BỘ
CÔNG THƯƠNG
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số:
27/2009/TT-BCT
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2009
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TRONG THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH
TRANH
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển
các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,
QUY ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này quy định trách nhiệm,
trình tự, thủ tục về đầu tư, quản lý vận hành hệ thống đo đếm điện năng; thu thập
và xử lý số liệu đo đếm điện năng; trình tự, thủ tục giao nhận điện năng; các
yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo đếm, thu thập, lưu trữ và xử lý số liệu đo
đếm điện năng phục vụ mua bán điện trong Thị trường phát điện cạnh tranh.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các
Đơn vị phát điện và các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến đo đếm điện năng
trong Thị trường phát điện cạnh tranh bao gồm:
1. Các Đơn vị phát điện tham gia
Thị trường phát điện cạnh tranh và các Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện
BOT.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện.
3. Công ty mua bán điện.
4. Các đơn vị sở hữu, vận hành
lưới truyền tải điện.
5. Các đơn vị sở hữu, vận hành
lưới phân phối điện.
6. Các đơn vị cung cấp dịch vụ
liên quan đến đo đếm điện năng, bao gồm:
a) Đơn vị thí nghiệm, kiểm định;
b) Đơn vị quản lý số liệu đo đếm;
c) Đơn vị kiểm toán số liệu đo đếm.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Biến dòng điện (CT) là
thiết bị biến đổi dòng điện, mở rộng phạm vi đo dòng điện và điện năng cho hệ
thống đo đếm.
2. Biến điện áp (VT) là
thiết bị biến đổi điện áp, mở rộng phạm vi đo điện áp và điện năng cho hệ thống
đo đếm.
3. Bộ chuyển mạch điện áp là
khóa chuyển mạch, mạch logic hoặc rơ le trung gian có chức năng lựa chọn điện
áp.
4. Chu kỳ thanh toán là khoảng
thời gian thanh toán tiền điện giữa các bên mua bán điện được quy định trong
Quy định thị trường điện.
5. Công tơ là thiết bị đo
điện năng thực hiện tích phân công suất theo thời gian, lưu và hiển thị giá trị
điện năng đo đếm được.
6. Công ty mua bán điện (Công
ty MBĐ) là đơn vị có chức năng mua buôn điện duy nhất trong thị trường điện
và bán buôn cho các Công ty điện lực.
7. Điểm đấu nối là điểm nối
trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của Đơn vị phát điện vào lưới điện
truyền tải hoặc lưới điện phân phối.
8. Đơn vị kiểm toán số liệu
đo đếm (Đơn vị kiểm toán SLĐĐ) là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán quá
trình thu thập và xử lý số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý số liệu đo đếm.
9. Đơn vị phát điện là
đơn vị sở hữu, quản lý một hay nhiều nhà máy điện tham gia thị trường điện hoặc
một hay nhiều nhà máy điện BOT.
10. Đơn vị quản lý lưới điện
(Đơn vị QLLĐ) là đơn vị sở hữu, vận hành lưới truyền tải điện hoặc lưới
phân phối điện.
11. Đơn vị quản lý số liệu đo
đếm (Đơn vị quản lý SLĐĐ) là đơn vị cung cấp, lắp đặt, quản lý vận hành hệ
thống thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm điện năng phục vụ thị trường điện.
12. Đơn vị quản lý vận hành hệ
thống đo đếm (Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ) là đơn vị trực tiếp quản lý, vận
hành hệ thống đo đếm nằm trong phạm vi quản lý của mình. Đơn vị quản lý vận
hành HTĐĐ có thể là nhà máy điện hoặc Đơn vị quản lý lưới điện.
13. Đơn vị thí nghiệm, kiểm định
(đơn vị TNKĐ) là đơn vị có chức năng thí nghiệm, kiểm định, hiệu chỉnh thiết
bị, hệ thống đo đếm và cài đặt chương trình, mật khẩu công tơ.
14. Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện (Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ) là đơn vị chỉ huy, điều
khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện
quốc gia, quản lý, điều phối các giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên
thị trường điện.
15. Hàng kẹp là thiết bị
mà trên đó có các vị trí được sử dụng để đấu nối mạch điện đo đếm.
16. Hệ thống đo đếm là hệ
thống bao gồm các thiết bị đo đếm và mạch điện được tích hợp để đo đếm và xác định
lượng điện năng truyền tải qua một vị trí đo đếm.
17. Hệ thống thu thập, xử lý
và lưu trữ số liệu đo đếm là tập hợp các thiết bị phần cứng, đường truyền
thông tin và các chương trình phần mềm thực hiện chức năng thu thập, truyền, xử
lý, lưu trữ số liệu đo đếm điện năng phục vụ mua bán, thanh toán trong thị trường
điện.
18. Hộp đấu dây là vị trí
đấu dây của công tơ, máy biến dòng điện, máy biến áp và có nắp đậy để đảm bảo
việc niêm phong kẹp chì.
19. Mạch đo là hệ thống mạch
điện liên kết các thiết bị đo đếm để thực hiện chức năng đo đếm điện năng.
20. Mật khẩu mức “Cài đặt” là
mức mật khẩu cho phép truy nhập công tơ để cài đặt, thay đổi các thông số và
chương trình làm việc của công tơ.
22. Mật khẩu mức “Chỉ đọc” là
mức mật khẩu cho phép truy nhập công tơ để đọc số liệu nhưng không cho phép
thay đổi các thông số cài đặt và chương trình làm việc của công tơ.
22. Mật khẩu mức “Đồng bộ thời
gian” là mức mật khẩu cho phép truy nhập công tơ để đọc số liệu và đồng bộ
thời gian của công tơ. Mật khẩu mức này không cho phép cài đặt, thay đổi các
thông số và chương trình làm việc của công tơ.
23. Nhà máy điện BOT là
nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao.
24. Quản lý vận hành hệ thống
đo đếm điện năng, thu thập và xử lý số liệu là các hoạt động liên quan đến
lắp đặt, kiểm định, lập trình, cài đặt, bảo mật, nghiệm thu, vận hành, xử lý sự
cố, thay thế, loại bỏ hệ thống đo đếm, thu thập và xử lý số liệu đo đếm điện
năng.
25. Quy định thị trường điện là
quy định vận hành thị trường điện trong Thị trường phát điện cạnh tranh.
26. Số liệu đo đếm là sản
lượng điện năng đo được bởi công tơ, sản lượng điện năng tính toán hoặc sản lượng
điện năng dựa trên việc ước tính số liệu đo đếm phục vụ thanh toán trong thị
trường điện.
27. Thành viên tham gia thị
trường điện là các đơn vị tham gia thị trường phát điện cạnh tranh được quy
định trong Quy định thị trường điện.
28. Thị trường điện là Thị
trường phát điện cạnh tranh được hình thành và phát triển theo quy định tại Điều 18 Luật Điện lực.
29. Thiết bị đo đếm là
các thiết bị bao gồm công tơ, máy biến dòng điện, máy biến điện áp và các thiết
bị phụ trợ phục vụ đo đếm điện năng.
30. Thông tin đo đếm là
các thông tin về các thiết bị, hệ thống đo đếm và vị trí đo đếm bao gồm đặc
tính, các thông số kỹ thuật và các thông tin liên quan đến quản lý, vận hành.
31. Tiêu chuẩn IEC là
tiêu chuẩn về kỹ thuật điện do Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế ban hành.
32. Trang Web chính thức của
thị trường điện là trang thông tin điện tử chính thức của Thị trường phát
điện cạnh tranh.
33. Vị trí đo đếm là vị
trí vật lý trên mạch điện nhất thứ, tại đó điện năng mua bán được đo đếm và xác
định.
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM CHUNG CỦA
CÁC ĐƠN VỊ TRONG QUẢN LÝ ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
Điều 4.
Trách nhiệm của Đơn vị phát điện
1. Thỏa thuận, thống nhất với Công
ty MBĐ về vị trí đo đếm cho các điểm đấu nối giữa nhà máy điện với lưới điện, vị
trí lắp đặt các thiết bị đo đếm thuộc hệ thống đo đếm chính và các hệ thống đo
đếm dự phòng tương ứng với mỗi điểm đấu nối.
Trường hợp có các vị trí đo đếm
đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ thì Đơn vị phát điện phải thỏa thuận, thống
nhất với Công ty MBĐ và Đơn vị QLLĐ.
2. Đô thị, lắp đặt, chủ trì nghiệm
thu, kiểm định, thay thế, loại bỏ hệ thống đo đếm, hệ thống niêm phong kẹp chì,
thiết bị phục vụ thu thập và truyền số liệu đo đếm.
3. Quản lý vận hành, bảo dưỡng
thiết bị thuộc các hệ thống đo đếm, hệ thống thu thập và truyền số liệu đối với
các vị trí đo đếm nằm trong nhà máy điện.
Ký hợp đồng quản lý vận hành, bảo
dưỡng thiết bị thuộc các hệ thống đo đếm với Đơn vị QLLĐ trong trường hợp có
các vị trí đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ.
4. Phối hợp với Đơn vị quản lý
SLĐĐ, Công ty MBĐ và Đơn vị QLLĐ trong việc quản lý, bảo mật, cung cấp, xác nhận
số liệu đo đếm, kiểm tra, kiểm định và xử lý sự cố các hệ thống đo đếm.
Điều 5.
Trách nhiệm của Công ty mua bán điện
1. Thỏa thuận và thống nhất với
Đơn vị phát điện về các vị trí đo đếm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của
Thông tư này.
2. Phối hợp với các bên liên
quan xác nhận chỉ số công tơ và các số liệu đo đếm điện năng làm căn cứ thanh
toán tiền điện.
3. Căn cứ số liệu đo đếm thực hiện
thanh toán, quyết toán điện năng giao nhận, mua bán với các Đơn vị phát điện.
Điều 6.
Trách nhiệm của Đơn vị quản lý lưới điện
1. Thỏa thuận, thống nhất với
Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ về các vị trí đo đếm trong trường hợp có các vị
trí đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ.
2. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
quản lý vận hành, bảo mật, cung cấp, xác nhận số liệu đo đếm và bảo dưỡng thiết
bị thuộc các hệ thống đo đếm, hệ thống thu thập và truyền số liệu với Đơn vị
phát điện trong trường hợp có các vị trí đo đếm nằm trong trạm điện của Đơn vị
QLLĐ.
Điều 7.
Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
1. Xây dựng tiêu chuẩn và quy
trình lựa chọn Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị kiểm toán SLĐĐ trình Cục Điều tiết
điện lực phê duyệt.
2. Lựa chọn Đơn vị quản lý SLĐĐ
và Đơn vị kiểm toán SLĐĐ trình Cục Điều tiết điện lực phê duyệt.
