Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 86/2002/TT-BTC hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu

Số hiệu: 86/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 27/09/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 86/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2002

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 86/2002/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 09 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN CHI HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

Thi hành Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về một số giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2002;

Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch đầu tư, một số Hiệp hội ngành hàng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5109/VPCP-KTTH ngày 16/9/2002 của Văn phòng Chính phủ; để tăng cường khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Tài chính qui định cơ chế chi hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại như sau:

I - NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách tính trên kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu theo các chương trình trọng điểm quốc gia (sau đây gọi tắt là chương trình xúc tiến thương mại) nhằm mục tiêu:

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường xuất khẩu.

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

- Nâng cao hiểu biết và kỹ năng tiếp thị xuất khẩu.

- Đa dạng hóa mặt hàng, cải thiện cơ cấu hàng hóa và thâm nhập mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Tuyên truyền cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

2. Trên cơ sở định hướng xuất khẩu của Nhà nước từng thời kỳ, Bộ Thương mại chủ trì tổng hợp từ các Bộ, ngành và đánh giá, đề xuất các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia trong đó nêu rõ nội dung chương trình, thời gian thực hiện, cơ quan chủ trì chương trình và dự toán kinh phí để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Đối với một số địa phương có điều kiện bố trí ngân sách từ nguồn vượt thu và các nguồn tài chính hợp pháp khác thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập Quỹ xúc tiến thương mại hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của địa phương để sử dụng chi khuyến khích xuất khẩu trong đó có hoạt động xúc tiến thương mại theo qui định tại thông tư này.

Sở Thương mại chủ trì xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của địa phương để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

4. Nguyên tắc hỗ trợ:

- Kinh phí thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm do doanh nghiệp tham gia đóng góp và Nhà nước hỗ trợ một phần thông qua cơ quan chủ trì chương trình.

- Cơ quan được phân công chủ trì chương trình phải đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và phải chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độ hiện hành.

II - NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm được hỗ trợ bao gồm :

1.1. Thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu và lập trung tâm dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp.

1.2. Tư vấn xuất khẩu.

1.3. Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp.

1.4. Hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu.

1.5. Khảo sát, tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

1.6. Quảng bá thương hiệu quốc gia và sản phẩm xuất khẩu đặc trưng quốc gia.

1.7. Chi phí ban đầu xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại: lập kho ngoại quan, trung tâm xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu ở trong và ngoài nước.

1.8. Nghiên cứu ứng dụng phát triển thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu.

1.9. Các hoạt động xúc tiến thương mại khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Đối tượng được hưởng hỗ trợ: Là các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế thuộc chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm.

3. Đối tượng tiếp nhận hỗ trợ : Là các hiệp hội ngành hàng hay các cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Bộ, ngành và một số doanh nghiệp có đủ điều kiện được chỉ định làm cơ quan chủ trì chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đối với các chương trình do ngân sách Trung ương hỗ trợ) hoặc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt (đối với các chương trình do ngân sách địa phương hỗ trợ).

Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại không thuộc đối tượng tiếp nhận hỗ trợ.

Cơ quan chủ trì chương trình có trách nhiệm huy động nguồn kinh phí từ đóng góp của các doanh nghiệp tham gia chương trình thuộc mọi thành phần kinh tế và tiếp nhận hỗ trợ kinh phí của nhà nước để sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cho chương trình.

4. Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ 50% chi phí cho các hoạt động nêu tại điểm 1.1 đến điểm 1.5 thuộc mục 1 phần II.

- Hỗ trợ 70% chi phí cho các hoạt động còn lại .

Các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với địa phương) quyết định.

5. Nguồn vốn hỗ trợ:

Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách bằng 0,25% tính trên trị giá tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm trước (trừ dầu thô) chuyển vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hình thành nguồn hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Trường hợp không chi hết thì giảm trừ vào số trích của năm sau.

Đối với địa phương: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào khả năng của địa phương và nhu cầu chi khuyến khích xuất khẩu để quyết định mức trích vào Quỹ xúc tiến thương mại hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của địa phương cho phù hợp.

