BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
24/2023/TT-BKHCN
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 12 năm 2023
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRONG SẢN XUẤT THUỘC
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Đo lường
ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Xử lý
vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm
2020;
Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP
ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành mật số điều
của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP
ngấy 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định
về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học
và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP
ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Đo lường;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP
ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định
số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng
5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ
đánh giá sự phù hợp;
Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 111/2021/NĐ-CP
ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của
Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 119/2017/NĐ-CP
ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 126/2021/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và
công nghệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP
ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong
sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về hình thức, nội dung,
trình tự xử lý và tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
a) Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Cơ quan thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Cơ quan thực hiện
chức năng, nhiệm vụ về quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc cơ quan
chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
b) Các tổ chức đánh giá sự phù hợp.
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, hàng hóa
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
d) Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có
liên quan.
Điều 2. Đối tượng kiểm tra
1. Sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất thuộc trách
nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại điểm p
khoản 2 Điều 32 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi,
bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
2. Lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu
hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ không thuộc đối tượng kiểm tra
theo quy định tại Thông tư này.
3. Phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị đo lường áp
dụng theo quy định pháp luật về đo lường.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Sản xuất là việc thực hiện một, một số hoặc tất
cả các hoạt động chế tạo, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, pha
chế, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra sản phẩm,
hàng hóa.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức, cá nhân sản xuất sản
phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư
này.
Điều 4. Căn cứ kiểm tra
1. Thông tin, cảnh báo về hàng hóa xuất khẩu không
phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa.
2. Thông tin phản ánh dưới mọi hình thức của tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước về dấu hiệu vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng
hóa, nhãn hàng hóa.
3. Kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng hàng
hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa có nhãn hàng hóa không đúng
quy định hoặc có dấu hiệu chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng,
quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
4. Theo yêu cầu quản lý của cơ quan có thẩm quyền.
5. Quyết định hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực
Giấy chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của các tổ chức đánh giá sự
phù hợp; các kết quả đánh giá không phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
6. Theo kế hoạch kiểm tra hằng năm đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
Chương II
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG KIỂM
TRA
Điều 5. Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra theo kế hoạch
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
Hăng năm, cơ quan kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý,
diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ
quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kết quả kiểm tra kỳ
trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế
hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ kế hoạch kiểm tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
chậm nhất trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, kế hoạch kiểm tra của năm kể tiếp phải
được ban hành.
b) Trước khi tiến hành kiểm tra theo kế hoạch, cơ
quan kiểm tra thông báo trước cho tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa
(cơ sở được kiểm tra) ít nhất 03 ngày làm việc.
c) Đối với những cơ sở được kiểm tra trong kế hoạch
đã được phê duyệt, căn cứ tình hình thực tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản
lý, trường hợp cơ quan kiểm tra không kiểm tra tại cơ sở được kiểm tra thì gửi
công văn đến cơ sở được kiểm tra yêu cầu cầu báo cáo việc chấp hành các quy định
của pháp luật liên quan đến sản phẩm, hàng hóa do cơ sở đang sản xuất. Nếu phát
hiện có dấu hiệu vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa
thông qua các báo cáo của cơ sở được kiểm tra thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm
tra đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kiểm tra đột xuất
Cơ quan kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
tiến hành kiểm tra đột xuất trong sản xuất khi có một trong các căn cứ quy định
tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư này,
Điều 6. Nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra việc áp dụng yêu cầu quy định trong
tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện
của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong sản
xuất, bao gồm:
a) Kiểm tra hồ sơ chứng nhận hợp quy, công bố hợp
quy (đối với các sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận và công bố hợp quy); hồ sơ
công bố hợp chuẩn (đối với các sản phẩm, hàng hóa công bố hợp chuẩn); hồ sơ chứng
nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn (đối với sản phẩm, hàng hóa
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng).
b) Trường hợp trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có
quy định liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất thì kiểm tra việc thực
hiện các quy định này trong 4 quá trình sản xuất.
c) Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khác của
quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất do cơ quan có
thẩm quyền quy định.
2. Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng
hóa, dấu hạp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần
kiểm tra, bao gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự
phù hợp của quá trình sản xuất.
b) Kiểm tra nhãn hàng hóa, thông tin sản phẩm, hàng
hóa:
- Kiểm tra các nội dung thể hiện trên nhãn sản phẩm,
hàng hóa; các nội dung thể hiện mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc theo quy định
của pháp luật và đối chiếu với tài liệu kèm theo.
- Kiểm tra việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng,
việc thể hiện dấu hợp quy (đối với sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận và công bố
hợp quy), dấu hợp chuẩn (đối với sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn).
- Kiểm tra tính chính xác của việc thể hiện nội
dung, thông tin quảng cáo trên nhãn (nếu có) của sản phẩm, hàng hóa,
3. Kiểm tra hoạt động kiểm soát quá trình sản xuất
của cơ sở được kiểm tra liên quan đến việc tạo thành sản phẩm, hàng hóa và duy
trì sự đảm bảo chất lượng bao gồm:
a) Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa
(tài liệu thiết kế; tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của
sản phẩm, hàng hóa).
b) Kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất (từ đầu vào,
qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm, hàng hóa bao gồm
cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm).
c) Kiểm tra việc sử dụng các phương tiện đo liên
quan đến quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật về đo lường,
d) Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu (theo tiêu
chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, việc sử dụng nguyên liệu bị
cấm, nguyên vật liệu quá hạn sử dụng).
đ) Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.
e) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có
thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của tiêu chuẩn
công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia đánh giá phải độc lập,
khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
4. Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của chất
lượng sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng.
Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, việc lấy
mẫu phục vụ kiểm tra chất lượng được thực hiện như sau:
a) Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu quy định tại
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp không có quy định về
phương pháp lấy mẫu thì lấy mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên, bảo đảm mẫu là đại
diện cho lô sản phẩm, hàng hóa. Mỗi mẫu cần lấy một đơn vị mẫu hoặc nhiều hơn
nhưng tối đa là bốn (04) đơn vị mẫu. Một (01) đơn vị mẫu được gửi đi thử nghiệm,
cơ sở được kiểm tra có quyền không lưu hoặc lưu không quá ba (03) đơn vị mẫu. Mẫu
gửi thử nghiệm phải được mã hóa (theo Mẫu 8.BBMHM
- phần Phụ lục kèm theo Thông tư này).
b) Căn cứ phương pháp thử đối với sản phẩm, hàng
hóa, Đoàn kiểm tra lấy mẫu đảm bảo số lượng sản phẩm, hàng hóa để thử nghiệm
các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và
yêu cầu kiểm tra.
c) Mẫu sản phẩm, hàng hóa sau khi lấy phải được
niêm phong (theo Mẫu 4.TNPM - phần Phụ lục kèm
theo Thông tư này), lập biên bản (theo Mẫu 3.BBLM
- phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ
sử được lấy mẫu.
- Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký
vào biên bản lấy mẫu và niêm phong mẫu thì phải có chữ ký của đại diện chính
quyền địa phương nơi đang tiến hành lấy mẫu hoặc Đoàn kiểm tra mời ít nhất một
người chứng kiến xác nhận đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký vào biên bản.
- Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện
chính quyền địa phương hoặc người chứng kiến thì Đoàn kiểm tra ghi rõ lý do
trong biên bản. Biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu,
chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
d) Lưu mẫu
Cơ sở được kiểm tra nếu lưu mẫu do đoàn kiểm tra lấy
mẫu phải bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về việc lưu mẫu và
không làm ảnh hưởng đến tính chất ban đầu của mẫu lưu.
