Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

Số hiệu: 07/2022/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 23/03/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Nội dung đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

Ngày 23/3/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP).

Theo đó, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp phải đáp ứng các nội dung cụ thể như sau:

- Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết của tố chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;

- Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước,…

- Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;

- Thông tin mô tả hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo RCEP bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp,…

- Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước,…

- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi RCEP có hiệu lực;…

- Yêu cầu cụ thể việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 07/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 08/5/2022.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2022/TT-BCT

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2022

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

2. Các quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước Thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

2. Các thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hiệp định RCEP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

2. Nước Thành viên là các nước thành viên của Hiệp định RCEP.

3. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là biện pháp tự vệ được quy định tại Điều 7.2 Hiệp định RCEP và Điều 99 Luật Quản lý ngoại thương.

4. Giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực cho đến hết 08 năm sau ngày hoàn thành việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan đối với từng loại hàng hóa theo Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định RCEP.

5. Ngành sản xuất trong nước trong điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước. Việc xác định tỷ lệ chủ yếu của đại diện ngành sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

6. Cơ quan điều tra là Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương.

7. Bên liên quan trong vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước Thành viên của Hiệp định RCEP gồm:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam;

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;

c) Hiệp hội có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;

d) Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của các nước Thành viên xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;

đ) Tổ chức, cá nhân có Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp hoặc Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước Thành viên của Hiệp định RCEP;

e) Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp;

g) Hiệp hội trong nước của Việt Nam có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp;

h) Tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra hoặc tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chương II

BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP

Điều 4. Thông báo

1. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo trước ít nhất 07 ngày cho bên liên quan về kế hoạch và nội dung điều tra tại chỗ để xác minh các thông tin do bên liên quan cung cấp với điều kiện việc thông báo không ảnh hưởng tới thời hạn điều tra vụ việc theo quy định.

2. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá ít nhất 07 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

3. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp ít nhất 20 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Khi có yêu cầu từ Chính phủ nước Thành viên liên quan, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp bản không bảo mật Hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp.

Điều 5. Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá

Khi tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, Cơ quan điều tra phải tính gộp tất cả các biên độ riêng lẻ, dù có kết quả dương hay âm, vào biên độ chung của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Quy định này không hạn chế quyền của Cơ quan điều tra trong việc tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

Điều 6. Công bố các dữ liệu trọng yếu

1. Chậm nhất 10 ngày trước khi có Quyết định cuối cùng, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ công bố bằng văn bản các dữ liệu trọng yếu trong dự thảo kết luận điều tra cuối cùng. Các bên liên quan có quyền đưa ra ý kiến trong thời gian quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. Cơ quan điều tra sẽ xem xét và phản hồi ý kiến của các bên liên quan trong kết luận điều tra cuối cùng của vụ việc.

2. Dữ liệu trọng yếu bao gồm một số dữ liệu làm cơ sở quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với quy định về thông tin mật theo pháp luật hiện hành.

Điều 7. Xử lý thông tin mật

Các bên liên quan khi cung cấp thông tin mật cho Cơ quan điều tra phải cung cấp bản tóm tắt công khai thông tin mật đó theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

Chương III

BIỆN PHÁP TỰ VỆ RCEP CHUYỂN TIẾP

Điều 8. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

1. Tại cùng một thời điểm, không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và biện pháp tự vệ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương đối với cùng một hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP.

2. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không được áp dụng ngoài giai đoạn chuyển tiếp.

Điều 9. Căn cứ tiến hành điều tra

1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện khi có Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp. Hồ sơ cung cấp bằng chứng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức từ các nước Thành viên vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

2. Trên cơ sở kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức từ các nước Thành viên vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Điều 10. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp (trong Chương này gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP phải đáp ứng các nội dung cụ thể sau đây:

a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;

b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;

c) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;

d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;

đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;

e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Trị giá hải quan hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Hiệp định thực thi Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994);

g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu;

h) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;

i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại điểm d khoản này và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;

k) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

Điều 11. Thủ tục, trình tự điều tra

1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Quản lý ngoại thươngMục 1 Chương III Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

2. Thời hạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là 01 năm kể từ ngày Quyết định điều tra được ban hành.

3. Trên cơ sở kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp khi kết luận điều tra có các nội dung sau đây:

a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối của hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP về mặt khối lượng, số lượng so với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;

c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.

