Biểu số 09/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: 17/12
|
Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ
|
BÁO
CÁO CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG
Năm
TT
|
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Năm trước
|
Tỷ lệ (%)
|
Diện tích (m2)
|
Số lượng (phòng)
|
Diện tích (m2)
|
Số lượng (phòng)
|
Diện tích
|
Số lượng
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5=1/3
|
6=2/4
|
I
|
Diện tích đất quản lý
|
|
x
|
|
x
|
|
x
|
|
Số cơ sở đào tạo
|
x
|
|
x
|
|
x
|
|
II
|
Diện tích sàn xây dựng
|
|
x
|
|
x
|
|
x
|
1
|
Giảng đường/phòng học
|
|
|
|
|
|
|
Tr.đó
|
- Phòng máy tính
|
|
|
|
|
|
|
|
- Phòng học ngoại ngữ
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Văn
phòng
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Thư viện
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Phòng thí nghiệm
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Vườn thí nghiệm
|
|
x
|
|
x
|
|
x
|
6
|
Xưởng thực tập, thực hành
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Ký túc xá
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Diện tích khác
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hội trường
|
|
|
|
|
|
|
|
- Câu lạc bộ
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sân thể thao
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bể bơi
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sân vận
động
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khác
|
|
|
|
|
|
|
……, ngày … tháng … năm …..
Người lập biểu
(Ký, họ và
tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và
tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và
tên, đóng dấu)
|
Biểu số 10/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: 17/12
|
Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ
|
BÁO
CÁO CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Năm
TT
|
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Thực hiện năm trước
|
Tỷ lệ (%)
|
Kế hoạch
|
Thực hiện
|
Thực hiện năm báo cáo so với kế hoạch
|
Thực hiện năm báo cáo so với năm
trước
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
I
|
Tổng thu
|
|
|
|
|
|
1
|
Ngân sách Nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
- Kinh phí chi thường xuyên đào tạo
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Cấp cho chi lương và các khoản có tính chất lương
|
|
|
|
|
|
|
- Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
|
|
|
|
|
|
|
- Kinh phí khác
|
|
|
|
|
|
2
|
Từ các nguồn khác
|
|
|
|
|
|
|
- Thu học phí, lệ phí (tính
cả hợp đồng đào tạo)
|
|
|
|
|
|
|
- Thu dịch vụ, hợp đồng (Không tính hợp đồng đào tạo)
|
|
|
|
|
|
|
- Thu các dự án vay nợ, viện trợ
|
|
|
|
|
|
|
- Thu khác
|
|
|
|
|
|
II
|
Tổng chi
|
|
|
|
|
|
1
|
Chi thường xuyên
|
|
|
|
|
|
|
- Chi lương và các khoản có tính chất lương
|
|
|
|
|
|
|
- Chi hoạt động giảng dạy đào tạo
|
|
|
|
|
|
2
|
Chi cho các chương trình mục tiêu
|
|
|
|
|
|
|
- Chi cho sửa chữa thường xuyên
và sửa chữa lớn
|
|
|
|
|
|
|
- Chi mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo
|
|
|
|
|
|
3
|
Chi xây dựng cơ bản
|
|
|
|
|
|
4
|
Chi dự án vay nợ, viện trợ
|
|
|
|
|
|
5
|
Chi khác
|
|
|
|
|
|
……, ngày … tháng … năm …..
Người lập biểu
(Ký, họ và
tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và
tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và
tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 3
GIẢI
THÍCH HỆ THỐNG BIỂU
MẪU BÁO CÁO
TRONG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THUỘC BỘ CÔNG
THƯƠNG
(Ban hành
kèm theo Thông tư
số 21/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Thực hiện vốn đầu tư phát triển
1.1. Khái niệm
- Vốn đầu tư là vốn bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư của Nhà trường, dự án như đầu tư cho xây dựng cơ bản
(XDCB), mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định (TSCĐ), bổ sung thêm vốn lưu động; từ nguồn vốn tự có của Nhà trường,... nhằm sau một chu kỳ hoạt
động, hoặc sau một thời gian nhất định thu về một giá trị lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu.
