Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2022/TT-BCT xuất xứ hàng hóa Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

Số hiệu: 05/2022/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 18/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Ban hành Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP

Ngày 18/02/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Theo đó, ban hành kèm Thông tư 05/2022/TT-BCT các phụ lục quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam bao gồm:

- Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng.

- Phụ lục II: Danh mục thông tin tối thiểu của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Phụ lục III: Mẫu C/O mẫu RCEP xuất khẩu và mẫu Tờ khai bổ sung C/O.

- Phụ lục IV: Danh mục hàng hóa áp dụng khác biệt thuế có điều kiện.

Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam được cập nhật trên Hệ Thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công thương tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn.

Các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam đăng ký mẫu con dấu, chữ ký và cập nhật các mẫu con dấu, chữ ký này theo hướng dãn của Bộ Công Thương.

Xem chi tiết tại Thông tư 05/2022/TT-BCT, có hiệu lực kể từ ngày 04/4/2022.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2022/TT-BCT

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ký ngày 15 tháng 11 năm 2020 qua hình thức trực tuyến;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (sau đây gọi là Hiệp định RCEP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

2. Thương nhân.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nuôi trồng thủy sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh, từ các loại con giống như trứng, cá con, cá giống và ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt.

2. CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước thành viên nhập khẩu.

3. Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan Chính phủ hoặc các tổ chức được chỉ định bởi nước thành viên và thông báo cho các nước thành viên khác.

4. FOB là trị giá hàng hóa đà giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải (bất kể phương thức vận tải nào) đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến.

5. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau là những hàng hóa hoặc nguyên liệu có thể thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại, có đặc tính cơ bản giống nhau.

6. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại một nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập báo cáo tài chính. Các nguyên tắc này có thể bao gồm hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể.

7. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào.

8. Cơ quan, tổ chức cấp C/O là cơ quan được chỉ định hoặc ủy quyền bởi một nước thành viên để cấp C/O và phải thông báo cho các nước thành viên khác theo quy định tại Thông tư này.

9. Nguyên liệu là hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa khác.

10. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.

11. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.

12. Nhà sản xuất là cá nhân hoặc pháp nhân tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa.

13. Sản xuất là các phương thức để thu được hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, canh tác, nuôi trồng, chăn nuôi, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, sản xuất, gia công hoặc lắp ráp hàng hóa.

Điều 4. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:

a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng.

b) Phụ lục II: Danh mục thông tin tối thiểu của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

c) Phụ lục III: Mẫu C/O mẫu RCEP xuất khẩu và mẫu Tờ khai bổ sung C/O.

d) Phụ lục IV: Danh mục hàng hóa áp dụng khác biệt thuế có điều kiện.

2. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam được cập nhật trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam đăng ký mẫu con dấu, chữ ký và cập nhật các mẫu con dấu, chữ ký này theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư này.

Chương II

CÁCH XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ

Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi:

1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên.

3. Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ, đáp ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên trong các trường hợp sau:

1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước thành viên đó.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó.

3. Sản phẩm thu được từ động vật sống được nuôi dưỡng tại nước thành viên đó.

4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, canh tác, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó.

5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, không bao gồm từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy từ đất, nước, đáy biển hoặc lớp đất dưới đáy biển.

6. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu của nước thành viên đó (tàu được đăng ký và được phép treo cờ của nước thành viên đó) và các sản phẩm khác được đánh bắt bởi nước thành viên đó hoặc cá nhân hoặc pháp nhân của nước thành viên đó lấy từ vùng nước, đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của các nước thành viên và các nước không phải là thành viên, phù hợp với luật pháp quốc tế với điều kiện trong trường hợp hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng đặc quyền kinh tế của các nước thành viên hoặc các nước không phải là thành viên thì nước thành viên đó hoặc cá nhân hoặc pháp nhân của nước thành viên đó có quyền khai thác vùng đặc quyền kinh tế đó và trong trường hợp sản phẩm khác, nước thành viên đó hoặc cá nhân hoặc pháp nhân của nước thành viên đó có quyền khai thác đáy biển và lòng đất dưới đáy biển đó, phù hợp với luật pháp quốc tế.

7. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu của nước thành viên đó từ vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế.

8. Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên đó từ các sản phẩm nêu tại khoản 6 hoặc khoản 7 Điều này.

9. Sản phẩm là phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại nước thành viên đó, với điều kiện sản phẩm đó chỉ dùng để tiêu hủy, tái chế nguyên liệu thô hoặc dùng cho mục đích tái chế; hoặc là sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước thành viên đó, với điều kiện sản phẩm đó chỉ dùng để tiêu hủy, tái chế nguyên liệu thô hoặc dùng cho mục đích tái chế.

10. Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên đó chỉ từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng.

Điều 7. Cộng gộp

Hàng hóa và nguyên liệu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và được sử dụng làm nguyên liệu tại một nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hóa hoặc nguyên liệu khác được coi là có xuất xứ của nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra hàng hóa hoặc nguyên liệu cuối cùng.

Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực

1. Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được tính dựa trên một trong các cách tính sau:

a) Công thức tính gián tiếp:

RVC =

FOB - VNM

x 100

FOB

b) Công thức tính trực tiếp:

RVC =

VOM + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp + Lợi nhuận + Chi phí khác

x 100

FOB

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

FOB là giá FOB được định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.

VOM là trị giá nguyên liệu, bộ phận hoặc sản phẩm mua lại hoặc tự sản xuất có xuất xứ và được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác của người lao động.

Chi phí phân bổ trực tiếp là tổng chi phí phân bổ.

2. Trị giá hàng hóa theo quy định tại Thông tư này được tính dựa trên Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định Trị giá hải quan. Tất cả các chi phí được ghi chép và lưu lại theo Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi được áp dụng tại nước thành viên nơi sản xuất ra hàng hóa.

3. Trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ:

a) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu, là giá CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu.

b) Trường hợp nguyên liệu sản xuất trong nước, là giá bán của nhà sản xuất nguyên liệu đó.

4. Nguyên liệu không xác định được xuất xứ được coi là nguyên liệu không có xuất xứ.

5. Các chi phí sau đây có thể được khấu trừ từ trị giá nguyên liệu không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ:

a) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và các chi phí khác có liên quan đến vận chuyển phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu tới nơi của nhà sản xuất hàng hóa.

b) Phí, thuế và chi phí môi giới hải quan, ngoại trừ thuế đã được miễn, được hoàn, hoặc có thể thu hồi khác.

c) Chi phí xử lý phế thải và hỏng hóc, trừ đi trị giá của phế liệu tải sử dụng hoặc sản phẩm phụ.

