Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 44/2012/TT-BCT Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói

Số hiệu: 44/2012/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Lê Dương Quang
Ngày ban hành: 28/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Siết chặt việc vận chuyển hóa chất độc hại

Kể từ ngày 20/2, việc vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa được siết chặt bởi Thông tư 44/2012/TT-BCT.

Danh mục hóa chất nguy hiểm cần được đóng gói và vận chuyển đặc biệt được quy định lên tới hơn 200 loại, nhiều gấp 4 lần so với trước.

Thông tư cũng cập nhật các tiêu chuẩn mới về việc đóng gói các loại hàng hóa này.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thề về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm và việc ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố trong việc vận chuyển các hàng hóa trên.

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2012/TT-BCT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH DANH MỤC HÀNG CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM PHẢI ĐÓNG GÓI TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Mục I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển; yêu cầu về đóng gói, phương tiện chứa đối với hàng công nghiệp nguy hiểm, phương án ứng cứu khẩn cấp và huấn luyện người liên quan trực tiếp vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm không bao gồm các loại hàng nguy hiểm sau đây:

1. Các hóa chất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

2. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng, y tế;

3. Các chất là chất nổ, vật liệu nổ công nghiệp;

4. Các hóa chất thuộc loại 6 quy định tại Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hóa chất nguy hiểm” là hóa chất được quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

2. “Hàng công nghiệp nguy hiểm” gồm xăng dầu, khí đốt và hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp;

3. “Đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm” là việc sử dụng các thao tác kỹ thuật để chứa đựng hàng công nghiệp nguy hiểm trong các phương tiện chứa phù hợp tiêu chuẩn đã đăng ký, công bố;

4. “Phương tiện chứa” là các loại bao gói, chai, thùng, bồn, bể hoặc côngtenơ dùng để chứa và vận chuyển hàng hóa. Phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm gồm các loại:

a) “Bao gói cỡ nhỏ” (ký hiệu là P) là phương tiện chứa có dung tích chứa nước đến 450 lít hoặc có khối lượng chứa đến 400 kg;

b) “Bao gói cỡ lớn” (ký hiệu là LP) là phương tiện chứa có dung tích chứa nước lớn hơn 450 lít hoặc có khối lượng chứa lớn hơn 400 kg nhưng có thể tích chứa nhỏ hơn 3 m3;

c) “Thùng chứa hàng rời cỡ trung” (ký hiệu là IBC), bao gồm:

- Thùng kim loại có thể tích chứa tối đa đến 3 m3 đối với hàng hóa dạng lỏng, rắn;

- Thùng bằng gỗ, chất dẻo, giấy có thể tích chứa tối đa đến 1,5 m3 đối với hàng hóa dạng rắn.

d) “Bao gói trong” (còn gọi là bao gói trực tiếp) là phương tiện chứa tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, thực hiện đầy đủ chức năng chứa đựng hàng hóa mà không cần có thêm bất kỳ bao gói khác;

đ) “Bao gói ngoài” là phương tiện chứa bao gói trong, cùng với các vật liệu hấp thụ, chèn đệm nhằm tạo ra sự bảo vệ bao gói trong, khi vận chuyển;

e) “Bao gói kết hợp” là phương tiện chứa gồm một hoặc nhiều bao gói trong, gắn, xếp cố định trong bao gói ngoài;

g) “Bồn, bể chuyên dụng” là phương tiện chứa lắp trên phương tiện vận chuyển, gồm:

- Phương tiện chứa có dung tích lớn hơn 1m3 hoặc kiểu côngtenơ bồn (tank-container) có dung tích lớn hơn 3m3 chứa hàng nguy hiểm loại 3 có nhiệt độ chớp cháy không quá 600C (kiểu FL, chi tiết xem Phụ lục 3);

- Phương tiện chứa có dung tích lớn hơn 1m3 hoặc côngtenơ bồn (tank-container) có dung tích lớn hơn 3m3 chứa hàng nguy hiểm khác với kiểu FL (kiểu AT, chi tiết xem Phụ lục 3).

h) “Côngtenơ” là phương tiện chứa dạng thùng, hộp có dung tích chứa lớn hơn 1 m3 để chứa và trung chuyển các loại hàng hóa đã được đóng gói hoàn chỉnh.

