Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 59/2013/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan kiểm tra giám sát hải quan

Số hiệu: 59/2013/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 08/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thủ tục TN - TX qua biên giới phía Bắc

Khi làm thủ tục tạm nhập cho một số mặt hàng chờ xuất sang nước khác tại cửa khẩu ở các tỉnh biên giới phía Bắc, ngoài chứng từ cho hàng nhập khẩu, thương nhân cần bổ sung các chứng từ sau:

- Hợp đồng xuất khẩu;
- Vận đơn đích danh và không được chuyển nhượng;
 - GCN mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất;
- Giấy phép tạm nhập tái xuất.

Ngoài ra, thương nhân cần khai thêm cửa khẩu tái xuất hàng trên ô “ghi chép khác” của tờ khai (khi tạm nhập); khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “chứng từ đi kèm” của tờ khai (khi tái xuất).

Nội dung này được quy định trong Thông tư 59/2013/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan cho một số hàng hóa tạm nhập tái xuất, có hiệu lực từ ngày 22/6/2013.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2013

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU VÀ GỬI KHO NGOẠI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;

Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác qua các tỉnh biên giới phía Bắc.

2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác qua các tỉnh biên giới phía Bắc quy định tại Thông tư này bao gồm:

a) Các mặt hàng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18/02/2013 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 05/2013/TT-BCT).

b) Rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà và các mặt hàng là thực phẩm đông lạnh đưa từ nước ngoài; hàng hóa đã làm thủ tục hải quan theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác qua các tỉnh biên giới phía Bắc, trừ các loại hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân Việt Nam;

2. Chủ kho ngoại quan và chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan;

3. Cơ quan hải quan, cán bộ, công chức hải quan;

4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II

THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT

Điều 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

Thủ tục hải quan đối với một số loại hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 37 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 194/2010/TT-BTC) và Điều 46 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 196/2012/TT-BTC) Ngoài ra, có một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:

1. Hồ sơ hải quan tạm nhập:

Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại thương nhân phải:

a) Đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan.

b) Nộp hợp đồng xuất khẩu: 01 bản sao;

c) Nộp vận đơn đích danh (ghi rõ tên người nhận hàng) và không được chuyển nhượng, có ghi số giấy phép hoặc số giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản sao (trừ hàng hóa tạm nhập qua cửa khẩu đường bộ);

d) Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương: 01 bản sao, xuất trình bản chính;

đ) Giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa của Bộ Công Thương (đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng đã qua sử dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 05/2013/TT-BCT): 01 bản chính.

2. Hồ sơ hải quan tái xuất:

Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “chứng từ đi kèm” của tờ khai hải quan.

3. Địa điểm làm thủ tục hải quan:

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này phải làm thủ tục hải quan tạm nhập, tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập hàng hóa; Hàng hóa tái xuất được vận chuyển qua các cửa khẩu theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

1. Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam:

a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại Thông tư này được lưu tại Việt Nam không quá 45 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.

b) Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao. Việc gia hạn được thực hiện 01 lần và không quá 15 ngày.

c) Quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì chi phí tiêu hủy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ của thương nhân tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 05/2013/TT-BCT. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.

2. Địa điểm lưu giữ:

a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại Thông tư này phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu, khu vực cảng nội địa (ICD) hoặc kho ngoại quan thuộc khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất (đối với trường hợp đã hoàn thành thủ tục tái xuất).

b) Riêng hàng hóa là thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tạm nhập được phép lưu giữ tại các khu vực kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan của chính thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

3. Cửa khẩu tái xuất:

Cửa khẩu tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương tại Điều 11 Thông tư số 05/2013/TT-BCT.

4. Trường hợp thương nhân cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

5. Hàng hoá tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất, không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu tái xuất.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ container để tái xuất, thì thương nhân có văn bản đề nghị trong đó nêu rõ lý do, thời gian thực bắt đầu và kết thúc việc thay đổi, chia nhỏ container để tái xuất; Chi cục trưởng hải quan nơi quản lý các địa điểm lưu giữ hàng hóa xem xét quyết định nếu hàng hóa, phương tiện đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa đang được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Container hoặc phương tiện vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện niêm phong giám sát hải quan;

c) Hàng hóa trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan.

Trong trường hợp chia nhỏ container tại cửa khẩu tái xuất để tái xuất thì không phải đảm bảo điều kiện quy định tại điểm b, khoản 5 Điều này.

6. Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại khu vực cửa khẩu và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất, trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu xuất xem xét gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.

Trong thời gian chờ tái xuất tiếp, hàng hóa phải được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu (bao gồm cả địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu được Tổng cục Hải quan công nhận tại khu kinh tế cửa khẩu), khu vực cảng nội địa ICD hoặc kho ngoại quan thuộc khu vực cửa khẩu.

