Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 20/1999/TTLT-YT-TM-NNPTNT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, Bộ Y tế Người ký: Hồ Huấn Nghiêm, Lê Ngọc Trọng, Nguyễn Thiện Luân
Ngày ban hành: 10/11/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ THƯƠNG MẠI-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20/1999/TTLT-YT-TM-NNPTNT

Hà Nội , ngày 10 tháng 11 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ Y TẾ - BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 20/1999/TTLT/YT-TM-NNPTNT NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 19/1999/NĐ-CP NGÀY 10/4/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG MUỐI IỐT CHO NGƯỜI ĂN

Thực hiện Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn, Liên tịch: Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này như sau:

Chương 1:

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Khái niệm chung:

1.1. Muối iốt cho người ăn được gọi là muối ăn, là muối Clorua Natri (NaCl) được sản xuất từ nước biển hoặc khai thác từ các mỏ muối đạt tiêu chuẩn Việt Nam có trộn thêm KIO3 (Kali Iodate) theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế để phòng bệnh bướu cổ, bệnh đần độn và các bệnh khác do thiếu iốt gây ra.

1.2. Muối ăn được sản xuất để bán ra thị trường cho người ăn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a. Được sản xuất từ các xí nghiệp, nhà máy sản xuất muối ăn (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất muối ăn) đã được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

b. Đã đăng ký chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn và các quy định khác của pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá.

1.3. Các doanh nghiệp và những người buôn bán muối ăn chỉ được mua và bán muối ăn do các cơ sở sản xuất muối ăn đã đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điểm 1 và 2 trên đây.

1.4. Muối ăn phải được bảo quản, vận chuyển và lưu kho theo đúng quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17 và 18 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.

1.5. Khuyến khích việc sử dụng muối ăn trong chăn nuôi gia súc và gia cầm.

1.6. Trường hợp những người vì nguyên nhân bệnh lý mà không ăn được muối ăn, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn riêng.

2. Thẩm quyền và chức năng của các Bộ, Ngành có liên quan:

2.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tổ chức sản xuất muối ăn, quyết định quy hoạch mạng lưới cơ sở sản xuất muối ăn trong phạm vi cả nước và phối hợp với Bộ Thương mại tổ chức việc lưu thông muối ăn trong phạm vi cả nước.

2.2. Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn cho các doanh nghiệp; bảo đảm chất lượng Kali Iodate (KIO3), cung ứng đủ số lượng cho các cơ sở sản xuất muối ăn (trong quy hoạch) để chế biến muối ăn; giám sát việc tổ chức sản xuất, kiểm tra chặt chẽ chất lượng muối ăn từ khâu sản xuất đến tiêu dùng; quy định hàm lượng KIO3 trong muối ăn đảm bảo yêu cầu phòng và chống các bệnh do thiếu iốt gây ra; công bố danh sách các cơ sở sản xuất muối ăn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

2.3. Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại trong lưu thông muối ăn trên thị trường, lập kế hoạch phát triển mạng lưới lưu thông muối ăn, đảm bảo cung ứng muối ăn đúng chính sách, đúng tiêu chuẩn chất lượng, đúng quy định về giá cả.

3. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư:

3.1. Thông tư này quy định cụ thể quy hoạch sản xuất muối ăn, công tác quản lý nhà nước về sản xuất muối ăn, tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn, kế hoạch phát triển mạng lưới lưu thông muối ăn, đảm bảo cung ứng muối ăn đúng chính sách, đúng tiêu chuẩn, đúng quy định về giá cả.

3.2. Việc quy hoạch, tổ chức sản xuất, lưu thông cung ứng muối thường (không trộn thêm iốt) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

4. Đối tượng thực hiện Thông tư:

Thông tư này áp dụng cho các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc ngành Y tế, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, doanh nghiệp và những người buôn bán muối ăn tại thị trường Việt Nam.

Chương 2:

QUY HOẠCH SẢN XUẤT MUỐI ĂN

1. Quy hoạch mạng lưới sản xuất muối ăn:

1.1. Các cơ sở sản xuất muối ăn phải đảm bảo các điều kiện sau:

a. Về địa điểm:

- Gần nguồn nguyên liệu (đồng muối) đã được quy hoạch nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất muối ăn hoạt động ổn định, lâu dài, phát huy hết công suất thiết bị hiện có.

