BỘ LƯƠNG THỰC VÀ THỰC
PHẨM
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 1580–LTTP/CC
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 09 năm 1976
|
THÔNG TƯ
VỀ
VIỆC TRÍCH ĐỔI TEM LƯƠNG THỰC, SỬ DỤNG TEM, SỐ LƯƠNG THỰC, ĐIỀU CHỈNH TĂNG GIẢM
LƯƠNG THỰC
Tình hình thực hiện các chế độ, thủ tục cung cấp lương
thực hiện nay có một số địa phương vận dụng chưa thống nhất. Có nơi tự đặt ra một
số thủ tục rất phức tạp. Mặt khác, một số thủ tục Bộ ban hành trong thời chiến
nay cũng cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, nhất là trong
lúc ngành ta đang đẩy mạnh việc thực hiện chỉ thị số 159-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về chống bệnh quan liêu, giấy tờ, cửa quyền, giảm bớt phiền hà cho
nhân dân trong công tác quan lý và phục vụ của các cơ quan Nhà nước.
Lương thực là loại vật tư quan trọng, nhất là trong điều kiện
lực lượng của Nhà nước đang khẩn trương, việc quản lý cung cấp phải theo
phương châm vừa đơn giản nhưng vừa chặt chẽ, đồng thời phục vụ tốt người tiêu
dùng; chống được mọi hiện tượng tham ô, lãng phí lương thực của Nhà nước. Để thực
hiện vấn đề này, Bộ sửa đổi và hệ thống lại một số chế độ, thủ tục đã ban hành
trước đây để các tỉnh từ Bình Trị Thiên trở ra thi hành thống nhất kể từ ngày
ký. Đối với các tỉnh từ Quảng Nam- Đà Nẵng trở vào Bộ sẽ có quy định riêng.
Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
A.TRÍCH ĐỔI TEM VÀ MUA LƯƠNG THỰC BẰNG CÁC
LOẠI TEM, PHIẾU LƯƠNG THỰC
(do ngành lương thực và thực phẩm phát hành)
Tem lương thực là một phương tiện giúp người tiêu dùng sử dụng
thuận tiện, nhẹ nhàng, thay thế cho việc phải mang theo lương thực hiện vật,
khi đi lại, ăn ở nơi khác (ngoài nơi ăn ở cố định của mình). Muốn vậy, người có
sổ mua lương thực cần sử dụng tem đem sổ đó đến cửa hàng lương thực thường mua
để trích trong khẩu phần lương thực của mình lấy một số tem lương thực thật cần
thiết mang theo để sử dụng.
Thủ tục trích và sử dụng tem lương thực cụ thể như sau.
I. TRÍCH TEM CHUYỂN LƯƠNG
1. Trích tem từ sổ mua lương thực gia đình:
Khi trích tem phải xuất trình một trong những thừ giấy tờ cần
thiết và hợp lệ như giấy đi đường, giấy nghỉ phép, giấy đi viện, đi điều dưỡng...
Mỗi lần được trích tối đa không quá tiêu chuẩn ba tháng.
2. Trích tem từ sổ mua lương thực tập thể:
Được trích tem theo yêu cầu cần phải sử dụng tem của đơn vị đã
được thể hiện qua dự trù tem hàng tháng, hàng quý với cửa hàng lương thực và phải
đảm bảo nguyên tắc có thanh toán số tem trích đợt trước mới được trích tem đợt
sau. Nếu cá nhân mang sổ tập thể đi trích thì phải xuất trình kèm theo giấy tờ
cần thiết và hợp lệ (như đã nói ở phần sổ gia đình) và chỉ thị được trích theo
tiêu chuẩn của bản thân, tối đa cũng không quá tiêu chuẩn 3 tháng (như đã nói ở
điểm 1 trên)
Những trường hợp sổ lương thực để quá hạn chỉ được xét
bán bằng lương thực hiện vật không được trích tem.
3. Đối với nông dân: Cần có có tem sử dụng khi đi
xa đem lương thực hiện vật đến cửa hàng lương thực gần nhất bán đổi lấy tem
chuyển lương, mỗi lần không quá 30kilôgam lương thực quy gạo. Hoá đơn bán lương
thực đổi tem, mậu dịch viên cần ghi rõ chỉ có giá trị sử dụng trong hai tháng kể
từ ngày đổi (đối với nông dân chuyên cư có quy định riêng).
4. Các cửa hàng lương thực cần chuẩn bị đầy đủ các loại tem để
trích đổi theo yêu cầu cần thiết của khách hàng.
5. Các trường hợp mất tem đều không được cấp lại.
II. MUA LƯƠNG THỰC BẰNG TEM CHUYỂN LƯƠNG
1. Mua 3 kilôgam trở xuống không phải xuất trình giấy tờ gì
kèm theo.
