UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 934/QĐ-UBND
|
Yên Bái, ngày 17
tháng 5 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI 5 NĂM 2016 -
2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014
của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày
22/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVII, kỳ họp thứ 16 về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 55/TTr-SKHĐT ngày 13 tháng 5 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2016 - 2020.
Điều
2.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành triển khai, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các nội
dung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh phê duyệt tại Quyết
định này.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở,
ban, ngành; chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ
quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày
ký./.
Nơi nhận:
-
Như Điều
3;
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Bộ
Kế hoạch và
Đầu
tư;
-
Tổng
cục Thống kê;
-
TT. Tỉnh
ủy, TT. HĐND tỉnh;
-
Chủ
tịch, các
Phó CT UBND tỉnh;
-
Ủy
ban MTTQVN tỉnh và
các đoàn thể;
-
Chánh VP, các Phó CVP UBND tỉnh;
-
Các chuyên viên tham mưu;
- Trung tâm Cổng
Thông
tin điện
tử tỉnh;
-
Lưu: VT, VX, TH.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Thị
Thanh Trà
|
KẾ
HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI 5 NĂM
2016 - 2020
(Phê
duyệt
kèm
theo Quyết
định số:934/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Phần
I
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Mục
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỀ CÁC NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM
2011 - 2015
Thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII và các Nghị quyết của Ban Chấp
hành
Trung ương Đảng,
trong bối cảnh tình
hình thế
giới có
nhiều
diễn biến phức tạp và
những
khó khăn
của
nền kinh tế trong nước, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, sự điều hành linh hoạt của Ủy ban
nhân dân
tỉnh,
sự cố gắng nỗ lực của các
cấp,
các
ngành, địa
phương và
toàn thể
nhân
dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả
quan trọng và
khá toàn diện.
I. KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2015
Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra 16 chỉ tiêu về phát triển kinh tế -
xã hội. Đến hết
năm 2015, so với mục tiêu
Đại
hội: có
14 chỉ
tiêu đạt và vượt, 02 chỉ tiêu không hoàn thành
(Tốc
độ tăng tổng sản phẩm trên
địa
bàn bình
quân 5 năm 2011 - 2015 đạt 11,33%/mục tiêu 13,5% và Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới: đạt
3,95%/mục tiêu
15-20% số
xã,
tương đương với
6 xã/23
xã), kết
quả các
chỉ
tiêu chủ yếu theo
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII và Nghị quyết kỳ
họp lần thứ 12 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2015
chi tiết tại Phụ lục I gửi kèm theo.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CÂN ĐỐI LỚN CỦA NỀN KINH TẾ
1. Cân đối vốn đầu tư
phát
triển
Trong những năm qua,
tỉnh đã
thực
hiện đồng bộ các
giải
pháp và
chính sách huy động
các nguồn vốn, thu hút được nhiều
nguồn lực cho đầu tư phát
triển,tổng
vốn đầu tư phát
triển
hàng năm
đều
tăng, góp
phần
thúc đẩy tăng
trưởng và
chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tổng vốn đầu
tư phát
triển
giai đoạn 2011-2015 đạt 41.573,96 tỷ đồng (tăng 18,37% so với Nghị quyết Đại
hội), trong đó:
Vốn
nhà nước 17.435,18 tỷ đồng
(chiếm 41,91% tổng vốn), vốn ngoài nhà nước 22.863,34 tỷ đồng
(chiếm 55%); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 822,11 tỷ đồng (chiếm 2%;)
vốn khác
454,33 tỷ
đồng (chiếm 1,09% tổng vốn). Tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đã giảm từ 54,93%
năm 2011 xuống 41,14% năm 2015.
Vốn ngân sách nhà nước trong cơ
cấu vốn đầu tư đã
giảm
đáng kể, từ 41,69%
năm 2011 xuống còn
37,88% năm 2015; vốn của dân cư và tư nhân tăng từ 56,68% năm 2011 lên 58,82% năm 2015.
Tuy nhiên, vốn
ngân
sách nhà nước
vẫn còn
chiếm
tỷ lệ cao, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chiếm tỷ lệ thấp.
2. Cân đối ngân sách nhà nước
a)Thu ngân
sách nhà nước
Trong giai đoạn 2011-2015
Luật Thuế và
nhiều
chính
sách thuế
được sửa đổi bổ sung, tỉnh đã ban hành mới 28 loại phí và 11 loại lệ phí, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý thu phí và lệ phí, góp phần tăng thu
cho ngân
sách nhà nước.
Thực hiện chính
sách quản
lý ngân
sách nhà nước,
tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số
34/2010/QĐ-UBND ngày
10/12/2010 quy định
phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu cho các cấp ngân sách tương đối đồng bộ, làm cơ sở để phân chia hợp lý nguồn lực cho các cấp ngân sách.
Thu ngân sách
nhà nước
trên địa bàn năm 2011 đạt 860 tỷ
đồng, năm 2014 đạt 1.416 tỷ đồng, năm 2015 là 1.749 tỷ đồng. Bình quân giai đoạn 2011-2015
tăng 16,6%/năm. Tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách tăng từ 6,8% năm 2011 lên 8,47% năm 2015.
b) Chi ngân sách nhà nước
Hoạt động chi ngân sách trên cơ sở tiết kiệm chi thường xuyên, quản lý chặt chẽ chi đầu tư từ ngân sách nhà nước,
bảo đảm chi tiêu công hiệu quả, tiết kiệm, công
khai, minh bạch, đảm bảo các chính sách chế độ đã ban hành, chi an sinh xã hội,
chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ, văn hóa,
thông tin, y tế, bảo vệ môi trường;
chi cho quốc phòng an ninh; chi cho đầu tư phát
triển gắn với tái cơ cấu
đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư,
thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế; rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân
sách, chống thất thoát, lãng phí. Kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa
thật cấp bách.
Thực
hiện cơ cấu chi ngân
sách theo hướng
ưu tiên
nguồn
lực cho đầu tư phát
triển,
cải cách
chế
độ tiền lương, các
chính sách an sinh xã hội.
Chi ngân sách
địa
phương năm 2011 là
5.085 tỷ
đồng, năm 2014 là
8.143 tỷ
đồng, năm 2015 là
8.208 tỷ
đồng. Bình
quân giai đoạn
2011-2015 tăng
15,33%/năm.
Cơ cấu chi ngân
sách giai đoạn
2011-2015 đã
có sự
chuyển dịch tích
cực
theo hướng tập trung cao hơn cho chi đầu tư phát triển. Tỷ lệ chi cho đầu
tư phát
triển
giảm từ 21,87% năm 2011 xuống 20,84% năm 2015.
III. KẾT QUẢ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VÀ CHUYỂN ĐỔI MÔ
HÌNH TĂNG TRƯỞNG
1. Về tái cơ cấu kinh tế
a) Tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà
nước
- Thực hiện chỉ
đạo của Chính
phủ,
tỉnh đã
rà soát toàn bộ
các
doanh nghiệp,
tình
hình thuận
lợi cũng như khó
khăn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; hỗ trợ tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi, bình
đẳng
giữa các
doanh nghiệp.
Từ đó định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong tỉnh,
nâng cao
khả
năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp
ngoài tỉnh.
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện
chỉ đạo của Chính
phủ
đã tiến hành cổ phần hoá theo lộ trình, năm 2015 triển khai cổ
phần hoá
05 doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn tỉnh.Thực hiện
giải thể 01 doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp sự nghiệp có thu.
- Đối với các lâm trường, tỉnh đã tiến hành rà soát, đánh giá
đối
với những lâm
trường
kinh doanh có
lãi, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì chuyển đổi sang công ty lâm nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 lâm trường được
chuyển đổi sang mô
hình công ty lâm nghiệp là Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)Một thành viên lâm nghiệp Việt Hưng,
Công ty
TNHH Một
thành
viên lâm nghiệp
Thác Bà,
Công ty TNHH Một
thành
viên lâm nghiệp
Ngòi
Lao, Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Yên Bình. Đối với các lâm trường làm ăn thua lỗ thì đề nghị Chính phủ cho giải
thể hoặc phá
sản
(Lâm trường Văn Yên, Lâm trường Lục Yên). Đề nghị chuyển
đổi Lâm
trường
Văn Chấn sang Ban Quản lý
rừng
phòng hộ để quản lý diện tích rừng của
huyện.
- Sắp xếp tổ
chức lại hoạt động của các
đơn vị
làm nhiệm vụ vệ sinh
môi trường trên địa bàn các huyện, thị. Tiếp
tục nghiên
cứu,
sắp xếp đối với các
doanh nghiệp
không cần thiết duy
trì
doanh nghiệp
nhà nước. Củng cố
hoạt động của các
doanh nghiệp
còn duy
trì 100% vốn
nhà nước.
b) Tái cơ cấu đầu tư công
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh đã rà soát các dự án, công trình đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Thực
hiện giãn,
hoãn các dự
án có ít
nguồn
vốn hoặc chưa rõ
nguồn
vốn. Các
dự
án đang
triển
khai thì
xem xét, cân đối
vốn đối với các
dự
án có khả năng hoàn thành sớm đưa vào sử dụng. Các dự án cần nhiều
nguồn vốn mới hoàn
thành thì xác định
điểm dừng kỹ thuật hợp lý
để
tránh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Hạn chế tối đa các
dự
án khởi công mới. Kết quả
cụ thể: Có
118 dự
án dừng triển
khai thực hiện với tổng mức đầu tư là 5.282 tỷ đồng,81 dự án thực hiện điểm
dừng kỹ thuật với tổng vốn không thực hiện là 5.578 tỷ đồng (tổng mức đầu
tư là
7.296 tỷ
đồng); 167 dự án
dừng
công tác
chuẩn
bị đầu tư. Khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản đã giảm dần qua các năm, đến hết năm
2015tổng khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản còn khoảng 70 tỷ đồng.
Điều chỉnh danh
mục 15 công
trình, dự
án trọng điểm
xuống còn
09 công trình, dự
án;xem
xét quyết
định bổ sung 03 dự án
quan trọng
trong phát
triển
kinh tế - xã
hội
của tỉnh. Sau khi điều chỉnh, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt 12 dự án trọng điểm đảm
bảo tiến độ, chất lượng và
mang lại
hiệu quả kinh tế - xã
hội
rõ nét.
Đặc
biệt là,kết quả thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn đã thể hiện được
sự sáng
tạo
trong điều kiện nguồn vốn đầu tư công gặp nhiều khó khăn; mặt khác đã huy động được mọi
nguồn lực để đầu tư xây
dựng
nông
thôn mới.
Trong việc thực hiện
các giải pháp tái cơ cấu nền kinh
tế, tỉnh Yên
Bái đã rất
thành
công trong thực
hiện tái
cơ cấu
đầu tư công,
đã khắc
phục được tình
trạng
đầu tư dàn
trải
nhiều năm, đưa số nợ đọng xây dựng cơ bản về mức an toàn, là một trong các tỉnh có số nợ đọng xây dựng cơ bản ít nhất.
Trong quản lý đầu tư và xây dựng, đã kịp thời điều
chỉnh, bổ sung, ban hành
các văn bản
quy định về phân
cấp
quản lý
đầu
tư cụ thể, rõ
ràng, tạo
sự chủ động và
thuận
lợi cho các
cấp,
các
ngành, các đơn vị
trong quá
trình triển
khai thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư.
c) Tái cơ cấu hệ thống
ngân
hàng
Thực hiện tốt
định hướng phát
triển
của Ngân
hàng Nhà nước
Việt Nam. Ngoài
ra, tỉnh
cũng tạo điều kiện lợi để các ngân hàng thành lập chi nhánh trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong 5 năm
2011 - 2015, đã thành lập mới 03 chi nhánh ngân hàng thương mại, gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ
Thương; Ngân
hàng Thương mại
cổ phần Công
Thương; Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.
2. Về chuyển đổi
mô
hình tăng trưởng
a) Tăng trưởng kinh tế
- Tốc độ tăng
tổng sản phẩm trên
địa
bàn năm
2011 đạt
13,5% (giá
cố
định 94), tại thời điểm này
kinh tế
thế giới suy giảm đã
ảnh
hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã chuyển từ mục tiêu tăng trưởng nhanh
sang tăng trưởng hợp lý.
Năm 2012 tốc
độ tăng trưởng đạt 12,57%, năm 2013 đạt 12,04%, năm 2014 đạt 11,0%, năm 2015
đạt 12,06%.
Tốc độ tăng
tổng sản phẩm trên
địa
bàn bình
quân 5 năm 2011-2015 11,33%/năm, không đạt chỉ tiêu đề ra (Nghị
quyết Đại hội là
13,5% trở
lên),
trong đó: Nông lâm nghiệp, thủy sản là 5,4% (Nghị quyết Đại hội là 5,4%), Công nghiệp - Xây dựng là 11,7% (Nghị quyết Đại
hội là
17,1%), Dịch
vụ là
15,01% (Nghị
quyết Đại hội là
14,5%).
- Tốc độ tăng
tổng sản phẩm trên
địa
bàn
(theo giá SS 2010) năm 2011 đạt 5,39%, năm 2012 đạt 3,24%, năm 2013 đạt
7,79%, năm 2014 đạt 5,49%, năm 2015 đạt 6,93%.
Tốc độ tăng
tổng sản phẩm trên
địa
bàn bình
quân 5 năm 2011-2015 đạt 5,76%/năm, trong đó: Nông lâm nghiệp, thủy sản là 4,97%, công nghiệp - xây dựng là 7,34%, dịch vụ là 4,93%.
Tổng sản phẩm
trên địa bàn bình quân đầu người tăng
từ 18,41 triệu đồng năm 2011 lên 24,37 triệu đồng năm 2014, năm 2015 đạt 26,02triệu
đồng.
b) Cơ cấu kinh tế
* Cơ cấu kinh tế
theo ngành:
Xác định phát triển kinh tế
theo hướng công
nghiệp
hoá hiện đại hoá, tập trung đầu
tư cho phát
triển
công
nghiệp
đã làm
tăng tỷ
trọng ngành
công nghiệp;
giảm tỷ trọng ngành
nông, lâm nghiệp.
Tuy nhiên,
do suy giảm
kinh tế, công
nghiệp
của tỉnh phát
triển
chậm lại, cùng
với
việc thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công nên ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn nên riêng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng không đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch như sau:
- Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
giảm từ 26,84% năm 2011 xuống còn 24,2% năm 2015.
- Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng giảm từ
32,63% năm 2011 xuống 28,5% năm 2015.
- Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng
từ 40,53% năm 2011 lên
47,3% năm 2015.
* Cơ cấu kinh tế
theo thành
phần:
Những năm qua
thực hiện Luật Doanh nghiệp và các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, khu
vực kinh tế ngoài
nhà nước
đã phát
triển
mạnh hơn, góp
phần
thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần. Các doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp và đổi mới theo
hướng cổ phần hoá
nên tỷ
trọng kinh tế ngoài
nhà nước
có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế
theo thành
phần
chuyển dịch rất chậm do một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ yếu
của tỉnh vẫn là
kinh tế
nhà nước nắm giữ.
Năm 2010, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 28,72%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm 70,35%,
kinh tế có
vốn
đầu tư nước ngoài
chiếm
0,93%. Năm 2013, kinh tế nhà nước chiếm 25,8%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm
72,82%, kinh tế có
vốn
đầu tư nước ngoài
chiếm
1,38%. Năm 2014, kinh tế nhà nước chiếm 25,1%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm
73,48%, kinh tế có
vốn
đầu tư nước ngoài
chiếm
1,42%. Năm 2015, kinh tế nhà nước chiếm 24,37%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm
73,31%, kinh tế có
vốn
đầu tư nước ngoài
chiếm
2,32%.
* Cơ cấu trong từng
ngành:
-Trong nông,
lâm nghiệp,
thuỷ sản
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, do đã chú trọng phát triển ngành thuỷ sản nên cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch
đúng hướng: giảm tỷ
trọng nông
nghiệp,
tăng tỷ trọng lâm
nghiệp
và thuỷ sản.
Năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp đạt
74,57%, giảm từ 75,72% năm 2011 xuống còn 73,73% năm 2013, năm 2014 là 72,3% và năm
2015 là 72%(trong đó tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 23,45% năm 2010 lên 28,67% năm 2013 và
tăng lên 28,72% năm 2015); ngành lâm nghiệp năm 2010 đạt 22,3%, tăng từ 21,17%
năm 2011 lên
22,52% năm 2013, năm 2014 là 24,01% và năm 2015 là 24,5%; ngành thủy sản tăng
từ 3,14% năm 2010 lên
3,75% năm 2013và năm 2015 là 3,5%.
- Trong công
nghiệp,
xây
dựng:
Năm năm qua,
cơ cấu
công
nghiệp
- xây dựng có sự chuyển dịch
đáng kể, tỷ trọng công nghiệp tăng lên, xây dựng giảm
xuống. Năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 62,42%, năm 2013 tăng lên 67,15%, năm 2015
là 71,92%. Ngành xây dựng giảm từ 37,57% năm 2010 xuống còn 32,85% năm 2013,
năm 2015 còn 28,08%.
Trong sản xuất công nghiệp, cơ cấu
theo ngành
có sự
biến động theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, cung cấp nước hoạt
động quản lý
và xử
lý rác
thải;
tăng tỷ trọng công
nghiệp
chế biến, sản xuất và
phân phối
điện. Năm 2010 tỷ trọng công
nghiệp
khai khoáng
giảm
từ 13,31% xuống còn
7,47% năm 2013, năm 2015 còn 5,61%; tỷ trọng công nghiệp chế biến
tăng từ 79,41% năm 2010 lên
80,07% năm 2013, năm 2015 là 82,23%; tỷ trọng ngành sản xuất và phân phối điện nước
tăng từ 6,24% năm 2010 lên
11,72% năm 2013, năm 2015 là 11,73%; tỷ trọng ngành cung cấp nước, hoạt
động quản lý
và xử
lý rác thải, nước thải
giảm từ 1,04% năm 2010 xuống còn 0,74% năm 2013, năm 2015 là 0,44%.
- Trong ngành
dịch
vụ:
Tỷ trọng các ngành thương mại và du lịch có xu hướng tăng lên. Năm 2010 ngành
thương mại,
du lịch chiếm 16,74%, năm 2013 là 17,6%, dự ước năm 2015 là 19,38%; tỷ trọng ngành vận tải và bưu điện năm 2010
chiếm 10,14%, năm 2013 là
10,9%, năm 2015 là 11,3%; ngành dịch vụ khác năm 2010 chiếm 73,12%, năm 2013 là 71,5%, năm 2015 là
69,32%.
IV. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Nông lâm
nghiệp,
thủy sản
Năm 2011 giá
trị
tăng thêm
ngành nông lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 2010) là 2.923,791 tỷ đồng, năm
2013 là
3.216,677 tỷ
đồng, năm 2014 là
3.345,528 tỷ
đồng và
năm 2015 là 3.491,673 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản
bình
quân 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 (giá so sánh 2010) ước đạt 4,97%.
Trong những năm qua,
sản xuất nông
lâm nghiệp
đã đạt được thắng
lợi toàn
diện,
các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt
và vượt kế hoạch
đề ra. Cơ cấu sản xuất trong nội ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tăng dần
tỷ trọng chăn nuôi
và thủy
sản; giá
trị
và hiệu quả sản
xuất được nâng
lên; sản
phẩm hàng
hóa từng
bước đáp
ứng
được nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.
Triển khai thực
hiện tái
cơ cấu
trong sản xuất nông
lâm nghiệp
đã đạt được những
kết quả nhất định: Thực hiện tốt "Đề án chuyển đổi diện tích trồng lúa nương sang trồng ngô hàng hóa"; tập trung xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung chất
lượng cao; vận động nhân
dân vùng cao chuyển
diện tích
trồng
lúa
nương kém hiệu
quả sang trồng ngô;
khuyến
khích
các hộ
gia đình
chuyển
đổi vùng
trồng
rau màu
sang trồng
rau an toàn
và vùng trồng
hoa hàng
hóa chất
lượng cao; khuyến khích
đầu
tư trồng thay thế và
phát triển
mở rộng diện tích
cây ăn quả
có thế mạnh của
địa phương theo quy hoạch, trọng tâm là vùng cây ăn quả đặc sản có múi như bưởi Khả Lĩnh,
vùng
cam, quýt.Tập
trung chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ truyền thống sang phương thức
chăn nuôi
tập
trung công
nghiệp
và bán
công nghiệp
ngoài
khu dân cư gắn
với cơ sở giết mổ chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; ứng dụng
có hiệu quả tiến
bộ kỹ thuật trong chọn tạo giống gia súc, gia cầm nhất là sử dụng phương
pháp
truyền
tinh nhân
tạo
nhằm nâng
cao chất
lượng con giống.Tích
cực
chuyển đổi từ chỗ tập trung trồng rừng phòng hộ, cây bản địa sang việc phát triển trồng rừng
kinh tế (đối với vùng
thấp
phát triển trồng cây đặc sản quế, cây gỗ lớn kéo dài chu kỳ khai thác đảm bảo an
ninh môi
trường
sinh thái
và tạo
thu nhập cho hộ dân,
đối
với vùng
cao phát triển
trồng cây
Sơn Tra).
Đã thực hiện đồng
bộ các
giải
pháp
phát triển
nông lâm
nghiệp,
thủy sản; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất
lượng và
phát triển
bền vững. Áp
dụng,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị
diện tích.
Khôi phục
và phát
triển
chăn nuôi
theo hướng
bán công
nghiệp,
kết hợp chăn nuôi
trang trại
và hộ gia đình. Thực hiện giao
rừng, cho thuê
rừng
gắn với giao đất, cho thuê
và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp. Tổ chức trồng rừng, khai thác, sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả nguồn tài
nguyên rừng.
Thực hiện đầu tư cho phát
triển
nông
thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới.
Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng
công
nghiệp,
dịch vụ, đặc biệt là
phát triển
ngành
nghề
nông
thôn đã góp phần
tạo việc làm
và tăng thu nhập
đáng kể cho các hộ gia đình. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được hình thành rõ nét như:
Vùng sản
xuất lúa
hàng hóa chất
lượng cao 5.000 ha, vùng
Ngô 15.000 ha (có 3.000 ha được chuyển đổi từ đất trồng lúa nương kém hiệu quả sang
trồng Ngô),
vùng Chè an toàn 9.000 ha, vùng Sắn cao sản 10.000 ha, măng tre Bát Độ khoảng
3.500 ha, Quế khoảng 37.900 ha, Sơn Tra 3.000 ha, vùng cây nguyên liệu giấy trên 60.000 ha… là cơ sở thuận lợi
để đầu tư thâm
canh cao, ứng
dụng có
hiệu
quả các
tiến
bộ kỹ thuật và
công nghệ
mới, tạo ra giá
trị
ngày
càng cao trên một
đơn vị diện tích.
Chủ động và tích cực thực hiện
chương trình
giống
cây trồng, vật nuôi nhằm chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông
lâm nghiệp,
đầu tư phát
triển
sản xuất lúa
lai tại
địa phương; đã
xây dựng
trại giống thuỷ sản, các
vườn
ươm giống chè
và giống
cây lâm
nghiệp
đáp ứng nhu cầu
giống phục vụ sản xuất.
Việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên
tiến
trong các
khâu sản
xuất, bảo quản và
chế
biến sản phẩm nông
nghiệp;
việc xây
dựng
chỉ dẫn địa lý,
thương hiệu,
nhãn hiệu, quảng bá giới thiệu sản
phẩm nông
nghiệp
đã được quan tâm đầu tư.
Chương trình
mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được triển khai
sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt
là đề án phát triển giao thông nông thôn đã triển khai rất
hiệu quả, được người dân
ủng
hộ cao, bộ mặt nông
thôn đã có những
chuyển biến tích
cực,
đời sống của nhân
dân ngày càng được
cải thiện.
a) Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp tập trung
chủ yếu vào
phát triển
cây
lương thực,
cây công
nghiệp,
cây ăn
quả,
chăn nuôi
gia súc, gia cầm
và hình
thành một
số vùng
nguyên liệu.
Đã từng bước đầu
tư thâm
canh, tăng vụ,
đưa các
loại
giống mới có
năng suất
cao, áp
dụng
các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào
sản
xuất. Tỉnh đã
có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất như: hỗ trợ đầu tư các loại giống chè, lúa, ngô...; hỗ trợ trồng
chè Shan
theo phương pháp thâm canh ở vùng cao; hỗ trợ giống cây lâm nghiệp; hỗ trợ phát triển chăn nuôi... Bên cạnh việc thực
hiện các
cơ chế
chính
sách, các cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp cũng được đầu tư xây dựng như: thuỷ
lợi, kênh
mương tưới
tiêu, trại giống lúa, trại cá giống, vườn ươm
giống cây
lâm nghiệp...
* Trồng trọt
Tổng sản lượng
lương thực có
hạt
năm 2011 là
267.533 tấn,
năm 2013 là
282.973 tấn,
năm 2014 là
286.014 tấn
và năm
2015 là 300.506 tấn,
(bình
quân mỗi
năm tăng trên
6.500 tấn).
Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2011 là 66.078 ha (trong đó
diện
tích Lúa
41.145 ha; diện
tích Ngô
cả
năm 24.933 ha), năm 2013 là 67.222 ha (trong đó diện tích Lúa 40.509 ha; diện tích Ngô cả năm 26.713
ha), năm 2014 là
69.391 ha (trong đó diện tích Lúa 40.920 ha; diện tích Ngô cả năm 28.471
ha) và
năm 2015 là 69.465 ha (trong đó diện tích Lúa 41.230 ha; diện tích Ngô cả năm 28.235
ha).
Diện tích Chè năm 2011 là
11.454 ha, năm 2014 là 11.479 ha, dự kiến năm 2015 là 11.241 ha. Sản lượng Chè búp tươi năm 2011
là 90.810 tấn,
năm 2014 là
87.808 tấn,
năm 2015 đạt 85.448 tấn
Diện tích cây ăn quả năm 2011 là 6.665 ha, năm 2013
là 6.528 ha, năm 2014 là 6.567 ha, năm 2015 dự kiến 6.677,6 ha.
