ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 953/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 19 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH
QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN YẾN SÀO KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Dân sự số
91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số
07/VBHN-VPQH ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Văn phòng Quốc hội về Luật Sở hữu trí
tuệ;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số
122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở
hữu công nghiệp;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số
07/VBHN-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
về hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa
học và Công nghệ tại Tờ trình số 49/TTr-SKHCN ngày 09 tháng 10 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy
chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum.
Điều 3. Giám đốc: Sở Khoa học và Công nghệ,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan và
các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm Yến sào mang
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục Sở hữu trí tuệ;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, PCVPKSX;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.PTP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tháp
|
QUY CHẾ
Quản
lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum
(Kèm
theo Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 19 tháng10 năm 2021 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Kon Tum)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy chế này quy định về việc quản lý
và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum nhằm đảm bảo chất lượng, duy
trì danh tiếng, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh
sản phẩm Yến sào và dịch vụ từ Yến sào có nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy chế này được áp dụng cho việc
quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum cho sản phẩm Yến sào và
dịch vụ từ Yến sào có nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Những nội dung có
liên quan đến việc quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum
không được quy định trong Quy chế này sẽ được áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ
và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Quy chế này áp dụng đối với chủ
sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum, tổ chức quản lý Nhãn hiệu chứng
nhận Yến sào Kon Tum và các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu
chứng nhận Yến sào Kon Tum trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm Yến
sào và dịch vụ từ Yến sào có nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ sử
dụng được hiểu như sau:
1. Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon
Tum: Là nhãn hiệu
chứng nhận được áp dụng cho sản phẩm Yến sào và dịch vụ từ Yến sào có nguồn gốc
trên địa bàn tỉnh Kon Tum, bao gồm phần chữ và phần hình được quy định tại Phụ
lục 01 Quy chế này.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng
nhận: Là văn bản do cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum
cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm Yến sào và dịch vụ từ
Yến sào có nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đáp ứng các điều kiện theo quy
định tại Quy chế này.
Điều 4. Chủ sở hữu và cơ quan quản
lý nhãn hiệu chứng nhận
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum là
chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ủy
quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum quản lý nhãn hiệu
chứng nhận Yến sào Kon Tum.
Điều 5. Điều kiện được cấp quyền sử
dụng Nhãn hiệu chứng nhận
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh sản phẩm và dịch vụ từ Yến sào Kon Tum có nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Kon
Tum được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có hoạt động sản xuất, kinh doanh
sản phẩm và dịch vụ từ Yến sào nằm trong phạm vi vùng chứng nhận theo Bản đồ
tại Phụ lục 02 Quy chế này.
2. Sản phẩm, dịch vụ yêu cầu cấp
quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận nằm trong danh mục các sản phẩm, dịch vụ tại
Điều 7 Quy chế này.
3. Sản phẩm, dịch vụ yêu cầu cấp
quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận phải đáp ứng tiêu chí chứng nhận được quy
định tại Điều 8 Quy chế này.
4. Sản phẩm được Tổ chức chứng nhận
hoặc cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm được chứng nhận theo quy
định.
5. Cam kết thực hiện nghiêm túc và
đầy đủ các nội dung trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
của Quy chế này.
6. Chấp hành tốt các quy định của
pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Khu vực địa lý mang Nhãn
hiệu chứng nhận
Khu vực địa lý mang Nhãn hiệu chứng
nhận là vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm Yến sào và dịch vụ từ Yến sào có
nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum, được thể hiện trong bản đồ khu vực địa lý
tại Phụ lục 02 Quy chế này.
Chương II
SẢN PHẨM VÀ CHẤT LƯỢNG
MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 7. Sản phẩm, dịch vụ mang Nhãn
hiệu chứng nhận
1. Sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng
nhận Yến sào Kon Tum gồm:
a) Yến thô (Tổ yến chưa làm sạch).
b) Yến tươi (Tổ yến tươi làm sạch). c) Yến tinh chế.
d) Yến chưng.
đ) Nước Yến các loại (chế biến từ tổ
yến).
2. Dịch vụ mang Nhãn hiệu chứng nhận
gồm:
a) Dịch vụ mua bán sản phẩm Yến sào
Kon Tum mang Nhãn hiệu chứng nhận theo Khoản 1, Điều 7 của Quy chế này.
b) Dịch vụ quảng cáo, quảng bá sản
phẩm Yến sào Kon Tum mang Nhãn hiệu chứng nhận theo Khoản 1, Điều 7 của Quy chế
này.
