Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan Người ký: Lương Văn Tự, Nguyễn Ngọc Túc
Ngày ban hành: 17/04/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ

Hà Nội , ngày 17 tháng 4 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI -TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;
Căn cứ Nghị định 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan;
Đảm bảo thực hiện đúng Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, các luật thuế khác có liên quan và chính sách quản lý mặt hàng của Nhà nước;
Đảm bảo thực hiện đúng các Điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu mà Việt Nam đã ký kết hoặc công nhận;
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể về xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

I./ QUY ĐỊNH CHUNG

1. Xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được xác định trên cơ sở thực tế hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Certificate of Origin, dưới đây gọi tắt là C/O) quy định tại Thông tư liên tịch này là chứng từ do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp xác nhận xuất xứ của một lô hàng xuất khẩu hay nhập khẩu.

3. Nước xuất xứ hàng hoá là nước mà tại đó hàng hoá được sản xuất hoặc gia công, chế biến phù hợp với quy định về xuất xứ nêu tại Phụ lục kèm theo.

4. Nước thứ ba (nước lai xứ) là nước mà tại đó hàng hoá đi qua, tập kết, chuyển tải, chuyển khẩu, để chuyển đến nước nhập khẩu (kể cả hàng hoá làm thủ tục nhập khẩu vào nước này sau đó lại được tái xuất khẩu). Hàng hoá đi qua nước thứ ba không làm thay đổi xuất xứ nếu tại nước này chỉ thực hiện một số hoạt động giản đơn liên quan đến việc bảo quản hay đóng gói hàng hoá (Phụ lục kèm theo).

5. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia đã có hiệu lực có quy định khác với quy định tại Thông tư liên tịch này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

6. Người xuất khẩu, người nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của C/O xuất trình. Mọi hành vi gian lận về C/O của người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

II./ KIỂM TRA XUẤT XỨ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam:

a) C/O thông thường do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác cấp theo quy định của Pháp luật.

b) C/O đối với hàng hoá được hưởng ưu đãi theo các Hiệp định hoặc thoả thuận giữa Việt Nam và các nước, nhóm nước hoặc tổ chức kinh tế quốc tế do Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Chính phủ chỉ định cấp.

c) C/O cấp cho hàng hóa sản xuất tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Ban quản lý Khu công nghiệp hoặc Khu chế xuất cấp.

2. Yêu cầu có C/O trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu có liên quan đến các cam kết quy định trong các Điều ước quốc tế với các nước hoặc các tổ chức quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia.

b) Đối với hàng hóa khác, nếu trong hợp đồng thương mại có điều khoản quy định phải có C/O.

3. Kiểm tra C/O

a) Cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra C/O trong trường hợp nghi ngờ tính trung thực của C/O để lợi dụng chế độ ưu đãi đối với hàng hoá thuộc các cam kết dành ưu đãi cho nhau mà Việt Nam ký kết với các nước, nhóm nước hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế.

b) Thủ tục kiểm tra được phối hợp thực hiện giữa cơ quan Hải quan và cơ quan có thẩm quyền cấp C/O.

4. Thời điểm xuất trình C/O

a) Thời điểm xuất trình C/O là thời điểm Cơ quan Hải quan tiếp nhận bộ hồ sơ hàng xuất khẩu để làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.

b) Nếu tại thời điểm Cơ quan Hải quan tiếp nhận bộ hồ sơ hàng xuất khẩu để làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan mà người xuất khẩu chưa có C/O thì chấp nhận cho nợ C/O trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trong khi người xuất khẩu chưa có C/O để xuất trình, cơ quan Hải quan vẫn làm thủ tục xuất khẩu trên cơ sở người xuất khẩu có văn bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ của lô hàng.