Sản lượng quả các
loại
năm 2011 là
28.342 tấn,
năm 2013 là
28.298 tấn,
năm 2014 là
28.967 tấn,
năm 2015 là
30.360 tấn
(bình
quân mỗi
năm tăng trên
400 tấn).
* Chăn nuôi
Tổng đàn gia súc chính năm
2011 là 549.568 con (trâu 102.277 con, bò 20.463 con, lợn 426.828 con), năm
2013 là
588.513 con (trâu 96.370 con, bò 18.163 con, lợn 473.980 con), năm
2014 ước là
622.013 con (trâu 98.226 con, bò 18.752 con, lợn 505.035 con), năm
2015 là
643.519con (trâu 102.548 con, bò 21.627 con, lợn 519.344 con) (bình quân mỗi năm tăng
trên
18.000 con, tỷ lệ tăng đàn bình quân mỗi năm là 1,56%).
Tổng đàn gia cầm năm 2011 là 3,388 triệu con, năm
2013 là
3,559 triệu
con, năm 2014 ước là
3,751 triệu
con, năm 2015 là
3,984 triệu
con, bình
quân mỗi
năm tăng trên
124.000 con.
Sản lượng thịt
hơi các
loại
năm 2011 là
29.419 tấn
(trong đó
sản
lượng thịt hơi đàn
gia súc chính là 26.911 tấn), năm 2013 là 29.857 tấn (trong đó sản lượng thịt
hơi đàn
gia súc chính là 26.481 tấn), năm 2014 là 33.487 tấn (trong đó sản lượng thịt
hơi đàn
gia súc chính là 29.839 tấn), năm 2015 là 39.242 tấn (trong đó sản lượng thịt
hơi đàn
gia súc chính là 35.293 tấn), bình quân mỗi năm tăng khoảng
1.700 tấn.
b) Lâm nghiệp
Trồng rừng năm
2011 là
15.015 ha, trong đó rừng tập trung là 14.953 ha; năm 2013 là 15.807 ha, trong đó
rừng
tập trung là
14.938 ha; năm 2014 đạt 15.507 ha; năm 2015 là 15.497 ha(bình quân mỗi năm trồng
rừng 15.000 ha).
Thực hiện tốt công tác bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là diện tích rừng thuộc các khu vực phòng hộ đầu nguồn
xung yếu và
rất
xung yếu; Tỷ lệ che phủ rừng năm 2011 đạt 58,1%, năm 2013 là 57,54%, năm 2014 đạt 60,4%, năm
2015 tỷ lệ che phủ rừng là
62,0%.
Về khai thác lâm sản: Năm 2011
khai thác
265.000 m3 gỗ rừng trồng; 120.000 tấn tre, vầu, nứa; 4.400 tấn vỏ quế
khô. Năm
2013 khai thác 450.382 m3 gỗ rừng trồng; 100.000 tấn tre, vầu,
nứa; 2.518 tấn vỏ quế khô.Năm
2014 khai thác 450.011 m3 gỗ; 100.000 tấn tre, vầu, nứa; 5.404
tấn vỏ quế khô.Năm
2015 khai thác 450.000 m3 gỗ; 100.000 tấn tre, vầu, nứa; 3.000
tấn vỏ quế khô.
c) Thủy sản
Tập trung phát triển nguồn lợi
thủy sản tại các
địa
phương có
diện
tích mặt nước lớn
như: Trấn Yên,
Yên Bình, Lục
Yên và
trên diện
tích mặt nước hiện
có (ao,
hồ,
đầm...) kết hợp chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang
nuôi các
loại
thủy sản có
năng suất
và giá
trị
kinh tế cao. Phát
triển
các loài
thủy
sản có
khả
năng thâm
canh và giá trị
cao như cá
Tầm;
cá
Rô-phi đơn tính; một số thủy đặc sản bản địa như cá Chiên, cá Lăng.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản
năm 2011 là
2.651 ha, năm 2013 là 2.338 ha, năm 2014 là 2.251 ha, năm 2015 là 2.399 ha. Sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
năm 2011 là
6.183 tấn,
năm 2013 là
6.592 tấn,
năm 2014 là
6.490 tấn,
năm 2015 là
6.438 tấn.
d) Phát triển nông thôn
- Xây dựng nông thôn mới:
Chương trình
mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được triển khai
sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh, bộ mặt nông thôn đã có những chuyển
biến tích
cực,
đời sống của nhân
dân ngày càng được
cải thiện.
+ Tổng nguồn vốn
đầu tư cho chương trình
xây dựng
nông
thôn mới
giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 5.550 tỷ đồng (nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương
trình là
283 tỷ
đồng, chiếm 5%; nhân
dân đóng góp 825 tỷ đồng, chiếm 15%; các nguồn vốn khác là 4.482 tỷ đồng, chiếm
80%).
+ Nguồn vốn xây dựng giao thông nông thôn đến hết năm
2015 là
1.021tỷ
đồng, trong đó
Ngân sách địa
phương là
448tỷ
đồng, vốn của người dân
đóng góp là 573tỷ
đồng.
Đến hết năm
2013 có
70 xã đạt
5 tiêu
chí xây dựng
nông
thôn mới
trở lên,
trong đó có 12 xã đạt 10 tiêu chí trở lên; đến hết năm 2014 có 37 xã đạt 10 tiêu chí trở lên. Đến hết năm
2015 có
06 xã đạt
chuẩn nông
thôn mới,
bằng 3,95% số xã
(Nghị
quyết là
15-20%); 90 xã đạt
từ 5 tiêu
chí trở
lên,
trong đó có 25 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Đến hết năm
2015, đã
kiên cố
mặt đường bê
tông xi măng được
588 km; mở mới, mở rộng đường thôn bản được 1.200 km.
- Thủy lợi: Thực
hiện tốt công
tác duy tu, bảo
dưỡng, xây
mới
các công
trình thủy
lợi; khai thác
có hiệu
quả hệ thống tưới, tiêu
phục
vụ tốt cho sản xuất nông
nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh có 3.328 công trình
thuỷ
lợi, đảm bảo tưới trên
80% diện
tích
lúa.Hàng năm tổ
chức kiểm tra các
công trình hồ
chứa thuỷ lợi trong phạm vi toàn tỉnh; thực hiện công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đúng quy định, có hiệu quả; phối
hợp với các
cấp,
các
ngành làm tốt
công tác
khắc
phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.
- Nước sinh
hoạt:Thực hiện tốt công
tác cung cấp
nước sạch và
vệ
sinh môi
trường
nông
thôn, tổ
chức xây
dựng
mới các
công trình theo kế
hoạch giao. Năm 2011 tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp
vệ sinh là
74,5%, năm 2014 đạt
82% và
năm 2015 là 85%. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp
vệ sinh trong 5 năm tăng 15% so với năm 2010 (bình quân mỗi năm tăng
3%).
- Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn có hố xí hợp vệ sinh
năm 2011 đạt 40,2%, năm 2014 đạt 53,2%, năm 2015 là 56% (bình quân mỗi năm tăng
4%).
e) Phát triển kinh tế -
xã hội hai huyện
nghèo
Trong những năm qua,
tỉnh đã
triển
khai thực hiện Chương trình
mục
tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững trên địa bàn 2 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải, trong đó có Chương trình 30a
và Chương trình 135.
Vốn đầu tư cho
Chương trình
30a trong 5 năm 2011-2015 là 439.990 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển 313.244
triệu đồng, vốn sự nghiệp 126.746 triệu đồng. Đã đầu tư xây dựng 51 công trình, trong đó:
23 công trình thuộc
lĩnh vực nông,
lâm nghiệp
(thủy lợi, nước sinh hoạt), 22 công trình thuộc lĩnh vực giao thông, 5 công trình thuộc lĩnh vực
giáo dục đào tạo, 01 công trình khác.
Vốn đầu tư
Chương trình
135 trong giai đoạn
2011-2015 là
174.207 triệu
đồng, trong đó:
Vốn
đầu tư phát
triển
là
139.500 triệu
đồng, vốn sự nghiệp là
34.707 triệu
đồng. Đã
đầu
tư 49 công
trình, trong đó 03 công trình nước sạch, 05 công trình đường giao thông, 41 công trình thủy lợi.
Từ đó từng bước hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ
tầng kỹ thuật , các
công trình thủy
lợi đã
đáp ứng
một phần nhu cầu tưới tiêu
cho sản
xuất nông
lâm nghiệp,
hệ thống giao thông
phục
vụ đi lại thuận tiện cho việc trao đổi và giao lưu của nhân dân; góp phần giải quyết
tốt các
vấn
đề an sinh xã
hội,
thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội của hai
huyện Trạm Tấu và
Mù Cang Chải.
2. Công nghiệp
a) Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010)
năm 2011 đạt
4.922,567 tỷ đồng, năm 2013 đạt 6.137,864 tỷ đồng, năm 2014 đạt 6.542,606 tỷ
đồng và
năm 2015 là 7.555 tỷ đồng (gấp hơn 1,82 lần so với năm 2010), tốc độ tăng bình quân 5 năm
2011-2015 ước
đạt 10,7%.
Năm 2011 giá
trị
tăng thêm
ngành công nghiệp
(theo giá
so sánh 2010) là 1.511,674 tỷ đồng, năm 2013 là 1.859,9 tỷ đồng, năm
2014 đạt 2.074,094 tỷ đồng và năm 2015 là 2.506,329 tỷ đồng; tốc độ tăng
giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp bình quân 5 năm giai
đoạn
2011 - 2015 (giá
so sánh 2010) ước
đạt 9,94%.
Cơ cấu ngành công nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng: Giảm tỷ
trọng công
nghiệp
khai khoáng;
tăng tỷ
trọng công
nghiệp
chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt. Năm 2010 tỷ trọng
công
nghiệp
khai khoáng
giảm
từ 13,31% xuống còn
7,47% năm 2013, dự
kiến 2015 còn
6,56%; tỷ
trọng công
nghiệp
chế biến tăng từ 79,41% năm 2010 lên 80,07% năm 2013, năm 2015 là 80,52%; tỷ trọng ngành sản xuất và phân phối điện nước
tăng từ 6,24% năm 2010 lên
11,72% năm 2013, dự ước năm 2015 là 12,3%; tỷ trọng ngành cung cấp nước, hoạt
động quản lý
và xử
lý rác
thải
giảm từ 1,04% năm 2010 xuống còn 0,74% năm 2013, năm 2015 là 0,62%.
Với những kết
quả đã đạt được có thể khẳng định
chủ trương lấy công
nghiệp
làm khâu
đột
phá để phát triển kinh tế là đúng đắn, đặc biệt
là với quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu là hoàn toàn phù hợp với điều
kiện của tỉnh. Đã
rà soát, điều
chỉnh các
quy hoạch
phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch
phát triển điện lực,
quy hoạch phát
triển
khu, cụm công
nghiệp
và các
quy hoạch
sản phẩm chủ yếu. Huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập
trung đầu tư xây
dựng
hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tập trung
cho công
tác đào tạo
và phát
triển
nguồn nhân
lực
có tay
nghề
phục vụ cho công
nghiệp
hóa.
Nhưng so với
kết quả đầu tư thì
hiệu
quả đạt được còn
thấp
so với yêu
cầu
công
nghiệp
hoá hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế hiện nay: quy mô
sản
xuất của các
cơ sở
còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu,
chi phí
trung gian còn cao, chất lượng một số sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ không ổn định, kết
cấu hạ tầng của các
khu, cụm
công
nghiệp
chưa được hoàn
thiện
cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy tại các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, phát triển sản xuất công nghiệp chưa gắn
với việc quảng bá,
xây dựng
thương hiệu và
tìm kiếm
thị trường ổn định cho một số sản phẩm: chè, fenspat, sản phẩm cơ khí, sản phẩm may
mặc... dẫn đến khó
khăn trong tiêu thụ, ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh
tranh.Phát
triển
công
nghiệp
- tiểu thủ công
nghiệp
nông
thôn nhất
là làng
nghề
còn chậm. Việc đầu
tư xử lý
chất
thải và
vệ
sinh môi
trường
của một số dự án
chưa tốt,
chưa đáp
ứng
yêu cầu đề ra.
b) Các khu, cụm công nghiệp
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã quy hoạch 05 khu công nghiệp, trong đó có 03 khu công nghiệp được Thủ
tướng Chính
phủ
thành lập thuộc hệ
thống các
khu công nghiệp
quốc gia đang được đầu tư xây dựng, gồm: Khu công nghiệp phía Nam có diện tích 400 ha (theo quy
hoạch
của tỉnh là
532,8 ha, trong đó: Khu A diện tích 457,8 ha, Khu B diện tích 20 ha, Khu C diện tích 55 ha), Khu công
nghiệp
Minh Quân
có
diện tích 112 ha, Khu công
nghiệp
Âu Lâu
có diện
tích 120
ha và 02 khu công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh, gồm: Khu công nghiệp Bắc Văn Yên có diện tích 72 ha và khu công
nghiệp
Mông Sơn
có diện
tích 90
ha.
Các khu công
nghiệp
trọng điểm (khu công
nghiệp
phía
Nam, khu công nghiệp Minh Quân, khu công nghiệp Âu Lâu) được quy hoạch
ở các vị trí thuận lợi về
giao thông,
điện,
nước và
các dịch
vụ, tiện ích
công cộng
cần thiết khác,
đồng
thời việc quy hoạch nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp cả nước;
quy hoạch phát
triển
kinh tế - xã
hội
và quy
hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Yên Bái.
Đến nay, trong
các khu
công nghiệp
có 34 dự án đầu tư với
tổng vốn đầu tư đăng ký
là 8.361,94 tỷ
đồng, trong đó
có 25 dự
án đầu tư trong
nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 6.601,23 tỷ đồng, 02 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng số
vốn đầu tư đăng ký
là 1.292,34 tỷ
đồng. Trong số 27 dự án
đầu
tư hiện có
21 dự
án đang
hoạt
động sản xuất kinh doanh, 12 dự án đang đầu tư xây dựng cơ bản,
02 dự án
chưa triển
khai, 01 dự án
tạm
dừng.
Cụm công nghiệp: Hiện nay
trên địa bàn có 9 cụm công nghiệp với tổng
diện tích
quy hoạch
264,21 ha, do nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp hạn chế nên tỉnh tập trung
đầu tư vào
03 khu công nghiệp
tập trung, còn
02 khu công nghiệp
và các cụm công nghiệp giao cho
huyện quản lý.
3. Dịch vụ
a)Thương mại
Hoạt động
thương mại trong những năm qua tiếp tục được chấn chỉnh, đổi mới, thị trường hàng hoá được mở rộng,
từng bước phát
triển
ổn định, các
kênh hàng hoá lưu thông hình thành rõ nét, nội lực của doanh
nghiệp, của địa phương tiếp tục được khai thác. Cơ sở hạ tầng thương mại
từng bước được đầu tư có
hiệu
quả và
chuyển
dịch theo hướng hiện đại hoá, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phòng được bảo đảm.
Kinh doanh thương mại theo hướng hiện đại đã bắt đầu phát triển, đặc biệt
đã hình
thành mạng
lưới siêu
thị
đáp ứng phần nào nhu cầu mua sắm và nâng cao đời sống của
nhân
dân. Đến
nay, có
01 siêu thị
đang hoạt động, cơ sở vật chất tương đối đồng bộ. Ngoài ra, đã phát triển các hệ thống cửa hàng tự chọn và cửa hàng chuyên doanh bán
các mặt
hàng
như: Ô tô, xe máy, điện tử... Triển khai thực hiện tốt công tác quản lý thị trường,
ngăn chặn các
hành vi buôn lậu,
gian lận thương mại. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát thị trường và giá cả hàng hóa, đặc biệt là giá hàng hoá thiết yếu, các mặt hàng chính sách cho đồng bào vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn
địa lý,
xuất
xứ, thương hiệu, nhãn
hiệu
hàng hóa
một
số sản phẩm có
lợi
thế, từ đó
thị
trường tiêu
thụ
được mở rộng, giá
trị
hàng hóa
được
nâng
lên, một
số sản phẩm đã
tạo
được chỗ đứng uy tín
trên thị
trường như: Chè
vùng cao, bột
đá, đá hạt, tinh bột
sắn, ván
ghép thanh, sản
phẩm từ cây
quế...
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch
vụ tiêu
dùng giai đoạn
2011-2013 không
ngừng
tăng nhanh. Năm 2011 đạt 6.035.000 triệu đồng, năm 2013 đạt 8.864.000 triệu
đồng, năm 2014 đạt 10.404.000 triệu đồng, năm 2015 đạt 11.331.000 triệu đồng. Bình quân 5 năm
2011-2015 ước
tăng 16,1%/năm.
Về mạng lưới
chợ: Hệ thống chợ được đầu tư xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham
gia trao đổi lưu thông
hàng hoá. Năm 2011 toàn tỉnh có 105 chợ (50 chợ kiên cố, 20 chợ bán kiên cố, 35 chợ
tạm); năm 2012 toàn
tỉnh
có 107
chợ
(52 chợ kiên
cố,
20 chợ bán
kiến
cố, 35 chợ tạm); đến nay toàn tỉnh còn 103 chợ (56 chợ kiên cố, 32 chợ bán kiên cố, 15 chợ
tạm), chợ khu vực thành
thị
là 19 chợ, khu vực nông thôn là 84 chợ.
b) Xuất nhập khẩu
Giá trị xuất khẩu
năm 2011 đạt 35,944 triệu USD, năm 2014 ước đạt 53,452 triệu USD, năm 2015 là 65,36 triệu USD. Bình quân giai đoạn 2011-2015
tăng 15,39%/năm.
Nhìn chung,
trong những
năm qua, giá
trị
xuất khẩu của tỉnh Yên
Bái đã liên tục
tăng lên,
song vẫn
còn ở mức thấp so
với các
tỉnh
trong khu vực Trung du và
miền
núi phía
Bắc.
Sản phẩm xuất khẩu đã
có sự
chuyển dịch về cơ cấu mặt hàng, các doanh nghiệp đã củng cố và duy trì chất lượng sản
phẩm, tạo được uy tín
với
thị trường và
khách hàng truyền
thống, khối lượng xuất khẩu lớn, tập trung vào một số mặt hàng có thế mạnh của
tỉnh như: đá
bột,
đá hạt, tinh bột
sắn, ván
ghép thanh, tinh dầu quế…
Tuy nhiên, một số sản
phẩm được coi là
sản
phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh lại không tăng nhiều và có chiều hướng sụt
giảm như: chè
và một
số mặt hàng
nông sản
khác...
Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp kinh doanh chè yếu kém về năng lực tài chính, chậm đổi mới công nghệ, gặp khó khăn trong việc tổ chức
nguồn hàng
tạo
ra khối lượng lớn để xuất khẩu. Các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông sản chế biến còn gặp nhiều khó khăn.
Giá trị nhập khẩu
năm 2011 đạt 12,384 triệu USD, năm 2014 đạt 20,092 triệu USD, năm 2015 là 44,85 triệu USD, bình quân giai đoạn 2011 -
2015 tăng 34,17%/năm.
Hàng hoá nhập khẩu chủ
yếu là
các mặt
hàng phục vụ cho sản
xuất như phụ liệu hàng
may mặc,
nguyên
liệu
phục vụ gia công
hàng xuất
khẩu. Máy
móc thiết
bị để thiết lập tài
sản
cố định của dự án...
thị
trường nhập khẩu chủ yếu là Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, và một số nước Châu Âu…
c) Du lịch
Triển khai thực
hiện có
hiệu
quả chương trình
du lịch
về cội nguồn ba tỉnh Lào
Cai - Yên Bái - Phú Thọ và
chương trình hợp
tác phát
triển
du lịch 8 tỉnh Tây
Bắc
mở rộng. Hàng
năm thường
xuyên tổ chức 3-4 sự
kiện du lịch và
tham gia quảng
bá, xúc
tiến
du lịch tại các
sự
kiện du lịch lớn của các
tỉnh.
Hiện nay, toàn tỉnh có 132 cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch, đã thẩm định 100
cơ sở lưu trú,
trong đó có: 19 cơ sở xếp hạng 01 sao, 13 cơ sở xếp hạng 02 sao, 02 cơ sở xếp
hạng 3 sao và
66 cơ sở
lưu trú
đạt
tiêu chuẩn kinh doanh
lưu trú
du lịch.
Xây dựng quy hoạch
tổng thể khu du lịch hồ Thác Bà trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt công nhận là khu du lịch quốc gia.
Bên cạnh đó, tỉnh đã đầu tư một số
khu du lịch trọng tâm
của
tỉnh như: khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu du lịch nước nóng Bản Bon huyện
Văn Chấn; khu du lịch sinh thái Đầm Hậu huyện Trấn Yên…
Năm 2011 số lượng khách du lịch đến Yên Bái đạt 414.129
lượt khách
(trong đó khách quốc tế 9.399 lượt), năm 2013 đạt 450.837 lượt khách (trong đó khách
quốc
tế 6.488 lượt), năm 2014 đạt 429.730 lượt khách (trong đó khách quốc tế 2.320 lượt) và đến năm 2015
đạt 466.000 lượt khách
(trong đó khách quốc tế 20.570 lượt), bình quân giai đoạn 2011 – 2015 tăng 4,8%.
d) Vận tải
Hoạt động ngành vận tải phát triển khá cả về khối
lượng vận chuyển và
chất
lượng, đáp
ứng
kịp thời nhu cầu của các
thành phần
kinh tế, các
đối
tượng trong xã
hội.
- Vận tải hàng hoá:
Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm
2011 đạt 7.706.000 tấn, khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2014
đạt 7.925.000 tấn, khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2015 đạt 8.404.000 tấn. Bình quân giai đoạn 2011 -
2015 tăng 10,1%/năm.
Khối lượng hàng hoá luân chuyển năm 2011
đạt 143.927.000 tấn.km, khối lượng hàng hoá luân chuyển năm 2014 đạt
152.767.000 tấn.km, khối lượng hàng hoá luân chuyển năm 2015 đạt
162.851.000 tấn.km. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ước
tăng 11,9%/năm.
- Vận tải hành khách:
Số lượt hành khách vận chuyển năm
2011 đạt 7.404.000 người, số lượt hành khách vận chuyển năm 2014
đạt 9.090.000 người, số lượt hành khách vận chuyển năm 2015 đạt 9.598.000 người. Bình quân giai đoạn 5 năm 2011
- 2015 ước tăng 11,7%/năm.
Số lượt hành khách luân chuyển năm 2011
đạt 412.166.000 hành
khách.km, số
lượt hành
khách luân chuyển
năm 2014 đạt 438.056.000 hành khách.km, số lượt hành khách luân chuyển năm 2015
đạt 512.886.000 hành
khách.km. Tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 ước đạt
10,7%/năm.
Nhìn chung, vận tải hành khách và vận tải hàng hoá có tốc độ tăng
cao cả về khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển là do các đơn vị sản xuất
kinh doanh ổn định. Số lượng đơn vị kinh doanh vận tải, số lượng phương tiện
vận tải cũng tăng nhanh, đã đáp ứng nhu cầu phục vụ đi lại của mọi đối tượng
hành
khách và kịp
thời đáp
ứng
nhu cầu vận chuyển của nhân
dân, các đơn vị
sản xuất kinh doanh, xây
dựng,
thương mại dịch vụ... trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, nhiều tuyến đường liên xã, liên huyện, liên tỉnh đã được tu sửa, nâng cấp, mở mới nên vận tải đường
bộ và đường thuỷ ngày càng được nâng cao về chất lượng
cũng như khối lượng phục vụ. Tuy nhiên, tốc độ tăng khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách
không đồng
đều do ảnh hưởng suy thoái
kinh tế
và tình
trạng
cắt giảm đầu tư công
theo Nghị
quyết số 11/NQ-CP của Chính
phủ
nên nhu
cầu
vận tải hàng
hóa phục
vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng... có xu hướng giảm.
4. Phát triển doanh
nghiệp
a) Phát triển các loại hình doanh nghiệp
Trong thời gian qua các loại hình doanh nghiệp tiếp tục
phát triển, tăng cả
về số lượng, chất lượng và
hiệu
quả hoạt động. Tỉnh đã
thực
hiện tốt các
chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
Chú trọng các biện pháp hỗ trợ tiếp
cận tài
chính; hỗ
trợ đổi mới công
nghệ
và áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực quản trị,
phát triển nguồn nhân lực. Khuyến khích hình thành một số doanh
nghiệp lớn có
sức
cạnh tranh cao, đủ sức thúc
đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiên phong thực hiện những nhiệm vụ lớn của tỉnh.
Giai đoạn 2011 -
2015 bình
quân mỗi
năm có
khoảng
140 doanh nghiệp thành
lập
mới. Đến hết năm 2015 tỉnh Yên Bái có 1.413 doanh nghiệp, tăng 29,5% so với
thời điểm năm 2010 (thời điểm 2010 có 1.091 doanh nghiệp). Số lượng doanh
nghiệp được phân
theo từng
loại hình
như sau: Doanh nghiệp nhà nước (địa phương quản lý) là 12; doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH,
Công ty cổ
phần là
1.381; doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài
là 20. Hàng năm có khoảng 50 doanh nghiệp giải thể.
Các doanh
nghiệp
đã khẳng định được
vai trò,
vị
trí quan
trọng
đối với phát
triển
kinh tế - xã
hội
của tỉnh. Hàng
năm các doanh nghiệp đã đóng góp gần 60% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, giải quyết việc
làm cho
số
lượng lớn lao động của địa phương, góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, tạo
việc làm
và thu nhập
cho xã
viên và người
lao động; hỗ trợ đào
tạo,
xúc tiến thương
mại, tín
dụng
để phát
triển
hợp tác
xã.... Năm 2015 toàn tỉnh có tổng số 316 hợp tác xã, giải quyết việc
làm cho
trên 7.200 lao động
có việc làm thường xuyên và hàng chục nghìn lao động thời vụ;
Số tổ hợp tác
là trên 2.600, với
trên
20.000 lao động.
