Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 179/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn

Số hiệu: 179/2011/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 08/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Xử lý hàng hóa quá thời hạn khai hải quan

Ngày 08/12/2011, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 179/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan tại bến cảng mà chưa có người đến nhận quy định tại Điều 45 Luật hải quan và hàng hóa không có người nhận khác.


Theo đó, người vận chuyển có trách nhiệm khai báo cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập về danh sách vận đơn quá 90 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu nhập chưa có người nhận. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đối với hàng hóa bị thất lạc, hàng hóa bị gửi nhầm địa chỉ, hàng hóa quá thời hạn khai hải quan, Chi cục hải quan đăng tải thông tin 03 lần liên tiếp về lô hàng trên đài truyền hình, đồng thời niêm yết công khai tại Cục hải quan trong 180 ngày.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn thông báo, Cục trưởng Cục hải quan sẽ ra quyết định tịch thu và đề nghị xử lý hàng tồn đọng. Hình thức xử lý là tiêu hủy đối với hàng không còn giá trị sử dụng, tổ chức thanh lý đối với hàng hóa còn hạn sử dụng.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 22/01/2012.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 179/2011/TT-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ HÀNG HÓA BỊ TỪ BỎ, THẤT LẠC, NHẦM LẪN, QUÁ THỜI HẠN KHAI HẢI QUAN TẠI CẢNG BIỂN MÀ CHƯA CÓ NGƯỜI ĐẾN NHẬN QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 45 LUẬT HẢI QUAN VÀ HÀNG HÓA KHÔNG CÓ NGƯỜI NHẬN KHÁC

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;

Căn cứ Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan tại cảng biển mà chưa có người đến nhận quy định tại Điều 45 Luật hải quan và hàng hóa không có người nhận khác như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn trình tự xử lý đối với hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan và hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa; hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, ngoài lược khai không có người nhận (sau đây gọi tắt là hàng tồn đọng) lưu giữ tại cảng biển.

2. Hàng tồn đọng tại cảng sông quốc tế, cảng nội địa (ICD), địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) cũng xử lý tương tự theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Thông tư này không điều chỉnh đối với các trường hợp sau:

a) Hàng hóa do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam (thực hiện theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ);

b) Thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 29/11/2004 của liên Bộ Bưu chính Viễn thông - Bộ Tài chính);

c) Hàng hóa, hành lý, tài sản tồn đọng không có người nhận tại các cảng hàng không Việt Nam (thực hiện theo Thông tư số 33/2004/TT-BTC ngày 15/4/2004 của Bộ Tài chính);

d) Hàng tồn đọng trong kho ngoại quan (thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 195/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính);

đ) Hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận, hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa; hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, ngoài lược khai không có người nhận.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Hàng tồn đọng theo hướng dẫn tại Thông tư này bao gồm:

1. Hàng hóa bị từ bỏ:

a) Hàng hóa mà chủ hàng có văn bản thông báo việc từ bỏ; hoặc không đến nhận hoặc không hồi đáp sau khi đã được cơ quan hải quan thông báo;

b) Hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam bỏ lại cảng biển và người vận chuyển có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ.

2. Hàng hóa bị thất lạc:

a) Hàng hóa có địa chỉ nhận tại Việt Nam, bị thất lạc qua nước khác sau đó đưa về Việt Nam, không có người đến nhận;

b) Hàng hóa gửi đến nước khác, bị thất lạc đến Việt Nam, không có người đến nhận;

3. Hàng hóa bị gửi nhầm địa chỉ người nhận tại Việt Nam, không có người đến nhận.

4. Hàng hóa quá thời hạn khai hải quan được cơ quan hải quan thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không có người đến nhận.

5. Hàng hóa khác lưu giữ tại cửa khẩu không có người nhận:

a) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;

b) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, ngoài lược khai.

Chương II

THEO DÕI, THÔNG BÁO HÀNG TỒN ĐỌNG

Điều 4. Theo dõi, phân loại hàng tồn đọng

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi:

a) Theo dõi, thống kê, phân loại hàng tồn đọng theo Biểu mẫu 01/2011/TB-KB ban hành kèm Thông tư này.

b) Thông báo cho người nhận hàng hoặc Hãng tàu/Đại lý hãng tàu/doanh nghiệp giao nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

c) Thông báo tình hình hàng tồn đọng cho Chi cục hải quan quản lý (sau đây gọi tắt là Chi cục hải quan) định kỳ vào ngày 05 của tháng kế tiếp. Riêng đối với hàng hóa thuộc loại dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng sắp hết thời hạn sử dụng thì việc thông báo được thực hiện trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày người nhận hàng có văn bản thông báo việc từ bỏ hoặc kể từ ngày thứ 91 đối với hàng hóa lưu giữ tại khu vực cửa khẩu quá 90 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu dỡ hàng.

d) Bố trí địa điểm kho, bãi đảm bảo đáp ứng các điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ, bảo quản hàng tồn đọng trong thời gian chờ xử lý.

đ) Tham gia Hội đồng xử lý hàng hóa bị từ bỏ

2. Trách nhiệm của Hãng tàu/Đại lý hãng tàu/doanh nghiệp giao nhận (sau đây gọi tắt là người vận chuyển):

Người vận chuyển có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập về danh sách vận đơn quá 90 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu nhập, chưa có người nhận theo Biểu mẫu 01/2011/TB-KB ban hành kèm Thông tư này, kèm các chứng từ thông báo hàng đến cửa khẩu.