6. Trường hợp không biết các chi phí được nêu từ điểm a đến điểm c khoản 5 Điều này hoặc không có chứng từ chứng minh chi phí thì không được khấu trừ các chi phí này.

Điều 9. Nước xuất xứ

1. Nước xuất xứ là nước thành viên nơi hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này.

2. Trường hợp hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước thành viên xuất khẩu với điều kiện quá trình sản xuất hàng hóa đó vượt qua công đoạn gia công, chế biến đơn giản theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

3. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục áp dụng khác biệt thuế có quy tắc xuất xứ bổ sung theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này và Hàm lượng giá trị nội địa (DVC) không thấp hơn 20%.

4. Trường hợp nước thành viên xuất khẩu không được xác định là nước xuất xứ theo quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này, nước xuất xứ là nước thành viên có tổng trị giá cao nhất các nguyên liệu có xuất xứ được dùng để sản xuất ra hàng hóa tại nước thành viên xuất khẩu.

5. DVC được tính theo công thức tính RVC nêu tại Điều 8 Thông tư này. Nguyên liệu có xuất xứ nhập khẩu từ các nước thành viên khác được coi là nguyên liệu không có xuất xứ khi tính DVC.

Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản

1. “Đơn giản” là hoạt động không cần kỹ năng đặc biệt, máy móc, thiết bị hoặc thiết bị được sản xuất hoặc lắp đặt đặc biệt để thực hiện hoạt động.

2. “Giết mổ” được hiểu chỉ là giết động vật.

3. Các công đoạn dưới đây được coi là công đoạn gia công, chế biến đơn giản:

a) Các công đoạn bảo quản nhằm đảm bảo hàng hóa duy trì tình trạng tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho.

b) Đóng gói hoặc trưng bày hàng hóa để vận chuyển hoặc để bán.

c) Các công đoạn đơn giản bao gồm chọn lọc, sàng lọc, sắp xếp, phân loại, dũa, cắt, rạch, mài, uốn, cuộn lại hoặc tháo cuộn.

d) Dán hoặc in nhãn, mác, lô-gô, hoặc các dấu hiệu phân biệt tương tự trên hàng hóa hoặc bao bì của chúng.

d) Chỉ pha loãng với nước hoặc chất khác không làm thay đổi cơ bản các đặc tính của hàng hóa.

e) Tháo rời sản phẩm thành các bộ phận.

g) Giết mổ động vật.

h) Sơn và các công đoạn đánh bóng đơn giản.

i) Bóc vỏ, tách hạt hoặc làm tróc hạt đơn giản.

k) Trộn đơn giản các sản phẩm dù cùng loại hay khác loại.

l) Kết hợp hai hoặc nhiều công đoạn được nêu từ điểm a đến điểm k khoản này.

4. Các công đoạn nêu tại khoản 3 Điều này khi thực hiện với nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa được coi là không đủ để xác định xuất xứ của hàng hóa.

Điều 11. De Minimis

1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này vẫn được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng các quy định khác tại Thông tư này và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đối với hàng hóa thuộc Chương 01 đến Chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trị giá của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa đó. Trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được tính theo khoản 3 Điều 8 Thông tư này.

b) Đối với hàng hóa thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trọng lượng của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% tổng trọng lượng của hàng hóa.

2. Trị giá nguyên liệu không có xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi áp dụng công thức tính hàm lượng giá trị khu vực.

Điều 12. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói

1. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích vận chuyển, không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

2. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ và được phân loại cùng với hàng hóa, không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa, với điều kiện:

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

b) Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

c) Hàng hóa đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc công đoạn sản xuất hoặc chế biến cụ thể theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp hàng hóa được tính theo tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ được xem là có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tùy từng trường hợp cụ thể, khi tính hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa.

Điều 13. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ

1. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa được coi là một phần của hàng hóa và không tính đến khi xác định tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc công đoạn sản xuất hoặc chế biến cụ thể theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, với điều kiện:

a) Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa không được lập hóa đơn riêng với hàng hóa.

b) Số lượng và trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa là thông lệ đối với hàng hóa.

2. Trường hợp không áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này, khi hàng hóa áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa được xem là có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tùy từng trường hợp cụ thể, khi tính hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, với điều kiện:

a) Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa không được lập hóa đơn riêng với hàng hóa.

b) Số lượng và trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa là thông l đối với hàng hóa.

Điều 14. Các nguyên liệu trung gian

1. Nguyên liệu trung gian được xem là nguyên liệu có xuất xứ mà không xét đến nơi sản xuất và trị giá của nó là chi phí được tính theo Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi trong hồ sơ của nhà sản xuất.

2. Nguyên liệu trung gian là hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc giám định hàng hóa khác nhưng không được cấu thành vật lý vào hàng hóa khác đó hoặc hàng hóa được sử dụng để bảo trì nhà xưởng hoặc vận hành thiết bị liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

a) Nhiên liệu và năng lượng.

b) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

c) Phụ tùng và vật liệu để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.

d) Dầu, mỡ bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc được sử dụng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.

d) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư trang bị bảo hộ lao động.

e) Trang thiết bị, máy móc và vật tư dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa.

g) Chất xúc tác và dung môi.

h) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành nên sản phẩm nhưng việc sử dụng chúng trong quá trình sản xuất phải được chứng minh là một phần của quá trình sản xuất đó.

Điều 15. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau

Việc xác định hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau là có xuất xứ được thực hiện bằng cách chia tách vật lý từng hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau hoặc áp dụng Các nguyên tắc kế toán về quản lý kho được thừa nhận trong Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại nước thành viên xuất khẩu và áp dụng trong suốt năm tài khóa đó trong trường hợp hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau được trộn lẫn.

Điều 16. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất

Nguyên liệu không có xuất xứ trải qua quá trình sản xuất đáp ứng quy định tại Thông tư này được coi là nguyên liệu có xuất xứ khi sử dụng để sản xuất ra sản phẩm tiếp theo, bất kể nguyên liệu đó có được sản xuất bởi nhà sản xuất sản phẩm tiếp theo đó hay không.

Điều 17. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa

1. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa áp dụng tại Thông tư này được coi là một sản phẩm cụ thể và được coi là đơn vị cơ bản khi phân loại theo Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa.

2. Trường hợp lô hàng gồm nhiều sản phẩm tương tự được phân loại tại một dòng thuế, từng sản phẩm được xét riêng biệt để xác định có xuất xứ hay không có xuất xứ.