Tuy nhiên, hoạt động sản
xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp
vẫn còn
rất
nhiều khó
khăn: năng lực,
sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp
còn yếu, nên luôn bị động trước các diễn biến của
thị trường, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp chưa được
mở rộng ra thị trường ngoài
tỉnh
và thị trường nước
ngoài.
Chưa hình thành được một nhóm các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, năng lực
tài
chính mạnh,
là đầu tàu và động lực chủ
đạo trong phát
triển
và kéo
theo sự
phát triển của các doanh nghiệp khác. Các hợp tác xã quy mô còn nhỏ, phát triển chưa đồng
đều, chưa tạo được sự liên
kết
bền vững, trình
độ
quản lý
hợp
tác xã
còn hạn
chế, thu nhập của các
thành viên còn thấp.
b)Thu hút các
dự
án đầu tư
Trong giai đoạn 2011 -
2015đã
có 181 dự
án đăng
ký đầu
tư mới (năm 2010 có
70 dự
án đăng
ký đầu
tư), tổng số vốn đăng ký
đầu
tư là
18.662,4 tỷ
đồng và
177 triệu
USD. Các
dự
án đăng
ký đầu
tư mới tập trung vào
lĩnh vực:
sản xuất công
nghiệp
150 dự án,
chiếm
82,87% tổng số dự án;
nông lâm nghiệp 16 dự án, thương mại dịch vụ 15
dự án.
Đã thu hút được
nhiều dự án
có quy mô đầu
tư lớn, đang triển khai thực hiện đầu tư theo tiến độ như: dự án đầu tư trồng cây cao su trên địa bàn huyện Văn Chấn,
huyện Văn Yên;
dự
án xây dựng nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân bón hữu cơ; dự án xây dựng nhà máy luyện chì kẽm công suất 40.000
tấn/năm tại cụm công
nghiệp
Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn; dự án xây dựng nhà máy tuyển nổi tinh quặng chì kẽm công suất 450.000
tấn/năm tại xã
Xuân Lai, huyện
Yên
Bình; dự
án đầu tư nhà máy luyện kim, kim
loại màu
tại
khu công
nghiệp
phía
Nam; 5 dự
án may
xuất
khẩu với tổng công
suất
23,7 triệu sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư 24 triệu USD và 94,4 tỷ đồng trên địa bàn huyện Trấn Yên, khu công nghiệp Âu Lâu và cụm công nghiệp Thịnh
Hưng; dự án
chăn nuôi chế
biến thỏ công
nghệ
cao tại xã
Thượng
Bằng La, huyện Văn Chấn quy mô 15.000 thỏ/ngày, 30.000 thỏ giống/năm với tổng
vốn đầu tư là
78,6 triệu
USD; dự án
đầu
tư xây dựng trung tâm thương mại vui chơi
giải trí
và nhà phố
thương mại tại Thành
phố
Yên Bái
với
tổng vốn đầu tư là
685 tỷ
đồng.
Đã có trên 50
dự
án hoàn
thành đầu
tư và
đưa vào hoạt
động. Một số dự án
đã đăng ký song đến
nay không
triển
khai đầu tư hoặc đầu tư quá chậm tiến độ, như: dự án xây dựng nhà máy giấy công suất 40.000
tấn/năm, dự án
nhà máy thép, dự
án nhà
máy ván MDF và một
số dự án
khai thác chế
biến khoáng
sản.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh tập trung kiểm tra rà soát tiến độ của các dự án đầu tư, loại
bỏ các dự án không hiệu quả, bổ
sung quy hoạch các
dự
án hiệu quả, khả
thi; trong quá
trình rà soát đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 53 dự án do không triển khai thực
hiện hoặc triển khai thực hiện quá chậm tiến độ.
5. Phát triển đô thị
Hệ thống đô thị toàn tỉnh gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 7 thị trấn, 3 thị
trấn nông
trường;
ngoài ra
còn có các trung tâm cụm xã đã được quy hoạch xây dựng là nơi thu hút, lưu
thông hàng hoá, giao lưu kinh tế, văn hoá của một cụm các xã tập trung đông dân cư sinh sống. Nhìn chung, các đô thị trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước phát triển theo hướng
bền vững, mở rộng về quy mô, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội phù hợp, đồng bộ
hiện đại, diện mạo đô
thị
đã có
nhiều
thay đổi, chất lượng đô
thị
ngày
càng được
nâng
cao. Các đô thị
tiếp tục khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của mỗi địa phương.
Thực hiện việc
điều chỉnh địa giới hành
chính của
các đô
thị
lớn và
các huyện,
thị xã,
thành phố
để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội; bố trí sắp xếp lại dân cư nhằm giảm thiểu
thiệt hại do thiên
tai, ổn
định đời sống nhân
dân, phù hợp
với tình
hình phát triển
mới, nhất là
khu vực
phía
Tây; tiếp
tục đầu tư xây
dựng
các
trung tâm cụm
xã để thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Từng bước đầu
tư nâng
cấp,
xây dựng mới hệ
thống kết cấu hạ tầng của các thị trấn, thị tứ nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội toàn tỉnh cũng như
từng huyện, thị.
Thực hiện Quyết
định số 1659/QĐ-TTg ngày
07/11/2012 của
Thủ tướng Chính
phủ
về chương trình
phát triển
đô thị quốc gia
giai đoạn 2012-2020, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt quy hoạch phát triển vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030,
tầm nhìn
đến
năm 2050; lập Chương trình
phát triển
đô thị của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2020,
tạo nền tảng cho việc phát
triển
thành phố Yên Bái sang hữu ngạn sông Hồng, thực
hiện mục tiêu
đưa thành phố
Yên Bái
trở
thành đô
thị
loại II vào
năm 2020.
Trong khuôn
khổ
chương trình
phát triển
đô thị quốc gia
giai đoạn 2012-2020 tỉnh Yên Bái đã được công nhận thêm xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn là đô thị loại V.
Hiện đã
hoàn thiện
các thủ tục trình Chính phủ công nhận thị trấn
Sơn Thịnh là
trung tâm huyện
lỵ của huyện Văn Chấn.
Đến hết năm
2015, tỉnh Yên
Bái có 13 đô thị,
trong đó
có 01 đô thị
loại III, 01 đô
thị
loại IV, 11 đô
thị
loại V. Tỷ lệ đô
thị
hóa năm
2014 đạt
khoảng 19,58%.
- Thành phố Yên Bái là trung tâm
chính trị,
kinh tế, văn hoá
của
tỉnh, hiện đang là
đô thị
loại III, gồm 17 đơn vị hành
chính (9 phường,
8 xã) với diện tích 106,74 km2,
dân số
trung bình
năm 2014 là 98.774 người. Năm 2014, thành phố Yên Bái là đô thị trong danh sách các đô thị thuộc phạm
vi triển khai của Dự án
"Chương trình đô thị miền núi phía Bắc" dự kiến sử
dụng vốn vay Ngân
hàng Thế
giới (WB). Dự án
được
thực hiện sẽ góp
phần
hiện thực hóa
Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia nói riêng và mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo nói chung; nâng
cao năng lực
cho các
thành phố
ở khu vực miền núi
phía Bắc
trong việc lập, thực hiện và vận hành dịch vụ hạ tầng đô thị một cách có hiệu quả và phát triển bền vững.
- Thị xã Nghĩa Lộ có 7 đơn vị hành chính (4 phường, 3 xã), là trung tâm văn
hoá dịch
vụ du lịch của phía
Tây. Diện
tích
30,26 km2, dân số năm 2014 là 29.486 người, với 17 dân tộc anh em,
trong đó
người
Thái chiếm tỷ lệ cao
nhất, gần 45% dân
số.
Nghĩa Lộ là
thị
xã mang
đậm
nét văn
hoá các dân tộc
vùng Tây
Bắc,
đang được đầu tư xây
dựng
trở thành
thị
xã văn
hoá.
6. Các lĩnh vực văn hóa xã hội
a) Giáo dục và đào tạo
Tích cực triển
khai Chiến lược phát triển
giáo dục và Kết
luận Hội nghị Trung
ương 6 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chủ động triển
khai thực hiện các chỉ đạo mới của Chính
phủ như: Nghị định sửa đổi, bổ sung chính
sách đối với nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục công
tác ở các trường chuyên
biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đề án
xây dựng xã hội học tập, đề án
xóa mù chữ; chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ
thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục duy trì và
nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập
giáo dục trung học cơ sở.
Hệ thống giáo dục tiếp tục
được củng cố và
hoàn thiện,
mạng lưới trường lớp các
ngành học,
bậc học tiếp tục được quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục trên từng địa bàn, thu hút tối đa số
người trong độ tuổi ra lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, từng bước
hướng tới xây
dựng
xã hội học tập.
Năm 2011 toàn
tỉnh
có 583
cơ sở
giáo dục mầm non,
phổ thông,
giáo dục
thường xuyên,
chuyên nghiệp,
trong đó
có 566 trường
mầm non, phổ thông
(185 trường
mầm non, 381 trường phổ thông); 6.468 nhóm, lớp với 174.693 cháu, học sinh mầm
non, phổ thông.
Đến hết năm
2015 toàn
tỉnh
có 568
cơ sở
giáo dục mầm non,
phổ thông
(188 trường
mầm non, 380 trường phổ thông); 6.706 nhóm, lớp (tăng 4,6% so với năm 2011); với
193.693 học sinh (tăng 9,7% so với năm 2011).
Tỷ lệ huy động
trẻ em 5 tuổi ra lớp năm 2011 là 97,7%, năm 2014 là 98,9%, dự ước năm 2015 là 99,1%. Tỷ lệ huy động
trẻ 6 - 10 tuổi ra lớp năm 2011 là 96%, năm 2015 là 99,8%. Tỷ lệ huy động
trẻ 11 - 14 tuổi ra lớp năm 2011 là 86%, năm 2014 là 89%, dự ước năm
2015 là
92%. Tỷ
lệ huy động trẻ 15 - 17 tuổi ra lớp năm 2011 là 42%, năm 2014 là 45%, năm 2015 là
47%.
Về phổ cập giáo dục: Năm 2008
tỉnh đã
được
công nhận đạt chuẩn
quốc gia về phổ cập giáo
dục
trung học cơ sở với 174/180 xã, phường, thị trấn và 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn.
Năm 2011 có
180/180 xã, phường,
thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học; 180/180 xã, phường, thị trấn
và 9/9
huyện,
thị xã,
thành phố
đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 78/180 xã, phường, thị trấn
đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và 2/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn.
Năm 2015, toàn
tỉnh
có
178/180 xã, phường,
thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I;
178/180 xã,
phường,
thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn.
Năm 2011,
toàn tỉnh
có 130
trường
đạt chuẩn quốc gia, chiếm 23% tổng số trường, trong đó 30 trường mầm non,
66 trường tiểu học, 31 trường trung học cơ sở, 03 trường trung học phổ thông. Năm 2013 có 164
trường
đạt chuẩn quốc gia, trong đó 39 trường mầm non, 78 trường tiểu học, 43 trường
trung học cơ sở, 04 trường trung học phổ thông. Đến hết năm 2014 có 187 trường đạt chuẩn
quốc gia. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia luỹ kế hết năm 2015 là 209 trường, chiếm
37% tổng số trường.
Cơ sở vật chất
trường lớp học: Từng bước được đầu tư theo hướng hiện đại và chuẩn hoá. Đến nay, tổng
số phòng
học
của giáo
dục
mầm non và
phổ
thông hiện có 6.190 phòng (kiên cố 4.270 phòng; bán kiên cố 1.106 phòng; tạm 839 phòng); tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 69%, về
cơ bản đáp
ứng
đủ cho học hai ca và
đảm
bảo được dạy học 2 buổi/ngày ở các cơ sở giáo dục tiểu học, các trường dân tộc nội trú. Trong giai đoạn 2011 -
2015, tỉnh đã
triển
khai có
hiệu
quả Đề án
Kiên cố
hóa trường, lớp học
và nhà
công vụ
cho giáo
viên giai đoạn
2008-2012 và
giai đoạn
2014-2015. Tổng số đã
được
xây dựng bằng
nguồn vốn của Đề án
giai đoạn
2011 - 2015 là
356 phòng học
và 542
phòng ở
công vụ giáo viên.
b) Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Công tác thường trực cấp
cứu, khám
chữa
bệnh tại các
bệnh
viện, phòng
khám đa khoa khu vực và các cơ sở y tế đã được chú trọng. Năm 2011 tỷ lệ
giường bệnh/vạn dân
đạt
23 giường; năm 2015 đạt 26,83 giường (không tính giường bệnh trạm y tế xã). Số bác sĩ/vạn dân năm 2011 đạt 7,2 bác sĩ, dự ước năm
2015 đạt 8 bác
sĩ. Tỷ
lệ xã có
bác sĩ năm 2011 đạt
55,56%, năm 2015 là
70%.
Năm 2011 tỷ lệ dân số mắc bệnh
sốt rét
là 0,4%, năm 2014 là 0,02%, năm 2015 là 0,012%. Năm 2011 tỷ lệ mắc bướu cổ là 6,9%, năm 2014 là
6,2%, năm 2015 còn dưới 6,0%. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được
quan tâm,
nhất
là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó
khăn, năm 2011 tỷ
lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng là 98,5%, năm 2014 là 98,5%, năm 2015
là 98,8%. Năm 2011 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 21,17%, năm 2014 là
19,6%, năm 2015 là 19%.
Số người nhiễm
HIV/AIDS có
chiều
hướng tăng lên
và khó kiểm
soát,
năm 2010 tỷ
lệ nhiễm HIV/dân
số
là
0,42%, năm 2014 tỷ
lệ là
0,425%; năm 2015 là 0,43%.
Trong giai đoạn 2011 -
2015 đã
thực
hiện tốt các
chính sách về
dân số góp phần giảm tỷ lệ
tăng dân
số
tự nhiên
và nâng cao chất
lượng dân
số.
Năm 2011 tỷ lệ tăng dân
số
tự nhiên
là 12,54%o, năm 2014 là 12,19%o, dự ước năm 2015 là 10,86%o. Tỷ lệ giảm
sinh đạt 0,3%o/năm. Phụ nữ trước đẻ được tiêm phòng đủ 02 mũi uốn ván đạt 97%, không có tử vong uốn ván sơ sinh. Tỷ suất chết
mẹ/100.000 trẻ đẻ sống giảm đáng kể đến năm 2015 đạt dưới 70 người/100.000 trẻ
đẻ sống.
Các cơ sở khám chữa bệnh được
đầu tư cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn ngân sách tập trung. Đã có 8/9 bệnh viện đa
khoa huyện được xây
mới
và nâng
cấp
từ nguồn trái
phiếu
Chính phủ, chất lượng
các dịch vụ khám bệnh được nâng lên, các bệnh viện được
trang bị công
nghệ
thông
tin về
quản lý
bệnh
viện đã
giúp cho công tác quản lý, điều hành được cải tiến, đã triển khai được
nhiều kỹ thuật vượt tuyến tại tuyến tỉnh, huyện. Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện
đa khoa tỉnh 500 giường, Bệnh viện Lao phổi với trang thiết bị hiện đại đã được đầu tư xây dựng; nhiều cơ
sở khám,
chữa
bệnh ngoài
công lập
được cấp phép
đi vào hoạt
động. Đội ngũ cán
bộ
không ngừng được nâng cao cả về số lượng
và chất lượng.
Tuy nhiên do
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày một cao, trong
khi đó
một
số
dịch
vụ
còn
chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân như: Các bệnh viện chưa có khoa phục hồi chức năng, một số bệnh viện, khoa
phòng còn
tình trạng quá tải cao như khoa Sản bệnh viện tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Văn Yên,... Trang thiết bị còn thiếu tại tất cả các chuyên khoa, các
đơn vị
y tế dự phòng
và trạm
y tế xã.
c) Lao động, việc làm, giảm nghèo; an sinh xã hội
* Lao động, việc làm, dạy nghề:
Giai đoạn 2011 -
2015, giải quyết việc làm
cho 90.895 lao động,
năm 2015 duy trì
tỷ
lệ thất nghiệp dưới 4%; 3.500 lao động đi xuất khẩu lao động; đào tạo nghề cho
60.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2011 là 32,21%, năm 2014 là
42,67%, năm 2015 là 45%.
Thực hiện Quyết
định 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của
Thủ tướng Chính
phủ
về Phê
duyệt
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh đào tạo được
60.000 người, tăng 49% so giai đoạn 2006-2010, trong đó: trình độ cao đẳng
nghề 3.858 người; trung cấp nghề 6.280 người; sơ cấp nghề 15.441 người; dạy
nghề dưới 3 tháng
32.753 người.
Công tác
dạy
nghề đã
được
triển khai thực hiện dạy nghề trên địa bàn của 90% số xã, trên 60 số xã vùng cao, vùng khó
khăn. Tỷ
lệ lao động qua đào
tạo
nghề tăng dần qua các
năm từ
20,6% năm 2011 lên
27,8% năm 2014, năm 2015 đạt 30%.
Công tác dạy nghề đã được tỉnh
thường xuyên
quan tâm. Đến
nay, toàn
tỉnh
có 24 cơ
sở
dạy nghề. Đã
hình thành mạng
lưới dạy nghề tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố; Trường Cao đẳng
nghề Yên
Bái được
Thủ tướng Chính
phủ,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định là một trong 40 trường
Cao đẳng nghề chất lượng cao đến năm 2020. Đến hết năm 2015 duy trì 25 cơ sở dạy nghề,
gồm: 02 trường Cao đẳng nghề (01 trường tư thục); 03 trường Trung cấp nghề; 20
Trung tâm
dạy
nghề và
cơ sở
có tham
gia dạy
nghề.
* Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội:
Trong những năm qua công tác giảm nghèo của tỉnh đạt
được kết quả nhất định, đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt.Tỉnh đã huy động nhiều
nguồn lực, tiến hành
lồng
ghép các
chương trình, dự
án; huy
động
sự tham gia của các
cấp,
các
ngành, các tổ
chức chính
trị
xã hội cùng thực hiện mục
tiêu xoá
đói giảm
nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm
xuống, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 32,53%, năm 2013 là 25,38%, năm 2014 là
20,56%, năm 2015 còn 16,02% (tiêu chí cũ). Bình quân giai đoạn 2012-2015
giảm 4%/năm. Riêng
02 huyện
nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm bình quân mỗi huyện
khoảng 6%-8%/năm, tỷ lệ hộ nghèo huyện Trạm Tấu còn 48,45%, huyện Mù Cang Chải còn 47,47% vào năm
2015.
Giai đoạn 2011-2013
toàn tỉnh có 25.920 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã
hội,
với tổng số tiền vay 975,67 tỷ đồng.
d) Văn hóa, thể dục thể
thao và
gia đình
* Văn hóa:
Các hoạt động văn
hoá cơ bản đã phục vụ nhu cầu
văn hoá
tinh thần
của nhân
dân nhất
là đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu,
vùng xa. Công tác bảo tồn, bảo tàng luôn được quan tâm. Đến nay số di
tích được xếp hạng là 80 di tích, xây dựng được 6
bia di tích
cho các di tích cấp
quốc gia. Thực hiện hoàn
thành 14 dự
án và đề tài bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi
vật
thể các
dân tộc
trên địa bàn tỉnh. Đã có 02 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia là
lễ
Cấp sắc của dân
tộc
Dao đỏ và
6 điệu
Xòe cổ dân tộc Thái Mường Lò. Đến nay toàn tỉnh có 100% số xã, phường, thị trấn
tự tổ chức được các
hoạt
động văn hóa
và hàng năm các nhà văn hóa đều được hỗ trợ trang thiết bị phục vụ hoạt
động theo chương trình
mục
tiêu quốc gia. Các giá trị văn hoá đặc sắc từng
bước được bảo lưu, nghiên
cứu.
Đã sưu tầm và đưa vào lưu trữ và phát huy được 80 lễ hội
truyền thống, 47 phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá dân gian.
Năm 2011, tỷ lệ xã, phường có làng bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá đạt 57%; có 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Theo
tiêu chí đánh giá mới: Năm 2014, tỷ lệ xã, phường có làng bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá đạt 48%; có 72% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 76% cơ
quan, đơn vị
đạt tiêu
chuẩn
văn hoá.
Năm 2015 duy trì 48% xã, phường có làng bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá, 72% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 77% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá(Nếu tính theo tiêu chí cũ:
Năm 2015, tỷ
lệ gia đình
văn hóa đạt
86,5%, vượt 1,5% so mục tiêu; tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố văn hóa đạt 60%, đạt
mục tiêu;
tỷ
lệ cơ quan đơn vị văn hóa
đạt
97%, vượt 2% so mục tiêu).
* Thể dục thể
thao:
Thường xuyên chú trọng đẩy mạnh
thực hiện phong trào
“Toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương
Bác Hồ vĩ đại”. Hàng năm đào tạo từ 12 - 13
môn thể thao và tham gia 26 - 28 giải thể thao
thành
tích cao, đạt
trên 60
huy chương các loại.Năm 2011, tỷ lệ số người tập luyện thể thao
thường xuyên
là 25,4% dân số,
toàn tỉnh có 495 số câu lạc bộ thể dục
thể thao; năm 2014 tỷ lệ số người tập luyện thể thao thường xuyên là 27,5%, có 490
câu lạc
bộ. Năm 2015 toàn
tỉnh
có 500
câu lạc
bộ thể dục thể thao, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên chiếm 28% dân số.
* Cơ sở vật chất
văn hóa,
thể
thao:
Trong giai đoạn 2011 -
2015 tỉnh đã
huy động
các nguồn vốn đầu tư
xây dựng các công trình văn
hoá, các khu di tích lịch sử. Cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ các hoạt động thể
dục thể thao đã
được
quan tâm
đầu
tư ở một số ngành
và các huyện,
thị xã,
thành phố.
Các thiết chế văn hoá như nhà văn hoá,
thư viện,
tủ sách
từng
bước phát
triển.
Đến nay toàn
tỉnh
có 11
đơn vị
sự nghiệp văn hoá
thể
thao cấp tỉnh, 08 trung tâm
văn hoá thể
thao cấp huyện. 100% số xã,
phường,
thị trấn trong tỉnh đã
xây dựng
và duy
trì hoạt
động của tủ sách
pháp luật.
Năm 2015 tất cả các
huyện,
thị, thành
phố
đều có
nhà văn hoá đa năng, thư viện độc lập; ở cấp tỉnh cơ bản có đủ các công trình thể thao như: sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi, sân quần vợt,...
* Công tác
gia đình:
Trong những năm qua,
công tác
gia đình đã được
các cấp ủy Đảng,
chính
quyền
quan tâm
chỉ
đạo thực hiện, đã
đưa công tác gia đình vào Nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội hàng năm. Tập trung
triển khai nghiêm
túc hệ
thống văn bản của Chính
phủ,
Bộ Văn hóa,
Thể
thao và
Du lịch,
tỉnh đã
xây dựng
và ban
hành Kế
hoạch thực hiện chiến lược về phát triển gia đình Việt Nam, Kế hoạch phòng chống bạo lực
gia đình.
Củng
cố bộ máy
làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán
bộ
làm công
tác gia đình ở
cơ sở; định kỳ thống kê,
báo cáo hệ
thống chỉ số về công
tác gia đình. Thường
xuyên
tuyên truyền,
phổ biến các
chủ
trương của Đảng, chính
sách, pháp luật
của nhà
nước
về gia đình,
nhân rộng
các mô
hình câu lạc
bộ gia đình
hạnh
phúc và
phát triển
bền vững.
e) Thông tin
và truyền
thông
Báo chí, phát
thanh truyền
hình đã
và đang phát triển
theo hướng truyền thông
đa phương tiện,
luôn bám
sát, thực
hiện rõ
chức
năng tuyên
truyền,
đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân các dân tộc trong
tỉnh. Mạng lưới viễn thông
có độ
phủ khá
tốt,
chất lượng cao, công
nghệ
hiện đại, có
khả
năng nâng
cấp
để đáp ứng các dịch vụ mới. Các loại hình dịch vụ phong
phú với chất lượng
thông
tin và giá cước
dịch vụ hợp lý
phù hợp
cho các
đối
tượng sử dụng. Công
nghệ
thông
tin được
đổi mới và
phát triển
mạnh đáp
ứng
công tác
chỉ
đạo của các
cơ quan Đảng,
các cơ
quan quản
lý nhà
nước,
các
doanh nghiệp
và các tổ chức kinh
tế - xã
hội.
Các chỉ tiêu phát triển về phát thanh truyền hình trong những năm qua
đều đạt và
vượt
so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ được xem đài Truyền hình Việt Nam, nghe đài Tiếng nói Việt Nam năm
2011 đạt 87%, năm 2014 là
93%, dự
ước năm 2015 đạt 95%; thời lượng phát thanh bằng tiếng dân tộc năm 2011
đạt 1.095 giờ, năm 2015 đạt 2.239 giờ; thời lượng truyền hình tiếng dân tộc năm 2013
đạt 240 giờ, năm 2015 đạt 312 giờ; tỷ lệ phủ sóng truyền hình địa phương năm
2011 đạt 76%, năm 2015 đạt 100%; tỷ lệ phủ sóng phát thanh địa phương năm 2011 là 78%, năm 2015 đạt 100%. tỷ
lệ người dân
được
nghe, xem phát
thanh truyền
hình địa phương năm
2013 đạt 65%, năm 2015 đạt 72% (nguyên nhân còn 05 xã chưa có đài truyền thanh cơ
sở và 01
Đài truyền
thanh xã
đã hỏng
và nhiều Đài truyền thanh
xuống cấp, hoạt động kém).
Số
lượng thuê
bao truyền
hình trả tiền năm
2013 đạt 26.000 thuê
bao, đến
hết năm 2015 đạt 33.250 thuê bao; Sản lượng phát hành báo chí địa phương và
Trung ương năm 2013 đạt 7,5 triệu tờ, cuốn;năm 2015 đạt
6,5 triệu tờ, cuốn; thời lượng phát sóng kênh chương trình truyền hình Yên Bái trên vệ tinh đạt
17giờ/ngày.