7. Giám sát hải quan đối với trường hợp hàng hóa tái xuất tại cửa khẩu khác:

Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan tái xuất, nhưng được vận chuyển đến cửa khẩu khác để thực xuất khẩu thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu theo hướng dẫn tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC và Thông tư số 196/2012/TT-BTC. Ngoài ra, tại Thông tư này hướng dẫn bổ sung như sau:

a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất không quá 5 ngày.

b) Trách nhiệm giám sát, quản lý từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất:

b.1) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập:

b.1.1) Niêm phong hàng hóa và bộ hồ sơ hải quan chuyển đến hải quan cửa khẩu xuất.

b.1.2) Lập Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất (mẫu 01/BBBG-TNTX/2013 ban hành kèm theo Thông tư này): 03 bản, trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý.

b.1.3) Giao cho người khai hải quan: 02 Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất; bộ hồ sơ hải quan và hàng hóa đã được niêm phong hải quan.

b.1.4) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17h hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý, trường hợp có nhiều lô hàng được bàn giao cho cùng một Chi cục hải quan cửa khẩu xuất thì có thể lập thành Bảng thống kê biên bản bàn giao hàng hóa để fax.

b.1.5) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa đã ghi trên Biên bản bàn giao mà chưa nhận được thông tin phản hồi, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập báo cáo Cục trưởng Cục hải quan để tổ chức truy tìm lô hàng.

b.2) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất:

b.2.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chuyển cửa khẩu theo Fax Biên bản bàn giao hoặc Bảng thống kê Biên bản bàn giao hàng hóa của Hải quan cửa khẩu tạm nhập, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao hoặc Bảng thống kê Biên bản bàn giao.

b.2.2) Kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan và xác nhận thông tin trên Biên bản bàn giao sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao và fax phản hồi thông tin lô hàng cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng tái xuất vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu.

b.2.3) Giám sát lô hàng từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết và xác nhận kết quả giám sát hàng xuất khẩu trên tờ khai hải quan (ký tên, đóng dấu công chức và ghi rõ ngày, tháng, năm) và trình lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm).

b.2.4) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu tái xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập, phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập trong việc truy tìm lô hàng.

b.3) Trách nhiệm của Đội Kiểm soát Hải quan:

Khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký, trong địa bàn hoạt động của mình, Đội Kiểm soát hải quan chịu trách nhiệm tổ chức truy tìm lô hàng theo đề nghị của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai, trường hợp ngoài địa bàn hoạt động thì báo cáo Cục Điều tra chống buôn lậu để phối hợp truy tìm lô hàng.

b.4) Trách nhiệm của thương nhân:

b.4.1) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp vì lý do khách quan không thể vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian thì thương nhân phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.

b.4.2) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì thương nhân phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.

8. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này không được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp thương nhân tự ý chuyển tiêu thụ nội địa mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

9. Thủ tục thanh khoản, hoàn thuế hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC. Ngoài ra, công chức thanh khoản tờ khai phải căn cứ vào Biên bản bàn giao hoặc Bảng thống kê Biên bản bàn giao có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất để thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập.

10. Chế độ báo cáo:

Định kỳ ngày 10 hàng tháng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan tình hình làm thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định.

Điều 5. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan, cảng nội địa

1. Quy định chung

a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa nằm trong khu vực cửa khẩu nhập.

b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khi gửi kho ngoại quan, cảng nội địa thì thời hạn lưu giữ tại lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này, không được tính thêm thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan.

c) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan, cảng nội địa sau khi đã làm thủ tục tạm nhập hoặc đã làm thủ tục tái xuất, chờ thực xuất.

2. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan.

a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập hoặc tái xuất gửi kho ngoại quan thực hiện như đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 55 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. Riêng trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập gửi kho ngoại quan, thương nhân phải nộp bổ sung bản sao, xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập đã làm xong thủ tục hải quan (bản lưu người khai hải quan).

Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập hoặc tái xuất vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan thực hiện như đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu theo hướng dẫn tại Điều 57 Thông tư số 194/2010/TT-BTC.

b) Khi đưa hàng hóa từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất, thương nhân phải làm thủ tục hải quan tái xuất trước khi làm thủ tục đưa hàng từ kho ngoại quan ra nước ngoài. Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này.

3. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi tại cảng nội địa.

a) Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập hoặc tái xuất vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng nội địa thực hiện như đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu theo hướng dẫn tại Điều 57 Thông tư số 194/2010/TT-BTCĐiều 19 Thông tư số 196/2012/TT-BTC.

b) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này.

Chương III

THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG KINH DOANH CHUYỂN KHẨU

Điều 6. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu

Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 38 Thông tư số 194/2010/TT-BTC.

Chương IV

THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GỬI KHO NGOẠI QUAN

Điều 7. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác thực hiện như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3 Điều 55 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. Ngoài ra, tại Thông tư này, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung như sau:

1. Hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này chỉ được gửi tại các kho ngoại quan thuộc địa bàn quản lý của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;

2. Thương nhân có mã số của nhóm hàng hóa được gửi kho ngoại quan do Bộ Công Thương cấp theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2013/TT-BCT được đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.

3. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan phải nộp vận đơn có ghi cụ thể tên, địa chỉ kho ngoại quan lưu giữ hàng hóa.

4. Hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan phải được kiểm tra thực tế; Hình thức, mức độ kiểm tra do Chi cục trưởng hải quan quyết định.