5. “Hàng rời” là hàng hóa chưa được đóng gói;

6. “Mức đóng gói” là mức được ấn định tùy theo mức độ nguy hiểm của hàng hóa được đóng gói (ký hiệu là PG I, PG II, PG III);

7. “Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển” là Danh mục được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này (sau đây gọi là Danh mục).

Mục II. YÊU CẦU VỀ ĐÓNG GÓI, PHƯƠNG TIỆN CHỨA ĐỐI VỚI HÀNG CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM

Điều 4. Yêu cầu về biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

1. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất; Bảng thông tin khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này.

2. Việc trình bày biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh rõ nghĩa, dễ đọc và có màu sắc tương phản với màu nền của phương tiện chứa;

b) Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm; không bị che khuất hoặc bị giảm khả năng nhận biết khi đặt cạnh các dấu hiệu khác;

c) Có độ bền đủ chịu được tác động của thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển;

d) Trường hợp bề mặt phương tiện chứa có dạng không đều hoặc quá nhỏ so với kích thước yêu cầu thể hiện biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm, người gửi hàng có thể gắn kèm theo phương tiện chứa thẻ hoặc bảng thể hiện biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm theo quy định.

3. Phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm vận chuyển phải thể hiện đầy đủ biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm theo quy định sau:

a) Đối với bao gói trong, khi vận chuyển không có bao gói ngoài hoặc các phương tiện chứa trung gian khác, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải được thể hiện trên mặt không che khuất của bao gói trong;

b) Đối với bao gói kết hợp không mở trong quá trình bốc xếp, vận chuyển thì biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải thể hiện ít nhất trên một mặt của bao gói ngoài. Bao gói ngoài có thể tích lớn hơn 450 lít phải thể hiện biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm ở cả hai mặt bên, đối diện nhau;

c) Đối với côngtenơ, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thể hiện trên hai mặt bên và mặt sau;

d) Đối với bồn, bể chuyên dụng, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thể hiện trên hai mặt bên và mặt sau. Trường hợp, bồn bể chuyên dụng có nhiều khoang chứa các loại hàng khác nhau thì biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm của từng loại hàng phải thể hiện ở cả hai mặt ngoài của từng khoang chứa tương ứng với hàng chứa trong khoang;

đ) Nếu trên một phương tiện vận chuyển, côngtenơ xếp nhiều hơn một loại hàng công nghiệp nguy hiểm thì phía ngoài phương tiện, côngtennơ cũng phải dán đủ biểu trưng nguy hiểm và ghi số hiệu nguy hiểm của các loại hàng nguy hiểm tương ứng đang vận chuyển trên phương tiện, côngtenơ đó.

4. Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt vận chuyển hàng rời với khối lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Danh mục, ngoài biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải có bảng thông tin khẩn cấp đặt tại đuôi phương tiện vận chuyển; mép dưới của bảng thông tin khẩn cấp phải cách mặt đất ít nhất 450 mm. Kích thước, bố cục, nội dung bảng thông tin khẩn cấp quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này.

Điều 5. Yêu cầu về đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm

1. Trừ các loại hàng công nghiệp nguy hiểm loại 2, 5.2 và 4.1, hàng công nghiệp nguy hiểm dạng rắn, lỏng được đóng gói theo 3 mức quy định tại cột 6, Danh mục như sau:

a) Mức rất nguy hiểm biểu thị bằng số I (PG I);

b) Mức nguy hiểm biểu thị bằng số II (PG II);

c) Mức nguy hiểm thấp biểu thị bằng số III (PG III).

Quy định cụ thể về mức đóng gói tại Phụ lục 2 Thông tư này.

2. Mã đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm quy định tại cột 8 Danh mục. Các yêu cầu về vật liệu, điều kiện đóng gói và chi tiết quy cách đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm tương ứng với từng mã đóng gói quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.