3. Ký kết hợp đồng cung cấp dịch
vụ với Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị kiểm toán SLĐĐ.
4. Quản lý, sử dụng và công bố
các số liệu đo đếm trên trang web chính thức của thị trường điện phục vụ thanh
toán và điều hành thị trường điện.
Điều 8.
Trách nhiệm của Đơn vị quản lý số liệu đo đếm
1. Cung cấp, quản lý vận hành
các thiết bị, chương trình, phần mềm thuộc hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ
số liệu đo đếm đặt tại trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của
Đơn vị quản lý SLĐĐ.
Cung cấp, quản lý vận hành đường
truyền thu thập số liệu đo đếm tính từ cổng giao tiếp của thiết bị phục vụ thu
thập số liệu đặt tại vị trí đo đếm.
2. Cung cấp số liệu đo đếm cho
Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ và các đơn vị có liên quan theo Quy định thị trường điện.
Chịu trách nhiệm về sự đầy đủ và chính xác của các số liệu đo đếm phục vụ mục
đích thanh toán trong thị trường điện.
Điều 9.
Trách nhiệm của Đơn vị thí nghiệm, kiểm định
1. Thí nghiệm, kiểm định các thiết
bị đo đếm và mạch đo.
2. Cài đặt các thông số và các mức
mật khẩu cho công tơ, quản lý, cung cấp các mức mật khẩu của công tơ theo phân
cấp.
Thực hiện và đề xuất các biện
pháp niêm phong kẹp chì các thiết bị đo đếm và mạch đo để đảm bảo tính bảo mật
của hệ thống đo đếm.
Điều 10.
Trách nhiệm của Đơn vị kiểm toán số liệu đo đếm
1. Thực hiện kiểm toán quy trình
thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ định kỳ hàng
năm để đánh giá sự chính xác của quá trình thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu
đo đếm hoặc kiểm toán đột xuất khi có yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.
2. Bảo mật các thông tin liên
quan đến hoạt động kiểm toán.
Chương 3.
VỊ TRÍ ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
MỤC 1. THIẾT
LẬP VỊ TRÍ ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG VÀ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
Điều 11. Vị
trí đo đếm điện năng
1. Nguyên tắc xác định
a) Vị trí đo đếm được xác định
phải trùng hoặc liền kề với điểm đấu nối;
b) Trường hợp không đủ điều kiện
để bố trí hệ thống đo đếm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Đơn vị
phát điện và Công ty MBĐ phải thỏa thuận vị trí đo đếm điện năng thay thế đồng
thời xác định phương thức quy đổi điện năng từ vị trí đo đếm thay thế về điểm đấu
nối.
Trong trường hợp vị trí đo đếm
điện năng thay thế đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ thì Đơn vị phát điện phải
thỏa thuận, thống nhất với Công ty MBĐ và Đơn vị QLLĐ về vị trí đo đếm đồng thời
thỏa thuận với Công ty MBĐ phương thức quy đổi điện năng từ vị trí đo đếm về điểm
đấu nối;
c) Trường hợp vị trí đo đếm
không đảm bảo đo đếm chính xác điện năng mua bán, Đơn vị phát điện và Công ty
MBĐ phải thống nhất phương thức tính toán điện năng quy đổi về điểm đấu nối.
2. Trường hợp cụ thể
a) Điểm đấu nối thuộc nhà máy điện
- Vị trí đo đếm chính được xác định
tại máy cắt tổng hoặc đầu cực các phía cao, trung áp của máy biến áp nâng áp và
phía cao áp của máy biến áp tự dùng dự phòng nhận điện của điểm đấu nối, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác;
- Vị trí đo đếm dự phòng 1 được
xác định tại các xuất tuyến lộ đường dây của nhà máy điện, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác;
- Vị trí đo đếm dự phòng 2 được
xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ;
b) Điểm đấu nối không thuộc nhà
máy điện
- Trường hợp nhà máy điện có một
đường dây liên hệ với điểm đấu nối và không có điện năng đi vòng qua thanh cái
của nhà máy điện thì vị trí đo đếm chính và dự phòng 1 trùng hoặc liền kề với điểm
đấu nối;
- Vị trí đo đếm dự phòng 2 được
xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ;
- Trường hợp nhà máy có từ 2 đường
dây trở lên và có điện năng vòng qua thanh cái nhà máy điện thì vị trí đo đếm
được chọn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 12. Hệ
thống đo đếm điện năng
1. Tại mỗi vị trí đo đếm phải bố
trí hệ thống đo đếm chính và hai hệ thống đo đếm dự phòng (dự phòng 1 và dự
phòng 2).
2. Hệ thống đo đếm chính phải
xác định chính xác, đầy đủ các đại lượng đo đếm mua bán điện làm căn cứ chính để
thanh toán điện năng qua điểm đấu nối và loại trừ được các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả đo đếm bởi kết cấu mạch vòng của hệ thống điện.
3. Các hệ thống đo đếm dự phòng
có các chức năng sau:
a) Thay thế cho hệ thống đo đếm
chính, làm cơ sở tính toán các đại lượng mua bán điện trong trường hợp hệ thống
đo đếm chính hoạt động không chính xác hoặc bị sự cố;
b) Giám sát, kiểm tra kết quả đo
đếm của hệ thống đo đếm chính trong điều kiện hệ thống đo đếm chính làm việc
bình thường;
c) Kết hợp với hệ thống đo đếm
chính và các hệ thống đo đếm dự phòng khác để tính toán sản lượng điện năng phục
vụ thanh toán trong một số trường hợp đặc biệt.
MỤC 2. YÊU CẦU
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU
Điều 13. Cấu
hình tối thiểu của hệ thống đo đếm điện năng
Cấu hình tối thiểu của hệ thống
đo đếm điện năng bao gồm:
1. Biến dòng điện.
2. Biến điện áp.
3. Công tơ đo đếm điện năng.
4. Mạch điện và cáp nhị thứ.
5. Thiết bị phục vụ thu thập số
liệu đo đếm và đường truyền dữ liệu.
6. Thiết bị bảo vệ an toàn, vị trí
niêm phong, kẹp chì.
7. Thiết bị phụ trợ, thiết bị
chuyển đổi đấu nối, thiết bị cô lập mạch đo phục vụ thử nghiệm, thiết bị logic
phục vụ chuyển điện áp VT, thiết bị kiểm tra điện áp và dòng điện.
Điều 14.
Yêu cầu kỹ thuật của công tơ đo đếm điện năng
1. Yêu cầu chung
a) Là loại 3 pha 4 dây;
b) Kiểu điện tử tích hợp chức
năng và có thể lập trình được;
c) Có nhiều biểu giá;
d) Đo đếm điện năng tác dụng và
phản kháng theo hai chiều nhận và phát riêng biệt theo 4 góc phần tư;
đ) Có chức năng đo công suất cực
đại, ghi biểu đồ phụ tải tổng;
e) Có tính năng kết nối với máy
tính, thu thập, đọc số liệu tại chỗ và từ xa;
g) Được cấp nguồn từ hệ thống điện
áp thứ cấp đo lường và phải đảm bảo duy trì hoạt động khi mất điện áp 1 hoặc 2
pha bất kỳ;
h) Có nhiều mức mật khẩu;
i) Có các vị trí niêm phong, kẹp
chì đảm bảo không thể tiếp cận với các đầu cực đấu dây và thay đổi các thông số
cài đặt trong công tơ nếu không phá bỏ chì niêm phong;
k) Có chức năng lưu trữ thông
tin đo đếm, biểu đồ phụ tải ít nhất 60 ngày với chu kỳ ghi giá trị đo đếm không
quá 30 phút.
2. Yêu cầu về cấp chính xác
a) Công tơ đo đếm chính phải đạt
cấp chính xác 0,2 với điện năng tác dụng theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và 2,0 với
điện năng phản kháng theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 hoặc các tiêu chuẩn khác
tương đương;
b) Công tơ đo đếm dự phòng phải
đạt cấp chính xác 0,5 với điện năng tác dụng theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và
2,0 với điện năng phản kháng theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 hoặc các tiêu chuẩn
khác tương đương.
Điều 15.
Yêu cầu kỹ thuật của biến dòng điện sử dụng cho mục đích đo đếm điện năng
1. Yêu cầu chung
a) Có cuộn dây thứ cấp đo lường
dùng riêng cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng;
b) Giá trị dòng điện thứ cấp
danh định là 1A hoặc 5A;
c) Có vị trí niêm phong kẹp chì
tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho các thiết bị đo lường và công
tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không
phá bỏ niêm phong.
2. Yêu cầu về cấp chính xác
a) Biến dòng điện phục vụ đo đếm
chính phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn
khác tương đương;
b) Biến dòng điện phục vụ đo đếm
dự phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu
chuẩn khác tương đương.
Điều 16. Yêu
cầu kỹ thuật của biến điện áp sử dụng cho mục đích đo đếm điện năng
1. Yêu cầu chung
a) Có cuộn dây thứ cấp đo lường
dùng riêng cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng;
b) Giá trị điện áp hệ thống thứ
cấp danh định là 100V hoặc 110V;
c) Có vị trí niêm phong tại nắp
hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm
điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không phá bỏ
niêm phong.
2. Yêu cầu về cấp chính xác
a) Biến điện áp phục vụ đo đếm
chính phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 đối với biến điện
áp kiểu cảm ứng, tiêu chuẩn IEC 60044-5 đối với biến điện áp kiểu tụ hoặc các
tiêu chuẩn khác tương đương;
b) Biến điện áp phục vụ đo đếm dự
phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 đối với biến điện
áp kiểu cảm ứng, tiêu chuẩn IEC 60044-5 đối với biến điện áp kiểu tụ hoặc các
tiêu chuẩn khác tương đương.
Điều 17.
Yêu cầu kỹ thuật của mạch đo đếm
1. Cuộn thứ cấp của CT, VT và
cáp nhị thứ nối với công tơ đo đếm điện năng của hệ thống đo đếm chính không được
sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác và phải hoàn toàn độc lập với hệ thống đo
đếm dự phòng.
2. Cáp nhị thứ của mạch đo đếm
phải được đi theo đường ngắn nhất, số lượng điểm nối qua hàng kẹp là ít nhất và
phải có đủ điều kiện thực hiện biện pháp niêm phong, kẹp chì tủ hàng kẹp hoặc điểm
nối. Cáp nhị thứ của hệ thống đo đếm chính phải đi riêng và nối trực tiếp từ hộp
đấu dây của CT, tủ trung gian của VT đến tủ công tơ mà không qua hàng kẹp tại tủ
trung gian.