- Có cơ sở hạ tầng phải đảm bảo thuận lợi ( điện, nước, giao thông....), đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ.

- Đảm bảo được vệ sinh môi trường, đặc biệt là xử lý chất thải trong quá trình sản xuất.

b. Về trang thiết bị:

- Đối với những cơ sở sản xuất muối hạt trộn iốt thì các trang thiết bị chính bao gồm máy trộn iốt, máy đóng bao và phòng kiểm tra chất lượng muối ăn .

- Đối với những cơ sở sản xuất muối tinh trộn iốt thì thiết bị sản xuất chính bao gồm: Thiết bị loại bỏ tạp chất, thiết bị làm nhỏ muối, thiết bị làm giảm hàm ẩm, máy trộn iốt, máy đóng bao bì và phòng kiểm tra chất lượng muối ăn.

c. Tất cả các cơ sở sản xuất muối ăn đều phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn theo quy định tại các Điều 7 và 8 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.

Các cơ sở sản xuất muối ăn được thành lập sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại các Điểm a, b và c trên đây.

Các cơ sở sản xuất muối ăn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn nhưng chưa đáp ứng được quy định tại các Điểm a và b nêu trên thì phải từng bước củng cố và hoàn thiện. Riêng về trang thiết bị phải được đầu tư sớm, chậm nhất là năm 2000 phải đảm bảo đủ trang thiết bị theo quy định.

1.2. Quy hoạch cơ sở sản xuất muối ăn: căn cứ vào nhu cầu muối ăn của nhân dân và nhu cầu thị trường, xác định năng lực các cơ sở sản xuất muối ăn hiện có tại địa phương mình để lập phương án nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở sản xuất muối ăn. Việc xây dựng mới các cơ sở sản xuất muối ăn phải đáp ứng đủ các điều kiện nói trên và cần xác định rõ địa điểm, quy mô và thời gian xây dựng.

1.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan của tỉnh và Tổng công ty muối Việt Nam tiến hành rà soát qui hoạch sản xuất muối ăn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và gửi bản Quy hoạch về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chậm nhất là ngày 31/12/1999 để tổng hợp và trình Bộ trưỏng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét, phê duyệt quy hoạch sản xuất muối ăn trong toàn quốc.

1.4. Trên cơ sở quy hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt, các chủ đầu tư phải lập các dự án cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các cơ sở sản xuất muối ăn trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về sản xuất muối ăn:

2.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về phát triển sản xuất muối ăn, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước về sản xuất muối ăn; chỉ đạo lập dự án và tổ chức thẩm định dự án đầu tư sản xuất muối ăn.

2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lập quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản xuất muối ăn đảm bảo cân đối nhu cầu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tổng hợp chung kế hoạch toàn ngành. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước, của ngành đối với tổ chức, cá nhân sản xuất muối ăn trên địa bàn.

2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất muối ăn trên địa bàn; đồng thời chịu sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về nghiệp vụ chuyên môn, chuyên ngành sản xuất kinh doanh muối (theo Thông tư Liên tịch số 03/1998/TTLT-BNN-BTCCBCP ngày 27/4/1998). Để thực hiện được chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh có sản xuất muối ăn cần phân công Phòng chức năng giúp Sở chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn và bố trí cán bộ có năng lực theo dõi về muối ăn.

Chương 3:

VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI LƯU THÔNG MUỐI ĂN, ĐẢM BẢO CUNG ỨNG MUỐI ĂN ĐÚNG CHÍNH SÁCH, ĐÚNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG, ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ GIÁ

1. Về tổ chức phát triển mạng lưới bán muối ăn:

1.1. Đối với thị trường miền núi: tuỳ theo mật độ dân cư, điều kiện địa lý, vận chuyển và khả năng tiêu thụ, Sở Thương mại - Du lịch có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo phát triển mạng lưới bán muối ăn ( bao gồm kho tồn trữ, cửa hàng bán buôn, bán lẻ ) phù hợp điều kiện của địa phương mình bảo đảm thuận tiện trong việc mua bán đối với ngươì tiêu dùng; thực hiện kế hoạch tồn trữ muối ăn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đồng bào vùng cao, không để thiếu muối ăn trong những tháng mưa lũ.

