Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Số hiệu: 06/2000/TT-TCHQ Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Đặng Văn Tạo
Ngày ban hành: 31/10/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2000/TT-TCHQ

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 06/2000/TT-TCHQ NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;
Căn cứ Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục Hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
Căn cứ Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và của các bên hợp doanh (dưới dây gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đều phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Thực hiện quy định tại Điều 71, Điều 76 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định 24/2000/NĐ-CP):

- Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu (bao gồm thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất và hàng hoá nhập khẩu khác) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp cho cơ quan hải quan Bản sao chính thức kế hoạch nhập khẩu (nộp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên. Các lần sau, mỗi lần làm thủ tục nhập khẩu phải xuất trình bản chính kèm phiếu theo dõi) do Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt, trừ việc nhập khẩu phụ tùng thay thế, doanh nghiệp được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan, không cần văn bản phê duyệt nhập khẩu.

- Hàng hoá xuất khẩu doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu tại cơ quan hải quan không phải có văn bản phê duyệt của Bộ Thương mại (trừ hàng hoá nằm trong danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện)

3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nói chung (trừ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp tập chung có quy định cụ thể riêng). Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định chung về thủ tục hải quan và quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

4. Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định được phép kiểm tra tại nhà máy, chân công trình hoặc kho của doanh nghiệp.

Đối với hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất, hàng xuất khẩu nếu nhà máy của doanh nghiệp ở khu chế xuất, khu công nghiệp thì được kiểm tra tại nhà máy. Đối với các trường hợp khác, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và khả năng quản lý của hải quan, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố quyết định áp dụng quy định trên cho từng nhà máy.

5. Trừ hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu quy định tại Điều 57 Nghị định 24/2000/NĐ-CP còn tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác theo quy định của pháp luật.

6. Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 24/2000/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại thì khi duyệt kế hoạch nhập khẩu, Bộ Thương mại đã quy định rõ danh mục và trị giá hàng được nhập khẩu miễn thuế, danh mục hàng và trị giá hàng được nhập khẩu nhưng phải nộp thuế nhập khẩu và các thuế liên quan khác.

Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định tại các văn bản trên để làm thủ thục xuất khẩu, nhập khẩu.

Thủ tục miễn thuế, hoàn thuế thực hiện theo các quy định hiện hành.

II. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1. Nhập khẩu:

1.1. Về giám định đối với thiết bị, máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư quy định tại Điều 73 Nghị định 24/2000/NĐ-CP:

Cơ quan cấp giấy phép đầu tư chịu trách nhiệm xem xét vấn đề này. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan căn cứ vào kế hoạch nhập khẩu đã được Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt, không yêu cầu doanh nghiệp nộp hay xuất trình chứng thư giám định.

Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu nêu ở điều này là thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để tạo tài sản cố định (bao gồm cả trường hợp thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ). Nguyên liệu, vật tư để nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm không thuộc diện điều chỉnh tại Điều 73 này.

1.2. Nơi làm thủ tục hải quan:

- Đối với hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu quy định tại Điều 57 Nghị định 24/2000/NĐ-CP:

Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu loại hàng hoá này tại đơn vị hải quan nơi có trụ sở chính hoặc chi nhánh, nhà máy của doanh nghiệp. Trường hợp ở những nơi đó không có hải quan thì doanh nghiệp được chọn nơi nào doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất, nhưng đã làm thủ tục ở nơi nào thì chỉ được làm ở nơi đó cho đến khi nhập khẩu hết loại hàng này. Trong trường hợp đặc biệt và được Tổng Cục hải quan chấp nhận, doanh nghiệp được lựa chọn đơn vị hải quan khác nơi đơn vị có trị sở chính, chi nhánh, nhà máy để làm thủ tục.

Hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu quy định tại điểm này không phải tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu. Đối với hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải nộp thuế giá trị gia tăng thì vẫn phải tính thuế theo quy định.

- Đối với hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện miễn thuế, doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu nhập hoặc tại hải quan nơi có nhà máy của doanh nghiệp, trừ hàng tiêu dùng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh thì nhất thiết phải làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu nhập.

- Hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, để gia công phải làm thủ tục nhập khẩu tại một đơn vị hải quan cho đến khi hết kế hoạch nhập khẩu hoặc hết hợp đồng gia công.

2. Xuất khẩu:

2.1. Vấn đề tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá quy định tại giấy phép đầu tư:

Doanh nghiệp có trách nhiệm trực tiếp báo cáo với cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền và Bộ Kế hoạch & Đầu tư về tỷ lệ xuất khẩu. Các cơ quan này chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện, xem xét điều chỉnh tỷ lệ xuất khẩu và xử lý vi phạm. Riêng đối với những doanh nghiệp có kho bảo thuế thì cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi tỷ lệ này để giải quyết các vấn đề về thuế.

2.2. Về hàng hoá xuất khẩu:

- Doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu theo quy định về hàng xuất khẩu đối với từng loại hình xuất khẩu: xuất kinh doanh; xuất sản xuất xuất khẩu; tái xuất; xuất gia công...

- Đối với hàng tạm xuất có thời hạn để sửa chữa, bảo hành. Doanh nghiệp có văn bản đề nghị được tạm xuất để sửa chữa, bảo hành. Văn bản đề nghị phải ghi rõ thời gian và cửa khẩu tái nhập và phải được Trưởng Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận. Trường hợp có lý do chính đáng doanh nghiệp có thể được Trưởng hải quan cửa khẩu gia hạn thêm thời gian tái nhập 01 (một) lần không quá 03 tháng. Nếu quá thời hạn mà không nhập thì cơ quan Hải quan phải lập biên bản vi phạm để xử lý.

