Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 96/2003/TT-BTC kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hướng dẫn thi hành Nghị định 102/2001/NĐ-CP

Số hiệu: 96/2003/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 10/10/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 96/2003/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 96/2003/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2001/NĐ-CP NGÀY 31/12/2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số nội dung về kiểm tra sau thông quan như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Kiểm tra sau thông quan

1.1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng hoá hoặc người được uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết là đơn vị được kiểm tra) đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan, để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

1.2. Đối tượng kiểm tra sau thông quan là các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các dữ liệu điện tử và các giấy tờ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân gồm: người khai hải quan, đại lý làm thủ tục hải quan; người hoặc đại lý mua, bán, tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân lưu giữ và sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

1.3. Phạm vi kiểm tra sau thông quan:

1.3.1. Việc kiểm tra sau thông quan chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

1.3.2. Trước và trong quá trình kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan phải làm việc với các cơ quan như: Cơ quan Thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm, Giám định, Vận tải, Giao nhận và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan để đối chiếu, thẩm tra xác minh tính chính xác của các chứng từ, tài liệu thuộc lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, cụ thể:

- Các bản kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào bán ra, các tờ khai thuế, báo cáo tài chính...của đơn vị được kiểm tra;

- Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng;

- Chứng từ bảo hiểm;

- Chứng thư giám định, kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hoá;

- Hợp đồng vận tải, vận tải đơn và các chứng từ tương đương;

- Hợp đồng, hoá đơn hoặc các chứng từ giao nhận hàng hoá;

- Các chứng từ, tài liệu của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp các chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Hải quan.

1.3.3. Trường hợp cần thiết đối với số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan còn đang lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan thì cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá để có kết luận chính xác nội dung kiểm tra.

1.3.4. Trong thời hạn 5 năm (60 tháng) kể từ ngày hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan, cơ quan Hải quan được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan đó.

2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan

Dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan cụ thể như sau:

2.1. Khi phát hiện có dấu hiệu các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan không hợp pháp, hợp lệ theo quy định về hình thức, nội dung ghi chép, trình tự thời gian (như sự không khớp, không đúng, không thống nhất, thiếu tính hợp lý giữa các chứng từ đó trong hồ sơ hải quan liên quan đến các thông tin về tên hàng; số lượng; trọng lượng; dung tích, thể tích; nhãn hiệu; mã số, thuế suất; tính chất; thành phần, cấu tạo; công dụng; quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá).

2.2. Khi phát hiện có dấu hiệu khai trị giá tính thuế không hợp lý, không đúng chế độ quy định về quản lý giá tính thuế của Nhà nước như:

2.2.1. Khai sai giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giá thực tế phải thanh toán hoặc đã thanh toán;

2.2.2. Giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu quá bất hợp lý và chênh lệch thấp hơn so với:

- Giá bán của hàng hoá đó trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi đã trừ thuế, các chi phí và lợi nhuận hợp lý sau nhập khẩu và/hoặc

- Giá nhập khẩu của hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự do các doanh nghiệp khác nhập khẩu tại cùng thời điểm, cùng thị trường, cùng phương thức giao hàng.

2.2.3. Phương thức và thời gian thanh toán thực tế không phù hợp với việc khai trên hồ sơ hải quan và không đúng với quy định của Nhà nước;

2.2.4. Bất hợp lý trong việc khai phương thức vận tải, phương tiện vận tải, quãng đường vận tải, tuyến đường vận tải, cước phí vận tải.

2.2.5. Bất hợp lý trong việc khai phí bảo hiểm.

2.3. Thông tin về xuất xứ, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với quy định và thực tế hàng hoá hoặc có dấu hiệu giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhằm hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và gian lận thương mại.

2.4. Có dấu hiệu gian lận trong việc hưởng ưu đãi về chính sách thuế, gian lận thương mại như: Sử dụng không đúng mục đích, gian lận định mức tiêu hao nguyên liêu, phụ liệu đối với hàng gia công, hàng nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được hưởng chế độ miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Luật Thuế khác có liên quan, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước...

2.5. Lô hàng có dấu hiệu vi phạm chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Nhà nước như: Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền nhưng không có giấy phép; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa vi phạm về loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá có dấu hiệu vi phạm về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan như lợi dụng chế độ miễn kiểm tra hải quan hoặc kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá không quá 10%;

2.6. Có thông tin về nội dung kết luận của chứng thư giám định, kết quả phân tích, phân loại lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu do các cơ quan, tổ chức giám định, phân tích, phân loại hàng hoá không đúng với tính chất và công dụng thực tế của hàng hoá; thẩm quyền, chức năng, phạm vi giám định, phân tích, phân loại hàng hoá không đúng quy định nhằm lợi dụng để gian lận thương mại, trốn thuế.

2.7. Các dấu hiệu nghi vấn khác.

3. Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý và quản lý thông tin

3.1. Các nguồn thu thập thông tin:

Dấu hiệu vi phạm pháp luật về Hải quan được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như:

3.1.1. Trong ngành Hải quan:

- Thông tin từ quá trình thông quan như: từ bộ phận tiếp nhận đăng ký tờ khai, bộ phận kiểm tra thực tế hàng hoá, bộ phận tính thuế, bộ phận giá;

- Thông tin từ công tác phúc tập hồ sơ hải quan tại các Chi cục Hải quan qua các báo cáo định kỳ và đột xuất;

- Thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố như Phòng giá, Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý, Phòng nghiệp vụ, Đội kiểm soát Hải quan, Thanh tra;

- Thông tin từ các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố khác nơi tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan;

- Thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan như Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Giám sát quản lý về hải quan, Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.

3.1.2. Thông tin từ các đơn vị trong ngành Tài chính:

- Các đơn vị trong ngành Thuế;

- Các đơn vị thuộc hệ thống Thanh tra tài chính các cấp;

- Cục Tài chính doanh nghiệp;

- Cục Quản lý giá, các Trung tâm thẩm định giá;

- Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước;

- Các đơn vị khác thuộc và trực thuộc ngành Tài chính.

3.1.3. Thông tin ngoài ngành Tài chính:

- Thông tin từ các cơ quan ngoài ngành: Bộ Thương mại, Cơ quan Quản lý thị trường, Cơ quan Công an, Cơ quan Kiểm lâm, Ngân hàng, Bộ đội Biên phòng, các Cơ quan Thanh tra chuyên ngành thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành..;

- Thông tin từ cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng giống hệt, mặt hàng tương tự;

- Thông tin thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và Internet;

- Thông tin từ đơn thư tố giác của quần chúng, thông tin của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành.

