BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/2014/TT-BCT
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 06 năm 2014
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT THUỐC NỔ CÔNG NGHIỆP
BẰNG THIẾT BỊ DI ĐỘNG
Căn cứ Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị
định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm
2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số
54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của
Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn
và Môi trường công nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
an toàn trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động”.
Ký hiệu QCVN 01 : 2014/BCT.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02
tháng 02 năm 2015.
2. Đối với thiết bị di động sản xuất thuốc nổ công nghiệp thuộc tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
vật liệu nổ công nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của Quy chuẩn QCVN 01:
2014/BCT phải thực hiện các quy định của Quy chuẩn này trước ngày 30 tháng 6
năm 2016.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công
nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Các Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATMT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Dương Quang
|
QCVN 01:2014/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT THUỐC NỔ CÔNG NGHIỆP BẰNG THIẾT
BỊ DI ĐỘNG
National
technical regulation on safety in the manufacturing of industrial explosives by
mobile equipments
Lời nói đầu
QCVN 01 : 2014/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về an toàn sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động
biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa
học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 18/2014/TT-BCT
ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
MỤC
LỤC
Đề mục
|
Nội dung
|
Trang bìa
|
|
Lời nói đầu
|
|
Mục lục
|
|
Mục 1
|
Quy định chung
|
Điều 1
|
Phạm vi điều chỉnh
|
Điều 2
|
Đối tượng áp dụng
|
Điều 3
|
Giải thích từ ngữ
|
Điều 4
|
Tài liệu viện dẫn
|
Mục 2
|
Quy định về kỹ thuật
|
Điều 5
|
Yêu cầu về xe ô tô lắp đặt thiết bị sản xuất thuốc
nổ công nghiệp
|
Điều 6
|
Yêu cầu về vật liệu chế tạo thiết bị sản xuất thuốc
nổ công nghiệp
|
Điều 7
|
Yêu cầu về máy bơm và vít tải
|
Điều 8
|
Yêu cầu về thùng chứa nguyên liệu sản xuất thuốc
nổ công nghiệp
|
Mục 3
|
Quy định về an toàn trong sản xuất thuốc nổ
công nghiệp bằng thiết bị di động
|
Điều 9
|
Quy định chung về an toàn trong sản xuất thuốc nổ
công nghiệp bằng thiết bị di động
|
Điều 10
|
Bảo quản hàng nguy hiểm trên thiết bị sản xuất
thuốc nổ công nghiệp
|
Điều 11
|
Quy định về phòng cháy chữa cháy
|
Điều 12
|
Quy định đối với người tham gia vận hành thiết bị
di động sản xuất thuốc nổ công nghiệp
|
Điều 13
|
Quy định đối với vận hành
|
Điều 14
|
Quy định về kiểm định
|
Mục 4
|
Quy định về quản lý
|
Điều 15
|
Công bố hợp quy
|
Điều 16
|
Phương thức chứng nhận sự phù hợp
|
Mục 5
|
Tổ chức thực hiện
|
Điều 17
|
Tổ chức thực hiện
|
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ
AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT THUỐC NỔ CÔNG NGHIỆP BẰNG THIẾT BỊ DI ĐỘNG
National technical
regulation on safety in the manufacturing of industrial explosives by mobile
equipments
Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật đối
với thiết bị di động để sản xuất thuốc nổ công nghiệp và yêu cầu về an toàn
trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
có hoạt động liên quan đến sử dụng thiết bị di động để sản xuất thuốc nổ công
nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Thuốc nổ công nghiệp là thuốc nổ thuộc
Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại
Việt Nam.
2. Thiết bị di động để sản xuất thuốc nổ công
nghiệp là tổ hợp của các thiết bị chứa, trộn và chuyển nạp nguyên liệu thuốc
nổ công nghiệp rời, lắp trên ô tô.
3. Bộ trích công suất (power take off) là cơ
cấu dẫn động từ động cơ chính của ô tô đến các động cơ phụ trợ dùng để trộn,
chuyển nạp thuốc nổ.
4. Động cơ chính là động cơ dẫn động hệ thống
truyền lực của phương tiện để di chuyển.