2.3. Đối với hàng sản xuất xuất khẩu, khi xuất khẩu sản phẩm, Doanh nghiệp có thể thực hiện 1 trong 2 phương thức sau:

2.3.a. Doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu tại đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu. Hải quan niêm phong hồ sơ và mẫu nguyên liệu chính giao chủ hàng chuyển tới Hải quan cửa khẩu xuất để Hải quan cửa khẩu xuất kiểm hoá và làm thủ tục xuất. Sau khi làm xong thủ tục xuất, Hải quan cửa khẩu niêm phong lại mẫu giao chủ hàng xuất trình lại với Hải quan làm thủ tục nhập nguyên liệu. Hải quan làm thủ tục nhập nguyên liệu niêm phong lại mẫu này, giao chủ hàng bảo quản để làm thủ tục cho lô sau. Hoặc:

2.3.b. Doanh nghiệp không mở tờ khai xuất khẩu tại đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thì làm công văn gửi Hải quan làm thủ tục nhập nguyên liệu và Hải quan cửa khẩu xuất đề nghị được làm thủ tục xuất tại cửa khẩu xuất. Ngoài các nội dung về hàng hoá (tên hàng, lượng hàng...) phải nêu rõ hàng xuất khẩu thuộc tờ khai nhập khẩu nguyên liệu số..., ngày..., cửa khẩu xuất. Kèm theo công văn là bản định mức nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đó.

Đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu kiểm tra mẫu, nội dung của công văn, ghi ý kiến đề nghị Hải quan cửa khẩu xuất cho mở tờ khai xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu tại hải quan làm thủ tục xuất.

Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu sau khi sản xuất ra sản phẩm mà hình dáng, tính chất thay đổi (ví dụ: nguyên liệu nhập khẩu là hạt nhựa, thành phẩm là bao bì, túi nylon...; nguyên liệu nhập khẩu là dược liệu, thành phẩm là thuốc chữa bệnh..v.v...) không thể đối chiếu được thì không nhất thiết phải niêm phong mẫu, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về định mức và sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu trước đó.

Việc luân chuyển hồ sơ giữa hai đơn vị Hải quan được tiến hành như sau:

Sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu cho lô hàng, Hải quan cửa khẩu xuất chuyển cho hải quan làm thủ tục nhập nguyên liệu 01 bộ hồ sơ, trả chủ hàng 01 bộ và Hải quan cửa khẩu xuất lưu 01 bộ.

2.3.c. Nơi thanh khoản về thuế là đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu.

3. Vấn đề doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh bán sản phẩm của mình sản xuất cho các doanh nghiệp khác trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 24/2000/NĐ-CP:

Việc mua bán giữa các doanh nghiệp này thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế. Hải quan không làm thủ tục cho việc mua bán này.

Khi doanh nghiệp (mua hàng) xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài Hải quan làm thủ tục như đối với lô hàng xuất khẩu, Hải quan không yêu cầu chủ hàng chứng minh nguồn gốc nguyên liệu hoặc bán sản phẩm sản xuất ra sản phẩm đó, không yêu cầu giải trình các định mức và không có trách nhiệm xác nhận các định mức thực tế.

4. Thủ tục hải quan đối với trường hợp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng hàng không xuất ra khỏi Việt Nam mà giao trong nước theo chỉ định của thương nhân nước ngoài (xuất khẩu tại chỗ):

4.1. Thủ tục xuất khẩu (thủ tục giao hàng):

4.1.a. Doanh nghiệp xuất khẩu (Doanh nghiệp giao hàng): Trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu ký với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp đến hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên, phụ liệu sản xuất ra sản phẩm đó để mở tờ khai và làm thủ tục xuất khẩu như đối với một lô hàng xuất khẩu thông thường, phù hợp với loại hình. Hợp đồng phải có điều khoản quy định giao hàng tại Việt Nam, ghi rõ tên, địa chỉ doanh nghiệp nhập khẩu (doanh nghiệp nhận hàng).

Sau khi tờ khai xuất khẩu đã được đăng ký, doanh nghiệp tự tổ chức việc giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu theo chỉ định của người mua nước ngoài như quy định trong hợp đồng.

4.1.b. Nhiệm vụ của Hải quan làm thủ tục xuất:

Làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu và thực hiện chính sách thuế cho lô hàng như thủ tục đối với những lô hàng xuất khẩu khác, niêm phong hồ sơ hải quan giao cho doanh nghiệp xuất khẩu để xuất trình cùng với hàng hoá cho hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại nơi giao nhận hàng hoá giữa hai doanh nghiệp. Sau khi nhận lại tờ khai đã ghi kết quả kiểm hoá do đơn vị hải quan làm thủ tục nhập chuyển lại thì lãnh đạo ký xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan.

4.2. Thủ tục nhập khẩu (thủ tục nhận hàng):

4.2.a. Doanh nghiệp nhập khẩu (Doanh nghiệp nhận hàng): Trên cơ sở hợp đồng nhập khẩu ký với nước ngoài, Doanh nghiệp nhập khẩu mở tờ khai nhập theo đúng loại hình nhập khẩu và các chính sách về nhập khẩu hiện hành. Nếu lô hàng nhập khẩu thuộc loại hình gia công và nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu thì phải đăng ký tờ khai và làm thủ tục tại đơn vị hải quan quản lý hợp đồng gia công hoặc quản lý nguyên phụ liệu nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu (đầu vào, đầu ra) của hàng hoá đó.