1.2. Đối với thị trường đồng bằng: Sở Thương mại - Du lịch trủ trì phối hợp với Tổng Công ty muối Việt Nam và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tại địa phương tổ chức các cửa hàng bán buôn, bán lẻ muối ăn ( cố định, lưu động ) tại các chợ, trung tâm thương mại ( kể cả siêu thị ) của thành phố, thị xã và chợ nông thôn, các đầu mối giao thông liên tỉnh, huyện, liên xã và khu tập trung đông dân... để phát triển mạng lưới bán muối ăn phù hợp điều kiện đặc điểm thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn, bảo đảm thuận tiện cho người tiêu dùng.

2. Về tổ chức cung ứng và bán muối ăn:

2.1. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các địa phương có cơ sở sản xuất muối ăn ( trong quy hoạch ) cân đối, điều hoà cung cầu muối ăn trong phạm vi cả nước, trong đó Tổng Công ty muối Việt Nam đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức lưu thông cung ứng muối ăn trên thị trường.

2.2. Doanh nghiệp và những người buôn bán muối phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm chất lượng muối ăn đã quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.

2.3. Muối ăn lưu thông trên thị trường phải đạt tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định, còn thời hạn sử dụng. Thực hiện việc niêm yết giá bán muối ăn tại nơi bán hàng. Không bán muối ăn tại các cửa hàng bán các mặt hàng có mùi mạnh, độc hại: xăng dầu, thuốc trừ sâu, phân hoá học...

2.4. Nghiêm cấm các doanh nghiệp và những người buôn bán muối ăn giả, không đảm bảo chất lượng, hết thời hạn sử dụng hoặc mua muối ăn từ các cơ sở sản xuất muối ăn chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất.

2.5. Sở Thương mại - Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp và những người buôn bán muối ăn trên thị trường theo nguyên tắc sau đây:

a. Đối với những địa phương tự sản xuất được muối ăn thì cơ sở sản xuất muối ăn phải tự tổ chức các điểm bán buôn bán lẻ muối ăn, hoặc uỷ quyền cho các doanh nghiệp khác trực tiếp bán lẻ cho người tiêu dùng và những thương nhân có nhu cầu.

b. Đối với những địa phương không tự sản xuất được muối ăn thì phải hợp đồng mua muối ăn của các cơ sở sản xuất muối ăn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

3. Về giá bán muối ăn:

3.1. Đối với thị trường miền núi, hải đảo: Giá bán muối ăn được thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ.

3.2. Đối với các vùng khác (ngoài thị trường miền núi, hải đảo): Giá bán muối ăn theo giá thị trường.

Chương 4:

HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MUỐI ĂN

1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất muối ăn phải gửi Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi thương nhân đóng trụ sở). Hồ sơ bao gồm:

1.1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn (theo mẫu đính kèm).

1.2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( bản sao có dấu công chứng Nhà nước hoặc bản sao hợp lệ theo quy định của pháp luật ). Nếu nhà máy, xí nghiệp xin bổ xung nhiệm vụ, mở rộng phạm vi sản xuất muối ăn phải có quyết định hoặc văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền (bản sao có dấu Công chứng Nhà nước hoặc bản sao hợp lệ theo quy định của pháp luật).

1.3. Phương án sản xuất muối ăn của doanh nghiệp, trong đó diễn giải địa điểm, kê khai trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật (theo mẫu đính kèm).

1.4. Văn bằng về chuyên môn: chứng chỉ của cán bộ quản lý chuyên môn kỹ thuật, cán bộ kiểm nghiệm (bản sao có dấu Công chứng Nhà nước hoặc bản sao hợp lệ theo quy định của pháp luật).

1.5. Giấy chứng nhận sức khoẻ cán bộ, nhân viên do cơ quan Y tế cấp quận, huyện hoặc tương đương trở lên kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ sức khoẻ để làm việc.

