Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu

Số hiệu: 29/2017/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 29/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2017/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA TƯƠI NGUYÊN LIỆU

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Chăn nuôi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu.

Ký hiệu: QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các Cục, Vụ liên quan trong Bộ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN&PTNT
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Lưu: VT, CN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SỮA TƯƠI NGUYÊN LIỆU

National technical regulation for raw milk

Lời nói đầu

QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT do Ban biên soạn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia biên soạn, Cục Chăn nuôi trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 29 ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SỮA TƯƠI NGUYÊN LIỆU

National technical regulation for raw milk

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với sữa tươi nguyên liệu.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa tươi nguyên liệu có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam và các cơ quan có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Sữa tươi nguyên liệu trong quy chuẩn này là sữa nguyên chất dạng lỏng thu được từ bò, trâu, dê, cừu, chưa bổ sung hoặc tách bớt bất cứ thành phần nào của sữa, chưa xử lý qua bất kỳ phương pháp nào, được dùng làm nguyên liệu để chế biến.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa

Yêu cầu về các chỉ tiêu cảm quanchỉ tiêu lý, hóa của sữa tươi nguyên liệu được quy định tại Phụ lục A Quy chuẩn này.

2.2. Giới hạn về số lượng tế bào soma

Số lượng tế bào soma có trong 1 ml sữa không lớn hơn 1 000 000 tế bào.

2.3. Số lượng vi khuẩn

Mức giới hạn nhiễm vi khuẩn đối với sữa tươi nguyên liệu được quy định tại Phụ lục B Quy chuẩn này.

2.4. Độc tố vi nấm (Aflatoxin M1)

Mức giới hạn tối đa nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin M1 trong sữa tươi nguyên liệu là 0,5 µg/kg.

2.5. Kim loại nặng

Mức giới hạn tối đa kim loại nặng đối với sữa tươi nguyên liệu được quy định tại Phụ lục C Quy chuẩn này.

2.6. Dư lượng thuốc thú y

Mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong sữa tươi nguyên liệu theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14/8/2013 của Bộ Y tế quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.

2.7. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sữa tươi nguyên liệu theo quy định tại Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm

2.8. Yêu cầu về bảo quản, vận chuyển

2.8.1. Bảo quản

Bảo quản sữa tươi nguyên liệu ở nhiệt độ từ 2 °C đến 6 °C bằng các thiết bị, dụng cụ lạnh chuyên dùng cho thực phẩm, không gỉ, không thôi nhiễm vào sữa; bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.8.2. Vận chuyển

Sữa tươi nguyên liệu được vận chuyển trong các thiết bị, dụng cụ lạnh chuyên dùng cho thực phẩm không gỉ, không thôi nhiễm vào sữa; bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.9. Phương pháp thử

Các phương pháp thử áp dụng được quy định tại Phụ lục D Quy chuẩn này hoặc có thể sử dụng các phương pháp thử có độ chính xác tương đương. Trong trường hợp cần kiểm tra các chỉ tiêu chưa quy định phương pháp thử tại Quy chuẩn này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ quyết định phương pháp thử căn cứ theo các phương pháp thử hiện hành đã được xác nhận giá trị sử dụng.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Đánh giá hợp quy

3.1.1. Việc đánh giá sự phù hợp đối với quy chuẩn này đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa tươi nguyên liệu thực hiện theo Phương thức 5 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ.

3.1.2. Cơ sở thu mua, bảo quản để kinh doanh sữa tươi nguyên liệu phải thực hiện đánh giá chứng nhận theo Phương thức 1 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ.

3.1.3. Tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận hợp quy và việc thử nghiệm để phục vụ hoạt động chứng nhận phải đăng ký theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.

3.2. Công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa tươi nguyên liệu thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải công bố hợp quy đối với sữa tươi nguyên liệu phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa tươi nguyên liệu thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải thực hiện chứng nhận hợp quy hoặc tự đánh giá và công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn bản pháp luật hiện hành.

4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan phổ biến, hướng dẫn triển khai và chỉ định tổ chức kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chứng nhận hợp quy Quy chuẩn kỹ thuật này; trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật này khi cần thiết.

4.3 Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế, thực hiện theo quy định nêu tại các văn bản mới do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp định đó./.

 

PHỤ LỤC A

CHỈ TIÊU CẢM QUAN VÀ LÝ, HÓA CỦA SỮA TƯƠI NGUYÊN LIỆU

A.1. Chỉ tiêu cảm quan

STT

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1.

