Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 154/2010/TT-BTC Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ

Số hiệu: 154/2010/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 01/10/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 154/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TÍNH GIÁ TÀI SẢN, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý giá chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tài sản, hàng hoá, dịch vụ qui định tại Quy chế này trên địa bàn địa phương.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2010. Bãi bỏ Quyết định số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ảnh về Bộ Tài chính để hướng dẫn giải quyết và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Sở Công Thương tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

QUY CHẾ

TÍNH GIÁ TÀI SẢN, HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 154 /2010/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, phương pháp tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá và hiệp thương giá theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này nếu có quy định về tính giá riêng do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, thì thực hiện theo quy định đó.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tài sản, hàng hóa, dịch vụ (gọi tắt là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh) quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này căn cứ vào quy định tại Quy chế này để lập phương án giá, hiệp thương giá, đăng ký giá, kê khai giá; báo cáo phương án giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục kiểm soát các yếu tố hình thành giá khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý giá.

2. Cơ quan quản lý Nhà nước về giá có thẩm quyền căn cứ vào quy định tại Quy chế này để:

a) Quyết định giá; thẩm định, phê duyệt phương án giá; hiệp thương giá các tài sản, hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc thẩm quyền.

b) Xem xét, kiểm tra hồ sơ hiệp thương giá; kiểm tra các biểu mẫu đăng ký giá, kê khai giá.

c) Kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông; kiểm soát các yếu tố hình thành giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi giá tài sản hàng hóa, dịch vụ trên thị trường biến động bất thường.

3. Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tài sản, hàng hoá, dịch vụ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này được vận dụng các quy định tại Quy chế này để tính toán và quy định mức giá cụ thể đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc quyền định giá của mình.

Điều 3. Nguyên tắc tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ

1. Bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý gắn với chất lượng của tài sản, hàng hoá, dịch vụ; phù hợp với các chế độ chính sách, các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Phù hợp với quan hệ cung cầu của tài sản, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và sức mua của đồng tiền Việt Nam.

3. Phù hợp với giá thị trường trong nước, khu vực, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm cần tính giá.

4. Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước thuộc phạm vi cả nước hoặc từng vùng, từng địa phương.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TÀI SẢN, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Mục I: PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH

Điều 4. Khái niệm

1. Phương pháp so sánh là phương pháp xác định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ cần tính giá căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của tài sản, hàng hóa, dịch vụ cần tính giá và tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước; đồng thời có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới.

2. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự là tài sản, hàng hóa, dịch vụ cùng loại, giống nhau hoặc tương tự với tài sản cần tính giá về các đặc trưng cơ bản như mục đích sử dụng, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý,...

3. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh là tài sản, hàng hoá, dịch vụ tương tự có giao dịch, mua bán trên thị trường được lựa chọn để phân tích, so sánh và điều chỉnh lại mức giá dựa trên những yếu tố so sánh được với tài sản, hàng hoá, dịch vụ cần tính giá.

4. Các yếu tố so sánh là các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến giá trị của tài sản, hàng hoá, dịch vụ cần tính giá gồm: mức giá giao dịch, thời gian, điều kiện giao dịch (điều kiện thị trường, điều kiện mua bán, điều kiện và hình thức thanh toán, v.v.); các đặc trưng cơ bản của tài sản, hàng hoá, dịch vụ như đặc điểm pháp lý, mục đích sử dụng, đặc điểm tài sản, các thông số kỹ thuật chủ yếu, chi phí sản xuất, lưu thông, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, thời gian sử dụng, v.v..

Điều 5. Căn cứ tính giá

1. Căn cứ vào giá đã giao dịch thành công của tài sản, hàng hoá, dịch vụ tương tự trên thị trường tại thời điểm tính giá hoặc sát với thời điểm cần tính giá; cụ thể:

a) Đối với giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự có sản xuất, nhập khẩu để lưu thông ở thị trường trong nước thì căn cứ vào mức giá phổ biến qua kết quả thu thập thông tin từ các chứng lý sau: hóa đơn bán hàng; hoặc quyết định giá của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; giá nhập khẩu theo Tờ khai hải quan hoặc do cơ quan Hải quan cung cấp; hoặc giá trúng đấu thầu, đấu giá, giá đăng ký, giá kê khai; giá niêm yết; giá ghi trên giấy báo giá, giá do các tổ chức thẩm định giá xác định. Đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cần tính giá mà ít có tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự lưu thông trên thị trường, không có giá phổ biến thì căn cứ vào giá giao dịch, giá trúng thầu, giá trúng đấu giá gần với thời điểm tính giá nhất của các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự đó.

b) Đối với giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự lưu thông trên thị trường khu vực, thế giới thì căn cứ vào mức giá phổ biến qua kết quả thu thập thông tin từ các chứng lý sau: căn cứ thông tin về giá bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường ở các nước trong khu vực và thế giới qua mạng thông tin kết nối toàn cầu (internet); qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua cơ quan tham tán thương mại Việt Nam tại các nước; qua kết quả đấu thầu, đấu giá, báo giá, chào giá và thực tế giao dịch của các tổ chức, cá nhân.

Tất cả các số liệu thu thập được phải được ghi rõ nguồn gốc và lưu giữ trong hồ sơ phương án giá.

3. Căn cứ vào thương hiệu của tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

4. Căn cứ vào điều kiện thương mại bình thường và các tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi trong kinh doanh trên thị trường trong nước, thị trường trong khu vực và thế giới của hàng hóa, dịch vụ tương tự.

5. Kết quả phân tích, so sánh và điều chỉnh giá trên cơ sở các yếu tố so sánh được của tài sản, hàng hoá, dịch vụ tương tự để tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ cần tính giá.

