Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Dùng tài khoản LawNet
Quên mật khẩu?   Đăng ký mới

Đang tải văn bản...

Thông tư 26/2025/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại

Số hiệu: 26/2025/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
Ngày ban hành: 15/05/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại từ ngày 01/7/2025

Ngày 15/05/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 26/2025/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Cụ thể, quy định về thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng từ ngày 01/7/2025 sẽ được thực hiện như sau:

(1) Tổng thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không vượt quá thời hạn có hiệu lực của biện pháp phòng vệ thương mại tương ứng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định thời hạn miễn trừ đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo một trong các trường hợp được nêu tại (2), (3) và (4).

(2) Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời theo điểm a khoản 1 Điều 17 Thông tư 26/2025, thời hạn miễn trừ tính từ ngày biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời có hiệu lực đến khi hết thời hạn áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời đó.

(3) Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư 26/2025, thời hạn miễn trừ tính từ ngày biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.

Trường hợp biện pháp phòng vệ thương mại chính thức có hiệu lực vào tháng 10, tháng 11 hoặc tháng 12 thì thời hạn miễn trừ tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 của năm tiếp theo.

(4) Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo điểm c khoản 1 Điều 17 Thông tư 26/2025, thời hạn miễn trừ tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ.

(5) Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư 26/2025, thời hạn miễn trừ tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm tiếp theo.

(6) Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung được Cơ quan điều tra tiếp nhận theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2025, thời hạn miễn trừ bổ sung được tính theo thời hạn miễn trừ của quyết định miễn trừ ban đầu.

Xem chi tiết tại Thông tư 26/2025/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2025/TT-BCT

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2025

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 86/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc phòng vệ thương mại; hoạt động cung cấp, thu thập và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra, rà soát vụ việc phòng vệ thương mại; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra, áp dụng, rà soát việc áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng, rà soát việc áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm đặc biệt là sản phẩm có cùng đặc tính vật lý, hóa học như hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước nhưng có một số đặc điểm, hình dạng bên ngoài hoặc chất lượng sản phẩm khác biệt so với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.

2. Bản thông tin công khai là bản thông tin đã được xử lý các thông tin yêu cầu Cơ quan điều tra bảo mật và bảo đảm bên tiếp nhận hiểu đúng bản chất thông tin mà không làm lộ các thông tin được bảo mật.

3. Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra) là Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương.

Điều 4. Tiếng nói và chữ viết trong vụ việc phòng vệ thương mại

1. Tiếng nói và chữ viết dùng trong vụ việc phòng vệ thương mại là tiếng Việt. Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.

2. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Bên liên quan phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.

Điều 5. Quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

1. Cơ quan điều tra thực hiện theo dõi hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc thu thập thông tin về nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra trong thời kỳ điều tra và sau khi có quyết định điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, định kỳ hàng quý, Cơ quan điều tra phối hợp với cơ quan hải quan thu thập thông tin nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh thuế.

3. Cơ quan điều tra thực hiện báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương về tình hình nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo từng vụ việc cụ thể.

Chương II

BÊN LIÊN QUAN TRONG VỤ VIỆC ĐIỀU TRA ÁP DỤNG HOẶC RÀ SOÁT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI, BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Điều 6. Đăng ký bên liên quan trong vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có quyền đăng ký tham gia vụ việc với tư cách là bên liên quan, trừ trường hợp các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quy định thời hạn đăng ký bên liên quan trong từng vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nhưng không ít hơn 60 ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của quyết định điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

3. Các tổ chức, cá nhân đăng ký theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, gửi tới Cơ quan điều tra trong thời hạn đăng ký quy định tại điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

4. Sau khi nhận được Đơn đăng ký bên liên quan, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xác nhận chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức, cá nhân là bên liên quan của vụ việc trong thời hạn 07 ngày làm việc. Trong trường hợp không chấp thuận tổ chức, cá nhân là bên liên quan, Cơ quan điều tra nêu rõ lý do.

5. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia bên liên quan sau thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, Cơ quan điều tra có quyền xem xét việc chấp thuận các tổ chức, cá nhân đó là bên liên quan của vụ việc trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đăng ký của bên liên quan.

Điều 7. Bên liên quan trong vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

1. Bên liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, trừ trường hợp các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.

2. Bên liên quan có mối quan hệ liên kết với bên yêu cầu và bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại được xác định trong các trường hợp sau:

a) Bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia;

b) Cả hai bên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba;

c) Cả hai bên cùng trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba.

d) Một bên được xác định là kiểm soát một bên khác theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 86/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của bên liên quan trong vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

1. Bên liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này có các quyền và nghĩa vụ sau:

a) Cung cấp thông tin trung thực và tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc điều tra phòng vệ thương mại theo quan điểm của mình hoặc theo yêu cầu của Cơ quan điều tra;

b) Yêu cầu Cơ quan điều tra bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

c) Tiếp cận thông tin về vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

d) Tham gia tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại.

2. Bên liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 8 Nghị định số 86/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Chương III

CUNG CẤP, THU THẬP THÔNG TIN, TÀI LIỆU VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN, TÀI LIỆU

Điều 9. Quy định về cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu trong vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

1. Việc cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu trong vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017. Các nhà sản xuất, xuất khẩu không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại quy định tại Điều 96 Nghị định số 86/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại cung cấp thông tin theo mẫu tại Phụ lục IV Thông tư này.

2. Trường hợp bên liên quan từ chối cho Cơ quan điều tra tiếp cận hoặc từ chối cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu, Cơ quan điều tra có quyền sử dụng thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp hoặc do Cơ quan điều tra tự thu thập hoặc thông tin, tài liệu sẵn có.

Điều 10. Các loại thông tin, tài liệu công khai trong vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

Trường hợp các bên liên quan có yêu cầu, Cơ quan điều tra xem xét cung cấp bản công khai các loại thông tin, tài liệu sau đây:

1. Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do Bên yêu cầu cung cấp và các phụ lục kèm theo;

2. Tài liệu do bên liên quan cung cấp để đăng ký tham gia vụ việc;

3. Bản trả lời câu hỏi và bản trả lời câu hỏi bổ sung do bên liên quan cung cấp trong quá trình điều tra vụ việc;

4. Tài liệu do bên liên quan cung cấp cho Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: những tài liệu để tổ chức các buổi tham vấn; các ý kiến đối với Hồ sơ yêu điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do bên liên quan cung cấp;

5. Biên bản họp hoặc bản tóm tắt phiên tham vấn công khai liên quan đến vụ việc điều tra do Cơ quan điều tra lập;

6. Các thông báo của Cơ quan điều tra và Bộ trưởng Bộ Công Thương, bao gồm thông báo về nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, đơn đăng ký bên liên quan và gửi bản câu hỏi, phiên tham vấn công khai, giới hạn phạm vi điều tra mẫu, chấp thuận hoặc không chấp thuận đề xuất cam kết;

7. Các thông tin khác liên quan đến vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do Cơ quan điều tra xem xét công khai trong quá trình điều tra.

Điều 11. Bảo mật thông tin, tài liệu trong vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

1. Cơ quan điều tra xem xét, chấp thuận đề nghị bảo mật thông tin do Bên liên quan trong vụ việc điều tra áp dụng hoặc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại cung cấp, gồm có:

a) Các bí mật kinh doanh liên quan đến tính chất của một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất;

b) Các thông tin không công khai về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp bao gồm: chi phí sản xuất; chi phí bán hàng; điều khoản bán hàng; giá bán của từng giao dịch cụ thể, giao dịch dự kiến, hoặc các chào bán khác; thông tin của các khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp; thông tin tài chính của doanh nghiệp;

c) Thông tin về biên độ bán phá giá của từng doanh nghiệp cụ thể trong vụ việc điều tra chống bán phá giá;

d) Thông tin về khoản lợi ích mà Bên bị yêu cầu được hưởng đối với từng chương trình trợ cấp đang bị điều tra hoặc rà soát trong vụ việc điều tra chống trợ cấp, ngoại trừ các thông tin mô tả hoạt động của chương trình, khoản lợi ích được ghi trong các tài liệu hoặc được đăng tải công khai; tỷ lệ trợ cấp theo giao dịch bán hàng được tính cho từng Bên bị yêu cầu trong một chương trình;

đ) Các thông tin khác mà Cơ quan điều tra xác định rằng nếu công khai có khả năng gây nguy hại đáng kể đến người cung cấp thông tin hoặc người mà người cung cấp thông tin đó thu thập được thông tin hoặc gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của bên cung cấp thông tin.