Màu sắc

Từ màu trắng ngà đến màu kem nhạt

2.

Mùi, vị

Mùi, vị đặc trưng của sữa tươi tự nhiên

3.

Trạng thái

Dịch thể đồng nhất

4.

Tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường

Không có

A.2. Chỉ tiêu lý, hóa

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức quy định

Phân loại chỉ tiêu*

1.     

Hàm lượng chất khô

%

≥ 11,5

A

2.     

Hàm lượng chất béo

%

≥ 3,2

A

3.     

Hàm lượng protein sữa

%

≥ 2,7

A

4.     

Tỷ trọng ở 20 °C

g/ml

≥ 1,026

A

5.     

Độ a xít chuẩn độ

°T

16 đến 21

A

6.     

Điểm đóng băng

°C

- 0,50 đến - 0,58

A

* Chỉ tiêu loại A: Bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.

 

PHỤ LỤC B

GIỚI HẠN NHIỄM VI KHUẨN TRONG SỮA TƯƠI NGUYÊN LIỆU

STT

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa cho phép

CFU/ml

Phân loại chỉ tiêu

n

c

m

M

1.

Số lượng vi khuẩn hiếu khí tổng số đếm được tại 30 °C

3 x 106

A

2.

Số lượng vi khuẩn Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus)

5

2

500

2 000

A

Ghi chú:

- n: Số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.

- c: Số đơn vị mẫu tối đa có kết quả nằm giữa m và M, tổng số mẫu có kết quả nằm giữa m và M vượt quá c là không đạt.

- m: Là mức giới hạn mà các kết quả không vượt quá mức này là đạt, nếu các kết quả vượt quá mức này thì có thể đạt hoặc không đạt.

- M: Là mức giới hạn tối đa mà không mẫu nào được phép vượt quá.

- Chỉ tiêu loại A: Bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.

 

PHỤ LỤC C

GIỚI HẠN KIM LOẠI NẶNG TRONG SỮA TƯƠI NGUYÊN LIỆU

STT

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

mg/kg

Phân loại chỉ tiêu 1)

1.

Hàm lượng chì

0,02

A

1) Chỉ tiêu loại A: Bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy;

 

PHỤ LỤC D

CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ

STT

Chỉ tiêu

Phương pháp thử *

1.     

Hàm lượng chất khô

TCVN 8082:2013 (ISO 6731:2010) Sữa, cream và sữa cô đặc – Xác định hàm lượng chất khô tổng số (Phương pháp chuẩn)

2.     

Hàm lượng chất béo

TCVN 6508:2011 (ISO 1211:2010) Sữa – Xác định hàm lượng chất béo – Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn)

3.     

Hàm lượng protein sữa

TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984) Sữa – Xác định hàm lượng protein – Phương pháp nhuộm đen amido (Phương pháp thông thường)

TCVN 8099-1:2015 (ISO 8968-1:2014) Sữa và sản phẩm sữa- Xác định hàm lượng nitơ – Phần 1: Nguyên tắc Kjeldahl và tính Protein thô.

TCVN 8099-5:2009 (ISO 8968-5:2001) Sữa – Xác định hàm lượng nitơ – Phần 5: Xác định hàm lượng nitơ protein

4.     

Tỷ trọng ở 20 oC

TCVN 7405:2009 Sữa tươi nguyên liệu

5.     

Độ a xít chuẩn độ

AOAC Official Method 947.05 Acidity of Milk. Titrimetric Method (Độ axit của sữa. Phương pháp chuẩn độ)

6.     

Điểm đóng băng

TCVN 7085:2011 (ISO 5764:2009) Sữa – Xác định điểm đóng băng – Phương pháp đo nhiệt độ đông lạnh bằng điện trở nhiệt (Phương pháp chuẩn)

7.     

Tế bào soma

TCVN 6686-1: 2009 (ISO 13366-1: 2008) Sữa – Định lượng tế bào soma – Phần 1: Phương pháp dùng kính hiển vi (Phương pháp chuẩn)

8.     

Hàm lượng Aflatoxin M1

TCVN 6685: 2009 (ISO 14501: 2007) Sữa và sữa bột – Xác định hàm lượng aflatoxin M1 – Làm sạch bằng sắc kí ái lực miễn dịch và xác định bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao

9.     