Điều 8. Quản lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

1. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan:

Hàng hóa quy định tại Thông tư này được gửi kho ngoại quan không quá 45 ngày kể từ ngày đưa hàng vào kho; trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan thì được gia hạn một lần, nhưng tối đa không quá 15 ngày.

2. Giám sát hải quan:

a) Hàng hóa gửi kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan trong thời gian vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam và lưu giữ trong kho ngoại quan tại Việt Nam.

b) Hàng hóa đưa vào kho ngoại quan tại khu vực khác cửa khẩu nhập hoặc đưa ra kho ngoại quan tại khu vực khác cửa khẩu xuất thì phải được niêm phong hải quan; việc bàn giao nhiệm vụ giám sát giữa hải quan cửa khẩu và hải quan kho ngoại quan phải thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo hàng hóa có vận chuyển vào, ra và lưu giữ tại kho ngoại quan; việc tổ chức theo dõi, phối hợp giám sát hải quan thực hiện như quy định đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại Thông tư này và quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu của Tổng cục Hải quan.

c) Chủ hàng (chủ kho ngoại quan trong trường hợp được chủ hàng ủy quyền) chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan;

3. Chế độ kiểm tra, báo cáo:

Định kỳ ngày 05 của tháng sau, chủ kho ngoại quan phải báo cáo Cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về tình hình hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác (theo mẫu số 02/BC/KNQ ban hành kèm Thông tư này). Cục Hải quan tổng hợp, báo cáo Tổng cục Hải quan vào ngày 10 của hàng tháng.

4. Quản lý hàng xuất kho ngoại quan ra nước ngoài

a) Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài phải phải thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đưa ra khỏi kho ngoại quan. Trường hợp đã xuất kho ngoại quan quá 15 ngày nhưng chưa thực xuất khẩu vì lý do khách quan, người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận, hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì được gửi vào kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất hoặc tại các địa phương biên giới lân cận để chờ làm thủ tục xuất. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan đầu tiên.

b) Giám sát hải quan vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu xuất đến kho ngoại quan thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan vận chuyển đến kho ngoại quan để chờ xuất khẩu. Trong quá trình hàng hóa đưa từ cửa khẩu xuất đến kho ngoại quan đến khi kết thúc việc xuất kho, các Chi cục hải quan phải phối hợp trao đổi thông tin về tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan.

Chương V

XỬ LÝ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI NHẬN HÀNG

Điều 9. Các trường hợp từ chối nhận hàng

1. Người nhận hàng ghi trên vận đơn được từ chối nhận hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại.

b) Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc người gửi hàng không thực hiện đúng các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng thuê kho ngoại quan.

2. Việc từ chối nhận hàng phải được thực hiện trước thời điểm đăng ký tờ khai hoặc thời điểm làm xong thủ tục hải quan tạm nhập hoặc thủ tục hải quan đưa hàng vào kho ngoại quan.

3. Không thừa nhận việc từ chối nhận hàng đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận là hàng hóa buôn lậu thì hàng hóa đó bị xử lý như đối với hàng hóa buôn lậu.

Điều 10. Xử lý việc từ chối nhận hàng

1. Khi phát hiện người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan nếu người nhận hàng từ chối nhận hàng thì nộp cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ gồm:

a) Văn bản thông báo từ chối nhận hàng, trong đó nêu rõ lý do từ chối và đề xuất phương án xử lý (tái xuất, tiêu hủy hoặc tịch thu, bán đấu giá).

b) Chứng từ chứng minh việc người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan.

c) Văn bản thông báo và đề nghị xử lý của người gửi hàng (nếu có).

Trường hợp người gửi hàng gửi nhầm địa chỉ thì người nhận hàng có văn bản thông báo từ chối nhận hàng gửi cơ quan hải quan.

2. Địa điểm thông báo từ chối nhận hàng:

a) Trường hợp hàng hóa đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục hải quan cửa khẩu.

b) Trường hợp hàng hóa đã vận chuyển đến kho ngoại quan thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan.

3. Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng để tiến hành phân loại, xử lý theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này.

4. Phân loại, xử lý.

Việc phân loại, xử lý đối với hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận thực hiện như hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan tại cảng biển mà chưa có người đến nhận quy định tại Điều 45 Luật hải quan và hàng hóa không có người nhận khác. Ngoài ra, có một số nội dung hướng dẫn bổ sung như sau:

a) Trường hợp tái xuất.

Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan giám sát hàng hóa thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.

b) Đối với trường hợp xử lý tiêu hủy.

Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy được trích từ tiền ký quỹ của người nhận hàng hoặc do chủ kho ngoại quan chi trả.

c) Trường hợp tịch thu, bán thanh lý.

Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra quyết định tịch thu và tổ chức bán thanh lý. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí theo quy định phải được nộp vào ngân sách nhà nước.

Chương VI

HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp

1. Việc làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất của thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 05/2013/TT-BCT.

2. Đối với các lô hàng từ nước ngoài về đến cửa khẩu Việt Nam hoặc gửi kho ngoại quan trước ngày Thông tư này có hiệu lực được làm thủ tục đưa vào, đưa ra kho ngoại quan theo hướng dẫn tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC .

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2013./.

Nơi nhận:
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Tổng Bí thư, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Lưu VT; TCHQ (230).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Mẫu 01/BBBG-TNTX/2013

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ BAN HÀNH VĂN BẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………../BBBG-ĐVBH

BIÊN BẢN BÀN GIAO HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP - TÁI XUẤT

Hồi …giờ…phút, ngày…tháng…năm……………………………………...,

Chi cục Hải quan ………………………………………..…… bàn giao cho

Ông (bà)……………………………………………..………………………

Đại diện của Công ty…………………………………………..……………

Lô hàng thuộc tờ khai/vận tải đơn số/ hợp đồng số:…………..……………

Để chuyển đến Chi cục Hải quan ………………………….………….gồm:

1. Hồ sơ Hải quan:

a. Tờ khai Hải quan tạm nhập: 01 bản sao;

b. Tờ khai hải quan tái xuất: 01 bản chính (bàn chủ hàng lưu), bản kê chi tiết (nếu có) và các chứng từ kèm theo lô hàng.

2. Hàng hóa:

STT

Tên hàng

Lượng hàng

Số hiệu container/ hàng rời

Số seal container

Số seal hải quan

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

- Tình trạng container (đối với hàng đóng container)…………………….

- Tình trạng hàng hóa (đối với hàng rời):…………………………………

- Tuyến đường vận chuyển từ ……………………….đến……………….

Chiều dài…………..km………………………………………………...

- Thời gian vận chuyển dự kiến:………………………………………….

- Giờ xuất phát/giờ ra cổng:………………………………………………

- Các vấn đề khác có liên quan đến hàng hóa và hồ sơ hải quan:…………

Biên bản được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau./.

CHI CỤC HQCK TÁI XUẤT

(ký, đóng dấu công chức)

NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

(ký, ghi rõ họ tên)

CHI CỤC HQCK TẠM NHẬP

(ký, đóng dấu công chức)

Mẫu: 02/BC/KNQ

TÊN CHỦ KHO NGOẠI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/…

…….., ngày … tháng … năm ….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA GỬI KHO NGOẠI QUAN

(Số liệu báo cáo tính từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…)

1/ Số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan:

Tên hàng

ĐVT

Từ nước ngoài đưa vào

Đưa ra nước ngoài

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

Cửa khẩu xuất

Rượu

Bia

Thuốc lá điếu

Xì gà

Thực phẩm đông lạnh

2/ Tình hình thanh lý hợp đồng thuê kho (Số lượng hợp đồng):

Tên hàng

Hợp đồng đăng ký mới của người gửi kho

Hợp đồng đã thanh lý

Chưa thanh lý

Trong nước

Nước ngoài

Trong nước

Nước ngoài

Trong hạn

Quá hạn

Rượu

Bia

Thuốc lá điếu

Xì gà

Thực phẩm đông lạnh

3/ Tình hình vi phạm pháp luật hải quan:

+ Tên Đơn vị vi phạm:

+ Hành vi vi phạm:

+ Hình thức xử phạt:

Nơi nhận:
- Cục Hải quan …
- Chi cục Hải quan (quản lý kho)…

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 59/2013/TT-BTC

Hanoi, May 08, 2013

 

CIRCULAR

GUIDING CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION APPLICABLE TO SOME COMMODITIES OF THE BUSINESS OF TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT, TRANSFER THROUGH BORDER-GATES AND PUTTING INTO BONDED WAREHOUSES

Pursuant to the Law on Customs No. 29/2001/QH10, of June 29, 2001 and Law No. 42/2005/QH11, of June 14, 2005 amending and supplementing a number of articles of the Law on Customs;

Pursuant to the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP, of December 15, 2005, detailing customs procedures, customs inspection and supervision regimes;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2006/ND-CP, January 23, 2006, making detailed provisions for implementation of the Commercial Law with respect to international purchases and sales of goods; and agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties;

Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2008/ND-CP, of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2012/ND-CP, of October 23, 2012, detailing a number of articles of the Law on Customs applicable to electronic customs procedures for commercial exports and imports;

In furtherance of the Directive No. 23/CT-TTg, of September 07, 2012, of the Prime Minister, on the enhancement of state management of the business of temporary import for re-export, transfer through border-gates and putting into bonded warehouses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Finance promulgates the Circular guiding customs procedures; customs inspection and supervision applicable to some commodities of the business of temporary import for re-export, transfer through border gate and putting into bonded warehouses as follows:

Chapter 1

GENERAL PROVISION

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular guides customs procedures applicable to some commodities of the business of temporary import for re-export, transfer through border gate and putting from other countries into bonded warehouses to wait for export to other countries through Northern bordering provinces.

