BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 47/2020/TT-BCT
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 12
năm 2020
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT
LƯỢNG TIỀN CHẤT THUỐC NỔ SỬ DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí,
vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng
11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng
hóa;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ
công nghiệp.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ
công nghiệp.
Ký hiệu QCVN 04:2020/BCT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2022.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
1. Cục trưởng Cục Hóa chất có trách nhiệm tổ chức
hướng dẫn và triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Hóa chất;
Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng
các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc,
cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để
được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ
tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Lãnh đạo
Bộ Công Thương;
- Các đơn
vị thuộc Bộ Công Thương;
- UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Công
Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm
tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm
soát thủ tục hành chính Bộ Tư pháp;
- Công
báo;
- Website Chính
phủ, Bộ Công Thương;
- Lưu:
VT, PC, HC.
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
QCVN 04:2020/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA VỀ CHẤT LƯỢNG TIỀN CHẤT THUỐC NỔ SỬ DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ CÔNG
NGHIỆP
National
Technical Regulations on quality of explosives precursors used for
production of industrial explosive materials
Lời nói
đầu
QCVN
04:2020/BCT do Tổ soạn thảo xây dựng, Cục Hóa chất
trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban
hành kèm theo Thong tư số: 47/2020/TT-BCT,
ngày 21 tháng 12 năm 2020.
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG TIỀN CHẤT THUỐC
NỐ SỬ DỤNG ĐỂ
SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP
National
Technical Regulations on quality of explosives precursors used for production
of industrial explosive materials
I. Quy định chung
1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định về yêu cầu
kỹ thuật, phương pháp thử, quản lý đối với các tiền chất thuốc nổ Natri nitrat,
Natri clorat, Kali nitrat, Kali clorat, Kali perclorat
có mã HS theo Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, được sử dụng để sản xuất vật liệu nổ
công nghiệp (sau đây viết tắt là tiền chất thuốc nổ), được sản xuất, nhập khẩu,
kinh doanh, bảo quản trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đối tượng
áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với tổ
chức, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, bảo quản tiền chất thuốc
nổ, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp khác có liên
quan.
II. Quy định về kỹ thuật
1. Tài liệu
viện dẫn
1.1. QCVN 01:2019/BCT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo
quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền
chất thuốc nổ.
1.2. TCVN/QS
934:2014 Thuốc nổ công nghiệp - Natri nitrat, phương pháp thử.
1.3. TCVN-1:2007 (ISO
6353-1:1982) - Thuốc thử dùng trong phân tích hóa học - Phần 1: Phương pháp thử
chung.
1.4. TCVN-3:2007
(ISO 6353-3:1987) - Thuốc thử dùng trong phân tích hóa học - Phần 3: Yêu cầu kỹ
thuật - Seri thứ hai
1.5. TCVN
3798:1983 - Natri hidroxit kỹ thuật - Phương pháp so màu xác định hàm lượng
Natri clorat.
1.6. ISO
3199:1975 - Phương pháp chuẩn độ đicromat.
1.7. TCVN
4560:1988 - Nước thải - Phương pháp xác định cặn không tan trong nước thải.
2. Yêu cầu
kỹ thuật
Tiền chất thuốc nổ phải đạt các yêu cầu kỹ
thuật quy định tại Bảng 1 đến Bảng 5.
Bảng 1 - Chỉ tiêu kỹ thuật của natri
nitrat
STT
|
Chỉ tiêu
|
Yêu cầu kỹ thuật
|
Phương pháp thử
|
Phương pháp trọng tài
|
1
|
Độ tinh khiết, %
|
≥98,5
|
- TCVN/QS 934:2014
- TCVN-3:2007
(ISO 6353-3:1987)
|
- TCVN/QS
934:2014
|
2
|
Độ ẩm, %
|
≤ 1,8
|
TCVN/QS 934:2014
|
-
|
3
|
Cặn không tan trong nước, %
|
≤0,15
|
TCVN/QS 934:2014
|
-
|
Bảng 2 - Chỉ tiêu kỹ thuật của natri
clorat
STT
|
Chỉ tiêu
|
Yêu cầu kỹ thuật
|
Phương pháp thử
|
Phương pháp trọng tài
|
1
|
Độ tinh khiết, %
|
≥ 84,0
|
- TCVN 3798:1983
- ISO 3199:1975
- Phụ lục 2 Quy chuẩn này
|
TCVN
3798:1983
|
2
|
Độ ẩm, %
|
≤1,5
|
Phụ lục 2 Quy chuẩn này
|
|
3
|
Cặn không tan trong nước, %
|
≤0,01
|
4
|
Hàm lượng Cl-, %
|
≤0,15
|
Bảng 3 - Chỉ tiêu kỹ thuật của kali nitrat
STT
|
Chỉ tiêu
|
Yêu cầu kỹ thuật
|
Phương pháp thử
|
1
|
Độ tinh khiết, %
|
≥ 98,5
|
Phụ lục 3 Quy chuẩn này
|
2
|
Độ ẩm, %
|
≤ 1,5
|
3
|
Cặn không tan trong nước, %
|
≤0,15
|
4
|
Hàm lượng Cl-, %
|
≤0,15
|
Bảng 4 - Chỉ tiêu kỹ thuật của kali clorat
STT
|
Chỉ tiêu
|
Yêu cầu kỹ thuật
|
Phương pháp thử
|
1
|
Độ tinh khiết, %
|
≥98,5
|
Phụ lục 4 Quy chuẩn này
|
2
|
Độ ẩm, %
|
≤ 1,5
|
3
|
Cặn không tan trong nước, %
|
≤ 0,15
|
Bảng 5 - Chỉ tiêu kỹ thuật của kali perclorat
STT
|
Chỉ tiêu
|
Yêu cầu kỹ thuật
|
Phương pháp thử
|
1
|
Độ tinh khiết, %
|
≥98,5
|
Phụ lục 5 Quy chuẩn này
|
2
|
Độ ẩm, %
|
≤ 1,5
|
3
|
Cặn không tan trong nước, %
|
≤ 0,15
|
2. Ghi nhãn,
bảo quản
2.1. Ghi
nhãn
Ghi nhãn hóa chất theo quy định tại Nghị
định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa
và các quy định ghi nhãn hiện hành.
2.2. Bảo
quản: Thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2019/BCT.
3. Phương
pháp thử
Các Phương pháp thử và phương pháp trọng
tài thực hiện theo quy định tại Bảng 1 đến Bảng 5 của Quy chuẩn này.