Số lượng vi khuẩn hiếu khí tổng số đếm được tại 30 °C

TCVN 10562:2015 Thực phẩm – Định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí bằng phương pháp sử dụng đĩa đếm PetrifilmTM

TCVN 4884-1:2015 (ISO 4833-1:2013) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm – Phương pháp định lượng vi sinh vật – Phần 1: Đếm khuẩn lạc ở 30 °C bằng kỹ thuật đổ đĩa

TCVN 4884-2:2015 (ISO 4833-1:2013) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm – Phương pháp định lượng vi sinh vật – Phần 2: Đếm khuẩn lạc ở 30 °C bằng kỹ thuật cấy bề mặt

TCVN 7923:2008 Thực phẩm – Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí – Phương pháp sử dụng bộ lọc màng kẻ ô vuông kỵ nước

10.  

Số lượng vi khuẩn Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus)

TCVN 4830-1: 2005 (ISO 6888-1: 1999, With Amd. 1:2003) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Staphylococci có phản ứng dương tính coagulase (Staphylococcus aureus và các loài khác) trên đĩa thạch – Phần 1: Kỹ thuật sử dụng môi trường thạch Baird-Parker

TCVN 4830-2: 2005 (ISO 6888-2: 1999, With Amd. 1: 2003) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Staphylococci có phản ứng dương tính coagulase (Staphylococcus aureus và các loài khác) trên đĩa thạch – Phần 2: Kỹ thuật sử dụng môi trường thạch fibrinogen huyết tương thỏ

TCVN 4830-3: 2005 (ISO 6888-3: 2003) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Staphylococci có phản ứng dương tính với coagulase (Staphylococcus aureus và các loài khác) trên đĩa thạch – Phần 3: Phát hiện và dùng kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN) để đếm số lượng nhỏ

11.  

Hàm lượng chì

TCVN 7933:2009 (ISO/TS 6733:2006) Sữa và sản phẩm sữa – Xác định hàm lượng chì – Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit

TCVN 7602:2007 Thực phẩm – Xác định hàm lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

TCVN 8126:2009 Thực phẩm – Xác định chì, cadimi, kẽm, đồng và sắt – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng vi sóng

TCVN 10643:2014 Thực phẩm – Xác định hàm lượng chì, cadmi, đồng, sắt và kẽm – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử sau khi tro hóa khô

TCVN 10912:2015 (EN 15763:2009) Thực phẩm – Xác định các nguyên tố vết – Xác định asen, cadimi, thủy ngân và chì bằng đo phổ khối lượng plasma cảm úng cao tần (ICP-MS) sau khi phân hủy bằng áp lực

* Có thể áp dụng các phương pháp thử trên hoặc các phiên bản cập nhật mới nhất của các phương pháp thử trên hoặc các phương pháp thử chứng minh được tính tương đương với phiên bản mới nhất của các phương pháp trên.

 

 

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 29/2017/TT-BNNPTNT

Hanoi, December 29, 2017

 

CIRCULAR

PROMULGATING NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON RAW MILK

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006 and Government’s Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 on elaboration of some Articles of the Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010 and Government’s Decree No. 38/2012/ND-CP dated April 25, 2012 on elaboration of some Articles of the Law on Food Safety;

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

At the request of the Director General of the Department of Science, Technology and Environment and the Director General of the Department of Livestock Production;

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates National technical regulation on raw milk,

Article 1. Promulgated together with this Circular is the National technical regulation on raw milk.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. This Circular comes into force from July 01, 2018.

Article 3. Chief of the Ministry Office, Director General of Department of Science, Technology and Environment, Director General of Department of Livestock Production, heads of relevant units affiliated to the Ministry; Directors of Departments of Agriculture and Rural Development of provinces and central-affiliated cities, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and amendments./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Vu Van Tam

 

QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON RAW MILK

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT is prepared by the National Technical Regulation Drafting Committee, submitted by the Department of Livestock Production for approval and promulgated together with the Circular No. 29/2017/TT-BNNPTNT dated December 29, 2017 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON RAW MILK

1. GENERAL

1.1. Scope

This Regulation provides for quality and food safety indicators and regulatory requirements for raw milk.

1.2. Regulated entities

This Regulation applies to raw milk producers and traders possessing an enterprise registration certificate in Vietnam and related agencies.

1.3. Definition

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. TECHNICAL REQUIREMENTS

2.1. Organoleptic indicators and physico-chemical indicators

Organoleptic indicators and physico-chemical indicators of raw milk are provided in the Appendix A to this Regulation.