3. Tổ chức sản xuất hoặc người vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm phù hợp với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành, không để rò rỉ, tràn đổ trong quá trình đóng gói.

Điều 6. Yêu cầu về kiểm tra, kiểm định phương tiện chứa

1. Phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm mới sản xuất hoặc thuộc loại sử dụng nhiều lần phải được thử nghiệm, kiểm định trước khi đóng gói.

2. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu phương tiện chứa phải tuân thủ quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tổ chức đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm chỉ được phép sử dụng phương tiện chứa đã được thử nghiệm, kiểm định theo quy định sau:

a) Đối với phương tiện chứa không chịu áp lực, có dung tích chứa nhỏ hơn 3 m3 và không thuộc hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói theo mức PG I, đã được thử nghiệm và công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng đối với phương tiện chứa theo quy định hiện hành về kiểm tra chất lượng sản phẩm;

b) Đối với các phương tiện chứa còn lại, phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm đã được kiểm định do các đơn vị có chức năng kiểm định an toàn công nghiệp hoặc cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa) thực hiện.

3. Phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm sau khi sử dụng thuộc loại sử dụng một lần hoặc không đáp ứng yêu cầu thử nghiệm, kiểm định định kỳ thuộc loại sử dụng nhiều lần phải loại bỏ theo các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại.

Mục III. VẬN CHUYỂN HÀNG CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM

Điều 7. Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

1. Người vận chuyển phải cử người áp tải khi vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm với khối lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Danh mục.

2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, nhân viên xếp dỡ và thủ kho hàng công nghiệp nguy hiểm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;

b) Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành;

c) Được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với hàng công nghiệp nguy hiểm vận chuyển theo quy định hiện hành về an toàn lao động;

d) Người điều kiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a, b, c của khoản này còn phải được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.

3. Nội dung huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm gồm:

a) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;

b) Tính chất nguy hiểm hàng công nghiệp cần vận chuyển; biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện chứa, vận chuyển;

c) Các loại bao bì, thùng chứa hàng công nghiệp nguy hiểm cần vận chuyển; yêu cầu kiểm tra, kiểm định;

d) Các biện pháp an toàn trong bốc dỡ, vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm; các biện pháp, thủ tục cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường vận chuyển (thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; phòng ngừa va đụng, nguồn lửa, sử dụng các phương tiện cứu hộ, khắc phục sự cố cháy, nổ, lan tỏa độc…) đối với hàng công nghiệp nguy hiểm không yêu cầu lập kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp khi vận chuyển;

đ) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đối với hàng công nghiệp nguy hiểm có yêu cầu lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

Điều 8. Hồ sơ, trình tự thủ tục, thời hạn, cách thức thực hiện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) bao gồm (01 bộ):

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục 6;

b) Bản sao có chứng thực (Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính) hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng để vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;

c) 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

2. Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải thông báo cho tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục 6) hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận.

4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Công Thương trên địa bàn quản lý.

5. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm có giá trị trong thời hạn 02 (hai) năm và có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.

Điều 9. Ứng cứu khẩn cấp

1. Việc vận chuyển hàng công nguy hiểm với khối lượng lớn hơn khối lượng quy định tại cột 7 Danh mục, yêu cầu phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp; nội dung phương án ứng cứu khẩn cấp quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này.

2. Trường hợp vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm không thuộc khoản 1 Điều này, phải có Phiếu an toàn hóa chất trong đó có hướng dẫn xử lý sự cố tràn đổ, rò rỉ hoặc cháy nổ đối với hàng hóa đang vận chuyển. Nội dung Phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

3. Phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc hướng dẫn xử lý sự cố phải được mang theo trong khi vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm và do người điều khiển phương tiện quản lý, cất giữ ở vị trí dễ thấy trên buồng lái phương tiện vận chuyển.

4. Người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải phải thông hiểu nội dung phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc hướng dẫn xử lý sự cố, thực hiện thành thạo các thủ tục ứng cứu và sử dụng thành thạo các trang thiết bị xử lý sự cố cháy, tràn đổ, rò rỉ. Trước mỗi lần vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm, người điều khiển phương tiện phải rà soát kiểm tra các trang thiết bị cảnh báo, xử lý sự cố và các thủ tục cần thiết khi xảy ra sự cố.