3. Trường hợp công tơ được cấp
điện áp từ một trong những VT thanh cái thông qua bộ chuyển mạch điện áp, các đầu
đấu dây bộ chuyển mạch điện áp phải đảm bảo điều kiện niêm phong kẹp chì và
công tơ đo đếm điện năng phải được lập trình để ghi lại thời điểm và khoảng thời
gian chuyển mạch điện áp.
4. Phụ tải mạch thứ cấp CT, VT
bao gồm cả công tơ đo đếm điện năng không được vượt quá phụ tải định mức của
CT, VT.
5. Trường hợp mạch dòng điện của
hệ thống đo đếm dự phòng sử dụng chung với các thiết bị đo lường khác, phải đảm
bảo không làm ảnh hưởng tới độ chính xác của hệ thống đo đếm và đủ điều kiện thực
hiện niêm phong kẹp chì toàn bộ mạch dòng điện, thiết bị đo lường, công tơ đo đếm
điện năng.
6. Các hộp nối thí nghiệm phải
được lắp đặt để phục vụ cho việc kiểm định thiết bị đo đếm và đủ điều kiện niêm
phong, kẹp chì.
Điều 18.
Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thu thập và xử lý số liệu đo đếm
1. Các công tơ đo đếm điện năng
phải được kết nối với hệ thống đọc số liệu công tơ từ xa phù hợp với chuẩn kết
nối và phần mềm thu thập số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ.
2. Cổng thông tin, thiết bị truyền
tin tích hợp và modem trong công tơ phải phù hợp với chuẩn kết nối của Đơn vị
quản lý SLĐĐ và cho phép thực hiện kết nối từ xa với công tơ từ máy tính đặt tại
chỗ và từ trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản
lý SLĐĐ.
3. Định dạng file dữ liệu và chuẩn
giao diện kết nối do Đơn vị quản lý SLĐĐ cung cấp tùy thuộc vào mô hình thu thập
thông tin và phương thức truyền số liệu đo đếm.
4. Hệ thống thu thập số liệu phải
bao gồm máy tính đặt tại chỗ và máy tính chủ đặt tại Đơn vị quản lý SLĐĐ. Số liệu
đo đếm thu thập tại máy tính đặt tại chỗ phải được truyền về cơ sở dữ liệu của
máy tính chủ.
5. Môi trường truyền thông tin
có thể sử dụng là các hệ thống vô tuyến hoặc hữu tuyến, đảm bảo tương thích với
các thiết bị thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm điện năng đặt tại trung
tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ. Môi trường
và phương thức truyền tin phải được bảo mật chống xâm nhập trái phép.
6. Thiết bị thông tin ghép nối với
công tơ đo đếm điện năng phải được lắp đặt thiết bị chống sét thích hợp để
tránh ảnh hưởng của xung sét lan truyền qua mạng thông tin gây hư hỏng cho công
tơ.
7. Các thiết bị được lắp đặt
trong tủ bảng phải phù hợp yêu cầu an toàn và thuận tiện cho công tác quản lý.
8. Hệ thống truyền dữ liệu, định
dạng file dữ liệu và các chuẩn giao diện kết nối của hệ thống đo đếm phải tuân
thủ Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống truyền số liệu đo đếm do Đơn vị
quản lý SLĐĐ xây dựng quy định tại Điều 32 của Thông tư này.
Điều 19.
Yêu cầu chức năng của hệ thống thu thập và xử lý số liệu đo đếm tại các vị trí
đo đếm
Hệ thống thu thập và xử lý số liệu
đo đếm tại các vị trí đo đếm phải có các chức năng sau đây:
1. Việc thu thập số liệu đo đếm
của các công tơ thuộc phạm vi của Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ cho phép thực hiện
theo hai hình thức:
a) Tự động hàng ngày tại thời điểm
định trước;
b) Thực hiện bằng tay khi có yêu
cầu.
2. Việc thực hiện truyền số liệu
đo đếm về Đơn vị quản lý số liệu đo đếm cho phép thực hiện theo hai hình thức:
a) Tự động truyền về Đơn vị quản
lý SLĐĐ sau khi kết thúc quá trình đọc số liệu công tơ đo đếm điện năng;
b) Thực hiện bằng tay khi có yêu
cầu.
3. Quản lý số liệu đo đếm:
a) Lưu trữ số liệu đo đếm tại
máy tính đặt tại chỗ sau khi đọc về từ công tơ;
b) Tự động hiệu chỉnh số liệu đo
đếm theo phương thức tính toán quy đổi số liệu đo đếm thỏa thuận giữa Đơn vị
phát điện và Công ty MBĐ. Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm cài đặt chương
trình tính toán quy đổi số liệu đo đếm cho các máy tính đặt tại chỗ và có biện
pháp mã hóa để tránh sự thay đổi trái phép;
c) Lưu trữ số liệu đã được hiệu
chỉnh.
4. Quản lý thời gian, lịch đọc
và thu thập số liệu.
5. Quản lý truy cập bao gồm mã số
và quyền truy cập hệ thống của người sử dụng.
6. Quản lý thông tin đo đếm:
a) Quản lý danh mục các thiết bị
đo đếm;
b) Quản lý khai báo thông tin điểm
đo đếm và hệ thống đo đếm;
c) Quản lý thông tin kỹ thuật của
thiết bị và hệ thống đo đếm.
Điều 20.
Yêu cầu chức năng của hệ thống thu thập và xử lý số liệu đo đếm của Đơn vị quản
lý số liệu đo đếm
Hệ thống thu thập và xử lý số liệu
đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ phải có các chức năng sau đây:
1. Thu thập số liệu đo đếm từ vị
trí đo đếm về Đơn vị quản lý SLĐĐ thông qua máy tính đặt tại chỗ của Đơn vị quản
lý vận hành HTĐĐ.
2. Thu thập số liệu đo đếm thông
qua việc kết nối đọc số liệu trực tiếp giữa chương trình đọc số liệu công tơ của
Đơn vị quản lý SLĐĐ đến công tơ thuộc phạm vi của Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ.
3. Việc thu thập số liệu đo đếm
cho phép thực hiện theo hai hình thức:
a) Tự động hàng ngày tại thời điểm
định trước;
b) Thực hiện bằng tay khi có yêu
cầu.
4. Đồng bộ thời gian với nguồn
thời gian chuẩn cho tất cả các công tơ trong hệ thống.
5. Quản lý số liệu đo đếm:
a) Lưu trữ số liệu sau khi đọc về
từ công tơ;
b) Kiểm tra đối chiếu, hiệu chỉnh
và bổ sung số liệu đo đếm;
c) Lưu trữ số liệu đã được hiệu
chỉnh.
6. Quản lý thời gian, lịch đọc
và thu thập số liệu.
7. Quản lý truy cập bao gồm mã số
và quyền truy cập hệ thống của người sử dụng.
8. Quản lý thông tin đo đếm:
a) Quản lý thông tin danh sách
đo đếm của các Đơn vị phát điện;
b) Quản lý khai báo thông tin vị
trí đo đếm và hệ thống đo đếm;
c) Quản lý thông tin kỹ thuật của
thiết bị và hệ thống đo đếm.
9. Kết nối, chia sẻ số liệu với
chương trình phần mềm của Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ.
Điều 21.
Yêu cầu kỹ thuật đối với niêm phong kẹp chì và bảo mật
1. Toàn bộ hệ thống đo đếm điện
năng bao gồm hộp đấu dây CT, VT, công tơ đo đếm điện năng, hàng kẹp, con nối, mạch
dòng điện, mạch điện áp, thiết bị phụ trợ, mạch logic chuyển đổi, tủ công tơ, mạng
thông tin phải được niêm phong kẹp chì để chống can thiệp trái phép.
2. Phần mềm của công tơ đo đếm
điện năng phải có mật khẩu bảo vệ với nhiều mức phân quyền truy nhập khác nhau.
3. Số liệu đo đếm điện năng sau
khi được đọc và truyền về máy chủ đặt tại vị trí đo đếm phải được mã hóa để
tránh sự thay đổi trái phép trước khi được truyền về Đơn vị quản lý SLĐĐ.
4. Phần mềm quản lý hệ thống đọc,
truyền và tổng hợp số liệu đo đếm điện năng phải được bảo mật bằng nhiều cấp mật
khẩu để đảm bảo tính bảo mật, chính xác và tin cậy của số liệu đo đếm.
Chương 4.
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG
ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG, THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
MỤC 1. LẮP
ĐẶT, NGHIỆM THU, THAY THẾ VÀ LOẠI BỎ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU
Điều 22. Thỏa
thuận vị trí đo đếm
1. Sau khi có thỏa thuận đấu nối,
Đơn vị phát điện phải thỏa thuận và thống nhất với Công ty MBĐ về vị trí đo đếm,
thiết kế của hệ thống đo đếm, truyền số liệu và phương thức quy đổi số liệu đo
đếm.
Trong trường hợp có các vị trí
đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ thì Đơn vị phát điện phải thỏa thuận,
thống nhất với Công ty MBĐ và Đơn vị QLLĐ.
2. Khi có thay đổi hoặc phát
sinh vị trí đo đếm mới, đơn vị yêu cầu vị trí đo đếm mới phải thông báo và thỏa
thuận với các đơn vị liên quan về vị trí đo đếm, thiết kế của hệ thống đo đếm,
truyền số liệu và các phương thức quy đổi số liệu đo đếm.
Điều 23. Đầu
tư, lắp đặt hệ thống đo đếm và truyền số liệu
Sau khi các đơn vị liên quan đạt
được thỏa thuận về vị trí đo đếm, thiết kế hệ thống đo đếm và truyền số liệu
thì Đơn vị phát điện phải có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ
và Đơn vị quản lý SLĐĐ về nội dung thỏa thuận, đồng thời các đơn vị liên quan
có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
1. Đơn vị phát điện
a) Đầu tư, lắp đặt các thiết bị
đo đếm, hệ thống đo đếm, hệ thống thu thập số liệu đo đếm tại vị trí đo đếm bao
gồm cả máy tính đặt tại chỗ và thiết bị phục vụ thu thập số liệu;
b) Đảm bảo vị trí đo đếm phù hợp
với thỏa thuận giữa các đơn vị liên quan quy định tại khoản 1 Điều 22 của Thông
tư này;
c) Đảm bảo hệ thống đo đếm và
thu thập số liệu đặt tại chỗ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với thiết kế
đã được thỏa thuận và các văn bản quy phạm pháp luật về đo lường có liên quan;
d) Ký hợp đồng với Đơn vị TNKĐ
tiến hành các công việc sau:
- Thí nghiệm, kiểm định ban đầu
các thiết bị đo đếm, lập trình, cài đặt các thông số làm việc của công tơ thuộc
các hệ thống đo đếm trong phạm vi quản lý của mình. Việc thí nghiệm, kiểm định
phải tuân thủ các quy trình, quy định hiện hành và phải có kết luận về sự chính
xác của thiết bị và hệ thống đo đếm;
- Thực hiện các biện pháp niêm
phong kẹp chì các thiết bị đo đếm bao gồm công tơ, CT, VT, mạch đo, hàng kẹp, tủ
trung gian đảm bảo tính bảo mật của hệ thống đo đếm thuộc phạm vi quản lý của
mình;
đ) Cung cấp cho Đơn vị quản lý
SLĐĐ các thông tin bao gồm vị trí đo đếm, đặc tính kỹ thuật các thiết bị đo đếm,
thiết kế của hệ thống đo đếm, truyền số liệu và các phương thức quy đổi số liệu
đo đếm;
e) Phối hợp với Đơn vị quản lý
SLĐĐ tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống đo đếm và thu thập số liệu.