Mạng lưới thông tin nội bộ 100% đã được số hoá, 9/9 huyện, thị, thành phố có tuyến cáp quang đến trung tâm huyện, thị xã, thành phố và tổng đài điện tử tự
động. Tổng dung lượng tổng đài đạt 40.756 số, dung lượng sử dụng đạt 70%.
Hiện có
180 xã, phường,
thị trấn có
máy điện
thoại và
9/9 huyện,
thị, thành
phố
được phủ sóng
điện
thoại di động.
Tốc độ phát triển thuê bao điện thoại đạt
mức tăng trưởng bình quân
14%/năm; Năm 2011 mật độ thuê bao đạt 42 thuê bao/100 dân, năm 2014 đạt 62 thuê bao/100 dân; năm
2015 đạt
70,2 thuê
bao/100 dân; thuê bao Internet có mức tăng nhanh, năm 2011 mật độ thuê bao Internet băng
thông rộng
đạt 4,3 thuê
bao/100 dân, năm 2014 đạt 15 thuê bao/100 dân; năm 2015 đạt 19 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ xã có Internet đạt 100%.
Số điểm bưu
điện văn hoá
xã là 147/157. Tổng
số có 28
bưu cục,
trong đó
có 1 bưu cục
trung tâm,
8 bưu cục
huyện, thị, thành
phố
và 18
bưu cục
khu vực. Số xã
có báo đến
trong ngày
năm 2012 là 154/159 xã, dự kiến năm 2015 là 156/157 xã. Mạng thông tin di động lên công nghệ 3G, 4G đã được phủ sóng tới 100% khu
vực dân
cư. 40-50% hạ
tầng mạng ngoại vi đã
được
ngầm hóa
nhằm
nâng cao
chất
lượng dịch vụ và
đảm
bảo mỹ quan đô
thị.
Hiện nay 100% các sở, ban, ngành có mạng LAN,
Internet, tỷ lệ máy
tính bình quân là 1 máy tính/1,2 cán bộ đối với cấp tỉnh, 1 máy tính/1,5 cán bộ đối với cấp
huyện. 9/9 văn phòng
Ủy
ban nhân
dân các huyện,
thị xã,
thành phố
đã có mạng LAN, 100%
được kết nối Internet. Tỷ lệ cán bộ biết sử dụng máy vi tính cấp tỉnh và cấp huyện năm
2011 là
85%, năm 2014 đạt
96%, năm 2015 đạt 100%. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin ở cấp huyện còn thiếu, chất
lượng chưa đạt chuẩn nên
hiệu
quả quản lý
chưa cao.
f) Khoa học công nghệ
Các hoạt động khoa
học công
nghệ
đã đóng
góp tích cực
vào quá
trình phát triển
kinh tế xã
hội
của tỉnh. Nhân
rộng
các kết quả nghiên cứu, thử
nghiệm đã
được
kết luận vào
sản
xuất. Tập trung sản xuất các loại cây, con giống có chất lượng và năng suất cao góp phần thay đổi
tập quán
canh tác, tăng nhanh diện tích cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày từ 1 vụ lên 2 vụ ở vùng cao và từ 2 vụ lên 3 vụ ở vùng thấp. Tập trung
nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật phục vụ khám
chữa
bệnh và
nâng cao sức
khỏe ban đầu cho nhân
dân theo hướng
kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
Từ năm 2011
đến nay toàn
tỉnh
đã triển khai thực
hiện trên
160 đề
tài, dự án khoa học và dự án xây dựng mô hình nông lâm nghiệp, trong đó: 100 Đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp; 39 đề tài thuộc lĩnh vực
khoa học xã
hội
và nhân
văn; 8 đề
tài, dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin; 13 đề tài, dự án thuộc lĩnh vực
khác.
Quy trình triển
khai thực hiện các
đề
tài, dự án đều đảm bảo đúng nội dung, kinh
phí đã
được
phê duyệt, thực hiện
nghiêm
túc và hiệu
quả.
g) Thực hiện bình đẳng giới;
chăm sóc
trẻ
em; phát
triển
thanh niên;
chăm sóc người
có công
* Chăm sóc trẻ em:
Giai đoạn 2011 -
2015 tỉnh Yên
Bái đã triển
khai tốt công
tác bảo
vệ, chăm sóc
trẻ
em và
phát triển
các mô
hình bảo
vệ trẻ em trên
địa
bàn tỉnh. Thành lập
Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ và
chăm sóc trẻ em từ cấp tỉnh đến cấp huyện và
Ban bảo vệ trẻ em cấp xã. Hiện toàn tỉnh có gần 6.000 trẻ
em có hoàn
cảnh
khó
khăn, trên 54.000 trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo.
Tổ chức triển khai thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình hộ nghèo,
cấp phát thuốc miễn phí
cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số.
Thực hiện tốt công
tác vận
động xây
dựng
quỹ Bảo trợ trẻ em các
cấp,
huy động quỹ Bảo trợ trẻ em trong 3 năm (2011-2013) đạt trên 5 tỷ đồng (đạt
106% so với kế hoạch); Dự kiến trong 2 năm 2014-2015 huy động quỹ đạt từ 2 tỷ
đồng/năm trở lên.
Triển
khai các
hoạt
động hỗ trợ trẻ em có
hoàn cảnh
đặc biệt khó
khăn, chương trình phẫu thuật cho trẻ em bị khuyết tật…
*Phát triển thanh niên:
Giai đoạn 2011 - 2015 đã triển
khai thực hiện Chiến lược phát triển
thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; 100% thanh niên
trong lực lượng vũ trang, công chức,
viên chức, học sinh và
sinh viên được học tập Nghị quyết của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước
liên quan đến đời sống, việc làm
và học tập của thanh niên. Giải
quyết việc làm cho trên 50% thanh niên, ưu tiên giải
quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện, thanh niên
dân tộc thiểu số. Năm 2015 có 100% học sinh, sinh viên của các trường
chuyên nghiệp, dạy nghề và
trên 50% thanh niên đang tìm việc làm
được tư vấn nghề nghiệp và giới
thiệu việc làm. Tiếp tục thực hiện các
chính sách động viên thu hút thanh niên tham gia phát triển
kinh tế - xã hội, phát động và triển khai sâu rộng phong trào “Thanh niên xung kích phát triển
kinh tế - xã hội và bảo
vệ Tổ quốc".
* Thực hiện bình đẳng giới:
Triển khai sâu rộng về Luật Bình đẳng giới tới
các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu vì sự tiến bộ của
phụ nữ, từng bước bảo đảm về bình đẳng giới trên mọi phương
diện: chính
trị,
kinh tế, văn hóa,
xã hội.
Vị trí,
vai trò của
phụ nữ ngày
càng được
khẳng định trong gia đình
và xã hội.Tỷ
lệ nữ cán
bộ
tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ
2011-2016 tăng so với nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ các cấp nhiệm kỳ
2010-2015, cấp tỉnh có
8/55 người,
đạt 14,54% (có
02 người
tham gia ủy viên
Ban Thường
vụ Tỉnh ủy), cấp huyện, thị, thành phố có 78/397 người, chiếm tỷ lệ
19,65%; cấp xã,
phường,
thị trấn có
784/4.038 người,
chiếm tỷ lệ 19,42%. Hiện có 02 cán bộ nữ tham gia đại biểu Quốc hội, chiếm
28,57%; có
22 cán bộ
nữ tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chiếm
37,29%; có
102 cán bộ
nữ tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, thị, thành phố, chiếm
31,78%; có
1.274 cán bộ
nữ tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị
trấn, chiếm 28,30%.
* Công tác
chính sách, chăm sóc người có công:
Đẩy mạnh phong
trào
"Đền
ơn đáp
nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn"... Huy động mọi nguồn lực trong
xã hội, cộng đồng
cùng nhà
nước
chăm sóc
tốt
hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng. Giai
đoạn 2011-2014 đã
giải
quyết trên
6.500 hồ
sơ hưởng trợ cấp ưu đãi
người
có công.
Tặng
quà cho
các gia đình chính sách nhân dịp lễ, tết, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 với 95.926
suất quà,
tổng
kinh phí
thực
hiện trên
16.000 triệu
đồng. Tổ chức điều dưỡng cho trên 8.202 lượt đối tượng người có công, trong đó điều dưỡng tập
trung là
1.458 người;
điều dưỡng tại gia đình
là 6.744 người
với tổng kinh phí
thực
hiện trên
11.000 triệu
đồng.
Hàng năm huy
động
xây dựng quỹ
"Đền ơn đáp
nghĩa" được
trên 2,6
tỷ
đồng. Phong trào
làm nhà ở
cho gia đình
chính sách đã được
tỉnh đặc biệt quan tâm,
trong giai đoạn
2012-2015 tỉnh đã
hỗ
trợ xây
dựng
1.362 nhà
ở
cho người có
công khó khăn về
nhà ở (làm mới 1.355 nhà, sửa chữa 7 nhà), trong đó thực hiện đề án của tỉnh là 474 nhà và thực hiện theo
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là 888 nhà.
7. Kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc
tế
a) Kinh tế đối ngoại
Công tác vận động, thu
hút, tiếp nhận, quản
lý và sử dụng nguồn
vốn đầu tư nước ngoài
trên địa
bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng và đạt những kết
quả tốt, quan hệ, hợp tác
với
các tổ chức quốc
tế, các
nhà tài trợ
được tiếp tục duy trì
và ngày càng được
mở rộng. Đầu tư nước ngoài
trong giai đoạn
2011 - 2015 đã
góp phần
đẩy nhanh tốc độ phát
triển
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tham gia giải quyết tích cực các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống.Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2011-2013 đạt 1.753 tỷ đồng, dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 là 4.511,38 tỷ đồng.Các chương trình, dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn nước ngoài
được
tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn đạt hiệu quả cao, đã giúp cho việc khắc phục
cơ bản những khó
khăn về
hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở tất cả các vùng, miền của tỉnh,
nhất là
vùng cao và vùng đặc biệt khó khăn.
Công tác vận động, tiếp
nhận, quản lý,
sử
dụng các
chương trình, dự
án ODA,
NGOđược
thực hiện đảm bảo theo đúng
các quy định
hiện hành.
Nguồn
vốn đầu tư của các
chương trình, dự
án được sử dụng đúng, hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra tình trạng thất thoát vốn và phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đối với vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), trong những
năm qua đã
và đang có những
đóng góp
tích cực
cho đầu tư phát
triển.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
tạo
điều kiện cho tỉnh Yên
Bái có cơ hội
tiếp cận với các
tiến
bộ khoa học kỹ thuật tiên
tiến,
công nghệ hiện đại,
giải quyết việc làm
cho người
lao động. Mặt khác
đầu
tư trực tiếp nước ngoài
tạo
điều kiện cho Yên
Bái mở
rộng thị trường xuất khẩu và tăng giá trị xuất khẩu hàng năm. Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
(FDI) thực
hiện tại tỉnh Yên
Bái liên tục
tăng qua các
năm, từ
83,4 tỷ đồng năm 2010 lên
151 tỷ
đồng năm 2013, năm 2015 là
280 tỷ
đồng.
Để thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu
tư, thực hiện đầu tư và
hoạt
động sản xuất kinh doanh tại Yên Bái, tỉnh đã có giải pháp, các cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở thu hút tối đa nguồn
vốn từ các
nhà đầu
tư nước ngoài
vào thực
hiện đầu tư tại tỉnh Yên
Bái. Xây dựng
danh mục các
dự
án kêu gọi vốn đầu tư
nước ngoài
theo từng
giai đoạn, ưu tiên
đầu
tư phát
triển
kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các địa bàn đặc biệt khó khăn và khó khăn.
b) Hội nhập quốc
tế
Trong thời gian qua
nhằm thực hiện tốt các
chủ
trương, chính
sách của
Đảng, pháp
luật
của nhà
nước
về hội nhập quốc tế, tỉnh Yên Bái đã quán triệt, triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến
về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hội
nhập quốc tế; xây
dựng
và hoàn
thiện
các văn
bản
quy phạm pháp
luật
liên
quan đến
hội nhập quốc tế tạo điều kiện để tỉnh Yên Bái tham gia hội nhập quốc tế một cách toàn diện.
Nhận thức được
các yêu
cầu
và nhiệm vụ của hội
nhập quốc tế, tỉnh đã
chủ
động nâng
cao năng lực
và tận dụng ưu
thế của địa phương trong xu thế hội nhập chung của cả nước. Trong quá trình triển khai thực
hiện chương trình
hội
nhập quốc tế, công
tác thông tin tuyên truyền đã được tỉnh quan tâm, chú trọng nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân
về
công tác
hội
nhập quốc tế. Tiếp tục mở rộng và đưa quan hệ hợp tác của tỉnh với các địa phương
trong và
ngoài nước,
các tổ chức tập đoàn kinh tế, tài chính quốc tế đi vào chiều sâu. Chú trọng gắn kết
quan hệ kinh tế với quan hệ chính trị, tạo lợi ích đan xen với các đối tác nhằm đảm bảo
lợi ích
kinh tế,
an ninh quốc phòng
trên địa
bàn tỉnh.
Đến nay, tỉnh
Yên Bái
đã thiết
lập quan hệ với trên
60 nhà tài trợ,
trong đó
nhà tài trợ
các
chương trình, dự
án (ODA)
chủ
yếu là
Ngân hàng Thế
giới (WB); Ngân
hàng Phát triển
Châu Á
(ADB); Chính phủ
Phần Lan; Chính
phủ
Đức; Cơ quan Hợp tác
và Phát triểnNhật
Bản (JICA)... Nhà
tài trợ
các
chương trình, dự
án (NGO)
chủ
yếu là
các địa
phương và
các tổ
chức phi Chính
phủ,
đại sứ quán
nước
ngoài
như Tỉnh
Val de Marne, thành
phố
Chevelly Larue (Cộng hòa
Pháp); Tổ
chức Atlantic Philanthropies (AP/Mỹ); tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI);
tổ chức CODESPA (Tây
Ban Nha); tổ
chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế (SCI); tổ chức Oxfam (Mỹ); tổ chức Bánh Mỳ cho thế
giới (BFDW); Đại sứ quán
Ấn
Độ; Đại sứ quán
Nhật
Bản...và
các nhà đầu
tư thực hiện các
dự
án (FDI)
chủ
yếu là
Nhà đầu
tư Ấn Độ, Hàn
Quốc,
Nhật Bản, Pháp,
Đài Loan, Trung Quốc...
8. Tài nguyên
và môi trường,
ứng phó
với
biến đổi khí
hậu
và
phòng chống
thiên
tai
a) Tài nguyên
môi trường
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của
cộng đồng về bảo vệ môi
trường,
giám sát
chặt
chẽ các
điều
kiện về môi
trường
đối với các
dự
án đầu tư, nhất là các dự án khai thác tài
nguyên, khoáng sản.
Thực hiện Chiến lược phát
triển
bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, giảm thiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh
tế đến môi
trường.
Khai thác
hợp
lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Phòng ngừa,
kiểm soát
và khắc
phục ô
nhiễm,
suy thoái
môi trường,
cải thiện chất lượng môi
trường,
bảo vệ và
phát triển
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về ứng
phó với biến đổi
khí hậu. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân triển khai thực
hiện các
đề
tài
nghiên cứu
về ứng phó
với
biến đổi khí
hậu.
Triển khai thực
hiện tốt các
nội
dung bảo vệ môi
trường
theo quy định. Thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường năm 2013, 2014,
2015. Công
tác bảo
vệ môi
trường
được đẩy mạnh, phát
hiện
và xử lý kịp thời nhiều
vụ việc, cơ sở gây
ô nhiễm
môi trường; các điểm nóng về môi trường đã cơ bản được xử lý; công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường được quan
tâm. Tổ chức thực
hiện việc thu phí
bảo
vệ môi
trường
đối với nước thải, ký
quỹ
phục hồi môi
trường
đối với hoạt động khai thác
khoáng sản.Tăng
cường công
tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường theo quy
định của pháp
luật.
Hoàn thành
Quy hoạch
bảo vệ, khai thác
và sử
dụng tài
nguyên nước
tỉnh Yên
Bái đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.Hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh đến năm 2020 và
đã được
Chính phủ Quyết nghị
tại Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 27/5/2013. Hoàn thành công tác lập Quy hoạch sử dụng
đất cấp huyện đối với 9/9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đưa vào thực hiện trong
quá
trình quản
lý Nhà
nước
về đất đai. Hoàn
thiện
công tác
thống
kê, kiểm kê đất đai tỉnh Yên Bái đảm bảo chất
lượng và
thời
gian theo đúng
quy định.
Hàng năm
đã ban hành quy định
về phân
loại
đường phố, vị trí
và bảng
giá các
loại
đất trên
địa
bàn toàn
tỉnh.
Thực hiện tốt công
tác xây dựng
bảng giá
đất
và định giá đất cụ thể, công tác bồi thường, hỗ
trợ tái
định
cư tạo quỹ đất để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội và tạo nguồn thu
ngân
sách từ
phát triển quỹ đất.
Đã hoàn thành
cơ bản
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo yêu cầu của Quốc
hội. Tích
cực
triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản. Thực hiện tốt
việc chấn chỉnh công
tác cấp
phép tài
nguyên khoáng sản;
tài
nguyên nước,
khoáng sản được quản
lý, khai
thác, sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả theo hướng bền vững. Chất lượng dự báo khí tượng thủy văn,
cảnh bảo thiên
tai được
nâng
cao; vấn
đề biến đổi khí
hậu
đã được quan tâm từ nhận thức
đến hành
động.
b) Ứng phó với biến đổi
khí hậu và phòng chống thiên tai
Trong những năm qua
tỉnh đã
chủ
động thực hiện tốt công
tác phòng chống
thiên
tai và ứng
phó với biến đổi
khí hậu. Xây dựng và triển khai thực
hiện Kế hoạch hành
động
ứng phó
biến
đổi với khí
hậu
giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW
ngày
03/6/2014 của
Ban Chấp hành
Trung ương Đảng
khóa XI
về
chủ động ứng phó
với
biến đổi khí
hậu,
tăng cường quản lý
và bảo
vệ môi
trường.
Hàng năm
tổ
chức kiểm tra những vùng
có nguy cơ sạt
lở đất, lũ ống, lũ quét,
ngập
lụt để có
phương án di dân đến nơi an toàn. Lồng ghép bố trí các nguồn vốn thực
hiện việc sắp xếp, bố trí
lại
dân cư,
đầu
tư xây dựng các vùng dân cư tập trung tại
các vùng
tái định
cư mới nhằm đảm bảo an toàn
về
đời sống sinh hoạt cho người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.Hàng năm, củng cố, kiện
toàn Ban
chỉ
huy phòng,
chống
lụt, bão
và tìm kiếm
cứu nạn các
cấp;
rà soát,
bổ
sung phương án
phòng chống
bão lũ,
tìm kiếm
cứu nạn trên
địa
bàn toàn
tỉnh
sát với thực tế để
chủ động sẵn sàng
ứng
phó với mưa bão xảy ra, theo
phương châm
“4 tại
chỗ”; thường xuyên tuyên truyền, tổ chức
diễn tập về công
tác phòng chống
bão lũ,
tìm kiếm
cứu nạn; phổ biến kinh nghiệm phòng tránh thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người dân nhằm nâng cao nhận thức cho
cộng đồng, ý
thức
phòng
tránh và cùng cộng
đồng có
biện
pháp chủ động phòng, tránh có hiệu quả; chỉ
đạo các
địa
phương các
đơn vị
túc trực 24/24h, hàng ngày theo dõi chặt chẽ diễn
biến thời tiết thông
báo kịp
thời cho nhân
dân phòng tránh. Thực hiện tốt việc khơi thông các dòng chảy (sông, suối..) nhằm
hạn chế việc ngập úng,
lũ lụt
trong mùa
mưa.
Đã triển khai nhiều
hoạt động nhằm bảo vệ môi
trường
như quản lý
nguồn
tài
nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh truyền thông, mở các lớp tập huấn công tác về ứng phó với biến đổi
khí hậu nhằm nâng cao kiến thức, kỹ
năng cho
nhiều
đối tượng nhất là
thế
hệ trẻ; bảo vệ rừng và
trồng
rừng phòng
hộ
đầu nguồn chống xói
mòn và sạt
lở đất; thu gom xử lý
túi nilon, bao bì, chai chứa thuốc bảo vệ thực vật; xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và di dời chuồng
trại nuôi
nhốt
gia súc
ra xa nhà ở
tại địa bàn
các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
V. CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, PHÒNG CHỐNG THAM
NHŨNG, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
1. Công tác cải cách hành chính
Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính theo
Chương trình tổng
thể cải cách
hành chính nhà nước
giai đoạn 2011-2020.
Hàng năm tiến
hành xây
dựng
và thực hiện
Chương trình ban hành
văn bản
quy phạm pháp
luật
theo quy định. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính
đã được
làm rõ
thêm một
bước. Thông
qua việc
triển khai xây
dựng
và thực hiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị đã làm cho chất lượng đội
ngũ công
chức,
viên chức được nâng lên. Cơ chế "một
cửa" và
"một
cửa liên
thông" tiếp
tục được triển khai, củng cố và phát huy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản
lý hành
chính nhà nước
các cấp đã góp phần quan trọng
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh và các địa phương.
Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác cải cách các thủ tục hành chính. Rà soát,
bãi bỏ
các thủ tục hành chính không còn
phù hợp.
Các thủ tục hành chính được công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử của
tỉnh và
được
niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn
cấp
tỉnh, Ủy ban nhân
dân cấp
huyện. Đối với cấp xã,
do trụ
sở làm
việc
chật hẹp nên
một
số nơi việc công
khai chưa đầy
đủ, mới chỉ công
khai về
phí, lệ phí, hộ tịch, địa
chính,
còn các thủ
tục hành
chính khác mới
tập hợp thành
tập
để tra cứu.
Tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy,
biên chế công chức, viên
chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo gọn nhẹ, tránh
chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ; thực
hiện chính sách tinh giản biên
chế gắn với công tác đánh giá nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức.
Thực hiện tốt
cơ chế "một cửa" và "một cửa liên thông" tại 11/19 sở, ban, ngành của tỉnh; 9/9
huyện, thị xã,
thành phố
và
180/180 xã, phường,
thị trấn. Nhiều cơ quan, đơn vị đã duy trì và thực hiện có hiệu quả cơ chế
"một cửa" và
"một
cửa liên
thông"; tạo
điều kiện thuận lợi, giảm thời gian, giảm phiền hà cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu giải quyết
công việc tại cơ
quan hành
chính nhà nước;
góp phần chống tệ
quan liêu,
cửa
quyền, tham nhũng, nâng
cao ý thức
trách
nhiệm,
tinh thần, thái
độ
phục vụ của đội ngũ cán
bộ,
công chức. Việc niêm yết các nội dung công việc, thủ tục
về hồ sơ, các
loại
giấy tờ, biểu mẫu, thời gian giải quyết, phí và lệ phí cơ bản được thực hiện công khai đầy đủ tại bộ
phận tiếp nhận và
trả
kết quả, đồng thời được công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán
bộ,
công chức, viên chức. Triển
khai xây
dựng
Đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức theo quy
định của Chính
phủ
và hướng dẫn của
Bộ Nội vụ. Tỉnh đã
ban hành quy định
về phân
cấp
quản lý
cán bộ,
công chức, viên chức thuộc thẩm
quyền. Thực hiện tốt các
chế
độ, chính
sách đối
với cán
bộ,
công chức, viên chức theo quy
định. Đồng thời thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức.
Triển khai thực
hiện khoán
biên chế
và kinh
phí quản
lý hành
chính đối
với cơ quan hành
chính nhà nước,
đến nay 100% cơ quan hành
chính nhà nước
cấp tỉnh và
cấp
huyện đã
thực
hiện quyền tự chủ, cấp xã
chưa thực
hiện chế độ tự chủ. Đối với các đơn vị sự nghiệp, tổng số có 730 đơn vị được giao
tự chủ tài
chính, đã có 05 đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động, 36 đơn vị tự đảm bảo một phần
chi phí
hoạt
động, 689 đơn vị tự đảm bảo chi phí dưới 10% hoặc ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ.
Từng bước hiện
đại hóa hành
chính. Toàn tỉnh
có 25
đơn vị
sử dụng phần mềm quản lý
công văn và điều
hành trực tuyến trên mạng. Tỷ lệ các đơn vị có mạng LAN đạt
100%. Tỷ lệ các
thông tin chỉ
đạo, điều hành
được
đưa lên
Cổng
Thông
tin điện
tử đạt khoảng 85%. Đã
triển
khai và
duy trì áp dụng
hệ thống quản lý
chất
lượng theo tiêu
chuẩn
TCVN ISO 9001:2008 tại 67 cơ quan hành chính nhà nước.
2. Phòng chống tham
nhũng
Trong thời gian qua
tỉnh đã
phổ
biến, quán
triệt
các văn
bản
của cấp trên;
ban hành văn bản
thuộc thẩm quyền để lãnh
đạo,
chỉ đạo, thực hiện công
tác phòng chống
tham nhũng, quan tâm
việc
tuyên
truyền,
phổ biến giáo
dục
về phòng
chống
tham nhũng gắn với việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh, tiếp
tục đẩy mạnh, nâng
cao hiệu
quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí
Minh”. Quán triệt
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về công tác phòng chống tham
nhũng, lãng
phí. Qua đó, cán bộ công
chức
đã nhận thức rõ phòng chống tham
nhũng là
nhiệm
vụ của toàn
thể
cán bộ công chức và đảng viên đồng thời xác định trách nhiệm, ý thức phòng ngừa và tinh thần đấu tranh
chống tham nhũng một cách
thường
xuyên,
tích cực
và hiệu quả.
Tỉnh đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo
về công
tác phòng chống
tham nhũng như: Kế hoạch số 37-KH/TU ngày 06/4/2012 về thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng (Khóa XI) về “ Một số vấn đề
cấp bách
về
xây dựng Đảng hiện
nay”; Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 6/4/2012 về công tác tuyên truyền; Kế hoạch số
58-KH/TU ngày
17/7/2012 triển
khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công
tác phòng chống
tham nhũng, lãng
phí; Kế
hoạch số 43/KH-UBND ngày
06/4/2012 về
triển khai Đề án
tuyên truyền
phổ biến pháp
luật
về phòng
chống
tham nhũng.