Điều 18. Vận chuyển trực tiếp

1. Hàng hóa được coi là giữ nguyên xuất xứ theo quy định lại Điều 5 Thông tư này khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên xuất khẩu đến nước thành viên nhập khẩu.

b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hay nhiều nước thành viên mà không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu (sau đây gọi là các nước thành viên trung gian), hoặc qua các nước không phải là thành viên, với điều kiện:

b1) Không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất, gia công tại các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải là thành viên, ngoại trừ các hoạt động hậu cần như dỡ hàng, bốc hàng, lưu kho hoặc các hoạt động cần thiết khác để bảo quản tốt hàng hóa hoặc để vận chuyển hàng hóa tới nước thành viên nhập khẩu.

b2) Dưới sự giám sát của cơ quan hải quan của các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải là thành viên.

2. Trường hợp hàng hóa vận chuyển theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải xuất trình cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu chứng từ hải quan của các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải lả thành viên hoặc bất kỳ chứng từ phù hợp khác theo yêu cầu của cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.

3. Các chứng từ phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm chứng từ giao hàng hoặc chứng từ vận tải như vận tải đường hàng không, vận đơn đường biển (B/L), chứng từ vận tải đa phương thức hoặc các loại chứng từ vận tải kết hợp, bản sao của hóa đơn thương mại gốc của hàng hóa đó, báo cáo tài chính, giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ hoặc các chứng từ liên quan khác được yêu cầu bởi cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.

Chương III

CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 19. Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi có C/O được cấp theo quy định Thông tư này.

2. Hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi nộp một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau:

a) C/O được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư này.

b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư này.

3. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều này:

a) Được phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác bao gồm dạng điện tử.

b) Bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày phát hành.

d) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, có chữ ký và tên của người tự chứng nhận và thời điểm phát hành.

Điều 20. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện

1. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của nước thành viên xuất khẩu đó. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đăng ký theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.

h) Có sự hiểu biết về quy tắc xuất xứ hàng hóa.

c) Có kinh nghiệm xuất khẩu theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.

d) Lưu trữ tài liệu xuất khẩu, có hệ thống quản lý rủi ro.

d) Trường hợp nhà xuất khẩu đủ điều kiện là nhà thương mại thì phải có thông tin khai báo xuất xứ từ nhà sản xuất để đảm bảo hàng hóa có xuất xứ và cung cấp trong trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định.

e) Có hệ thống lưu giữ sổ sách và có hệ thống lưu trữ thông tin theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.

2. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cấp văn bản chấp thuận cho nhà xuất khẩu đủ điều kiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức điện tử, cung cấp mã số cho nhà xuất khẩu đủ điều kiện và thông báo các thông tin của nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện được tự phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với những mặt hàng được phép tự chứng nhận xuất xứ và cung cấp các chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu đó.

4. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu thông báo các thông tin về nhà xuất khẩu đủ điều kiện vào cơ sở dữ liệu, bao gồm:

a) Tên và địa chỉ hợp pháp của nhà xuất khẩu đủ điều kiện.

b) Mã số của nhà xuất khẩu đủ điều kiện.

c) Ngày phát hành, nếu có, ngày hết hạn của mã số.

d) Danh sách các mặt hàng được phép tự chứng nhận xuất xứ, ít nhất ở cấp độ Chương.

5. Bất kỳ thay đổi nào nêu từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều này hoặc loại bỏ hoặc tạm đình chỉ tự chứng nhận xuất xứ thì phải thông báo ngay lập tức cho các nước thành viên khác. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu có trang điện tử bảo mật và cho phép các nước thành viên khác truy cập thì không phải thông báo theo hình thức trên.

6. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu phải giám sát nhà xuất khẩu đủ điều kiện trong đó bao gồm kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện và chấm dứt hiệu lực mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu nhà xuất khẩu không còn đáp ứng các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này.

7. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện phải có trách nhiệm thực hiện quy trình kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu, cung cấp các chứng từ liên quan để chứng minh hàng hóa có xuất xứ bao gồm thông tin của nhà cung ứng hoặc nhà sản xuất theo quy định của nước thành viên nhập khẩu cũng như đáp ứng quy định tại Thông tư này.

8. Điều này áp dụng đối với nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên khác về Việt Nam.

Điều 21. C/O

1. C/O do cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp dựa trên đơn đề nghị của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

2. Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nộp đơn đề nghị cấp C/O bằng văn bản hoặc bằng hình thức điện tử cho cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.

3. C/O đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có số tham chiếu riêng.

b) Được thể hiện bằng tiếng Anh.

c) Có chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu. Chữ ký và con dấu được thể hiện bằng tay hoặc bằng hình thức điện tử.

d) Có thể khai báo hai hay nhiều hóa đơn thương mại cho một lô hàng.

đ) Có thể bao gồm nhiều loại hàng hóa với điều kiện mỗi loại hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng.

e) Xác định hàng hóa có xuất xứ và đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

g) Bao gồm các thông tin tối thiểu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Mẫu C/O mẫu RCEP được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên khác.

5. Trường hợp C/O chứa thông tin không chính xác, cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu thực hiện một trong hai hình thức sau:

a) Phát hành C/O mới và hủy C/O ban đầu.

b) Thay đổi thông tin trên C/O gốc bằng cách gạch bỏ chỗ sai và bổ sung các thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu.

6. Trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp tại thời điểm giao hàng do lỗi không cố ý, bỏ quên, hoặc có lý do chính đáng khác, hoặc thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản 5 Điều này, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 01 năm sau ngày giao hàng. Trong trường hợp này, C/O phải được đánh dấu vào ô “ISSUED RETROACTIVELY”.

7. Trường hợp C/O gốc bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể đề nghị bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Bản sao phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Được cấp không quá 01 năm sau ngày cấp C/O gốc.

b) Dựa trên đơn đề nghị cấp C/O gốc.

c) Bao gồm số tham chiếu và ngày phát hành của C/O gốc.

d) Mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY”.

8. C/O có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.

Điều 22. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng

1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O, nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên trung gian có thể phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng với điều kiện:

a) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu hoặc bản sao chứng thực chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu còn hiệu lực được xuất trình.

b) Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng không vượt quá thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.

c) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng phải bao gồm các thông tin liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Lô hàng tái xuất sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng không trải qua công đoạn gia công nào tại nước thành viên trung gian, ngoại trừ đóng gói lại hoặc các hoạt động hậu cần như dỡ hàng, bốc hàng, lưu kho, chia tách lô hàng, hoặc chỉ dán nhãn theo quy định của nước thành viên nhập khẩu hoặc các hoạt động cần thiết khác để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt hoặc vận chuyển hàng hóa đến nước thành viên nhập khẩu.