Phương phác xác định hàm lượng NaNO2
và phương phác xác định hàm lượng sắt tại TCVN/QS 934:2014
tại Bảng 1 có thể thực hiện phương pháp thử nghiệm thay thế như Phụ lục 6 của
Quy chuẩn này.
III. Quy định về quản lý
1. Quy định
về công bố hợp quy
1.1. Tiền
chất thuốc nổ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam phải được
công bố hợp quy phù hợp với Quy chuẩn này.
1.2. Việc
công bố hợp quy đối với tiền chất thuốc nổ được thực hiện theo các quy định về
hàng hoá nhóm 2 tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
2. Quy định
về đánh giá sự phù hợp, sử dụng dấu hợp quy
2.1. Việc
đánh giá sự phù hợp
- Hoạt động nhập khẩu tiền chất
thuốc nổ: Thực hiện theo phương thức 7 quy định tại Phụ lục II của Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự
phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN).
- Hoạt động sản xuất tiền chất
thuốc nổ trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 quy định tại Phụ lục II của Thông
tư số 28/2012/TT-BKHCN và
Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN .
2.2. Tổ
chức đánh giá sự phù hợp, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù
hợp theo quy định về hàng hoá nhóm 2 tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT.
2.3. Việc
sử dụng dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN .
3. Kiểm tra
chất lượng tiền chất thuốc nổ nhập khẩu
Tiền chất thuốc nổ nhập khẩu phải thực
hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông
tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019.
IV. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp
1. Tổ
chức, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải bảo
đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và
các quy định tại Quy chuẩn này.
2. Tổ
chức, doanh nghiệp sau khi công bố hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại
Sở Công Thương nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất theo quy
định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
V. Tổ chức thực hiện
1. Cục
Hóa chất có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
2. Tổng
cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo lực lượng Quản lý thị
trường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng tiền chất
thuốc nổ lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật và Quy chuẩn
này.
3. Sở
Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp
với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy
chuẩn này trên địa bàn quản lý.
4. Trường
hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, tiêu chuẩn được viện dẫn trong
Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định
tại văn bản mới./.
Phụ
lục 1
Mã HS - tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản
xuất vật liệu nổ công nghiệp
TT
|
Tên tiền chất thuốc nổ
|
Mã HS
|
1
|
Natri nitrat
|
2834.29.90
|
2
|
Kali nitrat
|
2834.21.00
|
3
|
Natri clorat
|
2829.11.00
|
4
|
Kali clorat
|
2829.19.00
|
5
|
Kali perclorat
|
2829.90.90
|
Phụ
lục 2
Phương pháp thử nghiệm chỉ tiêu kỹ thuật
của natri clorat
1. Xác định
hàm lượng NaCIO3, Cl-, hợp
chất không tan trong nước
1.1. Chuẩn
bị hóa chất và dụng cụ
a. Hóa
chất
- Dung dịch NaBr 10%
- Dung dịch chuẩn Na2S2O3
0.1N
- Dung dịch chuẩn AgNO3
0,1 N
- Dung dịch chỉ thị K2CrO4
5%
b. Dụng
cụ
- Bình tam giác 500 ml,
- Bình định mức 250 ml,
- Pipet 10ml, buret
- ống đong 100 ml
1.2. Cách
tiến hành
1.2.1. Xác
định hàm lượng NaCIO3
- Cân khoảng 1g NaCIO3,
hòa tan và định mức thành 250ml, ta được dung dịch A
- Lấy chính xác 10ml dung dịch A
cho vào bình nón có nút nhám 500ml, thêm 20ml NaBr 10%, 25ml HCI đặc, đậy nút
và lắc đều, để yên trong tối khoảng 5 phút. Thêm cẩn thận 20ml nước cất nguội,
20ml KI 10%, chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3
0.1N tới khi dung dịch có màu vàng rơm, thêm chỉ thị hồ tinh bột, dung dịch có
màu xanh tím, chuẩn độ tiếp tới khi mất màu, hết V ml.
CIO3 + 6Br- + H+
--> 3Br- + Cl- + 4H2O
Br2 + 2I-
--> Br- + l2
l2 + 2S2O32- -->
S4O6- +
2I-
Tính toán kết quả
NaCIO3
(%) =
|
V x N
x 106.45 x 250 x 100
|
=
|
4.435
x V
|
6 x 1000 x 10 x m
|
m
|
Trong đó:
V - Thể
tích natri thiosunfat tiêu tốn cho chuẩn độ, ml
m - Khối lượng mẫu cân
Thí nghiệm được lặp lại 03 lần, chênh lệch
kết quả giữa 03 lần phân tích của một mẫu không vượt quá 0,2%.
Kết quả phân tích là giá trị trung bình
của 03 lần phân tích trên.
1.2.2. Xác
định hàm lượng NaCI
Cân khoảng 10 gam mẫu trên cân phân tích,
cho vào bình tam giác dung tích 250 ml.Thêm
50 ml H2O cất, lắc cho mẫu tan hoàn
toàn. Điều chỉnh pH =
7-8, thêm 1ml chỉ thị K2CrO4 5%, chuẩn độ bằng bạc nitrat
0.1N tới khi dung dịch chuyển sang màu đỏ nâu, hết V1 ml.
Ag+ + Cl--->
AgCI ↓ (trắng)
Ag+ (dư) + CrO4-
--> Ag2CrO4 (đỏ nâu)
Tính toán kết quả
NaCI(%)
=
|
V x N x
0,05844
|
x
100
|
G
|
Trong đó:
G: Khối lượng mẫu (g).
N: Nồng độ đương lượng của AgNO3.
V: Thể tích dung dịch AgNO3
tiêu tốn khi chuẩn mẫu (ml)
0,05844: Là mill đương
lượng gam của NaCI.
Thí nghiệm được lặp lại 03 lần, chênh lệch
kết quả giữa 03 lần phân tích của một mẫu không vượt quá 0,005%.
Kết quả phân tích là giá trị trung bình
của 03 lần phân tích trên.
3. Xác định
hàm lượng chất không tan trong nước
Cân khoảng 25 gam mẫu thử (chính xác
0,0002g) cho vào cốc thủy tinh 250ml, hòa tan mẫu hoàn toàn bằng nước cất. Lọc
qua giấy lọc (Giấy lọc đã sấy khô ở 100 ÷ 105°C,
cân xác định khối lượng). Tiến hành lọc và rửa nước cất nhiều lần đến hết hết
gốc CIO3-
(kiểm tra bằng cách nhỏ 5 giọt dung dịch lọc lên mặt kính, quan sát không xuất
hiện kết tủa là đạt yêu cầu).