Hợp đồng phải có điều khoản quy định việc nhận hàng tại Việt Nam, tên, địa chỉ, Doanh nghiệp giao hàng.

4.2.b. Nhiệm vụ Hải quan làm thủ tục nhập:

Làm thủ tục đăng ký tờ khai nhập khẩu theo đúng loại hình, kiểm tra đối chiếu hồ sơ nhập khẩu với hồ sơ xuất khẩu do Hải quan làm thủ tục xuất chuyển đến (qua Doanh nghiệp giao hàng), kiểm tra thực tế hàng hoá, ghi kết quả kiểm hoá, ký và đóng dấu xác nhận thực xuất vào tờ khai xuất khẩu và chuyển bộ hồ sơ lại Hải quan nơi làm thủ tục xuất, xác nhận thực nhập vào tờ khai nhập; nếu thực tế hàng hoá không phù hợp hồ sơ lô hàng thì Hải quan lập biên bản để xử lý theo quy định.

- Xác nhận thực xuất phải ghi rõ các chi tiết về tờ khai nhập khẩu tại chỗ (số, ngày, tháng, năm, nơi mở tờ khai).

- Xác nhận thực nhập phải ghi rõ các chi tiết về tờ khai xuất khẩu tại chỗ (số, ngày, tháng, năm, nơi mở tờ khai).

- Thực hiện các bước thủ tục khác và chính sách thuế theo đúng quy định cho từng loại hình.

5. Vấn đề thanh khoản công trình quy định tại Điều 102 thực hiện như sau:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép đầu tư cấp giấy xác nhận đăng ký báo cáo quyết toán công trình, Doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan nơi nhập khẩu các loại hàng hoá này để làm thủ tục thanh khoản.

Hồ sơ phải nộp bao gồm:

- Báo cáo quyết toán công trình đã được cơ quan cấp giấy phép đầu tư xác nhận (bản chính).

- Văn bản phê duyệt kế hoạch nhập khẩu của Bộ Thương mại, cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền kèm phiếu theo dõi của Hải quan cho toàn bộ công trình (bản chính).

- Bảng kê số lượng, trị giá nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu.

- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu cho Doanh nghiệp phải hoàn thành việc thanh khoản và xác nhận việc thanh khoản bằng văn bản.

Đối với hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định được phép chuyển mục đích sử dụng hoặc hàng không sử dụng hết, Hải quan căn cứ vào giấy phép của Bộ Thương mại để làm thủ tục.

6. Về gia công và gia công lại của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 75 Nghị định 24/2000/NĐ-CP , Tổng cục hải quan hướng dẫn như sau:

- Phạm vi gia công thực hiện theo quy định tại Điều 75 nói trên.

- Quản lý Hải quan đối với hàng gia công thực hiện theo quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Công văn số 584/CP-KTTH ngày 07/06/1999 của Chính phủ, những văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại, Tổng Cục hải quan và Bộ, Ngành có liên quan khác.

III. KHO BẢO THUẾ

1. Kho bảo thuế được quy định tại Điều 79 Nghị định 24/2000/NĐ-CP , Tổng Cục hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của Doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại kho bảo thuế chưa phải tính, nộp thuế nhập khẩu và các thuế liên quan khác.

Nguyên phụ liệu nhập khẩu và sản phẩm được lưu giữ tại kho bảo thuế chỉ bao gồm nguyên phụ liệu dùng để cung ứng cho sản xuất và sản phẩm sản xuất ra của chính Doanh nghiệp đó.

2. Các điều kiện thành lập kho bảo thuế được quy định tại Điều 79 Nghị định 24/2000/NĐ-CP. Để đảm bảo yêu cầu quản lý của hải quan, Doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Chấp hành tốt các quy định của pháp luật; quan hệ về kinh doanh , tài chính, tín dụng rõ ràng.

b. Có sử dụng hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho đầy đủ, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, hoặc sử dụng hệ thống sổ sách, chứng từ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam chấp thuận.

c. Nhà máy và kho phải đặt ở khu vực thuận lợi cho việc quản lý, giám sát của Hải quan.

3. Thủ tục xin thành lập kho bảo thuế:

3.1. Doanh nghiệp muốn thành lập kho bảo thuế phải nộp cho hải quan tỉnh, thành phố sở tại hai bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn xin thành lập kho (theo mẫu do Tổng Cục hải quan ban hành kèm theo Thông tư này).

- Giấy phép đầu tư (bản sao công chứng).

- Sơ đồ Doanh nghiệp và sơ đồ kho bảo thuế.

- Quy tắc hoạt động kho bảo thuế của Doanh nghiệp.

3.2. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hải quan tỉnh, thành phố liên quan phải tổ chức khảo sát và nếu đủ điều kiện thì làm văn bản đề xuất với Tổng Cục hải quan (kèm 01 bộ hồ sơ). Văn bản đề xuất phải có nhận xét đầy đủ, cụ thể về tất cả các điều kiện được quy định tại điểm 2, phần III của Thông tư này, về đối tượng xin thành lập kho, khả năng giám sát, quản lý và kiểm tra kho của Hải quan địa phương.

Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và đề xuất của Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan sẽ cấp giấy phép thành lập kho bảo thuế hoặc có văn bản trả lời Doanh nghiệp.

Giấy phép thành lập kho bảo thuế có giá trị trong 01 năm. Hết hạn, nếu Doanh nghiệp vẫn đáp ứng đủ các điều kiện và có đơn đề nghị gia hạn kèm đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì Tổng cục Hải quan sẽ xem xét gia hạn từng năm một.

Trường hợp kho bảo thuế hết thời hạn hiệu lực, nếu doanh nghiệp không tiếp tục xin gia hạn nữa thì phần nguyên phụ liệu còn tồn trong kho được giải quyết như sau:

- Trường hợp Doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng và có văn bản đề nghị thì hải quan làm thủ tục cho tái xuất hoặc tiêu huỷ.

- Nếu Doanh nghiệp có văn bản xin chuyển sang loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc sản xuất để tiêu thụ nội địa thì Doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan mới, hải quan tính thuế và ra thông báo thuế. Thời điểm để đăng ký tờ khai, tính thuế là thời điểm hết hiệu lực của kho bảo thuế. Thời gian ân hạn thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng loại hình.

3.3. Để được thành lập và gia hạn kho bảo thuế, Doanh nghiệp phải nộp một khoản lệ phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2000/TTLT-BTC-TCHQ ngày 19/7/2000 của Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan.

4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế:

Thủ tục hải quan đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế và đối với sản phẩm xuất khẩu như thủ tục hải quan đối với một lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu bình thường. Riêng phần tính thuế, nộp thuế của nguyên phụ liệu nhập khẩu thực hiện như sau:

4.1. Doanh nghiệp phải mở tờ khai riêng cho phần nguyên phụ liệu nhập khẩu được bảo thuế. Phần nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất tiêu thụ nội địa mở tờ khai riêng.

Căn cứ để xác định tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế là tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm ghi trong giấy phép đầu tư (nếu Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo đúng tỷ lệ quy định của giấy phép đầu tư) hoặc tỷ lệ do Doanh nghiệp xác định, nhưng không được dưới 50% sản phẩm sản xuất ra. Trong cả hai trường hợp, Doanh nghiệp đều phải có văn bản đăng ký gửi cho Hải quan tỉnh, thành phố quản lý kho bảo thuế và Tổng cục hải quan trước ngày 01/01 hàng năm.

Căn cứ vào tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước do Doanh nghiệp đăng ký theo cách trên, hải quan thực hiện việc đăng ký tờ khai, tính thuế, thu thuế nhập khẩu phần nguyên phụ liệu để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ tại nội địa.

Phần nguyên phụ liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu, Hải quan chưa tính thuế trên tờ khai nhưng phải xác định rõ tên hàng, chủng loại, lượng hàng này trên tờ khai và phải vào sổ theo dõi.

4.2. Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu cầu sản xuất thì được làm thủ tục hải quan để tái xuất hoặc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp làm văn bản gửi hải quan quản lý kho bảo thuế, nêu rõ lý do, tên hàng, chủng loại, số lượng nguyên phụ liệu cần huỷ, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm.

Doanh nghiệp tự tổ chức và chịu trách nhiệm về việc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan, cơ quan thuế và cơ quan môi trường.

Kết quả tiêu huỷ phải được lập biên bản chứng nhận. Biên bản này là chứng từ thanh khoản sau này.

4.3. Vấn đề lưu giữ nguyên phụ liệu trong kho bảo thuế: Doanh nghiệp được lưu giữ cả nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước trong kho bảo thuế, nhưng phải để tách riêng từng loại, hải quan quản lý riêng từng loại. Trong quá trình sản xuất, Doanh nghiệp có thể chuyển một phần nguyên phụ liệu từ loại này sang loại khác, nhưng phải làm văn bản đề nghị hải quan địa phương và chấp hành đúng tỷ lệ xuất khẩu đã đăng ký.

Khi nhập khẩu nguyên phụ liệu, người gửi hàng không nhất thiết phải tách chứng từ và hàng hoá thành hai loại, mà có thể gửi một lô chung cho cả hai loại hình. Nhưng khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải lập tờ khai riêng cho từng loại.

4.4. Kết thúc năm kế hoạch (31/12 hàng năm) chậm nhất là ngày 31/01 năm tiếp theo, Doanh nghiệp phải lập bảng tổng hợp các tờ khai và tổng lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu được hưởng chế độ bảo thuế, tổng hợp các tờ khai xuất khẩu và tổng lượng sản phẩm xuất khẩu gửi cơ quan hải quan. Sau khi kiểm tra về tính chính xác của báo cáo, đối chiếu với hồ sơ lưu của hải quan và căn cứ vào tỷ lệ sản phẩm phải xuất khẩu Doanh nghiệp đã đăng ký hải quan giải quyết như sau:

a. Nếu tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ lệ được bảo thuế thì Doanh nghiệp phải nộp thuế ngay cho phần sản phẩm hoàn chỉnh chênh lệch giữa lượng sản phẩm phải xuất khẩu và lượng sản phẩm thực xuất. Ngoài ra Doanh nghiệp còn bị phạt nộp chậm thuế theo đúng quy định của pháp luật. Nếu xuất khẩu dưới 50% sản phẩm hoặc sau 3 năm liên tiếp Doanh nghiệp vẫn không thực hiện đúng tỷ lệ đã cam kết thì Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo đề nghị Tổng cục Hải quan thu hồi giấy phép kho bảo thuế.