2. Commodities of the business of temporary import for re-export, transfer through border gate and putting from other countries into bonded warehouses to wait for export to other countries through Northern bordering provinces specified in this Circular include:

a. Commodities specified in clause 2 Article 1 of the Circular No. 05/2013/TT-BCT, of February 18, 2013 of the Ministry of Industry and Trade, prescribing on business activities of temporary import for re-export, transfer through border gate of a number of commodity kinds (hereinafter abbreviated to as the Circular No. 05/2013/TT-BCT).

b. Alcohol, beer, cigarettes, cigars and commodities as frozen food from foreign countries; commodities already done customs procedures according to type of business of temporary import for re-export sent into bonded warehouses in order to wait for export to other countries through Northern bordering provinces, except for goods as prescribed in clause 1 Article 25 of the Government’ Decree No. 154/2005/ND-CP, of December 15, 2005.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Owners of bonded warehouses and owners of commodities sent into bonded warehouses;

3. Customs agencies, cadres and civil servants;

4. Relevant organizations and individuals.

Chapter 2

CUSTOMS PROCEDURES; CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION APPLICABLE TO COMMODITIES OF THE BUSINESS OF TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT

Article 3. Customs procedures applicable to commodities of the business of temporary import for re-export

Customs procedures applicable to commodities of the business of temporary import for re-export specified in this Circular shall comply with guidance in Article 37 of the Circular No. 194/2010/TT-BTC, of December 06, 2010 of the Ministry of Finance (hereinafter abbreviated to the Circular No. 194/2010/TT-BTC) and Article 46 of the Circular No. 196/2012/TT-BTC, of November 15, 2012 of the Ministry of Finance (hereinafter abbreviated to the Circular No. 196/2012/TT-BTC). In addition, there are some contents that are guided for supplementation as follows:

1. Customs dossier for temporary import:

When doing customs procedures for temporary import, apart from documents like procedures for commercial imported commodities, traders must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. To submit export contract: 01 copy;

c. To submit straight bill of lading (clearly stating name of receiver) and not be allowed to transfer, inscribed the number of permit or certificate of business code of temporary import for re-export issued by the Ministry of Industry and Trade: 01 copy (except commodities temporarily imported through border-gate by road);

d. Certificate of business code of temporary import for re-export issued by the Ministry of Industry and Trade: 01 copy, and required for presenting the original;

e. Permit of goods temporary import for re-export issued by the Ministry of Industry and Trade (for goods in list of used commodities specified in point a clause 2 Article 1 of the Circular No. 05/2013/TT-BCT): 01 original.

2. Customs dossier for re-export:

When dosing procedures for re-export, apart from documents like procedures for commercial export commodities, customs declarers must must declare specifically for re-export goods under which the temporary import declarations in the box “enclosed documents” of the customs declaration sheet.

3. Locations to do customs procedures:

Commodities of the business of temporary import for re-export under the regulation scope of this Circular must do customs procedures of temporary import for re-export at border-gate of goods temporary import; the re-export commodities shall be transported through border-gates as guided in clause 3 Article 4 of this Circular.

Article 4. Customs management and supervision applicable to commodities of the business of temporary import for re-export

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Commodities of the business of temporary import for re-export specified in this Circular may be stored in Vietnam not exceeding 45 days after finishing customs procedures for temporary import.

b. If a trader wishes to prolong time limit for storing goods in Vietnam, the trader must send a written proposal to the Customs Sub-Department at border-gate where the procedures for temporary import of goods were did, the head of Customs Sub-Department shall consider, accept, sign and stamp the seal of Customs Sub-Department on written proposal of the trader and return it to the trader to do procedures for goods re-export, and kept 01 copy in customs dossier. The extension is performed once and does not exceed 15 days.

c. Pass time limit of being allowed storing in Vietnam, traders may re-export through only the border-gate of temporary import within 15 days after the time limit is expired (not allow re-exporting through border-gates other than the border-gate of temporary import). In case failing to re-export, goods shall be confiscated and handled in accordance with regulation; in case of destruction, cost for destruction shall comply with guidance of the Ministry of Industry and Trade on management and use of deposit amounts of traders in clause 1 Article 13 of the Circular No. 05/2013/TT-BCT. Customs Sub-Department at the border-gate of temporary-import shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Customs Sub-Department at the re-exporting border-gate in handing, management, supervision and handling of goods exceeded time limit for storing in Vietnam.

2. Storage locations:

a. Commodities of the business of temporary import for re-export specified in this Circular must be stored in border-gate area, inland container depot (ICD) or bonded warehouses of the border-gate of temporary-import or re-exporting border-gate area (for case already finished procedures for re-export).

b. With respect to commodities being frozen foods of the business of temporary import for re-export and already finished the procedures for temporary import shall be allowed storing in area of warehouses under locality of customs operation of trader who has already been issued business code of temporary import for re-export by the Ministry of Industry and Trade.

3. The border-gate for re-export:

Border-gate for re-export of commodities of the business of temporary import for re-export shall comply with provisions of the Ministry of Industry and Trade at Article 11 of the Circular No. 05/2013/TT-BCT.

4. If a trader wishes to change the border-gate for re-export that inscribed in the export declaration, the procedures shall comply with separate guidance of the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case due to requirement of transport, a trader needs the container changed or subdivided for re-export, the trader must have a written request in which clearly state reasons, real durations of begining and ending the change or subdividing of the container for re-export; the Customs Sub-Department where managing locations storing goods shall consider and decide if the goods and transport means meet the following conditions:

a. Goods are being stored in locations specified in clause 2 of this Article;

b. Container or transport means of goods must ensure condition of the sealing of customs supervision;

c. Goods during the transfer into other container or transport means must be directly supervised by customs officers.

