TỔNG
CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
03/1998/TT-TCHQ
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 8 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA
TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 03/1998/TT-TCHQ NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
CHƯƠNG III NGHỊ ĐỊNH SỐ 57/1998/NĐ-CP NGÀY 31/7/1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI
TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, GIA CÔNG VÀ
ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan
ngày 20/02/1990;
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương
nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
I . NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Hợp đồng gia công hàng hoá ký
giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo nội dung đã được quy định
tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ Việt Nam là căn cứ để
cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá để thực hiện hợp
đồng gia công.
Các phụ kiện của hợp đồng là một
bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng
gia công nếu có thay đổi, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công, thương
nhân Việt Nam tham gia ký kết hợp đồng phải cung cấp kịp thời cho Hải quan Việt
Nam nơi theo dõi hợp đồng gia công các văn bản điều chỉnh đó.
Thương nhân ký hợp đồng gia công
phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện hợp đồng gia công.
2. Tất cả hàng hoá xuất, nhập khẩu
của hợp đồng gia công đều phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát
của Hải quan và nộp lệ phí hải quan theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.
3. Việc tiếp nhận hợp đồng gia công,
làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu của một hợp đồng gia
công, thanh khoản thanh lý hợp đồng gia công được thực hiện ở một đơn vị Hải
quan thuộc tỉnh, thành phố nơi có Xí nghiệp hoặc trụ sở của doanh nghiệp. Trường
hợp tại địa phương không có cơ sở Hải quan, doanh nghiệp được chọn cơ quan Hải
quan thuận tiện nhất để làm thủ tục.
Nếu hàng hoá của hợp đồng gia công
được xuất/nhập khẩu tại cửa khẩu của Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác với Hải
quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhập hợp đồng gia công, thì Hải quan nơi có cửa
khẩu xuất/nhập làm tiếp thủ tục hải quan trên cơ sở bộ hồ sơ hải quan đã được
Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận, theo dõi hợp đồng chuyển đến. Sau
khi làm xong thủ tục cho lô hàng, Hải quan cửa khẩu xuất/nhập chuyển trả lại bộ
hồ sơ cho Hải quan nơi tiếp nhận hợp đồng gia công.
4. Toàn bộ sản phẩm gia công phải
được xuất trả cho bên nước ngoài thuê gia công hoặc khách hàng do bên thuê gia
công chỉ định, trừ số sản phẩm do bên thuê gia công thanh toán tiền gia công.
Sản phẩm gia công sau khi đã xuất
khẩu, nếu bên thuê gia công có văn bản trả lại hàng để tái chế, sửa chữa thì
bên nhận gia công được nhận lại để tái chế và sau đó phải tái xuất khẩu.
5. Doanh nghiệp được phép xuất khẩu,
nhập khẩu hàng mẫu để làm mẫu gia công. Hàng mẫu không có giá trị thương mại
thì không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu mẫu hàng xuất khẩu được sản
xuất từ nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu của hợp đồng gia công, thì được đưa
vào thanh khoản như sản phẩm xuất khẩu.
II. GIẢI THÍCH
MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
1. Đối tượng gia công: Thương nhân
Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều được gia công với thương nhân nước
ngoài. Riêng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài việc gia công thực hiện
theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, các văn bản pháp luật có liên quan và
các quy định tại các Điều 12, 13, 15, 16, 17, 18 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP
ngày 31/7/1998 của Chính phủ.
2. Về hợp đồng gia công quy định
tại Điều 12 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP:
2.1. Hợp đồng gia công có thể ký
trực tiếp hoặc ký qua điện tín (fax, telex...).
