 copy.

3. Time limit for informing of adequacy of the dossier:

a) If the dossier is submitted in person: The handling entity shall review the dossier’s composition and inform immediately after the organization or individual has submitted the dossier;

b) If the dossier is submitted by post or online: Within 02 working days, the handling entity shall review the dossier’s composition and, if the dossier is not yet adequate as regulated, the handling entity shall inform the organization or individual for supplementation.

4. For payment of administrative fees and charges: Organizations and individuals shall pay the fees and charges specified by applicable regulations at the premises of handling entities, by wire transfer or via other services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. If a regulation in this Decree is inconsistent with regulations of Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 herein, the former shall prevail.

7. If a dossier is in a foreign language, it must be translated into Vietnamese and verified by translating authorities.

8. Organizations and individuals shall hold responsibilities for their submitted dossiers.

Chapter II

ISSUANCE, REISSUANCE, EXTENSION AND REVOCATION OF DECISION ON RECOGNITION OF FERTILIZER FOR TRADE AND DECISION ON RECOGNITION OF FERTILIZER TESTING ORGANIZATION

Article 5. Applications, procedures and competence pertaining to issuance of Decision on recognition of fertilizer for trade in Vietnam

1. An application for the Recognition Decision consists of:

a) An application for the Recognition Decision, which is made using Form No. 01 of Appendix I enclosed with this Decree;

b) Basic information on the fertilizer certified by the producer, including type; name; form; guidelines on use; methods of use; service life; safety warnings; quality indexes, restricted elements and testing result;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Certificate of free sale issued by the exporting country (for the fertilizers specified in Points a, b and c Clause 2 Article 39 of the Crop Production Law that are imported).

2. Procedures for and competence in issuance of the Recognition Decision:

The organization or individual shall submit the application specified in Clause 1 herein to a competent affiliate of the Ministry of Agriculture and Rural Development (“competent authority”).

Within 03 months from the date of receipt of the adequate application, the competent authority shall review the application and, if the application is satisfactory, grant the Recognition Decision using Form No. 03 of Appendix I enclosed with this Decree; otherwise, the competent authority must send a written explanation to the applicant.

3. The Recognition Decision is valid for 05 years. An organization or individual that would like to extend the Recognition Decision must apply for extension according to the procedures specified in Article 7 herein 03 months before such Decision expires.

Article 6. Applications and procedures for reissuance of the Recognition Decision

1. An application for reissuance of the Recognition Decision includes:

a) An application for reissuance of the Recognition Decision, which is made using Form No. 01 of Appendix I enclosed with this Decree;

b) The document on trademark infringement issued by the intellectual property authority or the court (for change of fertilizer’s name);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The authentic copy or certified copy of the fertilizer transfer agreement or contract (for transfer of the fertilizer in the Recognition Decision).

2. Procedures for reissuance of the Recognition Decision:

The organization or individual shall submit the application specified in Clause 1 herein to the competent authority.

Within 07 working days from the date of receipt of the adequate application, the competent authority shall review the application and, if the application is satisfactory, grant the Recognition Decision using Form No. 03 of Appendix I enclosed with this Decree; otherwise, the competent authority must send a written explanation to the applicant.

3. The effective period of the reissued Recognition Decision is the same as that of the issued Recognition Decision.

Article 7. Applications and procedures for extension of the Recognition Decision

1. An application for extension of the Recognition Decision includes:

a) An application for extension of the Recognition Decision, which is made using Form No. 01 of Appendix I enclosed with this Decree;

b) Notice of receipt of application for registration of the declaration of conformity or announcement of result of state inspection of imported fertilizer’s quality;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Procedures for extension of the Recognition Decision:

The organization or individual shall submit the application specified in Clause 1 herein to the competent authority.

Within 07 working days from the date of receipt of the adequate application, the competent authority shall review the application and, if the application is satisfactory, extend the Recognition Decision using Form No. 03 of Appendix I enclosed with this Decree; otherwise, the competent authority must send a written explanation to the applicant.