3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan:

a) Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi và người vận chuyển để tổng hợp, theo dõi, thống kê, phân loại và tổ chức giám sát lượng hàng tồn đọng (theo Biểu mẫu số 02/2011/TH-HQ ban hành kèm Thông tư này).

b) Làm thủ tục thông báo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Điều 5. Thủ tục thông báo

1. Đối với các lô hàng tồn đọng quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 3 Thông tư này:

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi về lô hàng tồn đọng tại khoản 2, 3, 4 Điều 3 Thông tư này, Chi cục hải quan quản lý đăng tải thông tin 03 lần liên tiếp về lô hàng trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình địa phương, Báo Hải quan, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở Chi cục hải quan; Thời hạn thông báo để người đến nhận hàng là 180 ngày kể từ ngày thông báo.

Đối với hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại thì thời hạn thông báo để người đến nhận hàng là 30 ngày và thông báo 02 lần liên tiếp.

2. Đối với hàng hóa không có người nhận khác quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 Thông tư này:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu dỡ hàng, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thông báo cho người nhận hàng/người vận chuyển đến nhận theo Biểu mẫu số 03/2011/TB-KB ban hành kèm Thông tư này; số lần thông báo là 02 lần trong thời hạn 30 ngày.

3. Quá thời hạn thông báo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu không có người đến nhận hàng thì Chi cục hải quan lập hồ sơ đề nghị xử lý theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư này.

4. Trong thời hạn thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục nhập khẩu và phải nộp tiền phạt do việc làm thủ tục hải quan không đúng thời hạn quy định theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các chi phí phát sinh do việc chậm nhận hàng. Trường hợp việc đăng ký tờ khai được thực hiện tại Chi cục hải quan khác, thì Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý hàng tồn biết để theo dõi và làm các thủ tục tiếp theo.

5. Các trường hợp không phải thông báo:

a) Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều 3 và điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư này;

b) Cơ quan hải quan xác định được hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, nhưng không phải là buôn lậu, gian lận thương mại;

c) Trường hợp yêu cầu phải xử lý khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra đối với hàng hóa, người và tài sản trong khu vực cảng biển thì Chi cục hải quan phối hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi và người vận chuyển báo cáo Cục trưởng Cục hải quan tiến hành xử lý theo quy định tại Thông tư này, không phải thông báo.

Chương III

TỊCH THU VÀ LẬP HỒ SƠ XỬ LÝ HÀNG TỒN ĐỌNG

Điều 6. Tịch thu và lập hồ sơ xử lý hàng tồn đọng

1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo (180 ngày hoặc 30 ngày) tại Điều 5 Thông tư này, Chi cục hải quan nơi có hàng tồn đọng lập hồ sơ, báo cáo Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục hải quan) ra quyết định tịch thu.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị xử lý hàng tồn đọng;

b) Bảng kê chi tiết về hàng hóa (tên hàng, số lượng cont, trọng lượng, tên/ địa chỉ người gửi, người nhận, tên phương tiện/ngày nhập cảnh, số/ngày vận đơn, nước xuất khẩu): 01 bản chính;

c) Công văn đề nghị đăng tải gửi Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình địa phương, Báo Hải quan, Báo Diễn đàn doanh nghiệp về lô hàng hoặc thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi cho người nhận hàng/ người vận chuyển: 01 bản sao của từng lần thông báo;

d) Văn bản thông báo từ bỏ hàng hoá hoặc chứng từ chứng minh việc từ bỏ hàng hóa của chủ hàng hoặc người vận chuyển (nếu có): 01 bản chính.

2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đề nghị xử lý của Chi cục hải quan, Cục trưởng Cục hải quan căn cứ quy định tại Điều 35 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này, ra Quyết định tịch thu số hàng tồn đọng (theo mẫu QĐ-34 - Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính ban hành kèm Nghị định 97/2007/NĐ-CP) và gửi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện, đồng thời có văn bản đề nghị Sở Tài chính thành lập Hội đồng xử lý hàng tồn đọng, gửi kèm Bảng kê chi tiết hàng tồn đọng.

Chương IV

XỬ LÝ HÀNG TỒN ĐỌNG

Mục 1. Trình tự xử lý hàng tồn đọng

Điều 7. Hội đồng xử lý

1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề nghị xử lý hàng tồn của Cục hải quan, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng tồn đọng.

Thành phần Hội đồng xử lý gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Sở Tài chính;

b) Phó chủ tịch Hội đồng: Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi;

c) Các thành viên:

c.1. Đại diện Cục Hải quan (Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý và Chi cục hải quan);

c.2. Đại diện hàng tàu/đại lý hãng tàu (nếu cần thiết);

c.3. Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành, như: Sở Tài nguyên môi trường, Chi cục kiểm dịch,.... (trường hợp việc xử lý hàng tồn đọng có liên quan đến môi trường, kiểm dịch,...)

2. Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch Hội đồng có thể giao doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi (Phó chủ tịch Hội đồng) tiến hành xử lý hàng tồn đọng theo hướng dẫn tại mục 1 Chương này, kết thúc xử lý phải có báo cáo cụ thể kết quả với Hội đồng.