- Thực hiện vốn đầu tư phát triển: vốn đầu tư phát triển là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc
duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần
trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
1.2. Phạm vi
Trong chế độ này, vốn đầu tư của Nhà trường, dự án
quy định chi gồm các yếu tố sau:
- Vốn đầu tư với mục đích tăng
thêm tài sản cố định của Nhà trường, dự án thông qua hoạt động XDCB (kể cả vốn thiết bị và vốn
đầu tư mua sắm phương tiện vận tải,
máy móc thiết bị lẻ không qua đầu tư XDCB).
- Vốn đầu tư khác cho hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ và nguồn nhân lực.
- Các dự án, vốn đầu tư trong năm bao gồm cả các khoản đầu tư mang tính chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc quyền sở
hữu giữa các cá nhân, các đơn vị,
các tổ chức trong nội bộ nền kinh
tế. Cụ thể là vốn đầu tư trong năm của
Nhà trường, dự án được tính cả tiền
mua quyền sử dụng đất, tiền mua các thiết bị,
nhà cửa, kho tàng đã qua sử dụng của
đơn vị, cá nhân trong nước.
1.3. Phương pháp tính
1.3.1. Chia theo khoản mục đầu tư:
Vốn đầu tư phát triển bao gồm:
- Vốn đầu tư vào xây dựng: Là khoản đầu tư làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, bao gồm vốn đầu tư xây dựng mới
nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản
và đầu tư cho sửa chữa lớn tài sản cố dịnh (tức là những chi phí bằng tiền để mở rộng, xây dựng lại, khôi phục
hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định của nền kinh tế). Toàn bộ chi phí cho việc thăm dò, khảo sát thiết kế
và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc
thiết bị cũng được tính vào khoản
mục này.
- Vốn
đầu tư phát triển khác: Bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố là tăng tài sản cố định, tài sản lưu động còn yếu tố tăng nguồn lực khác như: nâng cao
dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các
chương trình phòng chống tệ nạn xã hội
và các chương trình phát triển khác như chương trình mục tiêu quốc gia nhằm
nâng cao sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình; Chương trình bảo vệ động
vật quý hiếm; Chương trình phổ cập giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực;
Chương trình xóa đói giảm nghèo,…
Vốn đầu tư phát triển còn bao gồm cả vốn
chi mua các tài sản quý hiếm, dự trữ vàng dưới dạng hàng hoá.
Vốn đầu tư thực hiện thường thông qua các dự án đầu tư và các chương trình mục tiêu với mục đích làm tăng tài sản cố định,
tài sản lưu động.
1.3.2. Chia theo nguồn vốn
- Vốn ngân sách nhà nước: là vốn đầu tư do ngân sách nhà nước
(gồm: Ngân sách nhà nước trung ương, ngân sách nhà nước địa phương,) cấp cho
các trường.
- Trái phiếu Chính phủ: là nguồn vốn do Chính phủ phát hành trái phiếu nhằm mục
đích đầu tư cho các công trình xây dựng và các công trình nhằm phát triển sản xuất.
- Vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: là nguồn vốn mà các trường
có thể được vay hưởng lãi suất ưu đãi hoặc không có lãi suất để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực chương
trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư đảm bảo hoàn trả được vốn vay
- Vốn
tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: là vốn mà các trường vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính...) hoặc định chế tài chính được chỉ định (do Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ bảo lãnh).
- Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA): là nguồn vốn được hình
thành từ hoạt động hợp tác phát triển
giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức
tài trợ song
phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ. ODA gồm có: Cho vay
không hoàn lại, vay ưu đãi và hỗn hợp.
* ODA cho vay không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ.
* ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều
kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là
“thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối
với các khoản vay không ràng buộc;
* ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không
hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối
với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
ODA trong nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển là khoản
vay phải hoàn trả theo các điều kiện ưu đãi nêu trên.