Cho giấy lọc chứa cặn vào tủ sấy ở nhiệt
(100÷105)°C, khoảng 1 giờ. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân khối
lượng chính xác.
Tính kết quả
Hàm lượng chất không tan trong nước (%X),
tính bằng % được xác định theo công thức:
trong đó:
G1 là
khối lượng giấy lọc đã sấy khô, tính bằng g;
G2 là khối lượng giấy lọc và
cặn không tan, đã sấy khô, tính bằng g;
G là khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
2. Xác định
độ ẩm
2.1. Chuẩn
bị dụng cụ và thiết bị
- Tủ sấy, điều chỉnh được nhiệt
độ từ 50÷100oC;
- Cân phân tích có độ chính xác
đến 10-4 g;
- Chén cân
2.2. Cách
tiến hành
- Cân khoảng 10g mẫu vào hộp
lồng thủy tinh có nắp, ghi chính xác khối lượng (hộp lồng thủy tinh đã được sấy
ở nhiệt độ 105÷110°C đến khối lượng không đổi), sấy ở nhiệt độ 70±2°C đến khối
lượng không đổi (khoảng 2 giờ). Đậy nắp chén, lấy chén ra cho vào bình hút ẩm,
để nguội đến nhiệt độ phòng rồi đem cân.
2.3. Tính
toán
- Độ ẩm (X3) được tính bằng
phần trăm khối lượng theo công thức:
Trong đó:
m1 -
Khối lượng của mẫu và chén trước khi sấy, tính bằng g;
m2 - Khối lượng của mẫu và chén
sau khi sấy, tính bằng g;
m - Khối lượng của mẫu thử, tính bằng g.
Thí nghiệm được lặp lại 03 lần, chênh lệch
kết quả giữa 03 lần phân tích của một mẫu không vượt quá 0,02%.
Kết quả phân tích là giá trị trung bình
của 03 lần phân tích trên.
Phụ
lục 3
Phương pháp thử nghiệm chỉ tiêu kỹ thuật
của kali nitrat
1. Xác định
hàm lượng Kali nitrat (KN03)
Hàm lượng KNO3 được xác định
theo công thức:
X1
= 100 - (X3 + X4 + X5)
Trong đó:
X3- Hàm lượng % Cl-;
X4 - Hàm lượng % K2CO3;
X5-
Chất không tan trong nước.
2. Xác định
hàm lượng nước
2.1. Nguyên
lý
Mẫu được sấy khô ở nhiệt độ (110÷120)°C
sau đó đem cân. Hiệu số khối lượng trước và sau khi sấy chính là lượng nước và
chất bốc.
2.2. Dụng
cụ - Hóa chất
- Cốc cân thủy tinh có nắp
- Cân phân tích độ chính xác
0,0002 g
- Tủ sấy nhiệt (0÷300) °C
- Bình hút ẩm
2.3. Tiến
hành xác định
Cân khoảng 10 gam mẫu thử KNO3
chính xác 0,0002g, cho vào cốc cân thủy tinh đã ổn định khối lượng trước ở
nhiệt độ (120±2)°C, thời gian 2 giờ. Đem cốc cân chứa mẫu cho vào tủ sấy, sấy ở
nhiệt độ (120±2)°C trong 2 giờ liên tục. Lấy ra, làm nguội trong bình hút ẩm 30
phút, cân khối lượng.
2.4. Tính
kết quả
Lượng
nước và chất bốc, % =
|
G1 – G2
|
x
100
|
G
|
Trong đó:
G1-
khối lượng cốc cân + mẫu trước khi sấy (g)
G2- khối lượng cốc cân + mẫu
sau khi sấy (g)
G- Khối lượng mẫu thử (g)
Thí nghiệm được lặp lại 03 lần, chênh lệch
kết quả giữa 03 lần phân tích của một mẫu không vượt quá 0,02%.
Kết quả phân tích là giá trị trung bình
của 03 lần phân tích trên.
3. Xác định
hàm lượng Cl-
3.1. Nguyên
lý
Hòa tan mẫu thử trong nước, cho lượng dư
Bạc nitrat phản ứng với Cl- có
trong dung dịch mẫu:
AgNO3 + Cl-
=> AgCI ↓ + NO3-
Lượng dư của Bạc nitrat được chuẩn độ bởi
dung dịch Amoni Sunfocyanua:
AgNO3 + NH4CNS =>
AgCNS + NH4NO3
Điểm cuối của phép chuẩn độ được nhận biết
bằng lượng dư của Amoni Sunfocyanua với
chỉ thị sắt (III):
3NH4CNS- +
Fe3+ => Fe(CNS)3 ↓ +
3NH4+
3.2. Dụng
cụ - Hóa chất
- Cân phân tích với độ chính xác
0,0002 g
- Dung dịch Axit Nitric d:
1,42
- Dung dịch tiêu chuẩn Bạc Nitrat (AgNO3):
0,1N
- Dung dịch tiêu chuẩn Amoni Sunfocyanua (NH4CNS):
0,1 N
- Dung dịch Amoni Ferisunfat (NH4Fe(SO4)2):
Bão hòa
3.3. Tiến
hành xác định
Cân khoảng 10 gam mẫu thử KNO3
chính xác đến 0,0002g, cho vào bình tam giác 250ml, thêm 100ml nước
cất, lắc đều. Sau khi mẫu tan, cho 3ml dung dịch axit HNO3 (d:1,42).
Từ buret cho vào chính xác thể tích dung dịch tiêu
chuẩn AgNO3 0,1N lắc đều (thể tích dung dịch bạc nitrat cho phải đảm
bảo dư, thông thường cho 10 đến 15ml), cho 1÷2ml dung dịch chỉ thị NH4Fe(SO4)2
bão hòa. Dùng dung dịch NH4CNS 0,1 N chuẩn lượng dư của AgNO3
cho đến khi dung dịch xuất hiện màu đỏ gạch nhạt là điểm cuối.
3.6.4. Tính
kết quả
Hàm lượng % Cl- (X3)
được tính theo công thức:
X3, % =
|
(V1 x N1 - V2 x N2) x 0,05846
|
x
100
|
G
|
Trong đó:
V1 -
thể tích dung dịch tiêu chuẩn AgNO3 cho dư (ml)
N1 -
nồng độ đương lượng dung dịch AgNO3 (N)
V2 - thể tích dung dịch tiêu
chuẩn NH4CNS chuẩn lượng dư Bạc Nitrat (ml)
N2- nồng độ đương lượng dung
dịch NH4CNS (N)
G - khối lượng mẫu thử (g)
Tiến hành làm hai lần, lấy kết quả trung
bình. Độ chênh lệch giá trị tuyệt đối giữa các lần làm song song không vượt quá
0,005%.