3. Hội đồng xử lý được sử dụng con dấu của Sở Tài chính để thực hiện nhiệm vụ và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

4. Căn cứ vào tình hình thực tế hàng hóa tồn đọng tại khu vực cửa khẩu do đơn vị quản lý, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh, thành phố có thể thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hoá tồn đọng theo từng giai đoạn trong năm.

5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thấy cần thiết, Hội đồng xử lý có thể thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng (như: kiểm kê, phân loại hàng tồn, thư ký Hội đồng,...) hoặc thuê tổ chức giám định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để giám định chất lượng, làm cơ sở xây dựng phương án xử lý tài sản và xác định giá trị tài sản.

Điều 8. Kiểm kê, phân loại và ra quyết định xử lý hàng tồn đọng

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thành lập (hoặc 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, đề nghị xử lý hàng tồn của Cục hải quan đối với tỉnh, thành phố có Hội đồng thường trực), Hội đồng xử lý tiến hành:

1. Mở niêm phong hàng hoá hoặc niêm phong container (nếu có);

2. Kiểm tra, phân loại hàng tồn đọng;

3. Xác định giá trị hàng hóa tồn đọng;

4. Lập Biên bản chứng nhận;

5. Ra quyết định tiêu hủy hoặc bán thanh lý (chia thành từng lô hoặc cả lô hàng);

6. Bàn giao hàng tồn đọng cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi quản lý, chờ xử lý.

Điều 9. Hình thức xử lý

1. Xử lý tiêu huỷ đối với hàng hoá không còn giá trị sử dụng (mục nát, đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất, quá hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng sử dụng) hoặc thuộc diện cấm lưu hành theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tổ chức bán thanh lý đối với hàng hóa còn giá trị sử dụng.

a) Việc bán hàng tồn đọng được thực hiện thông qua hình thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, hoặc bán trực tiếp (không thông qua đấu giá) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

b) Các trường hợp được phép bán trực tiếp, không thông qua đấu giá:

b.1. Hàng tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản;

b.2. Hàng thực phẩm đã qua chế biến, thuốc chữa bệnh mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày;

b.3. Các loại hàng hóa khác nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, hết thời hạn sử dụng.

b.4. Hàng hoá theo kết quả định giá có giá trị dưới 100 triệu đồng/lô hàng.

c) Trường hợp hàng hoá quy định tại khoản 2 Điều này thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện hoặc thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì Hội đồng xử lý đề nghị cơ quan quản lý chuyên ngành có văn bản cho phép nhập khẩu trước khi thực hiện bán hàng.

Điều 10. Thực hiện quyết định xử lý

1. Đối với hàng hoá phải tiêu huỷ:

a) Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi chủ trì thực hiện việc tiêu hủy hoặc thuê các tổ chức, đơn vị được cấp giấy phép hành nghề tiêu hủy để thực hiện việc tiêu hủy trong thời hạn do Hội đồng quy định. Việc tiêu huỷ phải được lập thành Biên bản tiêu huỷ và có sự giám sát trực tiếp của Hội đồng xử lý.

Nội dung chủ yếu của Biên bản tiêu huỷ gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của hàng hoá tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu huỷ và các nội dung khác có liên quan.

b) Đối với loại hàng hoá mà việc tiêu huỷ làm ảnh hưởng đến môi trường thì phải được sự chấp thuận và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường sở tại trước khi tổ chức tiêu huỷ.

2. Đối với hàng bán thanh lý:

a) Đối với hàng hoá bán trực tiếp (không qua đấu giá):

Trên cơ sở giá trị hàng hoá được xác định, Hội đồng xử lý giao doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi bán trực tiếp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua theo hình thức bán công khai hoặc thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp (Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản) thực hiện việc bán hàng hoá tồn đọng.

Việc bán hàng hoá phải được lập biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ thực hiện bán; thời gian, địa điểm bán; người bán; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của hàng hoá tại thời điểm bán; đơn giá bán, giá trị thanh toán; người mua và các nội dung khác có liên quan.

b) Đối với hàng hoá bán đấu giá:

b.1. Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá là giá do Hội đồng xử lý xác định trên cơ sở trị giá hàng tồn đọng (đã có thuế) theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36a Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ.

b.2. Hội đồng xử lý giao doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi trực tiếp tổ chức bán đấu giá hoặc thuê các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp (Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản) thực hiện việc bán đấu giá đối với số hàng hoá tồn đọng.

b.3. Trình tự, thủ tục bán đấu giá hàng hoá tồn đọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

c) Kết thúc việc bán hàng hóa quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi báo cáo kết quả và đề nghị Hội đồng xử lý ra Quyết định bán hàng.

d) Người mua được hàng hóa quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp các loại thuế và lệ phí nhập khẩu.