2. Trong trường hợp không chấp thuận đề nghị bảo mật, Cơ quan điều tra thông báo rõ lý do trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị.

Chương IV

MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Mục 1. PHẠM VI, THỜI HẠN, ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHÍ XEM XÉT MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Điều 12. Phạm vi xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong một số trường hợp cụ thể trên nguyên tắc không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa nằm trong danh sách được xem xét miễn trừ được quy định tại quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hoặc các quyết định về kết quả rà soát của từng vụ việc;

b) Hàng hóa mà ngành sản xuất trong nước trong vụ việc tương ứng không sản xuất được;

c) Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;

d) Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

đ) Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường hoặc trong trường hợp bất khả kháng dẫn tới thiếu hụt nguồn cung của ngành sản xuất trong nước;

e) Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều này phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.

Điều 13. Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

1. Tổng thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không vượt quá thời hạn có hiệu lực của biện pháp phòng vệ thương mại tương ứng. Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định thời hạn miễn trừ đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo một trong các trường hợp được nêu tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

2. Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời theo điểm a khoản 1 Điều 17 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời có hiệu lực đến khi hết thời hạn áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời đó.

3. Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo điểm b khoản 1 Điều 17 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. Trường hợp biện pháp phòng vệ thương mại chính thức có hiệu lực vào tháng 10, tháng 11 hoặc tháng 12 thì thời hạn miễn trừ tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 của năm tiếp theo.

4. Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo điểm c khoản 1 Điều 17 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ.

5. Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo điểm d khoản 1 Điều 17 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm tiếp theo.

6. Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung được Cơ quan điều tra tiếp nhận theo khoản 4 Điều 17 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ bổ sung được tính theo thời hạn miễn trừ của quyết định miễn trừ ban đầu.

Điều 14. Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:

1. Cá nhân, tổ chức hoặc chi nhánh của tổ chức nhập khẩu, sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất;

2. Các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Điều 15. Tiêu chí xem xét và hình thức miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

1. Trong từng vụ việc cụ thể, việc xem xét hàng hóa đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong phạm vi quy định tại Điều 12 Thông tư này dựa trên một hoặc một số tiêu chí như sau:

a) Thành phần; đặc tính vật lý; đặc tính hóa học; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; mục đích sử dụng của hàng hóa đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

b) Khả năng sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước trong vụ việc tương ứng so với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

c) Khả năng thay thế của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

d) Kết luận, ý kiến của cơ quan, tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, các tài liệu kỹ thuật liên quan khác về hàng hóa đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; quy chuẩn, tiêu chuẩn của hàng hóa đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Trong từng vụ việc cụ thể, việc xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo hình thức hạn chế về khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ, mục đích được miễn trừ.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong các trường hợp sau:

a) Việc áp dụng miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa đó có khả năng dẫn đến hành vi gian lận nhằm lẩn tránh việc bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

b) Tổ chức, cá nhân đã được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa đó bị kết luận không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ theo yêu cầu của đoàn thanh tra, kiểm tra sau miễn trừ của Cơ quan điều tra.

Mục 2. TIẾP NHẬN, XỬ LÝ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Điều 16. Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung

1. Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị miễn trừ) bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau đây:

a) Đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ, bao gồm: tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam và mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

c) Văn bản, tài liệu hoặc mẫu mã chứng minh sự khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước trong trường hợp đối tượng đề nghị miễn trừ theo điểm c và điểm d khoản 2 Điều 12 Thông tư này;

d) Thông tin, hình ảnh về cơ sở, dây chuyền sản xuất và quy trình sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu đầu vào là hàng hóa đề nghị miễn trừ của bên nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ;

đ) Định mức tiêu hao theo quy định của pháp luật hoặc định mức sử dụng dự kiến và tỷ lệ phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa của nguyên vật liệu là hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ;

e) Bảng kê tờ khai nhập khẩu về khối lượng, số lượng và trị giá nhập khẩu hàng hóa đề nghị miễn trừ trong 02 năm gần nhất và năm hiện tại (nếu có);

g) Báo cáo nhập xuất tồn của hàng hóa đề nghị miễn trừ và sản phẩm được sản xuất từ hàng hóa đề nghị miễn trừ trong 02 năm gần nhất và năm hiện tại (nếu có);

h) Tài liệu thể hiện nhu cầu về khối lượng, số lượng hàng hóa đề nghị miễn trừ như: kế hoạch sản xuất, bán hàng; hợp đồng ký kết với khách hàng; kết quả phê duyệt của các dự án đang triển khai hoặc các tài liệu khác có liên quan;

i) Các tài liệu khác chứng minh sự cần thiết của việc đề nghị miễn trừ của bên nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ cung cấp.

2. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị bổ sung lượng hàng hóa đã được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung) tới Cơ quan điều tra quy định tại khoản 4 Điều 17 của Thông tư này, hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung bao gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị miễn trừ (bổ sung) áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản tự theo dõi trừ lùi lượng nhập khẩu hàng hóa được miễn trừ và Bảng kê về khối lượng, số lượng và trị giá nhập khẩu của hàng hóa được miễn trừ bổ sung theo từng tờ khai nhập khẩu;

c) Báo cáo nhập xuất tồn của hàng hóa đề nghị miễn trừ và sản phẩm được sản xuất từ hàng hóa đề nghị miễn trừ trong năm gần nhất và năm hiện tại;

d) Kế hoạch sản xuất trong thời gian tiếp theo;

đ) Các tài liệu khác chứng minh sự cần thiết của việc đề nghị miễn trừ bổ sung của bên nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung cung cấp.

Điều 17. Thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ, hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung

1. Cơ quan điều tra thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ tại các thời điểm sau:

a) Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời;

b) Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức hoặc quyết định gia hạn biện pháp phòng vệ thương mại chính thức hoặc quyết định kết quả rà soát về phạm vi sản phẩm;

c) Ngày làm việc đầu tiên của tháng 3 và tháng 9 hàng năm;

d) Ngày làm việc đầu tiên của tháng 10 hàng năm.

2. Trong trường hợp có thay đổi về biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra thông báo kịp thời đến các tổ chức, cá nhân đề nghị miễn trừ để có kế hoạch kinh doanh phù hợp.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ, tổ chức, cá nhân đề nghị miễn trừ phải gửi hồ sơ đề nghị miễn trừ quy định tại Điều 16 Thông tư này tới Cơ quan điều tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này hoặc các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

4. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị bổ sung lượng hàng hóa đã được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì thực hiện thủ tục gửi hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này tới Cơ quan điều tra mà không bị giới hạn về thời hạn nộp hồ sơ.

Điều 18. Nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ, hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ, hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung, nộp mẫu sản phẩm liên quan kèm theo hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

1. Nộp trực tiếp tại Cơ quan điều tra;

2. Nộp qua đường bưu điện;

3. Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ, hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn trừ, hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung, Cơ quan điều tra thông báo cho cá nhân, tổ chức về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung.

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra có thông báo yêu cầu bổ sung, cá nhân, tổ chức đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung. Sau thời hạn nêu trên nếu không nhận được thông tin bổ sung thì Cơ quan điều tra thông báo tới cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung về việc không tiếp tục xử lý hồ sơ.

3. Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo hồ sơ là đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra tiến hành thẩm định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, trường hợp không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì nêu rõ lý do.

4. Trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của cá nhân, tổ chức nộp lần đầu tiên, nếu có nghi ngờ về tính chính xác của thông tin tài liệu được cung cấp trong hồ sơ đề nghị miễn trừ, Cơ quan điều tra có thể tiến hành thẩm định tại chỗ cơ sở, dây chuyền sản xuất để xác minh tính trung thực và chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp sau khi thông báo kế hoạch thẩm định và nhận được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ.

Điều 20. Nội dung và thông báo quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định miễn trừ bổ sung

1. Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định miễn trừ bổ sung có các nội dung sau:

a) Tên của tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

b) Tên hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

c) Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

d) Thời hạn miễn trừ;

đ) Điều kiện và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Cơ quan điều tra gửi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định miễn trừ bổ sung cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị và công bố công khai quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định miễn trừ bổ sung trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương và trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra.

Điều 21. Thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan đối với hàng hóa được miễn trừ

1. Hàng hóa miễn trừ phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.

2. Khi làm thủ tục hải quan, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, tổ chức cá nhân nhập khẩu phải nộp bản sao quyết định miễn trừ cho cơ quan hải quan.

3. Cơ quan hải quan thực hiện quản lý, theo dõi số lượng hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu trên cơ sở số lượng hàng hóa được miễn trừ theo quyết định miễn trừ. Việc theo dõi trừ lùi số lượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan.

Điều 22. Hoàn trả thuế phòng vệ thương mại đối với hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

1. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, tổ chức, cá nhân được hoàn trả thuế phòng vệ thương mại đã nộp đối với những lô hàng nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan trong thời hạn miễn trừ của quyết định miễn trừ.

2. Thủ tục hoàn trả thuế phòng vệ thương mại quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng theo các quy định pháp luật về quản lý thuế.

Điều 23. Báo cáo định kỳ

1. Định kỳ, tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng hàng hóa được miễn trừ và việc tuân thủ điều kiện, nghĩa vụ được miễn trừ tới Cơ quan điều tra bằng văn bản hoặc bằng phương tiện điện từ như sau:

a) Trước ngày 01 tháng 02 hàng năm, tổ chức, cá nhân được miễn trừ nộp báo cáo cho thời kỳ 6 tháng cuối năm liền trước;

b) Trước ngày 01 tháng 08 hàng năm, tổ chức, cá nhân được miễn trừ nộp báo cáo cho thời kỳ 6 tháng đầu năm.

2. Tổ chức, cá nhân được miễn trừ nộp báo cáo theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 24. Xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa

1. Phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa nằm trong định mức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 của Thông tư này được phép bán hoặc tiêu thụ nội địa mà không phải nộp thuế phòng vệ thương mại.

2. Phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa nằm ngoài định mức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 của Thông tư này khi bán hoặc tiêu thụ nội địa phải nộp thuế phòng vệ thương mại và thuế khác theo quy định pháp luật.

Mục 3. KIỂM TRA VÀ THU HỒI QUYẾT ĐỊNH MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Điều 25. Kiểm tra sau miễn trừ

1. Việc kiểm tra sau miễn trừ được thực hiện theo phương pháp quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra và nội dung kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân được miễn trừ.

2. Kiểm tra sau miễn trừ nhằm mục đích kiểm tra, xác minh việc tuân thủ của tổ chức, cá nhân đối với các điều kiện, quy định pháp luật về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

3. Nội dung kiểm tra sau miễn trừ bao gồm:

a) Kiểm tra, xác minh tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân được miễn trừ;

b) Kiểm tra, xác minh tính chính xác của hàng hóa được miễn trừ theo hồ sơ đề nghị miễn trừ đã gửi tới Cơ quan điều tra;

c) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ;

d) Kiểm tra sự tuân thủ các điều kiện, nghĩa vụ của đối tượng đề nghị miễn trừ tại quyết định miễn trừ;

đ) Kiểm tra và xác minh định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao, nguyên liệu, vật tư dư thừa đối với hàng hóa được miễn trừ;

e) Kiểm tra và xác minh tỷ lệ phế phẩm của hàng hóa được miễn trừ.

Điều 26. Thực hiện kiểm tra sau miễn trừ

1. Trên cơ sở đề nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định kế hoạch kiểm tra sau miễn trừ. Đoàn kiểm tra do Cơ quan điều tra thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo phạm vi, thời gian, nội dung nêu tại Quyết định kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra phải là công chức của Cơ quan điều tra.

2. Cơ quan điều tra thông báo kế hoạch và quyết định kiểm tra sau miễn trừ cho các tổ chức, cá nhân được miễn trừ bằng văn bản theo quy định pháp luật và quy chế về kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra.

3. Tổ chức, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền và các cán bộ có liên quan cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và trực tiếp làm việc về các nội dung kiểm tra với đoàn kiểm tra.

4. Trong quá trình thực hiện kiểm tra sau miễn trừ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền thu thập tài liệu, xác minh thông qua việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng hỗ trợ làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hoạt động thu thập tài liệu, xác minh bao gồm:

a) Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, có liên quan phối hợp công tác thu thập tài liệu, xác minh;

b) Hình thức xác minh bao gồm gửi văn bản yêu cầu và đề nghị trả lời bằng văn bản; hoặc cử người làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo giấy giới thiệu của người yêu cầu xác minh;

c) Kết quả xác minh được ghi nhận bằng biên bản làm việc; công văn trả lời; hồ sơ, tài liệu, hiện vật kèm theo. Kết quả xác minh là căn cứ xem xét vụ việc.

Điều 27. Kết quả kiểm tra sau miễn trừ

1. Căn cứ kết quả kiểm tra, đoàn kiểm tra lập biên bản ngay sau khi kết thúc kiểm tra tại nơi kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra đến cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.

2. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đoàn kiểm tra kiến nghị cơ quan ban hành quyết định kiểm tra biện pháp xử lý phù hợp hoặc làm thủ tục chuyển giao hồ sơ về hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan ban hành quyết định kiểm tra căn cứ báo cáo của đoàn kiểm tra để ban hành Kết luận kiểm tra. Trong trường hợp đoàn kiểm tra kiến nghị theo quy định tại khoản 2 Điều này, trưởng đoàn kiểm tra gửi dự thảo Kết luận kiểm tra cho đối tượng kiểm tra. Trong trường hợp chưa đồng ý với nội dung dự thảo Kết luận kiểm tra, đối tượng kiểm tra gửi ý kiến bằng văn bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh) đến cơ quan ban hành quyết định kiểm tra trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo Kết luận kiểm tra.

4. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan ban hành quyết định kiểm tra không nhận được ý kiến bằng văn bản của đối tượng kiểm tra thì coi như đối tượng kiểm tra đồng ý với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.

5. Sau thời hạn lấy ý kiến, đoàn kiểm tra có trách nhiệm:

a) Xem xét văn bản giải trình của đối tượng kiểm tra hoặc làm việc với đại diện có thẩm quyền của đối tượng kiểm tra trong trường hợp còn vấn đề chưa thống nhất hoặc cần làm rõ;

b) Đối với những trường hợp cần có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành hoặc đoàn kiểm tra chưa đủ cơ sở kết luận thì việc ban hành Kết luận kiểm tra được thực hiện sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành.

Điều 28. Thu hồi quyết định miễn trừ

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét thu hồi quyết định miễn trừ đã được ban hành trong các trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định trong quyết định miễn trừ;

b) Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ, không chính xác hoặc giả mạo các số liệu, hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh;

c) Tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ hoặc cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ, không chính xác tại báo cáo định kỳ theo Điều 23 Thông tư này.