Mức thuế áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính vào thời điểm Hải quan ra quyết định thu thuế.

b. Nếu tỷ lệ xuất khẩu cao hơn tỷ lệ được bảo thuế thì Doanh nghiệp được hoàn thuế phần chênh lệch giữa thực xuất và phần đã nộp thuế.

c. Doanh nghiệp có kho bảo thuế phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các báo cáo tổng hợp nêu ở điểm này.

4.5 Hàng hoá nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế không được bán vào thị trường Việt Nam. Trường hợp được Bộ Thương mại cho phép bán tại thị trường Việt Nam thì Doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.

5. Quản lý của hải quan đối với kho bảo thuế:

Về nguyên tắc, kho bảo thuế tại Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định việc tổ chức giám sát trực tiếp hoặc xác định quyền kiểm tra, giám sát nhưng không trực tiếp giám sát thường xuyên. Việc kiểm tra giám sát của hải quan chủ yếu thực hiện khi thực tế có hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế thông qua việc: làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu của Doanh nghiệp; việc thanh khoản từng lô hàng; kiểm tra các báo cáo của Doanh nghiệp; kiểm tra trực tiếp, đột xuất (kể cả kiểm tra sổ sách, chứng từ, hệ thống lưu trữ trong mạng vi tính, kiểm kê hàng hoá trong kho ).

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý kho, tạo mọi điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với Hải quan trong việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát nói trên.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư đều bãi bỏ.

2. Mọi hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

Đặng Văn Tạo

(Đã ký)

 

 

TÊN DOANH NGHIỆP

............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN THÀNH LẬP KHO BẢO THUẾ

Kính gửi: TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ Thông tư số....../2000/TT-TCHQ ngày.... tháng.... năm 2000 của Tổng Cục hải quan về hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tôi là:............................................ Chức vụ:...........................................

Là người đại diện hợp pháp của Công ty:................................................

Giấy phép đầu tư số:............... Ngày cấp ............. Nơi cấp.....................

................................................................................................................

Điện thoại:.............................Fax:..........................................................

Nội dung sản xuất kinh doanh:...............................................................

................................................................................................................

Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm: Nội địa:................ %, xuất khẩu:............... %

Xin được thành lập kho bảo thuế tại:......................................................

Khu vực kho bảo thuế có diện tích:................... m2 kho................ m2 bãi.

Tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung đơn và hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước Việt Nam, các quy định về kho bảo thuế.

..... Ngày..... tháng.... năm 2000
Chức vụ người làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hồ sơ kèm theo:

- Giấy phép đầu tư (bản sao công chứng)

- Quy tắc hoạt động kho bảo thuế

- Sơ đồ nhà máy và sơ đồ khu vực kho bảo thuế.

THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 06/2000/TT-TCHQ

Hanoi, October 31, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORTS AND IMPORTS OF FOREIGN-INVESTED ENTERPRISES

Pursuant to the Customs Ordinance of February 20, 1990;
Pursuant to Decree No. 16/1999/ND-CP of March 27, 1999 of the Government providing for customs procedures, customs inspection and customs fees;
Pursuant to Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000 of the Government detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
The General Department of Customs provides the following concrete guidance on the making of customs procedures for exports and imports of foreign-invested enterprises:

I. GENERAL PROVISIONS

1. All exports and imports of joint venture enterprises, enterprises with 100% foreign owned capital and business cooperation parties (hereunder collectively referred to as foreign-invested enterprises) must carry out customs procedures and are subject to customs control and supervision according to the provisions of Vietnamese law.

2. Pursuant to Article 71 and Article 76 of Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000 of the Government detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam (hereunder called Decree No. 24/2000/ND-CP for short):

- When carrying out customs procedures for imports (including equipment, machinery, supplies, imported means of transport to create fixed assets; raw materials and supplies imported for production and other imports), the foreign-invested enterprises must submit to the customs office the original copy of the import plan (when filling in the procedures for the import of the first batch of goods. In the following times, each time the enterprises must produce the original copy enclosed with the monitoring card) approved by the Ministry of Trade or the bodies authorized by the Ministry of Trade, except for the import of spare parts for which the enterprises are allowed to carry out import procedures directly with the Customs Office without the written import approval.

- For exports, the enterprises shall carry out customs procedures at the Customs Office without written approval of the Ministry of Trade (except those on the list of goods banned from export, and the list of goods subject to conditional export).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Imports to create fixed assets are allowed to be inspected at the factories, at the foot of the project or at warehouses of the enterprises.

For imports, which are raw materials for production, and exports, if the factory of the enterprise lies in an export processing zone or an industrial park, they can be inspected at the factory. In other cases, basing themselves on the concrete conditions of each enterprise and the managerial capacity of the customs service, the heads of the provincial/municipal Customs Departments shall decide how to apply the above provisions to each factory.

5. Except the goods exempt from import tax as stipulated in Article 57 of Decree No. 24/2000/ND-CP, all other exports and imports of foreign-invested enterprises shall be subject to export and import taxes and other relevant taxes as prescribed by law.

6. As stipulated in Article 57 of Decree No. 24/2000/ND-CP and guiding documents of the Ministry of Trade, when approving the import plans, the Ministry of Trade has clearly provided for the lists and value of tax-free imports and the list and value of goods that can be imported but shall be subject to import tax and other relevant taxes.