Sau khi có kết quả thử nghiệm mẫu, cơ quan kiểm tra
thông báo cho cơ sở được kiểm tra để xử lý mẫu lưu:
- Đối với các mẫu đạt chất lượng, cơ sở được kiểm
tra có thể tiếp tục đưa vào lưu thông hoặc sử dụng,
- Đối với các mẫu vi phạm về chất lượng, cơ sở được
kiểm tra thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định của
pháp luật.
đ) Thử nghiệm mẫu
Trường hợp sản phẩm, hàng hóa không có quy định
riêng về thời gian gửi mẫu đi thử nghiệm, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc
kể từ ngày lấy mẫu, đoàn kiểm tra phải gửi mẫu sản phẩm, hàng hóa đến tổ chức
thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật để thử nghiệm.
Tổ chức thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm ưu
tiên thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa của đoàn kiểm tra thực hiện chức năng quản
lý nhà nước, bảo đảm thời gian thử nghiệm mẫu đúng quy định.
Điều 7. Chi phí lấy mẫu và thử
nghiệm mẫu
Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu thực hiện theo Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thông tư liên tịch
số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn
quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản
phẩm, hàng hóa.
Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra không chi trả cho số
đơn vị mẫu lưu tại cơ sở được kiểm tra.
Chương III
TRÌNH TỰ VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ
KIỂM TRA
Điều 8. Trình tự kiểm tra
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ
tục sau đây:
1. Công bố quyết định kiểm tra (theo Mã 1.QĐKT- phần
Phụ lục kèm theo Thông tư này) trước khi kiểm tra.
2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Lập biên bản kiểm tra (theo Mẫu 2.BBKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Biên bản lập xong phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, trưởng đoàn
kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra.
- Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký
biên bản kiểm tra thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền địa phương nơi
đang tiến hành kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra mời ít nhất một người chứng kiến xác
nhận đại diện cơ sở được kiểm tra không ký vào biên bản.
- Trường hợp biên bản kiểm tra không có chữ ký của
đại diện chính quyền địa phương hoặc người chứng kiến thì đoàn kiểm tra ghi rõ
lý do trong biên bản. Biên bản kiểm tra có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và
các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
4. Báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản về kết quả
kiểm tra và kiến nghị cơ quan kiểm tra thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm,
hàng hóa (theo Mẫu 5.TBKQTN - phần Phụ lục
kèm theo Thông tư này) cho cơ sở được kiểm tra ngay sau khi nhận được kết quả
thử nghiệm mẫu từ tổ chức gửi thử nghiệm.
5. Trường hợp phát hiện vi phạm thì đoàn kiểm tra,
cơ quan kiểm tra thực hiện xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 9. Xử lý kết quả kiểm tra
1. Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trong sản xuất nếu phát hiện vi phạm hành chính, đoàn kiểm tra xử lý
như sau:
a) Lập Biên bản vi phạm hành chính theo Mẫu MBB01- Biên bản vi phạm hành chính
quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP
ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Đồng thời, đề xuất Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ra
Thông báo yêu cầu người sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa bảo
đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường (theo Mẫu số 7.TBKPSC - phần Phụ lục kèm theo Thông tư
này).
b) Lập hồ sơ để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu MQĐ02 - Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
c) Trường hợp vi phạm về nhãn hàng hóa, ngoài việc
thực hiện các nội dung tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ sở được kiểm
tra còn phải thực hiện các yêu cầu xử lý, khắc phục về nhãn đối với hàng hóa vi
phạm theo các quy định pháp luật khác có liên quan.
d) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có chất lượng
không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì
đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều này. Đồng
thời, lập biên bản niêm phong theo Mẫu
MBB26 - Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm
giữ theo thủ tục hành chính quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, niêm phong lô sản phẩm, hàng
hóa không phù hợp tại nơi sản xuất, kho hàng (theo Mẫu
6.TNPSP - phần Phụ lục kèm theo Thông tư).
Thực hiện các quy định tại khoản 2
Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong trường hợp sản phẩm,
hàng hóa có chất lượng không phù hợp đe dọa đến sự an toàn của người, động vật,
thực vật, tài sản, môi trường.
