Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 45/2012/TT-BCT hoạt động kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm

Số hiệu: 45/2012/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Nam Hải
Ngày ban hành: 28/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Kiểm tra quá trình sản xuất bánh, mứt, kẹo

Theo Thông tư 45/2012/TT-BCT, bánh, mứt, kẹo là đối tượng mới của hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Ngoài việc kiểm tra hồ sơ liên quan đến sản phẩm, quy trình sản xuất thực phẩm thì hiện trạng tình hình bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm tại cơ sở sản xuất cũng được kiểm tra.

Nội dung kiểm tra hiện trạng của cơ sở sản xuất gồm:

- Cơ sở vật chất;
- Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Trang phục bảo hộ lao động; vệ sinh cá nhân của người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Điều kiện bảo quản thực phẩm trong sản xuất.

Thông tư 45/2012/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/02/2013 và thay thế Thông tư 47/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010.

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2012/TT-BCT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Căn cứ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nguyên tắc, quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương bao gồm:

1. Bia- Rượu - Nước giải khát;

2. Sữa chế biến;

3. Dầu thực vật;

4. Sản phẩm chế biến bột và tinh bột;

5. Bánh, mứt, kẹo;

6. Bao gói chứa đựng các sản phẩm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm thực phẩm được quy định tại Điều 1 của Thông tư này có đăng ký ngành nghề tương ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. Cơ sở sản xuất thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ sở sản xuất) là cơ sở thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

2. Kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm là hoạt động kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm.

3. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc một số hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.

4. Lô sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và được sản xuất tại cùng một cơ sở.

Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra

Hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc sau:

1. Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra, cơ sở sản xuất khi chưa có kết luận chính thức.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.

3. Bảo đảm phân công phân cấp rõ ràng, phối hợp hiệu quả; không được gây sách nhiễu, phiền hà làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở sản xuất được kiểm tra.

4. Khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; các thành viên Đoàn kiểm tra không có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp về lợi ích kinh tế với cơ sở sản xuất được kiểm tra.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM

Điều 5. Kiểm tra định kỳ

1. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với từng cơ sở sản xuất, cơ quan kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm hàng năm (sau đây gọi tắt là kế hoạch) và dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch trước ngày 01 tháng 11 hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra phải xác định cụ thể sản phẩm kiểm tra, số lượng cơ sở sản xuất kiểm tra và nội dung kiểm tra.

2. Tần xuất kiểm tra: không quá một lần/năm đối với mỗi cơ sở sản xuất.

3. Cơ quan kiểm tra phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho cơ sở sản xuất chậm nhất mười lăm (15) ngày trước ngày kiểm tra.

Điều 6. Kiểm tra đột xuất

1. Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất một trong các trường hợp sau:

a) Khi có sản phẩm lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm vi phạm hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

b) Khi có cảnh báo của các tổ chức trong nước và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm.

c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm có thẩm quyền.

2. Cơ quan kiểm tra không cần phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất thực phẩm.

Điều 7. Nội dung kiểm tra

Nội dung kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm bao gồm:

1. Kiểm tra hồ sơ liên quan đến sản phẩm, quy trình sản xuất thực phẩm.

2. Kiểm tra hiện trạng về tình hình bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm tại cơ sở sản xuất.

Điều 8. Căn cứ kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm

1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, tiêu chuẩn cơ sở được công bố áp dụng với các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

2. Các quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm.

3. Các quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa.

Điều 9. Kiểm tra hồ sơ liên quan đến thực phẩm, quy trình sản xuất thực phẩm

1. Giấy chứng nhận đăng ký ngành nghề tương ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

3. Giấy phép sản xuất rượu đối với các cơ sở sản xuất rượu.

4. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.

5. Bản công bố hợp quy, bản thông tin chi tiết sản phẩm, mẫu sản phẩm đối chứng.

6. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng tại cơ sở kiểm nghiệm được Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định hoặc được công nhận.