Đã chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương
trên địa bàn toàn tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt
động về phòng
chống
tham nhũng, đồng thời triển khai sâu rộng tới toàn thể cán bộ, công chức và người dân. Thực hiện quy
định về hồ sơ, trình
tự
giải quyết thủ tục hành
chính theo cơ chế
một cửa nhằm ngăn chặn tình
trạng
sách nhiễu, tiêu cực.
Các cơ quan,
đơn vị,
địa phương đã
thực
hiện nghiêm
túc việc
công
khai, minh bạch
ở tất cả các
lĩnh vực,
trọng tâm
là các lĩnh vực
mua sắm tài
sản;
quản lý
dự
án; đầu tư xây dựng cơ bản;
thu chi ngân
sách; phân bổ
dự toán;
phân bổ
nguồn thu, công
khai chế
độ định mức tiêu
chuẩn...
đã tạo điều kiện
thuận lợi để nhân
dân, doanh nghiệp,
các cơ
quan chức
năng nắm bắt thông
tin hoạt
động của các
cơ quan nhà nước,
các chế độ chính sách và giám sát
việc
thực hiện.
Triển khai thực
hiện Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập, quy định tại Thông tư số
08/2013/TT-TTCP ngày
31/10/2013 của
Thanh tra Chính
phủ.
Ban hành chế độ, định
mức tiêu
chuẩn
theo các
quy định
hiện hành
của
nhà nước tại Nghị
định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 của
Chính phủ quy định
chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm
về sử dụng biên
chế
và kinh
phí quản
lý hành
chính đối
với cơ quan nhà
nước,
Thông tư
liên tịch
số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 và số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/6/2007 của liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
3. Thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí
a) Thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí trong quản
lý, sử dụng ngân sách nhà nước
- Công tác lập, phân bổ và quản lý điều hành ngân sách:
Các cơ quan
chuyên môn xây dựng
dự toán
thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh hàng năm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
quy định; đảm bảo tính
công bằng,
công
khai và minh bạch
theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước,
phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương, đồng thời huy động các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội của địa
phương.
Quá trình quản lý cấp phát đã chú trọng công tác kiểm tra, hướng
dẫn các
cơ quan đơn vị
sử dụng ngân
sách theo đúng chế
độ quy định, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thủ tục cấp phát được công khai và giải quyết
nhanh gọn, không
gây phiền
hà, sách
nhiễu
cho đơn vị. Giải quyết kịp thời các nhu cầu chi quan trọng,
đột xuất phát
sinh của
tỉnh, của các
đơn vị
như phòng
chống
dịch bệnh, khắc phục hậu quả bão lũ và các nhu cầu chi đột xuất của các cấp, các ngành.
- Công tác sử dụng NSNN
trong chi thường xuyên:
Dự toán chi ngân sách của tất cả các cơ quan, đơn vị dự toán cấp tỉnh, cấp
huyện, xã,
phường,
thị trấn đã
được
thực hiện thẩm định dự toán
cả
năm. Đối với một số nhiệm vụ chi quan trọng đã có sự phối hợp giữa các ngành chức năng với
cơ quan tài
chính để
xây dựng phương án phân bổ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ thực hiện.
Các chế độ chính sách, các mục tiêu bố trí để thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại các huyện, thị xã, thành phố cơ bản thực
hiện theo đúng
hướng
dẫn của tỉnh.
Đã thực hiện chế
độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm
về tài
chính đối
với cơ quan nhà
nước
và đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp
huyện theo Nghị định số 130/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Đến nay, 100%
cơ quan nhà
nước
và đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự
chủ. Việc xây
dựng
quy chế chi tiêu
nội
bộ của các
đơn vị
được xây
dựng
trên cơ
sở
tiêu chuẩn định mức đã được ban hành phù hợp với đặc thù riêng của từng đơn
vị trên
nguyên tắc
nâng cao
hiệu
quả quản lý,
sử
dụng kinh phí
đúng mục
đích,
khuyến
khích
tăng thu, tiết
kiệm chi, kinh phí
tiết
kiệm được bố trí
tăng thu nhập
cho cán
bộ,
công chức.
b) Thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí trong đầu
tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước
Thực hiện
Chương trình
hành động
thực hành
tiết
kiệm, chống lãng
phí gắn
với những giải pháp
cấp
bách để phát triển kinh tế,
bảo đảm an sinh xã
hội,
Tỉnh đã
rà soát danh mục
dự án đầu tư để đẩy
mạnh tiến độ, ưu tiên
bố
trí vốn cho các dự án có điều kiện hoàn thành để sớm phát huy hiệu quả.
Các ngành có
liên quan đã phối
hợp chặt chẽ trong việc xây
dựng
kế hoạch và
phân bổ
vốn đầu tư tập trung,tránh
dàn trải;
nâng cao
chất
lượng hiệu quả công
tác đấu
thầu theo hình
thức
công
khai mời
thầu, lập kế hoạch và
triển
khai dự án
không chồng
chéo,
thiết
kế đúng
định
mức, đơn giá
của
Nhà nước, đảm bảo công trình xây dựng xong đưa
vào khai
thác sử
dụng ngay và
phát huy hiệu
quả. Nâng
cao chất
lượng công
tác thẩm
tra quyết toán.
Kiên quyết
xử lý những khoản chi
sai nguyên
tắc,
chế độ, định mức, đơn giá,
khối
lượng, chủng loại vật liệu loại ra khỏi quyết toán.
Công tác quyết toán vốn đầu tư
được quan tâm
và đã có những
chuyển biến tích
cực.
Hầu hết các
công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đều được quyết toán vốn đầu tư
theo quy định. Công
tác thẩm
định các
công trình xây dựng
cơ bản, chương trình
dự
án đã
căn cứ
vào chế độ quy định
của Nhà
nước
để tham gia ý
kiến
về đơn giá,
định
mức, biện pháp
thi công từ
thủ công
chuyển
sang làm
máy, tỷ
lệ về chi phí
quản
lý dự án, diện tích xây dựng trụ sở cơ
quan, nhằm tiết kiệm vốn đầu tư của ngân sách. Công tác thẩm định nguồn vốn đầu
tư theo Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ được thực
hiện kịp thời, đảm bảo nguồn vốn cho các công trình đủ điều kiện khởi công theo quy định.
c) Thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí trong quản
lý, sử dụng trụ sở
làm việc, nhà công vụ của cơ
quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và công trình phúc lợi công cộng
Hạn chế mua
sắm những tài
sản
trang thiết bị chưa thật sự cần thiết; kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm tài sản theo đúng quy định về đấu
thầu và
thẩm
định giá,
qua đó đã tiết
kiệm được từ 7-10% so với dự toán của các đơn vị xây dựng. Đồng
thời, đã
rà soát toàn bộ
hiện trạng trang bị và
sử
dụng xe ô
tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh.
Tích cực rà soát, đối chiếu số
liệu giữa báo
cáo tài sản
của các
đơn vị
với số liệu trong phần mềm quản lý tài sản quốc gia, phát hiện một sốđơn
vị cấp huyện chưa nhập số liệu vào phần mềm quản lý tài sản theo qui
định. Thực hiện quản lý,
sử
dụng trụ sở làm
việc
tại các
cơ quan, đơn vị
đúng mục đích, đúng qui định. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra trường
hợp nào sử dụng sai
mục đích,
sai qui định
về quản lý
và sử
dụng trụ sở làm
việc.
d) Thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí trong quản
lý, khai
thác, sử
dụng tài
nguyên thiên nhiên
Quản lý và sử dụng hiệu
quả, hợp lý
các nguồn
tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cải thiện chất lượng cuộc
sống và
phát triển
bền vững; ngăn chặn tình
trạng
khai thác
tài nguyên tùy tiện,
sử dụng kém
hiệu
quả, gây
lãng phí, làm cạn
kiệt nguồn tài
nguyên và gây ô nhiễm môi trường.
đ) Thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí trong đào tạo,
quản lý,
sử
dụng lao động và
thời
gian lao động trong khu vực nhà nước
Trên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, quy tắc
ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức, tác phong, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, đến nay
100% các
cơ quan, đơn vị,
tổ chức và
cán bộ,
đảng viên,
công chức,
viên chức trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức thực
hiện việc Học tập và
làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong tu dưỡng,
rèn luyện góp phần xây dựng cơ quan
trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí và chống
tham nhũng, tiêu
cực.
Đồng thời các
cơ quan, đơn vị
đã xây dựng danh mục
các vị trí công tác cần chuyển đổi
đối với cán
bộ,
công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham
nhũng.
Cải tiến
phương thức và
lề
lối làm
việc
cùng với cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí trong cơ quan nhà nước. Đảm bảo cho công tác quản lý lao động thực hiện
đúng luật lao động,
đảm bảo đủ ngày
công cũng như thời
gian lao động trong các
cơ quan, đơn vị
khu vực nhà
nước.
e) Thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí trong quản
lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh
nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp đều xác định rõ: thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí là một
trong những biện pháp
sống
còn để nâng cao hiệu quả, tăng
sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu, xây dựng các định mức liên quan đến chi phí sản xuất, đặc
biệt là
các chi phí gián tiếp để tăng cường quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm mở rộng
thị trường, tăng khả năng cạnh tranh; thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm chi
phí sản xuất, tăng
cường quản lý
định
mức tiêu
hao để
nâng cao
hiệu
quả sản xuất kinh doanh;xây
dựng
quy chế chi tiêu
nội
bộ, quy chế quản lý
và sử
dụng phương tiện, tài
sản,
điện, nước, văn phòng
phẩm
phục vụ kinh doanh đảm bảo hợp lý, đúng quy định tiết kiệm, chống
lãng
phí.
g) Thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí trong sản
xuất, tiêu
dùng của
nhân dân
Việc thực hiện
các biện pháp thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí được
gắn liền với việc tổ chức thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng. Các đơn vị, địa phương
đã sử dụng các công cụ kinh tế, tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất và định hướng tiêu dùng, tạo động lực
kinh tế cho việc thực hành
tiết
kiệm, chống lãng
phí; đồng
thời tăng cường quản lý
giá các mặt
hàng
quan trọng
như xăng, dầu, vật liệu xây
dựng
gắn với việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Do đó, sản xuất kinh
doanh đã
có bước
phát triển tốt, thu cân đối ngân sách đạt và vượt dự toán được giao, kinh
tế đã đạt được những
kết quả tích
cực,
bảo đảm an sinh xã
hội
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước.
VI. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
1. Chất lượng,
hiệu quả hoạt động của chính
quyền
được nâng
lên. Đoàn Đại
biểu Quốc hội của tỉnh đã
đóng góp có hiệu
quả vào
hoạt
động của Quốc hội và
sự
phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh.
Hội đồng nhân
dân các cấp
đã nâng
cao chất
lượng các
kỳ
họp và
ra quyết
định những vấn đề quan trọng của địa phương. Ủy ban nhân dân các cấp đã có nhiều đổi mới
trong công
tác chỉ
đạo điều hành
nhằm
tăng cường quản lý
nhà nước
trên tất cả các lĩnh vực.
2. Hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc các
cấp
và các tổ chức đoàn thể đã bám sát chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức và
thực
hiện nhiệm vụ chính
trị
của địa phương, tổ chức vận động quần chúng nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua
yêu nước,
giữ gìn
an ninh trật
tự, củng cố khối đại đoàn
kết
các dân
tộc,
tham gia xây
dựng
Đảng, chính
quyền
vững mạnh.
VII. QUỐC PHÒNG AN NINH
1. Yên Bái có
vị
trí chiến lược đặc
biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Những năm qua phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh đã được kết hợp
chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Lực lượng vũ trang đã thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị của địa
phương, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền về công tác quốc phòng an ninh, giữ vững an
ninh chính
trị
và trật tự an toàn xã hội. Trên địa bàn tỉnh không có vụ việc phức
tạp về an ninh chính
trị,
không xảy ra điểm nóng; an ninh vùng dân
tộc,
tôn giáo
được
đảm bảo; đời sống nhân
dân ổn
định, nhân
dân tin tưởng
vào đường lối lãnh đạo của Đảng,
chấp hành
pháp luật
của Nhà
nước,
tôn trọng và giữ gìn tốt mối quan
hệ đoàn
kết
giữa các
dân tộc,
thực hiện quyền lợi và
nghĩa vụ
của công
dân.
2. Thực hiện tốt
Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình
hình mới,
nâng cao
khả
năng sẵn sàng
chiến
đấu, thực hiện tốt công
tác giáo dục
kiến thức quốc phòng
toàn dân. Hoàn thành tốt công tác tuyển quân hàng năm đảm bảo cả về chất
lượng, số lượng. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Thực
hiện các
chương trình quốc
gia về phòng
chống
tội phạm, phòng
chống
ma túy.
Tuyên truyền,
vận động nhân
dân tích cực
tham gia xây
dựng
khu dân
cư, xã, phường,
thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc; xử lý kịp thời, có hiệu quả các vấn đề nảy
sinh.
VIII. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN 3 KHÂU ĐỘT PHÁ THEO
NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LẦN THỨ XVII
Thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn
quốc
lần thứ XI về 3 khâu
đột
phá chiến lược về
kinh tế, tỉnh Yên
Bái đã cụ
thể hóa
một
số nhiệm vụ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII như sau:
- Phát triển công nghiệp theo hướng
hiện đại, duy trì
tốc
độ tăng trưởng cao, là
khâu đột
phá để thúc đẩy nền kinh
tế phát
triển
nhanh và
bền
vững.
- Tạo bước đột
phá
trong xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung hoàn thiện mạng lưới
giao thông
theo hướng
đồng bộ, có
tính liên kết
cao giữa các
vùng trong tỉnh,
các tỉnh trong khu
vực.
- Phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân
lực,
là khâu
đột
phá quan
trọng
để tỉnh phát
triển
nhanh, toàn
diện
và bền vững.
Việc thực hiện
3 đột phá
chiến
lược của tỉnh đã
đạt
được những kết quả nhất định. Sản xuất công nghiệp đã cơ bản giữ được
ổn định, bước đầu có
tính đột
phá. Hệ thống kết
cấu hạ tầng được ưu tiên
đầu
tư cho các
công trình trọng
điểm và
xây dựng
nông
thôn mới,
nhất là
giao thông nội
thị và
giao thông nông thôn đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội ở cả thành thị và nông thôn. Chất lượng
nguồn nhân
lực
từng bước được cải thiện.
1. Đột phá trong phát triển công nghiệp
Sản xuất công nghiệp của tỉnh
những năm qua chịu ảnh hưởng của tình trạng lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã chủ động cơ cấu
lại sản xuất và
tiếp
tục phát
triển.
Duy trì
phát triển
công
nghiệp
theo hướng hiện đại, áp
dụng
công nghệ tiên tiến vào sản xuất, sử
dụng tiết kiệm nguồn tài
nguyên, tiết
kiệm năng lượng, nâng
cao giá trị
và sức cạnh tranh
của sản phẩm. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp. Phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng
tập trung, liên
kết
để khuyến khích
các thành phần
kinh tế tập trung đầu tư phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh cao, công
nghiệp
sử dụng nguyên
liệu
đầu vào
là các nông lâm sản
sẵn có của tỉnh.
Một số doanh
nghiệp đã
mạnh
dạn tập trung đầu tư mới, mở rộng các dây truyền sản xuất, tăng quy
mô và đổi mới công nghệ, chủ động
liên
doanh liên kết
để thu hút
các nguồn
vốn đầu tư, đổi mới phương thức sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từng
bước nâng
cao khả
năng cạnh tranh trên
thị
trường. Tuy nhiên,
quy mô sản
xuất của các
doanh nghiệp
còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu,
chi phí
trung gian còn cao, chất lượng một số sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ không ổn định, kết
cấu hạ tầng của các
khu công nghiệp
chưa được hoàn
thiện
cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy tại các khu công nghiệp. Sản xuất
tiểu thủ công
nghiệp
chủ yếu là
cơ khí nhỏ,
chế biến nông
lâm sản,
sản xuất vật liệu xây
dựng,
dệt may với quy mô
nhỏ
lẻ, phân
tán trong các hộ
gia đình.
Tỉnh đã kịp thời điều
chỉnh các
quy hoạch
trong lĩnh vực công
nghiệp,
bổ sung những ngành,
sản
phẩm phù
hợp
với điều kiện thực tế của địa phương, rà soát điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư; tích cực trong công tác thông tin,
tuyên truyền,
xúc tiến đầu tư, hỗ
trợ doanh nghiệp, xây
dựng
thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, thực
hiện tốt công
tác khuyến
công…
Thông qua việc
thực hiện đồng bộ các
giải
pháp và
các chính sách hỗ
trợ phát
triển
công
nghiệp
theo hướng tập trung, liên
kết
để khuyến khích
các thành phần
kinh tế tập trung đầu tư phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh cao.
Đến nay năng
lực sản xuất của một số ngành, lĩnh vực phát triển nhanh, bền vững như chế biến gỗ,
sắn, quế, thủy điện... Sản lượng chè chế biến thành phẩm đạt 30.000
tấn; Tinh bột sắn hàng
năm đạt
35.000 tấn; Các
sản
phẩm từ quế đạt 600 tấn; Xi măng đạt 1.200.000 tấn; Điện phát ra đạt 980 triệu
KWh…
Tiếp
tục bảo tồn, khôi
phục
các làng
nghề
truyền thống gắn với phát
triển
các loại hình du lịch phù hợp với từng
địa phương; hiện đã
có 01 làng nghề
sản xuất miến đao tại xã
Giới
Phiên,
thành phố
Yên Bái.
Một số dự án đầu tư lớn đến
thời điểm hiện nay đã
hoàn thành đưa vào hoạt động như: nhà máy thuỷ điện Văn Chấn công suất 57 MW, nhà máy thuỷ điện Nậm Đông III, IV công suất 22,4 MW,
nhà máy
xử
lý rác
thải
và sản xuất phân bón hữu cơ công suất 150 tấn/ngày, dự án tuyển quặng sắt
của Công
ty TNHH một
thành
viên Hải
Dương công
suất
96.000 tấn/năm. Đến hết năm 2015 có thêm 20 dự án hoàn thành đầu tư.
2. Đột phá trong phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng đặc biệt là giao thông
Sau 5 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tỉnh Yên Bái đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự hỗ trợ
của các
Bộ,
ngành
Trung ương trong việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Việc huy
động, quản lý,
cân đối
và sử dụng các nguồn vốn cho
đầu tư phát
triển
đã đóng
góp quan trọng
vào việc đầu tư xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư cho hệ thống
giao thông
nói chung và giao thông nông thôn nói riêng. Qua đó tạo tiền đề để thúc đẩy sản xuất
phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật
chất, văn hóa
tinh thần
cho nhân
dân, giữ
vững an ninh chính
trị,
trật tự an toàn
xã hội
trên địa bàn tỉnh.
a) Giao thông
Đường cao tốc
Nội Bài
- Lào Cai đã hoàn thành, đảm bảo kết nối các địa phương
trong vùng
với
Thủ đô
Hà Nội,
vùng
kinh tế
trọng điểm phía
Bắc
và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),... tạo
điều kiện thuận lợi và
khả
năng phát
triển
cho tỉnh Yên
Bái. Các tuyến
quốc lộ và
đường
sắt đi qua tỉnh Yên
Bái cũng được
Trung ương quan tâm
đầu
tư nâng
cấp
như: Quốc lộ 32, Quốc lộ 32C, Quốc lộ 37, tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai đã
tạo
điều kiện thuận lợi giúp
tỉnh
Yên Bái
trong việc
thu hút
đầu
tư, phát
triển
kinh tế - xã
hội.
Trong giai đoạn 2011 -
2015 tỉnh đã
tập
trung nguồn lực đầu tư xây
dựng
tuyến đường tránh
ngập
thành phố Yên Bái, kết nối thành phố Yên Bái với đường cao
tốc Nội Bài
- Lào Cai, đáp ứng
mục tiêu
khai thác lợi
thế về đất đai, chỉnh trang và phát triển không gian đô thị, tạo điều kiện
thuận lợi để phát
triển
cơ sở hạ tầng, thu hút
đầu
tư, nâng
cao năng lực
vận tải, giao thương hàng
hóa, tạo
nền tảng cho việc phát
triển
thành phố Yên Bái sang hữu ngạn sông Hồng, thực
hiện mục tiêu
đưa thành phố
Yên Bái
trở
thành đô
thị
loại II vào
năm 2020.
Để kết nối các địa phương
trong tỉnh, đảm bảo giao thông thông suốt, kết nối giao thông với hệ thống
đường quốc lộ hiện có
và đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai, tạo
nên mạng lưới giao
thông
hoàn chỉnh,
đồng bộ, có
tính liên kết
cao giữa các
vùng trong tỉnh
với các
tỉnh
lân cận và đường cao tốc
Nội Bài
- Lào Cai. Tỉnh
đã tập trung các nguồn lực đầu tư
xây dựng các tuyến đường giao
thông
huyết
mạch liên
kết
các vùng
kinh tế
của tỉnh, có
ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong phát
triển
kinh tế - xã
hội
ở địa phương: Cầu Tuần Quán;
đường
Yên Bái
- Khe Sang; đường
Hoàng
Thi; đường
Yên Thế - Vĩnh Kiên; đường từ Mường
La (Sơn La) đến Mù
Cang Chải;
đường Khánh
Hòa - Minh Xuân, đường Hoàng Thi; đường vành đai suối Thia, đường tránh quốc lộ 32 thị
xã Nghĩa
Lộ,
các tuyến đường nội
thị tại các
đô thị
trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh quan tâm đầu tư cho hệ
thống đường giao thông
đến
trung tâm
các xã, đã hoàn thành các tuyến: đường đến trung tâm xã Lang Thíp, đường đến trung
tâm xã
Chế
Tạo, đường đến trung tâm
xã Pá Lau, đường
đến trung tâm
Pá Hu, đường
đến trung tâm
xã Bản
Mù, đường Mồ Dề - Háng Pú Loa, đường xã Làng Nhì.
Thực hiện
phương châm
Nhà nước
và nhân
dân cùng làm, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn lực
đầu tư của nhân
dân và các tổ
chức để xây
dựng
cơ sở hạ tầng, phục vụ xây
dựng
nông
thôn mới.
Tỉnh đã
xây dựng
và triển khai thực
hiện Đề án
phát triển
giao thông
nông thôn trên địa
bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 -
2015, với mục tiêu
trong giai đoạn
2011 - 2015 thực hiện kiên
cố
hóa trên
400 km đường
bê tông
xi măng, mở
mới và mở rộng trên 500 km nền đường. Đến
hết năm 2014 toàn
tỉnh
hoàn
thành được
463 km đường bê
tông xi măng, bằng
110% mục tiêu
đề
án; mở mới, mở
rộng được 933 km đường liên
thôn bản,
bằng 113% mục tiêu
Đề
án. Dự ước đến hết
năm 2015, kiên
cố
mặt đường bê
tông xi măng đạt
582,53 km; mở mới,mở rộng đường thôn bản đạt 1.188,96km; tổng mức vốn huy
động 1.021 tỷ đồng (ngân
sách nhà nước
448 tỷ đồng, vốn huy động của nhân dân và các tổ chức 573 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai huy
động các
nguồn
lực để đầu tư cho phát
triển
hệ thống giao thông
trong đó có nguồn
vốn ODA. Trong giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến triển khai hoàn thành 08 công
trình đường
giao thông
sử
dụng nguồn vốn ODA: Đường Hoàng Thi; Đường đến trung tâm xã Phú Thịnh; Đường Trạm Tấu -
Xà Hồ; Đường An Bình - Lâm Giang; Đường Tân Hợp - Đại Sơn;
Đường giao thông
nông thôn 3 xã phía Bắc huyện Lục Yên; Đường giao thông nông thôn 4 xã
phía Bắc
huyện Trấn Yên.
b) Hệ thống thủy
lợi, nước sinh hoạt
- Thủy lợi:
Việc phát triển hệ thống
thủy lợi và
ứng
phó với biến đổi
khí hậu được coi là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm.
Trong giai đoạn
2011 - 2015, đã
tập
trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước,
hệ thống đê,
kè sông, suối
nhằm từng bước hoàn
thiện
hệ thống hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các công trình được đầu tư đã từng bước hoàn thiện hệ thống
hạ tầng thủy lợi trên
địa
bàn tỉnh Yên Bái, cải thiện chất
lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho nhân dân vùng nông thôn
và thành thị,
góp phần thực hiện
mục tiêu
ứng
phó với biến đổi
khí hậu.
Đã thi công
hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng 03 công trình kè chống sạt lở bờ
sông, suối từ nguồn
vốn Trái
phiếu
Chính phủ với tổng
chiều dài
trên 10 km, tổng
vốn đầu tư trên
533 tỷ
đồng (bao gồm: Kè
chống
sạt lở bờ sông
Hồng
khu vực thành
phố
Yên Bái;
Kè chống
sạt lở suối Nậm Kim, huyện Mù Cang Chải; Kè chống sạt lở bờ suối Thia); hoàn thành 07 công
trình kè chống
sạt lở bờ sông,
suối
từ nguồn vốn Ngân
sách Trung ương hỗ
trợ có mục tiêu cho Ngân sách địa phương,
với tổng chiều dài
9,18 km, tổng
vốn đầu tư trên
199 tỷ
đồng (bao gồm: Kè
chống
sạt lở đền Đại Kại, huyện Lục Yên; Kè chống sạt lở suối Ngòi Nhì, xã Sơn Thịnh, huyện
Văn Chấn; Đê
bao kết
hợp đường giao thông
xã Tuy Lộc,
thành phố Yên Bái; Kè chống sạt lở bờ
sông Hồng khu vực
cầu Móc
Tôm, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên; Xử lý sạt lở nền đường do mưa lũ gây ra đoạn km
48+900m, đường Yên
Bái - Khe Sang thuộc địa phận xã Mậu Đông, huyện Văn Yên; Kè chống sạt lở
bảo vệ khu dân
cư khu vực
suối Tung Hát,
trung tâm huyện
Trạm Tấu; Kè
chống
sạt lở bờ suối Nậm Kim, huyện Mù Cang Chải).
