Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2004/TT-BCN danh mục hàng nguy hiểm vận chuyển hàng nguy hiểm đường bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định 13/2003/NĐ-CP

Số hiệu: 02/2004/TT-BCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 31/12/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG NGHIỆP 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Sô:02/2004/TT-BCN 

Hà Nội,ngày31 tháng12 năm2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 02/2004/TT-BCN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/2003/NĐ-CP NGÀY 19/02/2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH “DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM, VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG ĐƯỜNG BỘ”

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ bao gồm: bổ sung Danh mục hàng nguy hiểm là vật liệu nổ công nghiệp; quy định quy cách đóng gói, tiêu chuẩn bao bì chứa đựng, thùng chứa; dán biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm đối với hàng hóa là vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm; điều kiện hiểu biết của người lao động và điều kiện kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển khi tham gia vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào quá trình vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm dùng cho sản xuất công nghiệp bằng đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a/ Các hóa chất đặc biệt phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

b/ Các loại nhiên liệu, chất đốt dạng lỏng có nguồn gốc dầu mỏ;

c/ Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất diệt côn trùng;

d/ Các chất phóng xạ.

2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a/ Hóa chất công nghiệp nguy hiểm là các hóa chất nguy hiểm sử dụng trong công nghiệp được quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

b/ Bên gửi hàng là tổ chức, cá nhân có yêu cầu vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

c/ Đơn vị vận chuyển là tổ chức, cá nhân nhận thực hiện việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

d/ Người vận chuyển bao gồm lái xe và người áp tải trực tiếp thực hiện việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

đ/ Biểu trưng hàng nguy hiểm là các biểu tượng thích hợp với từng loại hàng nguy hiểm gắn trên bao bì, thùng chứa, trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm.

e/ Báo hiệu hàng nguy hiểm là dấu hiệu được in, hoặc gắn lên công-ten-nơ và phương tiện vận chuyển có ghi rõ mã số Liên hợp quốc (mã số UN) của hàng hóa nguy hiểm.

g/ Đóng gói vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất nguy hiểm là các biện pháp kỹ thuật thực hiện để chứa đựng vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất nguy hiểm bằng bao gói thích hợp theo các tiêu chuẩn kỹ thuật mà bên gửi hàng hoặc vận chuyển phải tuân thủ.

h/ Tài liệu an toàn hóa chất là tài liệu do nhà cung cấp hoặc nhập khẩu thiết lập, được in bằng tiếng Việt có đầy đủ các thông tin sau:

- Tên chính xác của hóa chất công nghiệp nguy hiểm, mã số UN và mức độ nguy hiểm của hóa chất được nêu tương ứng trong cột số 2, số 3 và số 4 bảng Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm, Phụ lục 2 của Thông tư này;

- Các tính chất vật lý và hóa học;

- Các yêu cầu về đóng gói hóa chất được vận chuyển;

- Các biện pháp cần thiết trong trường hợp hóa chất bị rò rỉ;

- Các yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố;

- Hướng dẫn kỹ thuật và cảnh báo khi bảo quản, lưu giữ;

- Các chú ý khi vận chuyển và tiêu hủy;

- Các khuyến cáo về an toàn đối với người lao động;

- Nếu bản tài liệu an toàn hóa chất có nhiều hơn 01 trang, các trang được đánh số liên tiếp từ một đến hết. Trên mỗi trang luôn phải có dấu hiệu báo cho người đọc biết được tổng số trang của toàn bộ văn bản (ví dụ: trang 5/8-trang số 5 trong tổng số 8 trang).

II- DANH MỤC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, HÓA CHẤT
CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐÓNG GÓI,
NHÃN MÁC, DÁN BIỂU TRƯNG HÀNG NGUY HIỂM

1. Danh mục vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm

a/ Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

b/ Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm thuộc loại 2, 3, 4, 5, 6 kèm theo mã số UN và số hiệu nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

2. Đóng gói vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm

a/ Việc đóng gói vật liệu nổ công nghiệp phải tuân thủ các quy định tại TCVN 4586: 1997.

b/ Việc đóng gói hóa chất công nghiệp nguy hiểm dạng rắn, lỏng được chia làm 3 mức quy định tại cột 6, bảng Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm, Phụ lục 2 của Thông tư này như sau:

- Mức rất nguy hiểm biểu thị bằng số I;

- Mức nguy hiểm biểu thị bằng số II;

- Mức nguy hiểm thấp biểu thị bằng số III.

c/ Ký hiệu quy cách đóng gói cho từng chủng loại hóa chất công nghiệp nguy hiểm được quy định tại cột 7, Bảng danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm, Phụ lục 2 của Thông tư này.

d/ Các yêu cầu về vật liệu, điều kiện kỹ thuật đóng gói và chi tiết quy cách đóng gói hóa chất nguy hiểm dạng rắn, lỏng, khí tương ứng với từng ký hiệu nêu tại cột 7, bảng Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm, Phụ lục 2 được quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

đ/ Các đơn vị sản xuất hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải có trang thiết bị bảo đảm để đóng gói theo đúng các quy định tại TCVN 4586:97 đối với vật liệu nổ công nghiệp và quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này đối với hóa chất công nghiệp nguy hiểm, trước khi tiến hành vận chuyển.

e/ Bao bì, thùng chứa hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải được kiểm tra, kiểm định theo tiêu chuẩn kiểm định do Bộ Công nghiệp quy định. Đơn vị đóng gói phải tuân thủ các quy định về sử dụng, kiểm tra và kiểm định các đối tượng bao gói theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các bao gói được sử dụng.

g/ Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp chịu trách nhiệm phối hợp với các Vụ chức năng xây dựng các quy định về thời hạn, quy trình và tiêu chuẩn kiểm định bao gói hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

h/ Việc kiểm định bao gói hóa chất công nghiệp nguy hiểm do các đơn vị có chức năng kiểm định an toàn công nghiệp, có đủ năng lực về con người và thiết bị thực hiện.