2.2. Hợp đồng gia công được lập bằng
hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một thứ tiếng nước ngoài khác do
hai bên thoả thuận. Trường hợp hợp đồng được ký bằng tiếng nước ngoài, thì
doanh nghiệp phía Việt Nam phải có bản dịch chính thức ra tiếng Việt, doanh nghiệp
Việt Nam phải ký và đóng dấu, chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
2.3. Về phương thức thanh toán nêu
ở khoản (d), Điều 12: Hợp đồng gia công phải ghi rõ phương thức thanh toán bằng
tiền hay sản phẩm gia công. Nếu thanh toán tiền công bằng sản phẩm gia công thì
phải ghi rõ loại sản phẩm, trị giá sản phẩm.
3. Về nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi
xuất xứ hàng hoá quy định ở khoản (i) Điều 12 của Nghị định: trong hợp đồng các
bên phải thoả thuận về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng
hoá. Bên thuê giá công phải cam kết chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu
hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và chịu trách nhiệm giải quyết các tranh
chấp liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá
đó.
Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và
tên gọi xuất xứ đó trùng với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ đã được đăng
ký bảo hộ tại Việt Nam, thì phải có giấy chứng nhận của Cục Sở hữu công nghiệp Việt
Nam.
4. Máy móc thiết bị thuê, mượn quy
định tại Chương III của Nghị định bao gồm máy móc thiết bị đồng bộ, máy móc thiết
bị lẻ và dụng cụ sản xuất, dụng cụ thay thế, bổ sung do bên thuê gia công cung
cấp dưới hình thức tạm nhập - tái xuất.
5. Định mức sử dụng nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư (quy định tại Điều 13, 18 của Nghị định) là lượng nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Định mức vật tư tiêu hao là lượng
nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, nhưng
không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện ra bên ngoài thành một bộ
phận của sản phẩm.
Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu,
vật tư là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hao hụt trong quá trình sản xuất.
Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, trình độ công nhân, sự
cố máy móc thiết bị và các nguyên nhân khác.
6. Giám đốc doanh nghiệp quy định
tại Điều 13 được hiểu như sau:
Đối với thương nhân là pháp nhân:
là Giám đốc doanh nghiệp. Đối với thương nhân là cá nhân: là chính cá nhân đó.
Đối với thương nhân là tổ hợp tác: là người đứng đầu tổ hợp tác đó. Đối với
thương nhân là hộ gia đình: là chủ hộ của hộ gia đình đó.
7. Khoản 2, Điều 14 quy định về nhập
khẩu công nghệ và quản lý XNK: theo quy định này, khi nhập khẩu máy móc, thiết
bị, dụng cụ sản xuất doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quản lý chất
lượng, về an toàn lao động và các quy định về quản lý chuyên ngành (nếu là hàng
thuộc danh mục quản lý chuyên ngành).
8. Việc thanh toán tiền gia công
bằng sản phẩm gia công quy định tại khoản 2.d, Điều 15 của Nghị định phải đảm bảo
các điều kiện sau:
- Phải được thoả thuận trong hợp
đồng gia công (hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng).
- Trị giá của sản phẩm dùng để thanh
toán tiền gia công không được vượt quá trị giá tiền thuê gia công.
- Không thuộc diện hàng cấm nhập
khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Nếu là thuộc diện hàng nhập khẩu có điều kiện, thì
phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
- Phải chịu thuế nhập khẩu và các
thuế liên quan đối với sản phẩm gia công thanh toán tiền thuê gia công.
III. THỦ TỤC
HẢI QUAN
A. NHẬN GIA CÔNG
CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng
gia công:
Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi
làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên cho hợp đồng, doanh nghiệp phải làm thủ
tục xuất trình hợp đồng với cơ quan Hải quan.
a. Bộ hồ sơ xuất trình gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện
kèm theo (nếu có) 2 bản.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(nếu đăng ký lần đầu).
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương
mại nếu mặt hàng gia công thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận của Cục Sở hữu
công nghiệp Việt Nam (Trường hợp nhãn iệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã
được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam).
b. Trách nhiệm của Hải quan khi tiếp
nhận hợp đồng gia công:
- Tiếp nhận hợp đồng gia công phù
hợp với quy định tại Điều 12 của Nghị định.