2. Mua 4 kilôgam trở lên phải xuất trình kèm theo một trong những
giấy tờ cần thiết và hợp lệ (như đã nói ở phần trích). Mức bán lương thực cho
cá nhân đi công tác tuỳ theo thời gian ghi trong giấy và địa điểm công tác,
nhưng mỗi lần không quá 20 kilôgam.
3. Các nhà ăn tập thể, các cửa hàng ăn mậu dịch quốc doanh mua
lương thực bằng tem thực hiện theo hướng dẫn trong thông tư số
15-LTTP/CC ngày 14-12-1971 của Bộ Lương thực và thực phẩm, cụ thể là: phải
đem theo sổ mua lương thực, sổ theo dõi nhập xuất kho lương thực và sổ theo dõi
xuất nhập tem.
4. Nông dân mua lương thực bằng tem phải xuất trình kèm theo
hoá đơn bán lương thực đổi tem. Nếu mua một lần hết số lượng ghi trong hoá đơn
thì cửa hàng thu lại hoá đơn đó; nếu mua làm hai, ba lần thì mỗi lần bán mậu dịch
viên ghi vào mặt sau. Cửa hàng bán lần cuối cùng thu lại hoá đơn đó.
III. MUA LƯƠNG THỰC BẰNG TEM X
1. Cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an nhân dân vũ trang, công
an nhân dân, công nhân viên quốc phòng được dùng tem X loại 5kg và 1kg để mua
lương thực. Khi mua phải xuất trình kèm theo một trong những giấy tờ cần thiết
và hợp lệ như giấy đi đường, giấy nghỉ phép, quyết định phục viên, hoặc xuất
ngũ, v.v...do các đơn vị quân đội, công an nhân dân vũ trang, công an nhân dân
có thẩm quyền cấp. Mức bán lương thực cho cá nhân đi công tác mỗi lần không quá
20 kg; nếu cho người đi phép thì thì theo thời gian ghi trong giấy phép và theo
tiêu chuẩn đang hưởng của người đó.
Riêng những người được dùng tem X về ăn cơm thường xuyên với
gia đình, khi mua lương thực bằng tem X phải xuất trình kèm theo phiếu theo dõi
mua lương thực bằng tem X đã đăng ký với cửa hàng bán lương thực.
2. Các đơn vị quân đội, công an nhân dân vũ trang, công an
nhân dân, xí nghiệp quốc phòng mua lương thực bằng tem X phải có hợp đồng trước
với cửa hàng lương thực.
Loại tem X 100kg phải đóng dấu đơn vị vào mặt sau và trả tiền
mua lương thực bằng séc.
3. Thời hạn sử dụng các loại tem X:
- Loại 250g của năm nào sử dụng trong năm đó.
- Loại 5kg và 1kg có giá trị đến mồng 5 tháng sau. Riêng các nhà
ăn tập thể thì đến ngày 10 tháng sau.
- Loại 100kg của tháng nào thì sử dụng trong tháng đó.
IV. TEM LẺ
Tất cả các loại tem lẻ dưới 1kg (bao gồm cả tem chuyển lương
và tem X) chỉ dùng cho cá nhân thanh toán khẩu phần lương thực với các nhà ăn tập
thể, các cửa hàng ăn mậu dịch quốc doanh; hoặc để mua các thứ quà bánh chế biến
bằng chất bột có thu tem.
Chỉ các nhà ăn tập thể, các cửa hàng ăn mậu dịch quốc doanh mới
được dùng loại tem này để mua lương thực ở các cửa hàng bán lương thực (có quy
định và hướng dẫn riêng).
V. MUA LƯƠNG THỰC BẰNG PHIẾU LƯƠNG THỰC X 80kg
Loại phiếu này chỉ dùng cho những người thuộc đối tượng được
tiêu dùng tem X, phục viên, xuất ngủ về khu vực sản xuất nông nghiệp. Khi mua
lương thực phải xuất trình kèm theo quyết định phục viên hoặc xuất ngũ mà họ
tên ghi trong phiếu này đúng với họ tên ghi trong quyết định, và mua tại cửa
hàng bán lương thực thuộc địa phương mình.
Thời hạn sử dụng X 80kg có giá trị trong 6 tháng kể từ ngày cấp,
có thể mua cả một lần hoặc mua làm hai ba lần cũng được, lần bán cuối cùng cửa
hàng phải thu lại cuống phiếu để nộp lại phòng lương thực.
VI. Tất cả các cửa hàng bán lương thực cũng như người
tiêu dùng điều có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định trên đây không được
tuỳ tiện làm khác. Nghiêm cấm mọi việc buôn bán tem lương thực, ai vi phạm sẽ bị
xử lý.