Định kỳ hàng năm, người vận tải phải tổ chức thực tập xử lý sự cố theo phương án ứng cứu khẩn cấp đã thiết lập.

5. Trong các trường hợp sự cố, tai nạn, cháy nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển phương tiện phải thực hiện ngay lập tức việc khoanh vùng sự cố, tai nạn, thiết lập cảnh báo ngăn chặn sự tụ tập, xâm nhập khu vực nguy hiểm và loại trừ các khả năng xuất hiện nguồn lửa trong khu vực sự cố, tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao thông; thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân địa phương, người gửi hàng, cơ quan chịu trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ và Sở Công Thương tại địa phương nơi xảy ra sự cố; nội dung thông báo tai nạn, sự cố gồm các thông tin sau:

a) Nơi xảy ra tai nạn, sự cố;

b) Tên hàng vận chuyển theo Danh mục hoặc Mã số Liên Hiệp quốc (số UN) của hàng vận chuyển;

c) Khối lượng hàng vận chuyển trước khi xảy ra tai nạn, sự cố;

d) Tình trạng sự cố (cháy, nổ hoặc rò rỉ); tình trạng hư hỏng của phương tiện chứa, tình trạng của phương tiện vận chuyển;

đ) Các thiệt hại tại chỗ (nếu có) về người, tài sản;

e) Các biện pháp xử lý đang thực hiện và các yêu cầu trợ giúp về cấp cứu người bị nạn, phương tiện khắc phục sự cố (chữa cháy, thu gom, chuyển hàng…).

Mục IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; tiếp nhận, giải quyết những vướng mắc, khó khăn của tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm trên địa bàn quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này;

b) Tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm; xử phạt vi phạm hành chính trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm theo quy định.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2013 và thay thế Thông tư số 02/2004/TT-BCN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Công nghiệp quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ.

2. Trường hợp Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia viện dẫn trong Thông tư này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì sử dụng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đã sửa đổi, bổ sung hoặc công bố mới./.

 

 

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Website Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Dương Quang

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No.: 44/2012/TT-BCT

Ha Noi, December 28, 2012

 

CIRCULAR

REGULATION ON LIST OF DANGEROUS INDUSTRIAL GOODS WITH PACKAGING REQUIRED DURING TRANSPORTATION AND TRANSPORATION OF DANGEROUS INDUSTRIAL GOODS BY ROADWAY, RAILWAY AND INLAND WATERWAY MOTOR VEHICLE

Pursuant to Decree No. 104/2009/ND-CP dated November 9, 2009 of the Government regulating the list of dangerous goods and transportation of dangerous goods by roadway motor vehicles;

Pursuant to Decree No. 109/2006/ND-CP dated September 22, 2006 of the Government detailing and guiding a number of articles of the Law on Railways; Decree No. 03/2012/ND-CP dated January 19, 2012 of the Government amending and supplementing a number of articles of Decree No.109/2006/ND-CP dated September 22, 2006 of the Government detailing and guiding the implementation of some articles of the Law on Railway;

Pursuant to Decree No. 29/2005/ND-CP dated March 10, 2005 of the Government regulating the list of dangerous goods and transportation of dangerous goods on inland waterway;

Pursuant to Decree No. 95/2012/ND-CP dated November 12, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

The Minister of Industry and Trade issues Circular regulating list of dangerous industrial goods with packaging required during transportation and transportation of dangerous industrial goods motor transport by roadway, railway and inland waterway motor vehicles.

Section 1. GENERAL PROVISION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular regulates the list of dangerous industrial goods with packaging required during transportation; requirements on packaging and containing means for dangerous industrial goods, emergency response plans and training of persons directly involved in transportation of dangerous industrial goods by roadway, railway and inland waterway motor vehicles.