7. Phiếu kiểm nghiệm chất lượng nước.

8. Hồ sơ lưu mẫu đối với từng lô sản phẩm thực phẩm được sản xuất tại cơ sở.

9. Hợp đồng mua bán, hoá đơn, chứng từ liên quan đến nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm.

10. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất thực phẩm.

11. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.

12. Nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với nội dung đã đăng ký với cơ quan thẩm quyền.

13. Chứng chỉ phù hợp với HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tiêu chuẩn tương đương, hồ sơ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP và ISO 22000 (nếu có).

14. Biên bản thanh tra, kiểm tra gần nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

Điều 10. Kiểm tra hiện trạng của cơ sở sản xuất

1. Kiểm tra hiện trạng cơ sở sản xuất thực phẩm bao gồm:

a) Cơ sở vật chất: Địa điểm, môi trường; thiết kế, kết cấu, bố trí nhà xưởng; hệ thống thông gió; hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước; cung cấp hơi và khí nén; hệ thống xử lý chất thải, rác thải; nhà vệ sinh, phòng thay đồ bảo hộ lao động; hệ thống thu gom, xử lý rác thải; hệ thống thoát nước thải, xử lý nước thải.

b) Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm: Thiết bị dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm; thiết bị dụng cụ bao gói thực phẩm; thiết bị, dụng cụ vệ sinh; thiết bị giám sát, đo lường; phương tiện rửa và khử trùng tay; lưu mẫu và bảo quản mẫu; phương tiện phòng chống côn trùng và động vật gây hại; sử dụng hoá chất tẩy rửa.

c) Người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm: Trang phục bảo hộ lao động; vệ sinh cá nhân.

d) Bảo quản thực phẩm trong sản xuất: Kho bảo quản nguyên liệu, bao bì, phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, sản phẩm thực phẩm; giá, kệ để nguyên liệu, thành phẩm; thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm; phương tiện vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.

2. Kết quả kiểm tra được đánh giá theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Lấy mẫu để kiểm nghiệm, kiểm chứng đối với thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Xử lý kết quả kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra lập biên bản theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo kết quả kiểm tra đến cơ quan quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm có thẩm quyền và cơ sở sản xuất được kiểm tra.

2. Trường hợp thực phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định, Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở sản xuất khắc phục phần không đạt của sản phẩm theo thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra.

3. Trường hợp cơ sở sản xuất không thực hiện các yêu cầu khắc phục trong biên bản kiểm tra lần trước, Đoàn kiểm tra phải thông báo đến Sở Công Thương trên địa bàn của cơ cở và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có thẩm quyền để giám sát, xử lý.

4. Trường hợp cơ sở sản xuất tái phạm việc không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm hoặc không thực hiện các yêu cầu khắc phục lỗi trong biên bản kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải có văn bản kiến nghị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Kinh phí thực hiện kiểm tra, kiểm nghiệm

1. Kinh phí thực hiện kiểm tra bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm được lấy từ:

a) Nguồn chi ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định pháp luật hiện hành;

b) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Chi phí lấy mẫu kiểm nghiệm mẫu thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 58 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Điều 48 Luật An toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật.

Chương III

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA, ĐOÀN KIỂM TRA VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra

Cơ quan kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

3. Ra quyết định xử lý chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Đoàn kiểm tra về việc tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, niêm phong thực phẩm, tạm dừng việc quảng cáo đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.

4. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định pháp luật liên quan.

5. Thông báo cho cơ sở sản xuất kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của Đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của Đoàn kiểm tra

Trong hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm Đoàn kiểm tra có các trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Thực hiện kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm theo Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kiểm tra quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

3. Tổng hợp, báo cáo tình hình kiểm tra, kết quả kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm có thẩm quyền.

4. Yêu cầu cơ sở sản xuất được kiểm tra xuất trình các tài liệu liên quan khi cần thiết.

5. Yêu cầu cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thực hiện biện pháp khắc phục.

6. Lấy mẫu để kiểm nghiệm khi cần thiết.

Điều 15. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất thực phẩm

1. Phối hợp với Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra trong quá trình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm tại cơ sở.