4. Xác định
hàm lượng K2CO3
4.1. Nguyên
lý
Lượng K2CO3 sau khi
hòa tan trong nước được chuẩn độ trực tiếp với dung dịch axit Sunfuric với
chỉ thị Methyl orange.
4.2. Dụng
cụ - Hóa chất
- Ống
so màu 50ml;
- Bình tam giác 250ml;
- Cân phân tích với độ chính xác
0,0002 g;
- Dung dịch tiêu chuẩn Axit Sulfuric (H2SO4):
0,1 N;
- Dung dịch chỉ thị Methyl Orange: 0,1%;
- Dung dịch chỉ thị Methyl Red:
0,2%;
- Dung dịch chỉ thị Phenol Red:
0,2%;
- Nước cất hai lần hoặc nước cất
đã loại bỏ CO2:
lấy khoảng 500ml nước cất cho vào bình cầu đáy bằng 1 lít, đem đun sôi 5 phút
trên bếp điện kín, lấy ra lắp nút cao su, phần ống thoát khí có chứa các hạt
sôđa, để nguội đến nhiệt độ phòng (chỉ điều chế trước khi tiến hành làm thí
nghiệm).
4.3. Tiến
hành xác định
Định tính sơ bộ:
Lấy 2 ống nghiệm 50ml giống nhau, mỗi cái
cho vào khoảng 2,5g mẫu, cho vào 10ml nước cất hoà tan, lắc đều cho mẫu thử tan
hoàn toàn.
Cho vào ống nghiệm thứ nhất: 1 giọt chỉ
thị Methyl Red 0,2%, nếu dung dịch mẫu có màu đỏ tức
là trong mẫu không có muối CO3-2.
Cho vào ống nghiệm thứ 2: 1 giọt chỉ thị Phenol Red
0,2%, nếu dung dịch có mầu đỏ thì phải định lượng.
Định lượng:
Cân khoảng 25 gam mẫu thử KNO3
chính xác đến 0,0002g, cho vào bình tam giác 250ml, cho vào 100ml nước cất hai
lần hoặc nước cất đã loại CO2,
lắc đều cho mẫu tan hoàn toàn, cho 2 giọt chỉ thị Methyl Orange 0,1%,
dùng dung dịch axit H2SO4 0,1 N chuẩn độ đến khi dung
dịch xuất hiện mầu hồng nhạt là điểm cuối.
4.4. Tính
kết quả
Hàm lượng % K2CO3 (X4)
được tính theo công thức:
X4, % =
|
V x N x 0,0691
|
x 100
|
G
|
Trong đó:
V- Thể tích dung dịch tiêu chuẩn H2SO4
chuẩn hết (ml)
N- Nồng độ đương lượng dung dịch tiêu
chuẩn H2SO4 (N)
G- Khối lượng mẫu thử (g)
Tiến hành làm hai lần, lấy kết quả trung
bình. Độ chênh lệch giá trị tuyệt đối giữa các lần làm song song không vượt quá
0,005%.
5. Xác định
chất không tan trong nước
5.1. Nguyên
lý
Hòa tan mẫu KNO3 trong nước,
lọc lấy cặn không tan, sau đó đem sấy, cân khối lượng.
5.2. Dụng
cụ - hóa chất
- Cốc lọc xốp;
- Hệ thống hút lọc chân không;
- Cân phân tích với độ chính xác
0,0002 gam;
- Nước cất;
- Dung dịch Diphenylamin 2% (pha
trong H2SO4 d:1,84).
5.3. Tiến
hành xác định
Cân khoảng 25 gam mẫu thử KNO3
chính xác đến 0,0002g, cho vào cốc lọc xốp (khô sạch và ổn định khối lượng
trước), lắp cốc xốp lên hệ thống hút lọc chân không, dùng nước cất nóng hoà
tan, kết hợp hút lọc, vừa lọc vừa dùng nước rửa hết KNO3 (thử gốc NO3-
bằng dung dịch Diphenylamin, dung dịch thử không mầu là đạt). Sau đó, cho cốc
lọc xốp vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ (120±2)°C. Lấy ra, làm nguội 30 phút trong
bình hút ẩm, cân khối lượng.
5.4. Tính
kết quả
Chất không tan trong nước, (X5)
được tính theo công thức
Trong đó:
G1- khối lượng cốc lọc xốp + tạp chất sau khi sấy (g)
G2- khối lượng cốc lọc xốp (g)
G- Khối lượng mẫu thử (g)
Phụ
lục 4
Phương pháp thử nghiệm chỉ tiêu kỹ thuật
của kali clorat
1. Xác định
hàm lượng Kali clorat
1.1. Nguyên
lý
Hòa tan mẫu thử bằng nước cất, sau đó cho
dung dịch sắt (II) sulfat phản
ứng với ion CIO3-.
Lượng dư của dung dịch sắt (II) sulfat được
chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4. Từ thể tích KMnO4 tiêu tốn
tính ra được hàm lượng % KCIO3 có trong mẫu.
1.2. Dụng
cụ, hoá chất
- Cốc đốt 100ml;
- Bình tam giác 250ml;
- Phễu;
- Cân phân tích chính xác 0,1mg;
- Dung dịch Natri Bicacbonat quá
bão hòa;
- Dung dịch sắt (II) sulfat (FeSO4):
cân 5 g FeSO4.7H2O hòa tan trong 90ml nước cất, cho 10ml
dung dịch axit sulfuric d=1,84.
- Dung dịch Mangan sulfat
(MnSO4): cân 6,7 g MnSO4.4H2O
hòa tan trong 40 ml nước
cất, cho vào 16 ml dung dịch axit phot phoric
d=1,7 và 11,3ml dung dịch axit sulfuric d=1,84
sau đó dùng nước cất pha loãng đến
100 ml, lắc đều.
- Dung dịch tiêu chuẩn Kali permanganat
(KMnO4) 0,1 N;
- Nước cất theo TCVN 4851:1989 .
1.3. Tiến
hành xác định
Cân khoảng 1,0 g mẫu (chính xác 0,0002g)
cho vào bình bình định mức 250ml, cho nước cất hòa tan và pha loãng đến vạch
khắc, lắc đều (dung dịch A).
Dùng pipet hút
lấy 10ml dung dịch A, cho vào bình tam giác 250ml đã chứa sẵn 25ml dung dịch
FeSO4 (thể tích dung dịch sắt lấy chính xác từ pipet). Đặt
phễu thủy tinh lên miệng bình tam giác và đun sôi dung dịch 10 phút, lấy ra để
nguội, cho vào 10ml dung dịch MnSO4, dùng dung dịch tiêu chuẩn KMnO4
0,1N chuẩn độ dung dịch đến màu phớt hồng sau 30 giây không mất màu là điểm
cuối, ghi thể tích V1.