Điều 6. Các bước tiến hành xác định mức giá

Bước 1. Thu thập thông tin

Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về mức giá có tính phổ biến của tài sản, hàng hoá, dịch vụ tương tự trên thị trường vào thời điểm cần tính giá hoặc gần với thời điểm cần tính giá và lựa chọn ít nhất ba (03) tài sản, hàng hoá, dịch vụ làm tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh; thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến tài sản, hàng hoá, dịch vụ cần tính giá và của các tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh.

Bước 2. Phân tích, lựa chọn các yếu tố so sánh phù hợp; xây dựng bảng phân tích, so sánh đối với mỗi yếu tố so sánh.

Khi lựa chọn các yếu tố so sánh cần lựa chọn các yếu tố so sánh chủ yếu có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, lựa chọn đơn vị so sánh phù hợp với đặc tính cơ bản của tài sản, hàng hoá, dịch vụ (ví dụ: đơn vị sản phẩm như cái, chiếc, giường bệnh, ghế ngồi, …; hoặc đơn vị đo lường như ki-lô-gam (kg), tấn, mét (m), mét vuông (m2), mét khối (m3), …).

Bảng 1: Bảng điều chỉnh các mức giá theo các yếu tố so sánh

STT

Yếu tố so sánh

Đơn vị tính

Tài sản, hàng hóa, dịch vụ tính giá

Tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh 1

Tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh 2

Tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh 3

A

Giá thị trường

Cần xác định

Đã biết

Đã biết

Đã biết

B

Đơn vị sản phẩm

C

Điều chỉnh theo các yếu tố so sánh

C1

Yếu tố so sánh 1

Tỷ lệ điều chỉnh

%

Mức điều chỉnh

đồng

C2

Yếu tố so sánh 2

Tỷ lệ điều chỉnh

%

Mức điều chỉnh

đồng

C3

Yếu tố so sánh 3

Tỷ lệ điều chỉnh

%

Mức điều chỉnh

đồng

C4

Yếu tố so sánh 4

Tỷ lệ điều chỉnh

%

Mức điều chỉnh

đồng

….

…….

…….

…….

Tổng giá trị điều chỉnh thuần

đồng

D

Mức giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh sau điều chỉnh

đồng

Trong đó, số lần điều chỉnh

E

Chọn mức giá cho tài sản, hàng hoá, dịch vụ cần tính giá

Bước 3. Phân tích, xác định các yếu tố khác biệt giữa tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh và tài sản, hàng hóa, dịch vụ cần tính giá; thực hiện điều chỉnh giá theo sự khác biệt về các yếu tố so sánh, tìm ra mức giá cho mỗi tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh để làm cơ sở xác định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ cần tính giá.

Bước 4. Thực hiện việc điều chỉnh giá theo các nguyên tắc:

- Lấy tài sản, hàng hóa, dịch vụ cần tính giá làm chuẩn để thực hiện việc điều chỉnh mức giá của các tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh theo các đặc điểm đặc trưng của tài sản, hàng hóa, dịch vụ cần tính giá;

- Việc điều chỉnh mức giá được thực hiện theo sự khác biệt của từng yếu tố so sánh trên cơ sở cố định những yếu tố so sánh còn lại (coi như giống nhau), mỗi mức điều chỉnh theo từng yếu tố so sánh phải được chứng minh từ các thông tin đã thu thập được trên thị trường; cụ thể:

+ Những yếu tố ở tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh kém hơn so với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cần tính giá thì điều chỉnh tăng (cộng) mức giá tính theo đơn vị chuẩn của tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh;

+ Những yếu tố ở tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh vượt trội hơn so với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cần tính giá thì điều chỉnh giảm (trừ) mức giá tính theo đơn vị chuẩn của tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh;

+ Việc điều chỉnh sự khác biệt yếu tố so sánh có thể được thực hiện theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ % tăng, giảm so với giá thị trường của tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh.

Tổng giá trị điều chỉnh thuần của tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh là tổng mức điều chỉnh theo từng yếu tố so sánh với dấu âm (điều chỉnh giảm) và dấu dương (điều chỉnh tăng).

- Xác định mức giá sau điều chỉnh của tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh bằng mức giá của tài sản so sánh cộng (+) hoặc trừ (-) tổng giá trị điều chỉnh thuần của tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh đó.

Bước 5. Xác định mức giá cho tài sản, hàng hoá, dịch vụ cần tính giá (dòng E Bảng 1) bằng cách lấy mức giá sau điều chỉnh đại diện chung của các tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh (dòng D Bảng 1) hoặc bằng mức giá trung bình của các mức giá sau điều chỉnh của tài sản hàng hoá, dịch vụ so sánh.

Mức giá đại diện chung của các tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh là mức giá sau điều chỉnh của mỗi tài sản, hàng hóa, dịch vụ so sánh được chọn theo các tiêu chí sau:

- Tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh có số lần điều chỉnh giá ít nhất.

- Tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh có tỷ lệ điều chỉnh của mỗi yếu tố so sánh nhỏ nhất.

- Tài sản, hàng hoá, dịch vụ so sánh có tổng giá trị điều chỉnh thuần nhỏ nhất.

Mục II: PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

Điều 7. Khái niệm

Phương pháp chi phí là phương pháp xác định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ (bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp) để sản xuất, lưu thông tài sản, hàng hóa, dịch vụ và mức lợi nhuận dự kiến (nếu có).

Điều 8. Căn cứ tính giá

1. Chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ để tính giá thành sản xuất hoặc giá vốn hàng bán và giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm.

Chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ là những chi phí cần thiết để sản xuất, kinh doanh tài sản, hàng hóa, dịch vụ đạt tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn về chất lượng, được xác định trên cơ sở các chế độ, chính sách, các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành, các chứng từ, hoá đơn theo quy định của pháp luật và phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm cần tính giá hoặc gần sát thời điểm cần tính giá.

2. Mức lợi nhuận dự kiến (nếu có) cho một đơn vị tài sản, hàng hóa, dịch vụ để tính giá của tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó.

3. Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Điều 9. Xác định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ

1. Đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước:

Giá một đơn vị tài sản, hàng hóa, dịch vụ được xác định theo công thức sau:

Giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ

=

Giá thành toàn bộ (Z)

+

Lợi nhuận dự kiến (nếu có)

+

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

+

Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

2. Đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu:

Giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu bao gồm: Giá vốn nhập khẩu (GV) cộng (+) chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bằng tiền khác (nếu có), cộng (+) lợi nhuận dự kiến (nếu có), cộng (+) thuế giá trị gia tăng (nếu có).

a) Giá vốn nhập khẩu (GV) xác định theo công thức sau:

GV

=

Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF)

+

Thuế nhập khẩu

+

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

+

Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)

Trong đó:

- Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF) bằng [giá mua thực tế ở thị trường ngoài nước cộng (+) các chi phí phát sinh ngoài nước để đưa hàng về Việt Nam (gồm giá mua gốc, chi phí bảo hiểm, cước vận chuyển ngoài nước) cộng (+) các chi phí phải cộng vào trị giá hàng nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu theo quy định] nhân (×) tỷ giá quy đổi ngoại tệ.

Tỷ giá quy đổi ngoại tệ được tính theo tỷ giá thực tế các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã thanh toán với Ngân hàng (nơi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giao dịch) khi vay hoặc khi mua ngoại tệ để mua hàng hóa. Trường hợp các tổ chức, cá nhân chưa thanh toán với Ngân hàng thì tính theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân đã vay hoặc mua ngoại tệ tại thời điểm tính giá.

- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

- Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có).

b) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bằng tiền khác được xác định theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 10 Quy chế này.

c) Chi phí khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

d) Lợi nhuận dự kiến xác định theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.

đ) Thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Điều 10. Xác định chi phí sản xuất, kinh doanh và giá thành toàn bộ của tài sản, hàng hóa, dịch vụ để tính giá

Chi phí sản xuất, kinh doanh và giá thành toàn bộ đơn vị tài sản, hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là sản phẩm) làm cơ sở tính giá được xác định theo yếu tố chi phí hoặc theo khoản mục như bảng sau:

STT

Nội dung chi phí

Ký hiệu

A

Tổng sản lượng sản xuất, kinh doanh

Q

B

Chi phí sản xuất, kinh doanh

C

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

CVT

2

Chi phí nhân công trực tiếp

CNC

3

Chi phí sản xuất chung

CSXC

Giá thành sản xuất/Giá vốn hàng bán

GV

4

Chi phí tài chính (trả lãi vay nếu có)

CTC

5

Chi phí bán hàng

CBH

6

Chi phí quản lý doanh nghiệp

CQL

Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh (từ 1 đến 6)

TC

C

Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có)

CP

D

Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm (TC-CP)/Q

Z

Nội dung từng khoản chi phí trên được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (CVT)

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực, ... (sau đây gọi chung là chi phí vật tư) được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và giá vật tư:

Chi phí vật tư

=

Mức tiêu hao vật tư

x

Giá vật tư

a) Mức tiêu hao vật tư được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:

- Đối với sản phẩm đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức kinh tế - kỹ thuật đó.

- Đối với sản phẩm chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức do Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội đồng thành viên (HĐTV) đối với doanh nghiệp có HĐQT/HĐTV hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

b) Giá vật tư được xác định như sau:

- Đối với sản phẩm được sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thì giá vật tư không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Đối với sản phẩm được sản xuất ra không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá vật tư bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Giá vật tư dùng để tính giá sản phẩm được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật tư sử dụng, gắn với vị trí nơi sản xuất sản phẩm. Cụ thể như sau:

+ Đối với vật tư do Nhà nước định giá: tính theo giá do Nhà nước quy định cộng (+) chi phí lưu thông hợp lý (nếu có);

+ Đối với vật tư mua ngoài: Nếu không có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định thì tính theo mức giá thấp nhất từ các nguồn thông tin như giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp; hoặc báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp; nếu có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định thì tính theo giá đã được áp dụng cho sản phẩm khác trên cùng địa bàn (khu vực) có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự; hoặc giá mua ghi trên hóa đơn mua/bán hàng; hoặc giá trúng thầu, giá trúng đấu giá, giá niêm yết cộng (+) chi phí hợp lý, hợp lệ để đưa vật tư về đến kho của doanh nghiệp (nếu có).

Đối với vật tư trực tiếp nhập khẩu đưa vào sản xuất: tính theo giá nhập khẩu [(giá CIF) cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)] nhân (×) Tỷ giá quy đổi ngoại tệ bán ra của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp giao dịch phù hợp với các phương thức thanh toán quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Quy chế này cộng (+) các chi phí thực tế hợp lý để đưa vật tư về đến kho của doanh nghiệp (nếu có).

+ Đối với vật tư tự chế: tính theo giá thực tế xuất kho cộng (+) chi phí thực tế phát sinh trong quá trình đưa vào sản xuất (nếu có).

+ Đối với vật tư thuê gia công chế biến: tính theo giá thực tế xuất kho giao gia công cộng (+) chi phí gia công cộng (+) các chi phí hợp lý để đưa vật tư về đến kho của doanh nghiệp (nếu có).

Giá các loại vật tư và các khoản chi phí về gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu mua, v.v. phải được ghi trên hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Trường hợp vật tư là sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản mua của người trực tiếp sản xuất không có hóa đơn thì người mua hàng phải lập bảng kê mua hàng, ghi rõ tên, địa chỉ người bán hàng, số lượng hàng hóa, đơn giá, thành tiền; chữ ký của người bán hàng và được thủ trưởng đơn vị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quyết định theo quy định của pháp luật kế toán, thống kê, pháp luật về thuế và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chi phí nhân công trực tiếp (CNC)

Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn, … của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định của Bộ Luật Lao động được xác định trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương hoặc tiền công.

Chi phí nhân công trực tiếp

=

Định mức lao động

x

Đơn giá tiền lương hoặc tiền công

a) Định mức lao động:

- Đối với sản phẩm đã có định mức lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức lao động đó.