III./ KIỂM TRA XUẤT XỨ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

1. C/O phải nộp cho Cơ quan Hải quan trong các trường hợp sau:

a) Hàng hoá có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu hay về các chế độ quản lý khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo các Hiệp định, thoả thuận quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước, nhóm nước hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế mà người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.

b) Những loại hàng hoá thuộc diện Nhà nước hoặc các Tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây nguy hại đến sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường.

2. Những trường hợp sau không phải nộp C/O:

a) Hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ những nước không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu của Việt Nam.

b) Hàng hoá nhập khẩu mà người nhập khẩu không có yêu cầu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu của Việt Nam.

c) Hàng nhập khẩu phi mậu dịch; hàng nhập khẩu tiểu ngạch; hàng nhập khẩu đã qua sử dụng; một số mặt hàng nông sản là hoa, quả tươi nhập khẩu từ các nước có biên giới đất liền chung với Việt Nam và những lô hàng nhập khẩu thương mại khác có tổng trị giá không vượt quá 60US$. Việc xác định xuất xứ hàng hóa đối với các trường hợp này được căn cứ trên cơ sở thực tế hàng hóa, các chứng từ liên quan và Tờ khai hải quan do người nhập khẩu tự kê khai, nhưng cán bộ Hải quan phải ghi rõ căn cứ để xác định xuất xứ và nước xuất xứ vào Tờ khai hải quan, nếu không đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa thì tiến hành làm thủ tục hải quan theo chế độ quy định thông thường.

d) Hàng hoá tại thời điểm làm thủ tục hải quan có thuế suất thuế nhập khẩu bằng không (0%) và được miễn thuế giá trị gia tăng.

e) Hàng quá cảnh.

3. Thời điểm nộp C/O:

a) Thời điểm nộp C/O cho Cơ quan Hải quan là thời điểm Cơ quan Hải quan tiếp nhận bộ hồ sơ hàng nhập khẩu để làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.

b) Tại thời điểm làm thủ tục đăng ký Tờ khai hải quan nếu người nhập khẩu chưa có C/O nộp cho cơ quan Hải quan thì phải có văn bản đề nghị cho nộp chậm C/O. Trong thời gian chờ nộp bổ sung C/O, Cơ quan Hải quan sẽ làm thủ tục hải quan theo chế độ thông thường.

c) Thời điểm nộp văn bản đề nghị nộp chậm C/O là lúc đăng ký tờ khai hải quan. Thời gian cho nợ C/O tối đa là 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

4. Thể thức và mẫu của C/O.

a) C/O nộp cho cơ quan Hải quan phải là bản chính và có đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:

- Số phát hành C/O.

- Tên, địa chỉ người xuất khẩu; nước xuất khẩu.

- Tên, địa chỉ người nhập khẩu; nước nhập khẩu.

- Thông tin về vận tải hàng hóa (địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận chuyển, nơi đến).

- Nhãn, mác; số và loại bao gói; mô tả hàng hóa.

- Trọng lượng.

- Xuất xứ của hàng hóa.

- Doanh nghiệp đề nghị xin cấp C/O (tên, ngày, tháng, năm xin cấp)

- Tổ chức cấp C/O (tên, ngày, tháng, năm cấp, dấu).

b) Trường hợp C/O không làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì phải kèm theo bản dịch có công chứng hoặc do giám đốc công ty ký đóng dấu và chịu trách nhiệm. Nếu trên C/O có sửa chữa, tẩy xoá thì cơ quan, tổ chức cấp C/O phải đóng dấu xác nhận việc sửa chữa, tẩy xóa này.

c) C/O phải do các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước cấp C/O (Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Cơ quan Hải quan v.v..) hoặc các tổ chức khác được Nhà nước quy định (thông thường là Phòng Thương mại hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp). Trường hợp C/O do nhà sản xuất cấp thì phải có xác nhận của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước cấp có liên quan.

d) Ngày cấp C/O có thể trước hoặc sau ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải, nhưng phải phù hợp với thời gian quy định được phép nộp chậm C/O.