2. Trình tự, thủ tục thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

a) Cơ quan điều tra báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phát hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này và đề xuất xem xét thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

b) Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở đề nghị của Cơ quan điều tra;

c) Cơ quan điều tra thông báo cho cá nhân, tổ chức bị thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, cơ quan hải quan và công bố công khai quyết định thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương và trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra.

3. Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan quản lý thuế, cơ quan hải quan và các cơ quan khác có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân bị thu hồi quyết định miễn trừ, yêu cầu truy thu thuế, nộp thuế hoặc hình thức xử lý khác theo quy định pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Các Thông tư sau hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực:

a) Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;

b) Thông tư số 42/2023/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của pháp luật mới ban hành.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Cơ quan điều tra và Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết.

Điều 30. Điều khoản chuyển tiếp

Các vụ việc phòng vệ thương mại đã được tiếp nhận hồ sơ điều tra, hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được xác định đầy đủ, hợp lệ trước ngày Thông tư này có hiệu lực được xem xét, giải quyết theo quy định của Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 42/2023/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư Pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng TTĐT của Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, PVTM(15).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Sinh Nhật Tân

PHỤ LỤC I: ĐƠN ĐĂNG KÝ BÊN LIÊN QUAN VỤ VIỆC ĐIỀU TRA PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2025/TT-BCT ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: …………………
V/v đăng ký bên liên quan

…….., ngày …. tháng …. năm …..

ĐƠN ĐĂNG KÝ BÊN LIÊN QUAN
VỤ VIỆC ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Tên vụ việc: ………………………………………………………………………

Mã vụ việc: ……………………………………………………………………….

Kính gửi: Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương

Tên tôi là: ………………………………………………………………………….

Chức danh: …………………………………………………………………………

Đại diện cho Công ty, đơn vị là cá nhân thì ghi rõ là “cá nhân”):

………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………………………………………….

E-mail: ………………………………………………………………………………

Với tư cách là1: ………………………………………………………………………

Tôi đăng ký tham gia là bên liên quan của vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nêu trên, đề nghị Cơ quan điều tra xem xét chấp thuận tư cách bên liên quan của tôi.

Tôi không có đại diện pháp lý2 ... hoặc Tôi có đại diện pháp lý2 là:……………….

………………………………………………………………………………………

(kèm theo địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ E-mail của đại diện pháp lý)./.

Người nộp đơn
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

_____________________________

1 Đề nghị nêu rõ theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 (ví dụ: Bên yêu cầu, bên bị yêu cầu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu nước ngoài,....)

2 Trong trường hợp đăng ký có đại diện tư vấn pháp lý

PHỤ LỤC II: ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2025/TT-BCT ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: …………………
V/v đề nghị miễn trừ áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại

…….., ngày …. tháng …. năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Tên vụ việc:
Mã vụ việc:
Đề nghị1: (lần đầu hoặc bổ sung)

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ

1. TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN: …………………………………………………..

Thông tin Giấy chứng nhận ĐKDN/ĐKKD/ĐT: ………………………………….

Tên viết tắt (nếu có): ……………………………………………………………….

Địa chỉ (theo giấy chứng nhận ĐKDN/ĐKKD/ĐT/ĐKHĐ chi nhánh):

………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật (Họ và tên, Chức vụ):.………………………………

Người liên lạc:……………………………………………………………………..

Chức danh:…………………………………………………………………………

Số điện thoại:………………………………………………………………………

E-mail:…………………………………………………………………………….

2. ĐẠI DIỆN PHÁP LÝ (NẾU CÓ):

Họ và tên:………………………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………………………………………………………………

E-mail:……………………………………………………………………………..

3. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH

Nêu rõ loại hình hoạt động của doanh nghiệp (sản xuất, kinh doanh thương mại, nhập khẩu, sử dụng hàng hóa đề nghị miễn trừ để sản xuất, loại khác...)

………………………………………………………………………………….

II. THÔNG TIN VỀ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ

1. TÊN VÀ MÔ TẢ ĐẦY ĐỦ VỀ HÀNG HÓA ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ

(kèm theo các tài liệu cần thiết)

…………………………………………………………………………………….

2. CUNG CẤP THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ THEO BẢNG SAU3

(cung cấp các tài liệu sẵn có kèm theo mô tả làm rõ)

…………………………………………………………………………………….

2.1. Hàng hóa đề nghị miễn trừ thứ nhất:

Phân loại Mã HS:

Đặc điểm

Hàng hóa đề nghị miễn trừ

Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước (hoặc không sản xuất được vui lòng nêu rõ)4

Lượng hóa đặc điểm khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa tương tự, cạnh tranh trực tiếp5

Đặc tính vật lý

Thành phần cấu tạo (hóa học)

Kích thước

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Chất lượng

Mục đích sử dụng

Phân khúc Thị trường

Người tiêu dùng cuối cùng

Khác

2.2. Hàng hóa đề nghị miễn trừ thứ 2, 3,...

(Cung cấp các thông tin tương tự nêu tại Mục 2.1)

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

III. LÝ DO ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ

Nêu rõ căn cứ và lý do mà tổ chức, cá nhân đề nghị Cơ quan điều tra miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu trong vụ việc.

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….

IV. THÔNG TIN VỀ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU

Cung cấp thông tin về lượng và giá trị nhập khẩu hàng hóa đề nghị miễn trừ trong 02 năm gần nhất và đến thời điểm hiện tại (nếu có) theo mẫu dưới đây:

Nước xuất xứ bị
Điều tra, áp dụng

Năm hiện tại -3

Năm hiện tại -2

Năm hiện tại -1

Năm hiện tại

Lượng (đơn vị tính)

Trị giá (đơn vị tính)

Đơn giá (đơn vị tính)

Cá nhân, tổ chức nêu rõ yêu cầu bảo mật các thông tin, số liệu trong Mục này (nếu có).

V. KHỐI LƯỢNG, SỐ LƯỢNG ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ

Nêu cụ thể khối lượng, số lượng đề nghị miễn trừ và căn cứ xác định số liệu này.

…………………………………………………………………………………….

VI. CÁC TÀI LIỆU, THÔNG TIN LÀM RÕ MÔ TẢ HÀNG HÓA GỬI KÈM THEO ĐƠN

Liệt kê cụ thể các tài liệu được gửi kèm để làm rõ về hàng hóa đề nghị miễn trừ.

…………………………………………………………………………………….

VII. CAM KẾT

Người ký tên (đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) xin cam kết những thông tin được nêu trên đây là đầy đủ, chính xác và hiểu rằng những thông tin này sẽ được Cơ quan điều tra kiểm tra và xác minh lại.

Tôi sẵn sàng chấp nhận việc Cơ quan điều tra đến thẩm tra tại cơ sở của doanh nghiệp để xác minh về những thông tin được cung cấp trong Đơn đề nghị này. Trong trường hợp Cơ quan điều tra - Bộ Công Thương phát hiện vi phạm, doanh nghiệp xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và bị truy thu số tiền thuế nhập khẩu được miễn trừ theo quy định của pháp luật./.

ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức danh)

_____________________________

3 Đối với đề nghị miễn trừ bổ sung, thông tin tại Mục II.2 không cần cung cấp.

4 Đề nghị miễn trừ theo điểm c, d và đ khoản 2 Điều 12. Bỏ qua các cột này nếu không thuộc các trường hợp liên quan.

5 Đề nghị miễn trừ theo điểm c và d khoản 2 Điều 12. Bỏ qua các cột này nếu không thuộc các trường hợp liên quan

PHỤ LỤC III: BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG HÀNG HÓA ĐƯỢC MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2025/TT-BCT ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Số: …………………
V/v báo cáo tình hình nhập khẩu và
sử dụng hàng hóa được miễn trừ áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại

…….., ngày …. tháng …. năm …..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG HÀNG HÓA ĐƯỢC
MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Kính gửi: Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương

Căn cứ Thông tư số ……./2025/TT-BCT ngày tháng năm 2025 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại,

Căn cứ Quyết định số.../QĐ-BCT ngày... tháng... năm... của Bộ Công Thương về việc miễn trừ áp dụng biện pháp đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa...,

Doanh nghiệp báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân được miễn trừ:

Thông tin Giấy chứng nhận ĐKDN/ĐKKD/ĐT: ……………………………………..