3. Nhãn hàng hóa, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

a/ Việc ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất công nghiệp nguy hiểm được thực hiện theo các quy định hiện hành về ghi nhãn sản phẩm hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

b/ Phía ngoài mỗi kiện, thùng chứa vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, mầu sắc biểu trưng nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

c/ Các phương tiện vận chuyển, công-ten-nơ có chứa vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải:

- Có dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện vận chuyển, công-ten-nơ xếp nhiều hơn một loại hóa chất công nghiệp nguy hiểm thì phía ngoài phương tiện, công-ten-nơ cũng phải dán đủ biểu trưng nguy hiểm và ghi số hiệu nguy hiểm của các loại hàng nguy hiểm tương ứng đang vận chuyển trên phương tiện đó;

- Có dán báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng da cam, ở giữa có ghi mã số UN. Kích thước báo hiệu nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

d/ Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.

đ/ Các báo hiệu nguy hiểm và biểu trưng hóa chất nguy hiểm cần phải:

- Được thể bằng tiếng Việt rõ nghĩa, rõ ràng, không mờ nhạt, không mất chữ;

- In trực tiếp trên bao bì chứa hàng hóa, nếu in trên tấm giấy hoặc trên chất liệu khác thì chúng phải được gắn chặt vào bao bì chứa hàng hóa;

- Khu vực in, dán phải có màu sắc tương phản với màu sắc nhãn hiệu, báo hiệu nguy hiểm và biểu trưng hóa chất nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này, đồng thời bố trí tách biệt với các dấu hiệu khác có khả năng làm giảm hiệu quả nhận biết của nhãn báo hiệu hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

III- VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ
HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM

1. Giấy phép vận chuyển

Các loại vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất công nghiệp nguy hiểm chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng, nhãn mác và chất liệu bao bì chứa đựng đúng theo yêu cầu đối với từng loại hàng và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển.

Vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển sau khi được cơ quan Công an phòng cháy chữa cháy cấp giấy phép.

Đơn vị vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải tiến hành xin giấy phép khi vận chuyển với khối lượng sau:

a/ Hóa chất công nghiệp nguy hiểm dạng rắn và lỏng thuộc mức đóng gói I, mức rất nguy hiểm, từ 01 kilôgam trở lên.

b/ Hóa chất công nghiệp nguy hiểm dạng rắn và lỏng thuộc mức đóng gói II, mức nguy hiểm, từ 50 kg trở lên.

c/ Hóa chất công nghiệp nguy hiểm dạng rắn và lỏng thuộc mức đóng gói III, mức nguy hiểm thấp, từ 500 kg trở lên.

d/ Hóa chất công nghiệp nguy hiểm dạng khí.

Các loại giấy phép vận chuyển và cơ quan cấp giấy phép vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ.

2. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm

a/ Việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải tuân thủ các quy định của TCVN 4586:1997-Vật liệu nổ công nghiệp, yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

b/ Khi vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm cần mang theo các tài liệu sau:

- Giấy phép vận chuyển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Thẻ an toàn lao động của lái xe, áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Tài liệu an toàn hóa chất;

- Tên người, số điện thoại phía chủ hàng khi cần liên hệ khẩn cấp;

- Các giấy tờ cần thiết đối với người điều khiển phương tiện vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

c/ Điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hóa chất nguy hiểm;

- Xe vận chuyển hóa chất phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;

- Bên vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu về người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hóa chất nguy hiểm quy định tại TCVN 5507:2002;

- Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với hóa chất công nghiệp nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng chữa cháy quy định;

- Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía còn thừa ra ít nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;

- Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;

- Điện áp trong hệ thống của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 24V.

- Phương tiện vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như đối với phương tiện vận chuyển khác trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.

d/ áp tải hóa chất nguy hiểm

Khi vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm nhất thiết phải có người áp tải. Người áp tải phải được huấn luyện để biết rõ tính chất hóa lý của hóa chất đang vận chuyển, biện pháp phòng ngừa và các giải quyết các sự cố cháy, nổ, lan tỏa độc trong trường hợp xảy ra sự cố. Khi thực hiện nhiệm vụ, người áp tải phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy định hiện hành của Nhà nước.

đ/ Người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ quy định về hành trình vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện vận chuyển và mức chất/xếp tải trên phương tiện được ghi trên giấy phép. Trong quá trình vận chuyển không được tùy tiện chuyển hóa chất nguy hiểm sang phương tiện khác nếu không được sự đồng ý của cơ quan đã cấp phép vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm đó.

e/ Người điều khiển phương tiện vận chuyển các hóa chất công nghiệp nguy hiểm là các chất dễ tự bốc cháy khi đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện, thì phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công các công trình đó.

3. Xếp dỡ vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm

Việc xếp dỡ vật liệu nổ công nghiệp phải tuân thủ các quy định tại TCVN 4586:1997.

Việc xếp dỡ hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải do những công nhân đã được huấn luyện và kiểm tra kiến thức về tiếp xúc, làm việc với hóa chất nguy hiểm thực hiện. Khi làm việc phải tuân theo các điều kiện quy định tại TCVN 5507:2002 – hóa chất nguy hiểm, quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển và các điều kiện liên quan khác được quy định tại TCVN 3147.90-Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ.

4. Trường hợp khẩn cấp

Khi có sự cố trên đường vận chuyển, nơi bốc dỡ như cháy, nổ, đổ vỡ hoặc các sự cố khác, nhân viên áp tải hoặc những người của bên vận chuyển hóa chất công nghiệp có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan đã cấp phép vận chuyển và Sở Công nghiệp tại địa phương về tình hình sự cố và các thông tin được ghi trong tài liệu an toàn hóa chất của loại hóa chất công nghiệp nguy hiểm được vận chuyển.

Khi có sự cố về phương tiện, bắt buộc phải chuyển tải hóa chất công nghiệp nguy hiểm sang phương tiện khác, bên vận chuyển phải xin phép cơ quan cấp phép vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm tại địa phương và thực hiện việc chuyển tải dưới sự giám sát của cơ quan này.