List of dangerous industrial goods does not include the following types of dangerous goods as follows

1. The chemicals used for the purpose of national defense and security are managed by the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security;

2. Pesticides; chemicals, insecticides, disinfectants in the field of household and health;

3. Substances as explosives, industrial explosive materials;

4. The chemicals of type 6 specified in Article 4 of Decree No. 104/2009/ND-CP dated November 9, 2009 of the Government regulating the list of dangerous goods and transportation of dangerous goods by roadway motor vehicles.

Article 2. Subject of application

This Circular applies to the organizations and individuals transporting dangerous industrial goods by roadway, railway and inland waterway motor vehicles.

Article 3. Explanation of terms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. " Dangerous chemicals" are the chemicals specified in Clause 4, Article 4 of the Law on Chemicals dated November 21, 2007;

2. “" Dangerous industrial goods" include petroleum, natural gas and hazardous chemicals used in industrial production;

3. "Packaging of dangerous industrial goods" is the use of technical manipulation to contain hazardous industrial goods in containing means in accordance with the registered and published standards;

4. “"Containing means" is the types of packaging, bottles, barrels, tanks or containers used for storage and transportation of goods. The containing means of dangerous industrial goods include:

a) "Small-size packaging" (symbol as P) as containing means with water storage capacity up to 450 liters or containing mass up to 400 kg;

b) “"Big-size packaging" (symbol as LP) is containing means with water storage capacity greater than 450 liters or containing mass greater than 400 kg but containing volume less than 3m3;

c) Medium-size bulk container” (symbol as IBC) includes:

Metal barrel with maximum containing volume of 3m3 with liquid and solid goods;

Wooden, plastic and paper barrel with containing volume up to 1.5 m3 for solid goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) “Outer packaging" means the containing means of inner packaging, together with the absorbent and buffering and inserting materials to create protection of inner packaging during transportation;

g) “Combined packaging " is the containing means including one or more packagings, attached, fixed in the outer packaging;

h) “Specialized basin and tank” is containing means amounted mounted on means of transportation

Containing means with capacity greater than 1m3 or type of tank-container with capacity greater than 3m3 containing dangerous goods of type 3 with flash point temperature not greater than 600C (FL type, see Appendix 3 for details);

Containing means with capacity greater than 1m3 or tank-container with capacity greater than 3m3 containing dangerous goods different from type FL (Type AT, see Appendix 3 for details);

i)  “Container” is barrel and box-shaped containing means with containing capacity greater than 1m3 for containing and transshipment of all kinds of goods completely packaged

5. "Bulk" is not packaged goods;

6. “Packaging norm” is the norm fixed depending on the level danger of the goods to be packaged (symbol as PG I, PG II, PG III);

7. “List of dangerous industrial goods with packaging required during transportation” is the list specified in Annex 1 of this Circular (hereafter referred to as List).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Requirements on danger symbol and sign

1. Size, symbol, color, danger symbol and sign shall comply with the provisions of Circular No. 04/2012/TT-BCT dated February 13, 2012 of the Minister of Industry and Trade concerning the regulation on classification and labeling of chemicals; emergency information panel shall comply with the provisions of Appendix 4 of this Circular.

2. The presentation of danger symbol and sign must satisfy the following requirements:

a) Shown in Vietnamese and English clearly, legibly with color contrast to background color of the containing means.

b) Place to stick danger signs is below the danger symbol; not being obscured or reduced the possibility of identification when placed next to other signs;

c) Having durability enough to withstand the impact effects of weather and normal impact upon loading, unloading and transportation;

d) Where the surface of the containing means is uneven or too small compared to the size required to show the danger symbol and sign, the consignor may attach means of card holder or panel showing the danger symbol and sign as prescribed.

3. Containing means of hazardous industrial goods upon transportation must be fully danger symbol and sign as follows:

a) For inner packaging upon transportation without outer packaging or intermediary containing means, the danger symbol and sign must be shown on the unobscured side of the inner packaging.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) For container, the danger symbol and sign shall be shown on two lateral sides and back side;

d) For specialized basin and tank, the danger symbol and sign shall be shown on two lateral sides and back side. In case the specialized basin and tank have many compartments to contain different kinds of goods, the danger symbol and sign of each kind of goods shall be shown on both outer sides of each compartment corresponding to the goods in it.

e) If on a vehicle, the containers place more than a kind of dangerous industrial goods, then outside the vehicle and container, there must be the danger symbol and sign and danger number of the kinds of corresponding dangerous goods being transported on that vehicle and container.