- Vốn vay thương mại: là số tiền đầu tư mà Nhà trường đi vay từ các tổ
chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã tính ở mục trên), vay các ngân hàng nước
ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức và cá nhân dân cư khác, vay của công ty mẹ...
- Vốn huy động: là nguồn vốn được hình thành từ vốn tích lũy thuộc sở
hữu của Nhà trường trích ra để đầu
tư, từ thanh lý tài sản, từ nguồn vốn khấu hao TSCĐ, từ các quỹ của Nhà trường,
từ hình thức huy động vốn cổ phần,
vốn góp liên doanh của các bên đối tác liên doanh, từ các nguồn quà biếu, quà tặng
cho Nhà trường.
1.4. Nguồn số liệu
Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc Bộ Công
Thương quản lý (sau đây gọi tắt là
các Trường).
2. Lao động và thu nhập
2.1. Khái niệm
- Lao động của Nhà trường là tổng số lao động mà nhà trường trực tiếp quản
lý, sử dụng và trả lương.
- Tổng số lao động thời điểm là
tổng số lao động tại tất cả các chức danh tại thời điểm báo cáo. Số lao động thời điểm cuối kỳ là số
lao động của Nhà trường tại thời điểm 30/6 (đối với báo cáo 6 tháng) và tại
thời điểm 31/12 (đối với báo cáo
năm). Trong đó, ghi riêng số lao động nữ và lao động cơ hữu, hợp đồng.
- Số lao động tăng trong kỳ: là số lao động do Nhà trường tuyển mới trong kỳ báo cáo (kể cả có hợp đồng và không có hợp
đồng).
- Số lao động giảm trong kỳ: là
số lao động trong danh sách quản
lý và trả lương trong kỳ của Nhà trường thực
tế giảm dưới các hình thức như: Nghỉ hưu, cho nghỉ việc do kết thúc hợp đồng,
sa thải,...
- Lao động không có nhu cầu sử dụng có đến cuối kỳ:
ghi sổ lao động không có nhu cầu sử dụng có đến cuối kỳ báo cáo nhưng Nhà trường
chưa giải quyết được.
- Tổng thu nhập của người lao động, bao gồm tiền lương và các khoản có
tính chất lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương và các khoản thu nhập khác.
- Lương và các khoản có tính chất lương là khoản tiền được trả cho thời gian làm việc
bình thường, bao gồm lương cơ bản, tiền trợ cấp sinh hoạt và các khoản trợ
cấp thường xuyên khác.
- Bảo hiểm xã hội trả thay lương là
khoản bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động của Nhà trường trong thời gian nghỉ ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, ...
- Các khoản thu nhập khác bao gồm các
khoản chi mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của Nhà trường hoặc từ
các dịch vụ khác.
- Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc là tổng số tiền thu nhập
thực tế tính bình quân một lao động đang làm việc.
2.2. Phạm vi
- Số lao động của Nhà trường chỉ tính những lao động trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương, những lao động sau
đây không tính vào lao động của Nhà
trường:
+ Giảng viên trợ giảng mà Nhà trường không phải trả lương và sinh hoạt phí.
+ Học sinh, sinh viên của các trường đào tạo, dạy
nghề gửi đến thực tập mà Nhà trường không phải trả lương và sinh hoạt phí.
+ Phạm nhân của các trại gửi đến lao động
cải tạo.
+ Những người làm công tác chuyên trách Đảng, đoàn thể
do quỹ Đảng, đoàn thể trả lương.
- Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như
lương, gồm:
+ Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền
thưởng trong lương;
+ Các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí như phụ
cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, ăn giữa ca (trường hợp
thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài
không tính vào yếu tố này), trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên,
không thường xuyên khác cho người lao động. Bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: thực phẩm,
đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động).