The Customs Offices shall base themselves on the stipulations in the above documents to make export and import procedures.

The procedures for tax exemption and reimbursement shall conform to current regulations.

II. SOME CONCRETE GUIDANCES

1. Import:

1.1. Expertise of imported equipment and machinery to execute investment projects as prescribed in Article 73, Decree No. 24/2000/ND-CP:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The imported equipment, machinery and materials mentioned in this article are equipment, machinery and materials imported to create fixed assets (including those used to expand the scope of the project or to replace or renew the technology). The raw materials and materials imported to make products are not regulated by this Article 73.

1.2. Places to make customs procedures:

- For goods exempt from import tax under Article 57 of Decree No. 24/2000/ND-CP;

The enterprises shall fill in import procedures for this kind of goods at the customs units of the places where the enterprises base their head offices or branches or factories. In cases where there is no customs office at these places, the enterprises can choose the place which they deems most convenient. However, they shall have to fill in the import procedures at the same place until all goods of this kind have been imported. In special cases and with the approval of the General Department of Customs, the enterprises can choose a customs unit of the place where they do not base their head offices or branches or factories to fill in the procedures.

For the goods exempt from import tax as stipulated at this Point, tax shall not be calculated when import procedures are carried out. For the goods exempt from import tax but liable to value added tax, they shall have to pay tax as prescribed.

- For imports not in tax-exemption category, the enterprise may fill in import procedures at the customs office of the import border gate or at the customs office of the place where the factory of the enterprise is located, except consumer goods imported in the business form which must be necessarily fill in customs procedures at the customs office of the import border gate.

- For goods imported for production of goods for export or for processing, they shall have to fill in import procedures at a customs unit until the end of the import plan or the expiry of the processing contract.

2. Export:

2.1. The question of export percentage of goods stipulated in the investment license:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. On exports:

- The enterprises shall fill in export procedures as prescribed for exports according to each type of export: business export; export for production of exports; re-export; export for processing...

- For goods temporarily exported for a definite period for repair or warranty, the enterprise must make a written proposal of temporary export for repair or warranty. The written proposal must clearly state the time and the border gate of re-import and must be accepted by the head of the customs office at the border gate. In case of plausible reasons, the enterprise may be granted an extension of re-import time limit, which shall not exceed three months, by the head of the customs office at the border gate. Past this period, if no re-import is effected, the customs office shall have to record the violation and to handle the violation.

2.3. For goods produced for export, when exporting the products, the enterprise may adopt one of the two following methods:

2.3.a. The enterprise shall open an export declaration form at the customs unit, which has filled in import procedures for raw materials. The customs office shall seal up the dossier and the sample of the main raw material and hand them to the goods owner who shall take them to the customs office at the export border gate. The latter shall check the sample and fill in the export procedures. After filling in the export procedures, the border gate customs office shall seal up the sample and hand it to the goods owner who shall produce it again to the customs office, which has filled in the procedures for raw material import. The customs office, which has filled in the import procedures for raw materials shall seal up this sample again, hand it to the goods owner for preservation in order to make procedures for the next batch. Or:

2.3b. If the enterprise does not open an export declaration at the customs unit which has filled in import procedures for raw materials, it shall send an official dispatch to the customs office which has filled in the import procedures for raw materials and the customs office at the export border gate asking to make export procedures at the export border gate. In addition to specifications about the goods (name, quantity...), the official dispatch must clearly state that the export belongs to raw materials import declaration No....dated... the name of the export border gate. It must be enclosed with the list of norms on the use of the raw materials for production of such product.

The customs unit which has filled in the procedures for the import of raw materials shall inspect the sample and the contents of the official dispatch and propose in writing the customs office at the export border-gate to agree to the opening of an export declaration according to the type of production of exports at the customs office where the export procedures are made.

In case the product made from the imported raw material has its form and character altered (for example: the imported raw material is PVC granules but the products are package or plastic bag or the imported raw material is pharmaceuticals and the products are medicaments, etc.) and as such cannot compare to each other, it is not necessary to seal the samples and the enterprise shall take upon itself the responsibility for the norm of use of the raw materials and the export products which have been produced from raw materials imported earlier.

The rotation between the two customs units shall proceed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3.c. The place for the settlement of tax is the customs unit that makes procedures for the import of raw materials.

3. Where foreign-invested enterprises or the business cooperation parties sell their products produced by themselves to other enterprises for direct production of products for export stipulated in Clause 2, Article 58 of Decree No. 24/2000/ND-CP.

The buying and selling among these enterprises shall comply with the provisions of the legislation on economic contracts. The customs office shall not make procedures for these activities.

When a (buying) enterprise exports products, abroad the Customs Office shall make procedures as with an export batch without requesting the goods owner to prove the origin of the raw material or semi-finished products for production of such products the various norms and it shall not have the responsibility to certify the actual norms.

4. Customs procedures for cases where foreign-invested enterprises export to foreign traders but the goods do not leave Vietnam, instead are delivered in Vietnam as instructed by the foreign trader (on-the-spot export):

4.1. Export procedures export (procedures of goods delivery):

4.1.a. The exporting enterprise (delivering enterprise): On the basis of the export contract signed with the foreign enterprise, the enterprises representative shall go to the customs office where it has filled in procedures for the import of raw and auxiliary materials to produce its products to open a declaration form and fill export procedures as with an ordinary export batch suited to the type of goods. The contract must include a clause providing for the delivery of the goods in Vietnam, with the name and address of the importing enterprise (receiving enterprise).