đ) Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, số lượng của các lô hàng xuất khẩu từng phần phải được thể hiện thay vì thể hiện tổng số lượng của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu và tổng số lượng của các lô hàng xuất khẩu từng phần không được vượt quá tổng số lượng hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.

e) Thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng bao gồm ngày phát hành và số tham chiếu của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.

2. Việc kiểm tra, xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.

Điều 23. Hóa đơn bên thứ ba

Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu không từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp hóa đơn thương mại không được phát hành bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất với điều kiện hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Thông tư này.

Điều 24. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

1. Để xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo các hình thức sau:

a) Gửi văn bản yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin.

b) Gửi văn bản yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin.

c) Gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thêm thông tin.

d) Kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu để quan sát cơ sở sản xuất và quy trình sản xuất hàng hóa và kiểm tra chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hóa bao gồm các chứng từ kế toán. Việc kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất chỉ được thực hiện sau khi tiến hành xác minh theo quy định tại điểm c khoản này.

d) Hình thức khác theo thỏa thuận giữa các nước thành viên.

2. Nước thành viên nhập khẩu kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa như sau:

a) Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu gửi thư đề nghị kèm theo bản sao chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và nêu lý do xác minh đến nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu.

b) Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu gửi thư đề nghị kèm theo bản sao chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và nêu lý do xác minh đến cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu.

c) Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu gửi thư đồng ý về việc kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất và nêu rõ lịch trình làm việc dự kiến, địa điểm kiểm tra và mục đích kiểm tra.

3. Theo yêu cầu của nước thành viên nhập khẩu, việc kiểm tra cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể được thực hiện với sự đồng ý và hỗ trợ của nước thành viên xuất khẩu dựa trên thỏa thuận giữa nước thành viên nhập khẩu và nước thành viên xuất khẩu.

4. Trường hợp kiểm tra xác minh quy định tại điểm a đến điểm d khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu:

a) Cho phép nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu phản hồi từ 30 ngày đến 90 ngày kể từ ngày nhận được thư đề nghị xác minh theo quy định từ điểm a đến điểm c khoản 1 Điều này.

b) Cho phép nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thư đề nghị xác minh nêu tại điểm d khoản 1 Điều này.

c) Đưa ra quyết định từ 90 ngày đến 180 ngày kể từ ngày nhận được thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đó.

5. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra, xác minh kèm theo lý do đến nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hoặc nhà sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu.

6. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu có thể tạm ngng cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả xác minh. Nước thành viên nhập khẩu cho phép thông quan hàng hóa nhưng có thể yêu cầu việc thông quan cần tuân thủ theo quy định trong nước.

Điều 25. Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan

1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.

2. Hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên xuất khẩu có trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ hoặc số tiền tương đương hoặc cao hơn tính theo đồng tiền tệ của nước thành viên nhập khẩu được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với điều kiện việc nhập khẩu không phải là một chuỗi liên tiếp hoặc cố tình chia nhỏ lô hàng với mục đích lẩn tránh việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan.

3. Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua một hay nhiều nước thành viên không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư này, cơ quan hải quan có thể yêu cầu nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng minh theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư này.

4. Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp cho cơ quan hải quan quá thời hạn quy định, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa vẫn có thể được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn nêu trên là do bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân chính đáng khác nằm ngoài kiểm soát của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu.

Điều 26. Nộp bổ sung chứng từ để được hưởng ưu đãi thuế quan

Trường hợp chưa kê khai để hưởng ưu đãi thuế quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu, để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu có trách nhiệm:

1. Khai rõ xuất xứ hàng hóa và khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Tờ khai hải quan nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

2. Khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn quy định.

Điều 27. Từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan

1. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với một trong hai trường hợp sau:

a) Hàng hóa không đáp ứng quy định tại Thông tư này.

b) Nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa không chứng minh được hàng hóa đáp ứng quy định tại Thông tư này để được hưởng ưu đãi thuế quan.

2. Trường hợp cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan hải quan phải cung cấp cho nhà nhập khẩu quyết định bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

3. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ quan hải quan không nhận được đủ thông tin để xác định hàng hóa có xuất xứ.

b) Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu không phản hồi bằng văn bản đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.

c) Đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 24 Thông tư này bị từ chối.

Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển

Vào ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực, hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển đến hoặc chưa được nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu đáp ứng quy định tại Thông tư này được xem xét hưởng ưu đãi thuế quan. Nhà nhập khẩu khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.

Điều 29. Xử lý khác biệt hoặc sai sót nhỏ

Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, việc phát hiện những khác biệt nhỏ như lỗi in ấn giữa thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thông tin trên các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu không làm mất hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu những khác biệt này vẫn phù hợp với hàng hóa nhập khẩu trên thực tế.

Điều 30. Lưu trữ hồ sơ

1. Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền lưu trữ ít nhất là 03 năm kể từ ngày phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc dài hơn theo quy định của mỗi nước thành viên đối với các tài liệu liên quan chứng minh hàng hóa có xuất xứ.

2. Nhà nhập khẩu lưu trữ ít nhất là 03 năm kể từ ngày nhập khẩu hàng hoặc dài hơn theo quy định của mỗi nước thành viên đối với các tài liệu liên quan chứng minh hàng hóa có xuất xứ.

3. Hồ sơ lưu trữ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được lưu trữ bằng bất kỳ hình thức nào có thể cho phép truy xuất nhanh chóng, bao gồm cả ở dạng kỹ thuật số, điện tử, quang học, từ tính hoặc văn bản theo quy định của nước thành viên đó.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Tổ chức thực hiện

1. Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hóa được các nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp thực thi của Ủy ban hỗn hợp và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định RCEP là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.

2. Các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này được thông báo đến các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thông qua Bộ Công Thương và Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).

Điều 32. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 04 năm 2022.

2. Cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu RCEP cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định RCEP và của nước thành viên nhập khẩu.

3. Cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Thủ tục kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để cho hưởng ưu đãi thuế quan được thực hiện theo quy định của Hiệp định RCEP, các nội dung quy định tại Chương III Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư,
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Viện KSND tối cao, T
òa án ND tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng,
các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ, các Phòng QLXNKKV (19);
- Lưu: VT, XNK(5).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Diên

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 05/2022/TT-BCT

Hanoi, February 18, 2022

 

CIRCULAR

PRESCRIBING RULES OF ORIGIN UNDER THE REGIONAL COMPREHENSIVE ECONOMIC PARTNERSHIP AGREEMENT

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 defining the Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of the Ministry of Industry and Trade; 

Pursuant to the Government’s Decree No. 31/2018/ND-CP dated March 08, 2018 on guidelines for the Law on Foreign Trade Management regarding origin of goods;

For the purposes of the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Agreement signed online on November 15, 2020;

At the request of the Director of the Agency of Foreign Trade;

The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular prescribing Rules of Origin under the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular introduces the Rules of Origin under the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement (hereinafter referred to as “RCEP Agreement”).