- Đóng dấu "Đã tiếp nhận"
lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo.
Trong thời gian không quá 2 ngày
làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục
tiếp nhận hợp đồng. Sau khi tiếp nhận, Hải quan lưu một bản để theo dõi.
2. Thủ tục nhập khẩu:
2.1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư:
a. Bộ hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải
quan đối với nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu để gia công như quy định tại Quyết
định 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998.
b. Lấy mẫu nguyên phụ liệu:
Trừ những trường hợp do tính chất
mặt hàng không thể lấy mẫu được (như gia công vàng bạc, da sống...), còn các
trường hợp khác khi kiểm hoá nguyên phụ liệu, vật tư gia công nhập khẩu, Hải
quan phải lấy mẫu nguyên liệu chính để làm cơ sở đối chiếu khi làm thủ tục xuất
khẩu sản phẩm. Mẫu hàng phải được cán bộ hải quan và đại diện của doanh nghiệp
cùng lấy. Mẫu được niêm phòng hải quan và giao doanh nghiệp bảo quản để xuất
trình khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.
2.2. Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết
bị tạm nhập:
Máy móc thiết bị tạm nhập phục vụ
gia công, sau khi kết thúc hợp đồng phải tái xuất trả cho bên gia công, trừ các
thiết bị, dụng cụ bị tiêu hao hoặc bị hỏng không còn sử dụng được và những trường
hợp khác được Bộ Thương mại cho phép.
Thủ tục hải quan đối với loại máy
móc thiết bị này như thủ tục hải quan đối với lô hàng tạm nhập - tái xuất, nhưng
được miễn thuế.
Trong quá trình sử dụng, nếu máy
móc, thiết bị bị hư hỏng, doanh nghiệp có nhu cầu đưa ra nước ngoài để sửa chữa,
thì được phép làm thủ tục tạm xuất - tái nhập miễn thuế.
3. Thủ tục xuất khẩu đối với sản
phẩm gia công xuất khẩu:
Bộ hồ sơ để đăng ký làm thủ tục hải
quan đối với sản phẩm gia công xuất khẩu thực hiện như quy định tại Quyết định
50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm, Hải quan
phải đối chiếu nguyên liệu mẫu nhập khẩu với nguyên liệu cấu thành trên sản
phẩm.
4. Thủ tục chuyển nguyên phụ liệu,
vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác:
4.1. Trường hợp cùng đối tác thuê
và nhận gia công, cùng đơn vị Hải quan quản lý: bên nhận gia công chỉ cần có
văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công về việc
chuyển nguyên phụ liệu, vật tư đó kèm theo văn bản thoả thuận giữa hai bên.
4.2. Trường hợp cùng đối tác thuê
và nhận gia công, nhưng hợp đồng do đơn vị Hải quan thuộc tỉnh, thành phố khác
quản lý: làm thủ tục như sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây.
4.3. Cùng đối tác thuê gia công nhưng
khác đối tác nhận gia công: làm thủ tục như hàng gia công chuyển tiếp quy định
dưới đây.
5. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia
công chuyển tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định:
5.1. Trong điều này:
- Thương nhân giao sản phẩm gia công
chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là Bên giao.
- Thương nhân nhận sản phẩm gia
công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là Bên nhận.
- Hải quan quản lý hợp đồng gia công
của Bên giao dưới đây gọi tắt là Hải quan bên giao.
- Hải quan quản lý hợp đồng gia công
của Bên nhận dưới đây gọi tắt là Hải quan bên nhận.
- Phiếu chuyển giao sản phẩm gia
công chuyển tiếp gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp.
5.2. Về nguyên tắc, việc chuyển giao
sản phẩm gia công chuyển tiếp phải chịu sự quản lý của Hải quan, nhưng Hải quan
không trực tiếp làm thủ tục cho việc giao nhận hàng. Các doanh nghiệp liên quan
tự tổ chức việc giao, nhận hàng theo các bước quy định dưới đây. Giám đốc doanh
nghiệp giao, doanh nghiệp nhận chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc giao,
nhận đúng, đủ sản phẩm.