Điều 8. Chất lượng sản phẩm mang
nhãn hiệu chứng nhận
Các đặc tính chất lượng sản phẩm
mang nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum được thể hiện tại Phụ lục 03 của Quy
chế này.
Điều 9. Tiêu chí chứng nhận và
phương pháp đánh giá
1. Tiêu chí chứng nhận
a) Sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng
nhận phải đáp ứng tiêu chí chứng nhận về nguồn gốc địa lý và chỉ tiêu chất
lượng sản phẩm Yến sào chỉ được mang Nhãn hiệu chứng nhận khi được nuôi, thu
hoạch và chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum và tuân thủ các quy định về chất
lượng được quy định tại Phụ lục 03 Quy chế này.
b) Dịch vụ mang Nhãn hiệu chứng nhận
phải đáp ứng tiêu chí chứng nhận về nguồn gốc địa lý, dịch vụ mang Nhãn hiệu
chứng nhận phải là các dịch vụ liên quan đến sản phẩm Yến sào Kon Tum đã được
cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận.
2. Phương pháp đánh giá
a) Phương pháp đánh giá cảm quan và
phương pháp đánh giá thông qua thẩm định hồ sơ, thẩm định trực tiếp tại tổ chức
yêu cầu cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận.
b) Việc đánh giá được thực hiện bởi
cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận.
Chương III
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của cơ
quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận
1. Phổ biến và cung cấp đầy đủ thông
tin về trách nhiệm, quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng Nhãn hiệu chứng
nhận.
2. Tiếp nhận đăng ký sử dụng Nhãn
hiệu chứng nhận của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Quy chế này.
3. Tổ chức triển khai các hoạt động
cấp, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận theo
quy định tại Quy chế này.
4. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng Nhãn hiệu chứng nhận.
5. Ban hành các hướng dẫn về việc in
ấn Nhãn hiệu chứng nhận và chi phí của tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận.
6. Tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu
nại, tố cáo về các hành vi vi phạm Quy chế này.
7. Phối hợp với cơ quản lý nhà nước
của tỉnh có liên quan phát triển nhãn hiệu chứng nhận.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
1. Quyền lợi:
a) Được sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
kèm nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh
doanh, quảng cáo và các giấy tờ giao dịch khác cho sản phẩm Yến sào Kon Tum đã
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận.
b) Được khai thác, sử dụng và hưởng
các lợi ích kinh tế phát sinh từ việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận.
c) Được tham gia vào các chương
trình tập huấn, đào tạo về quản lý, sử dụng, quảng bá nhãn hiệu chứng nhận và
hưởng các chính sách hiện hành của Nhà nước về hỗ trợ phát triển tài sản trí
tuệ, hỗ trợ sử dụng và phát triển sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận.
d) Được quyền tham gia đề xuất các ý
kiến liên quan đến việc quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận.
đ) Được quyền khiếu nại khi phát
hiện bị xâm phạm quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum đã được
cấp.
e) Được thực hiện các quyền tự bảo
vệ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ:
a) Sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận theo
quy định tại Phụ lục 01 Quy chế này và hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhãn hiệu
chứng nhận.
b) Chỉ được sử dụng Nhãn hiệu chứng
nhận cho sản phẩm Yến sào Kon Tum đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận.
c) Đảm bảo chất lượng sản phẩm mang
Nhãn hiệu chứng nhận; duy trì, bảo vệ và phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối
với Nhãn hiệu chứng nhận.
d) Thông báo đến Cơ quan quản lý
Nhãn hiệu chứng nhận khi không còn nhu cầu sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận.
đ) Nộp chi phí theo quy định cho
hoạt động cấp và duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng
nhận.
e) Báo cáo tình hình sử dụng Nhãn
hiệu chứng nhận định kỳ vào ngày 25 tháng
12 hàng năm và đột xuất khi có yêu
cầu của cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận.
Chương IV
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN
HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 12. Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan
quản lý Nhãn hiệu chứng nhận và bản sao các tài liệu liên quan theo quy định
của Quy chế này.