2. Đơn vị quản lý lưới điện
Trong trường hợp vị trí đo đếm đặt
tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ, Đơn vị QLLĐ có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị
phát điện trong quá trình lắp đặt hệ thống đo đếm; phối hợp với Đơn vị phát điện,
Đơn vị quản lý SLĐĐ tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống đo đếm và thu thập số
liệu.
3. Đơn vị quản lý số liệu đo đếm
a) Cấp phát mã vị trí đo đếm và
mã địa chỉ của các công tơ cho hệ thống đo đếm mới lắp đặt;
b) Bổ sung cơ sở dữ liệu đo đếm
tại trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ
để phục vụ công tác quản lý vận hành và đảm bảo việc thu thập và xử lý số liệu
đo đếm liên quan đến hệ thống đo đếm mới lắp đặt;
c) Cung cấp, lắp đặt đường truyền
dữ liệu đo đếm từ các vị trí đo đếm về trung tâm thu thập và xử lý số liệu đo đếm
của Đơn vị quản lý SLĐĐ;
d) Phối hợp với Đơn vị phát điện
và Đơn vị QLLĐ (trong trường hợp hệ thống đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị
QLLĐ) kiểm tra toàn bộ hệ thống đo đếm và thu thập số liệu, bao gồm cả hệ thống
truyền số liệu về trung tâm thu thập và xử lý số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý
SLĐĐ;
đ) Cài đặt các phần mềm thu thập
và xử lý số liệu đo đếm tại máy tính đặt tại chỗ, mã hóa các số liệu đo đếm điện
năng sau khi được đọc và truyền về máy tính đặt tại chỗ đảm bảo ngăn chặn mọi sự
thay đổi trái phép số liệu đo đếm trước khi được truyền về trung tâm thu thập,
xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ.
Điều 24.
Nghiệm thu hệ thống đo đếm và thu thập số liệu
1. Sau khi hoàn thành việc lắp đặt
hệ thống đo đếm và thu thập số liệu, Đơn vị phát điện có trách nhiệm gửi kế hoạch
nghiệm thu tới Công ty MBĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ, Đơn vị TNKĐ và Đơn vị QLLĐ
(trong trường hợp hệ thống đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ) để đề nghị
nghiệm thu và chủ trì, tổ chức nghiệm thu.
2. Văn bản đề nghị nghiệm thu phải
được gửi tới các đơn vị liên quan ít nhất 14 ngày trước ngày nghiệm thu theo kế
hoạch. Trong văn bản này, đơn vị chủ trì nghiệm thu phải gửi kèm các hồ sơ liên
quan khẳng định hệ thống đo đếm, thu thập số liệu đã được lắp đặt, kiểm định,
niêm phong kẹp chì đúng quy định và kèm theo các biên bản kiểm tra, kiểm định
theo quy định hiện hành.
3. Thành phần tham gia nghiệm
thu bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Công ty MBĐ;
c) Đơn vị quản lý SLĐĐ;
d) Đơn vị QLLĐ (trong trường hợp
hệ thống đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ);
đ) Đơn vị TNKĐ.
4. Trong quá trình nghiệm thu hệ
thống đo đếm và thu thập số liệu, Đơn vị TNKĐ và Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách
nhiệm:
a) Đơn vị TNKĐ
- Cung cấp cho Đơn vị quản lý vận
hành HTĐĐ, Đơn vị phát điện (trong trường hợp hệ thống đo đếm thuộc trạm điện của
Đơn vị QLLĐ) và Công ty MBĐ biên bản kiểm tra, kiểm định, cài đặt công tơ và mật
khẩu mức “Chỉ đọc”. Ngoài ra phải xác định rõ biện pháp bảo mật và các vị trí
niêm phong kẹp chì;
- Cung cấp cho Đơn vị quản lý
SLĐĐ mật khẩu “Đồng bộ thời gian” cùng các thông tin liên quan tới vị trí đo đếm
để Đơn vị quản lý SLĐĐ cập nhật chương trình quản lý cơ sở dữ liệu đo đếm của
mình;
- Lưu biên bản kiểm tra, kiểm định,
các hồ sơ, thông số kỹ thuật liên quan đến thiết bị và hệ thống đo đếm;
- Lưu trữ, bảo mật mật khẩu mức
“Cài đặt” của công tơ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo mật của mật
khẩu mức “Cài đặt” và sự chính xác của các số liệu đã lập trình, cài đặt trong
công tơ;
b) Đơn vị quản lý SLĐĐ
- Cung cấp cho Đơn vị quản lý vận
hành HTĐĐ, Đơn vị phát điện (trong trường hợp hệ thống đo đếm thuộc trạm điện của
Đơn vị QLLĐ) và Công ty MBĐ các biên bản kiểm tra, thử nghiệm hệ thống thu thập
số liệu;
- Lưu trữ biên bản kiểm tra, các
hồ sơ, thông số kỹ thuật liên quan đến thiết bị thu thập số liệu đo đếm.
5. Hệ thống đo đếm điện năng và
thu thập số liệu chỉ được đưa vào vận hành sau khi tất cả các đơn vị tham gia
nghiệm thu ký vào biên bản nghiệm thu.
6. Đơn vị chủ trì nghiệm thu có
trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ sơ bao gồm: tài liệu kỹ thuật, biên bản thử nghiệm,
biên bản nghiệm thu của các hệ thống đo đếm và truyền số liệu, đồng thời gửi
cho các đơn vị liên quan mỗi đơn vị một bộ.
Điều 25.
Thay thế thiết bị đo đếm và thông số cài đặt
Việc thay đổi thiết bị đo đếm,
các thông số cài đặt của công tơ đo đếm hay các số liệu lưu trong công tơ đo đếm
phải tuân theo trình tự sau:
1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có thiết bị cần thay thế, cài đặt lại thông số phải thông báo với Đơn vị vận hành
HTĐ-TTĐ, Công ty MBĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị phát điện. Việc thay thế
thiết bị đo đếm và thông số cài đặt phải có sự thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện
và Công ty MBĐ. Trong trường hợp Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ là Đơn vị QLLĐ
thì phải có sự thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện, Công ty MBĐ và Đơn vị QLLĐ.
2. Đơn vị phát điện có trách nhiệm
cung cấp thiết bị thay thế và ký hợp đồng với Đơn vị TNKĐ để thực hiện thí nghiệm,
kiểm định thiết bị thay thế, kiểm tra, cài đặt lại các thông số mới; đồng thời
chủ trì, tổ chức nghiệm thu hệ thống đo đếm sau khi việc thay thế thiết bị, cài
đặt lại thông số đo đếm được hoàn thành. Các thủ tục nghiệm thu được quy định tại
Điều 24 của Thông tư này.
3. Đơn vị quản lý SLĐĐ phải cập
nhật những thông số thay đổi của các thiết bị đo đếm vào cơ sở dữ liệu đo đếm
và chương trình thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm tại máy tính đặt tại chỗ
và tại trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm.
Điều 26. Loại
bỏ vị trí đo đếm
1. Trường hợp có một hoặc nhiều
vị trí đo đếm điện năng thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị phát điện bị loại bỏ
vì lý do thay đổi kết cấu đấu nối thiết bị, thay đổi phương thức vận hành, thay
đổi phương thức mua bán điện hoặc các lý do khác, Đơn vị phát điện có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản kế hoạch loại bỏ vị trí đo đếm tới Đơn vị vận hành
HTĐ-TTĐ, Công ty MBĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị QLLĐ (trong trường hợp vị
trí đo đếm bị loại bỏ nằm trong trạm điện của Đơn vị QLLĐ), đồng thời cùng Công
ty MBĐ thống nhất cách tính toán điện năng giao nhận sau khi loại bỏ vị trí đo
đếm.
Văn bản thông báo phải được gửi
tới các đơn vị liên quan ít nhất 14 ngày trước ngày thực hiện việc loại bỏ vị
trí đo đếm theo kế hoạch.
2. Thành phần tham gia loại bỏ vị
trí đo đếm bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Công ty MBĐ;
c) Đơn vị quản lý SLĐĐ;
d) Đơn vị QLLĐ (trong trường hợp
Đơn vị QLLĐ là đơn vị quản lý vận hành vị trí đo đếm bị loại bỏ);
đ) Đơn vị TNKĐ (trong trường hợp
hệ thống đo đếm phải được kiểm tra trước khi vị trí đo đếm bị loại bỏ).
3. Trong quá trình loại bỏ vị
trí đo đếm, các đơn vị tham gia phải thực hiện các thủ tục sau:
a) Chốt chỉ số công tơ tại thời điểm
chính thức loại bỏ vị trí đo đếm;
b) Lập biên bản xác nhận việc loại
bỏ vị trí đo đếm, trong đó thể hiện các thông tin: vị trí đo đếm đã bị loại bỏ,
thời điểm chính thức loại bỏ vị trí đo đếm, các thông tin đo đếm của vị trí đo
đếm đó cùng các nội dung công việc đã thực hiện. Biên bản xác nhận phải có dấu
và chữ ký của đại diện các đơn vị liên quan;
c) Trong trường hợp cần thiết,
các đơn vị có thể yêu cầu kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống đo đếm tại
thời điểm trước khi loại bỏ vị trí đo đếm.
4. Đơn vị phát điện có trách nhiệm
gửi kết quả loại bỏ vị trí đo đếm cùng các hồ sơ liên quan tới Đơn vị quản lý
SLĐĐ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu và chương trình thu thập, xử lý, lưu trữ số
liệu đo đếm phục vụ vận hành và thanh toán trong thị trường điện.