Một số chi phí liên quan trực tiếp đến người lao động
nhưng không được tính là thu nhập của người lao động như chi phí về quần
áo bảo hộ lao động, đào tạo, tuyển mộ, chi phí
vui chơi giải trí, tham quan, du lịch, chi phí cho ô tô đưa đón công nhân hàng ngày,...
Chỉ tiêu lao động và thu nhập được ghi theo Danh mục
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 - cấp 1 (Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày
23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống
ngành kinh tế của Việt Nam 2007).
2.3. Phương pháp tính
Số liệu lao động - thu nhập lấy theo số phát sinh
trong kỳ của trường, trong đó số thu nhập là số phải thanh toán cho người lao động
trong kỳ, cho dù khoản đó đã được thanh toán hay còn nợ người lao động.
Các khoản trả cho người lao động bằng hiện vật được
tính theo giá mà sổ sách kế
toán đã thực hiện.
2.4. Nguồn số liệu
Sổ sách theo dõi lao động, hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng lương, báo cáo lao động thu nhập của các Trường.
3. Số học viên, sinh viên, học sinh
3.1. Khái niệm
- Số học viên, sinh viên, học sinh là quy mô người học có tên trong danh sách, đang theo học tất cả
các khóa học theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau.
- Số sinh viên, học sinh tuyển mới
là số sinh viên, học sinh được tuyển vào năm đầu tiên của khóa
học theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau. Chỉ tính số thực tế nhập học, không tính theo số có giấy báo gọi.
- Số học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp là số học viên, sinh viên, học sinh đã học
hết chương trình đào tạo, đã dự thi tốt nghiệp
hoặc bảo vệ đề tài và được cấp bằng hoặc chứng chỉ theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau.
3.2. Phạm vi
- Số học viên, sinh viên, học sinh tại thời điểm báo cáo gồm tổng số học viên, sinh
viên, học sinh thực tế đang theo học tất cả các khóa học theo các loại hình và
hình thức đào tạo khác nhau tại trường tại thời điểm báo cáo.
- Số học viên, sinh viên, học sinh tuyển mới gồm tổng số học viên, sinh viên, học
sinh được tuyển mới và thực tế nhập học trong năm báo cáo.
- Số học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp bao gồm tổng số học viên, sinh viên, học
sinh tốt nghiệp trong năm báo cáo.
3.3. Phương pháp tính
- Số học viên, sinh viên, học sinh tại thời điểm báo cáo được phân bổ thành:
+ Số học viên, sinh viên, học sinh phân theo hình thức
đào tạo được tính là số lượng sinh viên, học sinh ở từng trình độ Sau đại học, Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề và
được ghi chi tiết theo các hình thức đào tạo sau:
Đối với đào tạo Sau đại học gồm: đào tạo tập trung, không tập trung
Đối với đào tạo Đại học gồm: hệ chính quy, cử tuyển, vừa làm vừa học, bằng hai, liên thông, liên kết đào tạo, đào tạo từ xa,
đào tạo quốc tế và sinh viên nước ngoài.
Đối với đào tạo Cao đẳng gồm: hệ chính quy, cử tuyển, vừa làm vừa học, liên thông, liên kết đào tạo,
đào tạo quốc tế và sinh viên nước ngoài.
Đối với đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp gồm: hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên kết
đào tạo.
Đối với đào tạo Dạy nghề: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, dạy nghề ngắn
hạn dưới 12 tháng.
+ Số học
viên, sinh viên, học sinh phân theo ngành đào tạo được tính là số lượng sinh viên, học
sinh ở từng trình độ Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề và được ghi chi tiết
theo Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam cấp 2 ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ.
+ Ngoài ra, số học viên, sinh viên, học sinh phân bổ theo năm đào tạo, dân tộc, giới tính.
- Số học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp được tính là số học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp
trong năm báo cáo ở các trình độ Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề và được phân
bổ theo hình thức đào tạo, ngành đào tạo, xếp loại tốt nghiệp, dân tộc và giới tính.
3.4. Nguồn số liệu
Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.
4. Cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đào tạo
4.1. Khái niệm
- Ban Giám hiệu gồm hiệu trưởng và các phó hiệu
trưởng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
- Cán bộ quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều
hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong Nhà trường.
- Viên chức phục vụ là những người được tuyển dụng vào các vị trí công tác chuyên môn tại Phòng chức
năng, Khoa, Bộ môn..., không trực tiếp giảng dạy hoặc
có thời gian giảng dạy dưới 50% thời gian làm việc tại trường.
4.2. Phạm vi
Cán bộ quản
lý, viên chức phục vụ đào tạo của Trường bao gồm:
- Ban Giám hiệu nhà
trường
- Cán bộ hành chính, nghiệp vụ
- Viên chức phục vụ
4.3. Phương pháp tính
Cán bộ quản
lý, viên chức phục vụ đào tạo được tính tại thời điểm báo cáo và được phân tổ theo chức danh đảm nhận (Ban Giám hiệu nhà trường; Cán bộ
hành chính, nghiệp vụ; Nhân viên phục vụ); trong đó ghi tổng số cán bộ, viên chức
kiêm nhiệm công tác giảng dạy.
4.4. Nguồn số liệu
Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.
5. Nhà giáo
5.1. Khái niệm
Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong nhà trường. Nhà giáo giảng dạy tại các trường
trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề được gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy
tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng được gọi là giảng viên.
5.2. Phạm vi
- Nhà giáo bao gồm những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó
bộ môn; các chủ nhiệm; phó chủ nhiệm
khoa... kể cả những người đang trong thời kỳ tập sự có thời gian giảng dạy trên
50% thời gian làm việc.
- Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, giám đốc Cơ sở, các trưởng, phó phòng, các cán bộ
làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên
quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giảng viên,
giáo viên giảng dạy.
5.3. Phương pháp tính
Giảng viên, giáo viên được tính tại thời điểm báo cáo
và được phân tổ theo biên chế, theo danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, theo học hàm và theo trình độ chuyên môn.
- Giảng viên, giáo viên phân tổ theo biên chế:
+ Cơ hữu: Là những giảng viên, giáo
viên thuộc biên chế nhà nước, tham gia giảng dạy lâu dài tại nhà trường và được
hưởng lương từ ngân sách sự nghiệp.
+ Hợp đồng: Là những giảng viên, giáo viên không thuộc biên chế nhà nước của trường, chỉ giảng dạy
tại trường theo hợp đồng. Khi kết thúc hợp đồng, những giảng viên, giáo viên này
sẽ không giảng dạy tại trường nữa hoặc tiếp tục giảng dạy trên cơ sở một hợp đồng (gia hạn) khác. Giảng
viên, giáo viên theo hợp đồng không hưởng lương từ ngân sách sự nghiệp.
- Giảng viên phân tổ theo danh hiệu Nhà giáo
nhân dân, Nhà giáo ưu tú là số lượng giảng viên được Nhà nước phong tặng danh
hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
- Giảng viên phân tổ theo học hàm là số lượng giảng viên có học hàm giáo sư hoặc phó giáo sư
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về
tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
- Giảng viên, giáo viên phân tổ theo trình độ chuyên môn: là số lượng giảng
viên, giáo viên được phân tổ ở các
trình độ chuyên môn khác nhau.
- Trình độ chuyên môn của giảng viên, giáo viên là trình độ theo bằng cấp cao nhất
được ngành Giáo dục cấp (không lấy
theo trình độ tương
đương), được xếp
theo 5 nhóm: Tiến sỹ, Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng
và trình độ chuyên môn khác.
5.4. Nguồn số liệu
Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.
6. Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng
6.1. Khái niệm
Giảng
viên, giáo viên thỉnh giảng; là
các nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được cơ sở giáo dục mời đến:
- Giảng dạy các môn học, học phần
được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung
cấp chuyên nghiệp và đại học;
- Giảng dạy các chuyên đề;
- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham
gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
- Tham gia xây dụng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách
tham khảo.