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to:

1. Issuing bodies of Certificate of Origin (C/O).

2. Traders.

3. Regulatory authorities, organizations and individuals involved in the origin of imports and exports.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. “CIF value” means the value of the imported good, inclusive of the cost of insurance and freight up to the port or place of entry into the country of importation.  

3. “competent authority” means the government authority or authorities designated by a Party and notified to the other Parties.

4. “FOB value” means the value of the good free on board, inclusive of the cost of transport (regardless of the mode of transport) to the port or site of final shipment abroad.

5. “fungible goods or materials” means goods or materials that are interchangeable for commercial purposes, whose properties are essentially identical.

6. “Generally Accepted Accounting Principles” means those principles recognised by consensus or with substantial authoritative support in a Party, with respect to the recording of revenues, expenses, costs, assets, and liabilities; the disclosure of information and the preparation of financial statements. These principles may encompass broad guidelines of general application as well as detailed standards, practices, and procedures.

7. “good” means any merchandise, product, article, or material.

8. “C/O issuing body” means an entity designated or authorised by a Party to issue a C/O and notified to the other Parties in accordance with this Circular.

9. “material” means a good that is used in the production of another good.

10. “non-originating good or non-originating material” means a good or material which does not qualify as originating in accordance with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. “producer” means an individual or a juridical person who engages in the production of goods.

13. “production” means methods of obtaining goods including growing, mining, harvesting, farming, raising, breeding, extracting, gathering, collecting, capturing, fishing, aquaculture, trapping, hunting, manufacturing, producing, processing, or assembling.

Article 4. Certification and verification of origin of goods in Vietnam

1. The following Annexes are enclosed with this Circular:

a) Annex I: Product-Specific Rules.

b) Annex II: Minimum Information Requirements for a Certificate of Origin.

c) Annex III: Specimen of C/O Form RCEP for exported goods and C/O Continuation Sheet.

d) Annex IV: List of goods subject to tariff differentials.

2. The list of Vietnam's issuing bodies of C/O Form RCEP is published on the electronic certificates of origin system (https://ecosys.gov.vn) of the Ministry of Industry and Trade. Vietnam's issuing bodies of C/O Form RCEP shall follow procedures for registration of specimen signatures, and impressions of official seals, and update them according to guidelines of the Ministry of Industry and Trade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

METHODS FOR CERTIFICATION OF ORIGIN

Article 5. Originating goods

A good shall be treated as an originating good if:

1. It is wholly obtained or produced in a Party as provided in Article 6 of this Circular.

2. It is produced in a Party exclusively from originating materials from one or more of the Parties.

3. It is produced in a Party using non-originating materials, provided the good satisfies the applicable requirements set out in Annex I enclosed herewith.

Article 6. Goods wholly obtained or produced

For the purposes of Clause 1 Article 5 of this Circular, the following goods shall be considered as wholly obtained or produced in a Party:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Live animals born and raised there.

3. Goods obtained from live animals raised there.

4. Goods obtained from hunting, trapping, fishing, farming, aquaculture, gathering, or capturing conducted there.

5. Minerals and other naturally occurring substances, not included in Clauses 1 through 4 of this Article, extracted or taken from its soil, waters, seabed, or subsoil beneath the seabed.

6. Goods of sea-fishing and other marine life taken by vessels of that Party (which are registered in that Party, and are entitled to fly the flag of that Party), and other goods taken by that Party or an individual or a juridical person of that Party, from the waters, seabed, or subsoil beneath the seabed outside the territorial sea of the Parties and non-Parties, in accordance with international law, provided that, in case of goods of sea-fishing and other marine life taken from the exclusive economic zone of any Party or non-Party, that Party or individual or juridical person of that Party has the rights to exploit such exclusive economic zone, and in case of other goods, that Party or individual or juridical person of that Party has rights to exploit such seabed and subsoil beneath the seabed, in accordance with international law.

7. Goods of sea-fishing and other marine life taken by vessels of that Party from the high seas in accordance with international law.

8. Goods processed or made on board any factory ships of that Party, exclusively from the goods referred to in Clause 6 or 7 of this Article.

9. Goods which are waste and scrap derived from production or consumption there, provided that such goods are fit only for disposal, for the recovery of raw materials, or for recycling purposes; or used goods collected there, provided that such goods are fit only for disposal, for the recovery of raw materials, or for recycling purposes.

10. Goods obtained or produced there solely from goods referred to in Clauses 1 through 9, or from their derivatives.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Goods and materials which comply with the requirements provided in Article 5 of this Circular, and which are used in another Party as materials in the production of another good or material, shall be considered as originating in the Party where working or processing of the finished good or material has taken place.

Article 8. Calculation of regional value content

1. The regional value content (RVC) of a good, specified in Annex I enclosed herewith, shall be calculated by using either of the following formulas:

a) Indirect formula:

RVC =

FOB - VNM

x 100

FOB

b) Indirect formula:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VOM + Direct labour cost + Direct overhead cost + Profit + Other costs

x 100

FOB

Where:

RVC is the regional value content of a good, expressed as a percentage.

FOB is the FOB value as defined in Clause 4 Article 3 of this Circular.

VOM is the value of originating materials, parts, or produce acquired or self-produced, and used in the production of the good.

VNM is the value of non-originating materials used in the production of the good.

Direct labour cost includes wages, remuneration, and other employee benefits.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The value of goods under this Circular shall be calculated in accordance with Article VII of GATT 1994 and the Customs Valuation Agreement. All costs shall be recorded and maintained in accordance with the Generally Accepted Accounting Principles applicable in the Party where the goods are produced.

3. The value of non-originating materials shall be:

a) For imported materials, the CIF value of the materials at the time of importation.

b) For materials obtained within a Party, the earliest ascertainable price paid or payable.

4. A material of undetermined origin shall be treated as a non-originating material.

5. The following expenses may be deducted from the value of non-originating materials or materials of undetermined origin:

a) The costs of freight, insurance, packing, and other transport-related costs incurred in transporting the goods to the producer.

b) Duties, taxes, and customs brokerage fees, other than duties that are waived, refunded, or otherwise recovered.

c) Costs of waste and spillage, less the value of any renewable scrap or by-products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Country of origin

1. The country of origin shall be the Party where the good meets the requirements set out in Article 5 of this Circular.

2. With regard to the good which is produced in a Party exclusively from originating materials from one or more of the Parties as prescribed in Clause 2 Article 5 of this Circular, the country of origin shall be the exporting Party, provided that the production process of that good is other than the minimal operations and processes set out in Clause 3 Article 10 of this Circular.

