THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG TIỂU DỰ ÁN 1
VÀ TIỂU DỰ ÁN 2 THUỘC DỰ ÁN 10 CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 -
2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng
7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng
4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30
tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm
2021 đến năm 2025;
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14
tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025;
Thực hiện Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05 tháng
8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi
mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại
góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài
chính,
Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông ban hành
Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung về thông tin và truyền thông trong
Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn tổ chức thực hiện một số nội
dung về thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2 thuộc Dự
án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm
2021 đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 (viết tắt là Chương trình), cụ thể:
a) Nhiệm vụ thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi thuộc Tiểu dự án 10.1 của Chương trình;
b) Nhiệm vụ hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng
bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự thuộc Tiểu dự án
10.2 của Chương trình (viết tắt là điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng
công nghệ thông tin).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
tham gia thực hiện nhiệm vụ của Chương trình tại khoản 1 Điều này (sau đây viết
tắt là cơ quan Trung ương);
b) Các địa phương thực hiện các nhiệm vụ của Chương
trình tại khoản 1 Điều này;
c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên
quan trong triển khai thực hiện; thụ hưởng kết quả của nhiệm vụ thuộc Chương
trình tại khoản 1 Điều này.
Điều 2. Mục tiêu thực hiện
1. Mục tiêu hoạt động thông tin đối ngoại vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi được quy định tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông
tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát
triển (sau đây viết tắt là Quyết định số 1191/QĐ-TTg) và quy định tại Nội dung
số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc
thiểu số thuộc Tiểu dự án 10.1 của Chương trình.
2. Mục tiêu thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin được quy định tại Tiểu dự án 10.2: Ứng dụng
công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật
tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Dự án 10 của Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
Nguyên tắc thực hiện các nhiệm vụ tại khoản
1 Điều 1 Thông tư này được quy định tại Điều 4 Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản
lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Chương II
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÙNG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Điều 4. Nhiệm vụ thông tin đối
ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
1. Các nhiệm vụ tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg thực
hiện tại Chương trình này bao gồm:
a) Sản xuất nội dung phục vụ công tác thông tin
tuyên truyền và thông tin đối ngoại;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thông
tin đối ngoại khu vực biên giới;
c) Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên
truyền, thông tin đối ngoại cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại khu vực
biên giới;
d) Lồng ghép thông tin đối ngoại với các hoạt động
giao lưu xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh,
nét văn hóa đặc sắc của các tỉnh biên giới góp phần quảng bá hình ảnh đất nước.
2. Các nhiệm vụ còn lại của Quyết định số
1191/QĐ-TTg không quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện ờ chương trình
khác, từ nguồn kinh phí khác.
Điều 5. Sản xuất nội dung phục
vụ công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại
1. Yêu cầu đối với sản phẩm thông tin đối ngoại
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:
a) Sản phẩm thông tin đối ngoại phải có nội dung phù
hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; gắn với thực
hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại khu vực biên giới, có nội dung thiết yếu,
chuyên sâu, có ý nghĩa thực tiễn, lâu dài, có giá trị lan tỏa; phù hợp với tình
hình thực tế và khả năng tiếp cận thông tin của nhân dân vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi khu vực biên giới;
b) Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác sản xuất các sản phẩm thông tin đối ngoại phù hợp với nhu cầu nhiều địa
bàn, có thể sử dụng chung cho công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối
ngoại khu vực biên giới;
c) Không trùng lặp với việc thực hiện nhiệm vụ của
các chương trình, đề án khác sử dụng nguồn vốn nhà nước.
2. Nội dung sản phẩm thông tin đối ngoại vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi
a) Tuyên truyền chủ trương, đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển; góp phần tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước; bảo đảm các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp
nhau cùng phát triển, đặc biệt là khu vực biên giới, đóng góp vào công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước;
b) Tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh, các chính
sách thu hút đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên
giới; các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu
số và miền núi khu vực biên giới gắn với phát triển du lịch;
c) Tuyên truyền về thành tựu của Việt Nam trong việc
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền
núi khu vực biên giới; tình hình tội phạm khu vực biên giới; tội phạm công nghệ
cao để nâng cao cảnh giác, phòng ngừa cho đồng bào dân tộc thiểu số; đấu tranh
với các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, lợi dụng không gian mạng nhằm
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu vực biên giới; những nỗ
lực, quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền của đồng
bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
3. Hình thức sản phẩm: Bản tin (thể hiện dưới dạng
âm thanh, chữ viết, hình ảnh), tài liệu (thông tin chuyên đề, sổ tay nghiệp vụ),
tờ rơi, tờ gấp, áp phích, thư viện điện tử, video clip.