c) Một bản C/O có thể được cấp và xác nhận xuất xứ cho nhiều mặt hàng thuộc một lô hàng nhập khẩu và chỉ có giá trị đối với lô hàng này.

f) C/O cấp lại do mất mát, thất lạc thì trên bản C/O được cấp lại phải có dòng chữ " Sao y bản chính" bằng tiếng Anh " Certified true copy".

g) C/O xuất trình không đúng với thời gian quy định do các điều kiện bất khả kháng hoặc có lý do xác đáng, Cục trưởng Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố xem xét từng trường hợp cụ thể để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

h) C/O đã nộp cho Cơ quan Hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội dung. Việc xem xét xuất xứ hàng hóa được căn cứ trên bản C/O đã nộp này. Trừ những trường hợp nhầm lẫn có xác nhận của tổ chức cấp C/O thì Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục chấp nhận C/O nộp bổ sung.

5. Kiểm tra C/O:

a) C/O phải được kiểm tra để đáp ứng được các quy định nêu tại điểm 4 trên đây; nội dung trên C/O phải phù hợp với các chứng từ đi kèm lô hàng và thực tế hàng hoá đã được kiểm tra hải quan. Nếu nội dung ghi trong C/O có những sai lệch với các chứng từ khác mà Cơ quan Hải quan xét thấy những sai lệch đó không làm ảnh hưởng đến mục đích của việc xác định xuất xứ hàng hóa và trên cơ sở những lý do hợp lý thì chấp nhận C/O để làm thủ tục hải quan.

b) Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của C/O thì cơ quan Hải quan yêu cầu chủ hàng cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh. Thời gian cho phép để chủ hàng xuất trình thêm các chứng từ chứng minh C/O là 90 ngày tính từ ngày đăng ký tờ khai; Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục ưu đãi theo quy định sau khi chủ hàng xuất trình các chứng từ chứng minh được là C/O hợp lệ.

c) Đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ của các nước được hưởng quy chế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) khi làm thủ tục nhập khẩu nếu chủ hàng xuất trình C/O mẫu thông thường do tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp thì Cơ quan Hải quan chấp nhận C/O đó và không kiểm tra đối chiếu tên tổ chức, mẫu dấu, chữ ký trên C/O.

6. Yêu cầu về C/O đối với hàng hoá nhập khẩu thông qua nước thứ ba:

a) Đối với hàng hoá được sản xuất tại một nước thuộc diện hưởng ưu đãi nhưng được nhập khẩu từ nước thứ ba cũng là nước được hưởng ưu đãi, Cơ quan Hải quan chấp nhận C/O do nước thứ ba cấp.

b) Đối với hàng hoá có xuất xứ từ một nước thuộc diện hưởng ưu đãi nhưng được nhập khẩu từ nước thứ ba không được hưởng ưu đãi, Cơ quan Hải quan chấp nhận C/O của nước thứ ba cấp kèm bản sao C/O của nước xuất xứ.

c) Trường hợp hàng hoá được bán qua nhiều nước rồi mới đến nước nhập khẩu thì nước cuối cùng từ đó hàng hoá đi đến nước nhập khẩu được xem như là nước thứ ba.

d) Việc mua bán thông qua nước thứ ba làm trung gian nhưng hàng hoá được vận chuyển thẳng (trực tiếp) từ nước sản xuất đến Việt nam không đi qua nước trung gian thì Cơ quan Hải quan chấp nhận C/O của nước xuất xứ cấp với điều kiện phải phù hợp với các chứng từ như vận đơn, lược khai hàng hoá.