đ) Sau khi cơ sở được kiểm tra đã chấp hành việc xử
lý vi phạm, cơ quan kiểm tra lập biên bản mở niêm phong lô sản phẩm, hàng hóa
không phù hợp theo Mẫu MBB27 - Biên
bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ
tục hành chính quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP để cơ sở được kiểm tra thực hiện
việc khắc phục hoặc tiêu hủy theo quy định. Cụ thể:
- Trường hợp cơ sở được kiểm tra thực hiện tái chế
hàng hóa thì khi tái chế xong cơ sở được kiểm tra báo cáo bằng văn bản để cơ
quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu thử nghiệm lại các chỉ tiêu không đạt. Nếu kết
quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng, cơ quan kiểm tra ra công văn thông báo sản phẩm được tiếp tục sản xuất.
- Trường hợp cơ sở được kiểm tra thực hiện việc
tiêu hủy hàng hóa vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ sở được
kiểm tra phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan về việc
tiêu hủy hàng hóa vi phạm.
e) Khi nhận được thông báo kết quả thử nghiệm mẫu,
nếu cơ sở được kiểm tra có khiếu nại thì giải quyết theo quy định của pháp luật
về khiếu nại.
2. Cơ quan ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính có trách nhiệm công bố công khai việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cơ sở được kiểm tra không thực hiện các
yêu cầu của đoàn kiểm tra về việc khắc phục, sửa chữa sản phẩm, hàng hóa để đảm
bảo chất lượng trước khi đưa ra lưu thông thì cơ quan kiểm tra thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng theo quy định pháp luật về chất lượng.
3. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính chuyền người có
thẩm quyền bao gồm: Quyết định kiểm tra; Biên bản kiểm tra; Biên bản vi phạm
hành chính; Biên bản niêm phong; Công văn của cơ quan kiểm tra đề nghị người có
thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử phạt theo quy định
của pháp luật hoặc biên bản giao nhận hồ sơ (nếu có) và các tài liệu khác có
liên quan.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của Cơ
quan thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra
Căn cứ tình hình thực hiện kiểm tra chất lượng hàng
hóa trên thị trường, chất lượng sản phẩm trong sản xuất, Cơ quan thực hiện chức
năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy
định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này và dự toán kinh phí kiểm
tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất cho năm sau, tổng hợp chung trong kế hoạch
kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, báo cáo Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
2. Tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng
sản phẩm trong sản xuất đối với các sản phẩm là xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên
liệu sinh học; dầu nhờn động cơ đốt trong; khí (khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG, khí
thiên nhiên hóa lỏng - LNG, khí thiên nhiên nén - CNG) và các sản phẩm, hàng
hóa khác quy định tại Điều 2 của Thông tư này theo yêu cầu
quản lý.
3. Tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất đối với các sản phẩm, hàng hóa mới phát sinh
theo yêu cầu công tác quản lý nhà nước về chất lượng hoặc theo yêu cầu, đề nghị
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Thông báo đến cơ quan thuộc Điều
11 của Thông tư này các quyết định hủy toàn bộ hoặc một phần hiệu lực Giấy
chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, các kết quả đánh giá không phù
hợp của các Tổ chức đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu quản lý.
5. Tổng hợp tình hình kết quả kiểm tra quy định tại
khoản 3 Điều 11 của Thông tư này, gửi báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đột xuất, định kỳ
trước 01 tháng 12 hằng năm.
6. Báo cáo, tổng hợp tình hình, kết quả kiểm tra về
chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra theo quy định tại Điều 2 Thông tư này trình Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng để báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ trước 20
tháng 12 hằng năm.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ
quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
thuộc cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
1. Kiểm tra các sản phẩm, hàng hóa quy định tại Điều 2 của Thông tư này được sản xuất trên địa bàn, trừ các sản
phẩm là xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học; dầu nhờn động cơ đốt
trong; khí (khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG, khí thiên nhiên hóa lỏng - LNG, khí
thiên nhiên nén - CNG).
