BỘ CÔNG
THƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2022/TT-BCT
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2022
|
DỰ THẢO 2
|
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ LOẠI HÌNH HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
Căn cứ Luật Thương mại 36/2005/QH11 ngày 14
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12
ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20
tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14
ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm
2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến
quy hoạch;
Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24
tháng 11 năm 2017;Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng
6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng
6 năm 2020;
Căn cứ Luật số 03/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm
2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương
thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật
Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng
01 năm 2018 quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý về hoạt động mua
bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà
đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam;
Căn cứ Nghị định số /2022/NĐ-CP
ngày tháng 3 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong
nước;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định
về phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về
tiêu chí phân loại và quản lý hoạt động một số loại hình hạ tầng thương mại gồm:
siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm
outlet.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với
thương nhân kinh doanh các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng
tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet và các tổ chức, cá nhân có liên
quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Hạ tầng thương mại trong Thông tư này được hiểu
là các cơ sở kinh doanh thương mại (cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ), gồm các công
trình kiến trúc vật thể và các yếu tố, dịch vụ để bảo đảm hoạt động của cơ sở
kinh doanh thương mại.
2. Siêu thị là loại hình kinh doanh tổng hợp hoặc
chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng;
đáp ứng các tiêu chí về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và cách thức tổ
chức quản lý kinh doanh; bán hàng theo phương thức tự phục vụ, thực hiện thanh
toán tập trung, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách
hàng.
Siêu thị tổng hợp là loại hình siêu thị kinh doanh
nhiều ngành hàng, mặt hàng. Siêu thị chuyên doanh là loại hình siêu thị chỉ
kinh doanh một ngành hàng chuyên biệt.
3. Trung tâm thương mại là loại hình kinh doanh tổng
hợp bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung,
liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.
4. Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng
tiêu dùng nhanh và cung cấp một số dịch vụ thiết yếu như thanh toán tiền điện,
nước, điện thoại. Hàng hóa kinh doanh gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không
kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và
các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.
5. Cửa hàng outlet là cơ sở kinh doanh thương mại
chuyên bán các sản phẩm chính hãng với mức giá hợp lý, chiết khấu cao cho khách
hàng với mục đích nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tồn kho, hàng lỗi mốt, hàng
có nhược điểm, hàng chuyên sản xuất để bán tại outlet.
6. Trung tâm outlet là nơi bán hàng của nhiều nhà sản
xuất, bao gồm nhiều cửa hàng outlet; có thể tích hợp thêm khu ẩm thực và các dịch
vụ tiện ích để thu hút khách hàng tới thăm quan, mua sắm.
7. Diện tích kinh doanh là diện tích sàn (kể cả lối
đi lại) của các tầng nhà dùng để bố trí các hoạt động kinh doanh của siêu thị,
trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet.
8. Tên hàng là tên gọi của một mặt
hàng hoặc tên gọi hay ký hiệu của một mẫu mã cụ thể trong một loại mặt hàng để
phân biệt với một mẫu mã cụ thể khác trong loại mặt hàng này.
9. Thương nhân kinh doanh siêu thị, trung tâm
thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet là thương nhân
tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ
SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
Điều 3. Tiêu
chí siêu thị
Cơ sở kinh doanh thương mại được gọi
là siêu thị và phân hạng siêu thị nếu có địa điểm kinh doanh phù hợp với
quy hoạch và có quy mô, cách thức tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chí cơ bản
của một trong ba hạng siêu thị hoặc tiêu chí siêu thị mini theo quy định dưới
đây:
1. Siêu thị hạng I
a) Siêu thị kinh doanh tổng hợp
- Có vị trí thuận lợi cho việc tiếp
cận, mua bán hàng hoá, địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch có
liên quan;
- Có diện tích kinh doanh từ 3.500
m2 trở lên;
- Kinh doanh nhiều ngành hàng, mặt
hàng, danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
- Bảo đảm các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành;
- Có nơi trông giữ xe và khu vệ
sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị; kho hàng hoá (nếu
có) phù hợp với quy mô, thực tiễn mua bán, đáp ứng các quy định về điều kiện bảo
quản theo quy định;
- Có các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
sơ chế, đóng gói, bán hàng và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo
ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn,
mua sắm;
- Hình thức thanh toán hiện đại,
thuận tiện, nhanh chóng;
- Có nơi bảo quản hành lý cá nhân;
có các dịch vụ ăn uống, giải trí.