Việc xây dựng, cải tạo,
nâng cấp hệ thống
thủy lợi, nước sinh hoạt cũng đã được quan tâm đầu tư từ các nguồn vốn Chương
trình mục tiêu quốc gia: Nước
sạch và
vệ
sinh môi
trường
nông
thôn, Xây dựng
nông
thôn mới,
Giảm nghèo
bền
vững; vốn ngân
sách xây dựng
cơ bản tập trung, nguồn vốn Dự án Giảm nghèo giai đoạn II tỉnh Yên Bái,... Trong giai
đoạn
2011 - 2015, tỉnh đã
từng
bước hoàn
thành việc
kiên cố hóa hệ thống kênh mương; cải tạo, nâng cấp các hồ, đập thủy
lợi đảm bảo an toàn,
phục
vụ cấp nước sinh hoạt và
nước
tưới cho sản xuất nông
nghiệp.
Toàn tỉnh đã có 920 công trình
thuỷ
lợi, gồm 13 trạm bơm điện, 154 bể chứa, 753 đập dâng và kênh dẫn nước, tưới tiêu cho trên 15.750
ha, trong đó có 313 công trình đầu mối đã được kiên cố, 727 công trình tưới trên 5 ha, 193 công
trình tưới
dưới 5 ha; có
1.670 km kênh dẫn
nước, 2.100 km kênh
nội
đồng, trong đó
có 750 km đã kiên cố.
- Hệ thống cấp
nước sinh hoạt đô
thị
và cấp nước sinh
hoạt nông
thôn:
+ Cấp nước đô thị: Về cơ bản,
người dân
tại
các đô
thị
trên địa bàn toàn tỉnh đã được sử dụng
nước sạch, hợp vệ sinh (trong đó: Thành phố Yên Bái, thị trấn Yên Bình đã có hệ thống nước
máy cung
cấp
bởi Nhà
máy Nước
Yên Bái
- Yên Bình công suất 16.500 m3/ngày đêm và thị xã Nghĩa Lộ được cung
cấp nước máy
từ
Nhà máy
Nước
thị xã
Nghĩa Lộ
công suất 3.500 m3/ngày đêm). Tỷ lệ dân số đô thị được cung
cấp nước sạch năm 2014 đạt 74%, năm 2015 ước đạt 76,3%.
+ Nước sinh hoạt
nông
thôn: Toàn tỉnh
hiện có
23.700 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có 363 công trình cấp nước tập
trung, còn
lại
là các
công trình nhỏ
lẻ. Tỷ lệ dân
cư nông thôn được
cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2014 đạt 82%, dự ước năm 2015 là 85% (đạt mục tiêu Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra).
c) Hệ thống điện
Trong những năm qua,
tỉnh Yên
Bái luôn chú trọng
đầu tư nâng
cấp
và phát
triển
lưới điện trên
địa
bàn,
toàn tỉnh
đã đầu tư trên 300km đường dây trung áp, 161 trạm biến áp và hơn 600km đường dây hạ thế với
tổng vốn khoảng 550 tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn.
Tỉnh Yên Bái tham gia dự án REII sử dụng vốn
vay WB đầu tư mới và
nâng cấp,
mở rộng lưới điện cho 37 xã với tổng kinh phí là 68,5 tỷ đồng; dự án REII mở rộng đầu tư
mới và
nâng cấp,
mở rộng lưới điện cho 29 xã với tổng mức đầu tư 5,89 triệu USD và vốn đối ứng 35,7
tỷ đồng.
Đến nay dự án REII đã hoàn
thành, trên địa
bàn tỉnh Yên Bái 100% số xã đã có điện lưới quốc
gia. Tuy nhiên,
chỉ
cấp điện đến được các
thôn, bản
nằm gần trung tâm
xã; trên địa
bàn toàn
tỉnh
còn 175
thôn, bản
nằm xa khu trung tâm
vẫn
chưa có
điện
lưới quốc gia.
Về thuỷ điện:
Theo Quy hoạch phát
triển
thủy điện nhỏ tỉnh Yên
Bái có 88 dự
án thủy điện với
tổng công
suất
lắp máy
265,176MW, trong đó: 29 dự án do Bộ Công Thương phê duyệt; 59 dự án do Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt. Sau khi rà soát Yên Bái còn 47
dự
án, đã
có 41 dự
án bị loại ra
khỏi quy hoạch theo văn bản số 1833/BCT-TCNL ngày 11/3/2014 của Bộ Công Thương về việc thông báo kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các
công trình thủy
điện.
Hiện nay, ngoài dự án thủy điện Thác Bà công suất 120MW được
xây dựng từ năm
1971, toàn
tỉnh
có thêm
09 nhà máy đã hoàn thành phát điện (Văn Chấn, Hồ Bốn, Mường Kim, Ngòi Hút 1, Nậm Tục, Hưng
Khánh, Nậm Đông III, Nậm Đông IV, Hát Lìu), tổng công suất 247,5MW,
sản lượng điện bình
quân đạt
trên 817
triệu
KWh điện/năm; 05 dự án
đang triển
khai thi công;
04 dự
án đang
tạm
dừng thi công
và 09 dự
án đang
làm các thủ
tục chuẩn bị đầu tư. Dự kiến đến hết năm 2015 có thêm 03 nhà máy thủy điện đi vào vận hành phát điện (Khao Mang
công suất 21MW, Khao
Mang Thượng công
suất
28MW, Ngòi
Hút 2 công suất
48MW).
3. Đột phá trong phát triển nguồn nhân lực
Thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, nguồn nhân lực của tỉnh đã có sự phát triển tích cực, chất
lượng đội ngũ cán
bộ,
công chức, viên chức và người lao động
từng bước được nâng
lên, góp phần
quan trọng thúc
đẩy
sự nghiệp công
nghiệp
hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Các cấp ủy Đảng,
chính
quyền,
các
ngành đã thường
xuyên
quan tâm, chú trọng
phát triển nguồn nhân lực. Bước đầu
đã huy động được các thành phần kinh tế
đầu tư cho phát
triển
nguồn nhân
lực.
Mạng lưới cơ sở giáo
dục
và đào tạo tiếp tục
được quan tâm
đầu
tư tăng cường cơ sở vật chất, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập
của học sinh các
dân tộc.
Chất lượng giáo
dục
các cấp học được nâng lên; công tác
phân luồng
học sinh sau THCS, THPT đã
có chuyển
biến rõ
rệt.
Công tác đào
tạo
nghề được chú
trọng,
tỷ lệ lao động qua đào
tạo
đã được tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nhất là lao động khu vực nông thôn và lao động dân tộc thiểu số.
Sau học nghề người lao động có cơ hội tự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tự tạo
việc làm
tại
chỗ, phát
triển
kinh tế hộ gia đình.
Nhận
thức của các
cấp,
các
ngành, đặc
biệt là
nhận
thức của người dân
về
công tác
đào tạo
nghề được nâng
lên.
Bước đầu triển
khai công
tác đào tạo
theo nhu cầu xã
hội.
Các trường chuyên nghiệp, cơ sở dạy
nghề tăng cường và
mở
rộng mối quan hệ với doanh nghiệp để khảo sát, nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của thị trường lao động.
Bên cạnh những kết
quả đã đạt được, còn có những khó khăn, tồn tại như:
- Kết quả khảo sát nhu cầu học nghề ở
một số địa phương còn
chưa sát với
tình
hình và nhu cầu
thực tế. Các
trường
chuyên
nghiệp
và các
trường
dạy nghề gặp nhiều khó
khăn trong công tác tuyển sinh; tỷ lệ sinh viên ra trường không tìm được việc làm ngày càng tăng. Việc dạy nghề
gắn với tạo việc làm
tại
doanh nghiệp đạt thấp...
- Chưa thu
hút được
lực lượng cán
bộ
khoa học, quản lý
có trình độ,
tay nghề cao. Tỷ lệ cán
bộ,
công chức, viên chức có trình độ sau đại học
còn thấp, thiếu các chuyên gia giỏi đầu ngành về: y tế, khoa
học công
nghệ,...
Cán bộ công chức cấp xã tỷ lệ đạt
chuẩn còn
thấp.
- Một số địa phương
chưa thực hiện tốt công
tác tuyên truyền
nâng cao
nhận
thức về học nghề cho người lao động, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động
nông
thôn theo Đề
án 1956
của
Chính phủ.
- Cơ sở vật chất
một số trường chuyên
nghiệp
đã xuống cấp và thiếu thốn,
trang thiết bị đã
lạc
hậu không
đáp ứng
được yêu
cầu
thực tế đào
tạo.
Cơ sở vật chất của các
cơ sở
dạy nghề hầu hết mới được thành lập và vẫn đang trong giai đoạn đầu tư nên chưa đồng bộ và hoàn thiện.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển nhân lực giai đoạn
2011 - 2015 chưa đáp
ứng
được yêu
cầu.
Trung ương chưa có
chính sách hỗ
trợ đào
tạo
trình độ cao đẳng
nghề, trung cấp nghề. Ngân
sách địa
phương còn
nhiều
khó khăn
nên hỗ
trợ theo nhu cầu đào
tạo
hệ trung cấp cho thanh niên
còn hạn
chế.
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tính chuyên nghiệp chưa cao.
Một bộ phận cán
bộ,
công chức, viên chức chưa phát huy hết năng lực,
sở trường; việc áp
dụng
chủ trương, chính
sách còn chậm,
thụ động, máy
móc; năng lực
chỉ đạo, điều hành
còn hạn
chế; trình
độ
ngoại ngữ, tin học chưa đáp
ứng
được yêu
cầu
đổi mới.
- Thể lực, sức
bền và
tác phong của
lao động còn
rất
hạn chế. Chất lượng nhân
lực
còn nhiều yếu kém, trình độ dân trí thấp, nhận thức
của một số người dân
còn chậm
chạp, việc tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc áp dụng kiến thức
đã học vào thực tế chưa
đạt hiệu quả cao...
Nguyên nhân
chủ
yếu của những tồn tại là
do: Ngân sách chi cho lĩnh vực đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu; Chính sách thu hút nhân
tài chưa đủ
sức hấp dẫn để thu hút
những
cán bộ, chuyên gia giỏi về tỉnh công tác; số lượng doanh
nghiệp ít,
quy mô nhỏ
bé, việc làm mới tạo ra
thấp hơn so với nhu cầu tìm
kiếm
việc làm
của
người lao động; Lao động nông thôn cơ bản trình độ học vấn thấp, độ tuổi bình quân lớn, chỉ học
những nghề đơn giản, dễ học; Một số cấp ủy Đảng và chính quyền chưa quan tâm đối với công tác dạy nghề, chưa
làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội về dạy
nghề; Chưa có
sự
phối hợp chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp,
cơ quan quản lý
nhà nước
và cơ sở dạy nghề.
Mục
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kinh tế của tỉnh
tăng trưởng khá
và hợp
lý,các mục tiêu đến năm 2015
cơ bản đều đạt và
vượt
mức kế hoạch đề ra.
2. Công nghiệp phát triển theo hướng
khai thác
tiềm
năng thế mạnh của tỉnh về nguồn nguyên liệu để chế biến nông, lâm sản, khai thác khoáng sản, vật liệu
xây dựng... góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế
của tỉnh.
3. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
đã giữ được sự phát triển ổn định.
Duy trì
được
một số vùng
nguyên liệu
tập trung phục vụ cho công
nghiệp
chế biến, như: vùng
thâm canh lúa, quế,
chè,
nguyên liệu
giấy, tre măng Bát
độ,
cây ăn
quả...
4. Các ngành
dịch
vụ phát
triển
khá, sản phẩm phong
phú, đáp
ứng
nhu cầu vật tư, hàng
hóa phục
vụ sản xuất và
đời
sống nhân
dân; du lịch
đã bước đầu phát triển, phát huy được các tiềm năng thế
mạnh của tỉnh.
5. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực cho đầu tư phát
triển,
phù hợp với điều
kiện thực tiễn của tỉnh trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đất
nước và
thực
hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ.
6. Đã xây dựng và thực hiện nhiều
chính
sách kịp
thời thúc
đẩy
phát triển các ngành, lĩnh vực nhất là trên lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp thông qua việc thực hiện
các đề án, mô hình cụ thể. Bình quân mỗi năm tỉnh đã bố trí từ ngân sách địa phương
khoảng 180 tỷ đồng để thực hiện các đề án. Đặc biệt là đã đề ra những
chương trình,
đề
án mới trong điều
kiện phát
triển
kinh tế - xã
hội
thực tiễn của địa phương như: Đề án giao thông thông thôn, đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với
giao đất và
cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
7. Giáo dục và đào đạo được củng
cố và
nâng cao chất
lượng; công
tác bảo
vệ, chăm sóc
sức
khỏe cho nhân
dân được
chú trọng; chăm lo
giải quyết việc làm
cho người
lao động, xoá
đói giảm
nghèo,
chăm sóc trẻ
em, đền ơn đáp
nghĩa,... Đời
sống vật chất và
tinh thần
của nhân
dân được
nâng
lên.
8. Hoạt động kinh
tế đối ngoại được tăng cường, duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tỉnh nước ngoài và các tỉnh bạn. Quốc
phòng an
ninh, trật
tự an toàn
xã hội
được giữ vững.
II. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
Sau 05 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn do những nguyên nhân khách quan và
chủ
quan, ngoài
những
kết quả đã
đạt
được, có
một
số việc còn
chưa làm được
so với mục tiêu,
phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp
Nghị
quyết Đại hội đã
đề
ra. Cụ thể như sau:
1. Về chỉ tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
phải điều chỉnh chậm lại để đảm bảo ổn định và bền vững. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế còn
chậm.
Tăng trưởng kinh tế bình
quân 5 năm 2011 - 2015 ước đạt 11,33% (giá cố định 1994),
không đạt được mục
tiêu Nghị quyết Đại
hội đề ra là
13,5%. Dự
ước cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông lâm nghiệp - Công nghiệp xây dựng - Dịch vụ
là:24,2%
- 28,5% - 47,3%.
Nguyên nhân
khách quan là do ảnh
hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu và những khó khăn của kinh tế trong nước
đã tác động đến nền
kinh tế của tỉnh. Mặc dù
đã rất
cố gắng thực hiện các
giải
pháp để tập trung
phát triển ngành công nghiệp, song tỷ
trọng giá
trị
tăng thêm
ngành công nghiệp
trong tổng giá
trị
sản xuất ngành
công nghiệp
liên tục giảm. Mặt
khác, việc thực hiện
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
24/02/2011 của
Chính phủ đã ảnh hưởng đến
giá trị tăng thêm ngành xây dựng. Dẫn đến
tốc độ tăng trưởng và
tỷ
trọng ngành
công nghiệp
- xây dựng trong cơ
cấu kinh tế không
đạt
được như dự báo
đầu
nhiệm kỳ.
Nguyên nhân
chủ
quan là
do hệ
thống chỉ số giá,
hệ
số chi phí
trung gian chưa hoàn thiện và đồng bộ nên việc áp dụng các hệ số này là do chủ quan trong
công tác
dự
báo, dẫn đến việc tính toán chỉ tiêu tổng sản phẩm
trên địa bàn thường cao hơn
so với thực tế.
2. Về chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu Nghị quyết Đại
hội phấn đấu có
15 - 20% số
xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Dự ước
hết năm 2015 có
6 xã đạt
tiêu chí
nông thôn mới.
Như vậy, chưa đạt mục tiêu
Nghị
quyết về xây
dựng
nông
thôn mới.
Nguyên nhân
khách quan là do tình hình khó khăn chung của cả nước trong việc
thực hiện mục tiêu
xây dựng
nông thôn
mới
theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay cả
nước mới có
285 xã/9.008 xã đạt
tiêu chuẩn nông thôn mới, chiếm
3,16% (mục tiêu
đến
năm 2015 có
20% số
xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới). Mặt khác, Yên Bái là một tỉnh nghèo, trong đó: có 02
huyện
nghèo,
72 xã đặc
biệt khó
khăn, 790 thôn, bản
đặc biệt khó
khăn, tỷ
lệ dân số nông thôn chiếm tới 80%
(năm 2014). Xuất phát
điểm
của các
xã khi thực
hiện xây
dựng
nông
thôn mới
rất thấp, nếu so với 19 tiêu chí nông thôn mới thì hầu hết các xã đều chưa đáp ứng được
nhiều tiêu
chí xây dựng
nông
thôn mới.
Nguyên nhân
chủ
quan là
do một
số cấp chính
quyền
địa phương chưa nhận thức sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước về tập
trung xây
dựng
nông
thôn mới,
còn
trông chờ
ỷ lại vào
Nhà nước,
còn coi
việc
xây dựng nông thôn mới là của Nhà nước và xây dựng nông thôn mới chỉ đơn
thuần là
đầu
tư. Do vậy, một số tiêu
chí về
văn hóa,
xã hội,
môi trường, tổ chức
sản xuất,... rất khó
thực
hiện. Bên
cạnh
đó, tập quán lạc hậu của
đồng bào
dân tộc
thiểu số chưa thể thay đổi ngay một cách dễ dàng, mà cần phải có một quá trình.
3. Về chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp
Trong giai đoạn 2011 -
2015, Nghị quyết Đại hội đã xác định một số nội dung: Hướng vào công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm,
sản phẩm đá
trắng,
gốm sứ, vật liệu xây
dựng,
thép, cơ
khí điện
tử, sản xuất điện... Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư quy
mô lớn, thiết bị,
công nghệ tiên tiến vào sản xuất,
hướng tới công
nghệ
cao và
hiện
đại, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật, chú
trọng
sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của
sản phẩm và
hiệu
quả sản xuất kinh doanh; Tăng cường công tác khuyến công, phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công
nghiệp
và các
ngành nghề
truyền thống ở nông
thôn. Phấn
đấu giá
trị
sản xuất công
nghiệp
năm 2015 đạt 7.500 tỷ đồng trở lên.
Tuy nhiên,
giá trị
sản xuất công
nghiệp
(giá cố định 94)
năm 2014 ước đạt 4.520 tỷ đồng, năm 2015 dự ước đạt 5.200 tỷ đồng. Một số dự án lớn mang tính đột phá, chiếm tỷ trọng
lớn trong giá
trị
sản xuất ngành
công nghiệp
dự kiến đi vào
hoạt
động trong giai đoạn 2011 - 2015, nhưng không triển khai thực hiện như: nhà máy cồn Ethanol công suất 100.000m3/năm;
nhà máy
sản
xuất ván
MDF, ván ghép thanh xuất khẩu, sản lượng 100.000 m3/năm; nhà máy thép của Cửu Long
Vinashin công
suất
100.000 tấn gang đúc,
40.000 tấn
thép; dự án mở rộng nhà máy xi măng Yên
Bình lên 2,2 triệu
tấn/năm; nhà
máy xi măng Lục
Yên 1,2
triệu
tấn/năm... Một số nhà
máy chậm
tiến độ thực hiện như: nhà
máy sản
xuất bột giấy 30.000 tấn/năm; nhà máy viên nén năng lượng 49.000 tấn/năm;
dự án lắp ráp ô tô công suất thiết kế
từ 5.000 - 10.000 xe/năm; dự án khai thác quặng đồng Làng Phát, An Lương và
đất
hiếm Yên
Phú... Việc
liên
doanh liên kết,
phối hợp trong công
tác thu hút đầu
tư, nhất là
đầu
tư nước ngoài
trong lĩnh vực
sản xuất công
nghiệp
chưa được quan tâm
đúng mức,
đôi lúc
còn gặp
nhiều khó
khăn.
4. Về định hướng
đưa huyện Văn Chấn trở thành trung tâm động lực phát triển khu vực phía Tây của tỉnh
Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định nhiệm vụ rất đúng đắn trong bối
cảnh tỉnh Yên
Bái đang hết
sức ưu tiên
cho phát triển
sản xuất công
nghiệp,
Văn Chấn là
địa
phương có
nhiều
tiềm năng cả về tài
nguyên và vị
trí địa lý ở khu vực phía Tây của tỉnh. Tuy
nhiên,
nhiệm
vụ này
chưa thực
hiện được.Nguyên
nhân là do:
- Nguồn vốn để đầu
tư cho xây
dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện Văn Chấn là quá lớn trong khi nguồn
lực của tỉnh không
đáp ứng
được. Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 24/02/2011
không cho phép đầu
tư những dự án
chưa xác định
rõ nguồn vốn.
- Việc đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản tại huyện
Văn Chấn và
một
số địa phương lân
cận
chưa chính
xác. Trên thực
tế chủ yếu là
các điểm
mỏ nhỏ, lẻ, phân
tán nên khai thác manh mún, số lượng ít, chưa đủ để phát triển mạnh công nghiệp chế biến
tinh, có
giá trị
kinh tế cao và
tập
trung.
- Địa bàn huyện Văn Chấn
tuy rộng nhưng vẫn còn
là một
huyện nghèo.
Năm 2013 trên địa
bàn huyện có tới 9.614 hộ
nghèo,
chiếm
tỷ lệ 25,42%; có
17 xã đặc
biệt khó
khăn và 51 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Để phấn đấu đưa Văn
Chấn thoát
nghèo, vượt
khó khăn
cũng đang là một
nhiệm vụ hết sức cấp thiết nên việc xây dựng huyện Văn Chấn trở thành trung tâm động lực phía Tây của tỉnh chưa
thực hiện được.
5. Về chủ trương
xây
dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng bằng 15 dự án trọng điểm của tỉnh
Từ đầu nhiệm
kỳ với mục tiêu
xây dựng
Yên Bái
thành một
trong các
trung tâm của
các tỉnh phía Bắc, Đảng bộ
tỉnh Yên
Bái lần
thứ XVII đã
lựa
chọn 15 dự án
trọng
điểm để đầu tư xây
dựng
trong giai đoạn 5 năm.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp rất nhiều
khó
khăn,do nguồn
vốn đầu tư từ Trung ương còn hạn chế;mặt khác là một tỉnh nghèo, chưa đủ nguồn lực
để triển khai thực hiện.
Thực hiệnchủ
trương của Chính
phủ
về các
giải
pháp tổng thể về tái cơ cấu đầu tư,
cắt giảm đầu tư công
theo tinh thần
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
24/02/2011 và trên cơ sở tình
hình thực
tế của tỉnh; trong điều kiện ngân sách hỗ trợ từ Trung ương còn hạn chế, ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn, để có thể tập trung
cao nhất các
nguồn
lực đầu tư cho các
dự
án có ý
nghĩa, tạo
động lực quan trọng trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh,
tỉnh đã tiến hành rà soát, lựa chọn, điều
chỉnh các
danh mục
công
trình trọng
điểm.Tổng số danh mục đã
giảm
từ 15 danh mục xuống còn
11 danh mục
(giảm 06 danh mục và
bổ
sung thêm
02 danh mục).
Danh mục công
trình trọng
điểm sau khi điều chỉnh, bổ sung gồm: (1) Đường tránh ngập thành phố Yên Bái; (2) Đường từ thành phố Yên Bái đến huyện Văn
Yên
(đoạn
từ Ngã
tư Nam Cường
- cầu Trái
Hút); (3) Đường Yên Thế - Vĩnh Kiên (đầu tư hoàn thành những vị trí xung yếu, dự kiến
tổng số vốn là
100 tỷ
đồng); (4) Trường cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái; (5) Dự án đầu tư các Khu, cụm công nghiệp; (6) Bệnh
viện đa khoa tỉnh Yên Bái (500 giường); (7) Dự án quy hoạch, xây dựng kết cấu
hạ tầng thành
phố
Yên
Bái; (8) Dự
án
quy hoạch
nông
thôn mới
ở cấp xã
và xây dựng
tối thiểu 02 xã
đạt
tiêu
chí nông thôn mới; (9) Trung tâm văn hóa thể thao thị xã Nghĩa Lộ; (10) Dự án đường Hoàng Thi, huyện Yên Bình; (11) Đề án giao thông nông
thôn.
Các công trình, dự
án này
được
ưu tiên
bố
trí vốn để triển
khai thực hiện đảm bảo tiến độ, đáp ứng mục tiêu đề ra, trong đó đặc biệt là: tập trung đầu
tư Dự án
đường
tránh ngập thành phố Yên Bái và thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn (phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới).
III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Một là, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân
dân, Ủy
ban nhân
dân tỉnh
đã đoàn
kết,
thống nhất cao, bám
sát thực
tiễn của tỉnh, của cả nước, nắm bắt nhanh những diễn biến mới để có sự năng động,
đổi mới tư duy lãnh
đạo,dám nghĩ, dám làm, dám
chịu
trách
nhiệm
trong công
tác chỉ
đạo, điều hành
thực
hiện nhiệm vụ phát
triển
kinh tế - xã
hội
phù hợp với điều
kiện thực tế của tỉnh.
2. Hai là, thực hiện chủ
trương tái
cơ cấu
kinh tế, tỉnh đã
chủ
động chỉ đạo quyết liệt tái
cơ cấu
đầu tư công,
điều
chỉnh các
dự
án, hoãn
giãn dự
án, ưu
tiên các nguồn
lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình trọng điểm có ảnh hưởng đến
lớn sự phát
triển
kinh tế - xã
hội
của tỉnh là
hết
sức đúng
đắn.
3. Ba là, đối với một
tỉnh còn
nghèo như Yên Bái với 80% dân số sống ở nông thôn, việc xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện là một định hướng
phát triểnhợp lý. Trong bối cảnh kinh
tế của đất nước và
của
tỉnh có
nhiều
khó
khăn, sản
xuất công
nghiệp
có lúc
đình trệ,
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh, song sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản
vẫn giữ được tăng trưởng ổn định hàng năm, đời sống nông dân được đảm bảo.
4. Bốn là, đã có nhiều giải pháp cụ thể, xây dựng bộ đề án với các chính sách phát
triển
toàn diện trên các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ,
nông lâm
nghiệp;
Quan tâm
phát triển
kinh tế - xã
hội
vùng
cao.