Article 8. Applications, procedures and competence pertaining to revocation of the Recognition Decision

1. For the case provided for in Point a Clause 1 Article 38 of the Crop Production Law, the competent authority shall gather and review the evidences. Within 05 working days from the date of issuance of the conclusion that the fertilizer poses high risks to human health and/or the environment, the competent authority shall issue decision on revocation of the Recognition Decision.

2. For the case provided for in Point b Clause 1 Article 38 of the Crop Production Law, within 05 working days from the date of receipt of the written conclusion on use of fake documents or provision of information different from that of the fertilizer permitted for trade, the competent authority shall issue decision on revocation of the Recognition Decision.

3. The decision on revocation of the Recognition Decision includes:

a) Fertilizer name - Fertilizer code;

b) Name of organization or individual possessing the fertilizer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Date of entry into force of the decision on revocation of the Recognition Decision.

4. The competent authority issuing a Recognition Decision has the power to issue decision on revocation of such Recognition Decision.

Within 02 working days from the date on which the decision is signed, it must be announced on mass media and the website of the competent authority.

Article 9. Minimum personnel requirements for tests conducted by fertilizer testing organizations 

A fertilizer testing organization must ensure there are adequate personnel to conduct a test, among which, there must be at least 05 official employees (public employees or workers under indefinite duration contracts or contracts for duration of at least 12 months) besides the person in charge of the test.

Article 10. Applications, procedures and competence pertaining to issuance of Decision on recognition of fertilizer testing organization

1. An application for Decision on recognition of fertilizer testing organization (“testing organization recognition decision”) consists of:

a) An application for recognition of the fertilizer testing organization, which is made using Form No. 04 of Appendix I enclosed with this Decree;

b) A description of eligibility to conduct fertilizer tests, which is made using Form No. 05 of Appendix I enclosed with this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The organization or individual shall submit the application specified in Clause 1 herein to the competent authority.

Within 20 working days from the date of receipt of the adequate application, the competent authority shall review the application and, if the application is satisfactory, carry out an inspection of the fertilizer testing organization’s eligibility to conduct fertilizer tests.

If the fertilizer testing organization passes the inspection, within 05 working days from the date on which the inspection is completed, the competent authority shall issue the testing organization recognition decision using Form No. 06 of Appendix I enclosed with this Decree.

If remedial actions are required according to the inspection record, within 05 working days from the date of receipt of the requirement for remedy, if the fertilizer testing organization satisfies the requirements as regulated, the competent authority shall issue the testing organization recognition decision using Form No. 06 of Appendix I enclosed with this Decree; otherwise, the competent authority must send a written explanation to the applicant.

Article 11. Revocation of testing organization recognition decision

1. The testing organization recognition decision will be revoked in any of the following cases:

a) Data forgery or provision of fictitious data in a fertilizer testing report;

b) Erasure or modification to falsify the contents of an issued decision;

c) Lack of remedial actions upon conclusion from the competent authority that the testing organization fails to satisfy the requirements specified in Clause 1 Article 40 of the Crop Production Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A fertilizer testing organization whose testing organization recognition decision has been revoked may apply for such decision again 24 months after the date on which the competent authority issued the revocation decision.

Chapter III

ISSUANCE, REISSUANCE AND REVOCATION OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR FERTILIZER PRODUCTION AND CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR FERTILIZER TRADE

Article 12. Specific provisions for fertilizer production requirements

1. Point a Clause 2 Article 41 of the Crop Production Law is specified as follows: The production area shall be separated by walls and fences; have reinforced workshops; and walls, ceilings, dividers and doors meeting quality control requirements.

2. Point b Clause 2 Article 41 of the Crop Production Law is specified as follows: Production lines, machinery and equipment for fertilizer production must be commensurate with the production of each type or form of fertilizers as prescribed in Appendix II enclosed with this Decree.

3. Point c Clause 2 Article 41 of the Crop Production Law is specified as follows: They must have laboratories conforming to ISO 17025 standards or enter into contracts with other designated testing organizations according to regulations of laws on product and goods quality, excluding establishments for the sole purpose of fertilizer packaging.