4. Về ngôn ngữ thể hiện:
Các sản phẩm thông tin đối ngoại được sản xuất bằng
tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng Lào, tiếng Campuchia, tiếng Trung Quốc,
tiếng nước ngoài khác phù hợp với nhu cầu của công tác thông tin đối ngoại từng
địa bàn.
5. Thực hiện in (đối với bản tin in), nhân bản,
phát hành, phát sóng, đăng các sản phẩm thông tin đối ngoại phục vụ đối tượng,
địa bàn thụ hưởng.
6. Tổ chức thực hiện:
a) Cơ quan trung ương:
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức sản xuất sản phẩm thông
tin đối ngoại; số hóa các tài liệu, tư liệu và đưa vào cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác thông tin đối ngoại khu vực biên giới.
- Các cơ quan trung ương được giao kinh phí thực hiện
nhiệm vụ của Quyết định 1191/QĐ-TTg thuộc Tiểu dự án 10.1 theo quy định tại Phụ lục X Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu
chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân
sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn
I: Từ năm 2021 đến năm 2025, có trách nhiệm:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo quy định,
gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo các cơ quan liên quan theo
quy định.
+ Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định hiện hành; báo cáo kết quả thực hiện
về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
+ Gửi sản phẩm thông tin đối ngoại đã hoàn thành
(dưới dạng số hóa) thực hiện bằng nguồn kinh phí của Chương trình về Bộ Thông
tin và Truyền thông (Cục Thông tin đối ngoại) để đưa vào cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực
biên giới.
b) Các địa phương:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, chỉ đạo Sở Thông
tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với cơ quan công tác dân tộc tại địa
phương tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa phương; gửi kế hoạch và kết
quả thực hiện nhiệm vụ về Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo theo
quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Thông tin và
Truyền thông tiếp nhận và gửi sản phẩm thông tin đối ngoại dưới dạng số hóa do
địa phương thực hiện bằng nguồn kinh phí của Chương trình về Bộ Thông tin và
Truyền thông (Cục Thông tin đối ngoại) để đưa vào cơ sở dữ liệu phục vụ công
tác thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực biên
giới.
Điều 6. Xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác thông tin đối ngoại khu vực biên giới
1. Nội dung thực hiện:
a) Xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu thông tin đối
ngoại tập trung, thống nhất phục vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin
đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới và công tác quản lý
nhà nước về thông tin đối ngoại;
b) Lưu trữ và cung cấp dữ liệu thông tin đến các Sở
Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới, các đồn biên
phòng trên toàn tuyến biên giới, công an cấp huyện, công an cấp xã để phục vụ
công tác thông tin đối ngoại khu vực biên giới;
c) Duy trì, vận hành, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác thông tin đối ngoại khu vực biên giới;
d) Thuê dịch vụ công nghệ thông tin để triển khai
thực hiện nhiệm vụ;
đ) Theo dõi, giám sát việc khai thác, sử dụng cơ sở
dữ liệu.
2. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan trung ương, các địa phương xây dựng, tiếp nhận, lựa chọn, chuyển
ngữ và số hóa các tài liệu, tư liệu và đưa vào cơ sở dữ liệu; quản lý, vận hành
và đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống cơ sở dữ liệu; cung cấp dữ liệu phục
vụ hoạt động thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu
vực biên giới;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các địa phương xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu phục
vụ công tác thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu
vực biên giới cho các cơ quan theo nội dung nhiệm vụ tại điểm b khoản 1 Điều
này.
Điều 7. Bồi dưỡng nghiệp vụ
công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại cho cán bộ làm công tác
thông tin đối ngoại khu vực biên giới
1. Đối tượng bồi dưỡng:
a) Cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác
thông tin đối ngoại cấp tỉnh, cấp huyện, xã có biên giới;
b) Lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan
thông tấn, báo chí;
c) Cán bộ phụ trách cổng, trang thông tin điện tử,
thông tin đối ngoại của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có biên giới;
d) Cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện,
đài truyền thanh cấp xã ở địa bàn có biên giới;
đ) Cán bộ lực lượng quân đội, công an tại địa
phương được phân công kiêm nhiệm, phụ trách thực hiện công tác thông tin đối
ngoại khu vực biên giới.