5. Động cơ phụ là động cơ dẫn động hệ thống
trộn thuốc nổ.
6. Các chất phụ gia là các chất được bổ sung
trong quá trình trộn nhằm cải thiện các đặc tính của thuốc nổ như độ nhớt, độ
pH, tạo gen, nhạy nổ.
Điều 4. Tài liệu viện dẫn
1. QCVN 02:2008/BCT:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và
tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
2. QCVN 09:2011/BGTVT:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
đối với ô tô.
Mục 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Điều 5. Yêu cầu về xe ô tô lắp
đặt thiết bị sản xuất thuốc nổ công nghiệp
1. Ô tô sử dụng để lắp đặt thiết bị sản xuất thuốc
nổ công nghiệp phải là phương tiện đáp ứng các yêu cầu và đảm bảo an toàn theo
quy định hiện hành của pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Chỉ sử dụng ô tô có động cơ chính dùng nhiên liệu
Diesel hoặc điện và phải tuân thủ Quy chuẩn số QCVN
09:2011/BGTVT.
3. Trường hợp sử dụng động cơ phụ để trộn thuốc nổ,
di chuyển thiết bị, động cơ phụ phải được lắp đặt ở vị trí thỏa mãn các yêu cầu
sau:
a) Phải che các bộ phận của động cơ và ống xả tại
các vị trí mà nguyên liệu và thuốc nổ có thể rơi vào;
b) Khí xả phải được thoát
ra ở vị trí cách xa các thùng chứa nguyên liệu với độ cao lớn hơn phần cao nhất
của thiết bị trộn và các thùng chứa;
c) Động cơ phụ phải là loại sử dụng nhiên liệu
Diesel hoặc động cơ điện.
4. Ống xả của động cơ chính phải được lắp đặt theo
chiều thẳng đứng ở phía sau buồng lái và được che bằng lưới kim loại; ống xả,
hướng xả của động cơ phụ trợ phải đặt
cách xa người, thuốc nổ công nghiệp và thiết bị sản xuất thuốc nổ công nghiệp.
5. Điện áp danh định của nguồn ắc quy dùng trong xe
không được lớn hơn 24V; phải lắp đặt công tắc tổng là loại phòng nổ, chống nước ở vị trí dễ dàng cho việc thao tác để cắt mạch
điện từ phía sau cabin (trừ mạch điện để động cơ hoạt động). Tất cả thiết bị có
vỏ là kim loại được lắp đặt trên thiết bị sản xuất thuốc nổ di động phải được
liên kết với nhau và nối đất.
6. Bảng điều khiển hệ thống phối trộn và nạp thuốc
nổ xuống lỗ khoan phải được thiết kế và bố trí để thuận tiện cho người vận
hành.
Điều 6. Yêu cầu về vật liệu chế
tạo thiết bị sản xuất thuốc nổ công nghiệp
Không được sử dụng kim loại là đồng, kẽm hoặc hợp
kim của chúng để chế tạo các bộ phận, chi tiết của thiết bị sản xuất thuốc nổ
công nghiệp tiếp xúc hoặc có khả năng tiếp xúc với Amôni Nitrat.
Điều 7. Yêu cầu về máy bơm và
vít tải
1. Máy bơm, vít tải vận chuyển và các phụ kiện khác
kèm theo phải được thiết kế phù hợp, chế tạo bằng vật liệu tương thích với sản
phẩm vận chuyển, có dải lưu lượng phù hợp với yêu cầu và đảm bảo ngăn chặn sự
xâm nhập của các vật lạ (có thể sử dụng bộ lọc hoặc tấm chắn tại cửa hút của
máy bơm hoặc thùng chứa nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất).
2. Máy bơm được sử dụng
để bơm chuyển nhũ tương và chất hòa tan phải có hệ thống bảo vệ để phát hiện và
ngăn ngừa việc tăng áp đột ngột trong bơm, đường ống hoặc khi bơm chạy khô (bơm
chạy không có môi chất). Các thiết bị của hệ thống bảo vệ ít nhất phải có: Cảm
biến và hiển thị lưu lượng; nhiệt kế; cảm biến và cảnh báo áp suất cao; cảm biến
và cảnh báo áp suất thấp; thiết bị bảo vệ quá áp suất; thiết bị đếm thời gian.