4. Point d Clause 2 Article 41 of the Crop Production Law is specified as follows: They must establish a quality control system in conformity with ISO 9001 or equivalent; for new establishments, such system must be established no later than 1 year from the date of issuance of the certificate of eligibility for fertilizer production.

Article 13. Competence in issuance, reissuance and revocation of certificate of eligibility for fertilizer production and certificate of eligibility for fertilizer trade, and inspection of eligibility

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Departments of Agriculture and Rural Development have the power to inspect, issue, reissue and revoke the certificate of eligibility for fertilizer trade, which is made using Form No. 11 of Appendix I enclosed with this Decree.

3. The authorities issuing the certificate of eligibility for fertilizer production and certificate of eligibility for fertilizer trade (hereinafter referred to as “certificates of eligibility”) must announce issuance, reissuance and revocation of such certificates on their web portals.

Article 14. Application for certificate of eligibility for fertilizer production

1. An application for certificate of eligibility for fertilizer production, which is made using Form No. 07 of Appendix I enclosed with this Decree.

2. A description of eligibility to produce fertilizers, which is made using Form No. 09 of Appendix I enclosed with this Decree.

3. A photocopy of the bachelor degree or higher of the person directly managing production of fertilizers as prescribed in Point e Clause 2 Article 41 of the Crop Production Law.

4.[2] (repealed)

Article 15. Application for certificate of eligibility for fertilizer trade

1. An application for certificate of eligibility for fertilizer trade, which is made using Form No. 08 of Appendix I enclosed with this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Application for reissuance of certificate of eligibility for fertilizer production and certificate of eligibility for fertilizer trade

1. For expired certificates of eligibility for fertilizer production. The organization or individual that would like to continue producing fertilizers must apply for reissuance of the certificate of eligibility for fertilizer production according to regulations of Article 14 herein 03 months before the date such certificate expires. If the contents of the application dossier remain unchanged, the organization or individual shall submit the application for issuance of the certificate of eligibility for fertilizer production using Form No. 07 of Appendix I enclosed with this Decree.

2. For lost or damaged certificates of eligibility

a) An application for reissuance of the lost or damaged certificate, which is made using Form No. 08 of Appendix I enclosed with this Decree;

b) The primary copy of the issued certificate (for damaged certificates).

3. For change of information about organizations/individuals on certificates of eligibility.

a) An application for reissuance of the lost or damaged certificate, which is made using Form No. 08 of Appendix I enclosed with this Decree;

b)[4] (deleted)

c) The primary copy of the issued certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application for reissuance specified in Article 14 or Article 15 herein;

b) The primary copy of the issued certificate.

5. For change of fertilizer type, fertilizer form or production capacity on certificates of eligibility for fertilizer production

a) An application for reissuance of the certificate of eligibility for fertilizer production, which is made using Form No. 07 of Appendix I enclosed with this Decree;

b) A description of eligibility to produce fertilizers, which is made using Form No. 09 of Appendix I enclosed with this Decree;

c) The authentic copy of the issued certificate of eligibility for fertilizer production.

Article 17. Procedures for issuance and reissuance of certificate of eligibility for fertilizer production and certificate of eligibility for fertilizer trade

1. Certification procedures:

a) Procedures for issuance of the certificate of eligibility for fertilizer production: The organization or individual shall submit the application to the competent authority defined in Clause 1 Article 13 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case the applicant is unqualified, it must take remedial actions and inform the competent authority of such actions in writing for inspection of the remedied contents. If the applicant passes such inspection, the competent authority shall issue the certificate of eligibility for fertilizer production using Form No. 10 of Appendix I enclosed with this Decree within 05 working days from the date of completion of the inspection. In case of refusal to grant the Certificate of eligibility for fertilizer production, a written reply, clearly stating reasons, must be sent to the applicant.

b) Procedures for issuance of the certificate of eligibility for fertilizer trade: The organization or individual shall submit the application to the competent authority defined in Clause 2 Article 13 herein.