5.3. Các bước thực hiện:
a. Bước 1: Bên giao lập 4 phiếu giao
hàng chuyển tiếp theo mẫu Tổng cục Hải quan ban hành theo Thông tư này (mẫu
10/GC). Sau khi lập Phiếu, Bên giao giao sản phẩm cho Bên nhận.
b. Bước 2: Bên nhận sau khi nhận
đủ sản phẩm, xác nhận, ký tên đóng dấu vào cả 4 Phiếu chuyển tiếp trên, sau đó đến
trình và đăng ký với Hải quan Bên nhận.
c. Bước 3: Hải quan Bên nhận tiếp
nhận bốn phiếu chuyển tiếp, xác nhận vào 4 tờ phiếu trên, ký tên và đóng dấu.
Nếu đơn vị Hải quan bên nhận là Phòng
giám quản của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, thì do Trưởng (Phó) phòng giám quản
ký tên, đóng dấu của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Nếu đơn vị Hải quan bên nhận là Hải
quan cửa khẩu, thì do Trưởng (Phó) Hải quan cửa khẩu ký tên, đóng dấu của Hải
quan cửa khẩu.
Sau khi xác nhận vào cả 4 Phiếu trên,
Hải quan bên nhận trả lại cho Bên nhận 3 bản, Hải quan lưu 1 bản cùng với hợp
đồng gia công có sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp.
Bên nhận lưu một bản cùng với hợp
đồng gia công, chuyển hai bản cho Bên giao.
d. Bước 4: Bên giao sau khi nhận
được 2 bản Phiếu chuyển tiếp đã có đủ xác nhận của Bên nhận và Hải quan bên nhận
do Bên nhận chuyển đến, phải đến trình Hải quan bên giao. Hải quan Bên giao xác
nhận, ký tên, đóng dấu vào 2 phiếu theo dõi đó, lưu một bản cùng với hợp đồng
gia công, trả cho Bên giao một bản để lưu cùng hợp đồng gia công lưu tại Bên
giao.
Người ký và con dấu của Hải quan
bên giao như quy định đối với Hải quan Bên nhận.
5.4. Phiếu chuyển tiếp này được coi
là chứng từ để thanh khoản hợp đồng gia công sau này. Đối với Bên giao, thì phiếu
có đầy đủ xác nhận ký tên, đóng dấu của 4 bên nêu trên mới có giá trị thanh
khoản hợp đồng. Đối với Bên nhận, chỉ có những phiếu có dủ xác nhận của 3 bên
(từ Hải quan bên giao) mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Giám đốc doanh nghiệp
của Bên giao, Bên nhận phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp,
trung thực của việc giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và của Phiếu này.
5.5. Gia công chuyển tiếp trong trường
hợp cùng đối tác trong nước, nhưng khác đối tác nước ngoài, thì doanh nghiệp
nhận gia công chỉ cần làm văn bản báo cáo với cơ quan Hải quan về việc chuyển
tiếp đó. Văn bản báo cáo phải ghi rõ tên, lượng, trị giá sản phẩm chuyển giao.
Văn bản báo cáo phải làm thành 4 bản, sau khi Hải quan xác nhận, Hải quan giữ 2
bản để lưu ở mỗi hợp đồng 1 bản, trả lại doanh nghiệp 2 bản để lưu vào hồ sơ
mỗi hợp đồng 1 bản.
Văn bản báo cáo này có giá trị để
thanh khoản hợp đồng.
6. Thuê thương nhân khác gia công
theo quy định tại khoản 2.b, Điều 15 của Nghị định:
Doanh nghiệp nhận gia công với nước
ngoài được thuê thương nhân khác gia công. Hải quan không làm thủ tục cho việc
thuê gia công này.
Doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia
công với thương nhân nước ngoài là người trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu,
thanh khoản hợp đồng gia công và làm các nghĩa vụ khác liên quan đến hợp đồng
gia công.
7. Thủ tục xuất trả nguyên phụ liệu,
vật tư gia công:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng
gia công, theo yêu cầu của bên thuê gia công, bên nhận gia công được xuất trả
nguyên phụ liệu, vật tư cho bên thuê gia công.
Thủ tục hải quan như thủ tục xuất
khẩu của một lô hàng gia công xuất khẩu. Ngoài bộ hồ sơ như một lô hàng gia
công xuất khẩu phải nộp thêm bản sao có xác nhận của doanh nghiệp nhận gia công
về yêu cầu xuất trả. Hải quan làm thủ tục xuất trả phải đối chiếu với mẫu nguyên
phụ liệu khi nhập khẩu.
8. Thủ tục thanh lý, thanh khoản
hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 18 của Nghị định:
8.1. Căn cứ để thanh khoản như quy
định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định.
Giám đốc doanh nghiệp ký kết hợp
đồng gia công chịu trách nhiệm trước Pháp luật về định mức sử dụng, định mức tiêu
hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã thoả thuận trong hợp đồng
và khai báo với Hải quan.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng
gia công, Hải quan không kiểm tra định mức từng mã hàng. Nhưng khi có căn cứ
chứng tỏ định mức ghi trong hợp đồng gia công không chính xác, không trung thực
Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra định mức. Nếu phát hiện sai phạm, Giám đốc doanh
nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
8.2. Hồ sơ thanh khoản bao gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện
hợp đồng.
- Bảng thống kê tờ khai nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả phiếu giao sản phẩm gia công chuyển tiếp)
kèm theo tờ khai. (Mẫu 01/GC ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, phụ
liệu, vật tư nhập khẩu. (Mẫu 02/GC).
- Bảng thống kê tờ khai sản phẩm
gia công xuất khẩu (bao gồm cả phiếu giao sản phẩm gia công chuyển tiếp), kèm theo
tờ khai. (Mẫu 03/GC).
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công
đã xuất khẩu. (Mẫu 04/GC).
- Bảng kê tờ khai tạm nhập máy móc,
thiết bị, kèm theo tờ khai (Mẫu 05/GC).
- Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị
tạm nhập khẩu (Mẫu 06/GC).
- Bảng tổng hợp định mức sử dụng,
định mức tiêu hao, nguyên phụ liệu, vật tư gia công (kèm theo định mức của từng
mẫu hàng. (Mẫu 07/GC).
- Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu đã
sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu (Mẫu 08/GC).
- Bảng thanh khoản hợp đồng gia công
(Mẫu 09/GC).
8.3. Thời gian thanh khoản:
Chậm nhất 3 tháng kể từ khi chấm
dứt hợp đồng gia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanh khoản hợp đồng
với cơ quan Hải quan (bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư
thừa, máy móc thiết bị tạm nhập, phế liệu phế phẩm). Quá thời hạn trên sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính về Hải quan theo quy định của Pháp luật.
Đối với những hợp đồng gia công có
thời hạn trên một năm, thì phải tách ra thành từng phụ kiện nhỏ, thời gian thực
hiện của một phụ kiện không quá một năm. Nguyên phụ liệu dư thừa sau khi thanh
khoản chuyển sang sử dụng cho phụ kiện khác của hợp đồng.
9. Thủ tục giải quyết nguyên phụ
liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bị tạm nhập phục vụ gia công sau khi kết thúc
hợp đồng:
9.1. Hải quan giải quyết:
- Tái xuất trả cho bên thuê gia công.
- Chuyển sang hợp đồng gia công khác.
- Tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm tại
Việt Nam.
Các trường hợp trên đều được miễn
thuế.
- Bán hoặc tặng cho tại Việt Nam
những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư , máy móc thiết bị không thuộc danh mục hàng
hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện.