3. For an originating good subject to tariff differentials in accordance with the provisions of Annex IV enclosed herewith, the country of origin shall be the exporting Party, provided that the good meets the requirements specified in Article 5 of this Circular and has a domestic value content (DVC) of less than 20%.

4. In the event that the exporting Party of an originating good is not established to be the country of origin in accordance with Clauses 1 through 3 of this Article, the country of origin shall be the Party that contributed the highest value of originating materials used in the production of that good in the exporting Party.

5. DVC value shall be calculated using the formulas for calculation of RVC specified in Article 8 of this Circular. For the purposes of calculating DVC, originating materials imported from other Parties shall be considered as non-originating.

Article 10. Minimal operations and processes

1. “simple” describes an activity which does not need special skills, or machines, apparatus, or equipment especially produced or installed for carrying out the activity.

2. “slaughtering” means the mere killing of animals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Preserving operations to ensure that the good remains in good condition for the purposes of transport or storage.

b) Packaging or presenting goods for transportation or sale.

c) Simple processes, consisting of sifting, screening, sorting, classifying, sharpening, cutting, slitting, grinding, bending, coiling, or uncoiling.

d) Affixing or printing of marks, labels, logos, or other like distinguishing signs on goods or their packaging.

dd) Mere dilution with water or another substance that does not materially alter the characteristics of the good.

e) Disassembly of products into parts.

g) Slaughtering of animals.

h) Simple painting and polishing operations.

i) Simple peeling, stoning, or shelling.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

l) Any combination of two or more of operations referred to in Points a through k of this Clause.

4. The operations specified in Clause 3 of this Article, when undertaken on non-originating materials to produce a good, shall be considered as insufficient working or processing to confer on that good the status of an originating good.

Article 11. De Minimis

1. A good that does not satisfy a change in tariff classification pursuant to Annex I enclosed herewith is nonetheless an originating good if the good meets all of the other applicable requirements in this Circular and:

a) For a good classified in Chapters 01 through 97 of the HS Code, the value of non-originating materials that have been used in the production of the good and did not undergo the applicable change in tariff classification does not exceed 10% of the FOB value of that good. The value of those non-originating materials shall be determined pursuant to Clause 3 Article 8 of this Circular.

b) For a good classified in Chapters 50 through 63 of the HS Code, the weight of all non-originating materials used in its production that did not undergo the required change in tariff classification does not exceed 10% of the total weight of the good.

2. The value of non-originating materials referred to in Clause 1 of this Article shall, however, be included in the value of non-originating materials for any applicable regional value content requirement.

Article 12. Treatment of packing and packaging materials and containers

1. Packing materials and containers for transportation and shipment of a good shall not be taken into account in determining the originating status of any good.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The good is wholly obtained or produced in a Party in accordance with Clause 1 Article 5 of this Circular.

b) The good is produced in a Party exclusively from originating materials from one or more of the Parties, in accordance with Clause 2 Article 5 of this Circular.

c) The good is subject to a change in tariff classification or a specific manufacturing or processing operation requirement provided in Annex I enclosed herewith.

3. If a good is subject to a regional value content requirement, the value of the packaging materials and containers in which the good is packaged for retail sale shall be taken into account as originating materials or non-originating materials of the good, as the case may be, in calculating the regional value content of the good.

Article 13. Accessories, spare parts and tools

1. Accessories, spare parts, tools, and instructional or other information materials presented with the good shall be considered as part of the good and shall be disregarded in determining whether all the non-originating materials used in the production of the good have undergone the applicable change in tariff classification or a specific manufacturing or processing operation set out in Annex I enclosed herewith, provided that:

a) The accessories, spare parts, tools, and instructional or other information materials presented with the good are not invoiced separately from the good.

b) The quantities and value of the accessories, spare parts, tools, and instructional or other information materials presented with the good are customary for the good.

2. Notwithstanding Clause 1 of this Article, if a good is subject to a regional value content requirement, the value of the accessories, spare parts, tools, and instructional or other information materials presented with the good shall be taken into account as originating materials or non-originating materials, as the case may be, in calculating the regional value content of the good, provided that:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The quantities and value of the accessories, spare parts, tools, and instructional or other information materials presented with the good are customary for the good.

Article 14. Indirect materials

1. An indirect material shall be treated as an originating material without regard to where it is produced and its value shall be the cost registered in accordance with the Generally Accepted Accounting Principles in the records of the producer of the good.

2. Indirect material means a good used in the production, testing, or inspection of another good but not physically incorporated into that other good, or a good used in the maintenance of buildings or the operation of equipment associated with the production of a good, including:

a) Fuel and energy.

b) Tools, dies, and moulds.

c) Spare parts and goods used in the maintenance of equipment and buildings.

d) Lubricants, greases, compounding materials, and other materials used in production or used to operate equipment and buildings.

d) Gloves, glasses, footwear, clothing, and safety equipment and supplies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Catalysts and solvents.

h) Any other goods that are not incorporated into the good but whose use in the production of the good can reasonably be demonstrated to be a part of that production.

Article 15. Fungible goods or materials

The determination of whether fungible goods or materials are originating shall be made either by physical segregation of each of the fungible goods or materials or, where commingled, by the use of an inventory management method which is recognised in the Generally Accepted Accounting Principles of the exporting Party, and should be used throughout the fiscal year.

Article 16. Materials used in production

If a non-originating material undergoes further production such that it satisfies the requirements of this Circular, the material shall be treated as originating when determining the originating status of the subsequently produced good, regardless of whether that material was produced by the producer of the good.

Article 17. Unit of qualification

1. The unit of qualification for the application of this Circular shall be the particular good which is considered as the basic unit when determining classification under the Harmonized System.

2. When a consignment consists of a number of identical goods classified under a single tariff line, each good shall be individually taken into account in determining whether it qualifies as an originating good.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. An originating good shall retain its originating status as determined under Article 5 of this Circular if one of the following conditions has been met:

a) The good has been transported directly from an exporting Party to an importing Party.

b) The good has been transported through one or more Parties other than the exporting Party and the importing Party (hereinafter referred to as “intermediate Parties”), or non-Parties, provided that the good:

b1) has not undergone any further processing in the intermediate Parties or the non-Parties, except for logistics activities such as unloading, reloading, storing, or any other operations necessary to preserve it in good condition or to transport it to the importing Party; and

b2) remains under the control of the customs authorities in the intermediate Parties or the non-Parties.

2. Compliance with Point b Clause 1 of this Article shall be evidenced by presenting the customs authorities of the importing Party either with customs documents of the intermediate Parties or the non-Parties, or with any other appropriate documentation on request of the customs authorities of the importing Party.