6.2. Phạm vi và phương pháp tính
Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng được tính là tổng số giảng viên, giáo viên thỉnh giảng tại trường trong năm báo
cáo.
6.3. Nguồn số liệu
Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.
7. Cơ sở
vật chất của trường
7.1. Khái niệm
Cơ sở vật chất của trường là toàn bộ tài sản, đất
đai, máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của trường.
7.2. Phạm vi
Trong chế độ báo cáo này, báo cáo thống kê cơ sở vật chất của trường bao gồm các yếu tố sau:
- Diện tích đất quản lý: là tổng số diện
tích đất thuộc quyền quản lý của Nhà trường tính đến thời điểm báo
cáo hàng năm.
- Diện tích sàn xây dựng: là tổng số diện tích Nhà trường
đã xây dựng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và các hoạt động khác thuộc phạm vi Nhà trường
tính đến thời điểm báo cáo hàng năm, bao gồm:
+ Giảng đường/phòng học: là nơi tổ chức hoạt động giảng
dạy trong trường
học.
+ Văn phòng: là nơi làm việc của cán bộ quản lý, nghiệp
vụ, phục vụ đào tạo và Nhà giáo ngoài thời gian giảng
dạy.
+ Thư viện: là nơi để tài liệu, giáo trình, sách,
báo, tạp chí..., có người quản lý để
giáo viên, sinh viên, học sinh đến mượn, đọc và nghiên cứu.
+ Phòng thí nghiệm; vườn thí nghiệm; xưởng thực tập, thực hành: là nơi thực hiện
các thí nghiệm, thực tập, thực hành các nội dung học và được sử dụng trong giờ
thực hành của học sinh, sinh viên.
+ Ký túc xá: là nơi ở của sinh viên, học sinh trong quá trình tham gia học tập tại
trường.
+ Diện tích khác: Hội trường, câu lạc bộ, sân thể thao, bể bơi, sân vận động
7.3. Phương pháp tính
Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất của trường được tính theo diện tích (m2) và số phòng thực có tính tại thời điểm
báo cáo hàng năm.
7.4. Nguồn số liệu
Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.
8. Tổng thu
8.1. Khái niệm
Tổng thu
là tổng giá trị các khoản làm tăng lợi ích kinh tế dưới hình thức các khoản tiền thu về từ các nguồn thu khác
nhau trong kỳ kế toán.
8.2. Phạm vi
Tổng thu bao gồm: Thu từ ngân sách nhà nước và thu từ các nguồn khác
- Thu từ ngân sách nhà nước: bao gồm kinh phí chi thường xuyên đào tạo,
kinh phí các chương trình mục tiêu
quốc gia, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, kinh
phí khác.
- Thu từ các nguồn khác: bao gồm thu học phí, lệ phí; thu dịch vụ, hợp đồng; thu các dự án vay nợ, viện trợ;
thu khác.
8.3. Phương pháp tính
Tổng thu
được tính bằng tổng số tiền mà Trường nhận được từ các nguồn
thu trong một năm báo cáo.
8.4. Nguồn số liệu
Bảng cân đối kế toán của các Trường.
9. Tổng chi
9.1. Khái niệm
Tổng chi
là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế dưới hình thức
các khoản tiền chi ra trong kỳ kế toán.
9.2. Phạm vi
Tổng chi
bao gồm:
- Chi thường xuyên: chi lương và các khoản có tính chất lương, chi hoạt động giảng dạy đào tạo.
- Chi cho các chương trình mục tiêu: Chi cho sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn, chi mua sắm
trang thiết bị phục vụ đào tạo.
- Chi xây dựng cơ bản.
- Chi dự án vay nợ, viện trợ.
- Các khoản chi khác.
9.3. Phương pháp tính
Tổng chi
được tính bằng tổng số tiền nhà trường chi
cho các nội dung theo phạm vi tính trên đây trong năm báo cáo.
9.4. Nguồn số liệu
Bảng cân đối kế toán của các Trường.