Tên viết tắt (nếu có): ………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………………………………………

E-mail: …………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật (họ và tên, chức vụ):…………………………………..

Người liên lạc:..……………………………………………………………………….

(kèm theo địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email)

2. Kỳ báo cáo: Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...

3. Số liệu về nhập khẩu hàng hóa được miễn trừ trong thời kỳ báo cáo

Tên hàng

Mã HS

Số tờ khai hải quan

Số lượng /khối lượng

Trị giá (USD)

Số lượng nhập khẩu lũy kế tới thời điểm báo cáo

Trị giá nhập khẩu lũy kế tới thời điểm báo cáo (USD)

Cảng nhập khẩu

Nước xuất xứ

Lưu ý: số liệu chi tiết theo từng giao dịch mua hàng.

4. Tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ trong thời kỳ báo cáo

4.1. Báo cáo xuất nhập tồn nguyên vật liệu được miễn trừ

STT

Mục

Từ ngày... tháng... năm... đến
ngày... tháng... năm...

Số lượng /khối lượng

Trị giá (USD/VND)

1

Tồn kho đầu kỳ

2

Nhập khẩu trong kỳ

3

Đưa vào sản xuất thành phẩm

4

Tồn kho cuối kỳ

4.2. Báo cáo xuất nhập tồn thành phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu được miễn trừ

STT

Mục

Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...

Số lượng /khối lượng

Trị giá (USD/VND)

1

Tồn kho đầu kỳ

2

Sản xuất trong kỳ

3

Bán ra trong kỳ

4

Tồn kho cuối kỳ

Người ký tên dưới đây cam kết rằng mọi thông tin được cung cấp trong Báo cáo này là đầy đủ, chính xác và hiểu rằng Cơ quan điều tra có thể kiểm tra theo quy định./.

ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức danh)

PHỤ LỤC IV: BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU KHÔNG BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2025/TT-BCT ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: …………………
V/v báo cáo tình hình sản xuất, kinh
doanh

…….., ngày …. tháng …. năm …..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU KHÔNG BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Kính gửi: Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương

Căn cứ Nghị định số 86/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại,

Căn cứ Thông tư số ……. /2025/TT-BCT ngày tháng năm 2025 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại,

Căn cứ Quyết định số.../QĐ-BCT ngày... tháng... năm... của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với...,

Doanh nghiệp báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh như sau:

1. Thông tin về doanh nghiệp không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM):

Thông tin Giấy chứng nhận ĐKDN/ĐKKD/ĐT:……………………………………

Tên viết tắt (nếu có):…………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………….

Số điện thoại:…………………………………………………………………………

E-mail:………………………………………………………………………………..

Người đại diện theo pháp luật (họ và tên, chức vụ):………………………………

Người liên lạc:……………………………………………………………………..

(kèm theo địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email)

2. Kỳ báo cáo (06 tháng): Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...

3. Lượng và giá trị nguyên vật liệu chính mà doanh nghiệp đã mua để sản xuất hàng hóa bị điều tra

Số thứ tự

Tên nhà cung cấp

Nguyên vật liệu

Xuất xứ

Ngày hợp đồng

Số hóa đơn

Ngày hóa đơn

Đồng tiền ghi trên hóa đơn (VNĐ hay đồng tiền khác)

Khối lượng (ĐVT)

Trị giá theo hóa đơn (theo đồng tiền ghi trên hóa đơn)

Trị giá theo hóa đơn (Triệu VNĐ)

Tỷ giá quy đổi (nếu đồng tiền ghi trên hóa đơn không phải VNĐ)

1

2

Lưu ý: số liệu chi tiết theo từng giao dịch mua hàng.

4. Lượng và trị giá hàng hóa bị điều tra mà doanh nghiệp đã mua

Số thứ tự

Tên nhà cung cấp

Tên thương mại của hàng hoá

Xuất xứ

Ngày hợp đồng

Số hóa đơn

Ngày hóa đơn

Đồng tiền ghi trên hóa đơn (VNĐ hay đồng tiền khác)

Khối lượng (ĐVT)

Trị giá theo hóa đơn (theo đồng tiền ghi trên hóa đơn)

Trị giá theo hóa đơn (Triệu VNĐ)

Tỷ giá quy đổi (nếu đồng tiền ghi trên hóa đơn không phải VNĐ)

1

2

...

Lưu ý: số liệu chi tiết theo từng giao dịch mua hàng.

5. Sản lượng sản xuất hàng hóa bị điều tra của doanh nghiệp

Đơn vị tính

Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...

Sản lượng sản xuất

Công suất thiết kế

Kèm theo báo cáo xuất nhập tồn sản xuất hàng hóa bị điều tra (bản mềm) trong cùng thời kỳ tương ứng với thời kỳ báo cáo.

6. Trị giá và khối lượng hàng hóa bị điều tra mà doanh nghiệp bán tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang Việt Nam

6.1. Bảng tổng hợp

STT

Bán hàng hoá bị điều tra

Đơn vị tính

Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...

1

Bán hàng tại thị trường nội địa

Khối lượng

Trị giá

2

Bán hàng xuất khẩu sang Việt Nam

Khối lượng

Trị giá

Kèm theo báo cáo xuất nhập tồn bán hàng hóa bị điều tra (bản mềm) trong cùng thời kỳ tương ứng với thời kỳ báo cáo.

6.2. Bảng chi tiết từng giao dịch bán hàng bị điều tra xuất khẩu sang Việt Nam

Số thứ tự

Tên thương mại của hàng hoá

Mã hàng hóa nội bộ doanh nghiệp

Ngày hợp đồng

Số hóa đơn

Ngày hóa đơn

Tên khách hàng

Đồng tiền ghi trên hóa đơn (VNĐ hay đồng tiền khác)

Khối lượng (ĐVT)

Trị giá theo hóa đơn (theo đồng tiền ghi trên hóa đơn)

Trị giá theo hóa đơn (Triệu VNĐ)

Tỷ giá quy đổi (nếu đồng tiền ghi trên hóa đơn không phải VNĐ)

1

2

3

...

Lưu ý: số liệu chi tiết theo từng giao dịch bán hàng.

Người ký tên dưới đây cam kết rằng mọi thông tin được cung cấp trong Báo cáo này là đầy đủ, chính xác và hiểu rằng Cơ quan điều tra có thể kiểm tra theo quy định./.

ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức danh)

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM
----------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 26/2025/TT-BCT

Hanoi, May 15, 2025

 

CIRCULAR

PROVIDING DETAILED REGULATIONS ON TRADE REMEDIES

Pursuant to the Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2025/ND-CP dated April 11, 2025 elaborating some Articles of the Law on Foreign Trade Management regarding trade remedies;

Pursuant to the Government's Decree No. 40/2025/ND-CP dated February 26, 2025 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam;

At the request of the Director of the Trade Remedies Authority of Vietnam (TRAV); 

The Minister of Industry and Trade promulgates this Circular providing detailed regulations on trade remedies.

Chapter I

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 1. Scope

This Circular provides detailed regulations on interested parties in a trade remedy case; provision, collection and confidentiality of information and documents; languages used in investigation and review of trade remedy cases; management of imports subject to investigation and application of trade remedies; exclusion from trade remedies.

Article 2. Regulated entities 

1. Regulatory authorities that have the power to conduct investigations, apply, review and handle trade remedies and measures against circumvention of trade remedies.