After the export declaration form is registered, the enterprise shall itself organize the delivery of goods to the importing enterprise on the instruction of the foreign buyer as stipulated in the contract.

4.1b. Task of the customs office making export procedures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2. Import procedures (goods reception procedures):

4.2a. The importing enterprise (receiving enterprise): On the basis of the importing contract signed with the foreign country, the import enterprise shall open the import declaration form suited to the right type of import and the current import policies. If the batch of imported goods belongs to the type of processing and the raw material is imported to produce goods for export, the enterprise must register the declaration form and fill in the procedures at the customs unit that manages the processing contracts or manages the imported raw and auxiliary materials and export products (output and input) of this goods.

The contract must include a clause providing for the reception of goods in Vietnam and the name and address of the delivering enterprise.

4.2. b. Tasks of the customs office making the import procedures:

It shall make the procedures to register the import declaration forms suited to the right type, check and compare the import dossier with the export dossier sent by the customs office that makes the export procedures (through the delivering enterprise), check the real goods, write down the result of goods inspection, sign and stamp to certify the real exportation on the export declaration form and send the set of dossier to the customs office at the place where the export procedures are made, certify the real importation on the import declaration forms. If the reality of the goods does not match the dossier of the goods batch, the customs office shall make a written record to handle as prescribed.

- On certifying the real exportation, the customs office must clearly record the details of the on-the-spot import declaration form (serial number, date and place where the declaration form is made).

- On certifying the real importation, the customs office must clearly record the details on the on-the-spot declaration forms (serial number, date and place where the declaration form is made).

- The other procedures as well as the tax policies shall conform with the regulations on each type.

5. The settlement of accounts of the projects stipulated in Article 102 shall proceed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The dossier to be submitted comprises:

- The report (original copy) on final settlement of accounts of the project, already certified by the investment permit issuing agency.

- The document (original copy) approving the import plan by the Ministry of Trade or the agency authorized by the Ministry of Trade, enclosed with the monitoring card of the customs authorities for the whole project.

- List of quantities and values of imported raw materials, machinery and equipment

- Declaration form of imports.

Within 30 days after reception of the complete dossier, the customs office that has filled in the import procedures for the enterprise shall have to complete the settlement of accounts and certify this completion in writing.

For the goods imported to create fixed assets and allowed to change their use propose or goods not used up, the customs office shall base itself on the permit of the Ministry of Trade to make the procedures.

6. With regard to the processing or reprocessing by the foreign-invested enterprises stipulated in Article 75 of Decree No. 24/2000/ND-CP, the General Department of Customs provides the following guidance:

- The processing scope of shall comply with the above-said Article 75.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. TAX GUARANTEE WAREHOUSES

1. Regarding the tax-guarantee warehouses stipulated in Article 79 of Decree No. 24/2000/ND-CP, the General Customs Department provides the following guidance for implementation:

The enterprise shall not yet have to calculate and pay import tax and other related taxes when it imports raw materials and materials for storage at the tax-guarantee warehouses to cater for production.

Imported raw and auxiliary materials and products stored at the tax-guarantee warehouse shall include only raw and auxiliary materials used to cater for production and products made by the same enterprise.

2. Conditions for the establishment of tax-guarantee warehouses are stipulated in Article 79 of Decree No. 24/2000/ND-CP. To ensure the management requirements of the customs office, the enterprises shall have also to meet the following demands:

a/ To strictly observe the prescriptions of law; to have clear business, financial and credit relations.

b/ To have in operation a system of books and vouchers to fully and closely monitor the export, import, deliveries from and receptions into the warehouses according to prescriptions of Vietnamese law, or a system of books and vouchers accepted by the competent State agency of Vietnam.

c/ The factory and warehouses must be located in areas convenient to the management and supervision by the Customs Service.

3. Procedures to apply for setting up a tax-guarantee warehouse:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- An application for setting up a warehouse (according to the form issued by the General Department of Customs).

- The investment license (notarized copy).

- Map of the enterprise and map of the tax-guarantee warehouse.

- Operating rules of the tax-guarantee warehouse of the enterprise.

3.2. Within 10 days after receipt of the complete and valid dossier, the customs office of the concerned province or city shall make a survey and, if all conditions are met, shall make a written proposal to the General Department of Customs (attached to a set of dossier). The written proposal must record fully and concretely all the remarks on the conditions stipulated at Point 2, Part III of this Circular, on the applicant for setting up the warehouse, the local customs offices capacity of supervising, managing and controlling the warehouse.

Within 20 days after receipt of the dossier and the proposal of the provincial or municipal customs office, the General Department of Customs shall issue the permit to set up the tax-guarantee warehouse or shall answer the enterprise in writing.

The permit to set up the tax-guarantee warehouse is valid for one year. On its expiry, if the enterprise still meets all the conditions and applies in writing for extension of the permit to the provincial or municipal customs office, the General Department of Customs shall consider the extension by one year each time.

In case the tax-guarantee warehouse expires its effective period, if the enterprise does not apply for extension, the raw and auxiliary materials still left in the warehouse shall be handled as follows:

- If the enterprise no longer needs to use these materials and makes a written proposal, the customs office shall make procedures for re-export or destruction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3. To get the permit to set up and extend the permit for the tax bonded warehouse, the enterprise shall have to pay a fee stipulated in the Joint Circular No. 71/2000/TTLT-BTC-TCHQ of July 19, 2000 of the Ministry of Finance and the General Department of Customs.