IV- YÊU CẦU VỀ HUẤN LUYỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
VÀ HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM

1. Quy định đối với người điều khiển phương tiện, người áp tải vật liệu nổ công nghiệp

Các đối tượng có liên quan đến vật liệu nổ phải được đào tạo, kiểm tra sát hạch và cấp chứng chỉ theo quy định tại TCVN 4586:1997.

2. Quy định đối với người điều khiển phương tiện, người áp tải và người xếp dỡ hóa chất công nghiệp nguy hiểm

Người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất nguy hiểm, người áp tải, nhân viên xếp dỡ và thủ kho hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải được đào tạo, kiểm tra và cấp thẻ an toàn lao động.

Người điều khiển phương tiện còn phải có đủ các chứng chỉ khác về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Nội dung đào tạo

Ngoài các nội dung huấn luyện về an toàn quy định tại Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 19 tháng 9 năm 1995 hướng dẫn bổ sung Thông tư 08/LĐTBXH ngày 11 tháng 4 năm 1995 về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, người điều khiển phương tiện, áp tải, bốc dỡ và thủ kho hóa chất công nghiệp nguy hiểm cần được huấn luyện bổ sung các nội dung sau:

a/ Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

b/ Các nhóm hóa chất độc hại chính.

c/ Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của hàng hóa.

d/ Các biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn (cấp cứu, an toàn trên đường, các kiến thức cơ bản về sử dụng các dụng cụ bảo vệ).

đ/ Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục thích hợp đối với mỗi loại hóa chất độc hại.

e/ Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất.

4. Trách nhiệm về đào tạo, cấp chứng chỉ cho người làm việc với hóa chất nguy hiểm

a/ Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Vụ có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung đào tạo đối với người áp tải, thủ kho và người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

b/ Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng lái xe, nhân viên áp tải, nhân viên xếp dỡ hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải xây dựng tài liệu huấn luyện bao gồm các nội dung quy định tại khoản 3, Mục IV của Thông tư này và được sự chấp nhận của Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp về nội dung của tài liệu.

c/ Các đơn vị thực hiện vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm phải đảm bảo những người thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, áp tải, xếp dỡ và thủ kho hóa chất nguy hiểm được huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động. Hàng năm tổ chức huấn luyện bổ sung, kiểm tra lại kiến thức.

d/ Đơn vị phải lập hồ sơ đào tạo lưu tài liệu huấn luyện, kết quả kiểm tra và các thông tin khác liên quan đến quá trình huấn luyện, cấp thẻ an toàn lao động cho các đối tượng nêu trên.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm thi hành

Hàng năm, Bộ Công nghiệp thực hiện việc bổ sung hoặc loại bỏ các vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất công nghiệp nguy hiểm trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp và Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành pháp luật và các quy định thuộc Thông tư này.

Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành chức năng của địa phương thường xuyên kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất công nghiệp nguy hiểm theo những quy định thuộc Thông tư này.

2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc hoặc mới phát sinh các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công nghiệp để kịp thời xem xét.

 

Hoàng Trung Hải

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1 - DANH MỤC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2004/TT-BCN ngày 31 tháng 12 năm 2004
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

 

STT

Tên hàng

Số UN

Loại nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Đóng gói

1

2

3

4

5

6

1.

Diazonitrophenol, ẩm hàm lượng nước hoặc hỗn hợp nước, rượu không quá 40% khối lượng

0074

1.1

 

TCVN 4586:1997

2.

Guanyl nitroaminoguanylteltetrazen (Hàm lượng nước trên 30%)

0113

1.1

 

TCVN 4586:1997

3.

Azit chì

0129

1.1

 

TCVN 4586:1997

4.

Styphnat chì (trinitroesocinat chì)

0130

1.1

 

TCVN 4586:1997

5.

Amoni Picrat

0004

1.1

 

TCVN 4586:1997

6.

Thuốc nổ đen

0027

1.1

 

TCVN 4586:1997

7.

Xyclotrimetylentrinitramin

(cyclonit, hexogen, RDX)

0072

1.1

 

TCVN 4586:1997

8.

Diphenylglycol dinitrat

0075

1.1

 

TCVN 4586:1997

9.

Dinotrophenol

0076

1.1

 

TCVN 4586:1997

10.

Hexanitrodiphenylamin

(dypicrilamin, hexyl)

0079

1.1

 

TCVN 4586:1997

11.

Hexolit (hexotol)

0118

1.1

 

TCVN 4586:1997

12.

Manitol hexanitrat

0133

1.1

 

TCVN 4586:1997

13.

Ntroglyxerin

0143

1.1

 

TCVN 4586:1997

14.

Niro Urê

0147

1.1

 

TCVN 4586:1997

15.

Pentaerythrit tetranitrat

(Pentaerythritiol tetranitrat, PETN)

0150

1.1

 

TCVN 4586:1997

16.

Pentolit

0151

1.1

 

TCVN 4586:1997

17.

Trinitroanilin (Picramide)

0153

1.1

 

TCVN 4586:1997

18.

Trinitrophenol (axit Pieric)

0154

1.1

 

TCVN 4586:1997

19.

Trinitroclobenzen (clo picyl)

0155

1.1

 

TCVN 4586:1997

20.

Tetranitroanilin

0207

1.1

 

TCVN 4586:1997

21.

Trinitrophennylmethylnitramin (tetry)

0208

1.1

 

TCVN 4586:1997

22.

Trinotrotoluen (TNT. Tolit)

0209

1.1

 

TCVN 4586:1997

23.

Trinitroanisol

0213

1.1

 

TCVN 4586:1997

24.

Trinitrobenzen

0214

1.1

 

TCVN 4586:1997

25.

Axit trinitrobenzen

0215

1.1

 

TCVN 4586:1997

26.

Trinitro - m - cresol

0216

1.1

 

TCVN 4586:1997

27.

Trinitronaphtalen

0217

1.1

 

TCVN 4586:1997

28.

Trinitrophennetol

0218

1.1

 

TCVN 4586:1997

29.

Trinitroresorcinol (axit styphnic)

0219

1.1

 

TCVN 4586:1997

30.