2. Trường hợp phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị
trường không bảo đảm các quy định về chất lượng mà hàng hóa đó được sản xuất tại
địa phương khác hoặc thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực khác thì
xử lý theo thẩm quyền, đồng thời thông báo bằng văn bản đến Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (qua Cơ quan thực hiện chức năng quản lý
chất lượng sản phẩm, hàng hóa) và cơ quan kiểm tra tương ứng tại địa phương nơi
sản xuất sản phẩm, hàng hóa đó để phối hợp tổ chức kiểm tra trong sản xuất theo
quy định.
3. Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra
Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng
năm về tình hình và kết quả kiểm tra theo Biểu số 15a/KTCL - Kết quả kiểm
tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của địa phương tại Thông tư số 13/2021/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2021 về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (qua Cơ quan thực
hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa) trước 15 tháng 11 hằng
năm.
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức
đánh giá sự phù hợp
1. Cung cấp thông tin về các cơ sở sản xuất sản phẩm,
hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ được đánh giá
chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia định kỳ 6 tháng, 01 năm đến
Cơ quan thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Gửi các quyết định hủy toàn bộ hoặc một phần hiệu
lực Giấy chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, các kết quả đánh giá
không phù hợp đến Cơ quan thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng
hóa.
Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học
và Công nghệ
Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm theo quy định tại
Điều 10 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 02 năm 2024.
2. Thông tư số 16/2012/TT-BKHCN
ngày 27 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc
kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản
lý của Bộ Khoa học và Công nghệ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
thi hành.
3. Các vụ việc đang xử lý trước thời điểm Thông tư
này có hiệu lực thì tiếp tục áp dụng theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BKHCN.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn
chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy
định tại văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa, cơ sở sản xuất sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học
và Công nghệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để báo cáo Bộ
Khoa học và Công nghệ xem xét và quyết định./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản
quy phạm pháp luật;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lưu: VT, TĐC (5).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Xuân Định
|
PHỤ LỤC
CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Kèm theo Thông tư số 24/2023/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Mẫu 1. QĐKT:
Quyết định về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất
2. Mẫu 2. BBKT:
Biên bản kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất
3. Mẫu 3. BBLM:
Biên bản lấy mẫu
4. Mẫu 4. TNPM:
Tem niêm phong mẫu
5. Mẫu 5. TBKQTN:
Thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa
6. Mẫu 6. TNPSP:
Tem niêm phong lô sản phẩm, hàng hóa
7. Mẫu 7. TBKPSC:
Thông báo thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa đảm bảo chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trước khi đưa ra thị trường
8. Mẫu 8. BBMHM:
Biên bản mã hóa mẫu
Mẫu
1. QĐKT
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-...
|
…….,
ngày tháng năm 20....
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa trong sản xuất
THẨM QUYỀN BAN
HÀNH (1)
Căn cứ Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Đo
lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định
số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định
số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị
định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định
số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số
ngày tháng
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra
nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản
lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ............ (2)……………..………;
Căn cứ…….....(3)……………………..;
Theo đề nghị của ………… (4)……………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, gồm các thành viên sau đây:
1. Họ tên và chức vụ: ………………………………… Trưởng đoàn
2. Họ tên và chức vụ: ………………………………… Thành viên
3. Họ tên và chức vụ: ………………………………… Thành viên
Điều 2. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất tại ………………………….(5)…………………
- Nội dung kiểm tra:
- Đối tượng kiểm tra:
- Chế độ kiểm tra:
- Thời gian kiểm tra:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký, Đoàn kiểm tra và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, (…đơn vị soạn thảo).
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(1) Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ra quyết định.
(2) Nếu là kiểm tra theo kế hoạch: ghi tên văn bản
kế hoạch kiểm tra được phê duyệt.