2.2. Somatic cell count threshold 

The somatic cell count in 1 ml of milk shall not exceed 1 000 000 cells.

2.3. Bacterial count

The maximum bacterial count in raw milk is provided in the Appendix B to this Regulation.

2.4. Mycotoxins (Aflatoxin M1)

The maximum limit of Aflatoxin M1 in raw milk is 0.5 µg/kg of milk.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The maximum limits of heavy metals in raw milk are provided in the Appendix C to this Regulation.

2.6. Veterinary drug residues

The maximum limits of veterinary drug residues in raw milk shall comply with the Circular No. 24/2013/TT-BYT dated August 14, 2013 of the Ministry of Health providing for maximum levels of veterinary drug residues in food.

2.7. Pesticide residues

The maximum limits of pesticide residues in raw milk shall comply with the Circular No. 50/2016/TT-BYT dated December 30, 2016 of the Ministry of Health providing for maximum levels of pesticide residues in food.

2.8. Requirements for storage and transport

2.8.1. Storage

Raw milk shall be stored at 2 °C to 6 °C using stainless food refrigeration equipment and instruments which can protect milk from contamination; quality and food safety shall be also ensured during the storage.

2.8.2. Transport

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.9. Test methods

The test methods applied are specified in the Appendix D to this Regulation or the test methods with equivalent accuracy may be adopted. Where it is necessary to check any indicator for which a test method is unavailable in this Regulation, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide a test method according to recognized test method.

3. REGULATORY REQUIREMENTS

3.1. Conformity assessment

3.1.1. The assessment of conformity with this Regulation for raw milk producers and traders shall be carried out using Method 5 specified in the Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Ministry of Science and Technology on declaration of standard conformity and technical-regulation conformity and methods for assessment of conformity with standards and technical regulations.

3.1.2. Any facility that purchases or stores raw milk for commercial purpose shall carry out conformity assessment using Method 1 specified in the Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Ministry of Science and Technology on declaration of standard conformity and technical-regulation conformity and methods for assessment of conformity with standards and technical regulations.

3.1.3. Any certification body that carries out conformity assessment and testing serving such conformity certification shall obtain registration as prescribed in the Government’s Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 01, 2016 and be designated by a competent authority.

3.2. Conformity declaration

The raw milk producers and traders mentioned in 1.2 must declare conformity of raw milk with the provisions set out in this Regulation and register conformity thereof at provincial Departments of Agriculture and Rural Development where their production and business is registered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.1. The raw milk producers and traders mentioned in 1.2 shall certify conformity or carry out self-assessment and declare conformity in accordance with the Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology on declaration of standard conformity and technical-regulation conformity and methods for assessment of conformity with standards and technical regulations and Circular No. 02/2017/TT-BKHCN dated March 31, 2017 of the Minister of Science and Technology on amendments to some Articles of the Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology on declaration of standard conformity and technical-regulation conformity and methods for assessment of conformity with standards and technical regulations and prevailing legal documents.

4.2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assign the Department of Livestock Production to preside over and cooperate with relevant units in disseminating and providing guidelines for implementation of this Technical Regulation and designate conformity assessment service providers to assess the conformity with this Technical Regulation.

4.3. Where any of the provisions specified in this Regulation is changed, added or replaced, the provisions set out in the newest documents issued by competent authorities shall prevail.

Where Vietnam is a signatory to a bilateral or multilateral agreement that contains provisions different from those under this Regulation, the former shall prevail./.

 

APPENDIX A

ORGANOLEPTIC INDICATORS AND PHYSICO-CHEMICAL INDICATORS OF RAW MILK

A.1. Organoleptic indicators

No.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Requirement

1.

Color

From milky white to light cream.

2.

Taste and smell

Taste and smell inherent in natural milk

3.

Consistency

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.

Foreign impurities visible to the naked eye

Not found

A.2. Physico-chemical indicators

No.

Indicator

Unit

Maximum level

Indicator category

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Dry matter content

%

≥ 11,5

A

2.

Fat content

%

≥ 3,2

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Protein content

%

≥ 2,7

A

4.

Density at 20 °C

g/ml

≥ 1,026

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 Titratable acidity

°T

16 to 21

A

6.

Freezing point

°C

- 0,50 to - 0,58

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX B

MAXIMUM BACTERIAL COUNT IN RAW MILK

No.