- Đối với sản phẩm chưa có định mức lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức do HĐQT/HĐTV đối với doanh nghiệp có HĐQT/HĐTV hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị ban hành và chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức lao động được áp dụng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

b) Đơn giá tiền lương hoặc tiền công:

- Đơn giá tiền lương căn cứ vào tiền lương cơ bản do Nhà nước quy định, lương phụ, phụ cấp lương, các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn) và các chế độ khác cho người lao động theo quy định hiện hành. Phương pháp xây dựng, thẩm quyền phê duyệt và đăng ký đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định hiện hành.

- Chi phí tiền công đối với các doanh nghiệp trả tiền công thông qua hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể thì chi phí tiền công phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

3. Chi phí sản xuất chung (CSXC)

a) Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất gián tiếp (ngoài các chi phí vật tư trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: là các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, v.v..

- Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định (TSCĐ), công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời, v.v..

- Chí phí công cụ, dụng cụ: dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, v.v..

- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, v.v..

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như: chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp).

- Chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.

b) Phương pháp tính một số khoản chi phí trong chi phí sản xuất chung

- Chi phí vật tư và chi phí nhân công được tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trường hợp mua sắm, thuê ngoài mà không thực hiện theo Luật đấu thầu thì tính theo giá ghi trên Hợp đồng kinh tế, Biên bản thanh lý Hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng và các chứng từ khác phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

- Chi phí khấu hao TSCĐ thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

4. Chi phí bán hàng (CBH)

Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh (nếu có) trong quá trình bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:

- Chi phí phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn, v.v..

- Chi phí vật liệu, bao bì dùng cho việc bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ... dùng cho bộ phận bán hàng.

- Chí phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc...

- Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng, v.v..

- Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, v.v..

- Chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng, v.v..

Trong các khoản chi phí bán hàng nêu trên, khoản chi nào đã có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có chế độ do Nhà nước hoặc pháp luật quy định (Pháp luật thuế, kế toán, thống kê và các pháp luật có liên quan) và có giá do Nhà nước quy định thì tính theo các quy định đó. Khoản chi nào chưa có các quy định như trên thì Chủ tịch HĐQT/HĐTV hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với hàng hóa dự trữ quốc gia, sản phẩm dịch vụ công ích, dịch vụ công được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, cung ứng thanh toán từ ngân sách nhà nước thì không được tính các khoản chi phí như: chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi phí hoa hồng môi giới và đại lý.

5. Chi phí tài chính (CTC)

Chi phí tài chính tính trong phương án giá là khoản chi phí trả lãi tiền vay (nếu có) liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh tài sản, hàng hoá, dịch vụ cần được xác định giá và phần chênh lệch tỷ giá trong quá trình mua vật tư, hàng hoá và được phân bổ cho đơn vị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó.

Đối với hàng hóa dự trữ quốc gia, sản phẩm dịch vụ công ích, dịch vụ công được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, cung ứng thanh toán từ ngân sách nhà nước và các loại tài sản, hàng hoá, dịch vụ khác được Nhà nước hoặc các tổ chức đặt hàng ứng trước toàn bộ kinh phí để thực hiện thì không được tính khoản chi phí trả lãi tiền vay.

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp (CQL)

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm:

- Chi phí nhân viên quản lý bao gồm các khoản phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.

- Chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ...

- Chi phí đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.

- Chí phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trong văn phòng doanh nghiệp.

- Thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.

- Chi phí dự phòng (nếu có) gồm các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.

- Chi phí bằng tiền khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã nêu trên như: chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí hợp lý khác.

Trong các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp: khoản chi nào đã có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chính sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc pháp luật qui định (thuế, kế toán, thống kê và các pháp luật có liên quan) và có giá của Nhà nước quy định thì tính theo các quy định đó; khoản chi nào chưa có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và các nguyên tắc mua sắm, chi tiêu thì Chủ tịch HĐQT/HĐTV hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

7. Phân bổ chi phí

Đối với chi phí chung và chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà không thể tách riêng ra được như khấu hao tài sản cố định; tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, v.v. thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu thức thích hợp theo hướng dẫn hiện hành cho từng tài sản, hàng hoá, dịch vụ.

8. Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ thu được trong cùng quy trình sản xuất với sản phẩm chính

Việc phân bổ chi phí cho sản phẩm phụ được thực hiện theo nguyên tắc: sản phẩm phụ có thu hồi được trong quá trình sản xuất để bán hoặc tiếp tục sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm khác thì phải được phân bổ chi phí sản xuất để trừ khỏi chi phí sản xuất của sản phẩm chính. Nếu sản phẩm phụ không thu hồi để bán hoặc sử dụng thì không phải phân bổ chi phí.

Điều 11. Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý để xác định giá thành sản phẩm

Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá thành sản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi không được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 12. Lợi nhuận dự kiến để tính giá

1. Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy chế này, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tài sản, hàng hóa, dịch vụ dự kiến tỷ suất lợi nhuận hoặc mức lợi nhuận hợp lý (nếu có) đảm bảo giá bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ được xác định không vượt giá bán trên thị trường (đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ có giá thị trường).

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm (%) của khoản lợi nhuận tính trên giá thành toàn bộ; hoặc trên giá bán; hoặc trên vốn chủ sở hữu hay vốn Nhà nước đầu tư do đại diện chủ sở hữu giao (phân bổ cho đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ).