Within 10 working days from the date of receipt of the adequate application, the competent authority shall review its contents and, if it is satisfactory, carry out an inspection of the applicant’s eligibility to trade fertilizers, and make a record of the inspection using Form No. 12 of Appendix I enclosed with this Decree.

In case the applicant is unqualified, it must take remedial actions and inform the competent authority of such actions in writing for inspection of the remedied contents. If the applicant passes such inspection, within 03 working days from the date the inspection is completed, the competent authority shall issue the certificate of eligibility for fertilizer trade using Form No. 11 of Appendix I enclosed with this Decree. In case of refusal to grant the Certificate of eligibility for fertilizer trade, a written reply, clearly stating reasons, must be sent to the applicant.

2. Certificate reissuance procedures

a) Reissuance of the certificate of eligibility for fertilizer production for the cases stated in Clauses 1, 4 and 5 Article 16 herein shall be carried out according to the procedures specified in Point a Clause 1 of this Article.

b) Reissuance of the certificate of eligibility for fertilizer trade for the case stated in Clause 4 Article 16 herein shall be carried out according to the procedures specified in Point b Clause 1 of this Article.

c) For the cases stated in Clauses 2 and 3 Article 16 of this Decree, procedures for reissuance of certificates of eligibility: 

Within 05 working days from the date of receipt of the adequate application, the authority shall reissue certificates of eligibility. In case of refusal, they must send a written response, clearly stating reasons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Revocation of certificate of eligibility for fertilizer production and certificate of eligibility for fertilizer trade

1. An establishment producing or trading fertilizers will have its certificate of eligibility revoked if:

a) It uses false documents or provides incorrect information, which distorts the nature of the application for the certificate of eligibility; or

b) It erases or modifies the contents of the certificate of eligibility for the purpose of falsification.

2. The revocation of certificates of eligibility prescribed in Clause 1 herein shall be carried out by the competent authority issuing them.

Within 10 working days from the date of receipt of information on any of the violations prescribed in Clause 1 herein, the competent authority issuing the certificate of eligibility shall review such information and issue decision on revocation of the certificate if the establishment producing or trading fertilizers did violate one of the regulations in Clause 1 herein; and announce such decision on the website of the competent authority.

3. An organization or individual whose certificate of eligibility has been revoked may apply for such certificate again 24 months after the date on which the competent authority issued the revocation decision.

Chapter IV

FERTILIZER IMPORT, STATE INSPECTION OF FERTILIZER IMPORT, FERTILIZER SAMPLING AND FERTILIZER ADVERTISEMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Organizations and individuals shall import fertilizers according to regulations of Article 44 and Article 46 of the Crop Production Law.

2. In case of import authorization as prescribed in Clause 1 Article 44 of the Crop Production Law, the authorized organization or individual must present the authorization letter from the organization or individual possessing the fertilizer granted the Recognition Decision to customs authorities and state inspection authorities.

3. In addition to the documents required by goods import regulations, the organization or individual importing fertilizers must submit the following documents to customs authorities directly or via the national single-window system: Result of state inspection of imported fertilizer’s quality for the cases specified in Clause 1 and Points b, c and g Clause 2 Article 44 of the Crop Production Law; or fertilizer import permit for the cases specified in Clause 2 Article 44 of the Crop Production Law.

Article 20. Applications, procedures and competence pertaining to issuance of fertilizer import permits

1. An application for the fertilizer import permit includes:

a) A fertilizer import application, which is made using Form No. 13 of Appendix I enclosed with this Decree;

b) A technical declaration, which is made using Form No. 14 of Appendix I enclosed with this Decree;

c) Documents on quality indexes, guidelines on use, safety warnings and restricted elements of the fertilizer from the producer;

d) Certificate of free sale issued by the exporting country (for import of the fertilizers specified in Points a, b, c, d, dd, e and g Clause 2 Article 44 of the Crop Production Law);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Research scheme for the fertilizer to be imported (for the case provided for in Point e Clause 2 Article 44 of the Crop Production Law);

g) Import contract, export contract or contract of export processing with foreign partners (for the cases provided for in Point h Clause 2 Article 44 of the Crop Production Law).

