VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 292/TB-VPCP
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 8 năm 2019
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI PHIÊN HỌP LẦN THỨ NĂM CỦA ỦY BAN CHỈ
ĐẠO QUỐC GIA VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN, CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA VÀ TẠO THUẬN LỢI
THƯƠNG MẠI
Ngày 31 tháng 7 năm 2019, tại trụ sở Chính phủ, Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ - Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa
ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (sau đây gọi tắt là Ủy
ban chỉ đạo 1899) đã chủ trì Phiên họp lần thứ năm của Ủy ban 1899. Sau khi
nghe Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo 1899 báo cáo, ý kiến của các thành
viên Ủy ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận như sau:
1. Về đánh giá tình hình thực hiện
nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2019:
a) Đánh giá cao Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ
đạo 1899 (Tổng cục Hải quan) đã tổng hợp, chuẩn bị báo cáo đánh giá đầy đủ các
mặt hoạt động và nhiệm vụ đề ra tại Phiên họp lần thứ tư của Ủy ban chỉ đạo
1899 và Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa
ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020 và Bộ Công Thương đã có
báo cáo tình hình phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
b) Trong 6 tháng đầu năm 2019, Cơ quan thường trực
đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tập trung triển khai các nội dung nhiệm
vụ Phiên họp lần thứ tư của Ủy ban chỉ đạo 1899 theo Thông báo số 105/TB-VPCP
ngày 22 tháng 3 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ. Việc thực hiện công tác cải
cách kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu; Quyết định số 1254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa
ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020 đã đạt nhiều kết quả
tích cực.
c) Tuy nhiên, số lượng thủ tục hành chính mọi triển
khai trên Cơ chế một cửa quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2019 còn chậm, mới triển
khai thêm mới được 1 thủ tục hành chính, số lượng còn lại cần triển khai theo kế
hoạch năm 2019 còn nhiều; việc cắt giảm danh mục hàng hóa quản lý và kiểm tra
chuyên ngành còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, Một số văn bản mới được
ban hành theo chỉ đạo cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành của Chính phủ còn
tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc, hoặc chưa phù hợp với quy định của văn bản.
2. Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
và giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách
công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận
lợi thương mại 6 tháng cuối năm 2019, Các Bộ, ngành tiếp tục bám sát triển khai
quyết liệt có hiệu quả các nội dung kết luận tại Phiên họp lần thứ 4 của Chủ tịch
Ủy ban 1899 theo Thông báo số 105/TB-VPCP ngày 22 tháng 3 năm 2019 của Văn
phòng Chính phủ và các Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ về thúc đẩy Cơ chế
một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại. Từ nay đến
cuối năm 2019, các Bộ, ngành tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:
a) Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành khẩn trương
hoàn thành các thủ tục và trình Chính phủ phê duyệt Nghị định quy định về thực
hiện các thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN
và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trình Chính phủ
phê duyệt chậm nhất trong tháng 8 năm 2019.
- Sớm triển khai thủ tục trình Chính phủ phê duyệt
chủ trương xây dựng Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan
Chính phủ với các bên liên quan thông qua Cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa.
- Xem xét, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định số
1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải
cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo
thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020.
- Đôn đốc, kiểm tra, phân bổ, bổ sung dự toán kinh
phí như đề xuất của các Bộ trong năm 2019; đồng thời sớm yêu cầu các Bộ báo cáo
để tổng hợp nhu cầu dự toán kinh phí năm 2020, đến tháng 9 năm 2019 báo cáo
trung ương và tháng 10 năm 2019 báo cáo Quốc hội.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến
độ xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống
công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa
ASEAN theo định hướng xử lý tập trung, trong đó:
+ Cơ quan thường trực (Tổng cục Hải quan) chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện Cổng thông tin một cửa quốc gia vận hành
trên nền tảng, cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước tập trung đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh đáp ứng yêu
cầu: (i) Cung cấp các dịch vụ tiện ích để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các
cơ quan nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc
gia và Cơ chế một cửa ASEAN; (ii) Phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
về kinh tế-xã hội của Chính phủ và chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa
phương; (iii) Kết nối và trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành với các bên liên
quan, giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các đối tác thương mại quốc tế khác.
+ Các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thành việc chuyển
đổi mô hình hệ thống công nghệ thông tin quản lý chuyên ngành từ mô hình xử lý
phân tán sang mô hình xử lý tập trung tại Bộ, ngành; kết nối, trao đổi và chia
sẻ thông tin với Cổng thông tin một cửa quốc gia để hình thành cơ sở dữ liệu quản
lý nhà nước tập trung.
b) Các Bộ, ngành tập trung nguồn lực và đẩy nhanh
tiến độ thực hiện rà soát quy trình thủ tục, chỉ tiêu thông tin, phát triển hệ
thống công nghệ thông tin và các giải pháp liên quan khác nhằm đảm bảo hoàn
thành mục tiêu triển khai chính thức mới 61 thủ tục hành chính trên Cơ chế một
cửa quốc gia trong năm 2019 như đã đề ra từ đầu năm; tiếp tục đẩy mạnh triển
khai cải cách công tác quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu theo tinh thần vừa tạo thuận lợi nhưng cũng tăng cường chống gian lận
thương mại. Trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến quản lý và kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt là các nội dung liên
quan đến kiểm tra nhà nước về hải quan, các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với
Cơ quan thường trực (Tổng cục Hải quan) để các văn bản có tính khả thi và thực
tế đi vào cuộc sống, tránh tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật chồng
chéo, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.