Điều 27. Quản
lý thông tin đo đếm
Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có
trách nhiệm quản lý thông tin liên quan đến hệ thống đo đếm bao gồm:
1. Bản vẽ xác định các vị trí đo
đếm.
2. Bản vẽ hoàn công sơ đồ lắp đặt
hệ thống đo đếm.
3. Mã vị trí đo đếm, tên vị trí
đo đếm, ngày áp dụng.
4. Thông số và đặc tính của công
tơ, CT, VT thuộc các hệ thống đo đếm chính và dự phòng, bao gồm:
a) Số chế tạo công tơ, VT, CT;
b) Mã hiệu công tơ, VT, CT;
c) Loại thiết bị và kiểu của
công tơ;
d) Tỷ số biến VT, CT, hệ số nhân
của công tơ;
đ) Biên bản thử nghiệm công tơ,
VT, CT;
e) Biên bản cài đặt công tơ;
g) Phương pháp niêm phong, kẹp
chì cho công tơ và hệ thống đo đếm;
5. Chi tiết về kết nối thông tin
số liệu bao gồm:
a) Mã địa chỉ công tơ để truy cập
số liệu;
b) Mật khẩu mức “Chỉ đọc”;
c) Loại thiết bị kết nối và số
chế tạo;
6. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có trách nhiệm cung cấp các thông tin hệ thống đo đếm cùng các thông tin chi tiết
cho Công ty MBĐ và Đơn vị quản lý SLĐĐ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu và chương
trình thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm phục vụ vận hành và thanh toán
trong thị trường điện.
MỤC 2. LẬP
TRÌNH CÀI ĐẶT VÀ BẢO MẬT
Điều 28. Lập
trình cài đặt và quản lý mật khẩu công tơ
Sau khi lắp đặt công tơ, Đơn vị
TNKĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ nơi có công tơ lắp đặt
phải thực hiện các công việc sau:
1. Đơn vị TNKĐ
a) Tiến hành lập trình cài đặt
các thông số làm việc của công tơ;
b) Thiết lập, quản lý và lưu trữ
mật khẩu các mức: “Chỉ đọc”, “Đồng bộ thời gian”, “Cài đặt” kèm theo danh mục
các công tơ tương ứng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính bảo mật của các
mức mật khẩu;
c) Cung cấp cho tất cả các đơn vị
liên quan mật khẩu mức “Chỉ đọc” của công tơ;
d) Cung cấp cho Đơn vị quản lý
SLĐĐ mật khẩu mức “Đồng bộ thời gian” của công tơ;
đ) Chịu trách nhiệm trước Đơn vị
phát điện và trước pháp luật về tính bảo mật của các thiết bị đường niêm phong
kẹp chì.
2. Đơn vị quản lý SLĐĐ
a) Đồng bộ thời gian cho công tơ
trong quá trình vận hành và đảm bảo tính bảo mật của mật khẩu mức “Đồng bộ thời
gian” do Đơn vị TNKĐ cung cấp;
b) Chịu trách nhiệm trước các
đơn vị liên quan và trước pháp luật về tính bảo mật của mật khẩu mức “Đồng bộ
thời gian”.
3. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có trách nhiệm bảo mật mật khẩu mức “Chỉ đọc”.
Điều 29. Quản
lý niêm phong kẹp chì công tơ và hệ thống đo đếm
1. Đơn vị TNKĐ có trách nhiệm tiến
hành niêm phong kẹp chì cho công tơ đo đếm và các thiết bị có liên quan trong hệ
thống đo đếm trước khi hệ thống đo đếm được đưa vào vận hành. Việc tiến hành
niêm phong kẹp chì hoặc tháo bỏ niêm phong kẹp chì của hệ thống đo đếm do Đơn vị
TNKĐ thực hiện và phải có sự chứng kiến của Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ.
2. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có trách nhiệm quản lý hệ thống đo đếm, đảm bảo các niêm phong kẹp chì không bị
xâm phạm trái phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý niêm
phong kẹp chì công tơ và hệ thống đo đếm.
3. Đơn vị TNKĐ có trách nhiệm quản
lý dụng cụ niêm phong kẹp chì, đảm bảo các dụng cụ niêm phong kẹp chì được sử dụng
đúng mục đích và hợp pháp.
Điều 30. Quản
lý hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm
Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị quản
lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống thu thập, xử lý và
lưu trữ số liệu đo đếm như sau:
1. Đơn vị quản lý SLĐĐ
a) Lập và bảo mật các thông số,
cài đặt cho chương trình phần mềm đọc số liệu công tơ tại chỗ và tại trung tâm
thu thập và xử lý số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ;
b) Thiết lập và triển khai biện
pháp bảo mật cho hệ thống truyền số liệu từ máy tính đặt tại chỗ về trung tâm
thu thập và xử lý số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ để đảm bảo tính chính xác,
tin cậy của số liệu đo đếm.
2. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
a) Bảo mật các thông số cài đặt
cho chương trình phần mềm đọc số liệu công tơ trong phạm vi quản lý của mình;
b) Trong mọi trường hợp, Đơn vị
quản lý vận hành HTĐĐ không được can thiệp vào chương trình đọc và truyền số liệu
để sửa đổi các thông số cài đặt và các số liệu đọc từ công tơ về máy tính đặt tại
chỗ.
MỤC 3. VẬN
HÀNH HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
Điều 31.
Trách nhiệm vận hành hệ thống đo đếm
1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có trách nhiệm quản lý, theo dõi vận hành, bảo dưỡng, thay thế các hệ thống đo
đếm trong phạm vi quản lý của mình đảm bảo tính chính xác, ổn định, tin cậy và
bảo mật của các hệ thống đo đếm.
2. Trong quá trình quản lý vận
hành, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm
tra tình trạng hoạt động của các hệ thống đo đếm trong phạm vi quản lý của
mình. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố trong hệ thống đo đếm, Đơn vị
quản lý vận hành HTĐĐ phải thông báo ngay cho Đơn vị quản lý SLĐĐ, Công ty MBĐ
và các đơn vị liên quan để phối hợp xử lý. Quá trình xử lý sự cố được thực hiện
theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này.
3. Việc thay thế thiết bị, công
nghệ áp dụng cho hệ thống đo đếm chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận và thống
nhất giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ. Việc thay thế thiết bị đo đếm, các
thông số cài đặt được quy định tại Điều 25 của Thông tư này.
4. Việc tháo bỏ niêm phong kẹp
chì công tơ và hệ thống đo đếm chỉ do Đơn vị TNKĐ thực hiện trong trường hợp
thay thế, kiểm định, thí nghiệm và xử lý sự cố hệ thống đo đếm.
5. Số liệu đo đếm phải được thu
thập, lưu trữ trong các công tơ và hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu
đo đếm theo chu kỳ 30 phút. Đồng hồ thời gian của công tơ đo đếm và thiết bị
truy cập số liệu được đồng bộ với thời gian chuẩn của Việt Nam với sai số cho
phép ±5 giây. Nguồn thời gian chuẩn được lấy từ hệ thống định vị toàn cầu
(GPS).
6. Mức độ chính xác của công tơ
và các thiết bị đo đếm phải được duy trì theo cấp chính xác tiêu chuẩn của thiết
bị.
Điều 32.
Trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình vận hành hệ thống đo đếm và
thu thập, quản lý số liệu đo đếm
1. Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách
nhiệm xây dựng và trình Cục Điều tiết điện lực ban hành các văn bản dưới đây:
a) Quy trình
đồng bộ thời gian;
b) Quy trình
kiểm tra số liệu đo đếm;
c) Quy trình xác định và ước
tính số liệu đo đếm phục vụ thanh toán và vận hành thị trường điện;
d) Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật
của hệ thống truyền số liệu đo đếm.
2. Đơn vị quản lý SLĐĐ phải phối
hợp với Đơn vị phát điện, Công ty MBĐ và các bên liên quan trong quá trình xây
dựng các quy trình này.
Điều 33. Kiểm
định định kỳ và bất thường hệ thống đo đếm
1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có trách nhiệm chủ trì thực hiện kiểm định ban đầu, nghiệm thu lắp đặt, kiểm định
định kỳ, bất thường và xử lý sự cố tất cả các thiết bị trong hệ thống đo đếm
thuộc đơn vị mình quản lý.
2. Kiểm định định kỳ
a) Kiểm định định kỳ thiết bị đo
đếm do Đơn vị TNKĐ thực hiện, theo đúng yêu cầu và chu kỳ do cơ quan quản lý
nhà nước về đo lường quy định;
b) Quá trình kiểm định chỉ được
thực hiện khi có sự chứng kiến của Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ;
c) Đơn vị TNKĐ có trách nhiệm
xây dựng, thỏa thuận với Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ về kế hoạch kiểm định định
kỳ. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kế hoạch
kiểm định định kỳ đến Công ty MBĐ, Đơn vị phát điện và Đơn vị quản lý SLĐĐ bằng
văn bản trước ít nhất là mười bốn (14) ngày làm việc trước ngày kiểm định định
kỳ thiết bị đo đếm.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ khi nhận được thông báo của Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Công ty
MBĐ, Đơn vị phát điện và Đơn vị quản lý SLĐĐ phải trả lời bằng văn bản về việc
thống nhất với kế hoạch kiểm định định kỳ. Trường hợp không thống nhất với kế
hoạch kiểm định định kỳ dự kiến, các bên liên quan phải đưa ra lý do hợp lý và
đề xuất kế hoạch mới;
d) Trường hợp công tơ và hệ thống
đo đếm không được kiểm định định kỳ theo đúng quy định tại khoản 2 Điều này,
Công ty MBĐ và Đơn vị phát điện có quyền trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực
giải quyết theo quy định tại Điều 48 của Thông tư này.
3. Kiểm định bất thường
a) Đơn vị phát điện và Công ty
MBĐ có quyền yêu cầu kiểm định bất thường công tơ và hệ thống đo đếm vào bất cứ
thời điểm nào;
b) Trường hợp kiểm định theo yêu
cầu của Đơn vị phát điện: Đơn vị phát điện phải thông báo cho Công ty MBĐ, Đơn
vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ ít nhất là mười bốn (14) ngày
làm việc trước ngày dự kiến kiểm định và chỉ được tiến hành sau khi Công ty MBĐ
có văn bản chấp thuận;
c) Trường hợp kiểm định theo yêu
cầu của Công ty MBĐ: Công ty MBĐ phải thông báo cho Đơn vị phát điện, Đơn vị quản
lý SLĐĐ và Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ ít nhất là mười bốn (14) ngày làm việc
trước ngày dự kiến kiểm định và chỉ được tiến hành sau khi Đơn vị phát điện có
văn bản chấp thuận;
d) Trường hợp không thống nhất với
kế hoạch kiểm định bất thường dự kiến, các bên liên quan phải đưa ra lý do hợp
lý;
đ) Trường hợp kết quả kiểm định
bất thường cho thấy sai số của thiết bị đo đếm trong phạm vi giới hạn cho phép
thì đơn vị đề nghị phải trả chi phí cho việc kiểm định. Trường hợp sai số của
thiết bị đo đếm vượt quá giới hạn cho phép thì Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải
trả chi phí cho việc kiểm định bất thường.