1.6. Giấy đăng ký chất lượng sản phẩm.

1.7. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do Trung tâm Y tế dự phòng thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, nếu sản phẩm của doanh nghiệp đã đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (bản sao có dấu Công chứng Nhà nước hoặc các bản sao hợp lệ theo quy định của pháp luật).

1.8. Giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận cơ sở sản xuất muối ăn nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 7 và 8 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn và các tiêu chuẩn điều kiện đã được quy định tại Thông tư này. Nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, Sở Y tế gửi công văn kèm biên bản thẩm định về Bộ Y tế đề nghị xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

3. Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn giúp Bộ trưởng trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn. Hội đồng do Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh làm Chủ tịch, lãnh đạo Vụ Điều trị, Chủ nhiệm Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu iốt làm Phó chủ tịch và các thành viên đại diện lãnh đạo Cục quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Vụ Pháp chế - Bộ Y tế.

4. Vụ Điều trị (Chương trình phòng chống các rối loạn thiếu iốt) làm đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận Hồ sơ theo quy định tại Điểm 1 trên đây. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng sẽ xem xét, thẩm định, nếu đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định, Hội đồng sẽ trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn cho doanh nghiệp.

5. Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 3 tháng, các doanh nghiệp phải làm thủ tục để xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện và tiêu chuẩn sản xuất muối ăn.

Chương 5:

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Các cơ sở sản xuất lưu thông muối ăn phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Y tế và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

2. Thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực Y tế, Thương mại và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về sản xuất, cung ứng muối ăn theo quy định của Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 46/CP ngày 06/8/1996 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Y tế.

3. Thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế, Cục quản lý thị trường Bộ Thương mại có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước. Thanh tra chuyên ngành Sở Y tế, Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Thương mại có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi địa phương quản lý.

4. Các hành vi vi phạm hành chính về sản xuất và cung ứng muối ăn: về hình thức, mức phạt đã được quy định tại Điều 21 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 01/TM-KD ngày 16/01/1995 của Bộ Thương mại.

2. Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Y tế, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. Định kỳ báo cáo về Liên Bộ: Bộ Y tế (Vụ Điều trị), Bộ Thương mại (Vụ Chính sách Thương nghiệp trong nước), và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn).

Trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời phản ảnh về Liên Bộ để nghiên cứu, sửa đổi và bổ xung cho phù hợp.

Hồ Huấn Nghiêm

(Đã ký)

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

Nguyễn Thiện Luân

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
THE MINISTRY OF TRADE
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 20/1999/TTLT/YT-TM-NNPTNT

Hanoi, November 10, 1999

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No. 19/1999/ND-CP OF APRIL 10, 1999 OF THE GOVERNMENT ON THE PRODUCTION AND SUPPLY OF IODIZED SALT TO CONSUMERS

In execution of Decree No.19/1999/ND-CP of April 10, 1999 of the Government on the production and supply of iodized salt to consumers the Ministry of Health, the Ministry of Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development jointly provide the following detailed guidance for the implementation of this Decree:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

1. General concept:

1.1. Iodized salt for human consumption is called kitchen salt. It is Sodium Chloride (NaCl) salt produced from sea water or exploited from salt mines up to Vietnam’s standard, then mixed with Kali Iodate (KIO3) at the rate stipulated by the Ministry of Health aimed at preventing goiter, cretinism and other diseases caused by iodine deficiency.

1.2. Kitchen salt produced for sale on the market to consumers must ensure the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ It must be registered for product quality and trade mark as stipulated in Article 13 and Article 15 of Decree No.19/1999/ND-CP of April 10, 1999 of the Government on the production and supply of iodized salt to consumers and other provisions of law on trade mark.

1.3. Enterprises and traders of kitchen salt can only buy and sell kitchen salt produced by kitchen salt producing establishments which have ensured the criteria stipulated at Points 1 and 2 above.

1.4. Kitchen salt must be preserved, transported and stored according to the stipulations in Articles 14, 15, 16, 17 and 18 of Decree No. 19/1999/ND-CP of April 10, 1999 of the Government on the production and supply of iodized salt for consumers.