3. Khi bán hàng hoá tồn đọng quy định tại khoản 2 Điều này, Hội đồng xử lý có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm:

a) Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ nhà nước theo mẫu số 01/TSSQ-3L.04 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2004/QĐ-BTC ngày 09 tháng 01 năm 2004 của Bộ Tài chính: 01 bản chính;

b) Quyết định bán hàng tồn đọng: 01 bản chính;

c) Phiếu xuất kho của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi: 01 bản chính;

d) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền đối với mặt hàng nhập khẩu có điều kiện (nếu có): 01 Bản sao;

Các bản sao phải được Chủ tịch Hội đồng ký xác nhận và đóng dấu.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ bộ chứng từ mua hàng, nếu người mua không đến nhận hàng hoặc không đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cửa khẩu, mà không có lý do chính đáng, thì Hội đồng tổ chức xử lý lại lô hàng tồn đọng theo hướng dẫn tại Chương IV Thông tư này.

Mục 2. Quản lý tài chính sau khi xử lý

Điều 11. Quản lý tài chính sau khi xử lý

Toàn bộ tiền thu được từ việc bán hàng tồn đọng được người mua thanh toán và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 12 và 13 Thông tư này.

Điều 12. Nội dung chi liên quan

1. Chi thuê các dịch vụ liên quan đến xử lý hàng hoá tồn đọng bao gồm:

a) Kiểm kê, phân loại hàng hoá;

b) Giám định chất lượng, trị giá hàng hóa;

c) Đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;

d) In ấn tài liệu hồ sơ bán đấu giá, phí bán đấu giá (trong trường hợp thuê các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện).

2. Chi phí cho các dịch vụ kho bãi, gồm:

a) Phí lưu kho, bãi (lưu hàng hóa và lưu container - nếu có) tính từ ngày Cục trưởng Cục hải quan ra Quyết định tịch thu;

b) Chi phí nâng hạ, bốc xếp trong quá trình bán hàng;

c) Chi phí giao nhận và bảo quản hàng hóa trong quá trình bán hàng.

Chi phí cho các dịch vụ kho bãi chỉ được áp dụng đối với hàng hóa còn giá trị sử dụng và được Hội đồng xử lý bán thanh lý.

3. Chi bồi dưỡng cho các thành viên của Hội đồng trong quá trình bán hàng tồn đọng (kiểm kê, phân loại, giám định, định giá, lập phương án, tổ chức bán hàng) thực hiện theo chế độ công tác phí do Bộ Tài chính quy định. Ngày thanh toán là số ngày thực tế các thành viên thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.

4. Chi phí tổ chức tiêu hủy.

Điều 13. Quyết toán tài chính

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc xử lý (ngày hoàn thành việc tiêu hủy hoặc ngày ra quyết định bán hàng), doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi tổng hợp các khoản chi, kèm hồ sơ, chứng từ có liên quan, báo cáo Hội đồng xử lý phê duyệt. Việc chi trả được thực hiện đúng theo thứ tự ưu tiên tuần tự từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 12 Thông tư này. Nếu lô hàng có một phần hàng bán thanh lý, một phần phải xử lý tiêu hủy thì chi phi tổ chức tiêu hủy được ưu tiên thanh toán trước.

Trường hợp chưa có nguồn kinh phí để thực hiện chi trả, thì doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi ứng trước kinh phí để thực hiện chi trả.

2. Số tiền thu được từ việc bán hàng hoá tồn đọng, sau khi đã trừ đi các chi phí quy định tại Điều 12, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc việc chi trả. Nếu doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi có hành vi chậm nộp khoản tiền này so với thời hạn quy định thì sẽ bị xử phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền chậm nộp. Việc xử phạt do Chủ tịch Hội đồng xử lý ra quyết định.

3. Trong trường hợp tiền thu được từ việc xử lý hàng không đủ bù chi thì doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi được bù trừ khi xử lý lô hàng kế tiếp, nếu tiếp tục không đủ bù chi thì được chuyển sang năm sau.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Báo cáo hàng tồn đọng

Căn cứ thông báo hàng tồn đọng quá 90 ngày của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi kết quả công tác giám sát hải quan, định kỳ vào ngày 15 tháng đầu của Quý, Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổng hợp, rà soát, thống kê số lượng các lô hàng tồn đọng và kết quả xử lý hàng tồn đọng trong Quý (theo Biểu mẫu số 04/2011/BC-HQ ban hành kèm Thông tư này) gửi về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan).

Điều 15. Lưu trữ hồ sơ xử lý hàng tồn đọng

Hồ sơ xử lý hàng tồn đọng bao gồm: Hồ sơ đề nghị xử lý của Chi cục hải quan, Cục Hải quan tỉnh và hồ sơ xử lý của Hội đồng xử lý phải được lưu trữ theo quy định đối với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 05/2003/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển Việt Nam.

2. Đối với các lô hàng tồn đọng phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nhưng chưa được xử lý, thì trình tự xử lý thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét hướng dẫn giải quyết.

Nơi nhận:
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Website Tổng cục Hải quan;
- Lưu: VT, TCHQ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn


TÊN DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHO, BÃI/ HOẶC
TÊN HÃNG TÀU/ĐẠI LÝ HÃNG TÀU/DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN
-------------

Biểu mẫu số 01/2011/TK-KB

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG

TẠI ……………………………

(Số liệu tính từ …../…./………… đến …./…/……………)

Kính gửi: Chi cục Hải quan cửa khẩu …..