4. Trường hợp kết quả kiểm định
cho thấy thiết bị đo đếm có sai số vượt quá giới hạn cho phép, thiết bị này phải
được hiệu chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian ngắn nhất và phải được
Đơn vị TNKĐ thực hiện kiểm định trước khi được tái sử dụng hoặc cấp chứng nhận
nếu thay mới. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi
phí liên quan.
5. Trường hợp kết quả kiểm định
cho thấy thiết bị đo đếm có sai số vượt quá giới hạn cho phép gây sai lệch đến
số liệu đo đếm phục vụ thanh toán, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải phối hợp với các
đơn vị liên quan xác định lại số liệu đo đếm chính xác trong khoảng thời gian
sai số của thiết bị đo đếm vượt quá giới hạn cho phép để phục vụ việc truy thu,
thoái hoàn tiền điện. Việc xác định số liệu đo đếm chính xác phải được thực hiện
theo Quy trình xác định và ước tính số liệu đo đếm phục vụ thanh toán và vận
hành thị trường điện.
Điều 34. Kiểm
toán Đơn vị quản lý số liệu đo đếm
1. Kiểm toán định kỳ
a) Hàng năm, Đơn vị vận hành
HTĐ-TTĐ yêu cầu Đơn vị quản lý SLĐĐ ký hợp đồng với Đơn vị kiểm toán SLĐĐ để tiến
hành kiểm toán các quy trình, hệ thống của Đơn vị quản lý SLĐĐ bao gồm:
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống thu
thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ;
- Kiểm tra các quy trình, phần mềm,
chương trình thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm đảm bảo phù hợp với những
yêu cầu của thị trường điện;
b) Chi phí kiểm toán do Đơn vị
quản lý SLĐĐ chi trả.
2. Kiểm toán bất thường
a) Các Đơn vị phát điện và Công
ty MBĐ có quyền đề nghị kiểm toán bất thường một phần hoặc toàn bộ hoạt động của
Đơn vị quản lý SLĐĐ. Văn bản đề nghị phải được gửi tới Cục Điều tiết điện lực
trong đó nêu rõ các lý do cho việc đề nghị kiểm toán bất thường. Khi nhận được
đề nghị của các đơn vị, Cục Điều tiết điện lực tiến hành xem xét tính cần thiết
và hợp lý của đề nghị kiểm toán bất thường Đơn vị quản lý SLĐĐ. Trong thời hạn
14 ngày làm việc, Cục Điều tiết điện lực phải đưa ra quyết định bằng văn bản về
việc đồng ý hay không đồng ý kiểm toán bất thường Đơn vị quản lý SLĐĐ.
Trường hợp Cục Điều tiết điện lực
chấp thuận đề nghị kiểm toán bất thường Đơn vị quản lý SLĐĐ, Cục Điều tiết điện
lực phải gửi yêu cầu bằng văn bản cho Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ để tiến hành việc
kiểm toán. Yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực phải bao gồm các nội dung và phạm
vi công việc kiểm toán Đơn vị quản lý SLĐĐ;
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu
kiểm toán bất thường của Cục Điều tiết điện lực, Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ phải
ký hợp đồng với Đơn vị kiểm toán SLĐĐ để tiến hành kiểm toán bất thường Đơn vị
quản lý SLĐĐ;
c) Chi phí kiểm toán bất thường
do bên đề nghị kiểm toán chi trả.
3. Đơn vị quản lý SLĐĐ phải hợp
tác đầy đủ để thực hiện việc kiểm toán.
4. Sau khi tiến hành kiểm toán
Đơn vị quản lý SLĐĐ, Đơn vị kiểm toán SLĐĐ phải công bố kết quả kiểm toán cho
các đơn vị liên quan.
5. Trường hợp việc kiểm toán có
thể gây ảnh hưởng đến việc thu thập số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ thì Đơn vị
kiểm toán SLĐĐ phải đưa ra các giải pháp và phải thống nhất với các đơn vị liên
quan trước khi tiến hành kiểm toán Đơn vị quản lý SLĐĐ.
6. Trường hợp kết quả việc kiểm
toán cho thấy có sai sót trong các khâu thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu của
Đơn vị quản lý SLĐĐ dẫn đến số liệu đo đếm sử dụng cho việc thanh toán tiền điện
không chính xác, các đơn vị liên quan phải thống nhất tính toán sản lượng điện
năng truy thu, thoái hoàn. Nếu quá trình kiểm toán phát hiện những sai phạm của
Đơn vị quản lý SLĐĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải chịu trách nhiệm trước Đơn vị vận
hành HTĐ-TTĐ và trước pháp luật đối với các sai phạm của mình.
Điều 35. Xử
lý sự cố hệ thống đo đếm
1. Trường hợp phát hiện thiết bị
đo đếm hoặc hệ thống đo đếm bị hư hỏng hay hoạt động sai, đơn vị phát hiện phải
thông báo ngay tới Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Đơn vị phát điện, Đơn vị vận
hành HTĐ-TTĐ, Công ty MBĐ và Đơn vị quản lý SLĐĐ để cùng phối hợp xử lý. Thời hạn
tiến hành khắc phục sự cố hệ thống đo đếm kể từ thời điểm phát hiện không được
quá hai (02) ngày, trừ khi có thỏa thuận khác giữa Đơn vị phát điện và Công ty
MBĐ.
2. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có trách nhiệm chủ trì và phải phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc giải
quyết các sự cố về đo đếm.
3. Trong mọi trường hợp, trừ trường
hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 4 Điều này, quá trình xử lý sự cố phải có
sự tham gia, chứng kiến của Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ. Việc xử lý sự cố
phải được ghi lại bằng biên bản làm việc, có chữ ký của các thành viên tham gia
thực hiện. Biên bản phải có chữ ký và đóng dấu của đại diện có thẩm quyền của
các đơn vị liên quan.
4. Trường hợp khẩn cấp, khi sự cố
xảy ra đối với hệ thống đo đếm có thể gây nguy hiểm cho người hoặc thiết bị,
Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ được phép chủ động xử lý sự cố nhưng phải thông
báo ngay tới Công ty MBĐ, Đơn vị phát điện, Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ, Đơn vị quản
lý SLĐĐ và phải lập biên bản ghi lại chi tiết các thông tin về sự cố và biện
pháp khắc phục như: thời điểm xảy ra sự cố, tình trạng sự cố, thời gian khắc phục,
chỉ số công tơ tại các thời điểm bị sự cố và sau khi được phục hồi. Biên bản phải
có dấu và chữ ký xác nhận của đại diện có thẩm quyền của Đơn vị quản lý vận
hành HTĐĐ. Sau đó, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải thông báo ngay với Công ty
MBĐ, Đơn vị phát điện, Đơn vị quản lý SLĐĐ và các đơn vị liên quan để thực hiện
các thủ tục niêm phong kẹp chì, ước tính số liệu đo đếm trong trường hợp cần
thiết.
5. Trường hợp công tơ hoặc hệ thống
đo đếm bị hư hỏng, dẫn đến việc số liệu đo đếm thu thập về trung tâm thu thập,
xử lý và lưu trữ số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ bị sai lệch, trong thời hạn ngắn
nhất, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải tiến hành xác định sản lượng điện năng chính xác
trong khoảng thời gian hư hỏng của công tơ và hệ thống đo đếm điện năng phục vụ
việc vận hành thị trường điện, thanh toán hoặc truy thu, thoái hoàn tiền điện
đã thanh toán. Số liệu điện năng chính xác phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu
đo đếm và được gửi đến Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ để cập nhật dữ liệu đầu vào của
phần mềm thanh toán và công bố trên trang Web của thị trường điện.
6. Trường hợp sự cố hệ thống đo
đếm dẫn đến việc không xác định được số liệu đo đếm chính xác, Đơn vị quản lý
SLĐĐ phải ước tính số liệu đo đếm làm căn cứ thanh toán tiền điện trong khoảng
thời gian sự cố. Việc ước tính số liệu đo đếm phải được thực hiện theo Quy
trình xác định và ước tính số liệu đo đếm phục vụ thanh toán và vận hành thị
trường điện.
7. Biên bản tính toán và xác nhận
sản lượng điện năng ước tính hoặc điện năng truy thu, thoái hoàn phải có dấu và
chữ ký của đại diện có thẩm quyền của Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ.
8. Trường hợp đơn vị có liên
quan không chấp nhận kết quả sản lượng điện năng ước tính hoặc điện năng truy
thu, thoái hoàn, đơn vị đó có thể trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực giải
quyết theo quy định tại Điều 48 của Thông tư này.
9. Trong trường hợp thiết bị đo
đếm bị hư hỏng, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải chịu trách nhiệm thay thế hoặc
sửa chữa trong thời hạn ngắn nhất để các thiết bị đo đếm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
và hoạt động trở lại bình thường. Việc thay thế hoặc sửa chữa phải thực hiện
theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này. Để công việc xử lý sự cố hỏng công
tơ đo đếm được kịp thời, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải có sẵn công tơ dự
phòng cho các chủng loại đang lắp đặt và phải được kiểm định sẵn, bảo quản theo
đúng yêu cầu kỹ thuật quy định.
10. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ về
quá trình xử lý sự cố hệ thống đo đếm. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Đơn vị quản
lý SLĐĐ và Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ phải lưu giữ các thông tin về tất cả các sự
cố và quá trình xử lý sự cố.
Điều 36. Xử
lý sự cố hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm
1. Trong quá trình quản lý vận
hành và theo dõi, kiểm tra hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm,
đơn vị nào phát hiện thấy xảy ra lỗi hoặc sự cố với hệ thống đọc và truyền số
liệu dẫn đến việc truy cập số liệu từ xa không thực hiện được, đơn vị đó phải
có trách nhiệm thông báo ngay về Đơn vị quản lý SLĐĐ để làm đầu mối xử lý, giải
quyết. Ngay khi nhận được thông tin, Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm liên hệ
với các bên liên quan bao gồm Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Đơn vị phát điện,
Công ty MBĐ và Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ khẩn trương tiến hành kiểm tra, phát hiện
lỗi và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện
lỗi xảy ra tại khâu nào, đơn vị chịu trách nhiệm trong khâu đó phải khẩn trương
xử lý, khắc phục để trong thời gian ngắn nhất có thể phục hồi tình trạng hoạt động
của hệ thống thu thập và xử lý số liệu.