1.5. The use of kitchen salt in cattle and poultry raising is encouraged.

1.6. The Ministry of Health shall provide specific guidance for persons who cannot consume kitchen salt for pathological reasons.

2. Competence and functions of the related ministries and branches:

2.1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall perform its function of State management on the organization of production of kitchen salt, decide the planning of the network of kitchen salt producing establishments throughout the country and coordinate with the Ministry of Trade in organizing the circulation of kitchen salt throughout the country.

2.2. The Ministry of Health shall issue certificates of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt for enterprises, ensure the quality of Kali Iodate (KIO3), supply the necessary quantity of KIO3 to the kitchen salt producing establishments (within plan) in order to process kitchen salt; supervise the organization of production, closely supervise the quality of kitchen salt from production to consumption, stipulate the content of KIO3 in kitchen salt and ensure the requirements of prevention and fight against diseases caused by iodine deficiency; publicize the list of the kitchen salt producing establishments already issued with certificates of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt.

2.3. The Ministry of Trade shall perform its function of State management on commercial activities in the circulation of kitchen salt on the market, draw up the plan of expanding the network of kitchen salt circulation, ensure the supply of kitchen salt in accordance with policy, quality standards and stipulations on price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. This Circular provides concrete stipulations for the planning of producing kitchen salt, the State management of kitchen salt production, the criteria, conditions and procedures for issuing certificates of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt, the plan of expanding the network of kitchen salt circulation, ensure the supply of kitchen salt in accordance with policy, criteria and stipulations on price.

3.2. The planning, organization of production, circulation and supply of common salt (without iodine) do not come under the scope of regulation of this Circular.

4. Objects for implementation of this Circular:

This Circular applies to the State management agencies belonging to the branches of Health, Trade, Agriculture and Rural Development and enterprises and traders of kitchen salt on the Vietnamese market.

Chapter II

PLANNING OF PRODUCTION OF KITCHEN SALT

1. Planning the network of production of kitchen salt:

1.1. Kitchen salt producing establishments must assure the following conditions:

a/ On the place of production:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- It must have the convenient infrastructure (electricity, water, communications…) and fully meet the requirements in production and consumption.

- It must ensure environmental hygiene, especially through the treatment of waste in the process of production.

b/ On equipment:

- For the establishments producing iodized granulated salt, the main equipment shall consist of iodine mixer, packaging machine and room to inspect the quality of kitchen salt.

- For the establishments producing refined iodized salt, the main equipment shall consist of equipment to eliminate impurities, equipment to powder salt, equipment to reduce humidity, iodine mixer, packaging machine and room to check the quality of kitchen salt.

c/ All the kitchen salt producing establishments must fully meet the criteria and conditions for producing kitchen salt as prescribed in Articles 7 and 8 of Decree No. 19/1999/ND-CP of April 10, 1999 of the Government on the production and supply of iodized salt for consumers.

Kitchen salt producing establishments set up after this Circular takes effect must ensure all the conditions stipulated at Points a, b and c above.

Kitchen salt producing establishments which have been issued with certificates of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt but which have not met the stipulations at Points a and b mentioned above must step by step strengthen and perfect themselves. In particular, the equipment must receive early investment. By the year 2000 at the latest these enterprises must have all the prescribed equipment.

1.2. Planning of kitchen salt producing establishments: On the basis of the people’s demand for kitchen salt and the requirement of the market, to determine the capacity of the kitchen salt producing establishments now existing in the localities in order to work out the plan of upgrading, expanding and building new kitchen salt producing establishments. The building of new establishments must meet all the conditions mentioned above and the places, scale and time of construction must be specified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4. On the basis of the plan approved by the Minister of Agriculture and Rural Development, the investors must elaborate projects for transformation and upgrading or building new kitchen salt producing establishments and submit them to the competent State agencies for approval.

2. State management by the Ministry of Agriculture and Rural Development on production of kitchen salt:

2.1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall elaborate and submit to the Government for promulgation the mechanism and policy on development of the production of kitchen salt, issue according to its competence the regulatory legal documents as basis for the State management of the production of kitchen salt; direct the elaboration of the project and organize the examination of the project for investment in production of kitchen salt.

