BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
19/2009/TT-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2009
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, HÀNG
HÓA CẦN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRƯỚC KHI ĐƯA RA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng
11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học
và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ quy định các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa cần
tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này
quy định các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa cần tăng
cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Thông tư này
áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa (sau
đây viết tắt là doanh nghiệp) và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa có liên quan.
3. Thông tư này
không áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất, nhập khẩu phục vụ mục đích
quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang. Việc sản xuất, nhập khẩu sản phẩm,
hàng hóa này do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.
Điều
2. Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư
này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm,
hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hoá
nhóm 2) là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử
dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật,
thực vật, tài sản, môi trường.
2. Biện pháp
quản lý chất lượng (sau đây gọi tắt là biện pháp quản lý) là các biện pháp
kỹ thuật hoặc biện pháp khác ngoài kỹ thuật nhằm kiểm soát sản phẩm, hàng hoá về
chất lượng, an toàn, điều kiện sản xuất, điều kiện môi trường, điều kiện lưu
hành và các nội dung khác như ghi nhãn, xuất xứ.
3. Nhãn sinh
thái (hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) là các nhãn mác của sản phẩm,
dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường
hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nhãn sinh thái gồm 3 loại:
a) Nhãn kiểu I
là nhãn được chứng nhận, cấp cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất;
b) Nhãn kiểu II
là nhãn tự công bố, do các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu và
doanh nghiệp phân phối đưa ra dựa trên kết quả tự đánh giá hoặc đánh giá của
bên thứ ba;
c) Nhãn kiểu III
là nhãn tự nguyện của doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng
theo chương trình tự nguyện của ngành kinh tế và các tổ chức kinh tế đề xuất.
4. Phiếu an
toàn hóa chất là tài liệu do nhà cung cấp hoặc nhập khẩu hóa chất thiết lập,
được in bằng tiếng Việt với đầy đủ các thông tin sau:
a) Tên chính xác
của hóa chất công nghiệp nguy hiểm, mã số UN và mức độ nguy hiểm
của hóa chất;
b)
Các tính chất vật lý và hóa học;
c)
Các yêu cầu về đóng gói hóa chất được vận chuyển;
d)
Các biện pháp cần thiết trong trường hợp hóa chất bị rò rỉ;
đ)
Các yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong
trường hợp có tai nạn, sự cố;
e)
Hướng dẫn kỹ thuật và cảnh báo khi bảo quản, lưu giữ;
g)
Các chú ý khi vận chuyển và tiêu hủy;
h)
Các khuyến cáo về an toàn đối với người lao động.
Chương II
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
Điều 3. Các biện
pháp quản lý bắt buộc
Các biện pháp quản
lý được bắt buộc áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm,
hàng hóa nhóm 2 do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành bao gồm:
1. Các biện pháp
quản lý (công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy) quy định trong quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia, văn bản quy phạm pháp luật đối với sản phẩm, hàng hoá tương ứng do
các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành trong lĩnh vực được phân công quản lý.
Việc công bố hợp
quy, chứng nhận hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn,
chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết
định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ
Khoa học và Công nghệ.
2. Công bố tiêu
chuẩn áp dụng
Doanh nghiệp thực
hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá theo quy định tại Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Thực hiện ghi nhãn
Doanh nghiệp thực
hiện việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/6/2006 của Chính phủ quy định
về nhãn hàng hóa và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Riêng đối với
hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện thêm việc khai báo xuất xứ hàng
hóa và bảo đảm sự trung thực của việc khai báo. Việc xác định xuất xứ hàng hóa
được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP
ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng
hóa và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều
4. Các biện pháp quản lý bổ sung
Căn cứ vào tình
hình thực tế sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và nhu cầu quản lý,
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành văn bản quy định tiêu chí, lựa chọn một hoặc
các biện pháp quản lý bổ sung thích hợp dưới đây để áp dụng cho từng loại sản
phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 2 hoặc sản phẩm, hàng hóa không thuộc nhóm 2 trong phạm
vi được phân công quản lý:
1. Chứng nhận hợp
chuẩn
Sản phẩm, hàng
hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn do tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện
nhằm khẳng định sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn tiêu chuẩn quốc gia,
tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương ứng.
2. Chứng nhận về
EMC (Electromagnetic Compatibility)
Sản phẩm, hàng
hóa được chứng nhận về EMC do tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện nhằm khẳng định
các thiết bị, hệ thống thiết bị điện,điện tử hoạt động ổn định, không bị nhiễu
và không gây nhiễu có hại đến thiết bị, hệ thống thiết bị khác và bảo đảm an
toàn cho sức khỏe con người.
3. Chứng nhận sản
phẩm tiết kiệm năng lượng
Sản phẩm, hàng
hoá điện, điện tử được chứng nhận về tiết kiệm năng lượng do tổ chức chứng nhận
độc lập thực hiện. Trên nhãn sản phẩm cần ghi các thông tin về mức năng lượng
tiêu thụ và các quy định cụ thể giúp người sử dụng lựa chọn được sản phẩm có mức
tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn so với sản phẩm cùng loại.
4. Chứng nhận sản
phẩm được lưu thông hợp pháp (Certificate of Free Sale-CFS)
Sản phẩm do cơ
quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hoá cấp giấy chứng nhận lưu thông hợp
pháp nhằm khẳng định sản phẩm đó đã đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ,
môi trường theo quy định.
5. Chứng nhận hệ
thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn ISO 9001
Việc chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện nhằm chứng
tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn ISO 9001.
6. Chứng nhận hệ
thống quản lý môi trường phù hợp tiêu chuẩn TCVN
ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn ISO 14001
Việc chứng nhận
hệ thống quản lý môi trường do tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện nhằm chứng
tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý môi trường phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn ISO 14001.
7. Dán nhãn sinh
thái
Doanh nghiệp thực
hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm, hàng hoá của mình và phải bảo đảm tính
trung thực của nhãn.
8. Phiếu an toàn
hóa chất
Doanh nghiệp có
hóa chất cần vận chuyển phải có phiếu an toàn hóa chất và phải bảo đảm tính
trung thực của phiếu này.
9.
Chứng nhận hệ thống quản lý khác
a) Đối với sản
phẩm thực phẩm, thủy sản, yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
(HACCP, ISO 22000);
b) Đối với sản
phẩm dệt may, yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội (SA 8000)
hoặc hệ thống quản lý về an toàn sức khỏe nghề nghiệp (ISO 18000/OHSAS 18000);
c) Đối với sản
phẩm thiết bị y tế, yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý về thiết bị y tế (ISO
13485);
d) Đối với sản
phẩm ô tô, yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý về công nghiệp ô tô (ISO/TS 16949);
đ) Đối với sản
phẩm nông nghiệp, yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn về thực hành tốt GlobalGAP (Good
Agricultural Practices) hoặc VietGAP;
e) Đối với sản
phẩm thuốc, mỹ phẩm, yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn về thực hành tốt GMP (Good
Manufacturing Practices), GHP (Good Hygienic Practices);
g) Đối với sản phẩm
thú y, yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn về thực hành tốt GVP (Good Veterinary
Practices).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Hiệu
lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Tổ
chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học
và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để
xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu VT, TĐC.
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Thắng
|