Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 82/2021/TT-BTC giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu nơi giãn cách xã hội

Số hiệu: 82/2021/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 30/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Cơ sở xác định hàng hóa NK ùn tắc tại cảng biển nơi giãn cách

Ngày 30/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 82/2021/TT-BTC về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng.

Theo đó, cơ sở xác định hàng hóa NK ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển bao gồm:

(1) Hoạt động khai thác cảng đang chịu ảnh hưởng bởi dịch covid-19 nằm ngoài khả năng khắc phục của cảng.

(2) Hàng NK tồn bãi đạt trên 90% dung lượng quy hoạch chất xếp hàng nhập khẩu của cảng biển.

(3) Được Cảng vụ Hàng hải xác nhận về tình trạng ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc do tác động bởi đồng thời các yếu tố tại khoản (1), (2) nêu trên.

(4) Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cảng biển nơi lưu giữ hàng hóa về tình trạng ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc kèm xác nhận của Cảng vụ Hàng hải nêu tại khoản (3).

Thông tư 82/2021/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ÙN TẮC HOẶC CÓ NGUY CƠ ÙN TẮC TẠI CẢNG BIỂN NƠI THỰC HIỆN GIÃN CÁCH XÃ HỘI THEO CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTG NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;

Thực hiện Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về công bố dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD.

2. Hãng tàu, đại lý hãng tàu.

3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

4. Người khai hải quan.

5. Cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Điều 3. Cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển

1. Hoạt động khai thác cảng đang chịu ảnh hưởng bởi dịch covid-19 nằm ngoài khả năng khắc phục của cảng.

2. Hàng nhập khẩu tồn bãi đạt trên 90% dung lượng quy hoạch chất xếp hàng nhập khẩu của cảng biển.

3. Được Cảng vụ Hàng hải xác nhận về tình trạng ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc do tác động bởi đồng thời các yếu tố nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cảng biển nơi lưu giữ hàng hóa về tình trạng ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc kèm xác nhận của Cảng vụ Hàng hải nêu tại khoản 3 Điều này.

Điều 4. Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD để lưu giữ

1. Khi có văn bản đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng và xác nhận của Cảng vụ Hàng hải nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

a) Hàng hóa theo tên hàng khai báo trên Hệ thống E-manifest không thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định tại Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp hàng hóa được chuyển cửa khẩu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

b) Hàng hóa nguyên container (không vận chuyển hàng rời).

c) Hàng hóa chưa được đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu.

d) Hàng hóa không thuộc danh sách theo dõi, kiểm tra, xử lý theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển dừng thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu về cảng biển khác, cảng cạn, ICD theo quy định tại Thông tư này khi số lượng container hàng nhập khẩu tồn bãi giảm xuống ở mức 90% dung lượng quy hoạch chất xếp container hàng nhập khẩu của cảng biển.

Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD

1. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi:

a) Thực hiện quy định tại Điều 41 Luật Hải quan.

b) Chỉ thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu khi có sự chấp thuận của hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng đã xác lập quyền sở hữu hàng hóa với hãng tàu/đại lý hãng tàu và kế hoạch vận chuyển hàng hóa đã được Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi đồng ý. Toàn bộ lô hàng thuộc cùng một vận tải đơn, cùng thuộc một chủ hàng về cùng một cảng biển, cảng cạn, ICD để lưu giữ hàng hóa.

Thông báo địa điểm lưu giữ hàng hóa vận chuyển đến cho hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng.

Thống nhất với hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng về phương thức, thông tin trao đổi về hàng hóa trước khi vận chuyển hàng hóa.

c) Gửi văn bản nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi.

d) Thông báo kế hoạch vận chuyển hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi chậm nhất trước 15h hàng ngày trước ngày hàng hóa được vận chuyển đi gồm:

d.1) Thông tin về doanh nghiệp đề nghị vận chuyển hàng hóa: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax.

d.2) Thông tin về doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax.

d.3) Kế hoạch vận chuyển hàng hóa: Thời gian dự kiến vận chuyển đi, thời gian dự kiến vận chuyển đến, tuyến đường vận chuyển hàng hóa, tên cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến, địa chỉ.

d.4) Thông tin hàng hóa vận chuyển đi: Số vận đơn, số hiệu container, tên hàng, số seal hãng vận tải, số seal hải quan (nếu có), loại phương tiện vận chuyển, biển số phương tiện vận chuyển hàng hóa (nếu có).