2. Trường hợp Đơn đăng ký không hợp
lệ thì chậm nhất là sau 05 (năm) ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng
nhận có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
3. Trong thời hạn tối đa 10 (mười)
ngày làm việc sau khi nhận được Đơn đăng ký hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ
quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu
chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đó.
Điều 13. Giấy chứng nhận quyền sử
dụng Nhãn hiệu chứng nhận
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum theo Mẫu kèm theo Quy chế này.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum được lập 01 (một) bản chính trao cho tổ
chức, cá nhân. Cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận mở sổ theo dõi việc cấp,
đình chỉ và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận theo quy
định.
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung và cấp lại
Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
1. Những trường hợp sau đây được sửa
đổi, bổ sung và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận:
a) Giấy chứng nhận hết hạn.
b) Có sự thay đổi nội dung thông tin
trong Giấy chứng nhận đã cấp. c) Giấy chứng nhận bị mờ, rách nát, thất lạc.
2. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ
sung và cấp lại Giấy chứng nhận:
a) Trường hợp Giấy chứng nhận hết
hạn: Trình tự, thủ tục thực hiện như cấp Giấy chứng nhận lần đầu.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận thay
đổi nội dung thông tin hay bị mờ, rách nát, thất lạc: Tổ chức, cá nhân gửi văn
bản đến cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận nêu rõ lý do đề nghị sửa đổi, bổ
sung, cấp lại và kèm theo Giấy chứng nhận gốc (trừ trường hợp bị thất lạc).
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm
việc, cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận cho tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp không cấp lại Giấy chứng
nhận, cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý
do cho tổ chức, cá nhân.
Điều 15. Đình chỉ quyền sử dụng Nhãn
hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân bị đình chỉ
quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum trong trường hợp không đáp
ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Thời hạn tạm đình chỉ tối đa
không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày cơ quan quản lý ra Quyết định đình chỉ.
3. Trong thời hạn bị đình chỉ, tổ
chức, cá nhân không được sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum dưới bất
kỳ hình thức nào.
4. Tổ chức, cá nhân được quyền sử
dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum trở lại khi đã khắc phục được những
vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục kèm theo tài liệu chứng minh và được cơ
quan quản lý Nhãn hiệu ra Quyết định cho phép sử dụng lại.
Điều 16. Thu hồi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy
chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận trong các trường hợp sau:
a) Khi không còn nhu cầu sử dụng và
tự đề nghị thu hồi.
b) Sau 06 (sáu) tháng bị đình chỉ
vẫn chưa khắc phục được vi phạm.
c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư
hoặc bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
d) Khi vi phạm quy định tại Điều 19
Quy chế này.
2. Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận,
tổ chức, cá nhân phải dừng ngay việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon
Tum dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Tổ chức, cá nhân không được xem
xét cấp lại Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum trong vòng 01 (một) năm tính
từ ngày ra Quyết định thu hồi.
Điều 17. Kiểm tra việc sử dụng Nhãn
hiệu chứng nhận
1. Đơn vị quản lý tiến hành kiểm tra
đối với tổ chức, cá nhân sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum trên địa
bàn như sau:
a) Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận trong vòng 06 (sáu) tháng kể từ ngày cấp.
b) Kiểm tra định kỳ 01 (một) năm một
lần kể từ năm thứ hai trở đi.
2. Thành lập Tổ kiểm tra việc sử
dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum: Tổ kiểm tra do cơ quan quản lý Nhãn
hiệu chứng nhận quyết định thành lập. Tổ kiểm tra gồm các cơ quan có liên quan
về quản lý Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu gốc về
điều kiện được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum.
b) Kiểm tra hiện trạng cơ sở sản
xuất, chế biến, kinh doanh Yến sào Kon Tum.
c) Lấy mẫu sản phẩm để phân tích các
chỉ tiêu chất lượng trong trường hợp xét thấy chất lượng các sản phẩm Yến sào
Kon Tum không đảm bảo chất lượng.
Điều 18. Kinh phí về quản lý và phát
triển Nhãn hiệu chứng nhận
1. Từ nguồn thu của người sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận và của cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận.
2. Từ các nguồn tài trợ, các khoản
thu hợp pháp khác.
Chương V
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Các hành vi vi phạm
1. Làm trái các quy định của Quy chế
này.