B. MUA LƯƠNG THỰC BẰNG SỔ VÀ THỦ TỤC ĐỔI SỔ,
CẤP LẠI SỔ MUA LƯƠNG THỰC
I. Mua lương thực bằng sổ.
1. Tiêu chuẩn lương thực của tháng nào chỉ được mua trong thời
hân quy định cho tháng đó. Có thể mua một hoặc hai ba lần theo tỷ lệ mặt hàng
do Nhà nước quy định.
2. Khách hàng được quyền kiểm tra tại chỗ về số lượng cũng như
chất lượng các loại mặt hàng lương thực đã mua.
Về số lượng, nếu thiếu hụt thì cửa hàng bán phải cấp thêm cho
đủ, trường hợp nhận hàng nguyên bao cũng vậy.
Về chất lượng, khách hàng có quyền yêu cầu đổi các loại lương
thực không đảm bảo quy cách chất lượng mà ngành lương thực đã quy định.
II. Thủ tục đổi sổ và cấp lại sổ.
1. Thủ tục đổi sổ:
a) Khi đổi sổ (do hết chỗ ghi) thì mang sổ củ đến cửa hàng
lương thực thường mua đổi lấy sổ mới (khách hàng trả tiền mua sổ mới rồi nhận
giấy hẹn). Cửa hàng có trách nhiệm trả sổ mới đúng hẹ cho khách hàng.
b) Trước khi đổi sổ, khách hàng phải mua hết tiêu chuẩn định
lượng trong tháng và khi nhận lại sổ mới phải xem kỹ nội dung ghi chép trong sổ,
giúp cửa hàng phát hiện những điều ghi không đúng để điều chỉnh ngay, tránh đi
lại nhiều lần.
2. Thủ tục cấp lại sổ mua lương thực:
a) Nếu bị mất sổ phải báo ngay cho cửa hàng lương thực thường
mua biết, phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số lương thực trong tháng đã mua và số
còn lại chưa mua. Cửa hàng cần hẹn ngày giải quyết để khách hàng khỏi đi lại
nhiều lần.
b) Cửa hàng kiểm tra lại sổ sách, nếu thấy số lượng còn lại
trong tháng chưa mua thì được bán tiếp và cấp sổ mới cho khách hàng trong tháng
sau.
c) Sổ mua lương thực phải được giữ gìn cẩn thận, khi hết chổ
ghi phải đem đổi sổ mới không tự ý đóng thêm giấy vào. Nhà nước nghiêm cấm mọi
hành động tẩy xoá, sửa chữa, viết thêm vào sổ và trao đổi mua bán sổ dưới mọi hình
thức. Ai vi phạm thì ngành lương thực có quyền tạm thời đình chỉ hoặc đình chỉ
không thời hạn việc bán lương thực và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể đưa ra
pháp luật.
C. VỀ THỦ TỤC GIẤY TỜ ĐIỀU CHỈNH TĂNG GIẢM
TIÊU CHUẨN LƯƠNG THỰC
I. Các trường hợp sau đây, người tiêu dùng đến cửa hàng để
điều chỉnh.
1. Tăng tiêu chuẩn lương thực theo lứa tuổi trẻ em.
Chỉ cần mang sổ mua lương thực đến cửa hàng để cửa hàng xem lại
ngày tháng năm sinh đã ghi trong sổ mua lương thực để điều chỉnh. Nếu ngày
tháng năm sinh bị tẩy xoá, hoặc không ghi thì phải có giấy khai sinh hoặc hộ khẩu
để đối soát.
2. Trường hợp mới sinh thì mang sổ mua lương thực kèm
theo sổ hộ khẩu (với những nơi có cấp sổ hộ khẩu) và giấy chứng sinh của nhà hộ
sinh, bệnh viện, bệnh xá, nếu không có giấy chứng sinh của y tế thì phải có giấy
chứng nhận của xã hay tiều khu đến cửa hàng để:
- Ghi họ tên, ngày tháng năm sinh của cháu mới sinh vao sổ mua
lương thực và tiêu chuẩn lương thực đã quy định;
- Duyệt cấp 8kg lương thực cho sản phụ vào giấy chứng sinh (ký
và ghi rõ tên người duyệt) để mậu dịch viên căn cứ vào đó mà bán và thu lại giấy
này làm chứng từ thanh toán.
Nếu đẻ mà còn bị chết kể cả trường hợp đẻ non cũng được xét cấp
8kg sản phụ, nhưng phải mang sổ mua lương thực kèm theo một trong các giấy tờ kể
trên.
Sản phụ mua lương thực thường xuyên tại cửa hàng lương thực
nào thì do cửa hàng lương thực đó cung cấp.
3. Các trường hợp giảm nhân khẩu như chết, đào nhiệm,
đi bộ đội, đi nước ngoài, bị bắt đi cải tạo, v.v... và giảm tiêu chuẩn (trừ trường
hợp chuyển đi).