Điều 12. Áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

1. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời. Việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Quản lý ngoại thươngĐiều 52 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

2. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được áp dụng gồm:

a) Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Hiệp định RCEP; hoặc

b) Áp dụng thuế tự vệ dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa bị điều tra. Tổng mức thuế nhập khẩu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP và thuế tự vệ không vượt quá mức thấp hơn của thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi được áp dụng vào ngày ngay trước ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.

3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không vượt quá 03 năm bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời.

4. Trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời dài hơn 01 năm, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp phải được giảm dần mức độ áp dụng.

5. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp có thể được gia hạn không vượt quá 01 năm trên cơ sở kết quả rà soát cuối kỳ. Quy trình, thủ tục rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thươngĐiều 69 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

6. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đó.

7. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên đáp ứng các điều kiện sau:

a) Thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ nước Thành viên đó xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 3% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên;

b) Tổng thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ các nước Thành viên quy định tại điểm a khoản này xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 9% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên.

8. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên kém phát triển. Việc xác định danh sách nước Thành viên kém phát triển thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và theo quy định của Hiệp định RCEP.

9. Không áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày việc cắt giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế quan đầu tiên có hiệu lực đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước Thành viên theo cam kết trong Hiệp định RCEP.

10. Không tái áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu đã bị áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong một khoảng thời gian bằng với thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trước đó hoặc trong 01 năm kể từ khi hết hạn biện pháp đó, tùy theo thời gian nào dài hơn.

Điều 13. Thông báo và tham vấn

1. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho các nước Thành viên trong các trường hợp sau:

a) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;

b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra;

c) Cơ quan điều tra ban hành dự thảo kết luận điều tra sơ bộ, dự thảo kết luận điều tra cuối cùng;

d) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;

đ) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định sửa đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời hoặc sửa đổi, bổ sung việc áp dụng, gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

2. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;

b) Tóm tắt lý do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;

c) Ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra và thời kỳ điều tra.

3. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;

b) Bằng chứng về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng do việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ các nước Thành viên bị điều tra gây ra do việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo Hiệp định RCEP;

c) Thông tin mô tả về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được đề xuất áp dụng;

d) Ngày đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn dự kiến của biện pháp và lộ trình giảm dần mức độ áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;

đ) Bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đang điều chỉnh trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

4. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;

b) Nội dung sửa đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời hoặc sửa đổi, bổ sung việc áp dụng, gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

5. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ gửi thông báo bằng văn bản cho các nước Thành viên của Hiệp định RCEP trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời.

6. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp cho nước Thành viên bản sao hoặc địa chỉ trang thông tin điện tử đăng tải bản công khai của các báo cáo điều tra về vụ việc. Các báo cáo được cung cấp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.

7. Việc tham vấn theo đề nghị của các bên liên quan trong quá trình điều tra áp dụng hoặc xem xét gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

Điều 14. Bồi thường

1. Việc thực hiện thủ tục bồi thường khi Việt Nam điều tra, áp dụng, gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 7.7 Hiệp định RCEP.

2. Thẩm quyền thực hiện thủ tục bồi thường thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Quản lý ngoại thương.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2022./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện KSND tối cao, Tòa án ND tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Lãnh đạo Bộ; đơn vị thuộc Bộ;
- UBND, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Sở Công Thương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính phủ; Website Bộ Công Thương;
- Công báo;
- Lưu: VT, PVTM (10).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Diên

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 07/2022/TT-BCT

Hanoi, March 23, 2022

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON TRADE REMEDIES UNDER THE REGIONAL COMPREHENSIVE ECONOMIC PARTNERSHIP AGREEMENT

Pursuant to the Law on Foreign Trade Management No. 05/2017/QH14 dated June 12, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 10/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on guidelines for the Law on Foreign Trade Management regarding trade remedies;

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 defining the Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of the Ministry of Industry and Trade;

For the purposes of the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP);

At the request of the Director of the Trade Remedies Authority of Vietnam;

The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular providing guidance on trade remedies under the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Circular provides guidelines for application of transitional RCEP safeguard measures, anti-dumping and countervailing duties under the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement.

2. Regulations herein apply to imported goods originating in the Parties of the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement.