Đồng thời tiến hành một mẫu thử trắng: lấy
bình tam giác 250ml khác, thêm 10 ml nước
cất cho 25 ml dung dịch FeSO4 (thể tích dung
dịch sắt lấy chính xác từ pipet). Đặt
phễu thủy tinh lên miệng bình tam giác và đun sôi dung dịch 10 phút, lấy ra để
nguội, cho vào 10ml dung dịch MnSO4, dùng dung dịch tiêu chuẩn KMnO4
0,1N chuẩn độ dung dịch đến màu phớt hồng sau 30
giây không mất màu là điểm cuối, ghi thể tích V2.
1.4. Tính
kết quả
Hàm lượng KCIO3 (X1),
tính bằng % được xác định theo công thức:
Trong đó:
V1 là
thể tích dung dịch KMnO4 chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml;
V2 là
thể tích dung dịch KMnO4 chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng ml;
N là nồng độ đương lượng dung dịch KMnO4,
tính bằng mg/ml;
G là khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
0,02042 là mill đương
lượng gam của KCIO3;
Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song
song không được vượt quá 0,2%, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai kết
quả thu được, làm tròn số đến 0,01%.
2. Xác định
hàm ẩm
2.1. Nguyên
lý
Dựa trên cơ sở xác định sự giảm khối lượng
mẫu ban đầu sau khi sấy.
2.2. Dụng
cụ, hóa chất
- Cốc cân thủy tinh có nắp ϕ 60÷75mm;
- Bình hút ẩm (chất hút ẩm sử
dụng là CaCI2 khan hoặc Silicagen);
- Tủ sấy, giới hạn điều chỉnh nhiệt
độ đến 200°C, sai số ±1°C;
- Cân phân tích chính xác 0,1
mg;
- Hỗn hợp dung dịch rửa dụng cụ
K2Cr2O7/H2SO4;
- Nước cất theo TCVN 4851:1989 .
2.3. Tiến
hành xác định
Rửa cốc cân bằng hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4
sau đó rửa lại bằng nước cất đến hết tính axit, cho cốc lọc vào tủ sấy ở nhiệt
độ (100±2)°C, trong thời gian 1 giờ, để nguội trong bình hút ẩm, cân ghi khối
lượng chính xác giá trị G1
Dùng thìa cân lấy khoảng 10g mẫu vào cốc
cân thủy tinh đã ổn định khối lượng ở trên, cân khối lượng cả cốc cân và mẫu, chính
xác 0,0002 g, được giá trị G2.
Cho cốc cân và mẫu vào trong tủ sấy ở
nhiệt độ (100±2)°C, tiến hành sấy đến khối lượng không đổi khoảng 2 giờ là đạt
yêu cầu. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân khối lượng, chính xác
0,0002 g, được giá trị G3.
2.4. Tính
kết quả
Hàm ẩm (X2), tính bằng % được
xác định theo công thức sau:
X2, % =
|
G2 – G3
|
x
100
|
G2 – G1
|
trong đó:
G1 là
khối lượng cốc cân, tính bằng g;
G2 là khối lượng cốc cân và mẫu
trước khi sấy, tính bằng g;
G3 là khối lượng cốc cân và mẫu
sau khi sấy, tính bằng g.
Thí nghiệm được lặp lại 03 lần, chênh lệch
kết quả giữa 03 lần phân tích của một mẫu không vượt quá 0,02%.
Kết quả phân tích là giá trị trung bình
của 03 lần phân tích trên.
3. Xác định
hàm lượng chất không tan trong nước
3.1. Nguyên
lý
Dựa trên cơ sở hòa tan mẫu thử bằng nước
cất, tiến hành lọc lấy cặn không tan, đem sấy khô, cân khối lượng. Từ khối
lượng thu được tính ra % tạp chất không tan trong nước có trong mẫu.
3.2. Dụng
cụ, hóa chất
- Cốc thủy tinh 500ml;
- Bình hút ẩm (chất hút ẩm sử
dụng là CaCI2 khan hoặc Silicagen);
- Tủ sấy, giới hạn điều chỉnh
nhiệt độ đến 200°C, sai số ±1°c
- Cốc lọc xốp;
- Hệ thống hút lọc chân không;
- Cân phân tích chính xác 0,1mg;
- Nước cất theo TCVN 4851:1989 .
3.3. Tiến
hành xác định
Rửa cốc lọc xốp bằng hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4
sau đó rửa lại bằng nước cất đến hết tính axit, cho cốc lọc vào tủ sấy ở nhiệt
độ (100±2)°C, tiến hành sấy đến khối lượng không đổi, chênh lệch giữa hai lần
cân gần nhất không vượt quá 0,2 mg, được giá trị G1
Cân khoảng 25 gam mẫu thử (chính xác
0,0002g) cho vào cốc thủy tinh 250ml, cho 100ml nước cất, tăng nhiệt đến sôi
cho mẫu thử tan hoàn toàn. Dung dịch đang nóng, tiến hành lọc dung dịch qua cốc
lọc xốp (đã biết trước khối lượng), dùng
nước cất nóng rửa cốc thủy tinh và cốc lọc xốp đến hết gốc CIO3-
(kiểm tra bằng cách nhỏ 5 giọt dung dịch lọc lên mặt kính, quan sát không xuất
hiện kết tủa là đạt yêu cầu).
Cho cốc lọc xốp chứa cặn không tan vào tủ
sấy ở nhiệt độ (100±2)°C, tiến hành sấy đến khối lượng không đổi (thông thường
sấy 1 giờ là đạt yêu cầu). Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân khối
lượng chính xác 0,2 mg được giá trị G2.
3.4. Tính
kết quả
Hàm lượng chất không tan trong nước (X6),
tính bằng % được xác định theo công thức:
trong đó:
G1 là
khối lượng cốc lọc xốp, tính bằng g;
G2 là khối lượng cốc lọc xốp và
cặn không tan, tính bằng g;
G là khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song
song không được vượt quá 0,02%, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai
kết quả thu được, làm tròn số đến 0,01%.
