BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
42-BTC/TCTN
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 5 năm 1993
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 42-BTC/TCTN NGÀY 29 THÁNG 5 NĂM 1993 HƯỚNG
DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -
CU BA
Căn cứ Công văn số 386/KTĐN
ngày 3-2-1993 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ:...
"Giao trách nhiệm cho Bộ Tài chính xác định vốn cho các đơn vị thực hiện hệ
thương mại và hợp tác Việt Nam - Cu Ba";
Sau khi trao đổi thống nhất với các ngành hữu quan, Bộ Tài chính quy định 1
số điểm như sau:
I- NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Các đơn vị được giao nhiệm vụ
thực hiện quan hệ thương mại và hợp tác với Cu ba tự cân đối tài chính, Nhà nước
không bù lỗ.
2. Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam Trung tâm thanh toán đối nội và đối ngoài cho đơn vị. Trường hợp tài khoản
ghi sổ của Cu Ba mở tại Ngân hàng Ngoại thương không còn số dư để thanh toán
thì các đơn vị được vay vốn của Bộ Tài chính với lãi suất tiền vay bằng không.
3. Việc cho vay của bộ Tài chính
tuân thủ 1 số nguyên tắc
+ Cho vay không qua đầu mối xuất
khẩu và cung ứng dịch vụ
+ Cho vay trong phạm vi chỉ tiêu
kim ngạch hay số lượng mà đơn vị được Bộ Thương mại giao chỉ tiêu.
+ Thời gian cho vay tối đa không
quá 6 tháng rưỡi. Trường hợp được Ngân hàng thanh toán sớm hơn thì thời hạn
hoàn trả vốn ngân sách là ngày được Ngân hàng thanh toán tiền, đơn vị phải trả
Bộ Tài chính 100% số tiền đã vay. Nếu cố tình chiếm dụng thì sẽ phải nộp phạt
băng mức lãi suất quá hạn do ngân hàng quy định.
II- NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
1. Thủ tục tiến hành vay:
Các đơn vị thực hiện quan hệ
thương mại theo cam kết 2 Nhà nước Việt Nam - Cu Ba sau khi hoàn thành việc
giao hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ sẽ lập bộ chứng từ đưa ra Ngân hàng Ngoại
thương làm thủ tục thanh toán. Trong trường hợp tài khoản ghi sổ của Cu Ba mở tại
Ngân hàng ngoại thương không còn số dư thì đơn vị sẽ được Bộ Tài chính cho vay
tiền Việt Nam theo lãi suất ưu đãi (lãi suất bằng không) Để được vay tiền Việt
Nam đơn vị xuất khẩu và cung ứng dịch vụ phải xuất trình cho bộ Tài Chính những
hồ sơ sau:
a) Đơn xin vay (mẫu đính kèm)
b) Bộ chứng từ thanh toán đối
ngoại có xác nhận của Ngân hàng Ngoại thương với những nội dung sau:
- Trị giá ngoại tệ của chuyến
hàng hay của dịch vụ cung ứng được Ngân hàng Ngoại thương chấp nhận để làm thủ
tục thanh toán đối ngoại cho đơn vị. Riêng đối với hàng xuất khẩu và dịch vụ thực
hiện Nghị định thư thì có thêm phần xác nhận: số ngoại tệ đã được Ngân hàng Ngoại
thương thanh toán tiền Việt Nam, số ngoại tệ chưa được Ngân hàng Ngoại thương
thanh toán tiền Việt Nam.
- Tỷ giá mua ngoại tệ của Ngân
hàng quy định tại thời điểm Ngân hàng chấp nhận làm thủ tục thanh toán đối ngoại
cho đơn vị.
c) chỉ tiêu được Bộ Thương mại
giao đơn vị thực hiện xuất khẩu hay cung ứng dịch vụ với Cu Ba.
Sau khi kiểm tra bộ hồ sơ nếu hợp
lệ Bộ Tài chính sẽ cho đơn vị vay.
III- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Để bảo đảm việc thực hiện thanh
toán hàng Nghị định thư giữa Việt Nam và Cu Ba năm 1993, Bộ Tài chính thoả thuận
với Bộ Thương mại và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về các phần việc phối hợp
công tác thanh toán như sau:
1. Ngân hàng Ngoại thương mở tài
khoản để theo dõi việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa 2 Nhà nước Việt Nam -
Cu Ba ký năm 1993. Hàng tháng, hàng quý Ngân hàng Ngoại thương cung cấp số liệu
về thanh toán 2 nước Việt Nam - Cu Ba cho Bộ Tài chính, Bộ Thương mại.
2. Khi Ngân hàng Ngoại thương
thanh toán cho các đơn vị xuất khẩu, dịch vụ thì đồng thời thông báo cho Bộ Tài
chính để Bộ Tài chính đôn đốc đơn vị trả nợ Ngân sách kịp thời.