2. Những hành vi xâm phạm quyền sở
hữu và quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của pháp luật.
3. Tự ý chuyển giao quyền sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum dưới bất kì hình thức nào, kể cả trường
hợp tự cho phép sử dụng giữa các đơn vị thành viên trực thuộc hoặc đơn vị chủ
quản.
Điều 20. Hình thức xử lý vi phạm
Tùy theo mức độ, các hành vi xâm
phạm quyền sở hữu và quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận có thể bị xử phạt như
sau:
1. Tạm đình chỉ hoặc thu hồi quyền
sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
tại Khoản 1, Điều 19 Quy chế này.
2. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử
lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
tại Khoản 2, 3 Điều 19 Quy chế này.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Trách nhiệm phát hiện và xử
lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân khi phát
hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu chứng nhận Yến
sào Kon Tum đều có quyền và nghĩa vụ yêu cầu cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng
nhận xử lý vi phạm theo quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật
hiện hành có liên quan.
2. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh
khi sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Quy chế
này. Trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy chế và các quy
định pháp luật hiện hành.
3. Cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng
nhận có trách nhiệm theo dõi và xử lý các trường hợp sai phạm hoặc kiến nghị
các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi, vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Cơ chế giải quyết tranh
chấp về Nhãn hiệu chứng nhận
1. Đối với các tranh chấp xảy ra
trong nội bộ giữa các thành viên được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
Yến sào Kon Tum thì cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận có trách nhiệm chủ trì
giải quyết.
2. Đối với các tranh chấp về Nhãn
hiệu chứng nhận với bên ngoài (của thành viên được quyền sử dụng Nhãn hiệu
chứng nhận hoặc cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận với các cá nhân, tổ chức
bên ngoài) thì cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận đại diện giải quyết
theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các tranh chấp giữa cơ
quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận với cá nhân, tổ chức sử dụng Nhãn hiệu chứng
nhận Yến sào Kon Tum sẽ do cơ quan quản lý Nhãn hiệu giải quyết lần đầu và Ủy
ban nhân dân tỉnh Kon Tum giải quyết lần cuối.
Điều 23. Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành
tích trong quá trình quản lý, sử dụng và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận Yến
sào Kon Tum được khen thưởng theo quy định.
Điều 24. Điều khoản thi hành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn là cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận:
a) Thực hiện việc quản lý và sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Tổ chức triển khai thực hiện quản
lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại Quy chế này trong phạm vi
được ủy quyền.
c) Phối hợp với các cơ quan chức năng,
tổ chức chứng nhận, các tổ chức, cá nhân có liên quan đẩy mạnh việc sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận nhằm nâng tầm sản phẩm Yến sào thị trường trong nước và
ngoài nước.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế
này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh đến cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng
nhận để chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, tổng hợp
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 01
BIỂU
TRƯNG (LOGO) NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN YẾN SÀO KON TUM
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của Ủy ban Nhân
dân tỉnh Kon Tum)
Nhóm 03: Mỹ phẩm có chứa yến sào
hoặc chiết xuất từ yến sào.
Nhóm 05: Thực phẩm chức năng chứa
yến sào hoặc chiết xuất từ yến sào (dùng cho mục đích y tế); rượu bổ chứa yến
sào (thực phẩm chức năng).
Nhóm 29: Yến sào (tổ chim ăn được);
yến sào đã qua sơ chế; yến sào tinh chế; yến sào chế biến; thực phẩm làm từ yến
sào (như chè yến, yến chưng đường phèn, súp yến).
Nhóm 32: Nước giải khát làm từ yến
sào (đồ uống không cồn); nước yến (đồ uống không cồn).
Nhóm 35: Mua bán, xuất nhập khẩu các
loại hàng hoá gồm: Mỹ phẩm có chứa yến sào hoặc chiết xuất từ yến sào, thực
phẩm chức năng chứa yến sào hoặc chiết xuất từ yến sào (dùng cho mục đích y
tế), rượu bổ chứa yến sào (thực phẩm chức năng), yến sào (tổ chim ăn được), yến
sào đã qua sơ chế, yến sào tinh chế, yến sào chế biến, thực phẩm làm từ yến sào
(như chè yến, yến chưng đường phèn, súp yến).