2.2. The Agriculture and Rural Development Service shall draw up the long term and short term planning and plans for the production of kitchen salt in order to ensure balance of the need and submit them to the provincial People’s Committee and report to the Ministry of Agriculture and Rural Development for integration into a common plan of the whole branch. The Agriculture and Rural Development Service shall help the provincial People’s Committee to direct and inspect the implementation of the policies and stipulations of the State and the branch concerning the organizations and individuals producing kitchen salt in the locality.

2.3. The Agriculture and Rural Development Services of the provinces, the Agriculture and Rural Development Sections of the districts shall help the People’s Committees of the provinces and districts to perform their function of State management on the production of kitchen salt in the localities, at the same time place themselves under the direction of the Ministry of Agriculture and Rural Development in professional and specialized matters in the production and business of salt (according to Joint Circular No. 03/1998/TTLT-BNN-BTCCBCP of April 27, 1998). To perform their assigned functions and tasks, the Agriculture and Rural Development Services of the provinces which produce kitchen salt should assign the functional sections to help them to carry out the professional and specialized task and assign capable cadres to monitor questions related to kitchen salt.

Chapter III

ON THE EXPANSION OF THE CIRCULATION NETWORK OF KITCHEN SALT AND ASSURANCE OF SUPPLY OF KITCHEN SALT IN ACCORDANCE WITH POLICY, QUALITY STANDARDS AND STIPULATIONS ON PRICE

1. On the organization to expand the network of kitchen salt sale:

1.1. For the market in mountain areas: Depending on the conditions of geography, transport and consumption capacity, the Trade and Tourism Service shall organize and direct the expansion of the network of sale of kitchen salt (including storage, wholesale and retail sale shops) suited to the local conditions, ensure convenience in buying and selling for the consumers, carry out the plan of storing kitchen salt to meet the need of consumption of the people in the highlands and to avoid shortage of kitchen salt during the rain and flood season.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. On the organization of the supply and sale of kitchen salt:

2.1. The Ministry of Trade shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the localities having kitchen salt producing establishments (within plan) in balancing and regulating the demand and supply of kitchen salt in the whole country, in which the Vietnam Salt Corporation shall play the key role in organizing the circulation and supply of kitchen salt on the market.

2.2. The enterprises and traders of salt shall carry out fully the stipulations on ensuring the quality of kitchen salt stipulated in Articles 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 and 19 of Decree No. 19/1999/ND-CP of April 10, 1999 of the Government on producing and supplying iodized salt to consumers.

2.3. Kitchen salt circulated on the market must meet the quality standards prescribed by the Ministry of Health and must remain within the expiry use date. To post up the price of kitchen salt at the sale places. It is forbidden to sell kitchen salt at the shops selling articles with strong odors or noxious substances, such as gas and oil, pesticides, chemical fertilizers…

2.4. Enterprises and traders are strictly forbidden to sell faked kitchen salt, substandard kitchen salt or kitchen salt that has expired its use date, and to buy kitchen salt from establishments not yet issued with certificates of qualification in criteria and conditions for production.

2.5. The Trade and Tourism Services of the centrally-run provinces and cities shall guide and help the enterprises and traders of kitchen salt on the market to observe the following principles:

a/ In the localities which can produce kitchen salt on their own, the kitchen salt producing establishments must organize themselves the wholesale and retail sale points, or commission other enterprises to conduct direct retail sale of kitchen salt to consumers and to traders who need it.

b/ For the localities which cannot produce kitchen salt on their own must sign contracts to buy kitchen salt from the production establishments which have been issued with certificates of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt.

3. On the selling price of kitchen salt:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. For other areas (outside the market in mountain areas and on offshore islands): the selling price of kitchen shall conform to the market price.

Chapter IV

DOSSIER, PROCEDURES AND COMPETENCE IN APPLYING FOR CERTIFICATE OF QUALIFICATION IN CRITERIA AND CONDITIONS FOR PRODUCING KITCHEN SALT

1. Organizations and individuals that wish to produce kitchen salt shall have to send a dossier of application for a certificate of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt to the Health Service of the province or centrally-run city (where the business has its office). The dossier comprises:

1.1. An application for the certificate of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt.

1.2. A certificate of business registration (notarized copy or valid copy as prescribed by law). If a factory or enterprise asks to add production of kitchen salt to its task or to expand the scope of production of kitchen salt, it must have a decision or a written permission of the competent authority (a notarized copy or valid copy as prescribed by law).