In case of subdividing container at the re-export border-gate for re-export, it is not required to ensure conditions specified in point b clause 5 of this Article.

6. The re-export goods already finished customs procedures must be fully gathered at the border-gate area and exported through border-gate within 8 working hours after goods are transported to the exporting border-gate, in case failing to export or export all goods, if trader have written request, the head of the customs Sub-department of the exporting border-gate shall consider, prolong time to export all goods in the following days, but not exceeding the time limit for storing goods in Vietnam.

While waiting for re-export, goods must be stored in border-gate area (including locations of examining export goods recognized by the General Department of Customs at the border-gate economic zone), inland container depot (ICD) or bonded warehouses of the border-gate area.

7. Customs supervision in case where commodities are re-exported at other border-gates:

Customs procedures; customs inspection and supervision applicable to commodities that have been finished customs procedures for re-export but are transported to other border-gates for real export shall implement like export goods transfered border-gate as guided in the Circular No. 194/2010/TT-BTC and the Circular No. 196/2012/TT-BTC. In addition, in this Circular, guiding for supplementation as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. Responsibilities for supervision, management from the border-gate of temporary import to the re-exporting border-gate:

b.1. Responsibilities of Customs Sub-Departments at the border-gate for temporary import:

b.1.1. Sealing goods as well as the set of customs dossier that sent to customs agency of the exporting border-gate.

b.1.2. Making a minutes of handing goods of the business of temporary import for re-export (Form 01/BBBG-TNTX/2013 promulgated together with this Circular). 03 copies, in which fully state the information on the start time, route and other information as the basis for Customs agency of the exporting border-gate in receipt, checking, comparision and handling.

b.1.3. Handing to customs declarer: 02 minutes of handing goods of the business of temporary import for re-export; set of customs dossier and goods already customs sealed.

b.1.4. Fax the minutes of handing goods to the customs Sub-department at the exporting border-gate before 17h everyday to coordinate in monitoring, management, in case there are many batches handed for the same customs Sub-department at the exporting border-gate, they may make a statistical table of minutes of handing goods and fax it.

b.1.5. Following information replied from to the customs Sub-department at the exporting border-gate. If after time limit of goods transport inscribed in the handing minutes, they still fail to receive any replied information, the customs Sub-department at the border-gate of temporary-import shall report to Director of Customs Department for searching the cargo.

b.2. Responsibilities of Customs Sub-Departments at the re-exporting border-gate:

b.2.1. After receiving information of goods of the business of temporary import for re-export transferred border-gate under the faxed minutes of handing or the statistical table of minutes of handing goods from customs agencies of border-gate of temporary import, Customs Sub-Departments at the re-exporting border-gate shall follow up information of cargo transferred to the exporting border-gate under the minutes of handing or statistical table of minutes of handing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.2.3. Supervising the cargo from receipt until all goods already been exported and confirming the supervision result of export goods in the customs declaration (signature, seal of the customs officer and date of confirmation).

b.2.4. If time of goods transport is ended but goods still not come the re-exporting border-gate, before 8:00 AM of the following working day, the Customs Sub-Department at the re-exporting border-gate shall reflect information on the cargo not be transported under the registered time for the Customs Sub-Department at the border-gate of temporary import, and coordinate with the Customs Sub-Department at the border-gate of temporary import in searching the cargo.

b.3. Responsibility of Customs Control Teams:

When receiving information of goods of the business of temporary import for re-export transported in a manner with route and time not proper as registered, in their operation localities, the customs control teams shall organize the search for cargo at the request of the Customs Sub-Department where the customs declaration is registered, in case not in their operation localities, they shall report to the Anti-Smuggling Investigation Department to coordinate in searching the cargo.

b.4. Responsibility of traders:

b.4.1. Transporting goods in route and time properly as confirmed by customs agencies in the minutes of handing goods. If due to objective reasons, they cannot to transport goods properly with the route and time, they must send a written notification to the Customs Sub-Department where the customs declaration is registered and the Customs Sub-Department at the exporting border-gate for monitoring and supervision.

b.4.2. Preservation for goods to be intact of customs sealing during the transport course. In case happening accidents, force majeure incidents that change position of customs sealing or change the status quo of goods, trader must apply measures to restrain damages and report immediately to the People’s Committee of commune, ward or town or Customs Sub-Department at nearest place for making minutes on confirming the status quo of goods.

8. Goods of the business of temporary import for re-export under regulation scope of this Circular are not allowed to transfer for domestic consumption. In case a trader arbitrarily transfer these goods for domestic consumption without permission of competent state agencies, the trader shall be handled in accordance with law.

9. Procedures for liquidity and tax refund of goods of the business of temporary import for re-export shall comply with guidance in the Circular No. 194/2010/TT-BTC. In addition, officer liquidating customs declaration must base on the handing minutes or statistical table of the handing minutes with confirmation of customs agencies at the exporting border-gate to liquidate the declaration of temporary import.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Periodically, on the tenth day of every month, the provincial Customs Departments shall sum up and report to the General Department of Customs about situation of doing custom procedures for goods of the business of temporary import for re-export according to the form set by the General Department of Customs.