3.1.4. Thông tin thu thập được qua việc hợp tác với Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Tổ chức Tình báo Hải quan (RILO), Tổ chức Hải quan ASEAN và các tổ chức kinh tế quốc tế khác.

3.1.5. Thông tin từ các nguồn khác.

3.2. Nội dung của việc phân tích, phân loại thông tin:

Các thông tin sau khi thu thập phải được phân tích, phân loại theo các tiêu chí sau:

3.2.1. Thông tin về tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu: Những thông tin chung về người xuất khẩu, nhập khẩu (tên, mã số thuế của doanh nghiệp, địa chỉ, tài khoản, số hiệu tài khoản, ngành nghề, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, các chi nhánh...); phạm vi hoạt động; lĩnh vực kinh doanh; loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; người xuất khẩu, người nhập khẩu ở nước ngoài có quan hệ mua bán với đơn vị được kiểm tra; tình hình tài chính của doanh nghiệp, những dữ liệu về quá trình chấp hành pháp luật hải quan (số lần vi phạm bị xử lý, mức độ xử lý...);

3.2.2. Thông tin về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Mặt hàng, số lần xuất khẩu, nhập khẩu, số lượng hàng, trị giá tính thuế, trị giá hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, mã số, thuế suất, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, nhãn hiệu hàng hoá và các thông tin khác đánh giá về mức độ gian lận thương mại của hàng hoá;

3.2.3. Một số thông tin khác: tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển hàng hoá, giá cả các mặt hàng tại thị trường nước ngoài...

3.3. Xử lý thông tin:

Các thông tin sau khi thu thập, phân tích, được xử lý như sau:

3.3.1. Đối với các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thương mại của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tổ chức, cá nhân có trụ sở đóng trên phạm vi, địa bàn quản lý của đơn vị thì tiến hành nghiên cứu hồ sơ hải quan, xác minh những vấn đề có liên quan, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan để có kết luận chính xác về hành vi vi phạm pháp luật hải quan, gian lận thương mại.

3.3.2. Đối với các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thương mại của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tổ chức, cá nhân có trụ sở đóng ngoài phạm vi, địa bàn quản lý của đơn vị thì lập báo cáo nêu rõ dấu hiệu vi phạm, cung cấp các thông tin về lô hàng, về tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu (nếu có) trình cấp có thẩm quyền ký và chuyển cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thuộc địa bàn mà tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu lô hàng đó đặt trụ sở để tiến hành kiểm tra sau thông quan; Cung cấp hồ sơ hải quan và/hoặc có thể cử cán bộ phối hợp nếu có yêu cầu bằng văn bản của Cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu đóng trụ sở.

3.4. Cơ quan thu thập, phân tích, xử lý và quản lý thông tin:

3.4.1. Tại Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố:

- Trên địa bàn quản lý hành chính của mình, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn, phân tích, xử lý, quản lý thông tin và thông báo đến từng Chi cục Hải quan cửa khẩu các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, các thủ đoạn gian lận thương mại của các tổ chức cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi địa bàn mình quản lý; Báo cáo về Tổng cục Hải quan theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất;

- Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin cho Phòng Kiểm tra sau thông quan; phối hợp với Phòng Kiểm tra sau thông quan để phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

3.4.2. Tại cơ quan Tổng cục Hải quan:

- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát tổ chức thu thập, phân tích và quản lý các thông tin trong nước, ngoài nước để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan. Cụ thể:

- Cục Kiểm tra sau thông quan là đầu mối tổ chức thu thập, phân tích, phân loại và xử lý các thông tin; thông báo về các thủ đoạn gian lận, dấu hiệu vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu trong toàn ngành để các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có biện pháp quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả.

- Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan như: Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Giám sát quản lý về hải quan, Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam ... có trách nhiệm cung cấp các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu cho Cục Kiểm tra sau thông quan; phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu trong công tác kiểm tra sau thông quan.

Các thông tin thu thập phải được quản lý chặt chẽ. Việc trao đổi và cung cấp thông tin trong nội bộ và ra ngoài ngành phải theo đúng quy chế và đảm bảo chế độ bảo mật. Từng bước áp dụng công nghệ tin học vào việc thu thập, phân tích và quản lý thông tin tại tất cả các đơn vị Hải quan.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy chế quy định chi tiết chế độ thu thập, phân tích, xử lý và quản lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

4. Thẩm quyền ký quyết định kiểm tra sau thông quan

4.1. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan của các tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, có trụ sở hoạt động và đăng ký mã số thuế trong phạm vi, địa bàn quản lý của mình.

Địa bàn kiểm tra sau thông quan của các đơn vị Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố theo Phụ lục "Danh sách địa bàn kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố" ban hành kèm theo Thông tư này.

4.2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các trường hợp vi phạm có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng.

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

Căn cứ các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, cơ quan Hải quan chưa có đủ cơ sở để xử lý hành vi vi phạm pháp luật, cần phải tiến hành kiểm tra sau thông quan tại các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu để có kết luận đúng đắn, chính xác.

1. Nội dung kiểm tra sau thông quan:

1.1. Kiểm tra tính chính xác, trung thực những nội dung đã được kê khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ đã được xuất trình, nộp cho cơ quan Hải quan, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.

1.2. Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu hàng hoá đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan Hải quan có căn cứ để chứng minh hàng hoá đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu giữ, quản lý.