TT

Tên hàng

Số lượng, trọng lượng

Số, loại cont/số seal

Người gửi, địa chỉ

Người nhận, địa chỉ

Số/ngày vận đơn

Tên PTVT/ngày nhập cảnh

Vị trí, địa điểm lưu giữ hàng

Phân loại tồn đọng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

Ghi chú: Ô số (9) ghi rõ: Thất lạc, nhầm lẫn, từ bỏ, quá thời hạn khai hải quan, hàng hóa không có người nhận khác;

NGƯỜI LẬP BẢNG

GIÁM ĐỐC ĐƠN VỊ

CHI CỤC HẢI QUAN CK…
           -------------

Biểu mẫu số 02/2011/TH-HQ

SỔ THEO DÕI TỔNG HỢP, PHÂN LOẠI HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG

TT

Tên hàng

Số lượng/ trọng lượng

Số, loại cont/số seal

Người nhận, địa chỉ

Số ngày lưu kho, bãi

Địa điểm lưu giữ hàng

Tình trạng hàng hóa

Phân loại tồn đọng

Công chức vào sổ (ký, ghi rõ họ tên, ngày vào sổ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

Ghi chú:

- Ô số (9) ghi rõ: Thất lạc, nhầm lẫn, từ bỏ, quá thời hạn khai hải quan, hàng hóa không có người nhận khác;

- Ô số (8) ghi một số lưu ý về hàng hóa (nếu có) như: Hàng đông lạnh, hóa chất, hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường,…

LÃNH ĐẠO CHI CỤC


Biểu mẫu số 03/2011/TB-KB

TÊN DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHO, BÃI

                        -------------------

THÔNG BÁO LẦN THỨ ….

Kinh gửi:

- Tên người nhận (nếu có);

- Hãng tàu/đại lý hãng tàu/Công ty giao nhận.

Thông tin về lô hàng:

+ Tên hàng:

+ Số lượng, trọng lượng:

+ Số, loại cont/số seal:

+ Số/ngày vận đơn (nếu có):

+ Tên PTVT/ngày nhập cảnh:

+ Vị trí, địa điểm lưu giữ hàng:

+ Tên, địa chỉ người gửi:

+ Tên, địa chỉ người nhận:

Đến nay, đã quá 30 ngày kể từ ngày lô hàng đến cảng ……, nhưng Công ty …(doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi) vẫn chưa thấy đơn vị nào đến nhận.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu (ghi rõ ngày thông báo lần đầu) nếu không có đơn vị nào đến nhận, Công ty …(doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi) sẽ bàn giao toàn bộ lô hàng cho cơ quan hải quan cửa khẩu để tiến hành xử lý theo quy định tại Thông tư số …../2011/TT-BTC ngày …. tháng …. năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý đối với hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan tại cửa khẩu cảng biển mà chưa có người đến nhận theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Chi cục hải quan …;
- Lưu: ...

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
KINH DOANH KHO, BÃI


CỤC HẢI QUAN…
      -------------

Biểu mẫu số 04/2011/BC-HQ

BẢNG TỔNG HỢP, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG

(Số liệu tính từ …../…./…….. đến …./…/……….)

TT

THỐNG KÊ HÀNG TỒN

KẾT QUẢ XỬ LÝ

Tên hàng

Số lượng, trọng lượng

Số ngày lưu kho, bãi

Địa điểm lưu giữ hàng

Phân loại tồn đọng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Ghi chú:  Ô số (7): - Nếu tiêu hủy thì ghi rõ lý do, thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; hình thức tiêu huỷ;

                             - Nếu chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý thì ghi rõ lý do, số, ngày công văn chuyển, kết quả xử lý (nếu có);

                            - Nếu bán thì ghi rõ: hình thức bán, trị giá hàng hóa.

NGƯỜI LẬP BIỂU

LÃNH ĐẠO CỤC

Nơi nhận:
- Cục GSQL;
- Lưu VT.

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 179/2011/TT-BTC

Hanoi, December 08, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING THE HANDLING OF GOODS WHICH ARE ABANDONED, STRAYED, MISTAKENLY CLAIMED OR UNCLAIMED AFTER THE EXPIRATION OF THE CUSTOMS DECLARATION TIME LIMIT AT SEAPORTS PROVIDED IN ARTICLE 45 OF THE CUSTOMS LAW, AND OTHER UNCLAIMED GOODS

Pursuant to Customs Law No. 29/2001/QH10 of June 29, 2011, and Law No. 42/2005/QH11 of June 14, 2005, Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;

Pursuant to the Government's Decree No. 97/2007/ND-CP of June 7, 2007, providing for the sanctioning of administrative violations and coercive execution of administrative decisions in the customs sector;

Pursuant to the Government's Decree No. 18/2009/ND-CP of February 18, 2009, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 97/2007/ND-CPofJune 7, 2007, providing for the sanctioning of administrative violations and the coercive execution of administrative decisions in the customs sector;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

After consulting the Ministry of Transport, the Ministry of Finance guides the handling of goods which are abandoned, strayed, mistakenly claimed or unclaimed after the customs declaration time limit at seaports provided in Article 45 of the Customs Law, and other unclaimed goods, as follows:

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular guides the order of handling goods which are abandoned, strayed, mistakenly claimed or unclaimed after the expiration of the customs declaration lime limit at seaports provided in Article 45 of the Customs Law and goods collected by storage enterprises in the course of cargo loading and unloading; goods excessively imported as compared to bills of lading or other than those described in manifests which are unclaimed (below referred to as in-stock goods) and retained at seaports.