2. Phương pháp xác định mức lợi nhuận hợp lý

a) Đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ có lưu thông trên thị trường hoặc có những tài sản, hàng hoá, dịch vụ tương tự được sản xuất và lưu thông trên thị trường, mức lợi nhuận dự kiến tối đa được xác định bằng tỷ suất lợi nhuận thực tế (đã được kiểm toán) gần với thời điểm tính giá nhất của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tài sản, hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc được xác định trên cơ sở tham khảo số liệu của ngành hoặc số liệu thực tế các năm trước liền kề của doanh nghiệp.

b) Đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ (sản xuất hoặc nhập khẩu) do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch mà chưa có lưu thông trên thị trường hoặc chưa có những tài sản, hàng hoá, dịch vụ tương tự được sản xuất và lưu thông trên thị trường, thì mức lợi nhuận dự kiến sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo trích lập hai quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành; hoặc mức lợi nhuận dự kiến được tính bằng tỷ suất lợi nhuận thực tế (đã được kiểm toán) gần với thời điểm tính giá nhất đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ khác mà doanh nghiệp đã và đang sản xuất, kinh doanh.

MỤC III: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

Điều 13. Lựa chọn phương pháp tính giá

Căn cứ vào đặc tính và giá trị sử dụng của từng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông tài sản, hàng hóa, dịch vụ cụ thể, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp xác định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ phù hợp để lập phương án giá theo quy định./.

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 154/2010/TT-BTC

Hanoi, October 01, 2010

 

CIRCULAR

PROMULGATING THE REGULATION ON THE PRICING OF ASSETS, GOODS AND SERVICES

Pursuant to April 26, 2002 Ordinance No. 40/ 2002/PL-UBTVQH10 on Prices;
Pursuant to the Government's Decree No. 170/2003/ND CP of December 25, 2003, detailing a number of articles of the Ordinance on Prices;
Pursuant to the Government's Decree No. 75/ 2008/ND-CP of June 9, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 170/2005/ND-CP of December 25, 2003, detailing a number of articles of the Ordinance on Prices,
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance.

Article 1. To promulgate together with this Circular the Regulation on the pricing of assets, goods and services.

Article 2. Organization of implementation

1. The Price Management Department shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned agencies in. directing, guiding and inspecting the implementation of the Regulation on the pricing of assets, goods and services promulgated together with this Circular and relevant legal documents.

2. Provincial-level Finance Departments shall inspect the observance of this Regulation by organizations and individuals producing and trading in assets, goods and services in their respective localities.

Article 3. This Circular lakes effect on November 15, 2010. The finance Minister's Decision No. 06/2005/QD-BTC of January IX. 2008, promulgating the Regulation on (he pricing of assets, goods and services, is annulled.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Tran Van Hieu

 

REGULATION

ON THE PRICING OF ASSETS, GOODS AND SERVICES
(Promulgated together with the Finance Ministry's Circular No. 154/2010/TT-BTC of October 1, 2010)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In case competent agencies issue specific regulations on the pricing of assets, goods and services on the lists defined in Clause I of this Article, such regulations prevail.

Article 2. Subjects of application

1. Enterprises, cooperatives, organizations and individuals producing and trading in assets, goods and services (below referred lo as production and business organizations and individuals) specified in Clause I. Article 1 of this Regulation shall base themselves on this Regulation 10 prepare price plans and conduct price consultation, registration and declaration; and report on pricing plans for goods and services on the list of those subject to control of price constituents upon requests of competent state management agencies according to the law on price management.

2. Pursuant to this Regulation, competent price management agencies shall:

a/ Decide on prices; appraise and approve pricing plans; and hold consultation on prices of specific assets, goods and services according to their competence.

b/ Examine price consultation dossiers and price registration and declaration documents.

c/ Control production and circulation costs: control price constituents of assets, goods and services on the list of those subject to control of price constituents upon occurrence of abnormal fluctuations in the market prices of these assets, goods or services according to law or instructions of the Prime Minister, ministers or provincial-level People's Committee chairpersons.

3. Organizations and individuals producing or trading in assets, goods and services other than those specified in Clause I. Article I of this Regulation may apply this Regulation to calculate and fix specific prices for assets, goods and services lo be priced by themselves.

Article 3. Principles of pricing assets, goods and services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Conformity with supply-demand relations of assets, goods and services in the market and the purchasing power of the Vietnamese currency.

3. Conformity with domestic, regional and world market prices and competitiveness of assets, goods or services at the time of pricing.

4. Conformity with the State's socio economic development policies applicable nationwide or in each region or locality.

Chapter II

METHODS OF PRICING ASSETS, GOODS AND SERVICES

Section I. COMPARISON METHOD

Article 4. Definition

1. Comparison method means a method of pricing a to-be-priced asset, goods or service by analyzing and comparing its price and economic and technical characteristics with great impacts on its price with those of similar assets, goods or services which are traded in the domestic market and. at the same time, referring to regional and world market prices.

2. Similar asset, goods or service means an asset, goods or service of the same type with, identical or similar to the to-be-paced asset, goods or service regarding basic properties such as utility, econo-technical characteristics, shape, size, structural principles, major technical parameters, quality, origin, time of manufacture, production technology and legal characteristics.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Comparable elements means elements with great impacts on the value of the to-be-priced asset, goods or service, including: trading price. time and conditions (market conditions, sale and purchase conditions, payment conditions and modes); basic properties of assets, goods or services such as legal characteristics, utility, characteristics, major technical parameters, production and circulation costs, quality, origin, time of manufacture and use duration.

Article 5. Pricing bases

1. Successful trading prices of similar assets, goods or services in the market at the time of pricing or a time closest to the time of pricing. Specifically:

a/ For a similar asset, goods or service which is produced or imported for circulation in the domestic market, the successful trading price is the prevailing price determined based on information acquired from such sources as sale invoices or pricing decisions issued by competent organizations or individuals: the import price indicated in customs declarations or supplied by customs offices: the bid- or auction-winning price or registered or declared price: the posted price: the price indicated in price quotations or the price determined by a price appraisal organization. In case there are few assets, goods or services similar to the to-be-priced ones which are circulated in the market and. therefore, no common price is available, the trading prices or bid- or auction-winning prices of these similar assets, goods or services at a time closest to the time of pricing may be used.

b/ For a similar asset, goods or service circulated in the regional or world market, it is the prevailing price determined based on information collected from the following sources: information on the selling price of such asset, goods or service in the regional or world market collected via the internet, mass media and overseas Vietnamese commercial representations, bidding and auction results, price quotations, price offers and actual transactions of organizations and individuals.