Article 5. Customs management applicable to commodities of the business of temporary import for re-export and put into bonded warehouses, inland container depot

1. General provision

a. Commodities of the business of temporary import for re-export may be put into only bonded warehouses or inland container depot located in the importing border-gate area.

b. With respect to commodities of the business of temporary import for re-export put into bonded warehouses, inland container depot, time limit for storing them in Vietnam’s territory shall comply with provisions in clause 1 Article 4 of this Circular, not permitted to include time limit which commodities are put into bonded warehouses.

c. Commodities of the business of temporary import for re-export are put into bonded warehouses, inland container depot only after procedures for temporary import have been finished or procedures for re-export have been finished and pending actual export.

2. Customs management applicable to commodities of the business of temporary import for re-export and put into bonded warehouses

a. Customs procedures applicable to commodities already finished procedures for temporary import or re-export and put into bonded warehouses implement like commodities from inland put into bonded warehouses according to guidance at clause 2 Article 55 of the Circular No. 194/2010/TT-BTC. Particularly for goods already finished procedures for temporary import and put into bonded warehouses, traders must submit for supplementation of copy of and present the original copy of customs declaration of temporary import already completed customs procedures (the customs declaration kept by the customs declarer).

Customs procedures, customs supervision applicable to commodities already finished procedures for temporary import or re-export and transported from border-gate to bonded warehouses implement like commodities transferred border-gate according to guidance at Article 57 of the Circular No. 194/2010/TT-BTC.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Customs management applicable to commodities of the business of temporary import for re-export and put into inland container depot

a. Customs procedures, customs supervision applicable to commodities already finished procedures for temporary import or re-export and transported from the importing border-gate to inland container depot implement like commodities transferred border-gate according to guidance at Article 57 of the Circular No. 194/2010/TT-BTC and Article 19 of the Circular No. 196/2012/TT-BTC.

b. Supervision over goods transported from bonded warehouses to the exporting border-gate implement according to guidance at clause 7 Article 4 of this Circular.

Chapter 3

CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION APPLICABLE TO COMMODITIES OF THE BUSINESS OF TRANSFER THROUGH BORDER-GATES

Article 6. Customs procedures, customs inspection and supervision applicable to commodities of the business of transfer through border-gates

Customs procedures, customs inspection and supervision applicable to commodities of the business of transfer through border-gates comply with guidance in Article 38 of the Circular No. 194/2010/TT-BTC

Chapter 4

CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION APPLICABLE TO COMMODITIES PUT INTO BONDED WAREHOUSES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Customs procedures applicable to commodities sent from foreign countries into bonded warehouses to wait for export to other countries implement like commodities sent from foreign countries into bonded warehouses and from bonded warehouses to foreign countries according to guidance at clause 1, clause 3 Article 55 of the Circular No. 194/2010/TT-BTC. In addition, in this Circular, the Ministry of Finance guides for supplementation as follows:

1. Commodities specified in point b clause 2 Article 1 of this Circular may be sent into bonded warehouses under management area of Customs Sub-Department at the importing border-gate or the exporting border-gate;

2. Traders who have code number of group of commodities allowed to send into bonded warehouses issued by the Ministry of Industry and Trade according to guidance in the Circular No. 05/2013/TT-BCT may fill their name in customs declarations for commodities enter- and ex-warehousing at bonded warehouses.

3. When doing customs procedures for goods sent from foreign country into bonded warehouses, owners of bonded warehouses must submit bill of lading in which specifying name, address of bonded warehouses storing commodities.

4. Commodities brought from foreign into bonded warehouses must be inspected actually; the director of customs sub-department shall decide the inspection form and extent.

Article 8. Customs management applicable to commodities put in and put out bonded warehouses

1. Time limit for commodities to be sent into bonded warehouses:

Commodities specified in this Circular may be sent into bonded warehouses not exceeding 45 days as from the day of putting them into warehouses; in case there is legitimate reason and written consent of director of Customs Department, it may be extended once but not exceed 15 days.

2. Customs supervision:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. Commodities sent into bonded warehouses at area other than the importing border-gate or brought out bonded warehouses at area other than the exporting border-gate must be made customs sealing; handing of supervision task between customs agency at border-gate and customs agency at bonded warehouse must be complied with regulation to ensure that commodities are actually transported into, out and stored at bonded warehouses; monitoring and coordinating in customs supervision are implemented like regulation applicable to commodities of the business of temporary import for re-export specified in this Circular and the professional operation process of customs management applicable to commodities exported, imported for border-gate transfer of the General Department of Customs.

c. Goods owners (owners of bonded warehouses in case being authorized by goods owners) are responsible for transport in proper route, time, border-gate already registered with customs agencies and keeping the status quo of goods, customs sealing;

3. The inspection and reporting regime:

Periodically on the fifth day of following month, owners of bonded warehouses must report Customs Departments managing bonded warehouses about situation of commodities brought from foreign countries into bonded warehouses to wait for export to other countries (according to the form No. 02/BC/KNQ enclosed this Circular). On the tenth day of every month, Customs Departments shall sum up and report to the General Department of Customs.