đ) Thông báo kế hoạch vận chuyển hàng hóa (gồm các thông tin nêu tại tiết d khoản 1 Điều 5 Thông tư này) đã được Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi phê duyệt cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến chậm nhất 02 giờ kể từ lúc nhận được kết quả phê duyệt của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi.

e) Thực hiện thủ tục vận chuyển hàng hóa theo quy định tại Điều 51b Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau thời gian quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, báo cáo quyết toán bằng văn bản về tình hình thực hiện việc vận chuyển hàng hóa gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý (theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này).

h) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi trong trường hợp hàng hóa vận chuyển gặp sự cố trong quá trình vận chuyển.

i) Trường hợp cảng biển ùn tắc trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển thông báo cho hãng tàu/đại lý hãng tàu về việc thay đổi cảng dỡ hàng, cảng giao hàng.

k) Trường hợp hàng hóa đã được vận chuyển đi nhưng cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện hàng hóa thực tế thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp hàng hóa được chuyển cửa khẩu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) thì doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi phải thực hiện vận chuyển hàng hóa quay lại cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan theo quy định.

l) Trường hợp phát sinh tranh chấp về địa điểm giao hàng, hàng hóa bị hư hỏng, mất mát của chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi có trách nhiệm giải quyết.

2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến:

a) Thực hiện quy định tại Điều 41 Luật Hải quan.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau thời gian quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, báo cáo quyết toán bằng văn bản về tình hình thực hiện việc vận chuyển hàng hóa đến gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý (theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này).

Điều 6. Trách nhiệm của hãng tàu/đại lý hãng tàu

1. Tiếp nhận danh sách hàng hóa dự kiến vận chuyển đi do doanh nghiệp kinh doanh cảng biển gửi đến và thông báo ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho doanh nghiệp kinh doanh cảng biển.

2. Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD trong việc vận chuyển hàng hóa.

3. Đối với lô hàng nhập khẩu đã dỡ tại cảng và được đồng ý vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD để lưu giữ theo quy định tại Thông tư này, hãng tàu/đại lý hãng tàu không phải thực hiện việc khai sửa đổi thông tin cảng đích trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

4. Đối với lô hàng phải thay đổi cảng dỡ hàng do ùn tắc, hãng tàu/đại lý hãng tàu được thực hiện sửa đổi thông tin cảng dỡ hàng, cảng đích trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tàu cập cảng dỡ hàng không bị ùn tắc.

5. Bảo đảm mọi điều kiện cần thiết liên quan đến Hệ thống quản lý của hãng tàu để doanh nghiệp kinh doanh cảng, doanh nghiệp kinh doanh cảng cạn, ICD có liên quan tiếp nhận thông tin hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

1. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi:

a) Kiểm tra thông tin lô hàng có đáp ứng theo yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này để quyết định phê duyệt kế hoạch vận chuyển hàng hóa theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển.

Trường hợp quá 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được kế hoạch vận chuyển hàng hóa nhưng không có ý kiến phản hồi thì được coi là đồng ý kế hoạch vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển.

b) Chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan quản lý cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến và doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD về phương thức trao đổi thông tin kế hoạch vận chuyển hàng hóa đảm bảo nhanh chóng, kịp thời.

c) Chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan quản lý cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến và doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD quản lý, giám sát đối với từng lô hàng từ khi bắt đầu vận chuyển đi đến khi hoàn thành thủ tục xác nhận hàng hóa vận chuyển đến đích.

