BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
57/2012/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 11 năm 2012
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM CÁC CHẤT CẤM
THUỘC NHÓM BETA-AGONIST TRONG CHĂN NUÔI
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;
Căn cứ Luật An
toàn thực phẩm năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh
Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội;
Căn cứ Pháp lệnh
Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về
quản lý thức ăn chăn nuôi;
Căn cứ Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong thức ăn chăn nuôi;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành Thông tư quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm
thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi gia súc, gia cầm như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc kiểm tra, giám sát và
xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (Clenbuterol, Salbutamol và
Ractopamine) trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn
nuôi, thuốc thú y; cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ, chế biến và
kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra,
giám sát
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh
tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, thú y có quyền quyết
định áp dụng hình thức xử lý, mức xử phạt các hành vi vi phạm về chất cấm thuộc
nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và cung cấp thông tin cho cơ
quan báo chí theo quy định của pháp luật.
2. Chủ các cơ sở chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh
thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; các cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh sản
phẩm gia súc, gia cầm:
a) Chủ động kiểm soát quá trình sản xuất, kinh
doanh không để tồn tại các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong vật tư chăn
nuôi và các sản phẩm chăn nuôi của mình thông qua việc ký cam kết với các đối
tác trong mua bán, cung ứng vật tư chăn nuôi, thú y và các sản phẩm gia súc,
gia cầm hoặc cam kết với chính quyền địa phương không sản xuất, kinh doanh và sử
dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
b) Chủ động lấy mẫu hoặc thuê người lấy mẫu để
phân tích kiểm tra các chất cấm trong vật tư và sản phẩm chăn nuôi của cơ sở sản
xuất, kinh doanh.
c) Không được tự ý tẩu tán, tiêu thụ các loại vật
tư, sản phẩm và vật nuôi đang là đối tượng kiểm tra mà chưa có kết luận và cho
phép của cơ quan kiểm tra.
Chương II
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM
SÁT
Điều 4. Đối tượng kiểm tra
1. Tại cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn
nuôi, thuốc thú y: thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y.
2. Tại cơ sở chăn nuôi: thức ăn chăn nuôi, nước
uống của gia súc, gia cầm; thuốc thú y; nước tiểu hoặc máu của gia súc, gia cầm.
3. Tại cơ sở giết mổ: nước tiểu của gia súc; mẫu
thịt; mẫu phủ tạng.
4. Tại cở sở kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm:
mẫu thịt; mẫu phủ tạng.
Điều 5. Trình tự kiểm tra
1. Bước 1: Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú
y, nước uống và các sản phẩm của vật nuôi theo phương pháp quy định tại Phụ lục
I ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định khác của pháp luật hiện hành
có liên quan.
2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp kiểm tra theo
quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để tiến hành
phân tích, đánh giá.
Điều 6. Phương pháp kiểm tra
và xử lý kết quả phân tích
1. Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra bằng việc đánh
giá sự tồn tại của các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine thuộc nhóm
Beta-Agonist trong thức ăn chăn nuôi, nước uống, thuốc thú y, nước tiểu, mẫu
máu và các sản phẩm của gia súc, gia cầm theo một trong hai cách sau:
a) Cách thứ nhất (áp dụng
trong trường hợp cần kết quả kiểm tra nhanh):
Tiến hành phân tích định tính bằng kit thử nhanh
hoặc phân tích bán định lượng bằng kit ELISA chung cho nhóm Beta-agonist hoặc định
tính riêng cho từng chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine. Giới hạn phát
hiện (LOD) của kit thử nhanh và kit ELISA phải nhỏ hơn 0,2ppb. Nếu kết quả âm
tính thì kết thúc quá trình kiểm tra.
Nếu kết quả dương tính phải tiếp tục phân tích định
lượng bằng phương pháp sắc ký để khẳng định mẫu có thực sự dương tính với các
chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist hay không.
b) Cách thứ hai:
Tiến hành ngay việc phân tích định lượng bằng
phương pháp sắc ký đối với các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.