7. Các trường hợp khác:

a) Trường hợp người nhập khẩu có C/O cho cả một lô hàng, trong đó chỉ nhập một phần của lô hàng thì Cơ quan Hải quan chấp thuận C/O cấp cho cả lô hàng đó đối với phần hàng hoá nhập khẩu.

b) Trường hợp xuất xứ cộng gộp như các linh kiện, phụ tùng sản xuất tại nhiều nước khác nhau được lắp ráp ở một nước thì Cơ quan Hải quan chấp nhận C/O được cấp tại nước lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm đó. Việc công nhận nước lắp ráp là nước xuất xứ hàng hóa nếu hoạt động lắp ráp đó không thuộc các hoạt động giản đơn như quy định tại Phụ lục kèm theo;

c) Hàng tái nhập, hàng xuất khẩu bị trả về có xuất xứ từ Việt nam, nếu đã xuất trình C/O khi làm thủ tục xuất khẩu thì khi tái nhập, Cơ quan Hải quan chỉ cần đối chiếu bộ chứng từ hàng thực xuất trước đó với hàng hoá thực nhập, nếu đúng tên hàng, ký mã hiệu, quy cách phẩm chất thì Hải quan chấp nhận làm thủ tục tái nhập khẩu theo quy định, không yêu cầu phải có C/O.

8. Cơ quan Hải quan chỉ xem xét giải quyết những vướng mắc về xuất xứ hàng hóa trong thời gian 01 năm, tính từ thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan.

IV./ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi văn bản hướng dẫn trước đây có liên quan đến quy định về xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đều bãi bỏ (trừ các văn bản quy định xuất xứ hàng hóa thuộc các hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế đã được Việt Nam tham gia ký kết).

2. Cục Hải quan và Sở Thương mại các Tỉnh, Thành phố căn cứ các quy định trên để thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh thì thống nhất báo cáo về Tổng cục Hải quan và Bộ Thương mại để có chỉ đạo giải quyết.

Lương Văn Tự

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Túc

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

1. Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý:

Những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là những sản phẩm được gia công hay chế biến không có sự tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được gọi là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý. Đó là những sản phẩm sau:

a) Các mặt hàng khoáng sản được khai thác từ lòng đất, từ trong vùng sông nước của nước đó hoặc trong lòng biển hoặc đại dương.

b) Các mặt hàng có nguồn gốc thực vật được trồng trọt trong nứơc này.

c) Các loại động vật được sinh ra và chăn nuôi tại nước này.

d) Các mặt hàng được chế biến từ những động vật sống trong nước này.

e) Các sản phẩm từ săn bắn và chài lưới được chế biến từ nước này.

f) Các sản phẩm từ việc đánh bắt trên biển và các sản phẩm khác khai thác từ biển có được trên các con tầu của nước này.

g) Các mặt hàng có được từ bong của các con tầu có chức năng chế biến của nước này, chỉ đối với các sản phẩm nêu ở mục (f).

h) Các sản phẩm khai thác từ lòng đất hoặc dưới lòng biển bên ngoài phạm vi lãnh hải của một nước, đã quy định rằng nước đó có quyền duy nhất khai thác trên vùng đất hoặc nằm sâu dưới lòng vùng đất đó.

i) Phế liệu và chất thải là kết quả của các hoạt động chế biến hoặc gia công và các mặt hàng không còn sử dụng được thu lượm trong nước này chỉ có thể dùng tái chế làm vật liệu ban đầu.

j) Các hàng hoá được sản xuất trong nước đó, chỉ từ các sản phẩm được nêu từ mục (a) đến (i) trên.

2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy:

- Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy là hàng hoá trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm này.

- Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý được công nhận có xuất xứ của nước thực hiện gia công hoặc chế biến cuối cùng nếu các sản phẩm làm ra tại nước đó không thuộc các thao tác đơn giản sau:

a) Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

b) Các công việc đơn giản như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

c) i. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng;

ii. Việc đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

d) Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

e) Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một hay nhiều thành phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.

f) Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh;

g) Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ a đến f;

h) Giết mổ động vật.