2. In-stock goods at international river ports, ICDs and CFSs shall be also similarly handled under the guidance in this Circular.

3. This Circular does not govern the following cases:

a/ Goods retained by sea shippers at Vietnamese seaports (which shall be handled under the Government's Decree No. 46/2006/ ND-CP of May 16, 2006);

b/ Unclaimed mails, postal matters and parcels (which shall be handled under Joint Circular No. 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC of November 29,2004, of the Ministry of Post and Telecommunications and the Ministry of Finance);

c/ Unclaimed in-stock goods, luggage and assets at Vietnamese airports (which shall be handled under the Ministry of Finance's Circular No. 33/2004/TT-BTC of April 15, 2004);

d/ In-stock goods at bonded warehouses (which shall be handled under the guidance in the Ministry of Finance's Circular No. 195/ 2010/TT-BTC of December 6, 2010);

e/ Goods which are abandoned, strayed, mistakenly claimed or unclaimed after the customs declaration time limit and show signs of violation of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals involved in the handling of goods which are abandoned, strayed, mistakenly claimed or unclaimed after the customs declaration time limit and goods collected by storage enterprises in the course of cargo loading and unloading; goods excessively imported as compared to bills of lading or imported goods other than those described in manifests which are unclaimed.

Article 3. Interpretation of terms

In-stock goods guided in this Circular include:

1. Abandoned goods:

a/ Goods whose owners issue a written notification of the abandonment thereof; do not come to claim or do not reply after being informed by customs offices;

b/ Goods retained in Vietnam and left at seaports by sea shippers who issue a document to waive their right to retain them.

2. Strayed goods:

a/ Goods with consignees" addresses in Vietnam, which are strayed to another country and later brought into Vietnam and are unclaimed;

b/ Goods sent to another country, but strayed to Vietnam and are unclaimed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Goods which have passed the customs declaration time limit, have been publicly announced in the mass media by customs offices, but are unclaimed .

5. Other goods stored at border gates and unclaimed:

a/ Goods collected by storage enterprises in the course of cargo loading and unloading;

b/ Goods excessively imported as compared to bills of lading or goods imported other than those described in manifests.

Chapter II

MONITORING AND ANNOUNCEMENT OF IN-STOCK GOODS

Article 4. Monitoring and classification of in-stock goods

1. Responsibilities of storage enterprises:

a/ To monitor, inventory and classify in-stock goods according to Form 01/2011/TB-KB, promulgated together with this Circular (not printed herein):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To regularly inform the managing Customs Sub-Departments (below referred to as Customs Sub-Departments for short) of the situation of in-stock goods on the 5" of the subsequent month. Particularly for perishable goods, frozen goods, dangerous and hazardous chemicals and goods with their shelf lives to expire soon, to inform within 2 days after receiving written abandonment notices of goods consignees, or from the 91stday for goods stored at border gate areas for over 90 days counting from the date of arrival at the border gates for unloading;

d/ To arrange storage and preservation sites satisfying the customs supervision conditions for in-stock goods pending the handling;

e/ To join councils for handling abandoned goods.

2. Responsibilities of shipping companies/ shipping agents/forwarding enterprises (below referred to as shippers for short):

Shippers shall notify the Sub-Customs Departments of the border gates of importation of the lists of bills of lading of goods which have been unclaimed for over 90 days after the date they arrive at these border gates according to Form 01/2011/TB-KB promulgated together with this Circular (not printed herein), enclosed with documents notifying the goods' arrival at the border gates.

3. Responsibilities of Customs Sub-Departments:

a/ To coordinate with storage enterprises and shippers in summarizing, monitoring, inventorying, classifying and supervising the quantities of in-stock goods (according to Form No. 02/2011/TH-HQ, promulgated together with this Circular- not printed herein);

b/ To carry out announcement procedures according to Article 5 of this Circular.

Article 5. Announcement procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 5 days after receiving storage enterprises' notifications on lots of in-stock goods defined in Clauses 2, 3 and 4, Article 3 of this Circular, the managing Customs Sub-Departments shall announce the information on the goods lots on Vietnam Television, local television stations, the Customs Newspaper and Business Forum newspaper for 3 consecutive times, and concurrently publicly post up such information at their offices. Goods consignees will have 180 days from the date of announcement to come and claim the goods.

For perishable goods, frozen goods, and dangerous and hazardous chemicals, such announcement will be published for 2 consecutive times and goods consignees will have 30 days to come and claim the goods.

2. For other unclaimed goods defined at Point a, Clause 5, Article 3 of this Circular:

Within 30 days after the arrival of goods at a border gate for unloading, storage enterprises shall notify such lo the goods consignees/ shippers to come and take the goods according to Form No. 03/2011/TB-KB, promulgated together with this Circular {not printed herein); the notification shall be made twice within 30 days.

3. Past the time limit defined in Clause 1 or 2 of this Article, if nobody comes to claim the goods, the Customs Sub-Department shall compile a dossier proposing the handling under the guidance in Article 6 of this Circular.