Hệ thống bảo vệ cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
a) Báo động sự quá nhiệt tại đầu hút, đầu đẩy và
trong thân của máy bơm;
b) Báo động sự quá áp hoặc thấp áp đầu đẩy của máy
bơm;
c) Bảo vệ sự quá áp suất tại đầu đẩy của máy bơm;
d) Kiểm soát mức nguyên liệu của phễu cung cấp;
đ) Đếm ngược thời gian tự động tắt hệ thống.
3. Vít tải
a) Không sử dụng vít tải loại trục rỗng. Trường hợp
đặc biệt nếu sử dụng vít tải có trục rỗng, phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Ngăn chặn sự tăng áp suất trong trục và không cho
Amôni Nitrat xâm nhập vào trong trục;
- Kiểm tra và vệ sinh các bộ phận rỗng trước khi tiến
hành các công việc bảo dưỡng hoặc các hoạt động liên quan đến hàn, cắt, gia nhiệt.
b) Ổ đỡ của vít tải phải đặt bên ngoài khoang trộn
để không gây ảnh hưởng đến nguyên liệu và sản phẩm hoặc mất an toàn khi ổ đỡ bị
sự cố, hư hỏng.
c) Phải lắp đặt cánh gạt ngược tại cuối vít tải để
tạo hướng ra cho sản phẩm từ cuối vít tải.
Điều 8. Yêu cầu về thùng chứa
nguyên liệu sản xuất thuốc nổ
Thùng chứa được thiết kế phù hợp với quy định về
phương tiện chứa trong vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ quy định tại Thông tư số 44/2012/TT-BCT
ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định Danh mục hàng công nghiệp
nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp
nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy
nội địa và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Chế tạo chắc chắn và đảm bảo an toàn khi tham
gia giao thông trong điều kiện bình thường.
2. Các thùng chứa chất lỏng phải lắp đặt ống thông
hơi để ngăn chặn áp suất nội tại làm đứt gãy thân thùng chứa. Đối với thùng chứa
dầu (chất dễ cháy) ống thông hơi phải lắp thiết bị thích hợp để làm kín thùng
chứa trong trường hợp xe ô tô bị lật.
3. Thùng chứa dầu nguyên liệu phải được chế tạo bằng
kim loại không bị ăn mòn do dầu và các đường ống nối với thùng chứa phải lắp đặt
van khóa.
4. Thùng chứa nguyên liệu thuốc nổ phải được chế tạo
bằng thép không gỉ, với thùng chứa Amôni Nitrat hoặc chất phụ gia phải có tấm
lưới bằng thép không gỉ (kích thước lỗ 25 mm x 25 mm) tại cửa nạp. Tất cả cửa nạp,
đầu ra của Amôni Nitrat phải lắp van khóa và được khóa trong khi tham gia giao
thông. Cửa nạp được thiết kế phải ngăn chặn được nước vào thùng chứa.
5. Bộ phận kính ngắm hiển thị mức chất lỏng phải được
làm bằng vật liệu chắc chắn và đàn hồi không bị lão hóa. Hai đầu của kính ngắm
hiển thị mức chất lỏng phải được lắp đặt van khóa, các van này luôn đóng trong
quá trình xe ô tô tham gia giao thông.
6. Các thùng nguyên liệu sản xuất thuốc nổ công
nghiệp phải có hệ thống các thanh bảo vệ tránh tác động từ bên ngoài và tuân thủ
các yêu cầu sau:
a) Các thùng chứa có kết cấu và gá lắp liên kết cố
định với xe ô tô, đảm bảo chắc chắn cho quá trình di chuyển của xe và đáp ứng
yêu cầu tại Quy chuẩn số QCVN 09:2011/BGTVT;
các quy định về vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ;
b) Khoảng cách tối thiểu giữa thùng chứa nguyên liệu
lỏng hoặc thùng chứa nguyên liệu rời lắp đặt trên xe ô tô với hệ thống các
thanh bảo vệ không được nhỏ hơn 150mm;
c) Không được liên kết trực tiếp các thanh bảo vệ
phía sau với thùng chứa nguyên liệu sản xuất thuốc nổ. Chiều rộng phần lắp
thanh bảo vệ phải bằng bề ngang của thùng chứa.