b) Siêu thị chuyên doanh:
- Có vị trí thuận lợi cho việc tiếp
cận, mua bán hàng hoá, địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch có
liên quan;
- Có diện tích kinh doanh từ
1.000m2 trở lên;
- Chỉ kinh doanh một ngành hàng
chuyên biệt, danh mục hàng hóa kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
- Bảo đảm các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành;
- Có nơi trông giữ xe và khu vệ
sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị; kho hàng hoá (nếu
có) phù hợp với quy mô, thực tiễn mua bán, đáp ứng các quy định về điều kiện bảo
quản theo quy định;
- Có các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
sơ chế, đóng gói, bán hàng và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo
ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn,
mua sắm;
- Hình thức thanh toán hiện đại,
thuận tiện, nhanh chóng;
- Có nơi bảo quản hành lý cá nhân.
2. Siêu thị hạng II
a) Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
- Có vị trí thuận lợi cho việc tiếp
cận, mua bán hàng hoá, địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch có
liên quan;
- Có diện tích kinh doanh từ
2.000 m2 trở lên;
- Kinh doanh nhiều ngành hàng, mặt
hàng, có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
- Bảo đảm các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
- Có nơi trông giữ xe và khu vệ
sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị; kho hàng hoá (nếu
có) phù hợp với quy mô, thực tiễn mua bán, đáp ứng các quy định về điều kiện bảo
quản theo quy định.
- Có các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
sơ chế, đóng gói, bán hàng và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo
ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn,
mua sắm;
- Hình thức thanh toán hiện đại,
thuận tiện, nhanh chóng;
- Có nơi bảo quản hành lý cá nhân;
có các dịch vụ ăn uống, giải trí.
b) Siêu thị chuyên doanh:
- Có vị trí thuận lợi cho việc tiếp
cận, mua bán hàng hoá, địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch có
liên quan;
- Có diện tích kinh doanh từ 500
m2 trở lên;
- Chỉ kinh doanh một ngành hàng
chuyên biệt, có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
- Bảo đảm các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành;
- Có nơi trông giữ xe và khu vệ
sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị; kho hàng hoá (nếu
có) phù hợp với quy mô, thực tiễn mua bán, đáp ứng các quy định về điều kiện bảo
quản theo quy định;
- Có các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
sơ chế, đóng gói, bán hàng và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo
ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn,
mua sắm;
- Hình thức thanh toán hiện đại,
thuận tiện, nhanh chóng;
- Có nơi bảo quản hành lý cá nhân.
3. Siêu thị hạng III
a) Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
- Có vị trí thuận lợi cho việc tiếp
cận, mua bán hàng hoá, địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch có
liên quan;
- Có diện tích kinh doanh từ
500 m2 trở lên;
- Kinh doanh nhiều ngành hàng, mặt
hàng; danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
- Bảo đảm các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
- Có nơi trông giữ xe và khu vệ
sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
- Có các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
sơ chế, đóng gói, bán hàng và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo
ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn,
mua sắm;
- Hình thức thanh toán hiện đại,
thuận tiện, nhanh chóng.
b) Siêu thị chuyên doanh:
- Có vị trí thuận lợi cho việc tiếp
cận, mua bán hàng hoá, địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch có
liên quan;
- Có diện tích kinh doanh từ là từ
250 m2 trở lên;
- Chỉ kinh doanh một ngành hàng, mặt
hàng; danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
- Bảo đảm các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành;
- Có nơi trông giữ xe và khu vệ
sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị; kho hàng hoá (nếu
có) phù hợp với quy mô, thực tiễn mua bán, đáp ứng các quy định về điều kiện bảo
quản theo quy định;
- Có các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
sơ chế, đóng gói, bán hàng và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo
ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn,
mua sắm;
- Hình thức thanh toán hiện đại,
thuận tiện, nhanh chóng.
4. Siêu thị mini
a) Có diện tích kinh doanh từ 80 m2
trở lên;
b) Danh mục hàng hóa kinh doanh từ
500 tên hàng trở lên;
c) Công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định;
d) Thuận tiện cho mọi đối tượng
khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với
quy mô kinh doanh của Siêu thị;
đ) Có thiết bị kỹ thuật bảo quản,
bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
e) Tổ chức, bố trí hàng hóa
theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa
chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng.