Amônium nitrat (trên 98,5% khối lượng, chứa 0,2% chất dễ cháy bao gồm bất kỳ chất hữu cơ có chứa cacbon)

0222

1.1

 

TCVN 4586:1997

31.

Cyclotetramethylen tetramin

0226

1.1

 

TCVN 4586:1997

32.

Octolit

0266

1.1

 

TCVN 4586:1997

33.

Nitroguanidin (picrite)

0282

1.1

 

TCVN 4586:1997

34.

Nitroxenlulo (hàm lượng nước không quá 25%)

0340

1.1

 

TCVN 4586:1997

35.

Nitrôbenzotriazol

0385

1.1

 

TCVN 4586:1997

36.

Axit nitrobenzensulphonic

0386

1.1

 

TCVN 4586:1997

37.

Dinitroglycolurit (DINGU)

0489

1.1

 

TCVN 4586:1997

38.

Nitrotriazolon (NTO)

0490

1.1

 

TCVN 4586:1997

39.

Octonal

0496

1.1

 

TCVN 4586:1997

40.

Thuốc nổ dạng Amonit

0331

1.1

 

TCVN 4586:1997

41.

Thuốc nổ dạng Huyền phù

0241

1.4

 

TCVN 4586:1997

42.

Thuốc nổ dạng nhũ tương

0332

1.4

 

TCVN 4586:1997

43.

Thuốc nổ ANFO

0331

1.4

 

TCVN 4586:1997

44.

Thuốc nổ dạng hỗn hợp kết hợp loại nhũ tương/huyền phù với ANFO

0332

1.4

 

TCVN 4586:1997

45.

Kíp nổ đốt

0368

1.4

 

TCVN 4586:1997

46.

Kíp nổ điện

0367

1.4

 

TCVN 4586:1997

47.

Kíp nổ phi điện

0360

1.4

 

TCVN 4586:1997

48.

Kíp nổ điện an toàn

0408

1.4

 

TCVN 4586:1997

49.

Dây nổ

0289

1.4

 

TCVN 4586:1997

50.

Dây cháy chậm

0454

1.4

 

TCVN 4586:1997

51.

Mồi nổ

0319

1.4

 

TCVN 4586:1997

52.

Mồi truyền tín hiệu phi điện

 

1.4

 

TCVN 4586:1997

53.

Các loại thuốc nổ dầu khí

0277

1.3

 

TCVN 4586:1997


PHỤ LỤC 2 - DANH MỤC HOÁ CHẤT CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/TT-BCN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

TT

Tên hàng

Số UN (mã số Liên Hợp quốc)

Loại, nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Mức độ nguy hiểm

Quy cách đóng gói

1

2

3

4

5

6

7

1.

Boron triflorit, dạng nén

1008

6.1 + 8

268

 

P1.0

2.

Ôxy và cacbon diôxit, hỗn hợp, dạng nén (max. 30% CO2)

1014

2 + 05

25

 

P1.0

3.

Clo

1017

6.1 + 8

268

 

P1.0

4.

Etylamin

1036

3

23

 

P1.0

5.

Ôxy, nén

1072

2 + 05

25

 

P1.0

6.

Metan dạng nén hoặc khí tự  nhiên dạng nén

1971

3

23

 

P1.0

7.

Clo diflo brom metan ( R 12B 1)

1974

2

20

 

P1.0

8.

Các hỗn hợp khí hiếm và hỗn hợp ô xy, dạng nén

1980

2

20

 

P1.0

9.

I - Chloro-2,2,2-triflo etan (R 133a)

1983

2

20

 

P1.0

10.

Pecloryl florit

3083

6.1 + 05

265

 

P1.0

11.

Ôxy hoá lỏng

1073

2 + 05

225

 

P1.1

12.

Metan, làm lạnh dạng lỏng hoặc khí tự nhiên làm lạnh dạng lỏng

1972

3

223

 

P1.1

13.

Axetylen dạng phân rã

1001

3

239

 

P1.2

14.

Benzen

1114

3

33

II

P2.2

15.

Formaldehyd  dung dịch, dễ cháy

1198

3+8

38

II

P2.3

16.

Heptan

1206

3

33

II

P2.2

17.

Dung dịch metylamin

1235

3+8

338

II

P2.2

18.

Pyridin

1282

3

33

II

P2.2

19.

Xylen

1307

3

33

II

P2.2

20.

Chlodinitrôbenzen

1577

6.1

60

II

P2.2

21.

Diclo anilin

1590

6.1

60

II

P2.2

22.

O-Diclo benzen

1591

6.1

60

III

P2.2

23.

Diclo metan

1593

6.1

60

III

P2.3

24.

Axetonitril (metyl xyanit)

1648

3

33

II

P2.2

25.

Axit Sulphuric, chứa hơn 51% acid

1830

8

50

II

P2.2

26.

Xyanit dung dịch

1935

6.1

66

II

P2.2

27.

Nitroxelulo dung dịch, dễ cháy

2059

3

33

I

P2.0

28.

Isoxianat dung dịch, dễ cháy, độc

2478

3 + 6.1

336

II

P2.3

29.

Nitril dễ cháy, chất độc

3273

3 + 6.1

336

I

P2.0

30.

P-Nitrozodimetylanilin

1369

4.2

40

II

P3.6

31.

Amid kim loại kiềm

1390

4.3

423

II

P3.7

32.

Các bua nhôm

1394

4.3

423

II

P3.7

33.

Bột nhôm, không có chất phủ

1396

4.3

423

III

P3.8

34.

Cacbua can xi

1402

4.3

423

II

P3.7

35.

Canxium xyanamit

1403

4.3

423

III

P3.8

36.

Hydrit kim loại, có khẳ năng kết hợp với nước

1409

4.3

423

II

P3.4

37.

Hợp chất organotin, dạng rắn

3146

6.1

66

I

P4.7

38.

Amonium perclorat

1442

5.1

50

II

P4.6

39.

Xyanit chất vô cơ, rắn

1588

6.1

66

I

P4.7

40.

Clorit thủy ngân

1624

6.1

60

II

P4.8

41.

Nitrat thủy ngân

1625

6.1

 

II

P4.8

42.