Mục 3: QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN TRONG
SẢN XUẤT THUỐC NỔ CÔNG NGHIỆP BẰNG THIẾT BỊ DỊ ĐỘNG
Điều 9. Quy định chung về an
toàn trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động
1. Ô tô sử dụng để lắp đặt thiết bị sản xuất thuốc
nổ công nghiệp phải có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa ứng
phó sự cố khẩn cấp trên đường vận chuyển theo đúng quy định về vận chuyển hàng
nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Chỉ được phép sản xuất thuốc nổ công nghiệp rời
nhóm 1.5 D trên thiết bị di động sản xuất thuốc nổ công nghiệp và tại các vị
trí được quy định trong Giấy phép sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
3. Trên mỗi thiết bị di động sản xuất thuốc nổ công
nghiệp phải có hướng dẫn vận hành với nội dung sau:
a) Các yêu cầu vận hành an toàn đối với thiết bị di
động sản xuất thuốc nổ công nghiệp;
b) Quy trình sản xuất thuốc nổ công nghiệp trên thiết
bị di động đã được phê duyệt;
c) Biện pháp phòng ngừa ứng cứu sự cố khẩn cấp của
thiết bị sản xuất thuốc nổ di động;
d) Phương án bảo vệ an ninh trật tự và biện pháp chữa
cháy, biện pháp xử lý, liên hệ và phối hợp với chính quyền địa phương trong các
trường hợp khẩn cấp khi phương tiện gặp sự cố trên đường khi vận chuyển vật liệu
nổ công nghiệp.
Điều 10. Bảo quản hàng nguy hiểm
trên thiết bị sản xuất thuốc nổ công nghiệp
1. Loại hàng nguy hiểm
Hàng nguy hiểm trên thiết bị di động sản xuất thuốc
nổ công nghiệp là các chất lỏng dễ cháy, các chất ô xy hóa, thuốc nổ công nghiệp,
bao gồm:
a) Dầu Diesel;
b) Chất ô xy hóa gồm Amôni Nitrat, dung dịch Amôni
Nitrat, hỗn hợp dung dịch Amôni Nitrat, các Nitrat vô cơ, các muối có tính oxy
hóa khác và nhũ tương nền;
c) Các chất phụ gia;
d) Kíp nổ và các thuốc nổ công nghiệp khác.
2. Yêu cầu về bảo quản
a) Các nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc nổ trên
thiết bị di động phải được chứa tại các thùng, khoang riêng biệt đảm bảo chắc
chắn, kín để không xảy ra việc trộn lẫn các chất trước khi sản xuất. Không được
phép sử dụng đường ống nối trực tiếp thùng chứa chất lỏng dễ cháy với thùng chứa
các chất ôxy hóa;
b) Trường hợp chứa kíp và thuốc nổ công nghiệp khác
trên thiết bị di động sản xuất thuốc nổ để
phục vụ thi công nạp nổ phải chứa ở những thùng, khoang riêng biệt và tuân thủ
quy định tại Phụ lục K, Quy chuẩn số QCVN
02:2008/BCT.
Điều 11. Quy định về phòng
cháy chữa cháy
Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu về phòng cháy chữa
cháy, đối với thiết bị di động sản xuất thuốc nổ công nghiệp phải trang bị thiết
bị chữa cháy tối thiểu theo bảng sau đây:
Vị trí
|
Yêu cầu tối thiểu
|
Trong cabin xe ô tô
|
01 bình bột chữa cháy loại ABC, 4kg; 01 bình khí
CO2 chữa cháy
|
Thiết bị sản xuất thuốc nổ di động sức chứa ≤
10.000 kg
|
02 bình bột chữa cháy loại ABC, 4kg
|
Thiết bị sản xuất thuốc nổ di động sức chứa >
10.000 kg
|
04 bình bột chữa cháy loại ABC, 4kg
|
Bình chữa cháy phải đặt tại các vị trí dễ dàng sử dụng
trong điều kiện vận hành bình thường và phải được kiểm định theo đúng quy định
của pháp luật hiện hành về phòng cháy, chữa cháy.