3. Appropriate documentation referred to in Clause 2 of this Article may include commercial shipping or freight documents such as airway bills, bills of lading (B/L), multimodal or combined transport documents, a copy of the original commercial invoice in respect of the good, financial records, a non-manipulation certificate, or other relevant supporting documents, as may be requested by the customs authorities of the importing Party.

Chapter III

CERTIFICATION AND VERIFICATION OF ORIGIN

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. An originating good exported from Vietnam to a Party shall be considered for grant of preferential tariff treatment in the framework of RCEP Agreement if it is supported by a C/O issued in accordance with this Circular.

2. Vietnam shall grant preferential tariff treatment in the framework of RCEP Agreement to an originating good imported from a Party on the basis of a proof of origin which may be:

a) a C/O issued by a C/O issuing body in accordance with Articles 21 and 22 of this Circular.

b) a declaration of origin by an approved exporter in accordance with Articles 20 and 22 of this Circular.

3. The declaration of origin specified in Point b Clause 2 of this Article shall:

a) be in writing, or any other medium, including electronic format;

b) contain information which meets the minimum information requirements as set out in Annex II enclosed herewith;

c) remain valid for 01 year from the date on which it is issued; and

d) be in the English language, and bear the name and signature of the certifying person, and the date on which it is issued.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The company authority of an exporting Party shall provide the authorisation to make declarations of origin for approved exporters in accordance with its laws and regulations. An approved exporter must meet the following conditions:

a) The exporter is duly registered in accordance with the laws and regulations of the exporting Party.

b) The exporter knows and understands the rules of origin.

c) The exporter has a satisfactory level of experience in export in accordance with the laws and regulations of the exporting Party.

d) The exporter has a record of good compliance, measured by risk management.

d) The exporter, in the case of a trader, is able to obtain a declaration by the producer confirming the originating status of the good and the readiness of the producer to cooperate in verification in accordance with laws and regulations.

e) The exporter has a well-maintained bookkeeping and record-keeping system, in accordance with the laws and regulations of the exporting Party.

2. The competent authority of an the exporting Party shall grant the approved exporter authorisation in writing or electronically, provide the approved exporter an authorisation code, and provide the information of the approved exporter in accordance with Clause 4 of this Article.

3. An approved exporter shall complete declarations of origin only for goods for which it has been allowed to do so and for which it has all appropriate documents proving the originating status of such goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The legal name and address of the exporter.

b) The approved exporter authorisation code.

c) The issuance date and, if applicable, the expiry date of its approved exporter authorisation.

d) A list of goods subject to the authorisation, at least at the HS Chapter level.

5. Any change in the items referred to in points a through d Clause 4 of this Article, or withdrawals or suspensions of authorisations, shall be promptly notified to the Parties. If the competent authority of the exporting Party has established its own secured website that is accessible to the Parties, it shall be not required to provide the information as mentioned above.

6. The competent authority of the exporting Party shall monitor the use of the authorisation, including verification of the declarations of origin by an approved exporter, and withdraw the authorisation where the conditions referred to in Clause 1 of this Article are not met.

7. An approved exporter shall be prepared to comply with procedures for verification of the originating status of the goods concerned of the customs authorities of the importing Party, submit all appropriate documents proving the originating status of the goods concerned, including statements from the suppliers or producers in accordance with the laws and regulations of the importing Party as well as the fulfillment of the other requirements of this Circular.

8. The provisions of this Article apply to the approved exporters that complete declarations of origin for goods imported to Vietnam from the Parties.

Article 21. C/O

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The exporter, producer, or their authorised representative shall apply in writing or by electronic means for a C/O, to the C/O issuing body of the exporting Party in accordance with the exporting Party’s laws, regulations, and procedures.

3. A C/O shall:

a) bear a unique C/O number.

b) be in the English language.

c) bear an authorized signature and official seal of the C/O issuing body of the exporting Party. The signature and seal shall be applied manually or electronically.

d) indicate two or more invoices issued for single shipment.

dd) contain multiple goods, provided that each good qualifies as an originating good separately in its own right.

e) specify that the good is originating and meets the requirements of this Circular.

g) contain information which meets the minimum information requirements as set out in Annex II enclosed herewith.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. In circumstances where a C/O contains incorrect information, the C/O issuing body of the exporting Party may:

a) issue a new C/O and invalidate the original C/O; or

b) make modifications to the original C/O by striking out errors and making any additions or corrections. Any changes shall be certified by the authorised signature and official seal of the C/O issuing body of the exporting Party.

6. Where a C/O has not been issued at the time of shipment due to involuntary errors, omissions, or other valid causes, or in the circumstances referred to in Point a Clause 5 of this Article, a C/O may be issued retrospectively but no later than 01 year after the date of shipment. In that case, the C/O shall bear the words “ISSUED RETROACTIVELY”.

7. In the event of theft, loss, or destruction of an original C/O, the exporter, producer, or their authorised representative may apply in writing to the C/O issuing body of the exporting Party for a certified true copy of the original C/O. The copy shall:

a) be issued no later than 01 year after the date of issuance of the original C/O.

b) be based on the application for the original C/O.

c) contain the same C/O number and date as the original C/O.

d) be endorsed with the words “CERTIFIED TRUE COPY”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Back-to-back proof of origin

1. A C/O issuing body, or approved exporter of an intermediate Party may issue a back-to-back proof of origin, provided that:

a) A valid original proof of origin or its certified true copy is presented.

b) The period of validity of the back-to-back proof of origin does not exceed the period of validity of the original proof of origin.

c) The back-to-back proof of origin contains relevant information from the original proof of origin in accordance with Annex II enclosed herewith.

d) The consignment which is to be re-exported using the back-to-back proof of origin does not undergo any further processing in the intermediate Party, except for repacking or logistics activities such as unloading, reloading, storing, splitting up of the consignment, or labelling only as required by the laws, regulations, procedures, administrative decisions, and policies of the importing Party, or any other operations necessary to preserve a good in good condition or to transport a good to the importing Party.

dd) For partial export shipments, the partial export quantity shall be shown instead of the full quantity of the original proof of origin, and the total quantity re-exported under the partial shipment shall not exceed the total quantity of the original proof of origin.

e) Information on the back-to-back proof of origin includes the date of issuance and reference number of the original proof of origin.

2. The verification procedures referred to in Article 24 of this Circular shall also apply to the back-to-back proof of origin.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The customs authorities of an importing Party shall not deny a claim for preferential tariff treatment for the sole reason that an invoice was not issued by the exporter or producer of a good provided that the good meets the requirements in this Circular.