Triclo axetic axit

1839

8

80

II

P4.8

43.

Etyl Cloformat

1182

6.1+3+8

663

I

P5.0

44.

Metylhydrazin

1244

6.1+3+8

663

I

P5.0

45.

Axit sulphuric khói

1831

8+6.1

X886

 

P5.0

46.

Phospho trắng hoặc vàng, khô

1381

4.2+6.1

46

I

X

47.

Kim loại kiềm dạng hạt

1391

4.3+3

X423

 

P6.0

48.

Hydrogen perôxitdung dịch

2014

5.1+8

58

II

P7.0

49.

Phôtpho màu trắng hoặc màu vàng, dạng chảy

2447

4.2+6.1

446

I

X

50.

Thuỷ ngân

2809

8

80

III

P8.0

51.

Polyhalogen biphenyl, dạng lỏng

3151

9

90

II

P9.2

 

Ghi chú: Dấu X quy định việc đóng gói được mô tả chi tiết trong điểm 12, Mục II, Phụ lục 3 của Thông tư này.


PHỤ LỤC 3

QUY ĐỊNH VỀ ĐÓNG GÓI HOÁ CHẤT NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2004/TT-BCN
ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Việc đóng gói hoá chất nguy hiểm phải tuân thủ các yêu cầu của TCVN 5507:91 và các yêu cầu nêu ra sau đây:

1. Hoá chất công nghiệp nguy hiểm phải được đóng gói trong các bao bì có chất lượng tốt. Chất lượng bao gói cần phải đủ vững chắc để có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hoá giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới. Bao gói phải đảm bảo kết cấu đủ kín để đảm bảo không làm thất thoát hoá chất trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất. Phải có thông tin đầy đủ về tình trạng bao gói khi nhà sản xuất xuất xưởng hoá chất công nghiệp nguy hiểm. Phía bên ngoài bao gói phải đảm bảo sạch và không dính bất cứ hoá chất nguy hiểm nào. Những yêu cầu trên cần được áp dụng với tất cả các loại bao gói hoá chất nguy hiểm, kể cả các bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại.

2. Các phần của bao gói có tiếp xúc với hoá chất nguy hiểm phải đảm bảo:

a) Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hoá chất đóng gói bên trong.

b) Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với các hoá chất nguy hiểm mà nó bao gói.

c) Cho phép dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với hoá chất công nghiệp nguy hiểm đóng gói bên trong.

3. Bao gói hoá chất nguy hiểm phải được thiết kế và kiểm tra cấp phép theo các quy định kỹ thuật của các cơ quan chức năng.

4. Khi đóng gói chất lỏng, cần để lại khoảng không gian cần thiết để đảm bảo bao gói không bị dò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự  tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển. Nếu việc đóng gói chất lỏng diễn ra ở 50oC, thì chỉ được phép nạp tối đa 98% thể tích chứa nước của đơn vị bao gói. Khi đóng gói chất lỏng ở nhiệt độ 15oC, mức độ nạp chất lỏng vào đơn vị bao gói cần tính toán theo bảng sau:

 

Nhiệt độ sôi (Độ C)

<60

³60<100

³100<200

³200<300

³300

Mức độ nạp (Phần trăm thể tích bình chứa)

90

92

94

96

98

 

5. Các lớp bao gói bên trong khi hoá chất được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, chúng không thể bị vỡ, đâm thủng hoặc dò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài.

6. Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhất định… cần phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp có tính trơ đối với hoá chất công nghiệp nguy hiểm được bao gói.

7. Các hoá chất nguy hiểm không được bao gói cùng nhau trong cùng một lớp bao gói ngoài hoặc trong một khoang vận chuyển lớn, khi các hoá chất này có thể phản ứng cùng với nhau và gây ra:

a. Bùng cháy hoặc phát nhiệt lớn;

b. Phát nhiệt hoặc bùng cháy tạo hơi ngạt, ô xy hoá hay khí độc;

c. Tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh;

d. Tạo ra các chất không bền.

8. Độ kín của bao gói cho các chất dễ bay hơi phải đủ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.

9. Chất lỏng chỉ có thể đóng gói vào các bao gói có sức chịu đựng thích hợp với các áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển. Khi áp suất tạo ra do các khí chứa bên trong lớn, bao gói có thể trang bị bộ phận thoát khí, nếu các khí này không độc, không dễ cháy và khối lượng khí thoát ra không nhiều… Hệ thống thoát khí này cần phải thiết kế để không gây ra dò rỉ các chất được bao gói cũng như không cho phép các vật lạ xâm nhập vào bên trong trong quá trình vận chuyển bình thường.

10. Các bao gói hoá chất nguy hiểm được chế tạo mới hay tái chế, sử dụng lại phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật do các cơ quan nhà nước ban hành và định kỳ kiểm tra tại các cơ quan chức năng theo hướng dẫn taị các văn bản quy phạm an toàn liên quan.

11. Các loại thùng chứa, bao gói rỗng đã chứa đựng hàng nguy hiểm cần phải được quản lý như bao gói đang chứa hàng nguy hiểm.

12. Tất cả các bao gói dùng để chứa chất lỏng, khí nguy hiểm đều phải thử độ dò rỉ trước khi sử dụng.

13. Các bao gói chất rắn mà chất đó có khả năng đổi thành trạng thái lỏng do nhiệt độ cần phải được chế tạo để có thể chứa được chất được bao gói ở trạng thái lỏng.

14. Bao gói các chất dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.

15. Các chất có điểm chảy bằng hoặc thấp hơn 45oC được coi là các chất có khả năng thay đổi trạng thái thành chất lỏng.

16. Các hoá chất nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện. Bảng sau đây chỉ dẫn những chất nằm ở các nhóm độc hại không được chuyên chở trên cùng phương tiện:

 

 

2.1

2.2

2.3

3

4.1

4.2

4.3

5.1

5.2

6.1

7

8

2.1

 

 

X

 

 

 

 

 

 

X

X

 

2.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

X

 

 

X

X

X

X

X

X

 

 

X

3

 

 

X

 

 

 

 

X

 

X

 

 

4.1

 

 

X

 

 

 

 

 

 

X

 

X

4.2

 

 

X

 

 

 

 

 

 

X

 

X

4.3

 

 

X

 

 

 

 

 

 

X

 

X

5.1

 

 

X

X

 

 

 

 

 

X

 

X

5.2

 

 

X

 

 

 

 

 

 

X

 

X

6.1

X

 

 

X

X

X

X

X

X

 

 

X

7

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

X

 

X

X

X

X

X

X

 

 

 

Các dấu (X) là dấu hiệu cấm không được thực hiện.