Article 2. Regulated entities

1. Vietnamese regulatory authorities that have jurisdiction to conduct investigation, apply and deal with trade remedies under the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement.

2. Domestic and foreign traders, authorities, organizations and individuals involved in the investigation, imposition and handling of trade remedies under the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. “Party” means any member State of the RCEP Agreement.

3. “transitional RCEP safeguard measure” means a safeguard measure described in Article 7.2 of the RCEP Agreement and in Article 99 of the Law on Foreign Trade Management.

4. “transitional safeguard period” means the period from the date of entry into force of the RCEP Agreement until 08 years after the date on which the elimination or reduction of the customs duty on that good is completed in accordance with Vietnam’s Schedule of tariff commitments in the RCEP Agreement.

5. “domestic industry” means, with respect to investigation and application of transitional RCEP safeguard measure, the producers as a whole of the like or directly competitive goods operating within the territory of Vietnam, or those producers whose collective output of the like or directly competitive goods constitutes a major proportion of the total domestic production of that good. The major proportion of the total domestic production shall be determined in accordance with the provisions of Clause 2 Article 4 of the Decree No. 10/2018/ND-CP.

6. “investigating authority” means the Trade Remedies Authority of Vietnam affiliated to the Ministry of Industry and Trade.

7. Interested parties in a trade remedy investigation into imported goods originating in a Party of the RCEP Agreement include:

a) The producer or exporter whose good is imported into the territory of Vietnam and subject to the investigation;

b) The importer of a good subject to investigation;

c) The trade or business association a majority of the members of which are producers or exporters of a good subject to investigation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The applicant for imposition of transitional RCEP safeguard measure or anti-dumping or countervailing duty on goods imported from a Party of the RCEP Agreement;

e) The producer of the domestic like or directly competitive product;

g) The trade or business association of Vietnam a majority of the members of which produce the domestic like or directly competitive good;

h) Such other person or organization that has legitimate rights and interests related to or useful for the investigation or consumer organizations.

Chapter II

ANTI-DUMPING AND COUNTERVAILING MEASURES

Article 4. Notification

1. The investigating authority shall provide to the interested parties at least 07 days advance notice of an on-the-spot investigation schedule and contents to verify the information provided by such interested parties, provided that the conduct of notification does not unnecessarily delay the conduct of the investigation.

2. The investigating authority shall provide written notice to the Party whose originating good is subject to the investigation of its receipt of the application for anti-dumping investigation at least 07 days before the Minister of Industry and Trade issues the decision to initiate such anti-dumping investigation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Methods for calculation of dumping margins

When margins of dumping are calculated under Point a and Point b Clause 2 Article 20 of the Decree No. 10/2018/ND-CP, all individual margins, whether positive or negative, shall be counted for the margin of each foreign producer or exporter. Nothing in this Article shall prejudice or affect the investigating authority’s rights to calculate the dumping margins under Point c Clause 2 Article 20 of the Decree No. 10/2018/ND-CP.

Article 6. Disclosure of essential facts

1. At least 10 days before the final determination, the investigating authority shall ensure written disclosure of all essential facts included in the draft final determination. Interested parties are entitled to provide their comments within the time limit specified in Clause 1 Article 9 of the Decree No. 10/2018/ND-CP. The investigating authority shall take into account such comments in their final determination.

2. Essential facts are those facts under consideration which form the basis for the decision to apply trade remedies in accordance with regulations on information confidentiality in force.

Article 7. Treatment of confidential information

When providing confidential information to the investigating authority, interested parties are required to furnish non-confidential summaries of such information as prescribed in Article 11 of the Decree No. 10/2018/ND-CP.

Chapter III

TRANSITIONAL RCEP SAFEGUARD MEASURES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A transitional RCEP safeguard measure and a safeguard measure under Article 91 of the Law on Foreign Trade Management shall not be applied, at the same time, to the same good eligible for the most-favoured-nation customs duty rate under the RCEP Agreement.

2. A transitional RCEP safeguard measure shall not be applied beyond the expiration of the transitional safeguard period.

Article 9. Grounds for investigation

1. The investigation for application of transitional RCEP safeguard measure shall be initiated upon receipt of the application for transitional RCEP safeguard measure from the domestic producers of a like or directly competitive good. The application shall include the evidence that imports of an originating good from Parties to Vietnam have increased and caused or are threatening to cause serious injury to a domestic industry.