1.3. The plan of the enterprise for production of kitchen salt with specifications of its place, specialized equipment, technical and material bases (according to the set form).

1.4. Diploma of specialization: Certificates of specialization and technical management cadres, laboratory cadres (notarized copy or valid copy as prescribed by law).

1.5. Health certificates of public servants and personnel issued by the health authorities at district or equivalent level certifying that the applicant has been medically checked and is medically qualified to work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.7. A certificate of security in food hygiene issued by the Preventive Medicine Center under the Health Service of the province or centrally-run city, if the product of the enterprise has registered for security in food hygiene (a notarized copy or valid copy as prescribed by law).

1.8. A certificate of the provincial People’s Committee that the said establishment lies in the plan already approved.

2. After receipt of the full dossier as stipulated, the Health Service shall check the criteria and conditions as stipulated in Articles 7 and 8 of Decree No. 19/1999/ND-CP of April 10, 1999 of the Government on the production and supply of iodized salt to consumers and the criteria and conditions stipulated in this Circular. If all the criteria and conditions as prescribed are met, the Health Service shall send an official dispatch attached to the inspection attestation to the Ministry of Health proposing consideration and issue of the Certificate of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt.

3. The Ministry of Health shall set up an Advisory Council to help the Minister in the consideration and in the issue of the certificate of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt. The Council shall have the Vice Minister in charge of medical examination and treatment as chairman; the heads of the Therapy Department and the manger of the Program against Disorders Caused by Iodine Deficiency as Vice Chairmen; the representatives of the leadership of the Department for Management of the Quality and Food Security Hygiene and the Legal Department of the Ministry of Health as members.

4. The Therapy Department (Program against Disorders Caused by Iodine Deficiency) shall act as a center to receive the dossiers as stipulated in Point 1 above. After reception of the full and valid dossier, the Council shall consider and examine. If the applicant meets the prescribed criteria and conditions, the Council shall propose that the Minister of Health consider and issue the certificate of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt to the enterprise.

5. The certificate of qualification in criteria and conditions for producing kitchen salt is valid for 5 years after it is issued. Three months before the expiry date, the enterprises shall have to fill in procedures for application to re-issue of the certificate.

Chapter V

INSPECTION, SUPERVISION AND HANDLING OF VIOLATIONS

1. The establishments producing and circulating kitchen salt are placed under the inspection, supervision of the medical agencies and competent State management agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The specialized inspectors of the Ministry of Health and the Market Management Department of the Ministry of Trade are entitled to impose sanctions against administrative violations in the whole country. The specialized inspectors of the Health Service, the Market Management Division under the Trade Service are entitled to impose sanctions in the locality under their management.

4. The forms and levels of sanction against the administrative violations in the production and supply of kitchen salt are stipulated in Article 21 of Decree No. 19/1999/ND-CP of the Government on the production and supply of iodine to consumers.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its signing for promulgation and replaces Circular No. 01/TM-KD of January 16, 1995 of the Ministry of Trade.

2. Under the direction of the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the Directors of the Health Services, the Trade and Tourism Services and the Agriculture and Rural Development Services shall have to organize the implementation of this Circular and periodically report to the Ministry of Health (the Therapy Department), the Ministry of Trade (the Department of Trade Policies in the country) and the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Department of Agro-forestrial Products Processing and Rural Trades and Crafts).

In the process of implementation, if any difficulties arise, the units and localities should report in time to the inter-ministries for study and appropriate amendment and supplementation.

 

FOR THE MINISTER OF HEALTH
VICE MINISTER






Le Ngoc Trong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER





Nguyen Thien Luan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 20/1999/TTLT-YT-TM-NNPTNT ngày 10/11/1999 hướng dẫn Nghị định 19/1999/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng muối Iốt cho người ăn do Bộ Y tế - Bộ Thương mại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.880

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.203.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!