17. Nếu không có các khuyến cáo đặc biệt, các loại chai, bình chứa khí loại P1.0 có thể dùng để chứa các chất rắn hoặc lỏng thuộc loại P2.x và P4.x.

Dung tích của các bình, chai chứa khí loại này không vượt quá 1000 lít.

II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Bên cạnh các yêu cầu chung đã nêu trên đây, với mỗi hoá chất nguy hiểm, việc đóng gói phải tuân theo các yêu cầu cụ thể được thể hiện bằng các ký hiệu thể hiện trong cột 6 bảng "Danh mục hoá chất nguy hiểm dùng trong công nghiệp".

Các yêu cầu cụ thể đối với các chất trong Danh mục sẽ được nêu cụ thể dưới đây:

1. Đóng gói các chất khí loại P1.0: Các chất khí hoá lỏng (trừ axetylen và khí đốt hoá lỏng) theo tiêu chuẩn đóng gói TCVN 6714:2000.

2. Đóng gói các chất khí loại P1.1: Các khí đốt hoá lỏng tuân thủ theo TCVN 6304:1997.

3. Đóng gói axetylen hoà tan P1.2: tuân thủ theo TCVN 6871:2000, TCVN 5331-91 và TCVN 7052:2002.

4. Đóng gói hoá chất nguy hiểm loại P2.x

 

Đóng kiện

Khối lượng tối đa cho một kiện hàng (kg)

Bao gói trong và vật liệu bao gói

Bao gói ngoài và vật liệu bao gói

Nhóm rất nguy hiểm

Nhóm
nguy hiểm

Nhóm nguy hiểm thấp

Thuỷ tinh 10 lít

Nhựa 30 lít

Kim loại 40 lít

Thùng tròn

Sắt

Nhôm

Kim loại khác

Nhựa

Gỗ dán

Phíp

 

Loại hộp

Sắt

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp

Nhựa dẻo

Nhựa cứng

 

Phuy chứa

Sắt

Nhôm

Nhựa

 

250

250

250

250

150

75

 

 

250

250

150

150

75

75

60

150

 

 

120

120

120

 

400

400

400

400

400

400

 

 

400

400

400

400

400

400

60

400

 

 

120

120

120

 

400

400

400

400

400

400

 

 

400

400

400

400

400

400

60

400

 

 

120

120

120

Đóng thùng đơn

Dạng thùng tròn bằng vật liệu:

Sắt

Nhôm

Kim loại

Nhựa

 

Dạng phuy bằng vật liệu

Sắt

Nhôm

Nhựa

 

250

250

250

250

 

 

60

60

60

 

450

450

450

450

 

 

60

60

60

 

450

450

450

450

 

 

60

60

60

- Thùng chứa với bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là kim loại.

- Thùng chứa với bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép.

- Thùng chứa với bao gói trong là chai thủy tinh, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép, nhựa cứng hoặc nhựa dẻo

250

 

120

 

 

60

2501

 

120

 

 

60

 

250

 

120

 

 

60

 

5. Đóng gói hoá chất nguy hiểm loại P3.x

Đóng kiện

Khối lượng tối đa cho một kiện hàng (kg)

Bao gói trong và vật liệu bao gói

Bao gói ngoài và vật liệu bao gói

Nhóm nguy hiểm

Nhóm nguy hiểm thấp

Thuỷ tinh 10 kg

Nhựa 30 kg

Kim loại 40 kg

Giấy 10

Phíp 10

Thùng tròn

Sắt

Nhôm

Kim loại khác

Nhựa

Gỗ dán

Phíp

 

Loại hộp

Sắt

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên có lớp chống lọt bột

 

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp

Nhựa dẻo

Nhựa cứng

 

Phuy chứa

Sắt

Nhôm

Nhựa

 

400

400

400

400

400

400

 

 

400

400

400

400

400

 

400

400

400

60

400

 

 

120

120

120

 

400

400

400

400

400

400

 

 

400

400

400

400

400

 

400

400

400

60

400

 

 

120

120

120

Đóng thùng đơn

Dạng thùng tròn bằng vật liệu:

Sắt

Nhôm

Kim loại

Nhựa

Dạng phuy bằng vật liệu

Sắt

Nhôm

Nhựa

 

 

400

400

400

400

 

120

120

120

 

 

400

400

400

400

 

120

120

120

Dạng hộp bằng vật liệu

Sắt

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Gỗ tự nhiên có lớp chống lọt bột

Gỗ ép

Nhựa cứng

Dạng túi

Các túi vải, giấy

Bao gói hỗn hợp

- Thùng chứa với bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là kim loại.

- Thùng chứa với bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép.