4. Customs procedures for taking goods into and out of the tax-guarantee warehouse:

Customs procedures for imported raw and auxiliary materials taken into the tax-guarantee warehouse and for export products are the same as for batches of ordinary imported or exported goods. Particularly, the tax calculation and payment for imported raw and auxiliary materials shall comply with the following:

4.1. The enterprises must open separate declaration forms for the imported raw and auxiliary materials that enjoy tax guarantee. A separate declaration form must be opened for the raw and auxiliary materials imported for production for domestic consumption.

The basis for determination of the percentage of imported raw materials that enjoy tax guarantee is the percentage of products for export recorded in the investment license (if the enterprise conducts its export according to the percentage stipulated in its investment license) or the percentage determined by the enterprise which must not be lower than 50% of the products that are turned out. In both cases, the enterprise must send a written registration to the customs office of the province or city that manages the tax -guarantee warehouse and the General Department of Customs prior to the first of January each year.

Basing itself on the percentage of products for consumption on the domestic market as registered by the enterprise in the above-mentioned way, the customs office shall register the declaration form, calculate and collect the import tax on the raw and auxiliary materials for production of products to be consumed on the domestic market.

For the imported raw and auxiliary materials taken into the tax-guarantee warehouse to produce goods for export, the customs office shall not yet calculate and inscribe the tax on the declaration form but shall clearly determine the name of the goods, its type and quantity on the declaration form and must enter it in the monitoring book.

4.2. For the goods taken into the tax-guarantee warehouse that are damaged or have lost their quality and are no longer fit for production, they are allowed to go through customs procedures for re-export or destruction. The destruction shall proceed as follows:

- The enterprise shall send a written document to the customs office managing the tax-guarantee warehouse, stating the reason, the name of the goods, their type and the quantity of the raw and auxiliary materials that need to be destroyed and the serial number and date of the import declaration form made for such raw and auxiliary materials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The result of the destruction must be recorded in a certification paper. This paper shall be the voucher for the future settlement of accounts.

4.3. The question of keeping raw and auxiliary materials in the tax-guarantee warehouse: The enterprise is allowed to keep imported raw and auxiliary materials for production of goods for export and for domestic consumption in the tax-guarantee warehouse but must keep each kind separately. The customs office shall also manage these kinds separately. In the process of production, the enterprise may transfer part of the raw and auxiliary materials from one kind to another but must propose in writing to the local customs office and observe the registered export percentage.

When importing raw and subsidiary materials, the goods senders do not necessarily have to separate the vouchers and goods into two kinds but may send a common batch for both kinds. But when making import procedures they must make separate declaration forms for each kind.

4.4. At the end of the plan year (December 31) and on January 31 of the subsequent year at the latest, the enterprise must work out an sum-up table of the declaration forms and the total volume of the imported raw and auxiliary materials enjoying the tax guarantee regime, sum up the export declaration forms and the total volume of exports and send them to the customs office. After checking the accuracy of the report, compare it with the dossier kept at the customs office and basing itself on the registered percentage of products to be exported by the enterprise, the customs office shall proceed as follows:

a/ If the export percentage is lower than the tax guarantee rate, the enterprise shall immediately pay tax for the difference between the quantity of finished products to be exported and the quantity of actually-exported products. In addition, the enterprise shall be fined for tax payment delay as prescribed by law. If lower than 50% of the products are exported or if after three consecutive years, the enterprise still fails to achieve the committed percentage, the customs office of the province or city shall propose to the General Department of Customs to withdraw the tax-guarantee warehouse permit.

The applicable tax rates shall conform to the regulations of the Ministry of Finance at the time when the customs office issues the decision to collect tax.

b/ If the export percentage is higher than the tax-guarantee rate the enterprise shall be reimbursed the tax amount already paid for the difference between the actually exported amount and the amount for which it has paid tax.

c/ The enterprise having a tax-guarantee warehouse must take responsibility for the accuracy and completeness of the sum-up reports mentioned in this point.

4.5. The imported goods taken into the tax-guarantee warehouse are not allowed to be sold on the Vietnamese market. In case the Ministry of Trade allows their sale on the Vietnamese market, the enterprise must pay import tax and other taxes as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In principle the tax-guarantee warehouses at the enterprises come under the regular control and supervision by the customs office. However, depending on concrete conditions, the heads of the provincial/municipal customs departments shall decide the direct supervision or shall determine the right to inspect and supervise but they shall not conduct direct regular supervision. The inspection and supervision by the customs service shall be conducted mainly when there are goods brought in or out of the tax-guarantee warehouses and through the following acts: making customs procedures for the exports and imports of the enterprises, settlement of accounts of each batch of goods; checking the reports of the enterprises; direct or unexpected inspection (including on the books, vouchers, the system of files on the computer networks, inventorying goods in the warehouses).

The enterprises shall have to organize the management of the warehouses and create all favorable conditions and to closely cooperate with the customs service in conducting the above inspection and supervision regime.

IV ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect after its signing. All the earlier stipulations which are contrary to this Circular are now annulled.

2. All acts of violating the provisions of this Circular and other relevant provisions shall be handled according to law.

 

 

FOR THE GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Dang Van Tao

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2000/TT-TCHQ ngày 31/10/2000 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.418

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.51.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!