Phụ
lục 5
Phương pháp thử nghiệm chỉ tiêu kỹ thuật
của kali perclorat
1. Xác định
hàm lượng Kali perclorat
1.1. Nguyên
lý
Hòa tan mẫu thử bằng nước, sau đó cho dung
dịch chảy qua cột trao đổi cation, lúc
này phần nhựa trao đổi sẽ giữ lại cation K+,
đồng thời giải phóng H+ tương ứng, lượng H+ giải phóng ra
kết hợp với anion CIO4- tạo
thành axit HCIO4. Dùng dung dịch tiêu chuẩn NaOH chuẩn lượng axit
HCIO4 tạo thành, điểm cuối của phép chuẩn độ được nhận biết bằng sự
thay đổi màu của chỉ thị metyl đỏ. Từ thể tích dung dịch NaOH tiêu tốn tính ra
được % KCIO4 có trong mẫu.
1.2. Dụng
cụ, hoá chất
- Cốc đốt 100 ml;
- Bình tam giác 500 ml;
- Cột
trao đổi cation ϕ15 mm, chiều cao ≈ 400 mm, có khoá thủy
tinh;
- Bông y tế;
- Phễu lọc ϕ 60 mm;
- Cân phân tích chính xác 0,1
mg;
- Dung dịch chỉ thị Metyl đỏ
0,1%;
- Dung dịch chỉ thị Metyl da cam
0,1 %;
- Dung dịch tiêu chuẩn NaOH 0,1
N;
- Dung dịch Axit clohydric (HCI)
1/2;
- Nước cất theo TCVN 4851:1989 .
1.3. Tiến
hành xác định
Xử lý nhựa trao đổi cation: nhựa
trao đổi cation được bảo quản trong nước cất, trước khi
dùng gạn bỏ nước cất, ngâm hạt nhựa trong dung dịch axit HCI 1/2, thời gian
ngâm 30 phút. Sau đó tiến hành gạn bỏ dung dịch axit HCI, dùng nước cất rửa hạt
nhựa đến hết tính axit (thử dung dịch rửa bằng chỉ thị metyl da cam có màu vàng
sáng là đạt yêu cầu).
Nạp nhựa vào cột trao đổi: nhồi khoảng 1g
bông y tế vào trong cột trao đổi (giữ nhựa không lọt qua khóa thủy tinh), mở
khóa thủy tinh, dùng nước cất rửa cột 3 lần, sau đó nạp nhựa vào cột (thể tích
nhựa chiếm chỗ trong cột khoảng 380ml) dùng nước cất rửa cột đến khi kiểm tra
nước rửa bằng chỉ thị metyl da cam có màu vàng sáng là đạt yêu cầu. (Yêu cầu
cột trao đổi không để có bọt khí).
Cân 0,1 g đến 0,15 g mẫu đã được nghiền
nhỏ (chính xác 0,0002 g) cho vào cốc đốt 100 ml, cho
20 ml nước cất nóng hòa tan mẫu thử, tiến hành
chuyển dung dịch vào cột trao đổi cation bằng
cách: mở khóa thủy tinh cho dung dịch trong cột chảy nhỏ giọt xuống cốc thủy
tinh 100 ml khác, dung dịch này giữ lại (dung dịch 1),
đồng thời chuyển toàn bộ dung dịch mẫu vào trong cột, để yên dung dịch mẫu
trong cột 30 phút. Sau đó mở khoá thủy tinh, điều chỉnh tốc độ chảy ra của dung
dịch trong khoảng từ 5÷6 ml/phút. Phần dung dịch chảy ra trong khoảng 2 phút
đầu chứa cùng dung dịch 1. Đóng khóa lại, lấy cốc thủy tinh chứa dung dịch 1
ra, chuyển dung dịch 1 vào cốc chứa dung dịch mẫu, dùng nước cất rửa cốc chứa
dung dịch 1 từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 15 ml.
Lắp bình tam giác 500 ml (khô
sạch) vào đầu khóa thủy tinh, mở khóa, điều chỉnh tốc độ chảy ra của dung dịch
trong khoảng từ 5÷6 ml/phút, tiến hành trao đổi, khi chảy hết dung dịch mẫu,
trao đổi tiếp lượng dung dịch còn lại trong cốc mẫu, dùng nước cất tráng rửa
cốc mẫu và trao đổi tiếp, lặp lại bước rửa cốc mẫu và trao đổi đến khi tổng thể
tích dung dịch trao đổi trong bình tam giác đạt 250 ml trở
lên. Thử kiểm tra dung dịch trao đổi bằng chỉ thị methyl orange, nếu
dung dịch có màu đỏ là trao đổi chưa hết, cần phải rửa thêm, nếu dung dịch có
màu vàng sáng là đạt yêu cầu.
Đóng khóa thủy tinh, lấy bình tam giác
chứa dung dịch trao đổi ra, cho (3÷4) giọt dung dịch chỉ thị Metyl đỏ 0,1%,
dùng dung dịch tiêu chuẩn NaOH 0,1 N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển sang màu
vàng sáng là điểm cuối.
1.4. Tính
kết quả
Hàm lượng KCIO4 (X2),
tính bằng % được xác định theo công thức sau:
X2, % =
|
V x N x 0,1386
|
x
100- (%KClO3 x 1,13
+ %KCl x
1,859 + %K2SO4 x 1,2557)
|
G
|
trong đó:
V là thể tích dung dịch NaOH chuẩn độ,
tính bằng ml;
N là nồng độ dung dịch NaOH, tính bằng
mg/ml;
G là khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
0,1386 là mill đương
lượng gam của KCIO4;
Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song
song không được vượt quá 0,2 %, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai
kết quả thu được, làm tròn số đến 0,01%.
2. Xác định
hàm ẩm
2.1. Nguyên
lý
Dựa trên cơ sở xác định sự giảm khối lượng
mẫu ban đầu sau khi sấy
2.2. Dụng
cụ, hóa chất
- Cốc cân thủy tinh có nắp ϕ60-75
mm;
- Bình hút ẩm (chất hút ẩm sử
dụng là CaCI2 khan hoặc Silicagen);
- Tủ sấy điện;
- Cân phân tích chính xác 0,1
mg;
- Hỗn hợp dung dịch rửa dung cụ
K2Cr2O7/H2SO4;
- Nước cất theo TCVN 4851:1989 .
2.3. Tiến
hành xác định
Rửa cốc cân thủy tinh nhiều lần bằng hỗn
hợp K2Cr2O7/H2SO4 rồi
tráng rửa bằng nước cất ba lần, sấy cốc cân ở (100±2)°C trong thời gian 1 giờ,
để nguội trong bình hút ẩm, cân ghi khối lượng chính xác giá trị G1
Lấy khoảng 10g mẫu vào cốc cân thủy tinh
đã ổn định khối lượng ở trên. Cân khối lượng cả cốc cân và mẫu, chính xác 0,1
mg, được giá trị G2.