4. If goods owners come to claim the goods within the said time limit, they shall be allowed to carry out procedures for importing the goods, and pay a fine for late carrying out customs procedures according to regulations on handling of customs-related administrative violations as well as all expenses related lo the late receipt of goods. If the declaration is registered at a different Customs Sub-Department, such Customs Sub-Department shall notify in writing the Customs Sub-Department managing the in-stock goods for monitoring and carrying out subsequent procedures.

5. Cases exempt from announcement:

a/ Goods specified in Clause 1, Article 3 and at Point b, Clause 5, Article 3 of this Circular;

b/ Goods determined by customs offices to be goods banned from export or import, but not to be smuggled or fraudulently traded goods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

CONFISCATION AND COMPILATION OF DOSSIERS FOR HANDLING IN-STOCK GOODS

Article 6. Confiscation and compilation of dossiers for handling in-stock goods

1. Within 5 days after the expiration of the announcement time limit (180 or 30 days) specified in Article 5 of this Circular, the Customs Sub-Departments of the places where exist in-stock goods shall compile dossiers and propose the directors of the Customs Departments of provinces, inter-provinces or cities (referred to as Customs Departments for short) to issue confiscation decisions.

A proposal dossier comprises:

a/ The written proposal on handling in-stock goods;

b/ A detailed list of goods (their names, quantity of containers, weight, names/addresses of consignors and consignees, name of carrier and date of entry, serial number and date of the bill of lading, exporting country: 1 original;

c/ The official letters requesting Vietnam Television, local television stations, Customs Newspaper and Business Forum Newspaper to publish information on the goods lot or storage enterprise's notification to goods consignee/ shipper: 1 copy of each notice;

d/ The document notifying the goods abandonment or document evidencing the goods abandonment by their owner or shipper (if any): 1 original.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

HANDLING OF IN-STOCK GOODS

Section 1: ORDER OF HANDLING IN-STOCK GOODS

Article 7. The handling council

1. Within 5 days after receiving a report of the Customs Department proposing the handling of in-stock goods, the director of the provincial-level Department of Finance shall issue a decision to form an in-stock goods handling council.

An in-stock goods handling council is composed of:

a/ The chairman: A leader of the provincial-level Department of Finance;

b/ The vice chairman: the manager of the storage enterprise concerned;

c/ Members:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.2/ Representatives of shippers/shipper' agents (when necessary);

c.3/ Representatives of specialized management agencies such as provincial-level Departments of Natural Resources and Environment, Quarantine Sub-Departments,... (if the handling is related to environment, quarantine,...).

2. In the course of implementation, the council chairman may assign the storage enterprise (vice chairman) to handle in-stock goods under the guidance in Section 1 of this Chapter and specifically report on the handling result to the Council after the handling is completed.

3. The in-stock goods handling council may use the seal of the provincial-level Department of Finance for performing the council's duties and shall disband after fulfilling its duties.

4. Based on the practical situation of in-stock goods in border gate areas under their management, the directors of provincial-level Departments of Finance may form a permanent council to handle in-stock goods in different periods of the year.

5. In the course of performing its duties, when necessary, the handling council may establish specialized sections to assist them (such as inventory section, classification section, secretariat,...) or hire lawfully established assessment organizations for asset quality assessment to serve the making of a plan on asset handling and valuation.

Article 8. Inventory, classification and issuance of decisions on handling of in-stock goods

Within 15 days after being formed (or 15 days after the receipt of a report proposing the handling of in-stock goods from the provincial-level Customs Department of the locality in which a permanent council operates), the in-stock goods handling council shall:

1. Open the seals of the goods or containers (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Determine the value of in-stock goods;

4. Make a minutes of certification;

5. Issue a decision on destruction or liquidation of the goods (the whole lot or divided into smaller lots):

6. Hand over in-stock goods to the storage enterprise for management pending the handling.

Article 9. Forms of handling

1. Destruction, for useless goods (decayed, broken and deteriorated and expired goods) or goods banned from circulation under Vietnamese law.

2. Sale for liquidation, for usable goods.

a/ In-stock goods shall be sold through public auctions according to law or sold directly (not through auction) under Point b, Clause 2 of this Article.

b/ Cases of direct sale, not requiring auction:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.2/ Processed foodstuffs and medicines with their shelf life to expire within 30 days;

b.3/ Other kinds of goods which must be promptly sold, otherwise they will get decayed or rotten or expire;

b.4/ Goods with an assessed value of under VND 100 million/lot.

c/ If the goods defined at Clause 2 of this Article are on the list of conditionally imported goods or the list of goods banned from export or import, the handling councils shall propose concerned specialized management agencies to issue import permits before the sale thereof.

Article 10. Implementation of handling decisions

1. For goods subject to destruction:

a/ Storage enterprises assume the prime responsibility for the destruction or hire licensed destruction organizations or units to conduct the destruction within the time limit set by the council. The destruction must be recorded in writing and directly supervised by the handling council.

A destruction record has the following major details: grounds and reasons for destruction; time and location of destruction; destruction participants; names, types, quantity and current conditions of goods at the time of destruction; form of destruction and other related matters.

b/ For goods of which the destruction will affect the environment, the consent and guidance of the local environment management agency must be obtained before the destruction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ For goods of direct sale (not through auction):

On the basis of the assessed value of in-stock goods, the handling council shall assign the storage enterprise to sell them directly to organizations and individuals that wish to buy the goods through public sale or hire a pro­fessional auctioning organization (asset auction service center or enterprise) to sell the goods.