1.3. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan đối với các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Trình tự kiểm tra sau thông quan

Trình tự kiểm tra sau thông quan gồm các bước công việc sau:

2.1. Chuẩn bị kiểm tra:

- Căn cứ theo các thông tin thu thập được, lập kế hoạch kiểm tra nêu rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra, nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thời gian thực hiện kiểm tra;

- Dự kiến nhân sự đoàn kiểm tra và trưởng đoàn kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc;

- Chuẩn bị tài liệu có liên quan cho cuộc kiểm tra. Nếu đơn vị được kiểm tra có trụ sở đóng trên phạm vi, địa bàn quản lý của mình nhưng đăng ký tờ khai hải quan tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác thì yêu cầu Cục Hải quan nơi đó cung cấp hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan Hải quan để kiểm tra, đối chiếu hoặc có thể đề nghị cử cán bộ tham gia phối hợp kiểm tra. Nghiên cứu hồ sơ hải quan trước khi ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan;

- Tiến hành xác minh một số thông tin, tài liệu có liên quan trước khi ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan như: xác minh tại cơ quan Ngân hàng, cơ quan Bảo hiểm, cơ quan Vận tải, cơ quan Thuế địa phương, tại các doanh nghiệp khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng tương tự và ở các tổ chức, cá nhân khác ở ngoài nước;

- Để tiến hành kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan có thể mời đơn vị được kiểm tra đến trụ sở cơ quan Hải quan để giải trình, làm rõ các dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan do cơ quan Hải quan phát hiện được. Nếu đủ cơ sở kết luận về các dấu hiệu vi phạm này thì không phải tiến hành kiểm tra sau thông quan tại đơn vị được kiểm tra.

2.2. Ban hành quyết định và quy định thời hạn kiểm tra sau thông quan:

- Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan theo nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ;

- Quyết định kiểm tra sau thông quan được thông báo trực tiếp bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra ít nhất 5 (năm) ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;

- Thời hạn kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được kiểm tra của mỗi quyết định kiểm tra tối đa là 05 (năm) ngày làm việc, được tính từ ngày Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đơn vị được kiểm tra và đơn vị được kiểm tra đó đảm bảo xuất trình đầy đủ hồ sơ, chứng từ cho Đoàn kiểm tra theo quy định;

- Nếu hết thời hạn kiểm tra mà chưa thực hiện xong nội dung kiểm tra thì phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra sau thông quan để gia hạn thời hạn kiểm tra; Thời gian gia hạn tối đa là 5 (năm) ngày làm việc và chỉ được gia hạn 1 (một) lần. Nội dung quyết định gia hạn nêu rõ thời gian gia hạn và lý do gia hạn được thông báo tới đơn vị được kiểm tra.

2.3. Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan:

Khi bắt đầu thực hiện quyết định kiểm tra sau thông quan, trưởng đoàn kiểm tra phải làm việc với người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ quyền và những cá nhân có liên quan đến nội dung kiểm tra để công bố quyết định kiểm tra sau thông quan.

2.4. Tiến hành kiểm tra theo nội dung quyết định kiểm tra sau thông quan:

Căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra sau thông quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu mình đã cung cấp.

Căn cứ dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, căn cứ nội dung và phạm vi kiểm tra được quy định tại quyết định kiểm tra sau thông quan, tập trung kiểm tra các nội dung sau:

- Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại đơn vị được kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan Hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra;

- Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;

- Kiểm tra thực tế hàng hoá nếu xét thấy cần thiết và còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan Hải quan có căn cứ để chứng minh hàng hoá đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu giữ, quản lý;

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế và thu khác; việc chấp hành chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến lô hàng của đơn vị được kiểm tra;

- Kiểm tra các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng, mặt hàng đang kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra các nội dung trên, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thì lập ngay biên bản về hành vi vi phạm đó theo quy định. Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo ngay với người ra quyết định kiểm tra sau thông quan khi phát hiện những vi phạm pháp luật vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền giải quyết của mình để có các biện pháp xử lý kịp thời.

2.5. Biên bản kết luận kiểm tra:

- Kết thúc cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập biên bản kết luận kiểm tra căn cứ vào việc tổng hợp các bằng chứng đã thu thập được, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định khác có liên quan để kết luận rõ đúng, sai và xác định trách nhiệm cụ thể của đơn vị được kiểm tra, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, kiến nghị về hình thức xử lý, các biện pháp khắc phục sai phạm và những vấn đề cần giải quyết tiếp;

- Biên bản kết luận kiểm tra có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ quyền;

- Trường hợp người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ quyền không nhất trí với nội dung biên bản kết luận kiểm tra thì vẫn phải ký biên bản kết luận kiểm tra và được quyền ghi rõ ý kiến của mình vào biên bản kèm theo các chứng từ giải trình, chứng minh, nhưng vẫn phải chấp hành kết luận kiểm tra của đoàn kiểm tra. Đồng thời, có quyền khiếu nại với người ký quyết định kiểm tra sau thông quan;

- Trường hợp đơn vị được kiểm tra không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng bị kiểm tra sau thông quan cho đoàn kiểm tra, từ chối không ký Biên bản kết luận kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra ghi rõ ý kiến của họ vào Biên bản kết luận triểm tra kèm theo chứng kiến của người làm chứng, đồng thời báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan để áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với đơn vị được kiểm tra.

2.6. Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra:

2.6.1. Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan về nội dung tiến hành và kết quả kiểm tra.

2.6.2. Căn cứ vào Biên bản kết luận kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:

- Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan thì người ký quyết định kiểm tra sau thông quan chỉ đạo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định;

- Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan thì người ký quyết định kiểm tra sau thông quan chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;

- Đối với trường hợp phải truy thu thuế và hoặc các khoản thu khác, người ký quyết định kiểm tra sau thông quan có ý kiến bằng văn bản để người có thẩm quyền ra quyết định truy thu theo quy định của pháp luật;

- Đối với trường hợp phải truy hoàn thuế và hoặc các khoản thu khác, người ký quyết định kiểm tra sau thông quan thông báo bằng văn bản và chuyển hồ sơ cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố nơi thông quan cho lô hàng để xem xét và thực hiện việc truy hoàn theo quy định;

- Đối với trường hợp có hành vi vi phạm ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự, người ký quyết định kiểm tra sau thông quan chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan chức năng xem xét làm rõ hành vi vi phạm đó và xử lý theo thẩm quyền pháp luật quy định.

2.6.3. Các khoản tiền phạt và tiền truy thu thuế được nộp vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của cơ quan Hải quan tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn. Việc thanh toán các chi phí có liên quan và quyết toán số tiền trên thực hiện theo quy định hiện hành.

2.6.4. Cục Hải quan nơi ký quyết định kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:

- Theo dõi, đôn đốc đơn vị được kiểm tra thực hiện kết luận kiểm tra. áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan. Thời hạn thực hiện việc truy thu thuế, truy hoàn thuế, phạt tiền và các hình thức xử lý khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để theo dõi;

- Thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu có liên quan về kết luận của đoàn kiểm tra, các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với đơn vị được kiểm tra do người ký quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện (nếu có).

III. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG

1. Giải quyết khiếu nại:

1.1. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra trong việc khiếu nại.

Đơn vị được kiểm tra nếu không đồng ý với quyết định truy thu, quyết định xử lý vi phạm thì vẫn phải thực hiện quyết định đó và có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, cụ thể như sau:

- Giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc thẩm quyền của người ký quyết định xử lý vi phạm. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, đơn vị được kiểm tra vẫn phải chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan;

- Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại chưa được giải quyết thì đơn vị được kiểm tra có quyền khiếu nại lên cấp trên của người ký quyết định xử lý vi phạm theo trình tự từng cấp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp không khởi kiện đến toà án mà tiếp tục khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài chính thì quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan trong việc giải quyết khiếu nại.

- Các cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm tra phải đảm bảo giải quyết đúng thời hạn, thủ tục và theo đúng thẩm quyền. Nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định, đồng thời phải thông báo cho đơn vị được kiểm tra biết.

- Các cơ quan giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu đơn vị được kiểm tra khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại. Nếu đơn vị được kiểm tra từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì cơ quan giải quyết khiếu nại có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại và thông báo cho đơn vị được kiểm tra khiếu nại biết.

1.3. Thủ tục, thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Thủ tục, thời hiệu khiếu nại; thời hạn, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của Luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Giải quyết tố cáo

Đơn vị được kiểm tra có quyền tố cáo về việc kiểm tra sau thông quan hoặc hành vi của cán bộ kiểm tra sau thông quan trái với các quy định của pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo; thủ tục, thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của Luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Xử lý vi phạm

3.1. Công chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra sau thông quan được quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và quy định tại Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm tra thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3.2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan thì ngoài việc bị truy thu thuế còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.

4. Khen thưởng

Cơ quan Hải quan, công chức hải quan có thành tích trong việc kiểm tra sau thông quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thành tích trong việc phối hợp, thực hiện việc kiểm tra sau thông quan được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu, quy chế thu thập và trao đổi thông tin trong nước và ngoài nước; xây dựng quy chế quy định mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài ngành để phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan; ban hành và hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ phúc tập hồ sơ hải quan tại cơ quan Hải quan và kiểm tra sau thông quan tại đơn vị được kiểm tra; Tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp trong việc thu thập, trao đổi thông tin và kiểm tra doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật.

3. Cục trưởng Cục quản lý giá, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan Hải quan các cấp trong việc cung cấp thông tin, tài liệu và tổ chức phối hợp thực hiện kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan.

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Quyết định số 1558/2001/QĐ-TCHQ ngày 28/12/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

PHỤ LỤC

DANH SÁCH PHÂN ĐỊNH ĐỊA BÀN QUẢN LÝ VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ Tài chính)

STT

Đơn vị cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố

Các tỉnh, thành phố là địa bàn quản lý về kiểm tra sau thông quan

1

Cục Hải quan tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang

2

Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

3

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương

4

Cục Hải quan tỉnh Bình Định

Các tỉnh Bình Định và Phú Yên

5

Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước

6

Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Cạn

7

Cục Hải quan tỉnh Cà Mau

Các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu

8

Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ

Các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Trà Vinh

9

Cục Hải quan TP Đà Nẵng

TP Đà Nẵng

10

Cục Hải quan tỉnh Đắc Lắc

Các tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng

11

Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

Các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận

12

Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp

13

Cục Hải quan tỉnh Gia Lai

Các tỉnh Gia Lai và Kon Tum

14

Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang

15

Cục Hải quan TP Hà Nội

TP Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hoà Bình

16

Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

Tỉnh Hà Tĩnh

17

Cục Hải quan tỉnh TP Hải Phòng

TP Hải Phòng và các tỉnh Thái Bình, Hưng yên, Hải Dương

18

Cục Hải quan tỉnh Khánh Hoà

Các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

19

Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang

20

Cục Hải quan tỉnh Lai Châu

Các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Tuyên Quang

21

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang

22

Cục Hải quan tỉnh Lào Cai

Các tỉnh Lào Cai và Yên Bái

23

Cục Hải quan tỉnh Long An

Các tỉnh Long An, Bến Tre và Tiền Giang

24

Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An

25

Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình

26

Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam

27

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi

28

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh

29

Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị

30

Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá

Các tỉnh Thanh Hoá, Nam Hà, Nam Định và Ninh Bình

31

Cục Hải quan tỉnh T.Thiên - Huế

Tỉnh Thừa Thiên - Huế

32

Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh

33

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh

 

 

Trương Chí Trung

(Đã ký)

 

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 96/2003/TT-BTC

Hanoi, 10 October 2003

 

CIRCULAR ON

POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF DECREE 102-2001-ND-CP OF THE GOVERNMENT DATED 31 DECEMBER 2001 PROVIDING DETAILED REGULATIONS ON POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS

Pursuant to the Law on Customs 29-2001-QH10 dated 29 June 2001;
Pursuant to Decree 86-2002-ND-CP of the Government dated 5 November 2002 on functions, duties, powers and organizational structure of ministries and ministerial equivalent bodies;
Pursuant to Decree 77-2003-ND-CP of the Government dated 1 July 2003 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to Decree 102-2001-ND-CP of the Government dated 31 December 2001 providing detailed regulations on post-customs clearance inspection of exported and imported goods;
The Ministry of Finance hereby provides the following guidelines for a number of provisions on post-customs clearance inspection:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Post-customs clearance inspection:

1.1 Post-customs clearance inspection means inspection activities conducted by customs offices with a view to evaluating the accuracy and truthfulness of the contents of documents declared, submitted or presented to the customs offices by goods owners or their authorized representatives or by organizations and individuals directly exporting or importing goods (hereinafter referred to as inspected units) in order to prevent and deal with acts in breach of the laws on customs, tax frauds and breaches of the policies on import and export management with respect to imported or exported goods which have cleared customs.

1.2 Objects of post-customs clearance inspection shall be documents in a customs file, accounting records and books, financial statements, electronic data and other documents related to consignments of exported or imported goods of organizations and individuals, including declarants, customs agents; persons or agents purchasing, selling or consuming imported or exported goods; organizations and individuals retaining and using imported or exported goods which have cleared customs.