PHỤ LỤC 02
BẢN ĐỒ
VÙNG ĐỊA LÝ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN YẾN SÀO KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 19 tháng10 năm 2021 của Ủy ban Nhân
dân tỉnh Kon Tum)
PHỤ LỤC 03
CHỈ TIÊU
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN YẾN SÀO KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Kon Tum)
I. Nguồn gốc, xuất xứ: Yến được nuôi, khai thác và chế biến
trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Kèm theo bản đồ Phụ lục II của Quy chế này).
II. Tiêu chí chất lượng của các sản
phẩm Yến sào mang Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum:
1. Yến thô (Tổ yến chưa làm sạch)
1.1. Quy trình sản xuất: Tổ yến đủ 3 tháng trở lên (tính
từ ngày chim làm tổ đến khi chim non ra khỏi tổ) thì thu hoạch. Tổ yến sau
khi thu hoạch để nguyên, đóng gói và tiêu thụ.
1.2. Chất lượng sản phẩm:
a. Thành phần: Tổ yến thô 100%
b. Cảm quan:
- Trạng thái: Có hình dạng đặc trưng
của tổ yến, yến nguyên tổ còn lông
- Màu sắc: Màu trắng đục
- Mùi: Mùi tanh nhẹ đặc trưng, không
có mùi lạ;
- Vị: Không vị, không có vị lạ.
c. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Hàm
lượng Protein
|
%
|
≤ 5
|
2
|
Độ ẩm
|
%
|
≤ 5,48
|
d. Các chỉ tiêu kim loại nặng: Theo
TCVN 8-2:2011/BYT
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Hàm
lượng chì (Pb)
|
mg/kg
|
≤ 3
|
2
|
Hàm
lượng Cadimi (Cd)
|
mg/kg
|
≤ 1
|
3
|
Hàm
lượng thủy ngân (Hg)
|
mg/kg
|
≤ 0,1
|
đ. Các chỉ tiêu vi sinh vật
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Tổng số
vi sinh vật hiếu khí
|
CFU/g
|
≤ 104
|
2
|
Coliforms
|
CFU/g
|
≤ 10
|
3
|
Escherichia
coli
|
CFU/g
|
Không
có
|
4
|
Vi
khuẩn đường ruột
(Streptococci
faecal)
|
CFU/g
|
Không
có
|
5
|
Pseudomonas
earuginosa
|
CFU/g
|
Không
có
|
6
|
Clostridium
perfringens
|
CFU/g
|
Không
có
|
7
|
Staphylococcus
aureus
|
CFU/g
|
Không
có
|
8
|
Tổng số
bào tử nấm men- mốc
|
CFU/g
|
≤ 10
|
2. Yến tươi (Tổ yến tươi làm sạch)
2.1. Quy trình sản xuất: Tổ yến đủ 3 tháng trở lên (tính
từ ngày chim làm tổ đến khi chim non ra khỏi tổ) thì thu hoạch. Tổ yến sau
khi thu hoạch nhặt hết lông chim, tạo dáng sản phẩm, đóng gói và tiêu thụ.
2.2. Chất lượng sản phẩm:
a. Thành phần: Tổ yến tươi 100%
b. Cảm quan:
- Trạng thái: Có hình dạng đặc trưng
của tổ yến
- Màu sắc: Màu trắng ngà
- Mùi: Mùi tanh nhẹ, thơm đặc trưng,
không có mùi lạ;
- Vị: Không vị, không có vị lạ.
c. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Độ ẩm
|
%
|
≤ 50
|
2
|
Hàm
lượng tạp chất
|
%
|
Không
có
|
3
|
Nitrite
|
mg/kg
|
Không
có
|
d. Các chỉ tiêu kim loại nặng: Theo
TCVN 8-2:2011/BYT
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Hàm
lượng chì (Pb)
|
mg/kg
|
≤ 3
|
2
|
Hàm
lượng Cadimi (Cd)
|
mg/kg
|
≤ 1
|
3
|
Hàm
lượng thủy ngân (Hg)
|
mg/kg
|
≤ 0,1
|
4
|
Hàm
lượng Asen (As)
|
mg/kg
|
≤ 1
|
đ. Các chỉ tiêu vi sinh vật
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Salmonella
|
Định
tính/25g
|
0
|
2
|
Bacillus
cereus
|
CFU/g
|
≤ 10
|
3
|
Escherichia
coli
|
CFU/g
|
Không
có
|
4
|
Staphylococcus
aureus
|
CFU/g
|
Không
có
|
5
|
Tổng số
bào tử nấm men - mốc
|
CFU/g
|
≤ 10
|
3. Yến tinh chế
3.1. Quy trình sản xuất: Tổ yến đủ 3 tháng trở lên (tính
từ ngày chim làm tổ đến khi chim non ra khỏi tổ) thì thu hoạch. Tổ yến sau
khi thu hoạch nhặt hết lông chim, tạo dáng sản phẩm, sấy, đóng gói và tiêu thụ.