2. Nội dung thực hiện
a) Xây dựng chương trình; biên soạn, số hóa, in,
phát hành tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối
ngoại khu vực biên giới;
b) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối
tượng, bao gồm hình thức trực tuyến, trực tiếp hoặc kết hợp trực tuyến và trực
tiếp. Thời gian tập huấn do các cơ quan chủ trì quyết định phù hợp với đối tượng,
nội dung tập huấn; đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.
3. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với
Ủy ban Dân tộc, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ xây dựng chương
trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn để sử dụng chung cho các địa phương và tổ
chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng thuộc các cơ quan báo chí
Trung ương quản lý, cán bộ công an cấp tỉnh, lực lượng bộ đội biên phòng và lực
lượng quân đội khác được giao nhiệm vụ liên quan đến công tác thông tin đối ngoại
vùng dân tộc thiểu số và miền núi khu vực biên giới;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công, chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ xây dựng chương trình, tài liệu theo yêu cầu đặc thù của địa
phương (nếu có); phân công, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng,
tập huấn cho các đối tượng ngoài đối tượng do Trung ương tổ chức bồi dưỡng, tập
huấn đã quy định tại điểm a khoản này.
Điều 8. Lồng ghép thông tin đối
ngoại với các hoạt động giao lưu, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, giới
thiệu về tiềm năng, thế mạnh, nét văn hóa đặc sắc của các tỉnh biên giới góp phần
quảng bá hình ảnh đất nước
1. Nội dung hoạt động
a) Tổ chức các chương trình, sự kiện lồng ghép
thông tin đối ngoại với các hoạt động giao lưu, xúc tiến đầu tư, thương mại, du
lịch, văn hóa của các tỉnh biên giới với các tỉnh bạn có chung đường biên giới
nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống với các quốc gia láng giềng;
giới thiệu, quảng bá những thành tựu của đất nước đến nhân dân các nước láng giềng,
tăng cường hợp tác kinh tế giữa các tỉnh biên giới;
b) Tổ chức các hình thức tuyên truyền, thông tin đối
ngoại nhân các dịp kỷ niệm, các sự kiện quan trọng giữa Việt Nam với các quốc
gia có chung đường biên giới;
c) Tổ chức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới với
các nước láng giềng; giao lưu với lực lượng bảo vệ biên giới các nước có chung
đường biên giới.
2. Tổ chức thực hiện
a) Các cơ quan trung ương, các địa phương căn cứ điều
kiện thực tế xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ này phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ quản lý và các quy định của pháp luật;
b) Các cơ quan trung ương khi thực hiện nội dung
này càn có sự phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương liên quan để
đảm bảo hiệu quả, tránh trùng lặp.
Chương III
THIẾT LẬP CÁC ĐIỂM HỖ TRỢ
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Điều 9. Điểm hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin
1. Địa bàn thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin là các xã thuộc tiêu chí phân bổ vốn thực
hiện Tiểu dự án 10.2 theo quy định tại Phụ
lục X Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung
ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, bao gồm:
a) Xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III);
b) Xã không thuộc khu vực III có thôn đặc biệt khó
khăn.
2. Số lượng điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng
dụng công nghệ thông tin tại các xã nêu tại khoản 1 Điều này: Mỗi xã 01 điểm.
3. Yêu cầu cơ bản về điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin:
a) Có sẵn nhà kiên cố và hạ tầng công trình xây dựng;
b) Thuận tiện người dân đến tiếp cận, sử dụng dịch
vụ;
c) Đảm bảo an toàn, an ninh về con người, tài sản,
thiết bị;
d) Có nguồn điện ổn định.