c) Bộ Công an khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính
triển khai kết nối Hệ thống chuyên ngành của Bộ Công an với Cổng thông tin một
cửa quốc gia tiếp nhận thông tin tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh triển
khai Cơ chế một cửa quốc gia đường không; phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn
vị liên quan để nghiên cứu phương án triển khai thủ tục đối với tàu thuyền xuất
nhập cảnh qua Cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng do cơ quan Công an chịu
trách nhiệm quản lý một cách hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan trong quá trình đàm phán trao đổi,
công nhận lẫn nhau về chứng nhận kiểm dịch điện tử với các đối tác thương mại của
Việt Nam.
đ) Cơ quan thường trực (Tổng cục Hải quan) chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng hệ thống đánh giá, đo lường chỉ số hoạt động
của các thủ tục hành chính thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia phục vụ quản
lý, điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ.
3. Về nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh
hanh và phát triển dịch vụ logistics:
a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương nghiên cứu, đánh giá tổng thể việc xây dựng chương trình mục
tiêu, giải pháp phát triển dịch vụ logistics để triển khai Quyết định
200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics
Việt Nam đến năm 2025 và văn bản số 5407/VPCP-KTTH ngày 20 tháng 6 năm 2019 của
Văn phòng Chính phủ, trình Ủy ban 1899 xem xét, phê duyệt.
b) Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ưu tiên phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm cho các Bộ, ngành, địa
phương để kịp thời triển khai đồng bộ các hoạt động đã được phân công tại Quyết
định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ
Công Thương và các địa phương trong công tác xây dựng quy hoạch giao thông đảm
bảo kết nối hiệu quả với quy hoạch trung tâm logistics trên địa bàn cả nước, gắn
quy hoạch trung tâm logistics với quy hoạch cảng cạn; hoàn thiện cơ sở hạ tầng
cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng không; có kế hoạch,
hướng dẫn, khuyến khích và phát triển các doanh nghiệp tích cực triển khai vận
chuyển đa phương thức trong lĩnh vực vận tải nhằm giảm thiểu thời gian và chi
phí logistics. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp
tục xử lý các vấn đề còn tồn tại trong việc thu phí hạ tầng (BOT), phí, phụ phí
tại các cảng đầu mối nhằm cắt giảm các chi phí bất hợp lý và xây dựng các chính
sách khuyến khích đẩy mạnh việc vận tải đa phương thức, kết nối giữa các doanh
nghiệp logistics của Việt Nam với các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan
có liên quan xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê và mô hình xác định chi
phí logistics của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó bao gồm: Các doanh nghiệp
sản xuất, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội lựa chọn một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề để tập
trung đầu tư, hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành logistics. Đồng
thời, thống nhất với các nước trong ASEAN khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng,
tiến tới công nhận các văn bằng, chứng chỉ nghề về logistics nhằm góp phần phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành logistics trong nước nói
riêng và khu vực nói chung.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm hơn
nữa trong việc phát huy tối đa lợi thế về địa lý kinh tế và liên kết vùng, kết
hợp công tác thu hút đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistics nhằm giảm thiểu
thời gian và chi phí logistics cho các doanh nghiệp.
g) Các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện
nghiêm túc Kế hoạch cải thiện chỉ số Hiệu quả logistics của Việt Nam do Bộ Công
Thương ban hành, có báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình triển khai và kết quả thực
hiện định kỳ về Bộ Công Thương để tổng hợp báo cáo chung.
4. Các Bộ, ngành chuẩn bị và dự kiến
kế hoạch triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, công tác quản
lý, kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại cũng như nhiệm vụ nâng
cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trong năm 2020 và gửi
Cơ quan thường trực chậm nhất trong tháng 12 năm 2019; khẩn trương xử lý các kiến
nghị liên quan gồm:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có văn bản hướng
dẫn cụ thể về đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin, thuê thiết bị.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến chính thức gửi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan thường trực về kiến nghị sửa
đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Nghị định số 78/2018/NĐ-CP thực hiện
phân quyền cho các Bộ, ngành trong việc xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc
gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; bãi bỏ quy định phải gửi dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia lấy ý kiến thành viên Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia; cho
phép áp dụng tiêu chuẩn cơ sở trong công bố hợp chuẩn đối với một số chất mới,
sản phẩm mới đưa vào lưu hành.
c) Bộ Tài chính xử lý kiến nghị của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số
145/2009/TTLT-BTC-BKHCN tháo gỡ vướng mắc về kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia và quy chuẩn kỹ thuật.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan biết,
thực hiện./.
Nơi nhận:
- TTg, các Phó TTgCP;
- Các Bộ: TC, CT, CA, GTVT, KHĐT, KH&CN, NG, NN&PTNT, QP, TN&MT,
TT&TT, TP, VHTT&DL, XD, Y tế, NV;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tổng cục Hải quan;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân; TGĐ Cổng TTĐT; Các Vụ: TH, TKBT, KGVX, PL,
QHQT, CN, NN, ĐMDN;
- Lưu: VT, KTTH (3b).
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Mai Thị Thu Vân
|