2. Vietnamese traders, foreign traders, other domestic and foreign authorities, organizations and individuals relevant to the investigation, application, review and handling of trade remedies and measures against circumvention of trade remedies.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms used herein are construed as follows:

1. “special product" means a product which has physical and chemical properties similar to but has some characteristics, appearance or quality different from the like or directly competitive good produced by the domestic industry.

2. “non-confidential summary” means the summary of information upon the treatment of information as confidential by the investigating authority and which provides sufficient detail to serve receiving parties’ reasonable understanding of information submitted in confidence.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 4. Languages of trade remedy cases

1. Vietnamese language shall be used during consideration of trade remedy cases. Interested parties are entitled to use their mother languages for communications and documents exchanged during the consideration of a trade remedy case with the presence of accompanied interpreters/translators.

2. Information and documents in other languages provided by interested parties must be translated into Vietnamese. Interested parties must ensure the truthfulness and accuracy, and assume liability for contents of such translations.

Article 5. Management of imports subject to trade remedy investigations

1. The Investigating Authority shall monitor imports subject to investigations for application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies by means of collection of information about the import of the subject goods during the investigation period and after decisions to initiate investigations for application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies are issued.

2. After imposing trade remedies or measures against circumvention of trade remedies, the Investigating Authority shall, on a quarterly basis, cooperate with customs authorities in collecting information on the import of the goods on which the trade remedy or measure against circumvention of trade remedies is imposed.

3. The Investigating Authority shall provide the Minister of Industry and Trade of Vietnam with reports on the import of the goods on which trade remedies or measures against circumvention of trade remedies are imposed on a case-by-case basis.

Chapter II

INTERESTED PARTIES IN INVESTIGATION FOR OR REVIEW OF APPLICATION OF TRADE REMEDIES AND MEASURES AGAINST CIRCUMVENTION OF TRADE REMEDIES

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. After the Minister of Industry and Trade of Vietnam has issued a decision to conduct an investigation for or review of application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies, the organizations and individuals prescribed in clause 1 Article 74 of the Law on Foreign Trade Management 2017 may register to participate in the case as interested parties, except those prescribed in points a, d and dd clause 1 Article 74 of the Law on Foreign Trade Management 2017.

2. The Minister of Industry and Trade of Vietnam shall consider setting the time limit for registration as interested parties in each case of investigation or review of application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies, provided that it shall not be shorter than 60 working days from the effective date of the decision to conduct an investigation for or review of application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies.

3. Organizations and individuals shall prepare applications using the application form for registration as interested parties in Appendix I enclosed herewith, and send them to the Investigating Authority within the time limit specified in the decision to conduct an investigation for or review of application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies.

4. Upon its receipt of applications for registration as interested parties, the Investigating Authority shall consider whether to approve an organization or individual as an interested party or not within a period of 07 working days. If an application for registration as interested party is refused, the Investigating Authority shall provide reasons for such refusal in writing.

5. If an application for registration as an interested party is submitted after the time limit prescribed in clause 2 of this Article expires, the Investigating Authority is entitled to decide whether or not to accept the applicant as an interested party within 07 working days from its receipt of such an application.

Article 7. Interested parties in investigation for or review of application of trade remedies and measures against circumvention of trade remedies

1. Such interested parties prescribed in clause 1 Article 74 of the Law on Foreign Trade Management 2017, except those prescribed in points a, b, c, d and dd clause 1 Article 74 of the Law on Foreign Trade Management 2017.

a) One party takes direct or indirect control of the other;

b) Both parties are under direct or indirect control of a third party;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) A party is considered to take control of another party as prescribed in clause 2 Article 5 of the Government’s Decree No. 86/2025/ND-CP dated April 11, 2025.

Article 8. Rights and obligations of interested parties in investigation for or review of application of trade remedies and measures against circumvention of trade remedies

1. An interested party prescribed in clause 1 Article 7 hereof shall have the following rights and obligations:

a) Provide truthful information and documents necessary to serve the trade remedy investigation in their opinion or at the request of the Investigating Authority;

b) Request the Investigating Authority to keep confidentiality of information as prescribed in Article 11 hereof;

c) Access information about the trade remedy investigation under the management of the Investigating Authority, except confidential information as prescribed in Article 11 hereof;

d) Participate in consultations, and express opinions, and provide evidences and documents relating to the trade remedy case.

2. The interested parties prescribed in clause 2 Article 7 hereof shall have the rights and obligations prescribed in Article 8 of the Government’s Decree No. 86/2025/ND-CP dated April 11, 2025.

Chapter III

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 9. Provision and collection of information and documents in investigation for or review of application of trade remedies and measures against circumvention of trade remedies

1. Provision and collection of information and documents serving the conduct of investigations for or review of application of trade remedies and measures against circumvention of trade remedies shall be carried out in accordance with provisions of Article 75 of the Law on Foreign Trade Management 2017. Manufacturers/exporters whose goods are not subject to measures against circumvention of trade remedies as prescribed in Article 96 of the Government’s Decree No. 86/2025/ND-CP dated April 11, 2025 shall provide information using the form in Appendix IV enclosed herewith.

2. Where an interested party refuses to allow the Investigating Authority to access their information or refuses to provide information and documents as requested, the Investigating Authority is entitled to use the information and documents provided by other interested parties or collected by the Investigating Authority itself or existing information and documents.

Article 10. Non-confidential information and documents in investigation for or review of application of trade remedies and measures against circumvention of trade remedies

The Investigating Authority shall, on request of any interested party, provide non-confidential summaries of the following information and documents:

1. The request for investigation for or review of application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies and relevant annexes provided by the requesting party;

2. Documents provided by interested parties when registering for participating in the trade remedy case;

3. Completed questionnaires and additional questionnaires provided by interested parties during the investigation;

4. Documents provided by interested parties to the Investigating Authority during investigation for or review of application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies, including documents serving the consultations; written opinions about the request for investigation for or review of application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies given by interested parties;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



6. Notices issued by the Investigating Authority and the Minister of Industry and Trade, including notices on the receipt of the request for investigation for or review of application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies, disclosures of preliminary and final determinations, notices of the receipt of applications for registration as interested parties, and questionnaires, public consultations, limitation of the scope of investigation by sampling, notices of acceptance or non-acceptance of commitments;   

7. Other information concerning the investigation for or review of application of trade remedies or measures against circumvention of trade remedies to be published by the Investigating Authority at its own discretion during the investigation.

Article 11. Confidentiality of information and documents in investigation for or review of application of trade remedies and measures against circumvention of trade remedies

1. The Investigating Authority shall consider accepting the request for protection of confidentiality of the following information furnished by interested parties during the investigation for or review of application of trade remedies and measures against circumvention of trade remedies, including:

a) Business secrets relating characteristics of some products or production processes;

b) Confidential information concerning an enterprise’s production, business and finances, including production costs, selling expenses, terms of sale, selling price of each specific transaction, planned transactions or other offers for sale, information about clients, distributors or suppliers, and the enterprise’s financial information;

c) Information about the dumping margin of each specific enterprise involved in an anti-dumping investigation;

d) Information concerning interests received by the accused party under a subsidy program to be investigated or reviewed in an anti-subsidy investigation case, except the program specification, amounts specified in documents or announced publicly, and the subsidy rate for each sales transaction which is calculated and allocable to the accused party under a subsidy program;

dd) Other information which is found by the Investigating Authority that its disclosure would have significantly adverse effect upon the person providing the information or upon the person about whom the information is provided or its disclosure would be of significant competitive advantage to a competitor of the party providing the information.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Chapter IV

EXCLUSION FROM TRADE REMEDIES

Section 1. SCOPE, TIME LIMITS, ENTITIES AND CRITERIA OF EXCLUSION FROM TRADE REMEDIES

Article 12. Scope of exclusion from trade remedies

1. The Minister of Industry and Trade shall consider granting exclusions from trade remedies in some specific circumstances following the rule that such granted exclusions will not cause any reduction in overall effectiveness of trade remedies.