THE MINISTRY OF TRADE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ

Hanoi, April 17, 2000

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IDENTIFICATION AND CHECKING OF GOODS ORIGIN

Pursuant to the Ordinance on Customs of February 20, 1990;
Pursuant to the Government’s Decree No. 94/1998/ND-CP of November 17, 1998 detailing the implementation of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Export Tax and Import Tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 16/1999/ND-CP of March 27, 1999 stipulating the customs procedures, customs supervision and customs fees;
In order to ensure compliance with the Law on Export Tax and import Tax, other relevant tax laws as well as the commodity management policy of the State;
In order to ensure compliance with the international agreements related to export and import activities, which Vietnam has signed or recognized;
After consulting the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and the Ministry of Planning and Investment;
The Ministry of Trade and the General Department of Customs hereby jointly provide the following specific guidance on the identification and checking of the origin of imported and exported goods:

I. GENERAL PROVISIONS

1. The origin of imported or exported goods is identified on the basis of the actual goods, the certificates of origin of goods, the customs declaration forms and documents of the customs dossiers.

2. The certificates of origin of imported or exported goods (hereinafter called C/O for short) prescribed in this Joint Circular are documents issued by the competent agencies or organizations certifying the origin of a lot of imported or exported goods.

3. The country of origin of goods is a country where the goods are manufactured or processed in compliance with the provisions on goods origin in the appendix enclosed herewith.

4. The third country is a country where the goods are in transit, gathered, transshipped, or transported cross-border for further transportation to the importing country (including goods which are imported in such country for re-export). The origin of the goods going via a third country shall not be changed if in this country only several simple activities relating to goods preservation or packing are performed (the appendix enclosed herewith).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The exporters and importers shall be accountable before law for the legality and validity of the C/Os they present. All acts of fraudulence related to C/Os committed by importers or exporters shall be dealt with according to current provisions of law.

II. CHECKING THE ORIGIN OF EXPORTED GOODS

1. Vietnamese agencies competent to issue C/Os:

a/ Ordinary C/Os are issued by the Vietnam Chamber of Commerce and Industry or other competent agencies according to the provisions of law.

b/ C/Os of goods entitled to preferential treatment under the treaties or agreements between Vietnam and foreign countries, groups of countries or international economic organizations, are issued by the Ministry of Trade or agencies designated by the Government.

c/ C/Os of goods manufactured in industrial parks or export processing zones are issued by the management boards of these industrial parks or export processing zones.

2. C/Os are required for the following cases:

a/ Exported goods related to commitments stated in the international agreements with foreign countries or international organizations, which Vietnam has signed or acceded to.

b/ Other goods, if there is a provision on the C/O requirement in their commercial contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The customs offices shall check C/Os only when they doubt the authenticity of the C/Os which might be used to abuse the preferential treatment regime for goods subject to commitments on mutual preferential treatment signed between Vietnam and foreign countries, groups of countries or international economic organizations.

b/ The checking procedures shall be jointly effected by the customs offices and the agencies competent to issue C/Os.

4. Time for presentation of C/Os:

a/ The time for presentation of C/Os for checking is the time when the customs office receives the dossier of exported goods to carry out the procedures for registration of customs declaration forms.

b/ If, at the time the customs office receives the dossier of the exported goods for carrying out the procedures for registration of customs declaration forms, the exporter does not have a C/O, it may produce it later within 60 days after the date of registration of the customs declaration form. Pending the C/O, the customs office may carry out the export procedures if the exporter makes a written commitment and be responsible before law for the origin of the goods lot.

III. CHECKING THE ORIGIN OF IMPORTED GOODS

1. C/Os must be submitted to the customs offices in the following cases:

a/ Goods of origin from those countries offered by Vietnam the preferences in terms of import tariffs or other management regimes according to the Vietnamese laws or international treaties or agreements signed between Vietnam and foreign countries, groups of countries or international economic organizations and the importers wish to enjoy such preferences.

b/ Those kinds of goods which are announced by the State or international organizations to be then likely to cause harm to the community health or environmental hygiene.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Imported goods of origin from countries not on Vietnam’s list of countries enjoying preferential import tariffs.