Điều 10. Danh mục, số lượng
thiết bị đầu tư, mua sắm; tập huấn, hướng dẫn sử dụng; duy trì, vận hành, khai
thác điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin
1. Danh mục thiết bị cơ bản tại mỗi điểm hỗ trợ đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi ứng dụng công nghệ thông tin:
a) Danh mục, số lượng thiết bị:
- Internet Ti vi: 01 cái, được kết nối internet;
- Amplifier (Amply): 01 cái;
- Loa (phục vụ hội trường);
- Microphone (Micro);
- Bàn phím máy tính (có thể kết nối với Internet
Tivi);
- Vật tư, thiết bị phụ trợ phục vụ công tác lắp đặt.
b) Các thiết bị nêu tại điểm a khoản 1 Điều này phải
đảm bảo cấu hình kỹ thuật được quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tập huấn, hướng dẫn sử dụng:
a) Đối tượng được tập huấn,
hướng dẫn là cán bộ được Ủy ban nhân dân cấp xã giao quản lý sử dụng thiết bị,
duy trì, vận hành điểm ứng dụng công nghệ thông tin; mỗi điểm ít nhất 02 người;
b) Nội dung tập huấn: Kiến thức, kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng để đảm bảo
vận hành, duy trì hoạt động của điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng
công nghệ thông tin. Chương trình, tài liệu tập huấn do các cơ quan xây dựng
theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 14
Thông tư này;
c) Trách nhiệm tổ chức tập huấn cho các đối tượng tại
điểm a khoản này do các địa phương thực hiện theo hướng dẫn tại điểm
b khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
3. Duy trì vận hành, khai thác:
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý tài sản
và tổ chức quản lý, duy trì, vận hành, khai thác điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn
của địa phương.
Điều 11. Cung cấp dịch vụ truy
nhập internet băng rộng tại điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công
nghệ thông tin
Điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công
nghệ thông tin được hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập internet băng rộng theo
Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 (đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2021 của
Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Mục 5 Chương IV Thông tư số
14/2022/TT-BTTTT ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông
quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện
Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025).
Điều 12. Hoạt động của điểm hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin
1. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công
nghệ thông tin; tiếp cận thông tin về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước qua mạng internet; sử dụng dịch vụ công trực tuyến; học tập, nâng cao
trình độ, kiến thức, kỹ năng sản xuất, phát triển kinh tế, thương mại, khoa học
kỹ thuật, văn hóa - xã hội, kiến thức về đảm bảo an ninh, trật tự cho đồng bào
dân tộc thiểu số.
2. Phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng
lực tiếp cận thông tin cho người dân, bao gồm các nội dung chính: Kỹ năng khai
thác, sử dụng các ứng dụng di động, nền tảng số, dịch vụ trực tuyến trên mạng
internet; kỹ năng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; kiến thức cơ bản về an
toàn thông tin mạng và kỹ năng tự bảo vệ, chống các nguy cơ mất an toàn thông
tin mạng cho cá nhân; nhận diện một số hình thức lừa đảo trên mạng; kiến thức,
kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và các nội dung khác theo xu hướng phát triển
công nghệ số; nhận diện các phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao để
nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cho nhân dân; kiến thức, kỹ năng phòng ngừa,
cảnh giác với các thông tin giả, sai sự thật, quan điểm sai trái, thù địch nhằm
vào vùng dân tộc thiểu số.
3. Các hoạt động khác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số phù hợp với mục tiêu của Tiểu dự án 10.2 thuộc Chương trình.
Điều 13. Hỗ trợ cung cấp sản
phẩm thông tin, nền tảng số cho các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng
công nghệ thông tin
Các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng
công nghệ thông tin được hỗ trợ, cung cấp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ sau:
1. Các nền tảng số do các cơ quan trung ương, các địa
phương phát triển, kết nối phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và
đảm bảo an ninh, trật tự tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu
số và miền núi.
2. Các sản phẩm thông tin do địa phương tổ chức sản
xuất, cung cấp để khai thác tại điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng
công nghệ thông tin.
Điều 14. Trách nhiệm trong quản
lý thiết lập và duy trì hoạt động của điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng
dụng công nghệ thông tin
1. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Tổ chức xây dựng chương
trình, tài liệu sử dụng chung cho công tác tập huấn kiến thức, kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các đối
tượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
b) Thông báo doanh nghiệp được đặt hàng cung cấp dịch
vụ truy nhập internet băng rộng theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông
công ích đến năm 2025 để các địa phương phối hợp tiếp nhận, quản lý sử dụng dịch
vụ khi thiết lập điểm ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan trung ương
liên quan lựa chọn nền tảng số sẵn có và đang phát triển, thông báo cho Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai phục vụ đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Các cơ quan trung ương, các cơ quan liên quan:
Thông báo kịp thời cho Bộ Thông tin và Truyền thông các nền tảng số sẵn có và
đang phát triển phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an
ninh, trật tự tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền
núi để triển khai theo điểm c khoản 1 Điều này.