Đối với hộ gia đình chỉ cần mang sổ mua lương thực đến cửa
hàng lương thực để điều chỉnh.
Đối với hộ tập thể thì phải có danh sách các trường hợp giảm
nhân khẩu, tiêu chuẩn trong tháng, có thủ trưởng đơn vị ký xác nhận để điều chỉnh.
Các trường hợp giảm đều phải báo ngay trong tháng. Nếu để muộn
(kể cả hộ tập thể và hộ gia đình) đều phải xử lý theo như quy định tại thông tư
số 8-LT/CC ngày 15-8-1971 của Bộ Lương thực và thực phẩm, cụ thể phải thu hồi số
lương thực đã mua không hợp lệ.
II. Các trường hợp sau đây sẽ chuyển đến phòng lương thực.
1. Chuyển đến: người mới chuyển đến có đủ điều kiện sau
đây sẽ được tạm cấp lương thực.
a) Đối với cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế Nhà nước
phải xuất trình:
- Giấy giới thiệu cấp tiếp lương thực,
- Quyết định điều động công tác,
- Giấy giới thiệu của cơ quan mới đến.
b) Đối với nhân dân phải có:
- Giấy giới thiệu cấp tiến lương thực,
- Giấy chứng nhận đến cư trú tạm thời của tổ dân phố (ở thành
thị) hợp tác xã (ở nông thôn) thông qua xác nhận của ban đại diện tiểu khu hoặc
Uỷ ban nhân dân xã. Nếu tạm thời cư trú trong cơ quan, xí nghiệp thì do cơ
quan, xí nghiệp chứng nhận.
c) Chỉ được cấp sổ hoặc nhập sổ mua lương thực chính thức khi
có hộ khẩu thường trú.
2. Chuyển đi: người đang được Nhà nước cung cấp lương
thực muốn chuyển đi nơi khác thì đem sổ mua lương thực đến phòng lương thực để
làm thủ tục chuyển đi.
Sau khi đã xoá tên người đó và trừ lượng trong sổ mua lương thực,
phòng lương thực có nhiệm vụ cấp giấy giới thiệu cấp tiếp lương thực cho người
tiêu dùng, không được cấp chung hai, ba người một giấy. Trừ trường hợp đi cả hộ
gia đình, hoặc một số người trong hộ gia đình chuyển đến cùng một địa điểm thì
có thể cấp chung một giấy.
3. Tăng tiêu chuẩn theo ngành nghề:
Hoặc tự mình trực tiếp phòng lương thực hoặc cửa hàng lương thực
nhận chuyển về phòng lương thực xét duyệt, hồ sơ kèm theo gồm có:
- Sổ mua lương thực có tên người được đề nghị tăng tiêu chuẩn
theo nghề.
- Giấy xác nhận ngành nghề mới của thủ trưởng đơn vị.
Trong trường hợp cửa hàng lương thực nhận chuyển về phòng thì
cần hẹn ngày trả kết quả.
D. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC
I. Quy định về tỷ lệ một số mặt hàng lương thực quy gạo.
Đối với một số mặt hàng lương thực khác cung cấp cho người ăn
thay gạo, được áp dụng theo tỷ lệ 1kg gạo tẻ thay bằng 1kg bột mỳ, hoặc 1kg ngô
xay, hoặc 1,100kg khoai, sắn lát khô, hoặc 4kg khoai, sắn tươi.
II. Quy định trọng lượng thành phẩm của một số mặt hàng chế
biến từ bột mỳ.
1. Mỳ sợi:1 kg bột mỳ bằng 0,950kg mỳ sợi khô hay bằng
1,250 kg mỳ sợi tươi.
2. Bánh mỳ:
- Loại 225gam bột được 290gam bánh,
- Loại 250gam bột được 320 gam bánh.
III. Quy định về bảo đảm trọng lượng thực bán cho người
tiêu dùng:
1. Hàng đóng gói sẵn:
- Phải bảo đảm đúng trọng lượng đã quy định cho từng loại bao
gói, từng loại mặt hàng, không được để thiếu;
- Không được giao các loại bao gói bị rách cho khách hàng;
- Phải có túi hàng lẻ, không được bán ghép cho hai ba người
chung nhau một túi hàng lớn;
- Cần bố trí cân để khách hàng cân lại ngay tại cửa hàng (nếu
khách hàng cần).
2. Hàng cân rời:
- Phải đo cân hàng ngày trước lúc bán hàng;
- Khi cân phải bảo đảm chính xác và đề khách hàng xem xét được
mặt cân trước khi nhận hàng.
|
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ
LƯƠNG THỰC VÀ THỰC PHẨM
THỨ TRƯỞNG
Đặng Văn Thiên
|