The sale of in-stock goods must be recorded in writing. A sale record has the following major details: grounds for sale; time and location of sale; seller; names, types, quantity and current conditions of goods at the lime of sale; sale unit prices; payment value; buyers and other related matters.

b/ For auctioned goods:

b. 1/ The reserve price is the price set by the handling council based on the value of in-stock goods (inclusive of taxes) as provided at Point a, Clause 2, Article 36a of the Government's Decree No. 18/2009/ND-CP of February 18, 2009, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 97/ 2007/ND-CP of June 7, 2007.

b.2/ The handling council may assign the storage enterprise to directly organize the auction or hire a professional auction organiza­tion (asset auction service center or asset auction enterprise) to auction in-stock goods.

b.3/ The order and procedures for auctioning in-stock goods comply with the law on asset auction.

c/ Upon completion of the goods sale under Points a and b, Clause 2 of this Article, the storage enterprise shall report on the sale result and propose the handling council to issue a goods sale decision.

d/ Persons who have bought goods defined at Points a and b, Clause 2 of this Article shall pay money to the storage enterprise without having to carry out import procedures and pay import duty and fees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Invoice of the sale of assets confiscated into state public funds, according to Form No. 01/TSSQ-3L.04, promulgated together with the Ministry of Finance's Decision No. 12/2004/ QD-BTC of January 9, 2004: 1 original;

b/ Decision on the sale of in-stock goods: 1 original;

c/ Ex-warehousing bill issued by the storage enterprise: 1 original;

d/ Permit of a competent agency for conditionally imported goods (if any): 1 copy.

Copies must be signed and sealed by the council chairman.

4. Within 15 days after receiving a complete set of goods purchase document, if buyers do not come to receive goods or do not bring goods out of the border gate area without a plausible reason, the council shall organize the re-handling of the in-stock goods under the guidance in Chapter IV of this Circular.

Section 2: POST-HANDLING FINANCIAL MANAGEMENT

Article 11. Post-handling financial management

The entire proceeds from the sale of in-stock goods paid by the purchasers shall be managed and used by storage enterprises according to Articles 12 and 13 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Expenses for hiring of in-stock goods handling services, including:

a/ Inventory and classification of goods:

b/ Assessment of goods quality and value;

c/ Publication of information in the mass media:

d/ Printing of auction dossiers, payment of auction charges (in case of hiring a professional auction organization).

2. Storage expenses, including:

a/ Storage charges (for goods and containers, if any), calculated from the date the director of the Customs Department issues the confiscation decision;

b/ Goods handling expenses in the course of sale;

c/ Goods delivery and preservation expenses in the course of sale.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Remuneration paid to council members in the course of sale (inventory, classification, assessment, valuation, sale planning and organization) comply with the Ministry of Finance's regulations on working travel expenses. The number of paid days is the actual number of working days of council members.

4. Expenses for organization of destruction.

Article 13. Financial finalization

1. Within 10 days from the handling concludes (the date of completion of the destruction or the date of issuing the sale decision), storage enterprises shall summarize all expenses enclosed with relevant documents and report thereon to the handling councils for approval. Payment shall be made in priority order from Clause 1 to Clause 3, Article 12 of this Circular. If a goods lot is partially sold and partially destroyed, destruction expenses will be paid first.

If payment funds are not yet available, the storage enterprises shall advance their own funds for the payment.

2. The proceeds from the sale of in-stock goods, after paying the expenses specified in Article 12, shall be remitted into the state budget by storage enterprises according to the law on decentralization of state budget management within 5 days after the completion of the payment. If storage enterprises delay the remittance of these proceeds into the state budget within the set time limit, they shall pay a fine equal to 0.05% of the late-paid amount per day. Such penalty will be decided by the chairman of the handling council.

3. If the proceeds from the handling of in-stock goods are not enough to cover the expenses, the storage enterprises are entitled to use the proceeds from the handling of subsequent goods lots; if the proceeds remain insufficient for the expenses, the storage enterprises may carry forward the deficit to the following year.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on storage enterprises' reports on goods in stock for more than 90 days and the results of customs supervision, on the 15th of the first month of every quarter, provincial-level Customs Departments shall summarize, review and make statistics on the quantity of in-stock goods lots and in-stock goods handling results in the quarter (according to form No. 04/2011/ BC-HQ, promulgated together with this Circular- not printed herein) and send them to the General Department of Customs (via the Customs Management Supervision Department).

Article 15. Archive of in-stock goods handling dossiers

In-stock goods handling dossiers include handling proposal dossiers of Customs Sub-Departments and Customs Departments and handling dossiers of the handling councils, which must be archived according to regulations applicable to dossiers of export and import goods.

Article 16. Effect

1. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing and replaces the Ministry of Finances Circular No. 05/2003/TT-BTC of January 13. 2003, guiding the handling of in- stock goods at Vietnamese seaports.

2. For in-stock goods lots arising before this Circular takes effect but not yet handled, they shall be handled in the order guided in this Circular.

3. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement guidance.-

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 179/2011/TT-BTC ngày 08/12/2011 hướng dẫn xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan tại cảng biển mà chưa có người đến nhận quy định tại Điều 45 Luật Hải quan và hàng hóa không có người nhận khác do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.837

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.202.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!