Nếu là kiểm tra đột xuất: ghi căn cứ kiểm tra đột
xuất phù hợp quy định tại Điều 4 Thông tư này.
(3) Văn bản quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan ra quyết định.
(4) Thủ trưởng đơn vị có chức năng tham mưu đề
xuất việc kiểm tra.
(5) Tên địa bàn kiểm tra.
Mẫu
2. BBKT
TÊN CƠ QUAN RA QĐ
KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…….,
ngày tháng năm 20....
|
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất
Số: ……………………………….
Căn cứ Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Đo
lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 32 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định
số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định
số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị
định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định
số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số ngày
tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc
kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất thuộc trách
nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đoàn kiểm tra về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa trong sản xuất được thành lập theo Quyết định số:
/QĐ- ngày
tháng năm của …………………….(1) đã tiến hành kiểm
tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại (tên và địa chỉ cơ sở sản xuất).
Thành phần đoàn kiểm tra gồm:
1…………………………………
Chức vụ: Trưởng đoàn
2…………………………………
3…………………………………
Với sự tham gia của
1…………………………………
Chức vụ: Thành viên
2…………………………………
Đại diện cơ sở được kiểm tra
1…………………………………
Chức vụ: Thành viên
2…………………………………
l. Nội dung - kết quả kiểm tra
(Ghi theo các nội dung theo thực tế kiểm tra)
II. Nhận xét và kết luận:
(Nhận xét, kết luận về các nội dung theo thực tế
kiểm tra tại thời điểm kiểm tra).
III. Yêu cầu đối với cơ sở:
(Nghiêm chỉnh, chấp hành các quy định của pháp
luật nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Khắc phục, sửa chữa và thời hạn thực hiện (nếu
có) quy định tại ………; các biện pháp xử lý khác theo quy định).
IV. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Biên bản lập .... bản như nhau và được mọi người
tham dự thông qua vào hồi …. giờ …… ngày ….. tháng .... năm ….. tại …….
01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra,... bản lưu tại
đoàn kiểm tra./.
Đại diện cơ sở
được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thành viên đoàn kiểm tra
|
Lưu ý: Trường hợp đoàn kiểm tra
liên ngành, số lượng biên bản sẽ theo số lượng cơ quan tham gia kiểm tra và lập
biên bản.
(1) Chức danh của người ra Quyết định kiểm tra.
Mẫu
3. BBLM
TÊN CƠ QUAN RA QĐ
KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…….,
ngày tháng năm 20....
|
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Số: ……..
1. Tên cơ sở được lấy mẫu:
2. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ,
đơn vị)
...................................................................................................................................
3. Người chứng kiến việc lấy mẫu (nếu có): Họ tên,
địa chỉ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
4. Người lấy mẫu: (Họ tên, chức danh, đơn vị)
...................................................................................................................................
5. Phương pháp lấy mẫu: (Ghi rõ theo TCVN ………… hoặc
QCVN ……… hoặc phương pháp ngẫu nhiên, đảm bảo mẫu là đại diện cho lô hàng
STT
|
Tên mẫu, ký hiệu
/ mã hiệu
|
Nơi lấy mẫu
|
Đơn vị tính
|
Lượng mẫu
|
Cỡ lô (Khối lượng/số
lượng lô hàng)
|
Ngày sản xuất,
số lô (nếu có)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Tình trạng mẫu:
- Mẫu được chia làm ... đơn vị: 01 đơn vị mẫu đưa
đi thử nghiệm,.... đơn vị được lưu tại cơ sở được kiểm tra. (Số lượng của mỗi
đơn vị mẫu đảm bảo đủ để thử các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và
phương pháp thử quy định).
- Mẫu được niêm phong dưới sự chứng kiến của đại diện
cơ sở lấy mẫu, người chứng kiến (nếu có).
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau,
đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01 bản./.