Cho cốc cân và mẫu vào trong tủ sấy ở
nhiệt độ (100±2)°C đến khối lượng không đổi (trong thời gian 4 giờ là đạt yêu
cầu). Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân khối lượng cả cốc cân và
mẫu, chính xác 0,2 mg, được giá trị G3.
2.4. Tính
kết quả
Hàm ẩm (X1),
tính bằng % được xác định theo công thức:
X1, % =
|
G2 – G3
|
x
100
|
G2 – G1
|
trong đó:
G1 là
khối lượng cốc cân, tính bằng g;
G2 là khối lượng cốc cân và mẫu
trước khi sấy, tính bằng g;
G3 là khối lượng cốc cân và mẫu
sau khi sấy, tính bằng g.
Thí nghiệm được lặp lại 03 lần, chênh lệch
kết quả giữa 03 lần phân tích của một mẫu không vượt quá 0,02%.
Kết quả phân tích là giá trị trung bình
của 03 lần phân tích trên.
3. Xác định
hàm lượng chất không tan trong nước
3.1. Nguyên
lý
Dựa trên cơ sở hòa tan mẫu thử bằng nước
cất, tiến hành lọc lấy cặn không tan, đem sấy khô, cân khối lượng. Từ khối
lượng thu được tính ra % tạp chất không tan trong nước có trong mẫu.
3.2. Dụng
cụ, hóa chất
- Cốc thủy tinh 250 ml;
- Bình hút ẩm (chất hút ẩm sử
dụng là CaCI2 khan hoặc Silicagen);
- Tủ sấy, giới hạn điều chỉnh
nhiệt độ đến 200°C, sai số ±1°c
- Cốc lọc xốp;
- Hệ thống hút lọc chân không:
- Cân phân tích chính xác 0,1
mg;
- Cồn 96°:
- Nước cất theo TCVN 4851:1989 .
3.3. Tiến
hành xác định
Rửa cốc lọc xốp nhiều lần bằng hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4
sau đó tráng rửa bằng nước máy đến hết màu vàng, rửa lại bằng nước cất ba lần,
sấy cốc lọc xốp ở (105÷110)°C đến khối lượng không đổi, chênh lệch giữa hai lần
cân gần nhất không vượt quá 0,2 mg, được giá trị G1.
Cân khoảng 20g mẫu thử (chính xác
±0,0002g) cho vào cốc thủy tinh 250 ml, cho
100 ml nước cất, tăng nhiệt đến sôi cho mẫu thử
tan hoàn toàn. Dung dịch đang nóng, tiến hành lọc dung dịch qua cốc lọc xốp số
(đã biết trước khối lượng), dùng nước cất nóng rửa cốc thủy tinh và cốc lọc xốp
5 lần, mỗi lần khoảng 30 ml, sau
đó dùng cồn rửa cốc lọc xốp 2 lần.
Cho cốc lọc xốp chứa cặn không tan vào tủ
sấy ở nhiệt độ (105÷110)°C, thời gian sấy 1 giờ. Lấy ra để nguội trong bình hút
ẩm 30 phút, cân khối lượng chính xác 0,2 mg được giá trị G2.
3.4. Tính
kết quả
Hàm lượng chất không tan trong nước (X6),
tính bằng % được xác định theo công thức sau:
trong đó:
G1 là
khối lượng cốc lọc xốp, tính bằng g;
G2 là khối lượng cốc lọc xốp và
cặn không tan, tính bằng g;
G là khối lượng mẫu thử, tính bằng g.
Phụ
lục 6
Phương
phác xác định hàm lượng NaNO2 và phương phác xác định hàm lượng sắt
tại TCVN/QS 934:2014 có thể thực hiện phương pháp thử nghiệm thay thế như sau:
1. Xác
định hàm lượng Natri nitrit bằng phương pháp trắc quang
Phạm vi áp dụng:
Phương pháp áp dụng xác định hàm lượng
NaNO2 trong muối Natri nitrat. Phương pháp còn áp dụng xác định hàm
lượng NO2-
trong các muối vô cơ hoà tan hoặc trong hóa chất, thuốc thử khi hàm lượng
nitrit trong lượng mẫu cân đem phân tích khoảng 0,0005 mg ÷ 0,020 mg.
Nguyên tắc:
Dựa trên sự tạo phức màu giữa NO2- với
thuốc thử Griss tạo hợp chất azo màu
tím đỏ có cực đại hấp thụ tại bước sóng 520 nm ÷ 525 nm. Cường độ màu tỷ lệ với
hàm lượng NO2- có trong dung dịch.
Thiết bị - dụng cụ:
Máy trắc quang;
Cu vét chiều dày 1÷2 cm: 02
cái;
Micropipet loại
1÷5 ml;
Bình định mức 1000 ml, 100 ml;
Ống đong 25ml.
Hoá chất:
Nước cất hai lần;
NaNO2, dạng tinh thể;
Axit Sunfanilic, dạng
tinh thể;
Naphthyamin, dạng tinh thể;
Dung dịch CH3COOH 10% và 5N.
Các hóa chất sử dụng đều phải là hóa chất
tinh khiết phân tích hoặc tương đương.
Tiến hành:
Chuẩn bị hóa chất:
Thuốc thử Griss A: Cân
0,5 ± 0,01 g axit sunfanilic, thêm
150ml dung dịch CH3COOH 10%, khuấy đều, thu được dung dịch thuốc thử
Griss A.
Thuốc thử Griss B: Cân
0,1 ± 0,01 g α-Naphthylamin, thêm 20÷30 ml nước
cất, đun sôi cách thủy khoảng 15 phút, lọc bỏ cặn (khi đun phải lưu ý không
được đun cạn). Sau đó thêm 150ml dung dịch CH3COOH 10% vào nước lọc,
khuấy đều, thu được dung dịch thuốc thử Griss B, bảo quản trong chai màu tối.
Dung dịch chuẩn NO2-
0,1 g/l: Cân chính xác 0,1500g Natri nitrit (đã
được sấy khô đến khối lượng không đổi ở 100°C) vào cốc cân khô sạch, hòa tan
mẫu bằng nước cất và chuyển vào bình định mức 1000ml, thêm nước cất đến vạch
mức, lắc đều dung dịch.
Lập đường chuẩn:
Pha dung dịch NO2- 0,01
g/l từ dung dịch NO2-
0,1g/l: Hút chính xác 10ml dung
dịch NO2- 0,1
g/l cho vào bình định mức 100ml, thêm nước cất đến vạch mức, lắc đều dung dịch.