d) Theo dõi số lượng container hàng nhập khẩu tồn bãi để chủ động thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng biển về việc dừng thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu về cảng biển khác, cảng cạn, ICD theo quy định khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến:

a) Tiếp nhận kế hoạch vận chuyển hàng hóa đã được phê duyệt do doanh nghiệp kinh doanh cảng biển gửi đến.

b) Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và thực hiện thủ tục hải quan đối với các lô hàng được vận chuyển đến lưu giữ tại cảng biển, cảng cạn, ICD theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Trường hợp sau khi hàng hóa vận chuyển đến phát sinh tồn đọng thì giao Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố có liên quan xử lý theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 8. Quyền, trách nhiệm của người khai hải quan

Người khai hải quan được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các nghĩa vụ trách nhiệm có liên quan quy định của pháp luật.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển đến cảng biển khác, cảng cạn, ICD để lưu giữ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này áp dụng trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và đến thời điểm sau 15 ngày kể từ ngày tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa vận chuyển đi kết thúc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Trường hợp các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án Nhân dân Tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban TW mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Website Tổng cục Hải quan;
- Lưu: VT; TCHQ (68b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO DANH SÁCH HÀNG HÓA ĐÃ VẬN CHUYỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 82/2021/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Mẫu số 01

Báo cáo danh sách hàng hóa đã vận chuyển đi

Mẫu số 02

Báo cáo danh sách hàng hóa đã vận chuyển đến

Mẫu số 01. Báo cáo danh sách hàng hóa đã vận chuyển đi

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày…… tháng…… năm 2021

BÁO CÁO DANH SÁCH HÀNG HÓA ĐÃ VẬN CHUYỂN ĐI

Kính gửi: Chi cục Hải quan …………………………

1. Thông tin về doanh nghiệp đề nghị vận chuyển hàng hóa:

- Tên doanh nghiệp: ………………………………………… Mã số thuế: ……………...……

- Trụ sở chính tại: ………………………………………………………………………………..

- Số điện thoại: ………………………………………… Số fax: ………………………………

2. Báo cáo quyết toán danh sách hàng hóa đã vận chuyển đi:

STT

Số tờ khai vận chuyển độc lập

Số vận đơn

Số hiệu container

Số seal hãng vận tải

Số seal hải quan (nếu có)

Tên cảng biển hoặc cảng cạn, ICD

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Chú thích: Tại cột số (6) doanh nghiệp ghi tên Tên cảng biển hoặc cảng cạn, ICD nơi lưu giữ hàng hóa vận chuyển đến.

Mẫu số 02. Báo cáo danh sách hàng hóa đã vận chuyển đến

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày…… tháng…… năm……

BÁO CÁO DANH SÁCH HÀNG HÓA ĐÃ VẬN CHUYỂN ĐẾN

Kính gửi: Chi cục Hải quan…………………………

1. Thông tin doanh nghiệp tiếp nhận hàng hóa vận chuyển đến:

- Tên doanh nghiệp: ………………………………………… Mã số thuế: …………...………

- Trụ sở chính tại: ………………………………………………………………………….…….

- Số điện thoại: ………………………………………… Số fax: ………………………………

2. Báo cáo quyết toán danh sách hàng hóa đã vận chuyển đến:

- Tổng số container đã vận chuyển đến: …………………… container;

- Tổng số container đã hoàn thành thủ tục hải quan và không còn lưu giữ tại cảng biển hoặc cảng cạn, ICD: ………… container;

- Tổng số container còn lưu giữ tại cảng biển hoặc cảng cạn, ICD: ………… container.

STT

Số tờ khai vận chuyển độc lập

Số vận đơn

Số hiệu container

Tình trạng lưu giữ hàng hóa

Số tờ khai nhập khẩu (nếu có)

Ghi chú

Còn lưu giữ

Không còn lưu giữ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Chú thích:

- Tại cột số (4), (5): Doanh nghiệp ghi chữ “X” theo từng container tương ứng;

- Tại cột số (6): Bắt buộc ghi số tờ khai hải quan nhập khẩu trong trường hợp đã ghi chữ “X” tại cột số (5).

MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 82/2021/TT-BTC

Hanoi, September 30, 2021

 

CIRCULAR

ON CUSTOMS SUPERVISION OF IMPORT CARGO TO BE MOVED TO ANOTHER CUSTOMS CHECKPOINT AS THEY ARE BACKLOGGED OR AT RISK OF BACKLOG AT SEAPORTS WHERE SOCIAL DISTANCING HAS BEEN IMPOSED UNDER DIRECTIVE NO. 16/CT-TTG DATED MARCH 31, 2020 OF THE PRIME MINISTER ON IMPLEMENTATION OF URGENT MEASURES TO PREVENT AND CONTROL COVID-19 PANDEMIC

Pursuant to the Customs Law dated June 23, 2014;

Pursuant to the Maritime Law dated November 25, 2015;

Pursuant to Resolution No. 30/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the 15th National Assembly;

Pursuant to Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 providing specific provisions and guidance of enforcement of the Law on Customs on customs procedures, examination, supervision and control procedures;

Pursuant to Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 20218 on amendments to Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 providing specific provisions and guidance of enforcement of the Law on Customs on customs procedures, examination, supervision and control procedures;

Pursuant to Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Implementing the Decision No. 447/QD-TTg dated April 01, 2020 on Declaration of COVID-19 pandemic;

At the request of Director of General Department of Customs,

The Minister of Finance promulgates a Circular on customs supervision of import cargo to be moved to another customs checkpoint as they are backlogged or at risk of backlog at seaports where social distancing has been imposed under Directive No. 16/CT-TTG dated March 31, 2020 of the Prime Minister on implementation of urgent measures to prevent and control Covid-19 pandemic.

Article 1. Scope

This Circular sets out regulations on customs procedures and customs supervision of import cargo to be moved to another customs checkpoint as they are backlogged or at risk of backlog at seaports where social distancing has been imposed under Directive No. 16/CT-TTG dated March 31, 2020 of the Prime Minister on implementation of urgent measures to prevent and control Covid-19 pandemic.

Article 2. Regulated entities

1. Seaport operators, inland container depot (ICD) operators.

2. Shipping lines, shipping agents.

3. Customs authorities, customs officials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Other relevant agencies and organizations.

Article 3. Grounds for determining that import cargo is backlogged or at risk of backlog at a seaport

1. The port operation is being affected by the Covid-19 pandemic, which is beyond the port's ability to remedy.

2. The import cargo in stock reaches over 90 per cent of the designed import handling capacity of the seaport.

3. The Port Authority certifies in writing that the backlog or the risk of backlog has been impacted simultaneously by the factors as prescribed in clause 1, clause 2 hereof.

4. The seaport operator sends a notice of backlog or risk of backlog to the Sub-department of Customs in charge of the seaport where the cargo is stored, together with the certification of the Port Authority as mentioned in Clause 3 of this Article.

Article 4. Import cargo stored at a seaport to be moved to another seaport or ICD for storage

1. When the request of the seaport operator and certification of the Port Authority mentioned in clause 3 Article 3 hereof have been obtained, the import cargo stored at the seaport may be moved to another seaport or ICD if it fully satisfies the following requirements:

a) The cargo with the description declared on the E-manifest system is not on the list of import cargo subject to customs procedures at the import checkpoint as prescribed in Decision No. 23/2019/QD-TTg dated June 27, 2019 of the Prime Minister (except for import cargo permitted to be moved to other customs checkpoints under Decision of the Prime Minister).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The cargo has not had an import declaration registered.

d) The cargo is not on the list of cargo subject to monitoring and inspection of competent authorities.

2. The seaport operator will stop the movement of import cargo to other seaports or ICDs as prescribed herein if the number of containers of import cargo in stock decreases to 90 per cent of the designed import handling capacity of the seaport.