Điều 12. Quy định đối với người
tham gia vận hành thiết bị di động sản xuất thuốc nổ công nghiệp
Người vận hành thiết bị di động sản xuất thuốc nổ
phải được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định; tuân thủ
yêu cầu về đào tạo, huấn luyện kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy quy định
tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23
tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy. Người điều khiển
phương tiện, người áp tải phải tuân thủ quy định đào tạo, huấn luyện kỹ thuật
an toàn, phòng cháy chữa cháy về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ.
Điều 13. Quy định đối với vận
hành
1. Thao tác sản xuất thuốc nổ công nghiệp
a) Phải kiểm tra tình trạng của xe ô tô đảm bảo vận
hành an toàn khi làm việc. Các thiết bị đo được lắp đặt trên thiết bị di động sản
xuất thuốc nổ được hiệu chuẩn định kỳ, hiển thị chính xác;
b) Phải đảm bảo không được làm rơi, đổ, vỡ bao bì
chứa nguyên liệu khi chất tải lên các thùng chứa nguyên liệu của thiết bị di động
sản xuất thuốc nổ;
c) Phải kiểm tra hệ thống phối trộn, bơm vận chuyển
sản phẩm thuốc nổ (đầu hút, đầu đẩy, ống dẫn và trong thân của máy bơm) trước
khi chạy có tải đảm bảo hoạt động tốt, làm sạch nguyên liệu, thuốc nổ của hệ thống này và phễu chứa sản phẩm ngay sau khi
kết thúc sản xuất tại hiện trường;
d) Không được bơm chuyển sản phẩm thuốc nổ khi xe ô
tô đang di chuyển;
đ) Trường hợp thiết bị điều khiển bộ trích công suất
nằm ngoài cabin xe ô tô, chỉ được phép thao tác điều khiển bộ trích công suất để
vận hành phối trộn, bơm chuyển sản phẩm thuốc nổ khi xe ô tô đã dừng đỗ hẳn,
cài phanh và hộp số nằm tại vị trí số không (0).
2. Người vận hành phải trang bị đầy đủ phương tiện
bảo vệ cá nhân theo quy định, cấm sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân
đã bị hư hỏng.
Điều 14. Quy định về kiểm định
1. Các thùng chứa trên thiết bị di động sản xuất
thuốc nổ công nghiệp phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, định kỳ 05
(năm) năm hoặc sau khi sửa chữa. Nội dung kiểm định bao gồm: Kiểm tra sự phù hợp
với thiết kế, kiểm tra độ kín của thùng chứa.
2. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ
sinh lao động, thiết bị đo thuộc thiết bị di động sản xuất thuốc nổ công nghiệp
phải được kiểm định định kỳ theo quy định đối với thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn vệ sinh lao động, phương tiện đo.
3. Ô tô sử dụng để lắp đặt thiết bị sản xuất thuốc
nổ công nghiệp phải được kiểm định định kỳ theo quy định tại Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị di động sản xuất
thuốc nổ công nghiệp, tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn có trách nhiệm
thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 45/2013/NĐ-CP
ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Mục 4: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Điều 15. Công bố hợp quy
1. Thiết bị di động sản xuất thuốc nổ công nghiệp
phải được công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương
thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với các
quy định tại Mục 2 của Quy chuẩn này trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức
chứng nhận do Bộ Công Thương chỉ định.
2. Tổ hợp thiết bị di động sản xuất thuốc nổ công
nghiệp phải được gắn dấu hợp quy (CR) theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29
tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn.
Điều 16. Phương thức đánh giá
sự phù hợp
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương
thức thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 8 trong
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).
Mục 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý theo
quy định việc thực hiện Quy chuẩn này.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương chịu
trách nhiệm quản lý hoạt động chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; quản lý, kiểm tra hoạt động đánh giá sự phù hợp của các
tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
3. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn này
trên địa bàn và báo cáo tình hình thực hiện quy chuẩn cho Bộ Công Thương theo
quy định; tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.
4. Trường hợp các tài liệu viện dẫn trong Quy chuẩn
kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của
văn bản mới./.