2. Procedures for and competence in issuance of fertilizer import permits:

The organization or individual shall submit the application specified in Clause 1 herein to the competent authority.

Within 07 working days from the date of receipt of the complete and valid application, the competent authority shall issue the fertilizer import permit using Form No. 15 of Appendix I enclosed therewith; if the application is rejected, the competent authority must send a written explanation to the applicant.

Article 21. Applications, procedures, contents and competence regarding state inspection of imported fertilizer’s quality

1. An application for state inspection of quality of an imported fertilizer (hereinafter referred to as "quality inspection") includes:

a) A quality inspection application, which is made using Form No. 16 of Appendix I enclosed with this Decree;

b) Photocopies of the following documents: Sale contract; enclosed goods list (including registered quantity and code of each batch); goods invoices; bill of lading (for air, marine or railway freight).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The organization or individual shall submit the application specified in Clause 1 herein to the state inspection authority defined in Clause 4 herein;

b) The state inspection authority shall review the application specified in Clause 1 herein within 01 working day.

If the application is satisfactory, the state inspection authority shall leave its confirmation on the application and proceed to take samples according to regulations of laws.

If the application is unsatisfactory, the state inspection authority shall send a written explanation to the applicant.

c) Taking samples for quality inspection

Compare the fertilizer batch at the sampling location with the information included in the application. If the information matches, proceed to take samples. The samples must be sealed and a record of sampling for the quality inspection must be drawn up using Form No. 17 of Appendix I enclosed with this Decree.

All quality indexes and restricted elements of the fertilizer must be tested according to regulations of the national technical regulation on fertilizer quality. If testing of a quality index is not yet available in domestic laboratories, the fertilizer management authority shall consider and accept the quality testing result of the producer.

d) Announcement of inspection results

Within 10 working days from the date of sampling, the state inspection authority shall announce the result of the quality inspection to the organization or individual using Form No. 18 of Appendix I enclosed with this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Exemption from quality inspection

a) Exemption from quality inspection may be granted to fertilizers having the same name, code and form as a fertilizer of the same production establishment, origin and importer that has passed the quality inspection three consecutive times. The weight of each import after such exemption is granted must not exceed the total weight of the 3 imports which served as the basis for such exemption.

b) The exemption is valid for 12 months. For a fertilizer granted the exemption, frequency of sampling for 01 year according to regulations of Point c Clause 2 herein is a maximum of 20% of the regular frequency and the samples are randomly selected by the inspection authority.

c) During the validity period of the exemption, the importer shall submit the quality inspection application specified in regulations of Point a Clause 1 herein to the state inspection authority defined in Clause 4 of this Article. The inspection authority shall take samples for the quality inspection with the frequency specified in Point b Clause 3 herein.

In case sampling is not required, within 2 days from the date of receipt of the valid application, the state inspection authority shall announce the result of the quality inspection to the organization or individual using Form No. 18 of Appendix I enclosed with this Decree.

d) Application for exemption from the quality inspection and procedures thereof are provided for in the Government ’s Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 amending a number of Articles of the Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 detailing implementation of a number of Articles of the Law on Product and Food Quality and the Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 09, 2018 amending a number of regulations on investment and business conditions in sectors under management of Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspections.

dd) During the validity period of the exemption, if imports being traded are found to have violated regulations of a national technical regulation and/or the Recognition Decision, the fertilizer management authority shall annul such exemption in writing.

4. State inspection authorities in charge of the quality inspection include the Plant Protection Department or certification bodies for the declaration of conformity which possess laboratories that meet the requirements specified in the Decrees No. 74/2018/ND-CP and No. 154/2018/ND-CP and are authorized by the Plant Protection Department for each period of time.

Article 22. Sampling and testing of fertilizers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Sampling methods are provided for by national standards for fertilizer sampling;

b) If sampling of a fertilizer is not yet regulated by national standards for fertilizer sampling, the organization or individual importing or exporting such fertilizer must formulate its sampling method. The Plant Protection Department shall decide to approve such method within 20 working days.