3. Sau khi hệ thống thu thập và
xử lý số liệu đã được phục hồi, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ và Đơn vị quản lý
SLĐĐ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kết nối công tơ với trung tâm thu
thập, xử lý và lưu trữ số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ để đọc bổ sung các số liệu
còn thiếu trong quá trình hệ thống đọc số liệu bị lỗi.
4. Trường hợp chưa thể xử lý lỗi
kịp thời, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm tiến hành thu thập số liệu
công tơ trực tiếp tại chỗ thông qua cổng giao diện của công tơ và sử dụng các
biện pháp thích hợp (như qua thư điện tử, fax…) chuyển số liệu về Đơn vị quản
lý SLĐĐ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu đo đếm chung của toàn hệ thống.
5. Trường hợp hệ thống thu thập,
xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm bị lỗi hoặc sự cố dẫn đến việc không đọc được số
liệu công tư hoặc đọc được số liệu nhưng bị sai, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải phối
hợp các đơn vị liên quan để thu thập số liệu đo đếm chính xác phục vụ việc truy
thu, thoái hoàn. Số liệu đo đếm chính xác phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu
đo đếm và được gửi đến Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ để cập nhật dữ liệu đầu vào của phần
mềm thanh toán.
Chương 5.
GIAO NHẬN ĐIỆN NĂNG
MỤC 1. THU
THẬP VÀ QUẢN LÝ SỐ LIỆU ĐO ĐẾM
Điều 37. Mục
đích thu thập số liệu đo đếm
1. Lập hóa đơn thanh toán cho
các Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ.
2. Tính toán, công bố sản lượng
điện năng của các Đơn vị phát điện phục vụ công tác vận hành thị trường điện.
3. Phân tích cân bằng cung, cầu
về điện năng và sử dụng cho các mục đích khác phục vụ công tác vận hành hệ thống
điện.
4. Quản lý điện năng phát và
tiêu thụ của các Đơn vị phát điện và Đơn vị sở hữu vận hành lưới phân phối điện,
điện năng giao nhận và tổn thất trên lưới điện truyền tải và so sánh kết quả đo
đếm chính với kết quả đo đếm dự phòng.
5. Cung cấp số liệu đo đếm cho
các thành viên tham gia thị trường điện và các đơn vị liên quan phục vụ tính
toán tổn thất điện năng, xử lý sự cố đo đếm, thay thế số liệu, giải quyết tranh
chấp về điện năng.
Điều 38.
Phân cấp thu thập, quản lý và lưu trữ số liệu đo đếm
1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống thu thập và xử lý số liệu công tơ để đảm
bảo cập nhật đầy đủ, chính xác số liệu từ các công tơ đo đếm do đơn vị mình quản
lý về máy tính đặt tại chỗ.
2. Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách
nhiệm quản lý, vận hành cơ sở số liệu đo đếm điện năng và chương trình thu thập,
xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm đảm bảo đầy đủ, chính xác, tin cậy và bảo mật,
từ cổng giao tiếp của thiết bị phục vụ thu thập số liệu đến Đơn vị quản lý SLĐĐ
và từ Đơn vị quản lý SLĐĐ đến Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ. Các số liệu đo đếm điện
năng thu thập phải được lưu trữ ít nhất 5 năm.
Điều 39.
Phân quyền truy cập và khai thác số liệu đo đếm liên quan đến thanh toán trong
thị trường điện
1. Đơn vị quản lý SLĐĐ chịu
trách nhiệm thiết lập, quản trị hệ thống, cập nhật, kiểm tra và bảo mật cơ sở số
liệu và chương trình thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm điện năng phục vụ
mua bán, thanh toán và vận hành thị trường điện.
2. Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ có
quyền truy nhập, khai thác cơ sở số liệu và chương trình tổng hợp số liệu điện
năng mua bán, thanh toán của các Đơn vị phát điện.
3. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có quyền truy cập, khai thác số liệu đo đếm trong phạm vi quản lý của mình.
Điều 40. Đọc
và truyền số liệu đo đếm
1. Phương thức đọc số liệu đo đếm
a) Việc đọc số liệu của các công
tơ về Đơn vị quản lý SLĐĐ phải được tiến hành hàng ngày, thực hiện theo hai
phương thức song song và độc lập với nhau:
- Phương thức 1: Đơn vị quản lý
vận hành HTĐĐ đọc số liệu của các công tơ đo đếm trong phạm vi quản lý của mình
về máy tính đặt tại chỗ. Sau đó các số liệu này sẽ được truyền tự động về Đơn vị
quản lý SLĐĐ;
- Phương thức 2: Đơn vị quản lý
SLĐĐ tiến hành kết nối trực tiếp tới các công tơ của các Đơn vị quản lý vận
hành HTĐĐ để đọc số liệu và đồng bộ thời gian của tất cả các công tơ;
b) Quá trình đọc số liệu và đồng
bộ thời gian công tơ phải được các Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ và Đơn vị quản
lý SLĐĐ thực hiện hàng ngày và phải đảm bảo toàn bộ số liệu đo đếm của ngày hôm
trước sẽ được cập nhật về Đơn vị quản lý SLĐĐ trước 10 giờ 00 phút ngày hôm
sau. Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm phối hợp với cùng Đơn vị quản lý vận
hành HTĐĐ lập lịch đọc số liệu công tơ để đảm bảo việc truy cập số liệu đo đếm
không bị nghẽn;
c) Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
có trách nhiệm hàng ngày kiểm tra, theo dõi hệ thống đọc số liệu tại chỗ để đảm
bảo số liệu các công tơ của nhà máy điện được truyền đầy đủ và chính xác về máy
tính đặt tại chỗ và về Đơn vị quản lý SLĐĐ. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải
thông báo ngay cho Đơn vị quản lý SLĐĐ các thông tin về tình trạng không đọc hoặc
không truyền được số liệu đo đếm, kể cả trường hợp số liệu đo đếm bị gửi muộn
và các nguyên nhân sự cố hệ thống thu thập và truyền số liệu đo đếm trong phạm
vi quản lý của đơn vị mình;
d) Hàng ngày, Đơn vị quản lý
SLĐĐ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của số liệu đo đếm của ngày
hôm trước thu thập được từ Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, xử lý các số liệu này
và chuyển các số liệu đo đếm điện năng cho Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ trước 15 giờ
00 phút để phục vụ việc vận hành thị trường điện. Việc kiểm tra số liệu đo đếm
của Đơn vị quản lý SLĐĐ được quy định tại Điều 41 của Thông tư này.
2. Yêu cầu về thu thập số liệu
đo đếm
Các số liệu đo đếm được đọc về
máy tính đặt tại chỗ và truyền về trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu
đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ phải bao gồm:
a) Số liệu đọc theo ngày gồm các
giá trị điện năng tác dụng và phản kháng theo hai chiều nhận và phát, theo chu
kỳ 30 phút của tất cả các công tơ đo đếm chính và dự phòng;
b) Số liệu đọc theo chu kỳ thanh
toán gồm chỉ số chốt tại thời điểm 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của chu kỳ
thanh toán trên các bộ ghi tổng và biểu giá của các bộ ghi điện năng tác dụng
và phản kháng theo hai chiều nhận và phát của toàn bộ các công tơ đo đếm chính
và dự phòng của Đơn vị phát điện.
MỤC 2. XỬ
LÝ SỐ LIỆU ĐO ĐẾM
Điều 41. Kiểm
tra số liệu đo đếm
1. Mục đích việc kiểm tra số liệu
đo đếm là nhằm khẳng định độ chuẩn xác và phù hợp giữa cơ sở số liệu đo đếm được
lưu trữ tại Đơn vị quản lý SLĐĐ với số liệu đo đếm lưu trữ trong công tơ đo đếm
của Đơn vị phát điện, làm căn cứ lập hóa đơn phục vụ mục đích thanh toán tiền
điện.
2. Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách
nhiệm kiểm tra số liệu đo đếm thu thập được tại trung tâm thu thập, xử lý và
lưu trữ số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ để đảm bảo tính chính xác và hợp lệ của
các số liệu đo đếm.
3. Việc kiểm tra đối chiếu số liệu
đo đếm được thực hiện theo Quy trình kiểm tra số liệu đo đếm và dựa trên nguyên
tắc sau:
a) Số liệu đo đếm của công tơ dự
phòng của Đơn vị phát điện sẽ được sử dụng để đối chiếu so sánh với số liệu của
công tơ đo đếm chính của Đơn vị phát điện và làm căn cứ khẳng định các hệ thống
đo đếm tại Đơn vị phát điện vận hành đảm bảo chính xác và tin cậy;
b) Số liệu của các công tơ đo đếm
do các Đơn vị phát điện đọc và truyền về Đơn vị quản lý SLĐĐ sẽ được đối chiếu,
so sánh với số liệu của chính công tơ đó do Đơn vị quản lý SLĐĐ kết nối đọc số
liệu trực tiếp về để làm căn cứ khẳng định số liệu đọc về cơ sở số liệu là đảm
bảo tin cậy và chính xác;
c) Số liệu điện năng trong mỗi
chu kỳ thanh toán của các công tơ đo đếm được xác định từ tổng các lượng điện
năng theo chu kỳ 30 phút của các ngày trong chu kỳ thanh toán sẽ được đối chiếu,
so sánh với sản lượng điện năng của chính công tơ đó trong cả chu kỳ thanh toán
xác định từ chỉ số chốt công tơ tại các thời điểm 0 giờ 00 phút ngày đầu tiên
và 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của chu kỳ thanh toán đó.
4. Trường hợp Đơn vị quản lý
SLĐĐ phát hiện sự bất thường hoặc nghi ngờ tính chính xác của số liệu đo đếm
thu thập được, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải điều tra và giải quyết các vấn đề trong
thời hạn ngắn nhất.
5. Trường hợp kết quả kiểm tra đối
chiếu số liệu đo đếm phát hiện có sự chênh lệch giữa số liệu công tơ với số liệu
trong máy tính đặt tại chỗ hoặc số liệu trong cơ sở số liệu đo đếm của Đơn vị
quản lý SLĐĐ thì:
a) Các đơn vị liên quan bao gồm
Đơn vị phát điện, Đơn vị quản lý SLĐĐ, Công ty MBĐ phải phối hợp tìm nguyên
nhân và thống nhất phương án giải quyết;
b) Số liệu lưu trữ trong công tơ
sẽ là căn cứ và cơ sở chính để xác định điện năng qua điểm đo đếm.
6. Trong thời hạn 06 ngày kể từ
ngày số liệu đo đếm mua bán điện được công bố trên trang web của thị trường điện,
Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số liệu đo đếm.