2. Xử lý kết quả phân tích
a) Nếu kết quả âm tính bằng các phương pháp phân
tích trên thì khẳng định mẫu không vi phạm (hay mẫu âm tính với các chất cấm
thuộc nhóm Beta-agonist).
b) Kết quả dương tính bằng phân tích định lượng
là cơ sở để xử lý vi phạm và công bố mẫu vi phạm (hay mẫu dương tính với các chất
cấm thuộc nhóm Beta-agonist). Căn cứ để khẳng định mẫu dương tính được quy định
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Xử lý vi phạm
Trong trường hợp mẫu kiểm tra có kết quả dương
tính bằng phân tích định lượng với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist, cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành các bước sau:
1. Thông báo kết quả cho tổ chức hoặc cá nhân có
mẫu xét nghiệm dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist biết.
2. Xử lý các hành vi vi phạm theo các quy định của
pháp luật có liên quan.
3. Ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định, tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm còn buộc phải áp dụng
các biện pháp sau:
a) Đối với cơ sở chăn nuôi: phải ngừng ngay việc
sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc,
gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính thì mới được xuất bán. Cơ sở
chăn nuôi phải chịu mọi chi phí kiểm tra.
b) Đối với cơ sở giết mổ: buộc tiêu hủy toàn bộ
gia súc, gia cầm hoặc buộc cở sở giết mổ tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi
vi phạm với điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y đến khi có kết
quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường
tiêu thụ. Cơ sở giết mổ phải chịu mọi chi phí tiêu hủy, nuôi nhốt và chi phí kiểm
tra.
Thời gian tiếp tục nuôi nhốt đàn gia súc, gia cầm
có dương tính với các chất cấm nêu trên để kiểm tra, có thể kéo dài từ 3-15
ngày, tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng, thời gian sử dụng và loại chất cấm đã sử dụng.
c) Đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm gia súc,
gia cầm: buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm gia súc, gia cầm. Cơ sở kinh
doanh chịu mọi chi phí liên quan đến thu hồi, tiêu hủy và chi phí kiểm tra.
d) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn
chăn nuôi và thuốc thú y: buộc thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm bị phát hiện
dương tính. Cơ sở kinh doanh chịu mọi chi phí liên quan đến thu hồi, tiêu hủy
và chi phí kiểm tra.
4. Thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi
phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN
Điều 8. Trách nhiệm của Cục
Chăn nuôi
1. Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm
tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại
các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn
nuôi.
2. Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra
chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn
nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức
ăn chăn nuôi.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm của Cục
Thú y
1. Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm
tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; cơ sở giết mổ, chế biến và kinh
doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm.
2. Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra
chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn
nuôi tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; các cơ sở giết mổ, chế biến
và kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến
thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý
vi phạm việc sử dụng chất cấm nhóm Beta-agonist tại các cơ sở chăn nuôi gia
súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuốc thú y; cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh các sản phẩm gia
súc, gia cầm trên địa bàn.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông
tư này trong phạm vi toàn tỉnh, thành phố.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến
thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ
sở chăn nuôi; cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; cơ sở kinh doanh các sản
phẩm gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú
y
1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng các chất thuộc nhóm Beta-agonist trong
chăn nuôi.
2. Duy trì điều kiện sản xuất,
kinh doanh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
3. Không dung túng, bao che; phải chủ động phát
giác, tố giác các hành vi sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn
nuôi.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22
tháng 12 năm 2012.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số
54/2010/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về quy định việc kiểm tra, giám sát các chất thuộc nhóm Beta-agonist
trong chăn nuôi.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Cục Chăn nuôi và Cục Thú y hướng dẫn, theo
dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này cho các đối tượng thuộc phạm
vị quản lý.
2. Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng
mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xem xét sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Sở NN-PTNT các tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Website Chính phủ; Công báo Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ NN-PTNT;
- Lưu: VT, CN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Diệp Kỉnh Tần
|
PHỤ LỤC I
QUY TRÌNH LẤY MẪU VÀ QUẢN LÝ MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 11 năm 2012
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mẫu thức ăn chăn nuôi được lấy tại cơ sở sản
xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quy
trình lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 4325:2007).
Mỗi mẫu thức ăn cần kiểm tra, lấy 01 mẫu chia
làm 03 phần, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng trong các dụng cụ đựng mẫu
phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên mẫu, thời gian lấy mẫu,
địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm,
01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần lưu tại cơ quan lấy mẫu dùng cho mục
đích đối chứng.