Indicator

Maximum permissible limit

CFU/ml

Indicator category

n

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



m

M

 

1.

Total aerobic plate count at 30 °C

3 x 106

A

2.

Staphylococcus aureus bacteria count

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

500

2 000

A

Notes:

- n: Number of sample units to be taken from a given lot.

- c: Maximum number of sample units yielding results between m and M, unsatisfactory if total number of sample units yielding results between m and M exceed c.

- m: Limit below which all results are considered satisfactory and beyond which the results are considered satisfactory or unsatisfactory.

- M: Maximum limit which no samples are allowed to exceed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX C

MAXIMUM LIMITS OF HEAVY METALS IN RAW MILK

No.

Indicator

Maximum limit

mg/kg

Indicator category 1)

1.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



0,02

A

1) Category A: tests are required for assessment of conformity.

 

APPENDIX D

TEST METHODS

No.

Indicator

Test method *

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Dry matter content

TCVN 8082:2013 (ISO 6731:2010) Milk, cream and evaporated milk - Determination of total solids content (Reference method)

2.

Fat content

TCVN 6508:2011 (ISO 1211:2010) Milk – Determination of fat content – Gravimetric method (Reference method)

3.

Protein content

TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984) Milk – Determination of protein content – Amido black dye-binding method (Routine method)

TCVN 8099-1:2015 (ISO 8968-1:2014) Milk and milk products - Determination of nitrogen content - Part 1: Kjeldahl principle and crude protein calculation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.

Density at 20 °C

TCVN 7405:2009 Raw fresh milk

5.

 Titratable acidity

AOAC Official Method 947.05 Acidity of Milk. Titrimetric Method

6.

Freezing point

TCVN 7085:2011 (ISO 5764:2009) Milk - Determination of freezing point - Thermistor cryoscope method (Reference method)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Somatic cells

TCVN 6686-1: 2009 (ISO 13366-1: 2008) Milk – Enumeration of somatic cells – Part 1: Microscopic method (Reference method)

8.

Aflatoxin M1 content

TCVN 6685: 2009 (ISO 14501: 2007) Milk and milk powder - Determination of aflatoxin M1 content - Clean-up by immunoaffinity chromatography and determination by high-performance liquid chromatography

9.

Total aerobic plate count at 30 °C

TCVN 10562:2015 Foodstuffs - Enumeration of aerobic plate count using PetrifilmTM count plate

TCVN 4884-1:2015 (ISO 4833-1:2013) Microbiology of the food chain - Horizontal method for the enumeration of microorganisms - Part 1: Colony count at 30 °C by the pour plate technique

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



TCVN 7923:2008 Foodstuffs - Determination of total aerobic count - Hydrophobic grid membrane filter method

10.

Staphylococcus aureus bacteria count

TCVN 4830-1: 2005 (ISO 6888-1: 1999, With Amd. 1:2003) Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal method for the enumeration of coagulase-positive staphylococci (Staphylococcus aureus and other species) - Part 1: Technique using Baird-Parker agar medium

TCVN 4830-2: 2005 (ISO 6888-2: 1999, With Amd. 1:2003) Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal method for the enumeration of coagulase-positive staphylococci (Staphylococcus aureus and other species) - Part 2: Technique using rabbit plasma fibrinogen agar medium

TCVN 4830-3: 2005 (ISO 6888-3: 1999, With Amd. 1:2003) Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal method for the enumeration of coagulase-positive staphylococci (Staphylococcus aureus and other species) - Part 3: Detection and MPN technique for low numbers

11.

Lead content

TCVN 8099-1:2015 (ISO 8968-1:2014) Milk and milk products - Determination of lead content - Graphite furnace atomic absorption spectrometric method

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



TCVN 8126:2009 Foods - Determination of lead, cadmium, zinc, copper, and iron-Atomic absorption spectrophotometry after microwave digestion

TCVN 10643:2014 Foodstuffs - Determination of lead, cadmium, copper, iron, and zinc - Atomic absorption spectrophotometric method after dry ashing

TCVN 8126:2009 Foodstuffs - Determination of trace elements - Determination of arsenic, cadmium, mercury and lead in foodstuffs by inductively couple plasma mass spectrometry (ICP-MS) after pressure digestion

* The above test methods or newest versions of the above test methods or test methods that have been proven equivalent to the newest versions of the above methods may be applied.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.535

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.118.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!