3.2. Chất lượng sản phẩm:
a. Thành phần: Tổ yến tinh chế 100%
b. Cảm quan:
- Trạng thái: Có hình dạng đặc trưng
của tổ yến, tổ yến sạch lông
- Màu sắc: Màu trắng ngà
- Mùi: Mùi tanh nhẹ, thơm đặc trưng,
không có mùi lạ;
- Vị: Không vị, không có vị lạ.
c. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Hàm
lượng Protein
|
%
|
≤ 50
|
2
|
Hàm
lượng tạp chất
|
%
|
Không
có
|
d. Các chỉ tiêu kim loại nặng: Theo
TCVN 8-2:2011/BYT
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Hàm
lượng chì (Pb)
|
mg/kg
|
≤ 3
|
2
|
Hàm
lượng Cadimi (Cd)
|
mg/kg
|
≤ 1
|
đ. Các chỉ tiêu vi sinh vật
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Tổng số
vi sinh vật hiếu khí
|
CFU/g
|
≤ 104
|
2
|
Coliforms
|
MPN/g
|
≤ 10
|
3
|
Escherichia
coli
|
MPN/g
|
Không
có
|
4
|
Clostridium
perfringens
|
CFU/g
|
Không
có
|
5
|
Staphylococcus
aureus
|
MPN/g
|
Không
có
|
6
|
Tổng số
bào tử nấm men - mốc
|
CFU/g
|
≤ 10
|
4. Yến chưng
4.1. Quy trình sản xuất: Tổ yến đủ 3 tháng trở lên (tính
từ ngày chim làm tổ đến khi chim non ra khỏi tổ) thì thu hoạch. Tổ yến sau
khi thu hoạch nhặt hết lông chim, làm sạch, bổ sung nước, đường phèn, chất ổn
định (INS406), chất điều chỉnh độ acid (INS327), chất nhũ hóa (INS331iii) theo
tỷ lệ nhất định, đóng hủ thủy tinh và tiêu thụ.
4.2. Chất lượng sản phẩm:
a. Thành phần: Nước 55%, tổ yến 25%, đường phèn 15%,
chất ổn định (INS406), chất điều chỉnh độ acid (INS327), chất nhũ hóa
(INS331iii).
b. Cảm quan:
- Trạng thái: Dạng sệt, bên trong có
các sợi yến trôi lơ lững, không cặn và vật thể lạ.
- Màu sắc: Màu trắng đục của nước
yến
- Mùi: Mùi thơm đặc trưng của nước
yến, không có mùi lạ;
- Vị: Ngọt nhẹ, đặc trưng của nước
yến, không có vị lạ.
c. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
yêu cầu
|
1
|
Protein
(N*6,25)
|
%
|
0,16-0,28
|
2
|
Can xi
|
%
|
29,7-54,9
|
d. Các chỉ tiêu kim loại nặng: Theo
QCVN 6-2:2010/BYT
STT
|
Tên chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Giới hạn tối đa
|
1
|
Hàm lượng chì (Pb)
|
mg/kg
|
0,05
|
đ. Các chỉ tiêu vi sinh vật: Theo
QCVN 6-2:2010/BYT
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Giới
hạn tối đa
|
1
|
Tổng số
vi sinh vật hiếu khí
|
CFU/ml
|
102
|
2
|
Coliforms
|
CFU/ml
|
10
|
3
|
E. Coli
|
CFU/ml
|
Không
có
|
4
|
Staphylococcus
aureus
|
CFU/ml
|
Không
có
|
5
|
Steptococci
faecal
|
CFU/ml
|
Không
có
|
6
|
P.