3. Các địa phương
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm
quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp quyết định:
- Địa bàn, địa điểm cụ thể thiết lập điểm hỗ trợ đồng
bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo thuận lợi cho người
dân sử dụng theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.
Trong phạm vi nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ được
phân bổ, các địa phương xem xét, ưu tiên thực hiện đối với các xã đặc biệt khó
khăn. Đối với các xã nêu tại điểm b khoản 1 Điều 9, cần lựa
chọn địa điểm để nhân dân các thôn đặc biệt khó khăn thuận lợi sử dụng.
- Danh mục và số lượng, cấu hình kỹ thuật các loại
thiết bị được đầu tư tại mỗi điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng
công nghệ thông tin theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Thông tư
này; không đầu tư trùng lặp với thiết bị đã được đầu tư từ các nguồn kinh
phí khác và đang hoạt động ổn định.
Trường hợp địa phương có nhu cầu về danh mục thiết
bị, cấu hình kỹ thuật ngoài danh mục, cấu hình hướng dẫn tại khoản
1 Điều 10 Thông tư này, cấp có thẩm quyền tại địa phương xem xét, quyết định
trên cơ sở đảm bảo đúng mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước
và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ
chức, chỉ đạo:
- Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn quản lý hoạt
động của điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin phù
hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.
- Xây dựng các tài liệu tập huấn, hướng dẫn sử dụng
các thiết bị, kỹ năng khai thác thông tin tại điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số ứng dụng công nghệ thông tin theo yêu cầu đặc thù của địa phương (ngoài nội
dung chương trình, tài liệu do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng).
- Tổ chức tập huấn cho các đối tượng quản lý, vận
hành, khai thác điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông
tin cho các đối tượng theo quy định.
- Tổ chức lựa chọn nền tảng số có sẵn và đang phát
triển thuộc phạm vi quản lý của địa phương phù hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội và đảm bảo an ninh, trật tự tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn để
triển khai phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.
- Tổ chức sản xuất, cung cấp các sản phẩm thông tin
điện tử để khai thác, sử dụng chung cho các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả,
phù hợp với nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng bố trí nguồn kinh
phí; tránh trùng lặp với các sản phẩm sử dụng từ nguồn kinh phí khác.
4. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, vận hành điểm
hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm quản
lý, sử dụng tài sản đã được đầu tư đúng mục đích của Chương trình, đảm bảo duy
trì hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Chương IV
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH, HUY ĐỘNG
NGUỒN LỰC VÀ BÁO CÁO, GIÁM SÁT THỰC HIỆN
Điều 15. Kế hoạch thực hiện
1. Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này, nguồn lực được
bố trí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo công tác xây dựng, phê duyệt
kế hoạch thực hiện nội dung thông tin và truyền thông của Chương trình theo quy
định của pháp luật.
2. Kế hoạch thực hiện nội dung về thông tin và truyền
thông thuộc Chương trình được lập cho cả giai đoạn, chia ra hằng năm (Mẫu biểu
của Phụ lục 2, Phụ lục 3
kèm theo Thông tư này).
3. Thời hạn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo kế
hoạch thực hiện nội dung về thông tin và truyền thông về Bộ Thông tin và Truyền
thông (đồng gửi Ủy ban Dân tộc) để phối hợp theo dõi, giám sát thực hiện như
sau:
a) Báo cáo kế hoạch cả giai đoạn trước ngày 15
tháng 7 năm 2023;
b) Báo cáo kế hoạch thực hiện hàng năm gửi trước
ngày 15 tháng 7 hằng năm.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp kế hoạch
thực hiện nội dung thiết lập ứng dụng công nghệ thông tin gửi các cơ quan liên
quan theo quy định.
Điều 16. Huy động, lồng ghép
nguồn lực thực hiện
1. Căn cứ điều kiện cụ thể, các địa phương lựa chọn
nguồn nhân lực đủ điều kiện để quản lý thực hiện nhiệm vụ về thông tin và truyền
thông của Chương trình.
2. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam hỗ trợ
chi phí sử dụng dịch vụ truy nhập internet băng rộng tại điểm hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin theo Chương trình cung cấp dịch vụ
viễn thông công ích đến năm 2025.