b/ Imported goods for which the importers do not ask for Vietnam’s preferential import tariffs.

c/ Non-commercial imported goods; non-quota imported goods; imported used goods; some agricultural produce being fresh flowers and fruits imported from countries sharing land border with Vietnam and other imported lots of commercial goods with a total value not exceeding 60 USD. The identification of the origins of the goods in these cases shall be based on the actual goods, the relevant documents and customs declarations forms filled in by the importers themselves, but the customs officers must clearly write the bases for identifying the goods origins and the countries of origin in the customs declaration forms. Where there are not enough bases for identifying the goods origins, the customs procedures shall be carried out according to the normal prescribed regime.

d/ Goods subject to an import tariff rate of 0% at the time they are imported and exempt from value added tax.

e/ Goods in transit.

3. Time for submission of C/Os

a/ The time for submitting C/Os to the customs office is the time the customs office receives the dossiers of imported goods for carrying out the procedures for registration of the customs declaration forms.

b/ At the time of carrying out the procedures for registration of the customs declaration forms, if the importers have no C/Os to submit to the customs offices, they must make a written request for late submission of C/Os. Pending the C/Os, the customs offices shall carry out the customs procedures according to the normal regime.

c/ The time for submission of the written requests for late C/O submission is the time of registration of the customs declaration forms. The maximum time for late C/O submission is 60 days from the date of registration of the customs declaration forms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ C/Os submitted to the customs offices must be the originals containing in full the following principal contents:

- The issuance number of the C/O

- The name and address of the exporter; the exporting country.

- The name and address of the importer; the importing country.

- Information on goods transportation (place of loading goods onto the transport means, place of destination).

- The trademark and label; the number and type of packs; description of goods.

- Weight.

- The goods origin.

- The enterprise requesting the issuance of C/O (the enterprise’s name, the date of request for issuance)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Where a C/O is not made in English or French, it must be enclosed with a translation either notarized or signed and stamped by the company’s director who shall be responsible for it. If a C/O contains some correction or erasure, the agency or organization that issues the C/O must affix a stamp attesting to such correction or erasure.

c/ C/Os must be issued by the competent agencies as prescribed by the C/O-issuing countries (the Ministry of Trade, the Ministry of Industry, the Ministry of Finance, the Customs Service...) or other organizations designated by the State (normally the Chamber of Commerce or the Chamber of Commerce and Industry). Where a C/O is issued by the manufacturer, it must be certified by the concerned competent agency or organization of the issuing country.

d/ The date of issuance of C/O may be before or after the date of loading the goods onto the transport means, but must comply with the provisions on the prescribed time for late submission.

e/ A C/O may be issued to certify the origin of several goods items of the same lot of imported goods and valid only for that lot.

f/ A C/O which is re-issued due to loss or misplacement must be inscribed with the words "Sao y ban chinh" in English "Certified true copy".

g/ For C/Os presented not at the prescribed time due to force majeure events or a plausible reason, the directors of the provincial/municipal Customs Departments shall consider on the case-by-case basis and direct the settlement according to their competence.

h/ C/Os already submitted to the customs offices cannot be changed or amended. The consideration of the goods origins shall be based on the submitted C/Os. The customs office where the import/export procedures are carried out shall accept a new C/O only in cases where there are mistakes attested to by the C/O-issuing organizations.

5. Checking C/Os:

a/ C/Os must be checked to ensure their compliance with the provisions stated at Point 4 above; the principal contents of a C/O must match the documents accompanying the goods lot as well as the goods already going through customs inspection. If the contents of a C/O contains some disparities with the other documents but the customs offices deem that such disparities do not affect the identification of the goods origin, they can accept such C/O and proceed with the customs procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ For goods imported from countries and territories of countries that enjoy the most favored nation (MFN) status, when carrying out the importing procedures, if the goods owners produce C/Os of the normal form issued by the competent organizations or agencies of the exporting countries, the customs offices shall accept such C/Os without checking and comparing the organizations’ names, specimen stamps and signatures with those on the C/Os.