All collected data must have their sources clearly slated and reflected in pricing plan dossiers.

3. Brands of assets, goods or services.

4. Normal commercial conditions and generally accepted commercial practices in the domestic, regional and world markets for similar assets, goods or services.

5. Results of price analysis, comparison and adjustment based on comparable elements of similar assets, goods or services used for pricing the to-be-priced asset, goods or service.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Step 1. Collecting information

To conduct market survey and collect information on the prevailing price of each similar asset, goods and service in the market at the time of pricing or a time close to the lime of pricing and select at least 3 comparable assets, goods or services; to collect necessary information relating to the to-be-priced asset, goods or service and comparable ones.

Step 2. Analyzing and selecting appropriate comparable elements: making an analysis and comparison table for each comparable element

When selecting comparable elements, it is required to choose those with the greatest impacts on the prices of assets, goods or services and. at the same time, select comparison units suitable or chair or units of measurement such as kilogram to basic properties of assets, goods or services (kg), ton, meter (m), square meter (m2) or cubic (using such product units as piece, patient bed meter (m3)).

Table 1. Price adjustment based on comparable elements

No.

Comparable element

Calculation unit

To be-priced asset, goods or service

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Second comparable asset, goods or service

Third comparable asset, goods or service

A

Market price

 

To be determined

Already known

Already known

Already known

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Product unit

 

 

 

 

 

C

Adjustment based on comparable elements

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

C1

first comparable element

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Adjustment rate

%

 

 

 

 

Adjustment level

VND

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

C2

Second comparable element

%

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

Adjustment level

VND

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

C3

Third comparable element

 

 

 

 

 

Adjustment rate

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

Adjustment level

VND

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

C4

fourth comparable element

 

 

 

 

 

Adjustment rate

%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

Adjustment level

VND

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

….

….

….

 

 

Total net adjustment value

VND

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

D

Adjusted price of comparable assets, goods or services

VND

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Number of adjustments

 

 

 

 

E

Price selected for the to he-priced asset. goods or service

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Step 3. Analyzing and determining the different elements between comparable assets, goods 01 services and the to-be-priced asset, goods 01 service: adjusting the price of each comparable asset, goods or service based on the differences among comparable elements so as to find out a price with regard to such asset, goods or service to serve the pricing of the to-be-priced asset, goods or service

Step 4. Adjusting prices on the following principles.:

- Adjusting the prices of comparable assets, goods or services based on typical characteristics of the to-be-priced asset, goods or service:

- The price shall be adjusted based on the difference of each comparable element while the remaining comparable elements are fixed (considered to be alike). The adjustment level for each comparable element must be supported with information collected in the market. Specifically:

+ The price of a standard unit of a comparable asset, goods or service will be adjusted up (+) for each element worse than that of the to-be-priced asset, goods or service:

+ The price of a standard unit of a comparable asset, goods or service will be adjusted down (-) for each element better than that of the to-be-priced asset, goods or service;

+ Price adjustment based on the difference in comparable elements may be expressed in a specific sum of money or a percentage increase or decrease in the market price of comparable assets, goods or services.

The total net adjustment value of a comparable asset, goods or service is the total of adjustment levels based on each comparable element with a negative sign (decrease) or positive sign (increase).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Step 5. Determining the price of the lo-be-priced asset, goods or service (line 11. table I! which is the price representing the adjusted prices of all comparable assets, goods or services (line I), table 1) or the average of the adjusted prices of all comparable assets, goods or service

The price representing the adjusted price of all comparable assets, goods or services >s the adjusted price of a comparable asset, goods or service which is selected according to the following criteria:

- Being the comparable asset, goods or service with the fewest price adjustments.

- Being the comparable asset, goods or service with the lowest adjustment rate for each comparable element.

- Being the comparable assets, goods or service with the smallest total net adjustment value.

Section II. COST METHOD

Article 7. Definition

The cost method means a method of pricing an asset, goods or service based on actual, reasonable and lawful production and business costs (including both direct and indirect costs) for the production and circulation of such asset, goods or service and the projected profit (if any).

Article 8. Pricing bases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Actual, reasonable and lawful production and business costs arc costs necessary for the production and trading of assets, goods or services up to standard technical parameters and quality which arc determined based on regimes policies, econo-technical norms and cost norms prescribed by competent agencies and lawful vouches and invoices in conformity with market prices at the time of pricing or a time closest to the time of pricing

2. The projected profit (if any; per asset, goods or service unit, which shall be used for pricing such assets, goods or services

3. The State's socio-economic development policies in each period

Article 9. Pricing of assets, goods and services

1 For home-made assets, goods and service

The price of an imported asset, goods or service unit shall be determined according to the following formula:

Price of an asset, goods or service

=

Total cost price (Z)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Projected profits ( if any)

+

Excise tax (if any)

+

Value added tax (if any)

2. For imported assets, goods or services:

The price of an imported asset, goods or service covers the import cost price (Civ) plus ( + ) sale cost, enterprise management cost and other cash costs (if any) plus ( + ) projected profit (if any.) plus {+) value-added lax (if any).

a/ The impost cost price (Gv) shall be determined according to the following formula:

Gv

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Buying price at a Vietnam’s border gate (CIF price)

+

Import duty

+

Excise tax ( if any)

+

Other cash costs according to regulation ( if any)

In which

- The buying price at a Vietnam's border gate( CIF price) is equal to (the actual buying price in a foreign market plus(+) costs incurred overseas for transporting goods to Vietnam( including the original buying price, insurance and overseas transport freights) plus( +) costs to be added to the value of imported goods for import duty calculation according to regulation) multiplied by the foreign exchange rate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case an organization or individual has made no payment to the commercial bank from which it/he/she/ has borrowed or purchased foreign currencies, the exchange rate shall be determined based on the selling exchange rate applied by Such commercial bank at the lime of pricing

- Import duty and excise tax (if any) comply with current tax laws.