Điều 4. Tiêu chí trung tâm
thương mại
Được gọi là trung tâm thương mại
và phân hạng trung tâm thương mại nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa
điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh
đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một trong ba hạng trung tâm thương mại theo quy
định dưới đây:
1. Trung tâm thương mại hạng I
a) Có vị trí giao thông thuận tiện
cho việc tiếp cận, mua bán hàng hoá, địa điểm kinh doanh phù hợp quy hoạch, kế
hoạch có liên quan;
b) Diện tích kinh doanh từ 50.000
m2 trở lên;
c) Các công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
d) Đảm bảo các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định;
đ) Bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ hàng
hóa, cung cấp dịch vụ độc lập nhau (có thể có siêu thị trong trung tâm thương mại),
bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng;
khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng; khu vực dành
cho các hoạt động tài chính, ngân hàng và các hoạt động dịch vụ khác.
e) Cơ cấu chủng loại hàng hóa
phong phú đa dạng; hàng hóa bảo đảm chất lượng sản phẩm.
g) Có nơi trông giữ xe phù
hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
2. Trung tâm thương mại hạng II
a) Có vị trí giao thông thuận tiện,
địa điểm kinh doanh phù hợp quy hoạch, kế hoạch có liên quan;
b) Có diện tích kinh doanh từ
30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của
Trung tâm thương mại;
c) Các công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
d) Đảm bảo các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định và được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
đ) Bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ hàng
hóa, cung cấp dịch vụ độc lập nhau (có thể có siêu thị trong trung tâm thương mại),
bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng;
khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng; khu vực dành
cho các hoạt động tài chính, ngân hàng và các hoạt động dịch vụ khác.
e) Cơ cấu chủng loại hàng hóa
phong phú đa dạng; hàng hóa bảo đảm chất lượng sản phẩm.
3. Trung tâm thương mại hạng III
a) Có vị trí giao thông thuận tiện,
địa điểm kinh doanh phù hợp quy hoạch, kế hoạch có liên quan;
b) Có diện tích kinh doanh từ
10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của
Trung tâm thương mại;
c) Các công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các
yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện
cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
d) Các công trình kiến trúc được
xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
đ) Đảm bảo các yêu cầu phòng cháy
chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định;
e) Bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ hàng
hóa, cung cấp dịch vụ độc lập nhau (có thể có siêu thị trong trung tâm thương mại),
bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng;
khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng; khu vực dành
cho các hoạt động tài chính, ngân hàng và các hoạt động dịch vụ khác.
g) Cơ cấu chủng loại hàng hóa
phong phú đa dạng; hàng hóa bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ CỬA
HÀNG TIỆN LỢI, CỬA HÀNG OUTLET, TRUNG TÂM OUTLET
Điều 5. Tiêu chí cửa hàng tiện
lợi
1. Có vị trí đặt tại khu dân cư tập trung, khu
thương mại dịch vụ, khu du lịch, nơi tập trung đông người.
2. Diện tích kinh doanh: Từ 30 m2 đến dưới
200 m2 .
3. Hàng hoá chủ yếu là thực phẩm ăn ngay và hàng
bách hóa nhỏ lẻ; hàng tiêu dùng nhanh; số lượng mặt hàng kinh doanh trong khoảng
3.000 tên hàng;
4. Chủ yếu bán theo phương thức tự phục vụ, thanh
toán tập trung tại quầy thu ngân;
5. Thời gian kinh doanh: có thể hoạt động tối đa 24
tiếng/ngày;
6. Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng
trong phạm vi bán kính dưới 500m;
7. Chủ yếu hoạt động theo chuỗi, áp dụng công nghệ
hiện đại trong hoạt động bán hàng và thanh toán.
Điều 6. Tiêu chí cửa hàng
outlet, trung tâm outlet
1. Cửa hàng Outlet đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Vị trí: đặt tại khu dân cư tập trung, khu thương
mại, gần nhà máy hoặc kho của các nhà sản xuất, các cảng hàng không, khu kinh tế,
khu phi thuế quan; hoặc nằm trong trung tâm outlet, phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch có liên quan;
b) Diện tích kinh doanh từ 50 m2 trở
lên;
c) Về hàng hoá: hàng hóa có nhãn hiệu, chủ yếu là
hàng hoá tồn kho, hàng lỗi mốt, hàng hoá có nhược điểm, hàng được sản xuất chỉ
nhằm mục đích để bán tại outlet.
d) Có chỗ để xe cho khách hàng với quy mô phù hợp.
2. Trung tâm outlet đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Vị trí: đặt tại khu vực ngoại thành, ngoại thị,
gần các địa điểm du lịch nổi tiếng, gần trung tâm các thành phố lớn, phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch có liên quan;
b) Có diện tích tối thiểu là 7.000 m2;
c) Bao gồm tập hợp nhiều cửa hàng outlet. Có thể
tích hợp thêm khu ẩm thực và các dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng đến mua
sắm;
đ) Có bãi đỗ xe phù hợp với quy mô, dung lượng thị
trường của trung tâm outlet.