2. Mẫu thuốc thú y được lấy tại cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuốc thú y và cơ sở chăn nuôi. Phương pháp lấy mẫu thực hiện theo
Quy chuẩn Việt nam (QCVN 01-03:2009). Số lượng
mẫu, khối lượng mẫu và niêm phong mẫu thực hiện tương tự như mẫu thức ăn.
Mỗi mẫu thuốc thú y cần kiểm tra được chia làm
03 phần có giá trị như nhau, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng trong các dụng
cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên mẫu, thời
gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu), trong đó 01 phần gửi
đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần lưu tại cơ quan lấy mẫu
dùng cho mục đích đối chứng.
3. Mẫu nước uống được lấy tại cơ sở chăn nuôi
gia súc, gia cầm từ
các nguồn nước uống khác nhau trong cơ sở (bể cấp, vòi uống trực tiếp,
máng uống).
Mỗi mẫu nước uống cần kiểm tra được chia làm 03
phần có giá trị như nhau, mỗi phần (200 ml) được niêm phong và chứa đựng trong
các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên
mẫu, thời gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu), trong đó
01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần lưu tại cơ
quan lấy mẫu dùng cho mục đích đối chứng.
4. Mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu
được lấy trực tiếp (tối thiểu 150 ml đối với mẫu nước tiểu và 15 ml đối với mẫu
máu) từ gia súc, gia cầm nuôi tại cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ. Mẫu sau khi
lấy được bảo quản ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 40C.
Số lượng mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu cần lấy phụ
thuộc vào quy mô cơ sở chăn nuôi và quy mô cơ sở giết mổ gia súc. Quy định số
lượng mẫu cụ thể theo quy mô của cơ sở chăn nuôi đối với từng nhóm gia súc như
sau:
Quy mô dưới 10 con: Lấy ít nhất 2 mẫu của 2 con
Quy mô từ 11 đến 50 con: Lấy ít nhất 3 mẫu của 3
con
Quy mô từ 51 đến 100 con: Lấy ít nhất 4 mẫu của
4 con
Quy mô từ 100 con trở lên lấy ít nhất 5 mẫu của
5 con
Việc lấy mẫu nước tiểu có thể thực hiện bằng
cách lấy trực tiếp nước tiểu từ dòng chảy khi gia súc đang bài tiết, hoặc bằng
cách sử dụng túi ni lông gắn vào cơ quan bài tiết nước tiểu của gia súc đực hoặc
sử dụng ống thông niệu đạo đối với gia súc cái.
Mỗi mẫu nước tiểu, mẫu máu lấy để kiểm tra được
chia làm 3 phần có giá trị như nhau, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng
trong các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định
(tương tự như mẫu thức ăn), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại
cơ sở lấy mẫu và 01 phần lưu tại cơ quan lấy mẫu dùng cho mục đích đối chứng. Mẫu
nước tiểu, mẫu máu luôn luôn được bảo quản lạnh ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng
40C.
5. Mẫu thịt và các sản phẩm thịt (sản phẩm động
vật) được lấy tại cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm.
Quy trình lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4833-1:2002).
6. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong, có chữ
ký của đại diện cơ quan lấy mẫu, người lấy mẫu và đại diện cơ sở được lấy mẫu.
Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký, niêm phong có chữ ký của người
lấy mẫu vẫn có giá trị pháp lý.
7. Tất cả các mẫu lưu phải được lưu cho đến khi
có kết luận cuối cùng của đoàn thanh tra, kiểm tra.
8. Lập biên bản lấy mẫu, bảo quản mẫu và gửi mẫu
đến Phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
PHỤ LỤC II
QUY ĐỊNH MẪU DƯƠNG TÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 11 năm 2012
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu được coi là dương tính khi có kết quả phân
tích định lượng cao hơn hoặc bằng một trong các giá trị (tính bằng ppb) nêu tại
bảng dưới đây:
Loại mẫu
|
Clenbuterol
|
Salbutamol
|
Ractopamine
|
Thức ăn chăn nuôi
|
50,0
|
50,0
|
50,0
|
Thuốc thú y
|
50,0
|
50,0
|
50,0
|
Nước uống
|
5,0
|
5,0
|
5,0
|
Nước tiểu
|
2,0
|
2,0
|
2,0
|
Thịt
|
0,2
|
5,0
|
1,0
|
Thận
|
0,2
|
5,0
|
1,0
|
Gan
|
0,2
|
5,0
|
1,0
|
Máu
|
0,2
|
5,0
|
1,0
|