2. Fertilizer testing

a) Testing of fertilizer quality for the purpose of state management of import, export and trade shall be carried out by appointed laboratories.

b) Methods for testing of quality indexes and restricted elements in fertilizers are stipulated by national technical regulations. If the method for such testing for a fertilizer is not yet provided for by national technical regulations, the Plant Protection Department shall decide to approve an experimental method and put it to use.

Article 23. Training contents and duration, and competence in issuance of fertilizer sampling certificate

1. Training shall focus on: 

a) Regulations of applicable laws on fertilizers;

b) Fertilizer sampling methods according to national standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Training duration: 05 days.

Based on post-training test results, competent authorities shall issue the fertilizer sampling certificate using Form No. 19 of Appendix I enclosed with this Decree.

3. Organizations and individuals that would like to receive training in fertilizer sampling may register in person, by post or online with competent authorities.

4. The Plant Protection Department shall formulate programs and compile training materials concerning fertilizer sampling; take charge and cooperate with schools and institutes in organizing training and issuing fertilizer sampling certificates.

Article 24. Applications, procedures and competence regarding confirmation of fertilizer advertisement contents

1. An application for confirmation of fertilizer advertisement contents consists of:

a) An application for confirmation of fertilizer advertisement contents, which is made using Form No. 20 of Appendix I enclosed with this Decree;

b) A valid copy of the Recognition Decision;

c) 02 advertisement scripts and recording/video files or designs suitable to the type and form of advertising (excluding advertising via seminars, conferences and events);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Procedures and competence regarding confirmation of fertilizer advertisement contents:

The organization or individual shall submit the application specified in Clause 1 herein to a Department of Agriculture and Rural Development;

Within 05 working days from the date of receipt of the adequate application, the Department of Agriculture and Rural Development shall review the application and, if the application is satisfactory, issue a written confirmation of the advertisement contents using Form No. 21 of Appendix I enclosed with this Decree; otherwise, a written explanation must be sent to the applicant.

The written confirmation of advertisement contents shall be valid nationwide.

3. For advertising via seminars, conferences and events, the organization or individual possessing a fertilizer granted the written confirmation of its advertisement contents must send a notice of the advertising form, time and location and a copy of the confirmation to the Department of Agriculture and Rural Development of the province where the advertisement takes place for any necessary inspection.

Chapter V

RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT OF FERTILIZERS

Article 25. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development

1. Propose legislative documents on fertilizer management, fertilizer development strategies, planning, programs, plans and policies; and fertilizer export and import to the Government for promulgation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Manage registration, tests, production, trade, export, import, quality control, labeling, advertisement and use of fertilizers in Vietnam.

4. Organize research, collect and manage information and documents concerning fertilizer production and trade; carry out international cooperation in the fertilizer sector.

5. Provide training and refresher courses, disseminate legislative documents on fertilizers.

6. Organize inspection, supervision, settlement of complaints and denunciations and handling of violations concerning fertilizers.

7. Develop a system of laboratories capable of serving state management of fertilizers; designate referee laboratories which provide the conclusion upon disputes or denunciations regarding fertilizer testing results.

8. Announce list of fertilizers granted free sale in Vietnam on the web portal of the Plant Protection Department.

9. Delegate fertilizer management power to affiliates and localities; inspect fulfillment of fertilizer management responsibilities of localities; assign the Plant Protection Department to receive and handle administrative procedures within the competence of the Ministry of Agriculture and Rural Development and implement this Decree ex officio.

Article 26. Responsibilities of Departments of Agriculture and Rural Development

1. Propose incentive policies for production, trade and use of fertilizers within their provinces to provincial People’s Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Take charge and cooperate with relevant bodies in educating and providing guidelines on laws and fertilizer quality information to producers, traders and consumers.

4. Inspect and handle administrative violations against fertilizer regulations within their provinces as prescribed by law. Periodically inspect eligibility for fertilizer trade within their provinces according to regulations of this Decree. Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and regulatory bodies in inspecting, monitoring, and settling complaints and denunciations; handle fertilizer production, trade and advertisement violations within their provinces.