1.3 Scope of post-customs clearance inspection:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3.2 Prior to and during post-customs clearance inspections, customs offices shall work with bodies such as tax authorities, banks, insurers, inspection experts, transporters, forwarding agents and other concerned organizations and individuals to verify, investigate and inspect the accuracy of records and documents of consignments of imported or exported goods which have cleared customs, in particular:

Lists of invoices of sold or purchased goods or services, tax declarations, financial statements, and so forth, of the inspected unit;

Documentation of payments made via banks;

Certificates of insurance;

Certificates of expert inspection, results of expert inspection, analyses and classification of goods;

Transportation contracts, bills of lading and equivalent documents;

Contracts, invoices or documentation of delivery and receipt of goods;

Records and documents of other concerned organizations and individuals.

Concerned bodies, organizations and individuals shall be responsible for facilitating and providing necessary accounting records and books, financial statements, information and documents in direct service of the post-customs clearance inspection at the written request of customs offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3.4 A customs office may conduct a post-customs clearance inspection within a time-limit of five years (sixty (60) months) from the date of customs clearance of exported or imported goods if any indication of a breach of the laws on customs with respect to such goods is identified.

2. Indications of breaches of the laws on customs:

Indications of a breach of the laws on customs shall be provided for specifically as follows:

2.1 Upon identifying indications that documents in a customs file are not lawful or proper in accordance with the provisions on the form, stated items, chronological order (such as information in such documents in the customs file on the name of goods; quantity; weight; capacity, volume; trademarks; code, duty rate; nature; ingredients, composition; design; usage; specifications of packaging and other properties of goods do not match, are incorrect or inconsistent or unreasonable).

2.2 Upon discovering indications that the declared taxable value is unreasonable and is not in accordance with the applicable State regulations on management of taxable value such as:

2.2.1 The taxable price of imported or exported goods or actual price to be paid or already paid has been declared incorrectly;

2.2.2 The taxable price of imported goods is too unreasonable and lower than:

The selling price of such goods in the domestic market of Vietnam after deduction of taxes, expenses and reasonable profits derived after import; and/or

The import price of identical or similar goods imported by other enterprises at the same time, from the same market and with the same method of delivery;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.4 Method, means, distance and route of transportation and freight declared is unreasonable;

2.2.5 Insurance premiums declared are unreasonable.

2.3 Information on origin or the certificate of origin (C/O) of imported or exported goods does not conform

2.4 The are indications of a fraud in enjoying the preferential treatment prescribed in the policy of taxation or of a trade fraud, such as use for improper purposes, fraudulent levels of consumption of materials and sub-materials in respect of goods processed or goods imported for manufacture of goods for export, imported or exported goods which are entitled to exemption, reduction or refund of import or export duties in accordance with the Law on Import and Export Duties and other relevant laws on taxation, the Law on Foreign Investment in Vietnam, the Law on Promotion of Domestic Investment, and so forth.

2.5 A consignment has indications of a breach of the State policy on management of imported or exported goods such as: goods the import or export of which is prohibited; or goods the import or export of which is subject to a permit of the Ministry of Trade or a body authorized by the Ministry of Trade have been imported or exported without any permit; goods the import or export of which is subject to management by specialized line ministries do not satisfy all conditions for import or export; goods in breach of forms of import or export; goods have indications of a breach of the customs procedures or custom inspection or supervision regime, such as taking advantage of the policies on exemption from customs inspection or on random inspection of ten (10) per cent or less of actual goods.

2.6 There is information that any content of the conclusion in a certificate of expert inspection, results of analysis or classification of a consignment of imported or exported goods provided by the bodies or organizations conducting the inspection, analysis or classification of goods does not indicate the correct nature and usage of actual goods; the powers, functions or scope of inspection, analysis or classification of goods are not performed in accordance with regulations for the purpose of trade fraud or tax evasion.

2.7 Other suspicious indications.

3. Organization of collection, analysis, processing and management of information:

3.1 Sources of information to be collected:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.1

Information from the customs clearance process, such as from divisions receiving and registering declaration forms, conducting actual inspection of goods, calculating duties or verifying prices;

Information from the final review of customs files at customs offices via periodical and individual reports;

Information from specialized divisions under provincial, inter-provincial or municipal departments, such as the pricing division, the division of consulting for smuggling control, the technical division, the customs control team, inspectors;

Information from other provincial, inter-provincial or municipal departments where importing or exporting organizations and individuals register customs declaration forms;

Information from departments under the General Department of Customs, such as the Department of Smuggling Control and Investigation, the Department of Information Technology and Customs Statistics, the Department of Customs Supervision and Management, the Department of Inspection of Collection of Import and Export Duties, the Legal Department, the International Co-operation Department, the Inspectorate of the General Department, the Northern, Central and Southern Centres for Analysis and Classification of Imported and Exported Goods.

3.1.2 Information from units in the finance branch:

Units under taxation authorities;

Units in the finance inspector network at all levels;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Department of Price Control and price evaluation centres;

Units in the network of the State Treasury;

Other units belonging to or under the finance branch.

3.1.3 Information from sources outside the finance branch:

Information from bodies: the Ministry of Trade, market control authorities, police authorities, ranger authorities, banking authorities, borderguard army, specialized inspection bodies under ministries in charge of specialized industries, and so forth;

Information from the community of importing and exporting enterprises, in particular from enterprises importing identical or similar goods;

Information collected from means of mass media, such as press, radio, television and internet;

Information from letters of denunciation, information from organizations and individuals within or outside the branch.

3.1.4 Information collected by way of co-operation with the World Customs Organization (WCO), the Customs Intelligence Organization (RILO), the ASEAN Customs Organization, and other international economic organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2 Content of analysis and classification of information:

Collected information shall be analysed and classified on the basis of the following criteria:

3.2.1 Information on importing or exporting organizations and individuals: general information on importers or exporters (name and tax code of enterprise, address, bank account, account number, lines of business, form of business, organizational structure, branches, and so forth); scope of operations; business sectors; form of import or export; foreign importers or exporters which have trade relations with the inspected unit; financial position of enterprise, information on observance of the laws on customs (number of breaches subject to penalty and degree of penalty, and so forth);

3.2.2 Information on imported or exported goods: items of goods, number of occasions of import or export, quantity of goods, taxable value, value of imported or exported goods, code, duty rate, origin, quantity, weight, trademarks and other information to be used for assessing the seriousness of the trade fraud of goods;

3.2.3 Other information: routes of transportation, means of transportation of goods, prices of goods in foreign markets etc.