2. At the request of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall issue a decision to apply the transitional RCEP safeguard measure in case there is clear evidence that imports of an originating good from Parties to Vietnam have increased and caused or are threatening to cause serious injury to a domestic industry.

Article 10. Application for imposition of transitional RCEP safeguard measures

1. An application for imposition of a transitional RCEP safeguard measure (referred to as “Application” in this Chapter) includes the application form for imposition of the transitional RCEP safeguard measure and relevant documents specified in Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP.

2. The application form for imposition of the transitional RCEP safeguard measure shall be made according to Clause 2 Article 47 of the Decree No. 10/2018/ND-CP must include the following information:

a) Name, address and other necessary information of the representative of the domestic industry;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Name, address of producers of the like good supporting or opposing the case;

d) Description of the imported good eligible for the at the most-favoured-nation rate of customs duty under the RCEP Agreement and subject to the investigation for imposition of the transitional RCEP safeguard measure, including scientific name, commercial name, common name, composition, physical and chemical properties, main uses, production process, applied international and Vietnamese standards and/or regulations, HS code and the at the most-favoured-nation rate of customs duty in effect as specified in the special preferential import tariff schedule for implementation of the RCEP Agreement;

dd) Description of the like or directly competitive good of the domestic industry, including scientific name, commercial name, common name, physical and chemical properties, main uses, production process, applied international and Vietnamese standards and/or regulations;

e) Information relating to amounts, quantities and values of the imported good as prescribed in Point d of this Clause within the 03-year period before submitting the application, including at least 06 months after the RCEP Agreement comes into force; The customs value of the imported good shall be calculated in accordance with the Agreement on Implementation of Article VII of GATT 1994.

g) Information relating to amounts, quantities and values of the like or directly competitive good produced by the domestic industry as prescribed in Point dd of this Clause within the 03-year period before submitting the application, including at least 06 months after the RCEP Agreement comes into force. If the operating duration of the domestic industry is less than 03 years, the submitted data shall include the entire operating duration of the domestic industry by the time of submission of the Application;

h) Information, figures and evidences about the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry;

i) Information, figures and evidences about the causal link between the imported product prescribed in Point d of this Clause and the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry;

k) Specific requests for application of the transitional RCEP safeguard measure, duration and level of the safeguard measure.

Article 11. Investigation procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The investigation for application of a transitional RCEP safeguard measure must be completed within the maximum duration of 01 year following the issue date of the decision to initiate the investigation.

3. At the request of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall decide to apply the transitional RCEP safeguard measure when the final determination given by the investigating authority contains the following findings:

a) There is an absolute or relative increase in amounts or quantities of imported good benefiting from the at the most-favoured-nation rate of customs duty under the RCEP Agreement, compared to those of the like and directly competitive good domestically produced;

b) The domestic industry suffers from serious injury or threat of serious injury;

c) The serious injury or threat of serious injury incurred by the domestic industry is caused by the increased imports as set out in Point a of this Clause.

Article 12. Application of a transitional RCEP safeguard measure

1. Where necessary, on the basis of preliminary determination, the Minister of Industry and Trade shall decide to apply the provisional transitional RCEP safeguard measure. The application of the provisional transitional RCEP safeguard measure shall comply with Clause 1 Article 95 of the Law on Foreign Trade Management and Article 52 of the Decree No. 10/2018/ND-CP.

2. The provisional transitional RCEP safeguard measures and transitional RCEP safeguard measures to be applied include:

a) Suspend the further reduction of any rate of customs duty provided for in the RCEP Agreement on the imported good; or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The transitional RCEP safeguard measure shall be applied for a period not exceeding 03 years, including the period of application of a provisional transitional RCEP safeguard measure.

4. In case the period of application of the transitional RCEP safeguard measure, including the period of application of the provisional transitional RCEP safeguard measure, exceeds 01 year, the transitional RCEP safeguard measure may be progressively liberalized.

5. The application of the transitional RCEP safeguard measure may be extended by up to 01 year on the basis of expiry review results. The procedures for expiry review of the transitional RCEP safeguard measure shall comply with Clause 2 Article 96 of the Law on Foreign Trade Management and Article 69 of the Decree No. 10/2018/ND-CP.

6. On the termination of the transitional RCEP safeguard measure, the rate of customs duty shall be imposed on the relevant good according to Vietnam’s special preferential import tariff schedule for implementation of the RCEP Agreement in effect at the time of termination of such transitional RCEP safeguard measure.