5. Assign provincial plant protection and quarantine authorities to receive and handle administrative procedures within the competence of Departments of Agriculture and Rural Development; ex officio manage fertilizers in provinces and submit reports on performance of such task to the Plant Protection Department annually or upon request.

Chapter VI

IMPLEMENTATION CLAUSE[5]

Article 27. Grandfather clauses

1. Results of fertilizer tests conducted according to regulations of the Government’s Decree No. 108/2017/ND-CP dated September 20, 2017 on fertilizer management and before the effective date of the Crop Production Law may continue to be used.

2. For licences, certificates, recognition decisions and quality inspections whose applications have been submitted before the effective date of this Decree but are not yet concluded, they shall be handled according to regulations of the Decree No. 108/2017/ND-CP.

3. If the fertilizer’s type, component or name in a Recognition Decision granted before the effective date of this Decree is against regulations of the national technical regulation on fertilizer quality, Appendix V enclosed with the Decree No. 108/2017/ND-CP may be used as the basis for certification of conformity and/or declaration of conformity for such fertilizer before the Recognition Decision expires. The competent authority shall consider and change the fertilizer’s type, component or name in the Recognition Decision for free sale of fertilizer in Vietnam issued before the effective date of this Decree according to the national technical regulation on fertilizer quality at the request of the organization or individual before the Recognition Decision expires.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Certificates of training in fertilizer sampling issued before the effective date of this Decree are equivalent to the fertilizer sampling certificates prescribed in this Decree.

6. Fertilizers labeled according to regulations of the Decree No. 108/2017/ND-CP and produced, imported, traded and used before the effective date of the Crop Production Law may continue to be traded and used until the expiration date written on their labels. Fertilizer labels and packaging containing fertilizer labels in compliance with regulations of the Decree No. 108/2017/ND-CP that were produced or printed before the effective date of the Crop Production Law may continue to be used within 02 years starting from such effective date.

7. The fertilizer import permits issued according to regulations of the Decree No. 108/2017/ND-CP may continue to be used until they expire.

Article 28. Entry into force

1. This Decree is entering into force as from January 1, 2020.

2. The Government’s Decree No. 108/2017/ND-CP dated September 20, 2017 on fertilizer management is annulled from the date on which this Decree comes into force. 

3. This Decree annuls the legislative documents included in Appendix III enclosed with this Decree.

Article 29. Implementation

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall be responsible for providing guidance on implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

CERTIFIED AS A CONSOLIDATED DOCUMENT BY

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER





Nguyen Hoang Hiep

 

Appendix I [6]

 (To the Government’s Decree No. 130/2022/ND-CP dated December 31, 2022)

APPLICANT’S NAME
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



.. . , day ..........month…..…year.......

 

APPLICATION FOR ISSUANCE/RE-ISSUANCE OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR FERTILIZER PRODUCTION

To Plant Protection Department

1. Name: ..................................................................................................................

2. Address: .......................................................................................................................

3. Telephone number: ............... Fax: ..................... E-mail: ............................................

4. Fertilizer plant located at: ......................................................................................

5. Certificate of Enterprise Registration/ Certificate of Science and Technology Organization: No…………issued on ………….at…………………………………………….

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Documentary evidence of environmental protection measure prescribed in law on environmental protection (specifying name, number, time of issuance):

…………………………………………………………………………………………………..

herein requests grant of the Certificate of eligibility for fertilizer production

Manufacturing type:

□ Fertilizer production

□ Fertilizer packaging

Method of conferral of the Certificate:

□ Initially issued

□ Re-issued (for the…time)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Attached documents: ……………………………………………………………………………

We pledge that information included in the application and attached documents are true and comply with laws on fertilizer.