6. Thủ tục cấp hỗ trợ:

- Trên cơ sở tổng mức kinh phí trong từng chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia được duyệt, hàng năm cơ quan chủ trì chương trình lập dự toán các khoản chi hoạt động xúc tiến thương mại và dự kiến số tiền hỗ trợ gửi Bộ Tài chính (đồng gửi Bộ Thương mại)

Đối với địa phương gửi Sở Tài chính vật giá (đồng gửi Sở Thương mại).

- Căn cứ dự toán và tiến độ thực hiện, sau khi thẩm định Bộ Tài chính xuất Quỹ hỗ trợ xuất khẩu (hoặc Sở Tài chính vật giá cấp từ Quỹ xúc tiến thương mại hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu địa phương) tạm ứng số tiền dự kiến hỗ trợ cho cơ quan chủ trì chương trình để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.

7. Quyết toán tiền hỗ trợ:

Hàng năm, cơ quan chủ trì chương trình có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ các khoản thu chi thực tế và phân chia kinh phí thực hiện theo tỷ lệ quy định tại Phần II mục 3 để công bố công khai quyết toán với cơ quan tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính Vật giá tỉnh thành phố) và các doanh nghiệp tham gia chương trình, đồng gửi cơ quan thương mại cùng cấp.

Trên cơ sở quyết toán, cơ quan chủ trì chương trình sẽ phải hoàn trả lại kinh phí thừa hoặc tiếp nhận thêm kinh phí thiếu của các bên có nghĩa vụ tham gia kinh phí cho chương trình.

Cơ quan chủ trì chương trình chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng theo qui định.

8. Qui định về hạch toán:

- Các doanh nghiệp tham gia chương trình được hạch toán vào giá thành, phí lưu thông của doanh nghiệp các khoản đóng góp cho cơ quan chủ trì chương trình.

- Các cơ quan chủ trì chương trình tổ chức hạch toán riêng và đầy đủ các khoản thu chi thuộc chương trình theo đúng qui định của Nhà nước.

III - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, áp dụng cho các hoạt động xúc tiến thương mại từ năm 2002 đến năm 2005 và thay thế Thông tư số 61/2001/TT-BTC ngày 01/8/2001 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chi hỗ trợ cho các hoạt động phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan và doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

Trần Văn Tá

(Đã ký)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 86/2002/TT-BTC

Hanoi, September 27, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE SPENDINGS IN SUPPORT OF TRADE AND EXPORT PROMOTION ACTIVITIES

In furtherance of the Government’s Resolution No. 05/2002/NQ-CP of April 24, 2002 on a number of measures to implement the 2002 socio-economic plan;

After obtaining opinions of the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment, some trade associations and directive opinions of the Prime Minister in Official Dispatch No. 5109/VPCP-KTTH of September 16, 2002 of the Government Office; in order to enhance export encouragement and promotion, the Ministry of Finance hereby prescribes the mechanism of spendings in support of market development and trade promotion activities as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Annually, the State shall put aside a budgetary amount calculated on export turnover to support trade and export promotion activities under national key programs (hereinafter called trade promotion programs for short), aiming to:

- Create conditions for enterprises to approach export markets.

- Improve the competitiveness of export products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Diversify goods items, reform commodity structure and expand export markets.

- Propagate for Vietnam’s export goods.

2. On the basis of the State’s export orientations in each period, the Ministry of Trade shall assume the prime responsibility in synthesizing opinions of various ministries and branches, then evaluating and proposing national key trade promotion programs, clearly stating their contents, implementation duration, managing agencies and funding estimates, for submission to the Prime Minister for approval.

3. For some localities which can allocate funding from surplus budget revenues and other lawful financial sources, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall decide to set up local trade promotion funds or export support funds for spending on export encouragement, including trade promotion activities prescribed in this Circular.

The provincial/municipal Trade Services shall assume the prime responsibility in formulating local key trade promotion programs for submission to the provincial/municipal People’s Committees for approval.