4. For roadway and railway motor vehicles transporting bulk goods with the volume greater than the level specified in column 7 of the list, in addition to the danger symbol and sign, there must be emergency information panel placed at the end of the vehicle; the bottom edge of the emergency information panel must be at least 450 mm above the ground. The size, layout and content of emergency information panel as specified in Appendix 4 of this Circular.

Article 5. Requirements on packaging of dangerous industrial goods.

1. Except for dangerous industrial goods of type 2, 5.2 and 4.1, the dangerous industrial in liquid and solid form shall be packaged under 3 levels specified in column 6 in the List as follows:

a) Very dangerous level denoted by figure I (PG I);

b) Dangerous level denoted by figure II (PG II);

c) Low dangerous level denoted by figure III (PG III);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The dangerous industrial packaging code specified in column 8 of the list. The requirements for materials, packaging conditions and detail and specification of packaging of dangerous industrial goods corresponding to each packaging code specified in Appendix 3 to this Circular.

3. The production organization or carrier of dangerous industrial goods must package dangerous industrial goods in accordance with the current Standard and Regulation and not leak and spill in the packaging process.

Article 6. Requirement on inspection and testing the containing means

1. The containing means of dangerous industrial goods newly produced or used many times must be tested before packaging.

2. The organization of production and import of the containing means must comply with the provisions of the Law on product and goods quality. The packaging organizations of dangerous industrial goods are only allowed to use the containing means which have been tested under the following provisions:

a) For containing means bearing no pressure, with the containing capacity of less than 3m3 and not as dangerous industrial goods to be packaged under level PG I, having been tested and published the conformity with the standards applicable to the containing means under current regulations on product quality inspection;

b) For the remaining containing means, the containing means of dangerous industrial goods tested by the functional units of industrial safety inspection or registration agency (for inland waterway means of transportation).

3. The containing means of dangerous industrial goods after use as the disposable types or do not meet requirements of periodic testing as the multiple use types must be disposed under provisions in the current legal normative documents on management of hazardous wastes.

Section III. TRANSPORTATION OF DANGEROUS INDUSTRIAL GOODS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The carrier must appoint the escort when transporting dangerous industrial goods with the volume greater than the level specified in column 7 of the List.

2. Drivers of roadway motor vehicles, escorts and loading employees and storekeepers of dangerous industrial goods must meet the following requirements:

a) Being trained the safety engineerings in transportation of dangerous industrial goods;

b) Being healthy to meet requirements of each business line in accordance with the current labor law;

c) Fully equipped with personal protective equipment suitable for dangerous industrial goods transported in accordance with the current regulations on labor safety;

d) The drivers of roadway motor vehicle in addition to meeting the requirements specified at points a, b, and c of this Clause must be issued Certificate of safety engineering training in transportation of dangerous industrial goods.

3. Contents of safety engineering training in transportation of dangerous industrial goods include:

a) The legal normative documents related to the transportation of dangerous industrial goods;

b) The dangerous properties of industrial goods to be transported; the danger symbol and signs on the transporting and containing means;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The safety measures in loading, unloading and transportation of dangerous goods industry; measures and procedures for implementation upon occurrence of accident, incident on road transport (information about rescue and salvage; assistance on the spot; collision prevention, ignition sources, use of rescue facilities, remedy of fire and explosion, toxic dissemination, etc.) for dangerous industrial goods do not require the emergency incident response planning during transport;

e) The plan for emergency incident response for dangerous industrial goods with requirement for emergency incident response planning

Article 8. Dossier, order, procedure, time limit, method of issuance of Certificate of safety engineering training in transportation of dangerous industrial goods

1. Dossier to request the issuance of Certificate of safety engineering training in transportation of dangerous industrial goods (hereafter referred to as Certificate) includes (01 set):

a) Application for issuance of Certificate under the Form 1 specified in Appendix 6;

b) Certified copies (In case of filing via post/ administrative dispatch) or copy together with orginal for comparison (In case of direct filing) of driving license in line with road motor vehicles used to transport dangerous industrial goods;

c) 02 photos 3 x 4 cm of the person requesting the issuance of certificate.