6. C/O requirements for goods imported via a third country:

a/ For goods manufactured in a country eligible for preferential treatment but imported from a third country which is also eligible for preferential treatment, the customs offices shall accept the C/O issued by the third country.

b/ For goods of origin from a country eligible for preferential treatment but imported from a third country not eligible for preferential treatment, the customs offices shall accept the C/O issued by the third country, which is enclosed with the copy of the C/O of the country of origin.

c/ Where the goods are sold through several countries before coming to the importing country, the last country from which the goods come to the importing country is regarded as third country.

d/ The sale and purchase of goods via a third country as an intermediary but the goods are transported directly from the manufacturing country to Vietnam without going through the intermediary country, the customs offices shall accept the C/O of the manufacturing country given that such C/O matches with such documents as bill of lading, goods descriptions.

7. Other cases:

a/ Where the importer has a C/O for the whole lot of goods but only part of the goods lot is imported, the customs offices shall accept the C/O, which is issued for the whole lot of goods, for the actually imported volume of goods.

b/ Where the goods have their components and/or spare parts made in different countries and assembled in one country, the customs offices shall accept the C/O issued by the country where the products are completely assembled. The assembling country shall be recognized as the country of origin of goods if the assembling activities are not on the list of simple activities prescribed in the attached Appendix;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. The customs offices only consider and settle problems related to goods origin within one year from the date of registration of customs declaration forms.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Joint Circular takes effect 15 days after its signing. All earlier guiding regulatory documents on the origin of exported and imported goods are hereby annulled (with the exception of the documents prescribing the goods origin under the international treaties or agreements which Vietnam has signed or acceded to).

2. The provincial/municipal Customs Departments and Trade Services shall base themselves on the above provisions for implementation and jointly report any arising problems to the General Department of Customs and the Ministry of Trade for direction on their settlement.

 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Luong Van Tu

FOR THE GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Nguyen Ngoc Tuc

 

APPENDIX

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Goods of pure origin:

Products of natural origin or products which are worked or processed without imported materials and raw materials or those of unclear origin, are called goods of pure origin. These products include:

a/ Articles of minerals exploited from the subsoil, from the water areas of the country or from the seabed or ocean.

b/ Articles of origin from vegetation planted in the country.

c/ Species of animals born and raised in the country.

d/ Articles processed from animals living in the country.

e/ Products of hunting and fishing, which are processed in the country.

f/ Products of marine fishing and other products exploited from the sea, which are aboard ships of the country.

g/ Articles made aboard ships with the processing function, of the country, for products stated at Item (f) only.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i/ Discarded material and waste materials from processing activities and useless articles gathered in the country, which may be only recycled for use as initial materials.

j/ Goods manufactured in the country, only from products stated from Items (a) to (i) above.

2. Goods of impure origin:

- Goods of impure origin are those being manufactured or processed or worked from materials and raw materials or by labor of two or more countries participating in the creation of these products.

- Goods of impure origin are recognized as being of origin from the country where they are processed or worked at the final stage and such processing activities are other than the following simple operations:

a/ Goods preservation during the transportation and storage process (air ventilation, spreading, drying, freezing, soaking in salt, sulfuric smoking, or adding with other additives, removal of damaged parts and similar work).

b/ Simple job like dusting, sorting, selecting, categorizing (including set arranging), cleaning, painting and portioning.

c/ i. Changing wrappings, unloading or assembling of goods lots;

ii. Bottling, packing and other simple packing work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Simple mixing of products, including different components, if one or more constituents of the mixtures fail to meet the prescribed conditions for consideration of being of origin from the place where this work is carried out.

f/ Simple assembling of parts to create complete products.

g/ Combination of two or more jobs listed from a to f.

h/ Animal slaughtering.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ ngày 17/04/2000 hướng dẫn xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá do Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.638

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.137.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!