4. Management for goods ex-warehousing at bonded warehouses to transport abroad

a. Goods taken from bonded warehouses to transport abroad must be exported actually out Vietnam’s territory within 15 days as from day of being taken from bonded warehouses. If goods are taken from bonded warehouse but fail to be exported actually within 15 days due to objective reasons, customs declarer must have written request and be confirmed by leader of Customs Sub-Department at the exporting border-gate, if goods is in time limit to be sent into bonded warehouses, goods may be sent into bonded warehouses at the exporting border-gate or at the contiguous bordering localities in order to wait for doing export procedures. Time limit for commodities to be sent into bonded warehouses is counted from the first day when goods are put into bonded warehouses.

b. Customs supervision in transport of goods from the exporting border-gate to bonded warehouses is implemented like export goods already completed customs procedures for transport to bonded warehouses in order to wait for export. During process from as goods are put from the exporting border-gate into bonded warehouses untill completing the ex-warehousing, Customs Sub-Departments must coordinate in information exchange on goods sent into bonded warehouses.

Chapter 5

HANDLING IN CASE OF REFUSAL FOR RECEIPT OF GOODS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The receiver as written on bill of lading is entitled to refuse for goods receipt in the following cases:

a. In cases where goods are not consistent with contract of goods purchase and sale as prescribed in Article 39 of the Commercial Law.

b. Goods are not consistent with contract of hiring bonded warehouse or the goods sender fail to implement in accordance with terms set in the contract of hiring bonded warehouse.

2. The refusal of goods receipt must be implemented before time of registering the customs declaration or before finishing customs procedures for temporary import or customs procedures for putting goods into bonded warehouses.

3. The refusal of goods receipt for goods with signs of law violation is not recognized.

4. If customs agencies have grounds to define that goods written on bill of lading for refusal by the receiver are the smuggled goods, such goods shall be handled like the smuggled goods.

Article 10. Handling of refusal for receipt of goods

1. When detecting the goods sender fail to implement in accordance with content of the purchase and sale contract or contract hiring bonded warehouses, if the receiver refuse the goods receipt, the receiver shall submit for customs agencies a set of dossier including:

a. Written notification on refusal for goods receipt, in which clearly state reason thereof and propose the handling plan (re-export, destruction or confiscation, auction).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c. Written notification and request for handling of the sender (if any).

If the sender send wrong address, the receiver will send written notification of refusal for goods receipt to customs agencies.

2. Locations for sending notification of refusal for goods receipt:

a. In case where goods are subject to customs inspection and supervision at border-gate, the receiver may notify Customs Sub-Department at border-gate.

b. In case where goods already been transported to bonded warehouses, the receiver may notify Customs Sub-Department managing border-gate.

3. Based on the set of requesting dossier of receiver, the Customs Sub-Department at border-gate or Customs Sub-Department managing bonded warehouses shall coordinate with the Customs Control Team in physical inspection for all cargo with the aim to classify, handle as guidance in clause 4 of this article.

4. Classification and handling

Classification and handling applicable to goods which the receiver wrote on bill of lading to refuse for receipt shall comply with guidance of the Ministry of Finance regarding handling of goods that are abandoned, lost, mistaken, expired for customs declaration at seaport and there is no one for receipt specified in Article 45 of the Law on Customs and other goods which there is no one for receipt. In addition, there are some contents on guidance for supplementation as follows:

a. Case of re-export

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. For case of handling by destruction

The provincial Customs Departments shall organize destruction. Expenses for destruction shall be deducted from deposit amounts of receiver or be paid by owner of bonded warehouses.

c. Case of confiscation, liquidation sale

The provincial Customs Departments shall issue decision confiscation and organize liquidation sale. All amounts collected from sale, after deducting expenses in accordance with regulation must be remitted into the State budget.

Chapter 6

EFFECT

Article 11. Transitional provisions

1. Customs procedures applicable to cargo of frozen foods of the business of temporary import for re-export of traders who have been issued certificate of code number of the business of temporary import for re-export of frozen foods in accordance with the Circular No. 21/2011/TT-BCT, dated May 20, 2011 of the Ministry of Industry and Trade, regulating the management of business activities of temporary import for re-export of frozen foods shall comply with Article 21 of the Circular No. 05/2013/TT-BCT.

2. For batches from foreign countries to Vietnam’s border gates or sent into bonded warehouses before the effective day of this Circular, they may do procedures for putting in and putting out bonded warehouses as guided in the Circular No. 194/2010/TT-BTC.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. General Director of the General Department of Customs shall base on provisions in this Circular to guide customs units in unified implementation.

2. In the course of implementation of this Circular, any arising problems should be reported specifically to the Ministry of Finance (the General Department of Customs) for consideration and settlement guidance.

Article 13. Effect

This Circular takes effect on June 22, 2013.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER





Do
Hoang Anh Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 59/2013/TT-BTC ngày 08/05/2013 hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.646

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.193.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!