aeruginosa
|
CFU/ml
|
Không
có
|
7
|
Clostridium
perfringens
|
CFU/ml
|
Không
có
|
8
|
Tổng số
bào tử nấm men - mốc
|
CFU/ml
|
10
|
5. Nước Yến các loại (chế biến từ tổ
yến)
5.1. Quy trình sản xuất: Tổ yến đủ 3 tháng trở lên (tính
từ ngày chim làm tổ đến khi chim non ra khỏi tổ) thì thu hoạch. Tổ yến sau
khi thu hoạch nhặt hết lông chim, làm sạch, đưa vào dây chuyền chế biến, đóng
hủ thủy tinh và tiêu thụ.
5.2. Chất lượng sản phẩm:
a. Cảm quan:
- Trạng thái: Dạng sệt, bên trong có
các sợi yến, không có cặn và vật thể lạ.
- Màu sắc: Màu trắng đục của nước yến
- Mùi: Mùi thơm đặc trưng của nước
yến, không có mùi lạ;
- Vị: Ngọt nhẹ, đặc trưng của nước
yến, không có vị lạ.
b. Thành phần
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
công bố
|
1
|
Hàm
lượng Yến
|
%
|
≥ 25%
(Tổ yến)
|
2
|
Thành
phần khác cấu tạo nên sản phẩm
|
g/ml
|
Theo
nhà sản xuất
|
3
|
Chất
bảo quản
|
%
|
Không
có
|
4
|
Dung
tích
|
ml/lít
|
Theo
nhà sản xuất
|
c. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Mức
yêu cầu
|
1
|
Protein
(N*6,25)
|
%
|
0,16-0,28
|
2
|
Can xi
|
%
|
29,7-54,9
|
d. Các chỉ tiêu kim loại nặng: Theo
QCVN 6-2:2010/BYT
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Giới
hạn tối đa
|
1
|
Hàm
lượng chì (Pb)
|
mg/kg
|
0,05
|
đ. Các chỉ tiêu vi sinh vật: Theo
QCVN 6-2:2010/BYT
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Giới
hạn tối đa
|
1
|
Tổng số
vi sinh vật hiếu khí
|
CFU/ml
|
102
|
2
|
Coliforms
|
CFU/ml
|
10
|
3
|
E. Coli
|
CFU/ml
|
Không
có
|
4
|
Staphylococcus
aureus
|
CFU/ml
|
Không
có
|
5
|
Steptococci
faecal
|
CFU/ml
|
Không
có
|
6
|
P.
aeruginosa
|
CFU/ml
|
Không
có
|
7
|
Clostridium
perfringens
|
CFU/ml
|
Không
có
|
8
|
Tổng số
bào tử nấm men - mốc
|
CFU/ml
|
10
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ
NGHỊ
Cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Kon Tum
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:
........................................................................
Địa chỉ:
...........................................................................................................
Điện thoại:
.......................................................................................................
Email:
.............................................................................................................
Quyết định thành lập hoặc giấy phép
kinh doanh (nếu có): ..........................
Căn cứ Quy chế Quản lý và sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum ban hành kèm theo Quyết định số …./QĐ-UBND
ngày … tháng … năm … của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum;
Đối chiếu với điều kiện cụ thể của
đơn vị, tôi/chúng tôi đề nghị được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu
chứng nhận Yến sào Kon Tum, Loại sản phẩm, dịch vụ mang Nhãn hiệu chứng nhận
Yến sào Kon Tum đề nghị: Sản phẩm đề nghị:
...........................................................................................
Dịch vụ đề nghị:
..............................................................................................
Quy mô sản xuất, kinh doanh:
.......................................................................
Địa điểm sản xuất, kinh doanh:
......................................................................
Tôi/ Chúng tôi cam đoan những thông
tin nêu trên là đúng sự thật; đồng thời cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
các yêu cầu của chủ sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận quy định về quản lý và sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum.
|
…,
ngày… tháng… năm….
Tổ chức, cá
nhân đề nghị
(ký tên, đóng
dấu)
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
CAM KẾT
Về
việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
Yến sào Kon Tum
Kính gửi:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum
Tên (đơn vị, cá nhân):
..............................................................................................
Địa chỉ:
.....................................................................................................................
Điện thoại:.................................................................................................................
Email:
.......................................................................................................................