3.3 Processing of information:

Collected and analysed information shall be processed as follows:

3.3.1 With respect to information on indications of a breach of the laws on customs or trade fraud of a consignment of imported or exported goods of an organization or individual having a head office located within the locality under the control of the customs office, the customs file shall be studied, relevant issues shall be verified and a plan for post-customs clearance inspection shall be prepared in order to reach an accurate conclusion in relation to the breach of the laws on customs or trade fraud.

3.3.2 With respect to information on indications of a breach of the laws on customs or trade fraud of a consignment of imported or exported goods of an organization or individual having a head office located outside the locality under the control of the customs office, a report shall be prepared specifying the indications of the breach and providing information on the consignment and importing or exporting organization or individual (if any) and shall be submitted to the authority to sign and forward to the provincial, inter-provincial or municipal customs department in charge of the locality in which the office of the organization or individual importing or exporting such consignment of goods is located in order to conduct a post-customs clearance inspection; the customs file shall be provided and/or officials shall be assigned to co-ordinate at the written request of the customs department in charge of the locality in which the office of the importing or exporting organization or individual is located.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4.1 Provincial, inter-provincial or municipal customs departments:

The provincial, inter-provincial or municipal customs department shall be responsible for directing units under its control to collect information from sources in the locality under its administrative management in order to analyse, process and manage information and to notify customs offices at bordergates of the indications of breaches of the laws on customs and the methods of trade fraud of importing or exporting organizations or individuals within the locality under its control; shall submit periodical or individual reports to the General Department of Customs;

Customs offices at bordergates and other specialized divisions under the provincial, inter-provincial or municipal customs department shall be responsible for collecting and providing information to the post-customs clearance inspection division; co-ordinating with the post-customs clearance inspection division to identify indications of breaches of the laws on customs or trade frauds of importing or exporting organizations or individuals aimed at serving the work of post-customs clearance inspection.

3.4.2 The General Department of Customs:

The General Director of the General Department of Customs shall direct departments under the General Department of Customs, provincial, inter-provincial or municipal customs departments, customs offices at bordergates and customs inspection groups to

The Post-Customs Clearance Inspection Department shall be a focal body to organize the collection, analysis, classification and processing of information; to notify methods of fraud and indications of breaches of the laws by importing or exporting organizations or individuals to all customs offices in order that provincial, inter-provincial or municipal customs offices shall take effective measures of management, operation and utilization;

Functional departments under the General Department of Customs, such as the Department of Smuggling Control and Investigation, the Department of Information Technology and Customs Statistics, the Department of Customs Supervision and Management, the Department of Inspection of Collection of Import and Export Duties, the Legal Department, the International Co-operation Department, the Inspectorate of the General Department, the Northern, Central and Southern Centres for Analysis and Classification of Imported and Exported Goods shall be responsible for providing the Post-Customs Clearance Inspection Department with information on indications of breaches of the laws and trade frauds of importing or exporting organizations and individuals; co-ordinating with the Post-Customs Clearance Inspection Department at its request in the work of post-customs clearance inspection.

Collected information must be managed closely. The exchange and provision of information internally and externally must be in accordance with the regulations on confidentiality. Information technology shall be applied step-by-step to the collection, analyses and management of information at all customs offices.

The General Director of the General Department of Customs shall issue detailed regulations on collection, analyses and management of information serving the work of post-customs clearance inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1 The director of the customs department of a province, several provinces or city under central authority shall sign decisions on post-customs clearance inspection in respect of consignments of imported or exported goods which have indications of a breach of the laws on customs of organizations or individuals engaged in import or export activities and having offices located in and a tax code registered in the locality under its control.

Localities of post-customs clearance inspection of provincial, inter-provincial or municipal customs departments shall be as provided in the Appendix "List of localities of post-customs clearance inspection by provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments" issued with this Circular.

4.2 The General Director of the General Department of Customs shall sign decisions on post-customs clearance inspection in the case of indications of breaches relating to several localities under different customs departments of provinces, several provinces or cities under central authority or complicated breaches relating to multiple offenders.

II. CONTENTS AND ORDER OF POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION

If customs offices do not have sufficient grounds for dealing with the breach of the laws on the basis of the indications of a breach of the laws on customs, it must conduct a post-customs clearance inspection of organizations and individuals directly related to the consignment of imported or exported goods in order to reach a proper and correct conclusion.

1. Contents of post-customs clearance inspection:

1.1 Inspection of the accuracy and truthfulness of the contents declared on the customs declaration forms, records presented and/or submitted to the customs offices, accounting books and financial statements and other documents related to exported and imported goods which show indications of a breach of the laws on customs.

1.2 Actual inspection of imported or exported goods which have cleared customs if such goods are still retained at the inspected unit or if the customs office has evidence that such goods are still retained and managed by other organizations or individuals.

1.3 Inspection of the observance of the provisions of the laws on duty payable on exported and imported goods as well as of policies on export-import management; the laws on customs procedures, customs inspection and supervision in respect of forms of imported or exported goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The order of post-customs clearance inspection shall include the following steps:

2.1 Preparation for inspection:

Based on the collected information, preparation of a plan for inspection to specify the purposes, requirements, contents, scope and duration of the inspection;

Proposal of the personnel of the inspection team and head of the inspection team in conformity with the requirements of the work;

Preparation of documents in relation to the inspection. Where the inspected unit has an office located in the locality under the control [of the inspecting customs office1 but has registered the declaration form at the customs department of another province or city, the customs department of such locality shall be requested to provide the customs file retained by it for inspection and verification or may assign officers to participate and co-ordinate in the inspection. Study of the customs file prior to issuance of a decision on post-customs clearance inspection;

Verification of various relevant information and documents prior to issuance of a decision on post-customs clearance inspection, such as: verification at banks, insurers, transporters, local tax authorities or other enterprises engaged in import or export of similar goods and other organizations and individuals abroad;

To conduct the post-customs clearance inspection, the customs office may invite the inspected unit to attend the office of the customs office to explain and clarify the indications of a breach of the laws on customs identified by the customs office. If there are sufficient grounds for a conclusion in relation to the indications of such breach, the post-customs clearance inspection shall not be required to be conducted at the inspected unit.