2. Grant of exclusion from trade remedies on certain imports subject to trade remedies shall be considered in the following circumstances:

a) Goods are included in the list of goods eligible for exclusion enclosed with a decision on imposition of trade remedies or decisions on review outcomes of each case;

b) Goods cannot be produced by the relevant domestic industry in the case;

c) A good has characteristics which are different from and cannot be substituted by the domestically produced goods;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) There are no sales of the like or directly competitive goods produced by the domestic industry in the ordinary course of trade in the domestic market or in force majeure circumstances resulting in short supply by the domestic industry; 

e) Imported goods falling within total quantity of goods subject to exclusion requests as prescribed in points a through dd clause 2 of this Article are intended to serve research and development purposes, and other non-commercial purposes.

Article 13. Period of exclusion from trade remedies

1. Total period of exclusion from application of a trade remedy shall not exceed the validity period of such trade remedy. The Minister of Industry and Trade of Vietnam shall consider deciding the exclusion periods according to requests for exclusion from trade remedies in one of the cases in clauses 2, 3 and 4 of this Article.

2. Regarding requests for exclusion from trade remedies submitted according to point a clause 1 Article 17 of this Circular, the exclusion period shall commence on the effective date of the provisional trade remedy to the end of the validity period of such provisional trade remedy.

3. Regarding requests for exclusion from trade remedies submitted according to point b clause 1 Article 17 of this Circular, the exclusion period shall commence on the effective date of the trade remedy till the end of December 31 of the same year. In case an official trade remedy becomes effective in October, November or December, the exclusion period shall commence on the effective date of the decision to impose the official trade remedy till the end of December 31 of the following year.

4. Regarding requests for exclusion from trade remedies submitted according to point c clause 1 Article 17 of this Circular, the exclusion period shall commence on January 01 till December 31 of the year in which the exclusion request is accepted.

5. Regarding requests for exclusion from trade remedies submitted according to point d clause 1 Article 17 of this Circular, the exclusion period shall commence on January 01 till December 31 of the following year.

6. Regarding requests for additional exclusion received by the Investigating Authority as per regulations in clause 4 Article 17 of this Circular, the additional exclusion period shall be determined on the basis of the exclusion period specified in the decision to grant initial exclusion.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The following entities may submit requests for exclusion from trade remedies:

1. Individuals or organizations or their branches that import or use goods subject to trade remedy investigations or imposed trade remedies to serve their production;

2. Other organizations and individuals as decided by the Minister of Industry and Trade.

Article 15. Criteria and forms of grant of exclusion from trade remedies

1. Every request for exclusion of the good from trade remedies as prescribed in Article 12 hereof shall be considered according to one or some of the following criteria:

a) Composition; physical properties; chemical properties; technical regulations and standards; uses of the subject good;

b) The possibility to produce the like or directly competitive good by the relevant domestic industry in the case in comparison to the subject good;

c) The availability of the like or directly competitive good produced by the domestic industry to substitute the subject good;

d) Conclusions and/or opinions given by relevant regulatory authorities, organizations, business or trade associations, other relevant technical documents on the subject good; technical regulations and/or standards for the subject good.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. The Minister of Industry and Trade of Vietnam shall consider refusing to grant exclusion from trade remedies on certain goods subject to trade remedies in the following circumstances:

a) The grant of exclusion from trade remedies to such goods may lead to circumvention of trade remedies;

b) The organization or individual granted exclusion from trade remedies on such a good is subject to the conclusion that they refuse to cooperate or fail to fully cooperate at the request of the post-exclusion inspection team established by the Investigation Authority.

Section 2. RECEIPT AND PROCESSING OF REQUEST FOR EXCLUSION FROM TRADE REMEDIES

Article 16. Request for exclusion from trade remedies, request for additional exclusion

1. A request for exclusion from trade remedies (hereinafter referred to as “exclusion request”) includes the following documents and papers:

a) A written request form which is made using the form in Appendix II enclosed herewith;

b) Description of the subject good, including: scientific name, trade name, common name; basic physical and chemical properties; main uses; production process; applicable international and domestic standards and/or regulations; HS code determined Vietnam’s nomenclature of exports and imports;

c) Documents or samples proving the difference between the subject good and the like or directly competitive good which is domestically produced, if the request is submitted by an entity prescribed in point c or d clause 2 Article 12 of this Circular;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) The prescribed or estimated level of consumption, and ratio of scraps, discarded products or excess raw materials of the raw material which is the subject good;

e) The list of import declarations stating the volume, quantity and import value of the subject good in the last 02 years and in the current year (if available);

g) Reports on dispatching, warehousing and inventory of the subject good and the product made of the subject good in the last 02 years and in the current year (if available);

h) Documents showing the demanded volume or quantity of the subject good such as the production and/or sales plans; contracts signed with clients; approvals for in-progress projects or other relevant documents;

i) Other documents proving the necessity of the requested exclusion which are provided by the requester.

2. If an organization or individual submits a request for increase in quantity of the good granted exclusion from trade remedies (hereinafter referred to as “additional exclusion request”) to the Investigating Authority prescribed in clause 4 Article 17 of this Circular, such an additional exclusion request includes the following documents:

a) A written (additional) exclusion request form which is made using the form in Appendix II enclosed herewith;

b) The import quantity self-monitoring sheet of the subject good and the statement of volume or quantity and import value of the good requiring additional exclusion according to each import declaration;

c) Reports on dispatching, warehousing and inventory of the subject good and the product made of the subject good in the last year and in the current year;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) Other documents proving the necessity of the requested additional exclusion which are provided by the requester.

Article 17. Notice of acceptance of exclusion requests/additional exclusion requests

1. The Investigating Authority shall issue a notice of acceptance of exclusion requests:

a) within 07 working days from the day on which the Ministry of Industry and Trade of Vietnam issues a decision to impose provisional trade remedies;

b) within 07 working days from the day on which the Ministry of Industry and Trade of Vietnam issues a decision to impose official trade remedies or decision to extend official trade remedies or decision on outcomes of the review of scope of products;

c) on the first working day of March and September every year;

d) on the first working day of October every year.

2. In case there are any changes in trade remedies, the Investigating Authority shall promptly send notification thereof to the requesters for developing their own appropriate business plans.

3. Within 30 days from the date on which the Investigating Authority issues a notice of acceptance of exclusion requests, requesters shall submit their exclusion requests as prescribed in Article 16 hereof to the Investigating Authority, except the case specified in Article 4 of this Article or other cases decided by the Minister of Industry and Trade of Vietnam.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 18. Submission of exclusion requests/additional exclusion requests

Exclusion requests, additional exclusion requests and relevant product samples enclosed with such requests shall be submitted:

1. directly at the office of the Investigating Authority;

2. by post; or

3. online via the online public service portal as prescribed by law.

Article 19. Appraisal of exclusion requests/additional exclusion requests

1. Within 07 working days from its receipt of an exclusion request or additional exclusion request, the Investigating Authority shall inform the requester of the adequacy and validity of their submitted request. If a request is inadequate and invalid, the Investigating Authority shall request the requester to submit additional documents.

2. Within 20 working days from their receipt of the request for additional documents from the Investigating Authority, the requester is liable to submit adequate and accurate documents as requested. Upon the end of the abovementioned time limit, if the Investigating Authority does not receive any additional documents as requested, it shall inform the requester of termination of processing of their request.

3. Within 35 days after the Investigating Authority gives a notice that the submitted request is adequate and valid, the Investigating Authority shall carry out an appraisal of the request and submit an appraisal report requesting the Minister of Industry and Trade of Vietnam to grant a decision on exclusion from trade remedies. In case a request is refused, reasons for such refusal must be clearly stated.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 20. Contents and announcement of decision on exclusion from trade remedies/additional exclusion decision

1. A decision on exclusion from trade remedies/additional exclusion decision shall have the following contents:

a) Name of the organization or individual whose good is granted exclusion from trade remedies;

b) Name of the imported good granted exclusion from trade remedies;

c) The volume and quantity of the imported good granted exclusion from trade remedies;

d) Exclusion period;

dd) Conditions and obligations to be fulfilled by the organization or individual whose good is granted exclusion from trade remedies.