2. Thiết lập, quản lý hệ thống sổ sách để theo dõi, ghi chép đầy đủ các vấn đề liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm tại cơ sở.

3. Lưu giữ tại cơ sở sản xuất và cung cấp tài liệu, quy trình công nghệ, thiết bị liên quan đến sản phẩm cần kiểm tra theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này.

4. Chấp hành hoạt động kiểm tra bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan kiểm tra và các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.

5. Thực hiện báo cáo:

a) Tình hình khắc phục các lỗi không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất đến cơ quan kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm và Sở Công Thương trên địa bàn theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tình hình chấp hành các quy định pháp luật về công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Duy trì điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

7. Khắc phục các lỗi không đạt được nêu trong biên bản kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra, Đoàn kiểm tra.

8. Khiếu nại kết luận của Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2013.

2. Thông tư số 47/2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thương về quy định kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Công nghiệp nhẹ – Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Công Thương) kiểm tra các cơ sở sản xuất trên địa bàn không thuộc Danh mục tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và những cơ sở sản xuất thực phẩm tại Khoản 1 Điều này theo ủy quyền của Bộ Công Thương.

3. Vụ Công nghiệp nhẹ, Sở Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận và tổng hợp các vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét sửa đổi./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX);
- Lãnh đạo Bộ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - BCT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Website: Bộ Công Thương, Chính Phủ;
- Lưu: VT, CNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Nam Hải

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 45/2012/TT-BCT

Hanoi, December 28th 2012

 

CIRCULAR

ON THE INSPECTION OF FOOD SAFETY AND QUALITY DURING THE PRODUCTION OF FOODS UNDER THE MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to the Government's Decree No. 95/2012/NĐ-CP dated November 12th 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Law of Food safety No. 55/2010/QH12 dated June 17th 2010, and the Government's Decree No. 38/2012/NĐ-CP dated April 25th 2012, detailing the implementation of a number of articles of the Law of Food safety;

Pursuant to the Law on Product and goods quality No. 05/2007/QH12 dated November 21st 2007, and the Government's Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated December 31st 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and goods quality;

Pursuant to the Government's Decree No. 94/2012/NĐ-CP dated November 12th 2012 on the wine production and wine trading;

The Minister of Industry and Trade issues a Circular on the inspection of food safety and quality during the production of foods under the management of the Ministry of Industry and Trade:

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Circular deals with the principles, process, and procedure for the inspection of food safety and quality during the production of foods under the management of the Ministry of Industry and Trade, including:

1. Beer, wine, and soft drink;

2. Processed milk;

3. Vegetable oil;

4. Powder and starch;

5. Confectionery;

6. Packages of the products prescribed in Clause 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The organizations and individuals that produce the foods prescribed in Article 1 of this Circular, and have registered their corresponding business in accordance with Vietnam’s law.

2. The relevant organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. A food factory (hereinafter referred to as factory) is the premises that carry on one, some, or all stages including preparing, processing, packing, and preserving, in order to create foods.

2. The inspection of food safety and quality is the inspection of the compliance with current laws on assuring food safety and quality during the production of foods.

3. Food testing is the tests and assessment of conformity with corresponding technical regulations or standards applicable to foods, food additives, food processing supplements, food supplements, packages, tools and food storage materials.

4. A batch of food is a definite amount of the same kind of products, having the same name, quality, expiry date, made of the same materials, and produced at the same factory.

Article 4. The inspection principles

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Keep the information, materials, inspection results of the inspecting agency and the factory confidential until the official conclusion is made.

2. Take responsibility before law for the inspection result and relevant conclusions.

3. Ensure the plain assignment, decentralization, and efficient cooperation; do not harass and disturb the operation of the inspected factories.

4. Ensure the objectivity, accuracy, openness, transparency, and impartiality; the members of the Inspectorate must not directly or indirectly related to the economic benefits of the inspected factory.