2. Within two (02) working days from the date of receipt of the dossier to request the issuance of certificate, the Service of Trade and Industry shall notify organizations and individuals to complete their dossier in the case of incomplete or invalid dossier.

3. Within twenty (20) working days after receiving complete and valid dossiers, the Service of Trade and Industry is responsible for the organization of training, test and issuance of Certificate (Form 2 in Appendix 6) or written reply stating the reasons in the absence of issuance of certificate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Certificate of safety engineering training in transportation of dangerous industrial goods is valid within and effective nationwide.

Article 9. Emergency response

1. The transport of dangerous goods in bulk with the quantity greater than that specified in column 7 of the List, there must be an emergency response plan; the contents of the emergency response plan specified in Appendix 5 of this Circular.

2. In case of transportation of dangerous industrial goods not subject to Clause 1 of this Article, there must be a chemical safety form including the troubleshooting instructions for the spill, leakage or explosion of goods being transported. The content of chemical safety form as prescribed in Circular No. 28/2010/TT-BCT dated June 28, 2010 of the Minister of Industry and Trade shall specify a number of articles of the Law on Chemicals and Decree No. 108 / 2008/ND-CP dated October 7, 2008 of the Government detailing and guiding a number of articles of the Law on Chemicals.

3. Emergency response plan or troubleshooting instructions must be carried during transportation of dangerous industrial goods and kept in a conspicuous position on the vehicle cockpit.by the driver of the vehicle.

4. The drivers and escorts of the vehicle must understand the content of the emergency response plan or troubleshooting instruction and proficiently perform rescue procedures and use equipment to handle fires, spill, and leakage. Before each transportation of dangerous industrial vgoods, the vehicle drivers have to check and test the warning, troubleshooting equipment and necessary procedures upon occurrence of incidents.

Annually, the carrier must organize practice of troubleshooting by the set emergency response plan

5. In the case of incidents, accidents, fires and explosion or traffic obstruction, escorts and drivers of the vehicle shall immediately zone the incidents or accidents, set alerts to prevent gathering, entering into the dangerous area and eliminate the possibility of appearance of ignition sources in the incident area in order to avoid danger to people who are involved in traffic; immediately notify the local People's Committee, the goods consignor, the agency responsible for rescue, salvage and Service of Trade and Industry in the locality where the incident occurs; the contents to notify accidents and incidents include the following information:

a) Place of incident and accident occurrence;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Volume of the goods transported prior to incident and accident occurrence;

d) Condition of incident (fire, explosion or leakage) and damage of the containing means and the condition of the vehicle;

e) Damages on the spot (if any) of people and property;

g) Remedial measures are being implemented and the requirements for emergency assistance to victims and troubleshooting means (fire fighting, collection, goods moving, etc.).

Section IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 10. Implementation organization

1. Department of Safety Engineering and Industrial Environment, Ministry of Industry and Trade is responsible for guiding and monitoring the implementation of this Circular; receiving and solving problems and difficulties of the organizations or individuals concerned.

2. Service of Industry and Trade of centrally-affiliated shall:

a) Popularize and guide organizations and individuals to transport dangerous industrial goods on the management area to implement the provisions of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Organize inspection and examination of the compliance with conditions for transportation of dangerous industrial goods; sanction administrative violations in the transportation of dangerous industrial goods as prescribed.

Article 11. Effect

1. This Circular takes effect on February 20, 2013 and replaces Circular No. 02/2004/TT-BCN dated December 31, 2004 of the Ministry of Industry detailing a number of articles of Decree No. 13/2003/ ND-CP dated February 19, 2003 of the Government stipulating the List of dangerous goods and transportation of dangerous goods by road.

2. In case the national Standards and Regulation referred to in this Circular are amended, supplemented or replaced, then the Standards and Regulation amended and supplemented or newly published shall be used.

 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Duong Quang

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.277

DMCA.com Protection Status
IP: 98.82.120.188
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!