Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/TTLN Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Thị Tuyết, Phạm Tâm Long, Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành: 20/06/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/TTLN

Hà Nội , ngày 20 tháng 6 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ NỘI VỤ SỐ 02/TTLN NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ MỘT SỐ HÀNH VI XÂM PHẠM ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG Ở VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vừa ban hành Chỉ thị số 94-CT ngày 25-3-1992 "về tổ chức và quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung trong tình hình mới". Để thực hiện tốt Chỉ thị nói trên của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn một số vấn đề sau đây:

1. Các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Toà án ở các địa phương có biên giới giáp với Trung Quốc cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác như Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường, thi hành nghiêm chỉnh Chỉ thị số 94-CT ngày 25-3-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng "về tổ chức và quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung trong tình hình mới"; kiên quyết xử lý nghiêm khắc, truy tố, xét xử kịp thời những hành vi xâm phạm đến việc quản lý thị trường ở vùng biên giới Việt - Trung trong tình hình mới.

2. Theo điểm 1 mục II Chỉ thị số 94-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì chỉ các Công ty thương mại và các thực thể kinh tế khác (bao gồm Quốc doanh Trung ương và Quốc doanh địa phương, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp tác, liên doanh với nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch cấp mới được hoạt động mậu dịch xuất nhập khẩu. Do đó, trong trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức không thuộc các đối tượng nói trên, hay thuộc các đối tượng nói trên nhưng không có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch cấp, mà hoạt động mậu dịch xuất nhập khẩu hoặc tuy có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch cấp nhưng hoạt động mậu dịch xuất nhập khẩu không đúng với nội dung giấy phép đều là hoạt động trái phép, phải bị xử lý theo pháp luật. Trong trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người hoạt động mậu dịch xuất nhập khẩu trái phép thì khởi tố, truy tố, xét xử về tội buôn lậu qua biên giới (Điều 97 Bộ Luật Hình sự). Nếu hàng hoá là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, các chất ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, mà ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu qua biên giới còn phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng (theo các Điều 95, 96, 96a, 99 Bộ Luật Hình sự).

3. Theo điểm 2 Mục II Chỉ thị số 94-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thì tham gia xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới chỉ là những người kinh doanh nhỏ và phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định số 221-HĐBT ngày 23-7-1991 của Hội đồng Bộ trưởng;

- Phải là cư dân thường trú tại khu vực biên giới;

- Phải có giấy phép kinh doanh buôn bán do Uỷ ban nhân dân huyện cấp theo quy định trong Nghị định số 66-HĐBT ngày 2-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng;

- Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp.

Đồng thời, cũng theo Điểm 2 Mục II Chỉ thị số 94-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì người kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới các mặt hàng Nhà nước cấm, các mặt hàng Nhà nước quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch và các mặt hàng Nhà nước thống nhất cân đối việc xuất nhập khẩu (Danh mục cụ thể những mặt hàng này do Bộ Thương mại và Du lịch định kỳ công bố). Người kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chịu sự kiểm soát của Hải quan.

Như vậy, người nào kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới mà không có đầy đủ các điều kiện nêu trên hoặc tuy có đầy đủ các điều kiện nêu trên, nhưng kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới các mặt hàng trong danh mục cụ thể do Bộ Thương mại và Du lịch định kỳ công bố cấm kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới đều là trái phép và phải bị xử lý theo pháp luật. Trong trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thì khởi tố, truy tố, xét xử về tội "buôn lậu qua biên giới" (Điều 97 Bộ Luật Hình sự). Nếu hàng hoá là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, các chất ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ, thì cũng bị xử lý theo hướng dẫn đã được nêu ở điểm 2.

4. Các tổ chức của Trung Quốc và cá nhân là người sinh sống ở Trung Quốc được phép kinh doanh tại chợ biên giới Việt Nam phải nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức theo các luật thuế của Việt Nam; nếu tổ chức, cá nhân nào có hành vi trốn tránh việc nộp thuế, thì phải bị xử lý theo pháp luật của Việt Nam. Trong trường hợp những người vi phạm không thuộc một trong các quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ Luật Hình sự và nếu phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thì khởi tố, truy tố, xét xử về tội "trốn thuế" (Điều 169 Bộ Luật Hình sự).

5. Theo điểm 3 mục II Chỉ thị số 94-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì người của mỗi bên được mang theo một số tiền nhất định của nước mình khi xuất nhập cảnh qua biên giới để dùng vào việc mua bán ở chợ biên giới. Do đó, người nào mang theo số tiền quá mức mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định, thì phải xử lý theo pháp luật của Việt Nam. Trong trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thì khởi tố, truy tố, xét xử về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (Điều 97 Bộ Luật Hình sự).

6. Những tổ chức của Trung Quốc và cá nhân là người sinh sống ở Trung Quốc, nếu có hành vi khai thác trái phép hải sản và các tài nguyên khác trong nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam, thì phải bị xử lý theo pháp luật của Việt Nam. Trong trường hợp những người vi phạm không thuộc một trong trong các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ Luật Hình sự và phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thì khởi tố, truy tố, xét xử về tội "vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam" (Điều 179 Bộ Luật Hình sự).

7. Khi xử lý các hành vi vi phạm nói trên, các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án cần nắm vững những hướng dẫn tại các Thông tư liên ngành số 11-TTLN ngày 20-11-1990 và số 12-TTLN ngày 31-12-1990 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ để việc điều tra, truy tố, xét xử được nghiêm minh, đúng pháp luật.

Nguyễn Thị Tuyết

(Đã ký)

Phạm Tâm Long

(Đã ký)

Trịnh Hồng Dương

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên ngành 02/TTLN ngày 20/06/1992 về xử lý một số hành vi xâm phạm đến việc quản lý thị trường ở vùng biên giơí Việt Trung do Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.382

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.213.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!