- Other cash costs (if any) comply with regulations

b/ Sale cost, general management cost and other cash costs shall be determined under Clauses 4. 5 and 6. Article 10 of this Regulation.

c/ Oilier costs (if any) comply with laws.

d/ Projected profits shall be determined under Article 12 of this Regulation.

e/ Value-added lax complies with current tax laws.

Article 10. Determination of production and business costs and total cost prices of assets. goods and services

The production and business cost and the total cost price of an asset, goods and service (below referred to as product) for use as pricing bases shall be determined based on cost elements or items in the table below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Costs

Code

A

Total production or business output

Q

B

Production or business costs

C

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CVT

2

Direct labor costs

CNC

3

General production costs

CSCX

 

Production cost/cost of goods sold

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

Financial costs (expenses for payment of loan interests, if any)

CTC

5

Sale costs

CBH

6

Enterprise management costs

CQL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total production or business costs (from 1 thru 6i

TC

C

Costs> allocated to by-products (if any)

CP

D

Total cost price of a product unit

(TC-CP)/Q

z

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Direct material costs (CVT)

Direct material costs are costs for raw materials, materials, fuel and power (below referred to as materials) which shall be determined based on material consumption quantity and material price:

Material cost = Amount of consumed material x Material price

a/ Amount of consumed material shall be determined based on econo-technical norms as follows:

- For products with available econo-technical norms set by competent stale agencies, such norms shall apply.

- For products without econo-technical norms set by competent state agencies, the Boards of Directors or Members' Councils, for enterprises with Boards of Directors or Members' Council, or enterprise directors general (directors) or unit heads shall set econo-technical norms for application and lake responsibility before law for the accuracy of such norms.

b/ Material price shall be determined as follows:

a/ For a product liable to value-added tax calculated by the credit method, material price is exclusive of value-added tax.

b/ For a product not liable to value-added lax or liable to value-added tax calculated by the direct calculation method, material price is inclusive of value-added tax.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The price of a state-priced material is equal lo the price set by the State plus (+) reasonable circulation costs (if any):

- For procured materials: In case of lacking required vouchers and invoices, the price of a procured material is the lowest among the market price notified by a functional organization, price quoted by the producer or price offered by the supplier. In case vouchers and invoices are sufficient as required, its price is the price of another product of similar standards and quality in the same geographical area (region) or the selling price indicated in goods sale/purchase invoices or the bid- or auction-winning price or the posted price plus (+) reasonable and valid expenses (if any) for transporting such material to the enterprise's storehouse.

The price of a material imported for production is equal to: [the import price (CIF price) plus (+) import duly (+) excise tax. if any] multiplied by (x) the selling rate of the foreign currency set by the commercial bank with which the concerned enterprise has transactions suitable lo the payment method prescribed at Point a. Clause 2. Article 9 of this Regulation, plus ( + ) actual reasonable expenses for transporting such material to the enterprise's storehouse (if any).

+ The price of a self-produced material is the actual ex-warehousing price plus ( + ) costs incurred in the production process (if any).

+ The price of a material the processing of which is outsourced is the actual ex-warehousing price plus (+) processing cost plus (+) reasonable expenses for transporting such material to the enterprise's storehouse (if any).

Material prices and expenses for material processing, transportation, preservation and purchase must be written on invoices and vouchers according to regulations. For materials being agricultural, forestry or aquatic products purchased directly from producers without invoices, the buyer shall make a list of purchased goods clearly indicating the names and addresses of the goods sellers, goods quantity, unit price and total payment. Such a list shall be signed b\ the goods sellers and enclosed w ith a decision of the unit head or the enterprise director general (director) according lo the accounting, statistics and lax and other relevant laws.

2. Direct labor costs (CNC)

Direct labor costs include amounts to be paid to laborers directly engaged in production such as salaries, wages and allowances of salary nature, social, health and unemployment insurance premiums and trade union dues according to the Labor Code, which shall be determined based on labor norms and unit salary or wage.

Direct labor cost = Labor norm x Unit salary or wage

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For products with available labor norms set by competent state agencies, such labor norms shall apply.

- For products without available labor norms, the Boards of Directors/Members' Council, for enterprises with Boards of Directors or Members' Councils, or Directors General (Directors) of enterprises or heads of agencies or units shall set labor norms on the principle of thrift and effec­tiveness for application and take responsibility before law for the accuracy of these norms.

b/ Unit salary or wage

- The unit salary shall be determined based on the basic salary prescribed by the State, additional salaries, salary-based allowances and contributions (social, health and unemployment insurance premiums and trade unions dues) and other regimes applicable to laborers according to current regulations. The method of calculation, competence to approve and registration of unit salary comply with current regulations.

- For enterprises paying wages under labor contracts or collective labor agreements, their wage costs shall be determined based on labor contracts or collective labor agreements.

3. General production costs (CSXC)

a/ General production costs mean indirect production costs (excluding direct material costs and direct labor costs) arisen in an enterprises workshops and business sections as follows:

- Costs for workshop staffs: salaries and allowances payable to managers of production workshops, sections and teams; mid-shift meal allowances for managers of production workshops, sections and teams; social, health and unemployment insurance premiums and trade union dues calculated in a percentage of salaries payable to these managers according lo current regulations.

- Costs for materials used for workshops such as materials used for repairing or maintenance of fixed assets, tools and instruments of workshops, cost for building makeshift houses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Costs for depreciation of fixed assets used directly in the process of producing products or providing services and fixed assets used for the operation of production workshops, sections and teams.

- Costs for services purchased to serve activities of production workshops, sections and teams such as those for repair or lease of fixed assets, electricity, water and telephone and amounts payable to sub-contractors (for construction enterprises).