Trường hợp không thống nhất với số liệu này, các đơn vị này có thể yêu cầu Đơn
vị quản lý SLĐĐ thực hiện kiểm tra lại để khẳng định tính chính xác của số liệu
đã cung cấp hoặc phát hiện nguyên nhân và tiến hành xử lý các sai lệch về số liệu
đo đếm nếu có.
7. Trường hợp Đơn vị phát điện
và Công ty MBĐ không thống nhất về số liệu đo đếm phục vụ thanh toán, các đơn vị
này có quyền trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực giải quyết theo quy định
tại Điều 48 của Thông tư này.
8. Trường hợp không thể thu thập
được số liệu đo đếm hợp lệ trước thời hạn cuối cùng để cung cấp cho Đơn vị vận
hành HTĐ-TTĐ và các bên liên quan, Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm ước tính
số liệu đo đếm phục vụ thanh toán và vận hành thị trường điện. Việc ước tính số
liệu đo đếm và các thủ tục tính toán điện năng truy thu, thoái hoàn được quy định
tại Điều 44 của Thông tư này.
Điều 42.
Tính toán quy đổi số liệu đo đếm
1. Các trường hợp phải tính toán
quy đổi số liệu đo đếm
a) Quy đổi số liệu đo đếm của hệ
thống đo đếm chính và các hệ thống đo đếm dự phòng về đầu cực các tổ máy phát
điện phục vụ các mục đích sau:
- Xác định giá biên của thị trường
điện;
- Tách biệt lượng điện năng được
điều độ theo lịch huy động thị trường điện (thanh toán theo giá thị trường) và
lượng điện năng được điều độ theo điều kiện ràng buộc phải phát (thanh toán
theo giá chào của các tổ máy) trong các chu kỳ giao dịch của thị trường điện
khi một hay một số tổ máy phát điện của đơn vị phát điện được điều độ theo điều
kiện ràng buộc phải phát.
Phương pháp xác định giá biên của
thị trường điện và các quy định liên quan đến xử lý ràng buộc phải phát được
quy định trong Quy định thị trường điện;
b) Quy đổi số liệu đo đếm của hệ
thống đo đếm chính và các hệ thống đo đếm dự phòng về điểm đấu nối trong trường
hợp các vị trí đo đếm không trùng với điểm đấu nối;
c) Tính toán điện năng mua bán truyền
tải qua các điểm đấu nối trong trường hợp vị trí đo đếm không đảm bảo đo đếm
chính xác điện năng mua bán như trường hợp các vị trí đo đếm được xác lập tại
các phía cao áp và trung áp của máy biến áp nâng áp ba cuộn dây.
2. Trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều này, Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ phải thống nhất phương thức
tính toán quy đổi số liệu đo đếm. Phương thức tính toán quy đổi số liệu đo đếm
đã thỏa thuận phải gửi đến Đơn vị quản lý SLĐĐ để áp dụng trong chương trình
thu thập và xử lý số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ.
Điều 43.
Tính toán và định dạng số liệu đo đếm phục vụ mua bán điện
Số liệu và định dạng số liệu của
sản lượng đo đếm phục vụ thanh toán trong Thị trường phát điện cạnh tranh theo
quy định tại Quy định thị trường điện. Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm tính
toán sản lượng điện năng đo đếm phục vụ thanh toán tiền điện dựa trên số liệu
đo đếm được thu thập và phương thức tính toán điện năng quy đổi quy định tại Điều
42 của Thông tư này.
Điều 44. Ước
tính số liệu đo đếm
1. Trường hợp không thể thu thập
được số liệu đo đếm chính xác của ngày hôm trước theo quy định tại điểm b khoản
1 Điều 40 của Thông tư này, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải tiến hành ước tính số liệu
đo đếm để cung cấp cho Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ phục vụ vận hành thị trường điện
và thanh toán tiền điện.
2. Việc ước tính phải được thực
hiện theo Quy trình xác định và ước tính số liệu đo đếm phục vụ thanh toán và vận
hành thị trường điện do Đơn vị quản lý SLĐĐ xây dựng và được Cục Điều tiết điện
lực phê duyệt.
3. Đơn vị quản lý SLĐĐ phải
thông báo cho Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ các trường hợp hiện đang áp dụng số liệu
đo đếm ước tính và giá trị sản lượng điện năng ước tính tại thời điểm cung cấp
số liệu đo đếm.
4. Sau khi thực hiện việc ước
tính số liệu đo đếm điện năng, các đơn vị liên quan phải có biện pháp thu thập
được số liệu đo đếm chính xác làm cơ sở cho việc truy thu, thoái hoàn cho các
chu kỳ áp dụng việc ước tính số liệu đo đếm điện năng.
5. Trong trường hợp không thể
xác định số liệu đo đếm chính xác, số liệu đo đếm ước tính được sử dụng làm căn
cứ cho việc thanh toán giữa các đơn vị.
MỤC 3. XÁC
NHẬN CHỈ SỐ CÔNG TƠ VÀ SỐ LIỆU ĐIỆN NĂNG PHỤC VỤ THANH TOÁN
Điều 45. Đọc
chỉ số công tơ và xác nhận sản lượng điện năng theo chỉ số chốt công tơ
1. Vào ngày đầu tiên của mỗi chu
kỳ thanh toán, Đơn vị phát điện có trách nhiệm phối hợp cùng Công ty MBĐ hoặc
đơn vị được ủy quyền của Công ty MBĐ thực hiện chốt chỉ số và xác nhận sản lượng
điện năng của chu kỳ thanh toán liền kề trước đó tại các hệ thống đo đếm chính
và dự phòng. Chỉ số của công tơ được chốt tại thời điểm 24 giờ 00 phút ngày cuối
cùng của chu kỳ thanh toán trước đó.
2. Chỉ số công tơ và sản lượng
điện năng của từng hệ thống đo đếm phải được ghi vào Biên bản xác nhận chỉ số
công tơ và sản lượng điện năng, được dại diện có thẩm quyền của Đơn vị phát điện
và Công ty MBĐ xác nhận, có chữ ký và dấu của các đại diện có thẩm quyền của cả
hai đơn vị.
3. Trong thời hạn hai (02) ngày
kể từ ngày đầu tiên của mỗi chu kỳ thanh toán, Đơn vị phát điện có trách nhiệm
gửi Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện năng về Đơn vị quản lý
SLĐĐ để kiểm tra, đối chiếu và gửi về Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ để cập nhật vào hồ
sơ thanh toán.
Điều 46.
Trách nhiệm xác nhận số liệu theo chương trình đọc số liệu công tơ
1. Sau khi nhận được Biên bản
xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện năng, Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách
nhiệm lập Biên bản tổng hợp sản lượng điện năng theo từng giờ cho từng vị trí
đo đếm của các Đơn vị phát điện dựa trên các số liệu đo đếm thu được từ chương
trình tổng hợp số liệu đo đếm của hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu
đo đếm. Biên bản tổng hợp sản lượng điện năng phải được kiểm tra, so sánh số liệu
theo các biện pháp quy định tại Điều 41 của Thông tư này, đảm bảo chính xác và
phù hợp với sản lượng điện năng xác định theo Biên bản xác nhận chỉ số công tơ
và sản lượng điện năng đã được Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ thực hiện.
2. Biên bản tổng hợp sản lượng
điện năng theo từng giờ của từng Đơn vị phát điện phải có chữ ký xác nhận của đại
diện có thẩm quyền của Đơn vị phát điện, Công ty MBĐ và Đơn vị quản lý SLĐĐ.
Trước ngày làm việc thứ tám (08) của mỗi chu kỳ thanh toán, Đơn vị quản lý SLĐĐ
phải gửi biên bản trên về đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ để làm căn cứ và hồ sơ pháp
lý cho việc thanh toán giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ.
Điều 47. Hồ
sơ xác định sản lượng điện năng phục vụ thanh toán trên thị trường điện
1. Hồ sơ xác định sản lượng điện
năng phục vụ thanh toán trên thị trường bao gồm các Biên bản xác nhận điện năng
giữa các đơn vị theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Thông tư này và là một
phần của chứng từ thanh toán của các Đơn vị phát điện và các thành viên tham
gia thị trường điện.
2. Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ phải
lưu trữ hồ sơ xác định sản lượng điện năng phục vụ thanh toán trong thời hạn
năm (05) năm.
Chương 6.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 48. Giải
quyết tranh chấp
1. Trường hợp xảy ra tranh chấp
giữa các đơn vị liên quan đến Thông tư này, các đơn vị phải tự giải quyết thông
qua thỏa thuận trong thời hạn 60 ngày. Đối với các tranh chấp về thanh toán nội
bộ thì thời hạn là 15 ngày.
2. Sau thời hạn được quy định tại
khoản 1 Điều này mà các đơn vị không thể giải quyết được thì có quyền trình vụ
việc đến Cục Điều tiết điện lực giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định giải quyết tranh
chấp của Cục Điều tiết điện lực là quyết định cuối cùng và bắt buộc các đơn vị
có liên quan phải thực hiện.
Chương 7.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 49. Tổ
chức thực hiện
1. Cục Điều tiết điện lực có trách
nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Tất cả các nhà máy điện thuộc
đối tượng áp dụng của Thông tư này nếu có hệ thống đo đếm điện năng không phù hợp
phải hoàn thiện trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu của Thông tư này và hoàn
thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2010.
3. Các Đơn vị phát điện sở hữu
nhà máy điện BOT đã ký hợp đồng mua bán điện dài hạn được tiếp tục sử dụng các
CT, VT như hiện trạng nhưng công tơ, mạch đo và hệ thống thu thập số liệu đo đếm
điện năng phải được đầu tư, nâng cấp để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của Thông
tư này. Khi các đơn vị này tiến hành thay thế mới CT, VT thì phải tuân thủ các
yêu cầu kỹ thuật của Thông tư này.
4. Đơn vị quản lý SLĐĐ phải tiến
hành xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật quy định tại Điều 32 của Thông
tư này và hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2010.
Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm
đầu tư lắp đặt và nâng cấp đường truyền thu thập số liệu, thiết bị, phần mềm
thuộc hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm để đáp ứng được yêu cầu
của Thông tư này và hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2010.
5. Trong quá trình thực hiện
Thông tư này nếu có vấn đề vướng mắc, các đơn vị có liên quan phải kịp thời báo
cáo Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 50. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 45 ngày kể từ ngày ban hành.
2. Cục trưởng Cục Điều tiết điện
lực, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng có liên
quan thuộc Bộ, các đơn vị điện lực và các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 50;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, PC, ĐTĐL.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hữu Hào
|