Article 5. Responsibilities of seaport operators and ICD operators

1. The seaport operator from which the cargo is moved shall:

a) Comply with Article 41 of the Customs Law.

b) Only move the import cargo upon approval of the shipping line/shipping agent or the cargo owner that has established the ownership of the cargo with the shipping line/shipping agent and the cargo movement plan has been approved by the Sub-department of Customs from which the cargo is moved. The entire movement must belong to a single bill of lading, with the same owner to the same seaport or ICD for storage.

Notify the shipping line/shipping agent or cargo owner of the storage location of the cargo at destination.

Concur with the shipping line/shipping agent or the cargo owner in the method of movement and information exchange about the cargo before the movement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Notify the cargo movement plan to the Sub-department of Customs from which the cargo is moved no later than 3 p.m. every day before the cargo is moved, including:

d.1) Details about the consignor of the cargo: Name, TIN, address, phone number, fax number.

d.2) Details about the carrier of the cargo: Name, TIN, address, phone number, fax number.

d.3) The cargo movement plan: Estimated time of departure, estimated time of arrival, route of movement, name of seaport or ICD of arrival, address.

d.4) Details about the cargo being moved: Bill of lading number, container reference number, description of cargo, carrier seal number, customs seal number (if any), means of transport, license plate number of the means of transport (if any).

dd) Notify the Sub-department of Customs to which the cargo is moved that the cargo movement plan (including the details specified in Article 5(1)(d) hereof) has been approved by the Sub-department of Customs from which the cargo is moved within 2 hours since the receipt of such approval.

e) Comply with movement procedures as prescribed in Article 51(b) of the Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015, amended by Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance.

g) Within 5 working days after the time as prescribed in clause 2 Article 9 hereof, the seaport operator shall send a report on the movement of cargo to the Sub-department of Customs that supervises the seaport operator (using the Form No. 01 issued hereto).

h) Notify the Sub-department of Customs from which the cargo is moved of any problem arising during the movement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) If the cargo has been moved away but the customs authority inspects and discovers that the cargo is subject to customs procedures at the import checkpoint as prescribed in Decision No. 23/2019/QD-TTg dated June 27, 2019 of the Prime Minister (except for import cargo that is permitted to be moved to other customs checkpoints under Decision of the Prime Minister), the seaport operator from which the cargo is moved shall move the cargo back to the import checkpoint for doing customs procedures as prescribed.

l) If there is any dispute over the delivery place, or damaged or lost cargo, the cargo owner and the seaport operator from which the cargo is moved shall be responsible for resolving it.

2. The seaport operator or ICD operator to which the cargo is moved shall:

a) Comply with Article 41 of the Customs Law.

b) Within 5 working days after the time as prescribed in clause 2 Article 9 hereof, the seaport operator or ICD operator shall send a report on the movement of cargo to the Sub-department of Customs that supervises the seaport operator or ICD operator (using the Form No. 02 issued hereto).

Article 6. Responsibilities of shipping line/shipping agent

1. Receive the list of cargo expected to be moved from the seaport operator and send a notice to the seaport operator that the shipping line/shipping agent either agrees or disagree with such list.

2. Cooperate with the seaport operator or ICD operator in movement of the cargo.

3. If the shipment of import cargo has been discharged from the seaport and is permitted to move to another seaport or ICD for storage as prescribed in this Circular, the shipping line/shipping agent is not required to change the port of destination on the National Single Window.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Ensure necessary conditions related to the management system of the shipping line in order for relevant seaport operators and ICD operators to receive information about the cargo in a timely and favorable manner.

Article 7. Responsibilities of customs authorities

1. Responsibilities of the Sub-department of Customs of seaport from which the cargo is moved:

a) Check if the cargo meets the requirements as mentioned in clause 1 Article 4 hereof to approve the cargo movement plan as requested by the seaport operator.