 

 

APPLICANT

 (Signature, seal/digital signature)

 

Appendix II [7]

 (To the Government’s Decree No. 130/2022/ND-CP dated December 31, 2022)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. …………

.. . , Date (dd/mm/yyyy)……

 

APPLICATION FOR ISSUANCE/RE-ISSUANCE OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR FERTILIZER TRADE

To:.............................................[8]

1. Applicant’s name: ..........................................................................................................

Address: ............................................................................................................................

Owner/legal representative:…………………………………………

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ID card/Citizen ID card: No…….. Date of issuance: ............. Place of issuance: ..............

2. Place of storage of fertilizer (if any): ..............................................................

3. Certificate of Enterprise Registration/ Certificate of Business Household Registration/Certificate of Science and Technology Organization: No…………issued on ………….at…………………………………………….

4. Certificate of completion of professional fertilizer training held by the direct trader: No……….issued on…………..at…………………………….[9]

herein requests grant of the Certificate of eligibility for fertilizer trade

□ Issued                                      □ Reissued (for the…time)

Reasons for re-issuance:…………………………………………………………………………

Attached documents: ……………………………………………………………………………

We pledge to comply with laws in the fertilizer sector and other provisions of relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPLICANT

 (Signature, seal/digital signature)

 

 [1] The Government’s Decree No. 130/2022/ND-CP dated December 31, 2022, amending and supplementing several Articles of the Government’s Decree No. 84/2019/ND-CP dated November 14, 2019, prescribing fertilizer management, and the Government’s Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019, elaborating on several Articles of the Law on Crop Production regarding crop varieties and cultivation, has the following legal bases:

 “Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Crop Production dated November 19, 2018;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government promulgates the Decree No. 84/2019/ND-CP dated November 14, 2019, prescribing fertilizer management, and the Government’s Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019, elaborating on several Articles of the Law on Crop Production regarding crop varieties and cultivation.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 [3] This clause is amended and supplemented according to clause 1 of Article 1 in the Government’s Decree No. 130/2022/ND-CP dated December 31, 2022, amending and supplementing several Articles of the Government’s Decree No. 84/2019/ND-CP dated November 14, 2019, prescribing fertilizer management, and the Government’s Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019, elaborating on several Articles of the Law on Crop Production regarding crop varieties and cultivation, which is in force as from December 31, 2022.  

 [4] This point is abolished according to clause 3 of Article 1 in the Government's Decree No. 130/2022/ND-CP dated December 31, 2022, amending and supplementing several Articles of the Government's Decree No. 84/2019/ND-CP dated November 14, 2019, prescribing fertilizer management, and the Government’s Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019, elaborating on several Articles of the Law on Crop Production regarding crop varieties and cultivation, which is in force as from December 31, 2022.

 [5] Article 3, Article 4 and Article 5 in the Government’s Decree No. 130/2022/ND-CP dated December 31, 2022, amending and supplementing several Articles of the Government's Decree No. 84/2019/ND-CP dated November 14, 2019, prescribing fertilizer management, and the Government’s Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019, elaborating on several Articles of the Law on Crop Production regarding crop varieties and cultivation, which is in force as from December 31, 2022, have the following regulatory provisions:

 “Article 3. Entry into force

This Decree shall enter into force as from the signature date.

Article 4. Grandfather clauses

Applications received before the effective date of this Decree shall be subject to the Decree No. 84/2019/ND-CP and the Decree No. 94/2019/ND-CP.

Article 5. Implementation responsibilities

Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, other organizations and individuals involved shall be responsible for implementing this Decree.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 [7] This Form is replaced according to clause 4 of Article 1 in the Government’s Decree No. 130/2022/ND-CP dated December 31, 2022, amending and supplementing several Articles of the Government's Decree No. 84/2019/ND-CP dated November 14, 2019, prescribing fertilizer management, and the Government’s Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019, elaborating on several Articles of the Law on Crop Production regarding crop varieties and cultivation, which is in force as from December 31, 2022.

 [8] Name of the competent agency

 [9] This may be skipped if the application has included the copy of the secondary education diploma or higher of the direct seller as defined in point c of clause 2 of Article 42 in the Law on Crop Production.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BNNPTNT ngày 10/03/2023 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.979

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.42.174
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!