9.2. Các trường hợp phải có ý kiến
chấp thuận của Bộ Thương mại (theo quy định tại khoản 3, Điều 18 của Nghị định):
- Bán tại thị trường Việt Nam.
- Biếu tặng tại Việt Nam.
10. Thủ tục tiêu huỷ phế liệu, phế
phẩm:
Các loại phế liệu, phế phẩm của hợp
đồng gia công được tiêu huỷ dưới sự giám sát của Hải quan nơi theo dõi hợp đồng
gia công. Trường hợp việc tiêu huỷ ảnh hưởng đến môi trường, thì phải được sự
chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường ở địa phương.
11. Thủ tục biếu tặng:
Bên được tặng phải làm thủ tục nhập
khẩu tại Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công, phải nộp thuế nhập khẩu (nếu
có). Hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan
- Văn bản tặng của bên đặt gia
công.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương
mại (nếu hàng biếu tặng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
hoặc nhập khẩu có điều kiện).
B. ĐẶT GIA CÔNG
HÀNG HOÁ Ở NƯỚC NGOÀI:
1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng
đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài: - Các hợp đồng, phụ kiện hợp đồng đặt gia
công hàng hoá ở nước ngoài đều phải làm thủ tục tiếp nhận tại cơ quan Hải quan.
- Thủ tục tiếp nhận như quy định
tại điểm 1 mục A phần III trên đây.
- Thời gian tiếp nhận: chậm nhất
3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên, doanh nghiệp Việt
Nam đặt gia công phải làm thủ tục xuất trình hợp đồng gia công với cơ quan Hải
quan. Trong thời gian 4 giờ làm việc, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục
tiếp nhận hợp đồng gia công nói trên.
2. Thủ tục xuất khẩu máy móc, thiết
bị nguyên liệu phụ liệu, vật tư:
a. Đối với máy móc, thiết bị: làm
thủ tục như thủ tục đối với hàng tạm xuất - tái nhập, nhưng không phải tính thuế.
b. Đối với nguyên phụ liệu, vật tư:
làm thủ tục hải quan theo quy định tại Quyết định số 50/1998/QĐ-TCHQ ngày
10/3/1998.
3. Thủ tục nhập khẩu: như quy định
tại Quyết định số 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998.
Hải quan phải đối chiếu nguyên phụ
liệu cấu thành trên sản phẩm với mẫu lưu nguyên phụ liệu.
4. Thanh khoản hợp đồng gia công:
Hồ sơ thanh khoản, thủ tục thanh
khoản như quy định tại điểm 8, mục A phần III trên đây.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày 01/9/1998. Huỷ bỏ Quy chế về quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất,
nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 126/TCHQ-GSQL ngày 08/4/1995 và các
văn bản khác của Tổng cục Hải quan về gia công với thương nhân nước ngoài.
2. Đối với những hợp đồng đang thực
hiện:
a. Những hợp đồng gia công đang làm
thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá tại đơn vị Hải quan nào, thì vẫn tiếp tục làm
thủ tục xuất, nhập khẩu tại đơn vị Hải quan đó cho đến khi thanh khoản xong hợp
đồng.
b. Vấn đề định mức:
- Những mã hàng đã kiểm tra định
mức, thì thực hiện theo định mức đã được Hải quan kiểm tra.
- Những mã hàng mới thực hiện từ
ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, thì thực hiện theo quy định tại Nghị định và
hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Mọi hành vi vi phạm các quy định
tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nêu trên và tại Thông tư này đều bị xử lý theo
quy định của pháp luật.
BẢNG THỐNG KÊ TỜ KHAI NHẬP KHẨU
Mẫu: 01/GC, khổ A4
Hợp đồng gia công số:......... ngày........
thời hạn.............
Phụ kiện hợp đồng số:............................................
Bên thuê:..................... Địa
chỉ:..........................