5. Năm là, tỉnh đã tập trung thực
hiện đồng bộ phát
triển
kinh tế gắn với phát
triển
văn hóa
xã hội
và xóa
đói giảm
nghèo, tập trung vào vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là 02 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Huy động
nhiều nguồn lực, lồng ghép
các chương trình, dự án;
huy động
sự tham gia của các
cấp,
các
ngành, các tổ
chức chính
trị
xã hội cùng thực hiện mục
tiêu xoá
đói giảm
nghèo;
thực
hiện Đề án
chính sách hỗ
trợ hộ gia đình
người
có công
khó khăn về
nhà ở giai đoạn
2012-2015.
Phần
II
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI 5 NĂM 2016 - 2020
I. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC
TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm
2016-2020 xây
dựng
trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trưởng sau cuộc
khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và còn có nhiều biến động
khó lường. Tình hình chính trị, an ninh
thế giới có
chiều
hướng diễn biến rất phức tạp. Đối với nước ta, kinh tế có dấu hiệu phục
hồi nhưng cũng còn
nhiều
khó
khăn, thách thức;
thiên
tai, dịch
bệnh diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống; đặc
biệt các
diễn
biến ở biển Đông
có thể
có tác động đến phát triển kinh tế
của đất nước. Trong 05 năm tới là thời kỳ nước ta thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng
đồng ASEAN và
của
thành
viên WTO, TPP, hội
nhập sâu
rộng
hơn vào
nền
kinh tế khu vực và
thế
giới.
Yên Bái là một tỉnh miền
núi, nhiều dân tộc; hạ tầng
kinh tế - xã
hội
còn thấp kém, thuộc nhóm tỉnh nghèo; đời sống của
nhân dân
ở
vùng
cao, vùng đồng
bào dân
tộc
thiểu số còn
nhiều
khó
khăn; thu ngân sách đạt thấp, chủ yếu dựa vào Trung ương nên những khó khăn và thách thức của nền
kinh tế đất nước cũng sẽ ảnh hưởng bất lợi đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên,
Yên Bái có thuận
lợi là nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai -
Hà Nội
- Hải Phòng,
tuyến
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai đi qua địa bàn tỉnh Yên Bái. Đây là tuyến kinh tế chủ lực
trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi để các tỉnh của hai
nước nằm trên
tuyến
hành
lang có cơ hội
phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh tế và
giao lưu văn hóa giữa hai nước. Điều đó có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh
trong giai đoạn tới.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu tổng quát
Huy động và sử dụng hiệu
quả mọi nguồn lực cho phát
triển
kinh tế với tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững; tăng cường, mở rộng các hoạt động đối
ngoại, nâng
cao chất
lượng và
sức
cạnh tranh của nền kinh tế địa phương; đẩy mạnh phát triển văn hoá - xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện
đời sống vật chất và
tinh thần
của nhân
dân, nhất
là nông
dân; tăng cường
xây dựng, củng cố
quốc phòng
- an ninh vững
mạnh, xây
dựng
Yên Bái
phát triển
toàn diện, bền vững,
trở thành
tỉnh
phát triển khá trong vùng Trung du
và Miền
núi phía
Bắc.
2. Chỉ tiêu chủ yếu
(1) Tốc độ tăng
tổng sản phẩm trên
địa
bàn
(GRDP) bình quân thời kỳ 2016-2020 trên 7% (giá so sánh 2010).
(2) Cơ cấu tổng sản
phẩm trên
địa
bàn năm
2020: Nông lâm nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ là 21,3% - 30,8% -
47,9%.
(3) Tổng sản phẩm
trên địa bàn bình quân đầu người năm
2020 đạt 50 triệu đồng trở lên.
(4) Tổng sản lượng
lương thực có
hạt
năm 2020 đạt 295.000 tấn.
(5) Sản lượng chè búp tươi năm 2020 đạt trên 100.000 tấn.
(6) Tổng đàn gia súc chính năm 2020 đạt
746.000 con.
(7) Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính năm
2020 đạt 41.600 tấn.
(8) Bình quân
mỗi
năm trồng 15.000 ha rừng.
(9) Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2020 là 25 xã.
(10) Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020
(giá so
sánh 2010) đạt
trên
13.000 tỷ
đồng.
(11) Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 đạt 19.000 tỷ
đồng.
(12) Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 200 triệu
USD trở lên.
(13) Thu ngân
sách nhà nước
trên địa bàn năm 2020 đạt trên 3.000 tỷ đồng.
(14) Tổng vốn đầu
tư phát
triển
5 năm 2016-2020 đạt 60.000 tỷ đồng trở lên.
(15) Số lao động được tạo việc làm mới bình
quân mỗi năm 17.700 người.
(16) Tỷ lệ lao động
qua đào
tạo
năm 2020 là
60%, trong đó tỷ
lệ lao động qua đào
tạo
nghề là
35%.
(17) Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm là 3,5% (theo tiêu chí
mới).
(18) Đến năm 2020 có 50% số trường mầm
non và
trường
phổ thông
đạt
chuẩn quốc gia. Duy trì
và nâng cao chất
lượng phổ cập đến năm 2020: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi 100% xã, phường, thị
trấn; phổ cập giáo
dục
tiểu học đúng
độ
tuổi 100% xã,
phường,
thị trấn; phổ cập giáo
dục
trung học cơ sở 100% xã,
phường,
thị trấn.
(19) Trẻ em dưới 1
tuổi được tiêm
chủng
đầy đủ các
loại
vắc-xin năm 2020 là
trên 98,5%.
(20) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 là 1,04%.
(21) Tỷ lệ dân số tham gia
bảo hiểm y tế năm 2020 là
88,7%.
(22) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn
đạt tiêu
chí quốc
gia về y tế năm 2020 là
70%; số
xã, phường, thị trấn
đạt tiêu
chí quốc
gia về y tế năm 2020 là
126.
(23) Tỷ lệ hộ dân được
nghe, xem phát thanh truyền hình
năm 2020 là 100%.
(24) Tỷ lệ hộ gia đình đạt
tiêu chuẩn văn hóa năm
2020 là 80%.
(25) Tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa năm 2020 là 65%.
(26) Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa năm 2020 là 86%.
(27) Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý năm 2020 đạt trên 90%.
(28) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp
nước hợp vệ sinh năm 2020 là 90%.
(29) Tỷ lệ dân số thành thị được cung
cấp nước sạch năm 2020 là
80%.
(30) Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn dùng
nhà tiêu hợp
vệ sinh năm 2020 là
70%.
(31) Tỷ lệ che phủ
rừng năm 2020 ổn định 63%.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Ngành nông
lâm nghiệp
a) Phương hướng
Tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và
Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7. Mục
tiêu là
đẩy
mạnh cơ giới hoá
trong sản
xuất nông
lâm nghiệp,
kết hợp phát
triển
công
nghiệp,
dịch vụ và
ngành nghề
nông
thôn. Giải
quyết cơ bản việc làm,
nâng cao thu nhập
của dân
cư nông thôn. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại; cơ
cấu kinh tế và
các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn
phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo quy
hoạch, bảo vệ môi
trường
sinh thái;
xây dựng
quy hoạch các
xã nông thôn mới
và đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng thiết yếu theo tiêu
chí phù hợp
với điều kiện của tỉnh. Quy hoạch các cơ sở chế biến bảo quản nông lâm thủy sản gắn
với địa bàn
nông thôn; phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống gắn với sản xuất các sản phẩm phục
vụ khách
du lịch;
di dời dân
cư khỏi
vùng có
nguy cơ sạt
lở; định canh, định cư; quy hoạch các điểm dân cư, các thị trấn, thị tứ; giải
quyết việc làm,
xóa đói, giảm
nghèo;
tiếp
tục thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...
Tập trung
triển khai Đề án
tái cơ cấu
ngành
nông nghiệp
một cách
đồng
bộ, chú
trọng
vào tái
cơ cấu
nội ngành
giữa
các lĩnh
vực
trồng trọt, chăn nuôi,
thủy
sản, lâm
nghiệp;
cơ cấu lại nguồn lực đầu tư cho nông, lâm nghiệp và hệ thống tổ
chức quản lý,
các tổ
chức sự nghiệp trong ngành
nông nghiệp;
tập trung xây
dựng
các dự án thành phần để triển
khai tổ chức thực hiện có
hiệu
quả. Hình
thành các vùng sản
xuất hàng
hoá sinh thái sạch,
công nghệ cao, phục
vụ tiêu
dùng trong nước
và xuất khẩu: Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao
với diện tích
khoảng
2.500 ha; vùng
cây ăn quả
đặc sản có
múi quy mô khoảng
450 ha và
trồng
mới, cải tạo 500 ha nhãn
bằng
giống nhãn
ghép, chuyển
đổi khoảng 500 ha đất màu
bãi ven sông Hồng
để trồng cây
ăn quả
an toàn,
sử
dụng giống tiến bộ kỹ thuật để xuất khẩu (chuối tiêu hồng...); tập
trung nâng
cao năng suất,
chất lượng chè
nguyên liệu
theo hướng tiêu
chuẩn
VietGAP.Giữ ổn định diện tích các cây trồng lớn; tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên cơ sở nâng cao trình độ thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào
sản
xuất, nâng
cao năng suất
lao động. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất tính trên một đơn vị
diện tích
đất
sản xuất tăng 1,5 lần so với năm 2015; thu nhập của người dân nông thôn tăng gấp 2,0 lần so
với năm 2015.
Đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp và tỷ trọng lâm nghiệp trong nông lâm nghiệp. Khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Phát triển mạnh mô hình sản xuất nông nghiệp đa canh. Xác định hợp lý diện tích đất rừng sản
xuất, rừng phòng
hộ
và rừng đặc dụng
theo quy hoạch 3 loại rừng. Khai thác hợp lý các diện tích mặt nước để phát triển mạnh thuỷ
sản.
b) Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2020
(theo giá
so sánh 2010) đạt
khoảng 7.974 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp giai đoạn
2016-2020 là
5,14%, cơ cấu
sản xuất trong nông
lâm nghiệp
đến 2020: Nông
nghiệp
là 68,5%
(trong đó tỷ
trọng ngành
chăn nuôi chiếm
33%), lâm
nghiệp
là
27,8%, thủy
sản là
3,7%.
Tổng sản lượng
lương thực có
hạt
năm 2020 đạt 295.000 tấn; lương thực có hạt bình quân đầu người năm 2020 đạt
353 kg.
Tăng năng suất và diện tích trồng ngô trên đất 2 vụ lúa ở vùng thấp, hình thành các vùng
thâm canh tập
trung, phấn đấu ổn định diện tích ngô là 28.000 ha. Sản lượng ngô năm 2020 là 92.000
tấn.
Tập trung
trồng cải tạo thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống chè mới có năng suất, chất
lượng cao (vùng
thấp
sử dụng các
giống
nhập nội, vùng
cao sử
dụng giống chè
Shan) nhằm
ổn định diện tích
khoảng
12.000 ha, sản lượng chè
búp tươi đến
năm 2020 đạt 100.000 tấn.
Thực hiện
chuyển đổi phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thay thế phương
thức chăn nuôi
truyền
thống nhỏ lẻ, lựa chọn những giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao
đưa vào
chăn nuôi phù hợp
với từng vùng.
Đẩy
mạnh phát
triển
đàn đại gia súc theo hướng bán chăn thả; phát triển đàn lợn và gia cầm theo hướng
chăn nuôi
công nghiệp,
bán công
nghiệp,
trang trại tập trung, quy mô phù hợp ngoài khu dân cư gắn với cơ sở giết mổ,
chế biến, đảm bảo an toàn
thực
phẩm và
vệ
sinh môi
trường.
Phát triển giống trâu thịt tại huyện
Văn Chấn và
Lục
Yên;
vùng chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản tập trung tại các huyện Văn Chấn,
Yên
Bình, Trấn
Yên;
phát triển
chăn nuôi
lợn
hướng nạc, siêu
nạc
tập trung tại các
thị
trấn, thị tứ và
các xã lân cận
của các
huyện
Văn Chấn, Yên
Bình, Lục
Yên, Văn
Yên, thị
xã Nghĩa
Lộ
và thành
phố
Yên Bái.
Phát triển
đàn gia
cầm
theo hướng an toàn
sinh học
và bền vững. Tích cực phòng chống dịch bệnh
trên đàn
gia súc, gia cầm.
Phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn gia súc chính đạt 746.000 con; tổng đàn gia cầm đạt 4,5
triệu con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 46.000 tấn.
Phát triển nuôi trồng thủy sản
ở các hồ lớn, xây dựng vùng nuôi trồng thuỷ sản
tập trung; ứng dụng công
nghệ,
áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến trong việc
nhân giống, chăm sóc để nhân rộng và phổ biến nuôi trồng các loại thủy đặc
sản có
giá trị
cao; thực hiện đa dạng các
hình thức
nuôi phù
hợp
với điều kiện cụ thể của từng vùng, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ở vùng hồ Thác Bà, hồ Vân Hội, hồ Từ
Hiếu, sông
Chảy.
Phát triển mạnh nuôi cá lồng tại Hồ Thác Bà và các hồ đầm khác, phát triển nuôi cá tầm, rô phi đơn tính, cá trắm thâm canh, bán thâm
canh và một
số thủy sản địa phương như cá chiên, cá lăng... Phấn đấu đến năm 2020
diện tích
nuôi trồng
thuỷ sản đạt 2.300 ha, sản lượng thủy sản đến năm 2020 đạt 10.800 tấn.
Tập trung đầu
tư để tăng chất lượng rừng của tỉnh, đồng thời đầu tư tăng năng lực của các cơ sở chế biến lâm sản và cải thiện cơ
sở hạ tầng ngành
lâm nghiệp.
Khuyến khích
hộ
gia đình
phát triển
trồng rừng kinh tế cây
gỗ
lớn có
chu kỳ
dàiở vùng thấp, từng bước
chuyển giao kỹ thuật trồng rừng kinh tế tại vùng cao. Tập trung phát triển kinh doanh
rừng sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ về giống để tăng sản lượng và giá trị nguyên liệu gỗ phục vụ
cho chế biến và
xuất
khẩu; phát
triển
vùng quế với quy mô 39.000 ha; vùng tre
măng Bát Độ
tập trung với quy mô
trên 6.500 ha; mở
rộng vùng
sản
xuất cây
Sơn tra dưới
tán rừng phòng hộ theo hướng
tập trung, với quy mô
trên 6.000 ha tại
huyện Mù
Cang Chải
và huyện Trạm Tấu.
Duy trì
và phát triển
diện tích
cây Sơn Tra ở
vùng
cao. Hoàn thành sắp
xếp, đổi mới các
công ty lâm nghiệp
theo chỉ đạo tại Nghị quyết 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và chỉ đạo, hướng
dẫn của Chính
phủ.
Trong giai đoạn 2016-2020, trồng rừng bình quân15.000 ha/năm. Phấn đấu giữ ổn
định tỷ lệ che phủ rừng từ năm 2018 đến 2020 là 63%. Thực hiện tốt công tác giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn
2016-2020 đối với diện tích
đã giao khoán cho các địa phương quản lý và giao khoán bảo vệ người dân. Có chính sách về bảo hiểm các cây trồng, vật nuôi để giảm thiệt
hại cho bà
con nông dân khi gặp thiên tai hoặc rủi ro về giá cả do biến động của
thị trường.
Tiếp tục triển
khai thực hiện các
mục
tiêu xây
dựng
nông
thôn mới,
tập trung huy động các
nguồn
lực đầu tư xây
dựng
các xã
nông thôn mới
theo quy hoạch, phấn đấu đến năm 2020 có 25 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ trực
tiếp cho người dân
phát triển
sản xuất nhằm đáp
ứng
nhu cầu lương thực tại chỗ, khuyến khích người dân phát triển ngành nghề đặc thù có thế mạnh về
kinh tế và
có lợi
thế của địa phương; hỗ trợ nông dân kết nối với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm,
từng bước hình
thành mạng
lưới sản xuất và
chuỗi
cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm.
Tăng cường áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào
sản
xuất để nâng
cao năng suất
giống cây
trồng,
vật nuôi.
Tạo
thành một số vùng sản xuất nguyên liệu tập trung
đáp ứng đủ nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến
của địa phương cũng như trong vùng. Chú trọng sản xuất các sản phẩm đặc sản (vùng nguyên liệu chè chất lượng cao,
vùng quế, vùng cây Sơn Tra, vùng
lúa nếp
Tú Lệ).
2. Ngành công
nghiệp
a) Phương hướng
Tiến hành rà soát quy hoạch ngành công nghiệp, quy hoạch
sản phẩm, bổ sung những lĩnh vực có ưu thế phát triển và lợi thế so sánh, loại bỏ những
lĩnh vực không
phát huy hiệu
quả trong điều kiện thực tế của tỉnh. Tiếp tục xác định phát triển công nghiệp để tạo
bước đột phá
cho phát triển
kinh tế - xã
hội.
Phấn đấu tăng nhanh giá
trị
sản xuất công
nghiệp.
Chú trọng công nghiệp chế biến sâu, tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông lâm, khoáng sản, vật liệu
xây dựng... nhằm
khai thác
các tiềm
năng lợi thế của tỉnh như: chế biến chè, chế biến tinh bột sắn, chế biến gỗ, sản
xuất giấy đế, bột giấy, sứ cách điện, xi măng, gạch, cao lanh, Cacbonat Canxi,
đá mỹ nghệ, đá xây dựng,... Phát huy thế mạnh sẵn có tại các địa phương về
phát triển thủy điện
nhỏ nhằm đảm bảo cung cấp điện sinh hoạt tại chỗ cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa.
Phát triển
một số ngành
công nghiệp
mới, công
nghiệp
sử dụng nhiều lao động như: sơn công nghiệp, cồn nhiên liệu sinh học,
ván ép,
giấy
bao bì,...
Phát triển
công
nghiệp
phụ trợ; công
nghiệp
cơ khí,
sản
xuất phụ tùng
ô tô; công nghiệp
chế tạo, sản xuất linh kiện điện tử; công nghiệp dệt may, giày da...
Nghiên cứu, thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý, gắn với bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững
đối với các
điểm
mỏ khoáng
sản
(Sắt, Đồng, Chì,
Kẽm,
Barit, Pyrit, Mangan, Puzlan,...), đá quý, đất hiếm, nước khoáng phục vụ cho sản
xuất công
nghiệp
của tỉnh.
Phát huy lợi thế đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai để
phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít nguyên liệu hoặc không cần sử dụng
nguyên
liệu
của tỉnh mà
sử
dụng nguyên
liệu
từ các địa phương khác vận chuyển về.
Phát triển các cơ sở chế biến nông lâm sản tại các vùng nông thôn nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng tỷ
trọng công
nghiệp
chế biến, tiêu
thụ
hàng hóa
nông lâm sản
và nâng
cao đời
sống nông
dân. Nghiên cứu
xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến nông lâm sản tại các huyện như: chế
biến sơn tra, chế biến tinh dầu quế...
Tích cực tạo điều
kiện thuận lợi để thu hút
các nguồn
vốn đầu tư cho phát
triển
công
nghiệp;
liên
doanh liên kết
với các
tập
đoàn
kinh tế,
các tổng công ty để tận dụng
khả năng về vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, năng lực, trình độ quản lý nhằm tránh rủi ro trong
đầu tư và
có điều
kiện để phát
triển
vùng
nguyên liệu;
Ưu tiên
các nhà đầu
tư đủ năng lực, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản: CaCO3,
Sắt, Đồng, Vàng,
Chì, Kẽm,...
b) Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010): năm
2016 dự
kiến đạt 8.200tỷ đồng, năm 2020 dự kiến đạt 13.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020
là
11,61%/năm. Cơ cấu
ngành
công nghiệp
đến năm 2020: Công
nghiệp
khai khoáng
chiếm
11%; công
nghiệp
chế biến chế tạo chiếm 65%; sản xuất và phân phối điện nước chiếm
25%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải chiếm 1,5%.
* Công nghiệp khai thác
- Cao lanh: Dự kiến năm
2020 sản lượng đạt 85.000 tấn.
- Grafit các
loại:
Duy trì,
thăm dò khai thác các điểm mỏ, đầu tư cải tiến thiết bị các nhà máy tuyển. Dự kiến
năm 2020 sản lượng đạt 40.000 tấn.
- Đá bột, đá hạt: Căn cứ
nguồn nguyên
liệu
và thị trường tiêu thụ, dự kiến
năm 2020 sản lượng đạt 2.000.000 tấn.
- Đá block:
Căn cứ
quy mô
các dự
án đã được chấp thuận
đầu tư, dự kiến năm 2020 đạt 10.000 m3.
- Quặng sắt thô: Dự kiến năm
2020 sản lượng đạt 1.500.000 tấn.
* Công nghiệp chế biến:
- Chế biến Chè: Phấn đấu năm
2020 sản phẩm chè
chế
biến các
loại
đạt 35.000 tấn/năm.
- Tinh bột Sắn: Căn
cứ khả năng cung cấp sắn củ tươi của vùng nguyên liệu, dự kiến năm 2020
sản lượng đạt 35.000 tấn.
- Bột giấy: Xây dựng nhà máy sản xuất bột
giấy công
suất
50.000 tấn/năm tại Khu công
nghiệp
Minh Quân.
Dự
kiến năm 2020 sản lượng đạt 60.000 tấn.
- Giấy đế, giấy vàng mã: Căn cứ khả năng
cung cấp nguyên
liệu,
dự kiến năm 2020 sản lượng đạt 30.000 tấn.
- Xi măng,
Clinke: Dự
kiến năm 2020 sản lượng đạt 1,2 triệu tấn/năm.
- Gạch xây các loại: Dự kiến
năm 2020 gạch xây
các loại
là 360
triệu
viên. Tỷ lệ gạch không nung năm 2020 chiếm trên 70% sản lượng gạch
xây các
loại.
- Sứ điện: Dự
kiến năm 2020 sản lượng đạt 4.500 tấn.
* Công nghiệp sản xuất và phân phối điện,
nước:
- Nước máy thương phẩm: Dự kiến
tăng công
suất
cấp nước của các
nhà máy để
đến năm 2020 sản lượng đạt 10 triệu m3.
- Điện thương
phẩm: Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện, dự kiến năm
2020 sản lượng đạt 1,2 tỷ KWh.
Xây dựng quy hoạch
các sản phẩm công nghiệp chủ yếu để
có cơ sở mời gọi các nhà đầu tư xây dựng và thực hiện các dự án sản xuất xi
măng, dự án
sản
xuất bột giấy, sản xuất các
loại
giấy viết, giấy vệ sinh, giấy bao gói...
Cần thực hiện
tốt chính
sách khuyến
khích đầu tư để thu
hút các
nguồn
vốn cho phát
triển
công
nghiệp.
Khuyến khích
các doanh nghiệp
đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ đối với các cơ sở hiện có và áp dụng công nghệ tiên tiến ở các cơ sở xây mới.
Gắn phát triển công nghiệp với quy
hoạch và
phân bố
dân cư,
hình thành các vùng kinh tế động lực để tạo ra sự liên kết giữa nông thôn, vùng nguyên
liệu
với các
cơ sở
công
nghiệp.
Chú trọng đào tạo lao động
sản xuất công
nghiệp,
gắn liền đào
tạo
với thực tế sản xuất; Giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí trung gian,
tạo
ra sản phẩm có
chất
lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và thế giới.
d) Một số dự án kêu gọi, thu hút đầu tư
Trong giai đoạn 2016-2020
dự kiến kêu
gọi
thu hút
đầu
tư các dự án trong lĩnh vực công nghiệp: Xây dựng nhà máy sản xuất gỗ ván ép, ván ghép
thanh; xây dựng
nhà máy
công nghiệp
công nghệ cao từ gỗ;
công
nghiệp
phụ trợ; máy
gỗ
ván sàn
cao cấp;
công
nghiệp
vật liệu xây
dựng
cao cấp; lắp ráp
máy nông nghiệp;xây dựng nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử; xây dựng nhà máy cơ khí sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác...
đ) Phát triển khu, cụm công nghiệp
Tập trung đầu
tư phát
triển
các khu,
cụm
công
nghiệp
bên cạnh đường cao
tốc nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến năm 2020
cơ bản hoàn
chỉnh
hạ tầng các
khu công nghiệp
và một số cụm công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy 70-80%.
Ưu tiên vốn thực hiện
công tác
đền
bù giải phóng mặt bằng, xây dựng đường
giao thông
kết
nối trong và
ngoài khu công nghiệp, cấp điện, cấp nước và xử lý môi trường trong khu
công
nghiệp
để thu hút
các nhà đầu
tư lấp đầy diện tích
đất
quy hoạch theo thứ tự ưu tiên: Khu công nghiệp phía Nam, Khu công nghiệp Minh Quân, Khu công nghiệp Âu Lâu, cụm công nghiệp Âu Lâu (thành phố Yên Bái), cụm công nghiệp Thịnh Hưng
(huyện Yên
Bình), cụm
công
nghiệp
Bắc Văn Yên.
3. Ngành dịch vụ
a) Phương hướng
Phát triển thương mại
dịch vụ trên
cơ sở
phát huy
lợi
thế so sánh
của
tỉnh. Hình
thành một
số trung tâm,
khu, cụm
thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí gắn với các điểm giao cắt với đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai như: tổ
hợp sân
gôn, hệ
thống siêu
thị,
trung tâm
thương mại...
Khuyến khích
mọi
thành phần kinh tế
tham gia vào
hoạt
động thương mại, dịch vụ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của dân cư, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và
từng
bước nâng
cao đời
sống nhân
dân. Phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, đảm
bảo hàng
hoá lưu thông thông suốt. Mở rộng các loại thị trường, lấy thị trường đô thị làm trọng tâm, hỗ trợ và thúc đẩy thị trường
nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phát triển, đồng thời
đảm bảo giữ gìn
cảnh
quan môi
trường
chung.