4. Support principles:

- Funding for the implementation of key trade promotion programs shall be contributed by participating enterprises and partly supported by the State via the program-managing agencies.

- The agencies assigned to manage the programs shall have to ensure that funding is used economically and efficiently, and take responsibility for the spending contents strictly according to current regimes.

II. SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Gathering trade information, conducting export propagation and setting up data centers in support of enterprises;

1.2. Providing export consultancy;

1.3. Organizing training courses in order to raise export business capability and skills for enterprises;

1.4. Organizing export fairs and exhibitions;

1.5. Surveying and seeking export markets;

1.6. Propagating for national trademarks and typical export products;

1.7. Initial expenses for building infrastructure for trade promotion: building bonded warehouses, trade promotion centers and displaying export products at home and abroad;

1.8. Conducting the research into the application and development of e-commerce in service of export;

1.9. Other trade promotion activities decided by the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Subjects receiving support: shall be trade associations, trade promotion agencies under various ministries and branches, or some eligible enterprises designated to act as agencies managing national key trade promotion programs approved by the Prime Minister (for programs supported by the central budget) or the presidents of the provincial/municipal People’s Committees (for programs supported by the local budgets).

Enterprises providing trade promotion services shall not be entitled to support.

The program-managing agencies shall have to mobilize funding from contributions of enterprises of all economic sectors, which participate in the programs, receive the State’s support, and use such amounts for the programs efficiently and for the right purposes.

4. Support levels:

- To support 50% of expenses for activities stated at Points 1.1 to 1.5 of Section 1, Part II.

- To support 70% of expenses for the remaining activities.

The special cases shall be decided by the Prime Minister or the presidents of the provincial/municipal People’s Committees (for localities).

5. Capital sources for support

Annually, the State shall put aside a budgetary amount equal to 0.25% of the total national export turnover of the previous year (excluding crude oil turnover) and transfer such amount into the Export Support Fund to form the support source for national key trade promotion programs. In cases where such amount is not paid out, the remainder shall be deducted into the amount to be spent in the subsequent year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Procedures for support granting:

- On the basis of the total funding level for each national key trade promotion program already approved, annually, the program-managing agencies shall elaborate and send the spending estimates for trade promotion activities and the support estimates to the Ministry of Finance (concurrently to the Ministry of Trade)

For localities, these estimates shall be sent to the provincial/municipal Finance and Pricing Services (concurrently to the Trade Services).

- Based on the estimates and implementation tempo, after conducting the appraisal, the Ministry of Finance shall advance from the Export Support Fund (or the provincial/municipal Finance and Pricing Services shall advance from the local trade promotion funds or export support funds) the estimated support amounts to the program-managing agencies for carrying out trade promotion activities.

7. Final settlement of support:

Annually, the program-managing agencies shall have to sum up all actual collection and spending items and apportion implementation funding according to the proportion prescribed in Part II, Section 3, in order to publicly announce the final settlements with financial bodies (the Finance Ministry’s Enterprises Finance Department or the provincial/municipal Finance and Pricing Services) and enterprises participating in the programs, and at the same time, send such settlements to trade agencies of the same levels.

On the basis of the final settlements, the program-managing agencies shall have to return the surplus funding amount to, or be entitled to receive the deficit funding amount from, parties obligated to contribute funding to the programs.

The program-managing agencies shall be subject to the inspection and supervision by functional agencies as prescribed.

8. Provisions on accounting:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The program-managing agencies shall account the programs collection and spending items separately and fully according to the State’s regulation.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect after its signing, applies to trade promotion activities from 2002 to 2005 and replaces the Finance Ministry’s Circular No. 61/2001/TT-BTC of August 1, 2001 guiding the spendings in support of market development and trade promotion activities.

2. In the course of implementation, if meeting with any difficulties and troubles, agencies and enterprises are requested to report them to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 86/2002/TT-BTC ngày 27/09/2002 hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.378

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.8.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!