If the Sub-department of Customs of seaport from which the cargo is moved does not give any response within 2 working hours after receiving the cargo movement plan, it shall be considered as an approval for the cargo movement plan of the seaport operator.

b) Take charge and cooperate with the Sub-department of Customs of seaport or ICD to which the cargo is moved and the seaport operator or ICD operator in deciding a timely method of information exchange of the cargo movement plan.

c) Take charge and cooperate with the Sub-department of Customs of seaport or ICD to which the cargo is moved and the seaport operator or ICD operator in management and supervision of each movement from the time when the cargo departs until the time when it is confirmed that the cargo arrives at the destination.

d) Keep track of the number of containers of import cargo in stock to proactively notify the seaport operator to stop the movement of the import cargo to another seaport or ICD as prescribed in clause 2 Article 4 hereof.

2. Responsibilities of the Sub-department of Customs of seaport to which the cargo is moved:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Manage, supervise, and carry out the customs procedures associated with the movement of shipments for storage at the seaports or ICDs as prescribed in the Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015, amended by Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance.

3. If the arriving cargo is backlogged, the General Department of Customs shall guide the relevant Departments of Customs of provinces and cities to take proper actions as prescribed in Circular No. 203/2014/TT-BTC dated December 22, 2014, amended by Circular No. 57/2018/TT-BTC dated July 5, 2018 of the Minister of Finance.

Article 8. Rights and obligations of the customs declarant

The customs declarant may carry out customs procedures at the Sub-department of Customs to which the cargo is moved as prescribed in the Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015, amended by Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance and shall have relevant obligations as per the law.

Article 9. Entry in force

1. This Circular comes into force as of the date on which it is signed.

2. The import cargo being stored at a seaport may be moved to another seaport or ICD for further seizure as prescribed in Article 4 hereof from the imposition of Directive No. 16/CT-TTg dated March 31, 2020 of the Prime Minister until the end of 15 days after the imposition of Directive No. 16/CT-TTg in the province or city from which the cargo is moved.

3. If any document referred to in this Circular is amended or superseded, the new document shall prevail.

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vu Thi Mai

 

APPENDIX

FORM OF REPORT ON LIST OF CARGO BEING MOVED
(Issued together with Circular No. 82/2021/TT-BTC dated September 30, 2021 of the Minister of Finance)

Form No. 01

Report on list of cargo being moved out

Form No. 02

Report on list of cargo being moved in

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Form No. 01. Report on list of cargo being moved out

ENTERPRISE’S NAME
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

 

………[Location]……., [date]………….

 

REPORT ON LIST OF CARGO BEING MOVED OUT

To: Sub-department of Customs …………………..

1. Details about the enterprise that requests the movement of cargo:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Head office: ………………………………………………………………………………..

- Phone number: ………………………………………… Fax number: ………………………………

2. Report on list of cargo being moved out:

No.

Number of declaration of transportation (OLA)

Bill of lading number

Container reference number

Carrier seal number

Customs seal number (if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Notes

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

ENTEPRISE’S REPRESENTATIVE
(Signature, full name, seal)

 

Notes: Column (6): Insert name of the seaport or ICD where the cargo being moved in is stored.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ENTERPRISE’S NAME
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

 

………[Location]……., [date]………….

 

REPORT ON LIST OF CARGO BEING MOVED IN

To: Sub-department of Customs …………………..

1. Details about the enterprise that receives the cargo moved in:

- Enterprise’s name: ………………………………………… TIN: …………...………

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Phone number: ………………………………………… Fax number: ………………………………

2. Report on list of cargo being moved in:

- Total number of containers being moved in: ……………. containers;

- Total number of containers that have completed the customs procedures and have no longer been stored at the seaport or ICD: ………… containers;

- Total number of containers that still have been stored at the seaport or ICD: ………… containers;

No.

Number of declaration of transportation (OLA)

Bill of lading number

Container reference number

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Number of import declaration (if any)

Notes

Stored

No longer stored

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(7)

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

ENTEPRISE’S REPRESENTATIVE
(Signature, full name, seal)

Notes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Column (6): It is compulsory to insert the number of import declaration if the “X” is inserted in column (5).

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 82/2021/TT-BTC ngày 30/09/2021 về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.511

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.200.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!