- Thùng chứa với bao gói trong là chai thủy tinh, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép, nhựa cứng hoặc nhựa dẻo

 

400

400

400

400

400

400

400

400

 

50kg

 

400

 

75

 

 

75

 

400

400

400

400

400

400

400

400

 

50

 

400

 

75

 

 

75

 

 

 

 

6. Đóng gói hoá chất nguy hiểm loại P4.x

Đóng kiện

Khối lượng tối đa cho một kiện hàng (kg)

Bao gói trong và vật liệu bao gói

Bao gói ngoài và vật liệu bao gói

Nhóm rất nguy hiểm

Nhóm nguy hiểm

Nhóm nguy hiểm thấp

Thuỷ tinh 10 kg

Nhựa 50 kg

Kim loại 50 kg

Giấy 50

Phíp 50

Loại thùng tròn

Sắt

Nhôm

Kim loại khác

Nhựa

Gỗ dán

Phíp

 

Loại hộp

Sắt

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên có lớp chống lọt bột khô

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp

Nhựa dẻo

Nhựa cứng

Phuy chứa

Sắt

Nhôm

Nhựa

 

400

400

400

400

400

400

 

 

400

400

250

250

 

250

125

125

60

150

 

120

120

120

 

400

400

400

400

400

400

 

 

400

400

250

250

 

400

400

400

60

400

 

120

120

120

 

400

400

400

400

400

400

 

 

400

400

400

400

 

400

400

400

60

400

 

120

120

120

Đóng thùng đơn

Dạng thùng tròn bằng vật liệu:

Sắt

Nhôm

Kim loại

Nhựa

Phíp

Gỗ dán

Dạng phuy bằng vật liệu

Sắt

Nhôm

Nhựa

 

400

400

400

400

400

400

 

120

120

120

 

400

400

400

400

400

400

 

120

120

120

 

400

400

400

400

400

400

 

120

120

120

Dạng hộp bằng vật liệu

Sắt

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Gỗ tự nhiên có lớp chống lọt bột

Gỗ ép

Nhựa cứng

Dạng túi

Các túi vải, giấy

Bao gói hỗn hợp

- Thùng chứa với bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là kim loại.

- Thùng chứa với bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép.

- Thùng chứa với bao gói trong là chai thủy tinh, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép, nhựa cứng hoặc nhựa dẻo

 

Cấm

-

-

-

-

-

-

-

 

Cấm

 

400

 

75

 

 

75

 

 

400

400

400

400

400

400

400

400

 

50kg

 

400

 

75

 

 

75

 

400

400

400

400

400

400

400

400

 

50

 

400

 

75

 

 

75

 


7. Đóng gói hoá chất nguy hiểm loại P5.x

- Đóng kiện: Bao gói trong là thuỷ tinh với lớp đệm trơ được đóng gói trong các kiện dạng thùng, dạng hộp với vật liệu là sắt, nhôm, kim loại khác, nhựa, gỗ dán, gỗ tự nhiên, gỗ tái chế và gỗ ép. Khối lượng tối đa của kiện hàng không quá 50 kilôgam. Mỗi bình chứa bên trong kiện có thể tích không quá 1 lít. Khi đóng gói hoá chất nguy hiểm chiếm không quá 90% thể tích.

- Đóng kiện: Bao gói trong là kim loại với lớp đệm trơ được đóng gói trong các kiện dạng thùng, dạng hộp với vật liệu là sắt, nhôm, kim loại khác, nhựa, gỗ dán, gỗ tự nhiên, gỗ tái chế và gỗ ép. Khối lượng tối đa của kiện hàng không quá 75 kilôgam. Mỗi bình chứa bên trong kiện có thể tích không quá 5 lít. Khi đóng gói hoá chất nguy hiểm chiếm không quá 90% thể tích. Các nút, lắp đậy phải bảo đảm không bị nới lỏng, bung do rung lắc trong quá trình vận chuyển.

- Đóng thùng bằng thép, nhôm, kim loại khác hoặc nhựa, đóng thùng hai lớp nhựa - kim loại phải đảm bảo các yêu cầu sau:

* Thử áp lực với áp suất tối thiểu 0,3 MPa;

* Thử độ rò rỉ với áp lực 30 KPa;

* Nắp đậy có thiết kế để đảm bảo: chắc chắn, không bị long, rời do rung lắc trong quá trình vận chuyển; có khoá niêm phong.

- Các loại chai, bình nén được thử với áp lực 1 MPa và tuân thủ các yêu cầu như đối với chai khí dạng P1.0; có bộ phận bảo vệ van nạp, xả.

8. Đóng gói hoá chất nguy hiểm loại P6.x

1) Chai thép, bình hoặc thùng chứa kim loại thử áp lực 1 MPa định kỳ 5 năm một lần, lượng hoá chất được đóng gói chiếm không quá 90% (nếu nhiệt độ đảm bảo không bao giờ vượt quá 50oC có thể nạp đến 95% thể tích). Bộ phận van được bảo vệ bằng nắp đậy hoặc khung thép và toàn bộ được bảo quản trong lớp bảo quản ngoài làm bằng gỗ, gỗ ép hoặc nhựa cứng.

2) Trong trường hợp đóng kiện

 

 

Kết hợp giữa lớp bao gói trong trơ bằng thuỷ tinh, kim loại hoặc nhựa được lót, đệm và có chứa chất trơ có thể hấp thụ toàn bộ hoá chất bên trong

Bao gói bên trong

- 10 kg (thuỷ tinh)

- 15 kg (kim loại hoặc nhựa)

Tổng khối lượng

- 125 kg

- 125 kg

 

3) Thùng thép với dung tích tối đa 250 lít

4) Đóng gói bằng hai lớp vật liệu bên trong là nhựa, thùng chứa bên ngoài bằng nhôm - Dung tích tối đa 250 lít.

9. Đóng gói hoá chất nguy hiểm loại P7.x

Đóng kiện

Tổng khối lượng (kg)

1) Bình thuỷ tinh - Thể tích tối đa 5 lít - Bao gói ngoài là các dạng thùng hoặc hộp bằng thép, nhôm, kim loại khác, nhựa cứng, gỗ dán, gỗ ép hoặc gỗ tái chế.

2) Bình nhựa - Thể tích tối đa 30 lít - Bao gói ngoài là các dạng thùng hoặc hộp bằng thép, nhôm, kim loại khác, nhựa cứng, gỗ dán, gỗ ép hoặc gỗ tái chế.

3) Bình kim loại - Thể tích tối đa 40 lít - Bao gói ngoài là các dạng thùng  hoặc hộp gỗ ép hoặc gỗ dán.

4) Bình kim loại - Thể tích tối đa 40 lít - Bao gói ngoài là các dạng thùng hoặc hộp bằng thép, nhôm, kim loại khác,  gỗ dán hoặc nhựa

75

 

 

 

75

 

 

125

 

125

Đóng gói dạng đơn lẻ

Dung tích tối đa (lít)

Dạng thùng bằng vật liệu:

Sắt

Nhôm

Kim loại

Nhựa

Dạng phuy bằng vật liệu

Sắt

Nhôm

Nhựa

Bao gói hỗn hợp

- Bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là thép hoặc nhôm.

- Bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là phíp, nhựa, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép.

- Bao gói trong là chai thủy tinh, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép, nhựa cứng hoặc nhựa dẻo

 

250

250

250

250

 

60

60

60

 


250 l

 

125 l

 

60 l

 

10. Đóng gói hoá chất nguy hiểm loại P8.x

- Chai, bình kim loại tương đương với loại đóng gói P1.x; hoặc

- Bình thép với nắp kín có thể tích không quá 2,5 lít;

- Đóng kiện theo các điều kiện sau đây:

* Bao chứa bên trong bằng thủy tinh, kim loại hoặc nhựa cứng có khả năng chứa tối đa 15 kilôgam.

* Có đủ vật liệu chèn, đệm để tránh vỡ hỏng bao gói;

* Cả bao gói trong và bao gói ngoài có lớp lót hoặc túi có khả năng chống rò rỉ cao bao kín toàn bộ vật liệu chứa bên trong để phòng tránh dò rỉ của hoá chất nguy hiểm được bao gói.

* Các loại kiện trong bảng sau được phép sử dụng

Đóng kiện

Khối lượng tối đa (kg)

Dạng thùng tròn bằng vật liệu:

Thép

Kim loại khác

Nhựa

Gỗ dán

Phíp

Dạng hộp bằng vật liệu:

Sắt

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên có lớp chống lọt bột

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Gỗ ép

Nhựa dẻo

Nhựa cứng

 

400

400

400

400

400

 

400

250

250

250

125

125

60

125

 

11. Đóng gói hoá chất công nghiệp nguy hiểm loại P9.x

- Với các chất rắn và chất lỏng chứa PCBs hoặc polyhalogen biphenyl hoặc tert-phenyl có thể dùng các bao gói tuân theo yêu cầu của P001 và P002 trong cột 7, Phụ lục 2.

- Khi vận chuyển PCBs hoặc polyhalogen biphenyl hoặc tert-phenyl bao gói phải có thể tích lớn hơn thể tích ban đầu ít nhất 1,25 lần.

- Có thể vận chuyển không đóng kín các chất PCBs hoặc polyhalogen biphenyl hoặc tert-phenyl nhưng phải trang bị khay chứa hoá chất dò rỉ có chiều cao tối thiểu 800 mm trong đó có chứa chất trơ có thể hấp thụ ít nhất 1.1 lần thể tích dung dịch có thể trào ra.

12. Đóng gói phốt pho vàng, trắng dạng chảy và khô

a) Đóng gói dạng phuy

- Phuy sắt có sức chứa 120, 250 hoặc 400 kilôgam.

- Độ dầy tối thiểu 1,2mm

- Khi dùng nước làm chất bảo vệ, mức nước tối thiểu là 20cm.

b) Đóng gói dạng bồn chứa

Bồn chứa bằng thép phải đảm bảo những yêu cầu sau:

 

 

Đường kính lớn nhất tính theo mép cong của bồn chưa (m)

< 2

2-3

2-3

Thể tích bồn chứa hoặc khoang chứa (m3)

£5

<3,5

>3

nhưng £5

Độ dầy tối thiểu

Thép không rỉ austenit

2.5  mm

2.5  mm

3  mm

Các loại thép khác

3  mm

3  mm

4  mm

Hợp kim nhôm

4  mm

4  mm

5  mm

Nhôm nguyên chất (99,8%)

6  mm

6  mm

8  mm

 

- Khi sử dụng nước làm chất bảo vệ, việc nạp phốt pho ở nhiệt độ 60OC, tổng thể tích hoá chất và nước không được lớn hơn 98% thể tích bồn chứa.

- Nếu sử dụng khí Ni tơ để làm chất bảo vệ, khi nạp hoá chất ở nhiệt độ 60OC, không được nạp quá 96% thể tích bồn chứa. Không gian còn lại được nạp khí Ni tơ đủ để đảm bảo rằng khi hỗn hợp nguội đi áp suất bên trong bồn chứa cũng không thấp hơn áp suất không khí. Nắp bồn chứa phải đảm bảo đủ kín khí bảo vệ không thể rò rỉ ra ngoài.

- Bồn chứa không được gắn thiết bị gia nhiệt bên trong mà phải sử dụng hệ thống gia nhiệt bên ngoài vỏ. Tuy nhiên, các đường ống tháo phốt pho có thể trang bị thiết bị nung nóng trực tiếp. Thiết bị gia nhiệt đối với vỏ bồn chứa phải có bộ phận kiểm soát nhiệt độ để nhiệt độ gia nhiệt cho bồn chứa không vượt quá nhiệt độ khi nạp vào bồn. Các hệ thống ống dẫn khác đều phải lắp đặt phía trên bồn chứa. Các cửa của bồn chứa phải ở trên vị trí cao hơn mức nạp phốt pho cao nhất và được đóng kín hoàn toàn với nắp có khoá. Bồn chứa phải được trang bị đồng hồ đo xác định mức nạp phốt pho. Trong trường hợp tác nhân bảo vệ là nước thì phải có một đồng hồ đo khác để xác định mức nước được nạp vào bồn chứa.

- Bồn chứa phải được đóng kín và có khoá.

Chú ý: Các phuy, bồn chứa phốt pho dạng huyền phù hoặc dạng chảy sau khi sử dụng nếu chưa được làm sạch phải luôn chứa đầy nước và quản lý tương đương với các phuy, bồn chứa đang sử dụng.

 

PHỤ LỤC SỐ 4

BIỂU TRƯNG HOÁ CHẤT NGUY HIỂM
DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP

 

1. Biểu trưng vật liệu nổ công nghiệp


2. Biểu trưng hóa chất nguy hiểm


3. Báo hiệu nguy hiểm

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2004/TT-BCN ngày 31/12/2004 hướng dẫn Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định "Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ" do Bộ Công nghiệp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.394

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!