Article 24. Verification 

1. For the purposes of determining whether a imported good qualifies as an originating good, the competent authority of the importing Party may conduct a verification process by means of:

a) A written request for additional information from the importer.

b) A written request for additional information from the exporter or producer.

c) A written request for additional information to the C/O issuing body or competent authority of the exporting Party.

d) A verification visit to the premises of the exporter or producer in the exporting Party to observe the facilities and the production processes of the good and to review the records referring to origin, including accounting files. A verification visit shall only be undertaken after a verification process in accordance with Point c of this Clause has been conducted.

d) Any other procedures to which the concerned Parties may agree.

2. The importing Party shall conduct the verification procedures as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For the purposes of verification of origin as prescribed in Point c Clause 1 of this Article, the importing Party shall send a written request with a copy of the proof of origin and the reasons for the request to the C/O issuing body or competent authority of the exporting Party.

c) For the purposes of verification of origin as prescribed in Point d Clause 1 of this Article, the importing Party shall request the written consent of the exporter or producer whose premises are going to be visited, and the competent authority of the exporting Party and state the proposed date and location for the visit and its specific purpose.

3. On request of the importing Party, a verification visit to the premises of the exporter or producer may be conducted with the consent and assistance of the exporting Party, according to the procedures agreed between the importing Party and exporting Party.

4. For a verification under Points a through d Clause 1 of this Article, the importing Party shall:

a) allow the importer, exporter, producer, or the C/O issuing body or competent authority of the exporting Party between 30 and 90 days from the date of receipt of the written request for information under Points a through c Clause 1 of this Article to respond.

b) allow the exporter, producer, or the competent authority to consent or refuse the request within 30 days of the date of its receipt of the written request for a verification visit under Point d Clause 1 of this Article.

c) endeavour to make a determination following a verification within 90 and 180 days of the date of its receipt of the information necessary to make the determination.

5. For the purposes of Clause 1 of this Article, the importing Party shall provide a written notification of the result of verification with the reasons for that result to the importer, exporter, or producer of the good, or the C/O issuing body or competent authority of the exporting Party that received the verification request.

6. The customs authority of the importing Party may suspend the application of preferential tariff treatment while waiting for the result of verification. The importing Party shall permit the release of the good, but may require that such release comply with its laws and regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For the purposes of claiming preferential tariff treatment, the importer shall submit a valid proof of origin to the customs authority of the importing Party.

2. The proof of origin may not be required if the customs value of the originating good imported from the exporting Party does not exceed US$ 200 (two hundred) or the equivalent amount in the importing Party’s currency or any higher amount as the importing Party may establish, provided that the importation does not form part of a series of importations carried out or planned for the purpose of evading compliance with the requirement that a proof of origin must be submitted to customs authorities.

3. If the good has been transported through one or more Parties other than the exporting Party and the importing Party as prescribed in Point b Clause 1 Article 18 of this Circular, the customs authority may require the importer to submit supporting evidence as prescribed in Clause 3 Article 18 of this Circular.

4. Where a proof of origin is submitted to the customs authority after the expiration of the period of time for its submission, such proof of origin may still be accepted when failure to observe the period of time results from force majeure or other valid causes beyond the control of the importer or exporter.

Article 26. Submission of additional documents for claiming preferential tariff

For the purposes of claiming preferential tariff on the good not having been granted preferential tariff treatment when following customs procedures for importation, the importer shall:

1. Make clear statement about the origin of goods and the statement that the proof of origin will be submitted later on the customs declaration at the time of following customs procedures.

2. Make additional statement and submit the proof of origin within the prescribed period of time.

Article 27. Denial of preferential tariff treatment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The good does not meet the requirements of this Circular.

b) The importer, exporter, or producer of the good fails or has failed to comply with any of the relevant requirements of this Circular for obtaining preferential tariff treatment.

2. If the customs authority of the importing Party denies a claim for preferential tariff treatment, it shall provide the decision in writing to the importer that includes the reasons for the decision.

3. The customs authority of the importing Party may deny preferential tariff treatment in one of the following cases:

a) The customs authority has not received sufficient information to determine that the good is originating.

b) The exporter, producer, or the competent authority of the exporting Party fails to respond to a written request for verification in accordance with Article 24 of this Circular.

c) The request for a verification visit in accordance with Article 24 is refused.

Article 28. Transitional provisions for goods in transit

On the date of entry into force of the RCEP Agreement, preferential tariff treatment shall be granted to a good that meets the requirements of this Circular, and was being transported to or had not been imported into the importing Party. The importer shall make and submit the proof of origin within 180 days of the date of entry into force of the RCEP Agreement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where the origin of the goods is not in doubt, the discovery of minor discrepancies, such as typographical errors, between the statements made in the proof of origin and those made in the documents submitted to the customs authority of the importing Party for the purpose of carrying out the formalities for importing the goods shall not ipso facto invalidate the proof of origin if it is duly established that the document does in fact correspond to the goods submitted.

Article 30. Record-keeping requirement

1. Exporters, producers, C/O issuing bodies, or competent authorities retain, for at least a period of 03 years from the date of issuance of the proof of origin, or a longer period in accordance with relevant laws and regulations of each Party, all records necessary to prove that the good for which the proof of origin was issued was originating.

2. Importers retain, for at least a period of 03 years from the date of importation of the good, or a longer period in accordance with relevant laws and regulations of each Party, all records necessary to prove that the good was originating.

3. The records referred to in Clause 1 and Clause 2 of this Article may be maintained in any medium that allows for prompt retrieval, including in digital, electronic, optical, magnetic, or written form, in accordance with the Party’s laws and regulations.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 31. Implementation organization

1. Administrative or interpretative matters relating to the implementation of the Rules of Origin, which have been unanimously agreed upon by the Parties alternately or by means of reports of meetings of the Joint Committee and Sub-Committee on Rules of Origin within the meaning of the RCEP Agreement shall be considered as the basis for implementation by C/O issuing bodies and customs authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 32. Implementation clauses

1. This Circular comes into force from April 04, 2022.

2. C/O issuing bodies shall consider issuing C/O Form RCEP covering exported goods of Vietnam before the date of entry into force of this Circular for claiming preferential tariff treatment in accordance with provisions of the RCEP Agreement and internal laws and regulations of importing Parties.

3. Customs authorities of importing Parties start accepting proofs of origin issued on or after January 01, 2022. Procedures for verification of proofs of origin for granting preferential tariff treatment shall comply with provisions of RCEP Agreement, Chapter III of this Circular and other relevant legislative documents./.

 

 

MINISTER




Nguyen Dong Dien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2022/TT-BCT ngày 18/02/2022 quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


29.368

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.107.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!