Chapter II

THE ORDER AND PROCEDURES FOR THE INSPECTION OF FOOD SAFETY AND QUALITY DURING THE PRODUCTION OF FOODS

Article 5. Periodic inspections

1. Depending on the actual developments and the requirements of inspection of food safety and quality of each factory, the inspecting agency shall formulate annual plans for the inspection of food safety and quality (hereinafter referred to as plans) and estimate the budget for such plans before November 01st every year, and send them to competent authorities for approval. The inspection plan must determined the inspected products, the number of inspected factories, and the inspection content.

2. Do not inspect a factory more than once a year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Irregular inspection

1. The inspecting agency shall carry out the irregular inspection in one of the following cases:

a) There are circulating products that do not assure the food safety and quality, or are not conformable with the applicable standards and corresponding technical regulations.

b) There are warnings from domestic and international organizations about the food safety and quality.

c) The irregular inspection is requested by a competent State management agency in charge of food safety and quality.

2. The inspecting agency must send prior notice about the inspection to the food factory.

Article 7. The inspection content

The inspection of food safety and quality includes:

1. Inspect the documents related to the products and the process of food production.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. The basis of the inspection of food safety and quality

1. The corresponding national technical regulations and standards and the standards announced to be applicable to the food products under the management of the Ministry of Industry and Trade.

2. The current laws on food safety and quality during the food production.

3. The current laws on goods labeling.

Article 9. Inspection of the documents related to foods and the process of food production.

1. The certificate of registration of corresponding business prescribed by Vietnam’s law.

2. The Certificate of fulfillment of food safety conditions.

3. The License for wine production, applicable to the wine producers.

4. The Notice of the reception of the Declaration of conformity or the Certificate of Declaration of conformity with the food safety regulations, and the standard certificate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The product test result within the previous 12 months given by a laboratory appointed or accredited by the Minister of Industry and Trade.

7. The water test result.

8. The documents of each food batched produce by the factory.

9. The sale contracts, invoices, and papers related to the food ingredients, food additives, food processing supplements, and food preservatives.

10. The certificates of knowledge about food safety of the factory owner and the people who directly participate in the food production.

11. The certificates of health of the factory owner and the people who directly participate in the food production, or the list of officers of the factory issued by a medical agency at the district level or above.

12. The label content consistent with the content registered with the competent agency.

13. The Certificate of conformity to HACCP or ISO 22000 or the equivalents, the quality control and food safety documents, applicable to the factories that employ the quality control system according to HACCP and ISO 22000 (if any)

14. The latest inspection record issued by a competent State agency (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Inspect the condition of the factory, including:

a) The facilities: the location, environment; design, structure, arrangement; the ventilation system, lighting system, the water supply system, air and compressed air supply system, the waste treatment system; bathrooms, locker rooms; the waste collection and treatment system; the drainage system and sewage treatment system.

b) The devices and equipment serving the food production and processing, the devices and equipment serving the packaging of food, the sanitary facilities, the equipment serving the supervision and measurement; the instruments for washing and sterilizing hands; the instruments for sample preservation; the instruments for pest prevention; detergent;

c) The people who directly participate in the food production and processing: the personal protective equipment; personal sanitary equipment.

d) Food preservation during the production: The warehouses of materials, packages, food additives, food processing supplements, food products; shelves for materials and finished products; instruments for temperature and humidity control; means of transporting materials and finished products.

2. The inspection result shall be assessed in accordance Annex I enclosed with this Circular.

3. Take samples for testing the foods that do not assure the food safety and quality according to Annex II enclosed with this Circular.

Article 11. Handling the inspection results

1. The Inspectorate shall make a record according to Annex I enclosed with this Circular, and send to inspection results to the competent agency in charge of food safety and quality, and to the inspected factory.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If the factory does not comply with the request for the rectification in the previous inspection record, the Inspectorate must notify the local Service of Industry and Trade and the competent agency in charge of food safety for supervising and handling.