Đại diện cơ sở
được lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Người lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Trưởng đoàn kiểm
tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu
4.TNPM
TEM NIÊM PHONG MẪU
(1)
Tên mẫu:
.....................................................................................................................
Số thứ tự trong biên bản lấy mẫu:
................................................................................
Ngày lấy mẫu:
.............................................................................................................
NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
ĐƯỢC LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
____________________
(1) Đóng dấu của cơ quan kiểm tra.
Mẫu
5. TBKQTN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/TB-...
|
…….,
ngày tháng năm 20....
|
THÔNG BÁO
Kết quả thử nghiệm mẫu
Căn cứ Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Đo
lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 32 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định
số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định
số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị
định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định
số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số ngày
tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Căn cứ Quyết định số ... ngày... (1);
Căn cứ vào Biên bản kiểm tra số ….. ngày …..;kết
quả thử nghiệm mẫu số,...;
Theo đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra.
………………….(2) THÔNG
BÁO
1. Kết quả thử nghiệm mẫu
STT
|
Tên mẫu, Ký hiệu/
mã hiệu
|
Tên cơ sở được kiểm
tra
|
Số lô, cỡ lô, ngày
sản xuất (nếu có)
|
Chỉ tiêu không đạt
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết luận về chất lượng mẫu:
........................................................................................
2. Yêu cầu đối với cơ sở được kiểm tra:
Nơi nhận:
- Cơ sở được kiểm tra (để thực hiện);
- Lưu: VT, (…đơn vị soạn thảo).
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(1) Ghi quyết định quy định Chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan kiểm tra.
(2) Tên cơ quan kiểm tra.
Mẫu
6.TNPSP
TEM NIÊM PHONG LÔ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(1)
Tên sản phẩm, hàng hóa: .............................................................................................
Số thứ tự lô sản phẩm, hàng hóa:
................................................................................
Tên cơ sở được kiểm tra: ............................................................................................
Địa chỉ:
.......................................................................................................................
Ngày niêm phong:
.......................................................................................................
ĐẠI DIỆN ĐOÀN
KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
____________________
(1) Đóng dấu của cơ quan kiểm tra.
Mẫu
7.TBKPSC
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/TB-...
|
…….,
ngày tháng năm 20....
|
THÔNG BÁO
Về việc thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa
chữa bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường
Căn cứ Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Đo
lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 32 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định
số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định
số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị
định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định
số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số ngày
tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Căn cứ.........(1);
Căn cứ Biên bản xử lý vi phạm hành chính ....;
Theo đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra....
(2) THÔNG BÁO
1. Thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa:
(tên sản phẩm, hàng hóa, ký hiệu/ mã hiệu, số lô, cỡ lô, ngày sản xuất (nếu
có)…)
Do (Tên cơ sở được kiểm tra), địa chỉ: ……..sản xuất.
2. (Tên cơ sở được kiểm tra) có trách nhiệm thu hồi,
xử lý/ khắc phục đối với sản phẩm không phù hợp trên, trong thời hạn ….. ngày.
Sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông sau khi đã thực hiện các hành động
khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra công văn thông báo được tiếp
tục sản xuất.
3. (3) có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nội
dung thông báo, trưởng đoàn kiểm tra theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện của
cơ sở được kiểm tra.
Nơi nhận:
- Cơ sở được kiểm tra;
- Cơ quan liên quan (để phối hợp);
- Lưu: VT,...
|
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(1) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ cơ quan
kiểm tra.
(2) Tên cơ quan kiểm tra.
(3) Người đại diện theo pháp luật (cơ sở được kiểm
tra).
Mẫu
8. BBMHM
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…….,
ngày tháng năm 20....
|
BIÊN BẢN MÃ HÓA MẪU
STT
|
Mã hoá
|
Tên mẫu
|
Nơi lấy mẫu
|
Tên địa chỉ cơ
sở sản xuất
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI GIÁM SÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI MÃ HÓA
(Ký, ghi rõ họ tên)
|