2.2 Issuance of decisions and provision of time-limits for post-customs clearance inspection:

A decision on post-customs clearance inspection shall be issued in accordance with the provisions in article 6 of Decree 102-2001-ND-CP of the Government dated 31 December 2001;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The maximum duration of a direct inspection at an inspected unit pursuant to a single decision on inspection shall be five working days, calculated from the day on which the inspection team works directly with the inspected unit and the inspected unit presents in full documents and records to the inspection team as stipulated;

1 Inserted by Phillips Fox to aid comprehension.

If, upon expiry of the duration for the inspection, the contents of the inspection have not yet been completed, the matter shall be reported to the person who made the decision on post-customs clearance inspection for the purpose of extension of the duration of the inspection. The maximum duration of an extension shall be five working days; the duration shall only be extended once. The content of the decision on extension, specifying the duration of the extension and the reasons therefor, shall be notified in writing to the inspected unit.

2.3 Announcement of decisions on post-customs clearance inspection:

Upon commencement of implementation of a decision on post-customs clearance inspection, the head of the inspection team must work with the head, or the person authorized by the head, of the inspected unit and individuals related to the contents of the inspection with respect to announcement of the decision on post-customs clearance inspection.

2.4 Performance of inspection in accordance with the contents of the decision on post-customs clearance inspection:

The inspected unit shall, on the basis of the contents and scope of the inspection stated in the decision on post-customs clearance inspection,

Based on the indications of the breach of the laws on customs and the contents and scope of the inspection set out in the decision on post-customs clearance inspection, the inspection shall focus on the following contents:

Inspection of the completeness, lawfulness, validity, integrity, accuracy and truthfulness of the customs file retained by the inspected unit; verification against the customs file of the consignment of imported or exported goods subject to inspection retained at the customs office;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where deemed necessary, actual inspection of goods which are still retained at the inspected unit or which the customs office has evidence to prove are currently retained and managed by another organization or individual;

Inspection of the observance of the provisions of the laws on duties and other charges as well as of policies on import and export management and other provisions of the laws relating to the consignment of goods of the inspected unit;

Inspection of other documents relating to the consignment of goods or items of goods subject to inspection.

During the course of inspection of the above items, upon identification of any breach of the laws on customs, a record of such breach shall be prepared in accordance with applicable regulations. The head of the inspection team must report promptly to the person who made the decision on post-customs clearance inspection upon identification of breaches of the law which

2.5 Minutes on conclusions of inspection:

Upon completion of an inspection, the inspection team shall prepare minutes on the conclusions of the inspection on the basis of evidence collected, the verification on the basis of the legal instruments and other relevant regulations in order to provide clear conclusions on the levels of proper and improper conduct, the specific responsibilities of the inspected unit and concerned organizations and individuals, to propose a form of penalty and measures to remedy the breach and the matters to be further resolved.

The minutes on conclusions of the inspection shall be signed by the head of the inspection team and the head of the inspected unit, or a person authorized by him or her.

In cases where the head, or the person authorized by the head, of the inspected unit disagrees with the contents of the minutes on conclusions of the inspection, he or she shall still sign the minutes on conclusions of the inspection and shall be entitled to record clearly his or her opinion in the minutes on conclusions of the inspection together with explanatory statements, but must still comply with the conclusions of the inspection provided by the inspection team, and he or she shall have the right to lodge a complaint with the person who signed the decision on post-customs clearance inspection.

Where an inspected unit fails to abide by the decision on post-customs clearance inspection or to provide fully the file, documents, records, books of account, financial statements and other documents relating to the consignment of goods subject to the post-customs clearance inspection to the inspection team, or refuses to sign the minutes on conclusions of the inspection, the head of the inspection team shall state clearly his or her opinion in the minutes on conclusions of the inspection and, at the same time, report the matter to the person who signed the decision on post-customs clearance inspection to take measures to deal with the inspected unit in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.6.1 The head of the inspection team shall report on the performance and results of the inspection to the person who signed the decision on post-customs clearance inspection.

2.6.2 The competent authority shall, on the basis of the minutes on conclusions of the inspection and the record of the administrative breach, make a decision dealing with the breach in accordance with the relevant laws, in particular:

In the case of an administrative breach falling within the powers of the customs office to deal with, the person who signed the decision on post-customs clearance inspection shall direct the competent office to deal with it in accordance with regulations;

In the case of an administrative breach falling outside the powers of the customs office to deal with, the person who signed the decision on post-customs clearance inspection shall forward the file to the relevant authority to deal with it in accordance with regulations;

In the case of collection of unpaid duty and/or other payments, the person who signed the decision on post-customs clearance inspection shall direct in writing the authorized person to issue a decision on collection of unpaid duty in accordance with law;

In the case of refund of duty and/or other payments, the person who signed the decision on post-customs clearance inspection shall forward a written notice and file to the provincial, inter-provincial or municipal customs department which conducted the customs clearance for the consignment of goods in order to consider and make the refund in accordance with regulations;

In the case of a breach which is subject to criminal prosecution, the person who signed the decision on post-customs clearance inspection shall forward the complete file to the relevant authority for considering and dealing with such breach in accordance with its powers as stipulated by law.

2.6.3 Fines and amounts of unpaid duty shall be paid to the escrow account of the customs office opened at the provincial or municipal State Treasury in its locality. The payment of relevant costs and finalization of the above amounts shall be made in accordance with applicable regulations.

2.6.4 The customs department which signed the decision on post-customs clearance inspection shall be responsible for:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Reporting the results of the inspection to the General Department of Customs (Post-Customs Clearance Inspection Department) for monitoring;

Notifying the relevant provincial, inter-provincial or municipal customs department or customs office of a bordergate of the conclusions of the inspection team and measures to deal with the breach of the inspected unit taken by the person who signed the decision on post-customs clearance inspection (if any).

III. RESOLUTION OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS; DEALING WITH BREACHES AND REWARDS

1. Resolution of complaints:

1.1 Rights and obligations of inspected units with respect to complaints:

If the inspected unit disagrees with the decision on collection of unpaid duty or penalty for the breach, it must still implement such decision and shall have the right to lodge a complaint with the person authorized to resolve complaints as follows:

The person who signed the decision on penalty for the breach shall have the power to resolve the complaint at the first instance. Pending resolution of the complaint, the inspected unit must still abide by the decision on penalty of the customs office;

In the case of disagreement with the decision on resolution of the complaint at first instance or if the complaint is not resolved within the time-limit, the inspected unit shall have the right to complain to the authority at the level immediately higher than the person who signed the decision on penalty for the breach in accordance with the hierarchy or may institute legal proceedings at a court in accordance with law;

In the case of failure to institute legal proceedings at a court but continuance of complaint to the Minister of Finance, the decision of the Minister of Finance on resolution of the complaint shall be final.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bodies which are responsible for resolving complaints lodged by inspected units must ensure resolution within the time-limit and in accordance with the procedures and their powers. Where a complaint falls outside their power, they must forward the file or report the matter to the authorized body for resolution in accordance with the regulations and, at the same time, give notification thereof to the inspected unit.