4. If the factory still fails to assure the food safety during the food production, or does not comply with the request for the rectification in the inspection record, the Inspectorate must request the competent agency in charge of food safety to handle this situation as prescribed by law.

Article 12. The budget inspection and testing

1. The budget for the inspection of the assurance of food safety and quality is funded from:

a) The annual State budget expenditure as prescribed by current laws;

b) Other legal budget sources.

2. The budget for testing food samples are specified in Article 41 and Article 58 of the Law on Product and goods quality, Article 48 of the Law of Food safety, and other regulations of law.

Chapter III

THE RESPONSIBILITY AND AUTHORITY OF INSPECTING AGENCIES, INSPECTORATES, RELEVANT ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The agencies that inspect the food safety and quality have the following responsibility and authority:

1. Formulating and submitting annual plans for inspection of food safety and quality to competent agencies for approval.

2. Making decisions on the establishment of Inspectorates in order to carry out the inspections according to the periodic or irregular plans.

3. Making handling decision within 03 working days from the reception of the report from the Inspectorate on the suspension of the production and trading of food, the sealing of food, the suspension of the advertisements for unsafe foods.

4. Handling the violations during the inspection of food safety and quality as prescribed in Article 30 of the Law on Product and goods quality and other relevant laws.

5. Notifying the inspection results and relevant conclusions to the factories.

6. Settling complaints about the decisions made by the Inspectorates, and the acts committed by the Inspectorate’s members in accordance with the laws on complaints and denunciations.

Article 14. The responsibility and authority of Inspectorates

During the inspection of food safety and quality, the Inspectorates have the following responsibility and authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Complying with law and the inspection principles prescribed in Article 4 of this Circular.

3. Summarizing and reporting the results of the inspections of food safety and quality to the provincial People’s Committees, the Ministry of Industry and Trade, and competent agencies in charge of food safety and quality.

4. Requesting the inspected factories to present the relevant documents where necessary.

5. Requesting the food factories that do not assure the food safety and quality to take remedial measures.

6. Take samples for testing where necessary.

Article 15. The responsibility and authority of the food factories

1. Cooperating with the Inspectorates and inspecting agencies during the inspection of food safety and quality at the factories

2. Establishing and managing the books, and recording the issues related to the food safety and quality at their factories.

3. Keeping and providing the documents, technological process, and equipment related to the products that need inspecting as prescribed in Article 9 and Article 10 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Reporting:

a) Report the rectification of the unreliability of food safety and quality during the production to the inspecting agencies and the local Services of Industry and Trade according to Annex V enclosed with this Circular;

b) Report the compliance with the law on the assurance of food safety and quality at the request of competent agencies according to Annex VI enclosed with this Circular.

6. Maintaining the conditions for food safety and quality as prescribed by law.

7. Rectifying the issues specified in the inspection record at the request of the inspecting agencies and Inspectorates.

8. Making complaints about the conclusions given by the Inspectorates as prescribed by law.

Chapter IV

REGULATIONS ON THE IMPLEMENTATION

Article 16. Effects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Circular No. 47/2010/TT-BCT dated December 31st 2010 of the Ministry of Industry and Trade on the inspection of food quality, safety and hygiene during the production of foods under the management of the Ministry of Industry and Trade is annulled on the effective date of this Circular.

Article 17. Implementation organization

1. The Department of Light Industry – the Ministry of Industry and Trade shall cooperate with relevant agencies in inspecting the food factories in the Annex VII enclosed with this Circular.

2. The Services of Industry and Trade in central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as Services of Industry and Trade) shall inspect the local factories not in the list in Annex VII enclosed with this Circular, and the food factories in Clause 1 this Article under the authority of the Ministry of Industry and Trade.

3. The Department of Light Industry and Services of Industry and Trade shall receive and report the difficulties during the implementation of this Circular to the Minister of Industry and Trade for consideration and amendment./.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Nam Hai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 45/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.339

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.168.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!