Quyết định thành lập hoặc giấy phép
kinh doanh (nếu có): ....................................
Sau khi được cấp quyền sử dụng Nhãn
hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum, tôi/ chúng tôi xin cam kết thực hiện các nội
dung như sau:
1. Sử dụng đúng và chính xác Nhãn
hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo;
2. Chỉ sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
cho sản phẩm và dịch vụ đã được chủ sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận;
3. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng
kèm với nhãn hiệu chính thức của đơn vị, nhưng không sử dụng Nhãn hiệu chứng
nhận làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm, dịch vụ của mình;
4. Không chuyển nhượng hay chuyển
giao quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào;
5. Chấp hành chế độ kiểm tra định kỳ
hoặc đột xuất của chủ sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận về việc sử dụng nhãn hiệu của
đơn vị;
6. Nộp đầy đủ các khoản phí theo quy
định;
7. Thực hiện đầy đủ các nội dung của
Bản cam kết này và các quy định tại Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng
nhận Yến sào Kon Tum;
8. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ
các quy định liên quan đến việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo
vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phát triển giá trị tài sản trí tuệ
đối với Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum;
9. Duy trì và bảo đảm chất lượng sản
phẩm, dịch vụ mang Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum.
Nếu vi phạm những điều đã cam kết
trên, tôi/ chúng tôi xin chịu mọi hình thức xử lý theo quy định của pháp
luật./.
|
…,
ngày… tháng… năm….
Tổ chức, cá nhân cam kết
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ
NGHỊ
Về
việc cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum
Kính gửi:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ
NGHỊ
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:
...........................................................................................
Địa chỉ:
.............................................................................................................................
Điện thoại:
.........................................................................................................................
Email:
................................................................................................................................
Quyết định thành lập hoặc giấy phép
kinh doanh (nếu có): .............................................
II. NỘI DUNG YÊU CẦU
Tôi/Chúng tôi đề nghị được cấp lại
Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum.
- Số Giấy chứng nhận (được cấp lần
đầu): .............................................................
Cấp ngày:
...............................................................................................................
- Lý do đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ
sung: .................................................................
Giấy chứng nhận bị mất
Giấy chứng nhận bị hư hỏng
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử
dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum.
III. CẬP NHẬT THÔNG TIN
Sản phẩm đề nghị cấp:
......................................................................................................
Dịch vụ để nghị
cấp:……………………………………………………………………..
Địa điểm sản xuất, kinh doanh:
........................................................................................
Tôi/Chúng tôi cam đoan những thông
tin nêu trên là đúng sự thật; đồng thời cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
các quy định của Chủ sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum./.
|
…………………….,
ngày… tháng… năm….
Người đề nghị
(ký tên, đóng dấu)
|
UBND TỈNH KON TUM
SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-SNN
|
Kon Tum, ngày … tháng … năm …
|
GIẤY
CHỨNG NHẬN
QUYỀN
SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN YẾN SÀO KON TUM
Số:…
Chủ Giấy chứng nhận: (Tên tổ chức/cá nhân được cấp, địa
chỉ)
Cấp theo Quyết định số: …/QĐ-SNN, ngày: …/…/…
Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết ba
(03) năm (có thể gia hạn)./.
GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
SỐ: …
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận có quyền:
a) Gắn Nhãn hiệu chứng nhận trên bao
bì, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo cho các
loại sản phẩm Yến sào đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận Yến sào Kon Tum do mình sản xuất, kinh doanh.
b) Có quyền khai thác, sử dụng và
thụ hưởng các lợi ích phát sinh từ Nhãn hiệu chứng nhận.
c) Được sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
kèm với nhãn hiệu riêng, không được sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận làm nhãn hiệu
chính cho sản phẩm Yến sào khác của mình.
d) Được tham gia các chương trình
quảng bá, phát triển Nhãn hiệu chứng nhận do chủ sở hữu chứng nhận và tổ chức,
cá nhân khác tổ chức.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ:
a) Sử dụng đúng và chính xác Nhãn
hiệu chứng nhận gồm cả phần chữ và phần hình
theo mẫu đã được cấp.
b) Chỉ sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
cho các loại sản phẩm Yến sào được liệt kê trong Giấy chứng nhận này.
c) Tuân thủ các quy định do Chủ sở
hữu Nhãn hiệu chứng nhận ban hành./.