Bodies resolving complaints shall have the right to request the inspected unit which lodged the complaint to provide the file and documents relating to the complaint. If the inspected unit refuses to provide the file and documents, the bodies resolving complaints shall have the right to refuse the consideration and resolution of the complaint and give notification thereof to the inspected unit which lodged the complaint.

1.3 Procedures and limitation periods for lodging complaints and resolving complaints:

The procedures and limitation period for lodging a complaint; the time-limits, procedures and powers to resolve complaints shall be subject to the laws on complaints and denunciations and other relevant laws.

2. Resolution of denunciations:

Inspected units shall be entitled to lodge a denunciation regarding a post-customs clearance inspection or the conduct of an officer engaged in the post-customs clearance inspection which is contrary to the provisions of the law.

The rights and obligations of denouncers and denounced persons; the procedures and powers to resolve denunciations shall be subject to the laws on complaints and denunciations and other relevant laws.

3. Dealing with breaches:

3.1 Customs officers committing a breach of the provisions in relation to post-custom clearance inspection stipulated in the Law on Customs, Decree 102-2001-ND-CP of the Government dated 31 December 2001 providing detailed regulations on post-customs clearance inspection of exported and imported goods and this Circular shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to disciplinary action or criminal prosecution in accordance with law and compensation for any damage in accordance with law if they cause any damage to inspected units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Rewards:

Customs offices and customs officers making notable achievements in post-custom clearance inspection; other bodies, organizations and individuals making notable achievements in co-ordination and performance of post-customs clearance inspection shall be rewarded in accordance with law.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The General Director of the General Department of Customs shall be responsible for establishing a database and regulations for collecting and exchanging information domestically and internationally; establishing regulations on relations and co-ordination between organizations in and outside the network of customs offices serving the work of post-customs clearance inspection; issuing and providing guidelines for implementation of the procedures for final review of customs files at customs offices and post-customs clearance inspection of inspected units; organizing the implementation of post-customs clearance inspection in accordance with Decree 102-2001-ND-CP of the Government dated 31 December 2001 providing detailed regulations on post-customs clearance inspection of exported and imported goods and the guidelines provided in this Circular.

2. The General Director of the General Department of Taxation shall direct that local taxation departments and their units shall be responsible for co-ordination in collection and exchange of information and inspection of enterprises in accordance with law.

3. The Director of the Price Control Department and heads of units under the Ministry of Finance shall be responsible for providing guidelines to their units to co-ordinate with customs offices at all levels in provision of information and documents and in arranging co-ordination in performance of post-customs clearance inspection at the request of customs offices.

4. This Circular shall be of full force and effect after fifteen (15) days from the date of publication in the Official Gazette and shall repeal Decision 1558-2001-QD-TCHQ of the General Director of the General Department of Customs dated 28 December 2001 on post-customs clearance inspection of imported or exported goods.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER



Truong Chi Trung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



LIST OF LOCALITIES UNDER AUTHORITY OF PROVINCIAL, INTER-PROVINCIAL AND MUNICIPAL CUSTOMS DEPARTMENTS FOR POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION

No.

Provincial, Inter-Provincial and Municipal Customs Departments

Provinces and Cities being Localities under Authority for Post-Customs Clearance Inspection

1

Customs Department of An Giang Province

An Giang Province

2

Customs Department of Ba Ria-Vung Tau Province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

Customs Department of Binh Duong Province

Binh Duong Province

4

Customs Department of Binh Dinh Province

Binh Dinh Province and Phu Yen Province

5

Customs Department of Binh Phuoc Province

Binh Phuoc Province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Customs Department of Cao Bang Province

Cao Bang Province, Thai Nguyen Province and Bac Can Province

7

Customs Department of Ca Mau Province

Ca Mau Province and Bac Lieu Province

8

Customs Department of Can Tho Province

Can Tho Province, Vinh Long Province, Soc Trang Province and Tra Vinh Province

9

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Da Nang City

10

Customs Department of Dac Lac Province

Dac Lac Province and Lam Dong Province

11

Customs Department of Dong Nai Province

Dong Nai Province and Binh Thuan Province

12

Customs Department of Dong Thap Province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13

Customs Department of Gia Lai Province

Gia Lai Province and Kon Tum Province

14

Customs Department of Ha Giang Province

Ha Giang Province

15

Customs Department of Hanoi City

Hanoi City, Ha Tay Province, Phu Tho Province, Vinh Phuc Province, Bac Ninh Province and Hoa Binh Province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Customs Department of Ha Tinh Province

Ha Tinh Province

17

Customs Department of Hai Phong City

Hai Phong City, Thai Binh Province, Hung Yen Province and Hai Duong Province

18

Customs Department of Khanh Hoa Province

Khanh Hoa Province and Ninh Thuan Province

19

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Kien Giang Province

20

Customs Department of Lai Chau Province

Lai Chau Province, Son La Province and Tuyen Quang Province

21

Customs Department of Lang Son Province

Lang Son Province and Bac Giang Province

22

Customs Department of Lao Cai Province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



23

Customs Department of Long An Province

Long An Province, Ben Tre Province and Tien Giang Province

24

Customs Department of Nghe An Province

Nghe An Province

25

Customs Department of Quang Binh Province

Quang Binh Province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Customs Department of Quang Nam Province

Quang Nam Province

27

Customs Department of Quang Ngai Province

Quang Ngai Province

28

Customs Department of Quang Ninh Province

Quang Ninh Province

29

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Quang Tri Province

30

Customs Department of Thanh Hoa Province

Thanh Hoa Province, Nam Ha Province, Nam Dinh Province and Ninh Binh Province

31

Customs Department of Thua Thien - Hue Province

Thua Thien - Hue Province

32

Customs Department of Tay Ninh Province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



33

Customs Department of Ho Chi Minh City

Ho Chi Minh City

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định 102/2001/NĐ-CP quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.859

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.98.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!