7. A provisional transitional RCEP safeguard measure or transitional RCEP safeguard measure shall not be applied to an originating good of a Party if meeting the following conditions:

a) The share of imports of the good concerned from that Party, in terms of amounts or quantities, does not exceed 3% of the total imports of that good from all the Parties;

b) Total share of imports of the good concerned from the Parties specified in Point a of this Clause, in terms of amounts or quantities, does not exceed 9% of the total imports of that good from all the Parties.

8. A provisional transitional RCEP safeguard measure or transitional RCEP safeguard measure shall not be applied to an originating good of any least developed country party. The list of least developed country parties shall be compiled according to Clause 2 Article 15 of the Decree No. 10/2018/ND-CP and the RCEP Agreement.

9. No transitional RCEP safeguard measure shall be applied to the import of an originating good for a period of 01 year from the date on which the first tariff reduction or tariff elimination takes effect for that originating good as committed under the RCEP Agreement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Notification and consultations

1. The investigating authority shall provide written notice to the other Party in the following circumstances:

a) The Minister of Industry and Trade decides to apply the transitional RCEP safeguard measure;

b) The Minister of Industry and Trade decides to terminate the investigation;

c) The investigating authority has given the draft preliminary determination or the draft final determination;

d) The Minister of Industry and Trade decides to apply the provisional transitional RCEP safeguard measure, apply or extend the transitional RCEP safeguard measure;

dd) The Minister of Industry and Trade decides to modify the application of the provisional transitional RCEP safeguard measure, or modify the application or extension of the transitional RCEP safeguard measure.

2. A written notice prescribed in Point a Clause 1 of this Article shall include:

a) A description of the imported good eligible for the most-favoured-nation rate of customs duty under the RCEP Agreement and subject to the transitional RCEP safeguard measure, including its name, heading and the most-favoured-nation rate under the special preferential import tariff schedule for implementation of the RCEP Agreement;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The date of the Minister of Industry and Trade’s decision to initiate the investigation and the period of investigation.

3. A written notice referred to in Point c and Point d Clause 1 of this Article shall include:

a) A description of the imported good eligible for the most-favoured-nation rate of customs duty under the RCEP Agreement and subject to the transitional RCEP safeguard measure, including its name, heading and the most-favoured-nation rate under the special preferential import tariff schedule for implementation of the RCEP Agreement;

b) Evidence of the serious injury or threat of serious injury caused by increased imports of the originating good of another Party or Parties as a result of the reduction or elimination of a customs duty pursuant to the RCEP Agreement;

c) A description of the proposed provisional transitional RCEP safeguard measure or transitional RCEP safeguard measure;

d) The proposed date of the introduction of the provisional transitional RCEP safeguard measure or transitional RCEP safeguard measure, its expected duration, and timetable for the progressive liberalization of the transitional RCEP safeguard measure;

dd) Evidence that the domestic industry concerned is adjusting in the case the Minister of Industry and Trade decides to extend the application of the transitional RCEP safeguard measure.

4. A written notice referred to in Point dd Clause 1 of this Article shall include:

a) A description of the imported good eligible for the most-favoured-nation rate of customs duty under the RCEP Agreement and subject to the transitional RCEP safeguard measure, including its name, heading and the most-favoured-nation rate under the special preferential import tariff schedule for implementation of the RCEP Agreement;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The investigating authority shall provide written notice to Parties of the RCEP Agreement before the Minister of Industry and Trade decides to apply the provisional transitional RCEP safeguard measure.

6. The investigating authority shall provide to another Party a copy or address of the website on which the public version of the report on the case. The provided report must be in Vietnamese language.

7. The consultations held at the request of interested parties during the investigation or review for extension of a transitional RCEP safeguard measure shall comply with Clause 1 Article 13 of the Decree No. 10/2018/ND-CP.

Article 14. Compensation

1. Compensation procedures in case Vietnam initiates investigation, applies or extends the transitional RCEP safeguard measure shall be followed in accordance with Article 7.7 of the RCEP Agreement.

2. Authority to make compensation shall comply with Clause 3 Article 98 of the Law on Foreign Trade Management.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 15. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

MINISTER




Nguyen Dong Dien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2022/TT-BCT ngày 23/03/2022 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.543

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!