2. The Investigating Authority shall send the decision on exclusion from trade remedies/additional exclusion decision to the relevant requester and publish it on the web portal of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam and on its website.

Article 21. Customs procedures and customs inspection of goods granted exclusion

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. When following customs procedures, in addition to the prescribed customs dossier, the importer must also submit the copy of the exclusion decision to the customs authority.

3. Customs authorities shall manage and monitor the quantity of good imported/exported on the basis of the quantity of good granted exclusion specified in the exclusion decision. Monitoring and deduction of import/export quantity shall be carried out in accordance with the Law on customs.

Article 22. Refund of trade remedy duties on goods granted exclusion from trade remedies

1. In case the imported good is granted exclusion from trade remedies, the trade remedy duties charged on the import shipments for which customs declarations have been submitted within the exclusion period will be refunded.

2. Procedures for claiming refunds of trade remedy duties as prescribed in clause 1 of this Article shall be carried out in accordance with regulations of the law on tax administration.

Article 23. Periodic reports

1. Every organization or individual whose good is granted exclusion from trade remedies is required to submit, on a periodical basis, reports on the import and use of the good granted exclusion from trade remedies and their fulfillment of relevant conditions and obligations to the Investigating Authority either in physical or electronic form as follows:

a) By February 01 every year, a report for the period of the last six months of the previous year shall be submitted;

b) By August 01 every year, a report for the period of the first six months of the year shall be submitted.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 24. Disposal of scraps, discarded products and excess raw materials 

1. Scraps, discarded products and excess raw materials within the limit prescribed in point dd clause 1 Article 16 hereof may be sold or consumed domestically without paying trade remedy duties.

2. Trade remedy duties and other taxes as prescribed by law shall be imposed on scraps, discarded products and excess raw materials beyond the limit prescribed in point dd clause 1 Article 16 hereof when they are sold or consumed domestically.

Section 3. INSPECTION AND REVOCATION OF DECISIONS ON EXCLUSION FROM TRADE REMEDIES

Article 25. Post-exclusion inspection

1. The post-exclusion inspection shall be carried out adopting the risk management method as prescribed by law to determine the subject, scope and contents of inspection of the organization or individual whose good is granted exclusion.

2. The post-exclusion inspection is aimed to verify the compliance by the organization or individual whose good is granted exclusion with conditions and law regulations on exclusion from trade remedies.

3. Contents of a post-exclusion inspection include:

a) Inspect and verify the legal status of the organization or individual whose good is granted exclusion;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Inspect the adequacy, legality and validity of customs declarations, accounting records, financial statements, other records, documents and data relating the imported good granted exclusion from trade remedies; 

d) Inspect the fulfillment of conditions and obligations by the requester for exclusion as specified in the exclusion decision;

dd) Inspect and verify the level of consumption of raw materials, supplies and excess raw materials regarding the good granted exclusion;

e) Inspect and verify the scrap ratio of the good granted exclusion.

Article 26. Conducting post-exclusion inspection

1. At the request of the Investigating Authority, the Minister of Industry and Trade shall make a decision on post-exclusion inspection. An inspection team shall be established by the Investigating Authority to perform inspection tasks according to the scope, period and contents specified in the inspection decision. The head of the inspection team must be an officer of the Investigating Authority.

2. The Investigating Authority shall send a written notice of the decision and plan on post-exclusion inspection to the organization or individual whose good is granted exclusion in accordance with law regulations and inspection regulations before conducting the inspection.

3. The inspected organization or individual shall appoint their competent representative and relevant officers to provide documents, records and papers as requested and directly work with the inspection team.

4. During an inspection, the Investigating Authority is entitled to collect documents and make verification by requesting organizations and/or individuals that concern or are able to give assistance to clarify issues, unreasonable contents or signs of violations. Collection of documents and verification are stipulated as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Verification may be carried out by sending written requests for explanation or appointing officers to directly communicate relevant authorities, organizations and individuals according to the letter of introduction of the requester for verification;

c) Verification results shall be specified in records, written responses and accompanied documents and articles. Verification results shall be used as the basis for considering the case.

Article 27. Post-exclusion inspection results

1. The inspection team shall, on the basis of inspection results, make an inspection record immediately after completing the inspection at the inspection site, and send a report on inspection results to the authority issuing the inspection decision.

2. The inspection team shall, on the basis of inspection results, propose appropriate actions to the authority issuing the inspection decision or follow procedures for transferring the violation case to a competent authority for consideration in accordance with regulations of law.

3. Based on the report submitted by the inspection team, the authority issuing the inspection decision shall draw up and issue the inspection conclusion. If further actions are proposed by the inspection team as prescribed in clause 2 of this Article, the head of the inspection team shall send the draft inspection conclusion to the inspected organization or individual. If disagreeing with any contents of the draft inspection conclusion, the inspected organization or individual shall send their written explanations about such contents (accompanied with documentary evidences) to the authority issuing the inspection decision within 05 working days from their receipt of the draft inspection conclusion.

4. After the time limit specified in clause 3 of this Article expires, if the authority issuing the inspection decision receives no response from the inspected organization or individual, it is entitled to deem that the inspected organization or individual has agreed with all contents of the draft inspection conclusion.

5. Upon the end of the time limit for giving explanations, the inspection team shall:

a) Consider the explanation received from the inspected organization or individual or work with their competent representative, where necessary;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 28. Revocation of exclusion decision

1. The Minister of Industry and Trade shall consider revoking the issued exclusion decision when the organization or individual whose good is granted exclusion:

a) fails to comply with the contents of the exclusion decision;

b) provides inaccurate, insufficient or false information or forges documents, records or papers relating to their production and business activities; or

c) fails to submit periodic reports or provides inaccurate, insufficient or false information in their submitted periodic reports as prescribed in Article 23 hereof.

2. Procedures for revocation of an exclusion decision:

a) The Investigating Authority shall send a report on the violation detected as clause 1 of this Article to and request the Minister of Industry and Trade of Vietnam to consider revoking the exclusion decision;

b) The Minister of Industry and Trade of Vietnam considers issuing a decision to revoke the exclusion decision at the request of the Investigating Authority;

c) The Investigating Authority shall notify such revocation to the organization or individual that has exclusion decision revoked and relevant customs authorities, and publish such decision to revoke the exclusion decision on the web portal of the Ministry of Industry and Trade and on its website.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29. Effect

1. This Circular comes into force from July 01, 2025.

2. The following Circulars shall cease to have effect from the effective date of this Circular: 

a) Circular No. 37/2019/TT-BCT dated November 29, 2019 of the Minister of Industry and Trade providing detailed regulations on trade remedies;

b) Circular No. 42/2023/TT-BCT dated December 28, 2023 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam providing amendments to the Circular No. 37/2019/TT-BCT dated November 29, 2019 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam providing detailed regulations on trade remedies.

3. If any legislative documents referred to in this Circular are amended or superseded, the new ones shall apply.

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Investigating Authority and the Ministry of Industry and Trade for consideration.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Requests for trade remedy investigations and exclusion requests which have been received and considered adequate and valid before the effective date of this Circular shall be considered and processed in accordance with provisions of the Circular No. 37/2019/TT-BCT dated November 29, 2019 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam as amended by the Circular No. 42/2023/TT-BCT dated December 28, 2023 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam./.

 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Sinh Nhat Tan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 26/2025/TT-BCT ngày 15/05/2025 hướng dẫn các biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


910

DMCA.com Protection Status
IP: 43.134.236.64