- Cash costs other than the above costs which serve activities of production workshops, sections and teams.

b/ Methods of calculating some costs included in general production costs

- Material cost and labor cost shall be determined according to Clauses 1 and 2 of this Article. For cases in which goods or services are purchased or hired not under the Bidding Law, the prices indicated in economic contracts, contract liquidation records, value-added invoices and other lawful documents in accordance with current laws may be used.

- Costs for depreciation of fixed assets shall be determined under the Finance Ministry's regulations on the management use and depreciation of fixed assets.

4. Sale costs (CBII)

Sale costs include costs (if any) actually incurred during the process of selling goods or providing services:

- Amounts payable to salespersons and packing, transporting and preserving employees, including, salaries, mid-shift meal allowances, wages, social, health and unemployment insurance premiums and trade union dues.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Costs for tools and instruments serving the sale of products and goods such as measuring devices, calculators or working equipment.

- Costs for depreciation of fixed assets in preservation and sale sections such as storehouses, shops, yards, loading and unloading equipment, vehicles, measurement devices, calculators or quality-testing devices.

- Costs for product warranty.

- Costs for external services to serve sale activities such as repairing fixed assets used in sale activities, hiring storehouses and storing yards, loading, unloading and transporting products and goods for sale, paying commissions to sale agents and export entrustment-undertaking units.

- Cash costs other than the above costs arising in sale activities such as those for receiving guests of sale sections, introduction of products and goods and expenses for advertisement or customers conferences.

In ease of availability of econo-Technical norms set by competent stale agencies, regimes prescribed by the State or laws (tax. accounting and statistics and other relevant laws) and prices set by the State for any of the above sale costs, such regulations will apply. For costs without such regulations, chairpersons of the Boards of Directors/Members' Councils or Directors General (Directors) of enterprises or heads of agencies or units shall formulate and approve such regulations according to laws.

For national reserve goods, public-utility services and products and public services ordered by the Slate which arc produced or provided under plans set by the Slate and paid with state budget funds, such costs as those for advertisement, marketing, sale promotion or brokerage and agency commission must not be calculated.

5. Financial costs (CTC)

Financial costs included in price plans are amounts for payment of interests on loans (if any | used for the production and trading of to-be priced assets, goods or services and the foreign exchange rate disparities during the process of purchasing materials and goods and shall be allocated to each unit of such products, goods or services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Enterprise management costs (CQL)

Enterprise management costs include:

- Costs for managing staffs, including payments to business managers such as salaries, allowances, social, health and unemployment insurance premiums and trade union dues for executive board members and managers of different sections.

- Costs for materials used in business management activities such as stationery, materials for repairing fixed assets, tools and instruments.

- Costs for office equipment used in business management activities.

- Costs for depreciation of common fixed assets such as working offices of different sections, storehouses, architectural objects, vehicles and conveyance equipment, machinery and equipment for management activities of enterprise offices.

- Taxes, charges and fees such as registration tax. land rents and other fees and charges.

- Provisions (if any) including provisions for bad receivables or liabilities which are accounted as production and business costs of enterprises.

- Costs for external services to serve business management activities; costs for purchase and use of technical documents and innovations (unqualified as fixed assets) which shall be gradually allocated to enterprise management costs; costs for renting fixed assets and payments to sub-contractors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case of availability of econo-technical norms, regimes and policies prescribed by competent agencies or laws (tax. accounting and statistics and oilier relevant laws) and prices set by the State for any of the above enterprise management costs, such regulations will apply. For costs without such regulations, chairpersons of Boards of Directors/Members' Councils or Directors General (Directors) of enterprises or heads of agencies or units shall elaborate and approve regulations for application according to law.

7. Cost allocation

Overhead costs and costs directly related to many products, goods and services such as fixed asset depreciation, salaries, social, health and unemployment insurance premiums and trade union dues, sale costs and enterprise management costs which cannot be separated must be summed up and allocated to each product, goods and service by appropriate criteria under the current guidance.

8. Allocation of production costs to by products obtained in the process of producing main products

Production costs shall be allocated to by­products as follows: Production costs shall be allocated to by-products obtained in the process of producing main products which are sold or further used as raw materials to produce other products, for subtraction from production costs of main products, for by-products which are neither sold nor used, no production cost will be allocated.

Article 11. Expenses not accounted as reasonable expenses for determining cost prices of products

Expenses not accounted as reasonable and lawful expenses for determining cost prices of products comply with current regulations on expenses not allowed to be subtracted when determining taxable incomes for calculation of enterprise income tax and expenses not accounted as production costs and cost prices of products according to relevant legal documents.

Article 12. Projected profits for pricing

1. Pursuant to Article 3 of this Regulation, organizations and individuals producing and trading in assets, goods and services shall project a profit ratio or reasonable profit amount, if any, to ensure that the determined selling price of an asset, goods or service must not exceed its market price (for assets, goods or services with available market prices).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Methods of determining reasonable profit amounts

a/ In case the to-be-priced asset, goods or service is circulated in the market or there are similar assets, goods or services produced and circulated in the market, the maximum projected profit amount shall be determined as equal to the actual profit amounts (already audited) of enterprises producing and trading in similar assets, goods or services at the latest time or determined based on preceding years" data of the relevant sector or actual figures of the enterprise.

b/ for an asset, goods or service (home-made or imported) produced or provided under I the State's orders or plans which has not yet been circulated in the market or there is no similar asset. goods or service produced and circulated in the market, the projected profit amount, after paying enterprise income tax. must be enough for making deductions for setting up the welfare fund and reward fund according to current regulation or shall be determined based in the actual profit ratio (already audited) at the latest time applicable to another asset, goods and service which the enterprise produces or trades in.

Section III. SELECTION OF PRICING METHODS

Article 13. Selection of pricing methods

On the basis of the property, utilities, practical production and business, market and circulation conditions of each specific asset, goods and service, organizations and individuals may select an appropriate pricing method for making its price plan according to regulations.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.313

DMCA.com Protection Status
IP: 44.210.149.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!