Chuẩn bị 6 bình định mức 100ml, lần lượt
thêm vào các bình theo đúng thứ tự:
Số bình
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
dd chuẩn NO2-(ml)
|
0,0
|
0,2
|
0,5
|
1,0
|
2,0
|
3,0
|
CNO2-- (mg/l)
|
0,0
|
0,02
|
0,05
|
0,1
|
0,2
|
0,3
|
CH3COOH 5N(ml)
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
Griss A(ml)
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
Griss B(ml)
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
Lắc đều, thêm nước cất đến vạch mức, lắc
đều dung dịch. Để dung dịch ổn định trong 30 phút đem đo mật độ quang của dung
dịch theo quy trình phân tích trên máy trắc quang UV-VIS.
Đo mẫu:
Cân khoảng (10÷20) gam mẫu muối NaNO3
trên cân phân tích có độ chính xác 10-4g (khối lượng mẫu có thể thay
đổi tùy thuộc hàm lượng Nitrit có trong mẫu thử, mẫu đã được sấy khô đến khối
lượng không đổi ở 100°C), hòa tan mẫu bằng nước cất và chuyển vào bình định mức
100 ml. Thêm vào dung dịch mẫu các hóa chất tương
tự như khi xây dựng đường chuẩn.
Để ổn định dung dịch 30 phút và đo mật độ
quang tại bước sóng khi xây dựng đường chuẩn. Xác định nồng độ của dung dịch
mẫu theo đường chuẩn.
Kết quả:
Hàm lượng NaNO2 được tính theo
công thức:
X (%) =
|
C x V x 1,5
|
x 100
|
1000 x m
|
Trong đó:
C: Là nồng độ ion NO2- tìm
được theo đường chuẩn (mg/l);
V: Thể
tích dung dịch mẫu pha (lít);
1,5: hệ số chuyển đổi từ NO2-
sang NaNO2;
m: Khối lượng mẫu đem phân tích (g).
Thí nghiệm được tiến hành lặp lại ba lần,
chênh lệch kết quả giữa các lân thử không lớn hơn 0,001%, kết quả phân tích là
giá trị trung bình của ba lần thí nghiệm
2. Xác
định hàm lượng sắt theo phương pháp trắc quang.
Nguyên tắc:
Dựa trên sự phản ứng giữa Fe3+
với thuốc thử axit sunfosalixylic (H2SSal),
tạo phức màu vàng. Cường độ màu tỷ lệ với hàm lượng ion Fe có trong dung dịch,
tiến hành đo mật độ quang của phức màu tại bước sóng khoảng 420 nm÷430 nm.
Thiết bị, dụng cụ - hoá chất:
Thiết bị - dụng cụ:
Máy trắc quang UV-VIS;
Cu vét chiều dày 1cm: 02 cái;
Micro pipet loại
1÷5ml;
Bình định mức 1000 ml; 100 ml;
Ống đong 25ml.
Hoá chất:
Nước cất;
Muối sắt(lll): NH4.Fe(SO4)2.12H2O
hoặc dung dịch chuẩn Fe3+ 1000 mg/l;
Axit Sunfosalixylic: dung
dịch 10%;
NH4OH: dung dịch 10%;
H2SO4
đặc;
Dung dịch H2O2 5%.
Các hóa chất sử dụng đều phải là hóa chất
tinh khiết phân tích hoặc tương đương.
Tiến hành:
Pha dung dịch chuẩn Fe3+ 0,1mg/ml:
- Pha từ chất gốc: Cân chính xác 0,8634
gam muối Fe3+ vào cốc cân, tẩm ướt mẫu bằng axit sunfuric đặc,
hòa tan mẫu bằng nước cất và chuyển vào bình định mức 1000ml, thêm nước cất đến
vạch mức, lắc trộn đều dung dịch.
- Pha từ dung dịch chuẩn Fe3+
nồng độ 1000 mg/l: Hút chính xác 10ml dung dịch chuẩn 1000 mg/l cho vào bình
định mức 100 ml, thêm nước cất đến vạch mức,
lắc trộn đều dung dịch, được dung dịch chuẩn 0,1 mg/ml.
Xây dựng đường chuẩn:
Chuẩn bị 6 bình định mức 100 ml lần
lượt thêm vào mỗi bình các hóa chất sau:
Số bình
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
DD chuẩn Fe3+(ml)
|
0,0
|
0,5
|
1,0
|
1,5
|
2,0
|
3,0
|
CFe3+ (mg/l)
|
0,0
|
0,5
|
1,0
|
1,5
|
2,0
|
3,0
|
DD axitsunfosalixylic 10%(ml)
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
DD NH4OH 10%(ml)
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
Thêm khoảng 30ml nước cất vào mỗi bình,
lắc đều. Lưu ý: Nếu dung dịch có màu đỏ tím thì thêm tiếp vào mỗi bình khoảng
10ml NH4OH 10% để dung dịch có màu vàng. Thêm tiếp nước cất đến vạch
mức, lắc trộn đều dung dịch.
Để dung dịch ổn định sau 30 phút, đo mật
độ quang của dung dịch theo quy trình phân tích trên máy trắc quang.
Đo mẫu:
Cân khoảng (20÷30) gam mẫu
thử trên cân phân tích có độ chính xác 10-4g (mẫu đã được sấy khô
đến khối lượng không đổi, khối lượng mẫu có thể điều chỉnh tuỳ thuộc vào hàm
lượng ion Fe có trong mẫu). Hòa tan mẫu hoàn toàn bằng 30 ml ÷ 50 ml nước
cất, cho vào dung dịch mẫu 5ml H2O2 5%, đun sôi trong 30
phút. Để nguội dung dịch mẫu đến nhiệt độ phòng, chuyển vào bình định mức 100 ml. Thêm
vào dung dịch mẫu các hóa chất tương tự như khi xây dựng đường chuẩn. Để ổn
định dung dịch 30 phút và đo mật độ quang tại bước sóng khi xây dựng đường
chuẩn.
Xác định nồng độ của dung dịch mẫu theo
đường chuẩn.
Tính toán kết quả:
Hàm lượng ion Fe được tính theo công thức:
% X=
|
C x VFe
|
x 100
|
1000 x G
|
Trong đó:
C: Là nồng độ ion Fe3+
tìm được theo đường chuẩn (mg/l);
V: Thể tích dung dịch mẫu pha (lít);
G: Khối lượng mẫu đem phân tích (g).
Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần,
chênh lệch kết quả giữa các lần thử không lớn hơn 0,0001%, kết quả phân tích là
giá trị trung bình của 3 lần thử.