3. Ngân hàng ngoại thương việt
Nam thông báo kết quả đối chiếu tài khoản giữa 2 nước và tình hình chuyển tiền
của Ban, ở thời điểm 30-6 và 30-11 cho Bộ Tài chính và Bộ Thương mại.
4. Bộ Thương mại theo dõi chặt
chẽ việc giao hàng nhập của Bạn để điều hành việc giao hàng xuất khẩu cho bạn,
đến thời điểm thanh toán, nếu phía Cu Ba chậm thanh toán thì Bộ Thương mại, làm
việc với Bạn để có Công hàm với Chính phủ Việt Nam về biện pháp xử lý.
5. Các đơn vị xuất khẩu, cung ứng
dịch vụ làm việc với Ngân hàng Ngoại thương để nắm được quy định thanh toán của
Ngân hàng.
IV- ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này áp dụng cho những
hàng xuất khẩu, những dịch vụ theo cam kết giữa 2 Nhà nước Việt Nam - Cu Ba
trong năm 1993.
2. Mức được vay: Mức vay của mỗi
chuyến hàng hay một đợt cung ứng dịch vu được xác định bằng:
Tổng trị giá ngoại tệ được Ngân
hàng chấp nhận làm thủ tục thanh toán đối ngoại nhân (x) với tỷ giá ngoại tệ
mua vào của Ngân hàng ở thời điểm Ngân hàng chấp nhận làm thủ tục thanh toán đối
ngoại.
3. Thời hạn hoàn trả tiền vay.
Thời hạn hoàn trả tiền vay được
quy định cụ thể như sau:
a) Đối với hàng xuất khẩu và dịch
vụ thực hiện nghị định thư:
- Những lô hàng hoặc những dịch
vụ được Ngân hàng Ngoại thương chấp nhận thanh toán đối ngoại trước ngày
30-6-1993 thì thời hạn hoàn nợ chậm nhất là ngày 15-7-1993.
- Những lô hàng hoặc những dịch
vụ được Ngân hàng chấp nhận làm thủ tục thanh toán đối ngoại từ ngày 30-6-1993
đến trước ngày 30-11-1993 thì thời hạn hoàn trả nợ cuối cùng là ngày
15-12-1993.
b) Đối với xuất khẩu gạo:
Thời hạn trả nợ muộn nhất là
ngày thứ 195 (kể từ ngày giao hàng cho bạn).
Các đơn vị xuất khẩu, cung ứng dịch
vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Ngoại thương, Bộ Thương mại
đòi phía Bạn thanh toán đúng hạn để có vốn hoàn trả Bộ Tài chính. Khi nhận được
tiền thanh toán đơn vị phải trả Ngân sách ngay; nếu cố tình chiếm dụng sẽ chịu
phạt lãi quá hạn theo quy định của Ngân hàng.
Trường hợp đến thời hạn quy định
ở trên mà các đơn vị không có vốn hoàn trả Bộ Tài chính đồng thời không có ý kiến
của Thủ tướng chính phủ cho phép các đơn vị được kéo dài thời gian vay ưu đãi
thì Bộ Tài chính sẽ chuyển các khoản vay của đơn vị sang vay quá hạn để chịu
lãi suất vay quá hạn.
Trong quá trình thực hiện nếu có
gì vướng mắc đề nghị các đơn vị thông báo cho Bộ Tài chính để nghiên cứu giải
quyết.
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN VAY TIỀN VIỆT NAM CHO HÀNG XUẤT KHẨU, DỊCH VỤ
THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ VIỆT NAM - CU BA NĂM 1993 CHƯA ĐƯỢC THANH TOÁN TIỀN (KIÊM KHẾ
ƯỚC NHẬN NỢ TIỀN VAY).
1. Tên đơn vị vay:
Địa chỉ:
Số tài khoản tại Ngân hàng (TK
tiền việt Nam)
2. Lý do vay: cho vay ứng trước
tiền hàng XK và cung ứng dịch vụ nhưng chưa được thanh toán.
3. Căn cứ để xin vay:
- Hoá đơn xuất khẩu, cung ứng dịch
vụ.
- Vận tải đơn
- Giấy phép xuất khẩu có xác nhận
của Hải quan cửa khẩu (bản sao)
- Xác nhận của ngân hàng Ngoại
thương
4. Số tiền Việt Nam xin vay:
5. Lãi suất tiền vay.
- Trong thời hạn: Lãi suất bằng
0
- Quá hạn trả: Chuyển sang lãi
suất quá hạn.
6. Thời hạn vay: Từ đến
7. Đơn vị vay cam kết:
Hoàn trả đúng hạn và thực hiện đầy
đủ các điều đã ghi trên.
Ngày... tháng.... năm 1993
Ý kiến Vụ quản lý Kế toán trưởng
Thủ trưởng Ý kiến vụ NSNN