3. Các nguồn lực lồng ghép từ thực hiện các chương
trình, đề án, dự án khác do các địa phương triển khai thực hiện.
Điều 17. Báo cáo kết quả thực
hiện
Các địa phương có trách nhiệm báo cáo thực hiện nội
dung về thông tin và truyền thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại
Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc quy định
quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; đồng thời gửi báo cáo Bộ
Thông tin và Truyền thông kết quả thực hiện theo các biểu mẫu của Phụ lục 4, Phụ lục 5 ban
hành kèm theo Thông tư này.
Điều 18. Kiểm tra, giám sát,
đánh giá thực hiện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông lập kế hoạch và tổ
chức giám sát thực hiện nội dung về thông tin và truyền thông theo quy định tại
Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ
chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và hướng dẫn
thực hiện tại Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo giám
sát, đánh giá thực hiện nội dung về thông tin và truyền thông thuộc Chương
trình theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của
Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với
các cơ quan tham mưu của Ủy ban Dân tộc triển khai, giám sát thực hiện nội dung
về thông tin và truyền thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì, phối hợp với cơ quan công tác dân tộc tham mưu công tác quản
lý thực hiện nội dung về thông tin và truyền thông thuộc Chương trình.
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề
nghị các cơ quan Trung ương, các địa phương phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền
thông để phối hợp nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TTTT;
- Sở TTTT, Sở KHĐT, Sở Tài chính, Ban Dân tộc
các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng TTĐT CP, Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ TTTT; Cổng TTĐT Bộ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT, KHTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Đức Long
|
PHỤ LỤC 1
CẤU HÌNH KỸ THUẬT CƠ BẢN CÁC LOẠI THIẾT BỊ CỦA ĐIỂM HỖ TRỢ
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT ngày 30/5/2023 của Bộ Thông
tin và Truyền thông)
Thiết bị
|
Chỉ tiêu
|
Yêu cầu kỹ thuật
|
Internet Tivi
|
Màn hình
|
Kích thước: từ 60 inch trở lên*
Hỗ trợ một trong các độ phân giải: HD, FULL HD,
PAL, NTSC
|
Kết nối
|
Hỗ trợ (một) hoặc nhiều cổng kết nối: HDMI, DVI,
USB, Ethernet, Audio, DVB-T2.
|
Wi-Fi
|
Có
|
Bluetooth
|
Có
|
Phụ kiện
|
Thiết bị điều khiển từ xa, dây nguồn
|
Hệ điều hành
|
Android hoặc có chức năng truy cập và cài đặt ứng
dụng trên Google Play
|
Amplifier
|
Loại
|
2 kênh trở lên*
|
Điện áp
|
220V
|
Kết nối
|
Bluetooth, USB, thẻ nhớ, video input, output
|
Tần số hoạt động
|
Trong dải tần 10 Hz - 70 KHz
|
Cấu tạo
|
2 đầu ra loa trở lên
|
Công suất
|
240W trở lên*
|
Loa
|
Tần số hoạt động
|
Trong dải tần 20 Hz - 20 KHz
|
Công suất
|
1200W trở lên*
|
Cấu tạo
|
2 đường tiếng trở lên
|
Độ nhạy
|
90dB trở lên
|
Microphone
|
Loại
|
Tay cầm
|
Số tay
|
02
|
Kết nối
|
Không dây
|
Tần số hoạt động
|
Trong dải tần 20 Hz - 20 KHz
|
Độ nhạy
|
Trong khoảng -40 đến 55 ± 3dB
|
Phạm vi bắt sóng
|
30-50m*
|
* Có thể thay đổi trong quá trình thiết kế hệ thống
để bảo đảm phù hợp với quy mô, mục đích và hiệu quả sử dụng.
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÙNG ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN
2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT ngày 30 tháng 5 năm 2023 của
Bộ Thông tin và Truyền thông)
STT
|
Nội dung thực
hiện
|
Thực hiện theo
mẫu biểu
|
Ghi chú
|
1
|
Kế hoạch sản xuất các sản phẩm thông tin đối ngoại
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
|
Biểu 1
|
|
2
|
Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin
tuyên truyền, thông tin đối ngoại
|
Biểu 2
|
|
3
|
Kế hoạch tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại
quảng bá hình ảnh đất nước
|
Biểu 3
|
|