Bên nhận:..................... Địa
chỉ:..........................
Số
TT
|
Số
tờ khai
|
Ngày
tờ khai
|
Đơn
vị hải quan làm thủ tục
|
Cửa
khẩu nhập
|
Ghi
chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng:........... Tổng số tờ
khai:...............................
|
Ngày...
tháng... năm...
|
Giám
đốc
|
Người
lập biểu
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
(Ký
tên)
|
BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU, PHỤ LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU
Mẫu: 02/GC, khổ A4
Hợp đồng gia công số:...............
ngày...... thời hạn.........
Phụ kiện hợp đồng gia công số:......
ngày...... thời hạn.........
Bên thuê:..................... Địa
chỉ:..........................
Bên nhận:..................... Địa
chỉ:..........................
Mặt hàng:..................... Số
lượng:.........................
Số
TT
|
Tên
nguyên phụ liệu
|
Đơn
vị tính
|
Tổng
số TKXK
|
Tổng
lượng
|
Ghi
chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giám
đốc
|
Ngày...
tháng... năm...
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
Người
lập biểu
|
BẢNG THỐNG KÊ TỜ KHAI XUẤT KHẨU
Mẫu: 03/GC, khổ A4
Hợp đồng gia công số:......... ngày........
thời hạn.............
Phụ kiện hợp đồng số:............................................
Bên thuê:..................... Địa
chỉ:..........................
Bên nhận:..................... Địa
chỉ:..........................
Số
TT
|
Số
tờ khai
|
Ngày
tờ khai
|
Đơn
vị hải quan làm thủ tục
|
Cửa
khẩu xuất
|
Ghi
chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng:........... Tổng số tờ
khai:...............................
|
Ngày...
tháng... năm...
|
Giám
đốc
|
Người
lập biểu
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
(Ký
tên)
|
BẢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
Mẫu: 04/GC, khổ A4
Hợp đồng gia công số:...............
ngày...... thời hạn.........
Phụ kiện hợp đồng gia công số:......
ngày...... thời hạn.........
Bên thuê:..................... Địa
chỉ:..........................
Bên nhận:..................... Địa
chỉ:..........................
Mặt hàng:..................... Số
lượng:.........................
Số
TT
|
Tên
thành phẩm (mã)
|
Đơn
vị tính
|
Tổng
số TKXK
|
Tổng
lượng
|
Ghi
chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giám
đốc
|
Ngày...
tháng... năm...
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
Người
lập biểu
|
BẢNG THỐNG KÊ TỜ KHAI MÁY MÓC THIẾT BỊ NHẬP KHẨU
Mẫu: 05/GC, khổ A4
Hợp đồng gia công số:......... ngày........
thời hạn.............
Phụ kiện hợp đồng số:............................................
Bên thuê:..................... Địa
chỉ:..........................
Bên nhận:..................... Địa
chỉ:..........................
Số
TT
|
Số
tờ khai
|
Ngày
tờ khai
|
Đơn
vị hải quan làm thủ tục
|
Cửa
khẩu nhập
|
Ghi
chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng:........... Tổng số tờ
khai:...............................
|
Ngày...
tháng... năm...
|
Giám
đốc
|
Người
lập biểu
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
(Ký
tên)
|
BẢNG TỔNG HỢP MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠM NHẬP
Mẫu: 06/GC, khổ A4
Hợp đồng gia công số:......... ngày........
thời hạn.............
Bên nhận:..................... Đại
chỉ:..........................
Phụ kiện hợp đồng gia công số:........
ngày......... thời hạn....
Bên thuê:..................... Địa
chỉ:..........................
Số
TT
|
Tên
máy móc thiết bị
|
Đơn
vị tính
|
Tổng
số TKXK
|
Tổng
lượng
|
Ghi
chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giám
đốc
|
Ngày...
tháng... năm...
|
(Ký
tên, đóng dấu)
|
Người
lập biểu
|