Chương IV
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC LOẠI
HÌNH HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
Điều 7. Quy định
về trách nhiệm phân hạng, tên gọi và biển hiệu
1. Thương nhân kinh doanh các loại
hình hạ tầng thương mại tự tiến hành, phân loại, phân hạng loại hình hạ tầng
thương mại kinh doanh dựa trên các tiêu chí quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều
5, Điều 6 của Thông tư này.
2. Thương nhân kinh doanh hạ tầng
thương mại phải thực hiện phân loại, phân hạng loại hình hạ tầng thương mại kinh
doanh và đặt tên đúng loại hình theo các tiêu chí quy định tại Điều 3, Điều 4,
Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
Các cơ sở kinh doanh thương mại
không đáp ứng đủ các tiêu chí quy định tại Thông tư này không được đặt tên là
siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm
outlet đặt tên, ghi biển hiệu bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài (như
Supermarket, Hypermarket, Big Mart, Big Store, Shopping Center, Trade Center,
Plaza,...).
3. Biển hiệu của các loại hình hạ
tầng thương mại được ghi theo quy định sau đây:
a) Tên loại hình hạ tầng thương mại
thực hiện theo quy định về tên địa điểm kinh doanh tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
b) Phải ghi bằng tiếng Việt Nam là
siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm
outlet trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ
chỉ địa danh hay tính chất của loại hình hạ tầng thương mại (Ví dụ: Siêu thị A,
Siêu thị sách B, Siêu thị máy tính C; Trung tâm thương mại D, Cửa hàng tiện lợi
C).
c) Ngoài tên bằng tiếng Việt, hạ tầng
thương mại của thương nhân kinh doanh có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài
và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt
sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt
từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
d) Tên loại hình hạ tầng thương mại
phải bao gồm tên thương nhân kinh doanh loại hình hạ tầng thương mại, phần tên
riêng trong tên của hạ tầng thương mại không được sử dụng cụm từ “công ty”,
“doanh nghiệp”.
Điều 8. Xây dựng
các loại hình hạ tầng thương mại
1. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc sửa
chữa lớn, cải tạo, nâng cấp hạ tầng thương mại phải lập dự án theo các quy định
hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng phải phù hợp với quy hoạch
của cấp có thẩm quyền.
2. Khi lập dự án xây dựng hạ tầng
thương mại chủ đầu tư phải căn cứ vào các tiêu chí cơ bản về phân loại,
phân hạng các loại hình hạ tầng thương mại theo quy định của Thông tư này để
xác định quy mô đầu tư phù hợp.
3. Chủ đầu tư xây dựng các loại
hình hạ tầng thương mại được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của
pháp luật hiện hành.
Điều 9. Hàng
hóa, dịch vụ kinh doanh tại các loại hình hạ tầng thương mại
1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại
các loại hình hạ tầng thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật
và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:
a) Có tên thương mại riêng hoặc
tên thương mại của cơ sở kinh doanh thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên
thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng
hóa theo quy định của pháp luật.
b) Có mã số, mã vạch theo quy định
đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch.
c) Đối với hàng hóa là thực phẩm
phải đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa, nhãn mác
và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng
tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại,
ghi rõ xuất xứ và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.
d) Tất cả các loại hàng hóa, dịch
vụ kinh doanh tại các loại hình hạ tầng thương mại phải được niêm yết giá theo
quy định.
đ) Hàng hóa có bảo hành phải ghi
rõ thời hạn và địa điểm bảo hành.
e) Nguồn hàng được tổ chức cung ứng
ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất
kinh doanh.
2. Không được kinh doanh tại các
loại hình hạ tầng thương mại các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục
cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hạn chế kinh doanh và hàng
hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện nhưng chưa đảm bảo các yêu cầu về điều kiện
kinh doanh theo quy định pháp luật chuyên ngành.
b) Hàng nhập lậu, hàng giả, hàng
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, hàng quá thời hạn sử dụng
và hàng kém chất lượng theo quy định của pháp luật.
c) Hàng hóa vi phạm quy định về
nhãn hàng hóa, tem thuế theo quy định của pháp luật.
d) Hàng hóa có chứa chất phóng xạ
hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép theo quy định.
Điều 10.
Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh các loại hình hạ tầng thương mại
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh các
loại hình hạ tầng thương mại phải có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại
theo quy định của pháp luật. Các loại hình hạ tầng thương mại có thể là một
doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc của một tổ chức kinh tế có đăng
ký kinh doanh hoạt động thương mại.
2. Thương nhân kinh doanh loại
hình hạ tầng thương mại phải tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của loại hình hạ tầng thương mại; định kỳ
1 năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động theo yêu cầu và hướng dẫn của
cơ quan quản lý nhà nước về Công Thương.
3. Các loại hình siêu thị, trung
tâm thương mại, trung tâm outlet phải có nội quy hoạt động, gồm những nội dung
chính sau:
a) Quyền hạn và trách nhiệm
đối với khách hàng của cán bộ, nhân viên.
b) Quyền và nghĩa vụ của thương
nhân tham gia kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại, trung tâm outlet.
c) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại
Siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm outlet.
d) Quyền và nghĩa vụ của khách
hàng.
đ) Bảo vệ trật tự, an toàn, phòng
chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong Siêu thị, trung tâm thương mại,
trung tâm outlet.
e) Xử lý vi phạm, giải quyết tranh
chấp tại Siêu thị, Trung tâm thương mại, trung tâm outlet.
4. Nội quy của loại hình hạ tầng
thương mại do thương nhân kinh doanh xây dựng và phê duyệt. Bản tóm tắt những
điểm chính của Nội quy phải được ghi rõ ràng, niêm yết ở nơi dễ nhìn để mọi người
biết và thực hiện.
5. Thương nhân kinh doanh siêu thị
hạng I, hạng II, trung tâm thương mại xem xét, ưu tiên bố trí khu vực riêng để
trưng bày và bán hàng hoá đặc sản địa phương; phải duy trì hoạt động bảo đảm
cung ứng hàng hóa, bình ổn thị trường trong các tình huống, yêu cầu của cơ quan
có thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước
1. Sở Công Thương có trách nhiệm
phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các loại hình hạ tầng thương mại
trên địa bàn tỉnh, thành phố, bao gồm các công việc sau đây:
a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển các loại hình hạ tầng thương mại theo quy định của Luật Quy hoạch,
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và
hướng dẫn triển khai thực hiện.
b) Hướng dẫn, kiểm tra thương nhân
kinh doanh hạ tầng thương mại thực hiện quy định về phân loại, phân hạng các loại
hình hạ tầng thương mại. Kiểm tra tình hình xây dựng, niêm yết nội quy của các
loại hình hạ tầng thương mại.
c) Quản lý hoạt động kinh doanh của
các loại hình hạ tầng thương mại theo quy định tại Thông tư này và các quy định
của pháp luật.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh cho các loại hình hạ tầng
thương mại.
đ) Định kỳ 1 năm hoặc đột xuất báo
cáo theo yêu cầu của Bộ Công Thương về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý
và hoạt động kinh doanh, tình hình cung ứng hàng hóa của các loại hình hạ tầng
thương mại tại địa phương. Sở Công Thương rà soát, lập danh mục các loại hình hạ
tầng thương mại trên địa bàn báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 12 hàng
năm.
2. Tổng cục Quản lý thị trường có
trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động kinh doanh của các loại
hình hạ tầng thương mại và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chương V
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 12. Xử lý vi phạm
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
thi hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh có các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử
lý theo quy định của pháp luật:
1. Kinh doanh các loại hình hạ tầng
thương mại mà không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức/cá nhân kinh doanh hạ tầng
thương mại không có đủ các tiêu chí theo quy định của Thông tư này mà vẫn đặt
tên, treo biển hiệu là siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa
hàng outlet, trung tâm outlet.
3. Thương nhân kinh doanh hạ tầng
thương mại không thực hiện phân loại, phân hạng, ghi biển hiệu không đúng theo
quy định tại Điều 7 Thông tư này.
4. Vi phạm các quy định về hàng
hóa, dịch vụ kinh doanh tại các loại hình hạ tầng thương mại.
5. Không có nội quy hoặc nội quy
không theo đúng quy định tại Điều 8 Thông tư này.
6. Các vi phạm khác theo quy định
của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 13. Điều
khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày…tháng…năm …
2. Thông tư này thay thế Quyết định
số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc
ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại .
Điều 14. Tổ
chức thực hiện
1. Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị
trường, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
hướng dẫn và tổ chức thực hiện cụ thể Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi về Bộ Công Thương xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Công Thương, Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc, trực
thuộc Bộ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, TTTN.
|
BỘ
TRƯỞNG
|