Đầu tư khai thác phát huy các tiềm năng về du
lịch để đưa du lịch thành
một
mũi đột phá
trong phát triển
các
ngành dịch
vụ. Tập trung vào
các loại
hình dịch vụ du
lịch chất lượng cao, gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các di tích lịch sử, lễ
hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của từng vùng, đáp ứng được nhu
cầu của du khách
trong nước
và quốc tế.
Tập trung đổi
mới, nâng
cao chất
lượng và
đa dạng
hoá các
mặt
hàng xuất khẩu, tăng
tỷ trọng các
sản
phẩm đã
qua chế
biến phục vụ tiêu
dùng và xuất
khẩu. Củng cố và
mở
rộng thị trường xuất khẩu, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương
mại. Xây
dựng
thương hiệu cho các
sản
phẩm xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ vận
tải, đồng thời chú
trọng
năng lực, trách
nhiệm
của người điều khiển phương tiện và chất lượng các phương tiện vận tải để
đảm bảo an toàn
giao thông. Tiếp
tục phát
triển
các dịch vụ vận
tải hành
khách chất
lượng cao như: vận tải lữ hành, taxi, xe buýt... Thành phố Yên Bái phát triển các dịch vụ vận
tải công
cộng
để đáp ứng nhu cầu
đi lại của nhân
dân, đảm
bảo văn minh đô
thị
và trật tự an toàn giao thông.
Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng,
bảo
hiểm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dịch vụ cung ứng vật
tư kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
b)Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
Dự báo những năm tới,
tốc độ tăng giá
trị
sản xuất các
ngành vận
tải, bưu điện, thương mại và du lịch sẽ ở mức 11%/năm; tỷ trọng các ngành thương mại, du lịch,
vận tải, bưu điện sẽ tiếp tục tăng lên. Cơ cấu ngành dịch vụ đến
năm 2020: Thương mại, dịch vụ chiếm 22%; vận tải, bưu điện chiếm 13%; các dịch vụ khác chiếm 65%.
- Về thương mại: Phát huy nguồn lực tối đa
từ các
thành phần
kinh tế, tranh thủ có
hiệu
quả nguồn lực từ bên
ngoài, tiếp
tục khuyến khích
đầu
tư xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh thương mại như: hệ thống chợ, hệ
thống cửa hàng,
kho tàng và cơ sở
kinh doanh hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn). Phấn đấu đến
năm 2020 tiếp tục hoàn
thiện
hệ thống chợ hiện có
để
đảm bảo hàng
hoá được
lưu thông
thông suốt,
tạo lập vững chắc các
kênh lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất hàng hoá và đẩy mạnh phát triển kinh tế
nhiều thành
phần
theo định hướng xã
hội
chủ nghĩa.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 dự kiến 19.000
tỷ đồng, tốc độ tăng bình
quân giai đoạn
2016-2020 ước đạt 14,6%/năm.Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản kiên cố hóa mạng lưới chợ,
siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Về xuất khẩu: Tập trung
đổi mới, nâng
cao chất
lượng và
đa dạng
hoá các
sản
phẩm xuất khẩu, tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến. Đổi
mới công
nghệ
và trang
thiết
bị của các
cơ sở
chế biến hàng
xuất
khẩu. Thành
lập
hiệp hội các
ngành hàng xuất
khẩu để giúp
nhau trao đổi
thông
tin, kinh nghiệm
và hỗ trợ nhau
khi có sự biến động
lớn về thị trường. Các
doanh nghiệp
cần nâng
cao nhận
thức, có
chiến
lược kinh doanh dài
hạn
và
chương trình hành động để hội nhập kinh tế quốc tế.
Các cơ quan
quản
lý nhà
nước
cần hỗ trợ cho các
doanh nghiệp
trong việc đề xuất các
cơ chế
chính
sách cho công tác xuất nhập khẩu, đặc biệt là đầu tư cho sản xuất và kiến tạo thị
trường, quản lý
chất
lượng, đăng ký
mẫu
mã, nhãn
hiệu
bản quyền công
nghiệp
cho các
sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh.
Tập trung tăng
khối lượng và
đảm
bảo chất lượng một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu có lợi thế như:
sứ điện, đá
bột,
đá hạt, giấy vàng mã, chè, tinh bột sắn,
quế... Dự kiến giá
trị
hàng hóa
xuất
khẩu năm 2020 đạt 200 triệu USD trở lên.
- Về du lịch: Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du
lịch độc đáo,
mang đậm
nét đặc trưng Yên Bái, đặc biệt chú trọng đến sản
phẩm du lịch sinh thái,
nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí,
văn hoá lễ
hội và
làng nghề
truyền thống. Có
kế
hoạch kết nối tour, tuyến du lịch của tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc
biệt là
Hà Nội,
để thu hút
khách có thu nhập
cao vào
tỉnh
sử dụng các
dịch
vụ để tăng nhanh thu nhập từ du lịch. Tập trung giới thiệu để quảng bá tiềm năng du
lịch của tỉnh, chủ động tiếp cận với các nhà đầu tư trong và ngoài nước mời gọi
đầu tư vào
du lịch.
Tập trung phát triển nhanh cơ
sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, từ năm 2020 trở đi cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả các trung tâm du lịch của tỉnh,
như:Khu du lịch sinh thái
Tân Hương - hồ
Thác Bà;
khu du lịch
sinh thái
Suối
Giàng; danh
thắng
quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Vùng văn hoá Mường Lò - Nghĩa Lộ; khu du
lịch sinh thái
Đầm
Hậu; khu du lịch sinh thái
đầm
Vân Hội... Xây dựng các tour, tuyến du lịch
hoạt động thường xuyên,
liên tục
trên địa bàn tỉnh (Yên Bái - Văn Chấn - Mường Lò; Yên Bái - Văn Yên;
Yên Bái - Yên Bình - Lục Yên...) gắn với du lịch tâm linh và với các khu, tuyến, điểm du
lịch của các
tỉnh
trong khu vực Tây
Bắc.
Xây dựng hạ tầng
du lịch theo hướng hiện đại trên 200 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với trên 3.500 phòng, trong
đó một
số cơ sở đạt tiêu
chuẩn
từ 3 sao trở lên,
trên 75% cơ sở
đạt tiêu
chuẩn
tối thiểu; số lượng khách
du lịch
đến Yên
Bái ước
đạt 655.000 lượt khách,
tốc
độ tăng bình
quân giai đoạn
2016-2020 ước đạt 7,0%/năm.
Tiếp tục đẩy
mạnh công
tác phối
hợp liên
ngành để
quảng bá
tuyên truyền
tiềm năng du lịch của tỉnh, chủ động xúc tiến đầu tư và tiếp cận với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để mời gọi
đầu tư vào
du lịch
Yên Bái.
- Về vận tải
Dự báo trong những năm tới
nhu cầu vận tải hàng
hóa và vận
tải hành
khách tăng với
tốc độ nhanh về khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển, đường bộ,
đường sắt và
đường
thuỷ đáp
ứng
nhu cầu ngày
càng tăng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của nhân dân.
Đầu tư xây dựng hoàn thành Trung tâm
đăng kiểm
xe cơ giới theo đúng
tiêu chuẩn
kỹ thuật. Đầu tư xây
dựng
một số tuyến xe bus phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân giảm áp lực cho giao
thông đô
thị
(tuyến đường thành
phố
Yên Bái
- Khu công nghiệp
phía Nam
- Thác Bà; tuyến
thành phố Yên Bái - Trấn Yên - Văn Yên).
Khai thác có
hiệu
quả và
nâng cao năng lực
vận tải hành
khách của
các tuyến xe khách hiện có. Khai thác các vị trí, các lợi thế của
đường cao tốc Nội Bài
- Lào Cai.
Tập trung vào việc hoàn thiện cơ sở hạ
tầng các
bến,
bãi trên
sông Hồng
nhằm đáp
ứng
nhu cầu vận tải và
phát triển
kinh tế. Duy trì,
nâng cấp
cơ sở hạ tầng giao thông
trên hồ
Thác Bà
phục
vụ nhu cầu đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là phục vụ du lịch
hồ Thác
Bà.
Đầu tư xây dựng bến xe khách có quy mô phù hợp nhu cầu
vận tải hành
khách, hàng hóa của
tỉnh và
thành phố
Yên Bái.
+ Vận tải hàng hoá: Khối lượng vận
chuyển dự kiến năm 2020 là
15 triệu
tấn, tốc độ tăng bình
quân giai đoạn
2016-2020 đạt 12,3%/năm; khối lượng luân chuyển dự kiến năm 2020 là 295 triệu tấn.km,
tốc độ tăng bình
quân giai đoạn
2016-2020đạt 12,6%/năm.
+ Vận tải hành khách: Khối lượng vận
chuyển dự kiến năm 2020 là
18 triệu
người, tốc độ tăng bình
quân giai đoạn
2016-2020 là
13,4%/năm; khối
lượng luân
chuyển
dự kiến năm 2020 là
880 triệu
người.km, tốc độ tăng bình
quân giai đoạn 2016-2020 là 11,4%/năm.
- Các dịch vụ khác
Từng bước phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng,
bảo
hiểm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dịch vụ cung ứng vật
tư kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Tiến tới phát triển mạnh các dịch vụ tài chính, ngân hàng,
bảo
hiểm trong tương lai.
c) Một số dự án kêu gọi, thu hút đầu tư
Trong thời gian tới
dự kiến kêu
gọi,
thu hút
đầu
tư các dự án: Xây dựng và khai thác bến xe khách phía Nam; Xây dựng khu du
lịch sinh thái
Nà Hẩu;
Xây dựng khu du
lịch sinh thái
hồ
Thác Bà
trở
thành
khu du lịch
cấp quốc gia; Xây
dựng
khu du lịch sinh thái
Đầm
Hậu; Xây
dựng
khu du lịch sinh thái
Vân Hội;
Xây dựng khu du
lịch sinh thái,
văn hóa Mường
Lò; Xây
dựng
khu du lịch sinh thái
Suối
Giàng;
Xây dựng
khu du lịch suối nước nóng
Bản
Hốc; Xây
dựng
khu du lịch sinh thái
Bản
Bon; Xây
dựng
khu du lịch sinh thái,
văn hóa danh thắng
quốc gia ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải.
4. Thu, chi
ngân sách nhà nước
Huy động tối đa các nguồn lực và sử dụng nguồn
lực có
hiệu
quả để tăng cường đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội. Tăng
cường các
biện
pháp để phấn đấu xây dựng tài chính ngân sách địa phương công khai, minh bạch, tiết
kiệm, hiệu quả.
Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2020
đạt 3.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2020 là 15,1%/năm. Tỷ lệ huy động
GRDP vào
ngân sách tăng lên 10,5% vào năm 2020.
Dự kiến chi ngân sách địa phương đến
năm 2020 là
16.500 tỷ
đồng, bình
quân 5 năm 2016 - 2020 tăng 12,89%/năm bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời
các nhiệm vụ chi về
phát triển kinh tế -
xã hội, quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, sử dụng
ngân
sách nhà nước
đúng chế độ, tiết
kiệm, hiệu quả.
5. Huy động vốn đầu
tư phát
triển
Tập trung mọi
nguồn lực, thu hút
tối
đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế -
xã hội. Tiếp tục
hoàn thiện cơ bản hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội giai đoạn
2016-2020. Triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2016-2020 đảm bảo theo yêu
cầu;
khuyến khích
và tạo
điều kiện thuận lợi cho tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng phát triển của tỉnh.
Tăng cường thu hút
đầu
tư trực tiếp nước ngoài
vào lĩnh vực
phát triển kết cấu hạ
tầng, công
nghiệp
phụ trợ...
Dự kiến tổng
vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 khoảng trên 60.000 tỷ đồng, tăng 47% so
với giai đoạn 2011 - 2015. Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2020
giảm xuống còn
khoảng
34,2%.
Cơ cấu tổng vốn
đầu tư: vốn nhà
nước
21.156 tỷ đồng chiếm 35,26%; vốn ngoài nhà nước 37.008 tỷ đồng
chiếm 61,68%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.836 tỷ đồng chiếm 3,06%.
6. Phát triển doanh
nghiệp
a) Phát triển doanh
nghiệp, hợp tác
xã
Căn cứ vào tình hình phát triển của doanh
nghiệp trong thời gian qua, dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.840
doanh nghiệp và
370 hợp
tác xã.
- Doanh nghiệp nhà nước: Dự kiến
trong giai đoạn 2016-2020 sẽ không phát triển thêm các doanh nghiệp nhà nước mà tiếp tục củng
cố nâng
cao hiệu
quả hoạt động của các
doanh nghiệp
nhà nước trong việc
tiếp tục duy trì
100% vốn
nhà nước; nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp quy mô kinh doanh nhỏ, không cần thiết phải
duy trì
doanh nghiệp
nhà nước. Dự kiến
doanh nghiệp nhà
nước
đến năm 2020 là
4 doanh nghiệp.
- Phát triển doanh
nghiệp ngoài
nhà nước
(doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH, công ty cổ phần):Dự kiến tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong
giai đoạn 2016-2020 là
550 doanh nghiệp;
bình
quân mỗi
năm thành
lập
mới 110 doanh nghiệp. Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 1.800
doanh nghiệp ngoài
nhà nước.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài:
Dự
kiến số dự án
sẽ
thu hút
trong giai đoạn
2016-2020 là
10 dự
án FDI;
bình quân mỗi
năm thu hút
2 dự
án. Đến năm
2020,toàn
tỉnh
có 30
doanh nghiệp
FDI.
- Phát triển kinh tế
tập thể: Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, thành lập mới các tổ hợp tác, mở rộng các dịch vụ của
hợp tác
xã, đẩy
mạnh liên
kết,
hợp tác
giữa
các hợp tác xã và tổ hợp tác.Xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, xây dựng chuỗi sản
phẩm từ sản xuất đến tiêu
dùng, tăng khả
năng cạnh tranh trên
thị
trường, đảm bảo phát
triển
bền vững. Dự kiến giai đoạn 2016-2020 có khoảng 120 hợp tác xã thành lập mới, bình quân mỗi năm có 24 hợp tác xã thành lập mới. Dự
ước đến năm 2020 trên
địa
bàn tỉnh có khoảng 370 hợp tác xã, tổng số lao
động (thành
viên hợp
tác xã)
khoảng
44.640 người; tăng tỷ lệ số hợp tác xã khá giỏi lên 60%, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho
khoảng 500 lao động.
b)Thu hút các
dự
án đầu tư
Tiếp tục thực
hiện có
hiệu
quả công
tác cải
cách các
thủ
tục hành
chính để
đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai hoạt
động. Thực hiện có
hiệu
quả chính
sách khuyến
khích
thu hút các dự
án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phát triển trồng
rừng, kinh doanh du lịch, dịch vụ. Dự kiến trong giai đoạn 2016-2020 sẽ thu hút khoảng 150 dự án đầu tư mới; bình quân mỗi năm có 30 dự án đầu tư mới.
Tổng số vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn này khoảng 13.000 tỷ đồng.
Dự kiến trong giai đoạn này
có 140 dự
án hoàn
thành đầu
tư đi vào
hoạt
động. Tổng vốn đầu tư phát
triển
của khu vực doanh nghiệp và các nguồn vốn dân cư trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 37.010 tỷ
đồng.
c) Công tác sắp xếp đổi
mới doanh nghiệp của tỉnh
- Xây dựng Đề án sắp xếp đổi
mới các
Lâm trường
quốc doanh trong giai đoạn tới theo Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị. Hoàn thành việc xử lý, sắp xếp các Lâm trường kinh
doanh thua lỗ kéo
dài nhiều
năm (Lâm
trường
Lục Yên,
Lâm trường
Văn Yên).
- Nghiên cứu xây dựng phương án chuyển đổi sở hữu
đối với một số doanh nghiệp nhà nước qui mô vốn điều lệ quá nhỏ, ngành nghề và lĩnh vực hoạt động
không cần thiết phải
duy trì
doanh nghiệp
nhà nước.
- Nghiên cứu phương án chuyển đổi hoạt
động của một số đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và phục vụ công cộng ở địa bàn các huyện thị (dịch
vụ vệ sinh môi
trường,
cấp nước, quản lý
chợ...)
sang doanh nghiệp ngoài
nhà nước.
7. Các lĩnh vực văn hoá xã hội
a) Giáo dục và Đào tạo
* Phương hướng:
Phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái theo hướng toàn diện và vững chắc,
thực hiện mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Tạo bước
chuyển biến mạnh mẽ theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.
Tiếp tục đổi
mới chương trình,
nội
dung, phương pháp
ở
tất cả các
bậc
học, ngành
học
theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
công
nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao chất lượng phổ
cập giáo
dục
tiểu học, đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Duy trì kết quả phổ
cập giáo
dục
trung học cơ sở. Từng bước phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện. Thực
hiện tốt việc phân
luồng
sau trung học cơ sở và
trung học
phổ thông;
thực
hiện chuyển dịch cơ cấu đào
tạo
trong các
trường
chuyên
nghiệp
theo hướng phù
hợp
với mục tiêu
chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đa dạng hoá hình thức đào tạo, tăng
nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất nhà
trường
theo hướng kiên
cố
hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cơ cấu
hợp lý;
chú trọng
đầu tư trọng điểm, ưu tiên
cho xây dựng
trường chuẩn quốc gia. Xây
dựng
đội ngũ cán
bộ,
giáo
viên đủ
về số lượng, cân
đối
về cơ cấu và
chuẩn
hoá về trình độ đào tạo.
Thực hiện có hiệu quả chủ
trương xã
hội
hóa giáo
dục
đào tạo, nhất là đối với giáo dục mầm non và đào tạo nghề, từng
bước chuyển các
cơ sở
đào tạo công lập sang dân lập, tư thục.
*Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp:
Đến năm 2020,
thực hiện lộ trình
miễn
học phí
cho trẻ
mầm non, huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 25% đối với nhà trẻ, 87% đối
với mẫu giáo
và trên 99% đối
với mẫu giáo
5 tuổi;
Tỷ lệ đi học đúng
độ
tuổi ở tiểu học đạt 99,9%, trung học cơ sở đạt 95%; Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình
tiểu
học vào
trung học
cơ sở đạt 99,5%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông đạt 70% (vùng thấp đạt 95 -
97%, vùng
cao đạt
65%), đảm bảo 80% số thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông hoặc tương
đương. Tỷ lệ học sinh hoàn
thành cấp
học tiểu học đạt 96%, trung học cơ sở đạt 94%, trung học phổ thông đạt 93%.
Thu hút, tuyển mới hàng năm từ 8-12% học
sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức giáo dục nghề phổ
thông
cho 80% học
sinh trung học cơ sở và
100% học
sinh trung học phổ thông
(bao gồm
cả học sinh nội trú
và bán trú). Phấn
đấu đến năm 2020, có
50% số
trường mầm non và
trường
phổ thông
đạt
chuẩn quốc gia.
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Quy hoạch
hợp lý mạng lưới
trường lớp ở các
vùng khó khăn, trong đó tăng các điểm trường về thôn, bản một cách hợp lý nhằm rút ngắn khoảng cách đến trường của
trẻ. Ở những địa bàn
mật
độ dân
cư thưa thớt,
Nhà nước cần hỗ trợ
ngân
sách xây dựng
trường, lớp bán
trú dân nuôi, xây dựng trường dân tộc nội trú. Tăng cường dạy tiếng
Việt cho học sinh dân
tộc
thiểu số, đẩy mạnh học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Thành lập các trường trung cấp
chuyên
nghiệp
tư thục ở địa bàn
có nhu cầu
để đào tạo nghề tại
chỗ cho người lao động, thực hiện phổ cập giáo dục trung học và mục tiêu phân luồng học sinh
sau trung học cơ sở và
trung học
phổ thông.
Thực hiện Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, hỗ trợ các điều kiện, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở 2 huyện
Trạm Tấu và
Mù Cang Chải.
Kiểm tra quỹ đất và
hoàn thiện
hồ sơ cấp đất, phê
duyệt
quy hoạch mặt bằng tổng thể cho các trường học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác quản lý giáo dục, trong
giảng dạy và
học
tập. Thực hiện đầu tư đồng bộ, có trọng điểm hệ thống cơ sở hạ tầng tin
học nhằm từng bước đưa tin học vào nhà trường một cách hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đổi mới
cơ chế quản lý
tài chính giáo dục,
đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy
và học theo hướng
hiện đại; phát
huy tính tích cực,
chủ động, sáng
tạo
và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học. Khuyến khích các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng
và đại học liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng
trong nước và
thế
giới. Tiếp tục đầu tư xây
dựng
và phát
triển
Trường Trung học phổ thông
chuyên Nguyễn
Tất Thành
theo hướng
hiện đại, chất lượng cao.
Xây dựng đội ngũ
giáo
viên các ngành học,
bậc học; đào
tạo
và đào tạo lại nhằm nâng cao kiến thức và năng lực sư phạm
cho đội ngũ giáo
viên. Từng
bước nâng
cao tỷ
lệ giáo
viên có trình độ
trên chuẩn theo Luật
Giáo dục ở tất cả các cấp học. Xây dựng, bổ sung,
hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thu hút sinh viên,
giáo viên có trình độ đại học tốt nghiệp loại giỏi, có trình độ thạc sỹ,
tiến sỹ về công
tác tại
tỉnh, đặc biệt ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng cơ chế, chính sách mời chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy ở một
số phân
môn hoặc
theo các
chuyên đề
tại các
cơ sở
giáo dục của tỉnh.
Thực hiện có hiệu quả chương
trình
kiên cố
hoá trường, lớp học
và nhà
công vụ
giáo
viên. Xây dựng
hệ thống trường, lớp với đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học.
Tiếp tục rà soát điều chỉnh quy
hoạch, sắp xếp tổ chức mạng lưới trường, lớp và quy mô học sinh/lớp đối với các cơ sở giáo dục trong
tỉnh. Từng bước giảm các
điểm
trường lẻ ở vùng
sâu, vùng xa, đầu
tư xây dựng, nâng cấp hệ thống các trường cao đẳng,
trung cấp chuyên
nghiệp.
b) Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân
*Phương hướng:
Nâng cao chất lượng công tác y tế, bảo vệ,
chăm sóc
sức
khoẻ nhân
dân, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em.
Chủ động phòng
chống
dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao thể lực, tăng
tuổi thọ và
cải
thiện chất lượng cuộc sống. Thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, quan tâm chăm
sóc sức
khoẻ đối với người có
công, gia đình thương binh liệt sĩ, người nghèo, đồng bào ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực
phẩm, vệ sinh an toàn
lao động.
Nâng cao
chất
lượng, số lượng các
dịch
vụ chăm sóc
sức
khoẻ nhân
dân, phát triển
các dịch vụ khám chữa bệnh chất
lượng cao. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế đảm
bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
*Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp:
Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán
bộ
y tế, dự kiến đến năm 2020 là 8,5 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ xã có bác sĩ năm 2020 đạt 80%, 100%
trạm y tế có
nữ
hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Đào tạo đội ngũ y tế thôn, bản, phấn đấu
mỗi thôn
bản
có từ 1 nhân viên y tế có trình độ y tá trở lên.
Năm 2020 tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 17%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt trên 98,5%. Phấn đấu đến
năm 2020 về cơ bản khống chế được một số bệnh xã hội như lao, HIV/AIDS,
sốt rét,
bướu
cổ...
Duy trì giảm sinh bền
vững, phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, nâng cao chất lượng dân số. Triển khai
có hiệu quả chiến
lược chăm sóc
sức
khỏe sinh sản quốc gia, nâng
cao tỷ
lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai, số phụ nữ có thai được khám thai. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về dân số, sức khoẻ
sinh sản, đẩy mạnh sự tiếp cận với các dịch vụ cho đồng bào các vùng còn có mức sinh cao
như vùng
sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Củng cố và nâng cao chất lượng mạng
lưới y tế các
tuyến,
chú trọng mạng lưới
về y tế dự phòng,
tiếp
tục duy trì
trung tâm y tế
dự phòng
tỉnh
đạt chuẩn quốc gia và
ISO 17025; chú trọng
đào tạo cán bộ chuyên khoa sâu, xây dựng cơ sở vật
chất và
các trang thiết
bị chuyên
môn kỹ
thuật cho các
trung tâm. Tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh, không để dịch lớn,
dịch nguy hiểm xảy ra. Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, nhất là ở vùng nông thôn. Thực hiện thu
gom xử lý
rác thải
ở các bệnh viện, các cơ sở y tế. Đẩy
mạnh công
tác xã hội
hoá, huy
động
thêm nguồn lực từ các thành phần kinh tế cùng tham gia chăm lo
sự
nghiệp bảo vệ và
chăm sóc sức
khỏe nhân
dân.
Tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuyến tỉnh đầu
tư nâng
cấp,
tăng quy mô
giường
bệnh cho các
bệnh
viện, hạn chế bệnh nhân
chuyển
tuyến, phấn đấu năm 2020, số giường bệnh/1 vạn dân đạt 35,4 giường.Chú trọng đầu tư, nâng cấp trang
thiết bị bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế xã nhất là các xã vùng sâu,
vùng xa.
Củng cố phát triển hệ thống
dược trong toàn
tỉnh,
bảo đảm cung ứng thuốc thường xuyên và đầy đủ, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Đầu tư xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm
Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm
thuốc - GLP", đáp
ứng
yêu cầu giám sát chất lượng
thuốc trong thời kỳ kinh tế hội nhập WTO. Tiếp tục duy trì Công ty cổ phần dược
phẩm Yên
Bái đạt
tiêu chuẩn GMP-WHO.
Giai đoạn 2016-2020:
Đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường vào hoạt động và định hướng phát triển thành trung tâm khám chữa bệnh chất
lượng cao của khu vực Tây
Bắc.
Đầu tư hoàn
thiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho khoa dược của các bệnh viện đa
khoa. Thành
lập
khoa phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh và các đơn nguyên phục hồi chức
năng thuộc khoa Y học cổ truyền thuộc các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến
huyện. Thành
lập
Bệnh viện Sản - Nhi (200 giường) và Bệnh viện Mắt (50 giường) đi vào hoạt động và để giảm tải
cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Xây dựng các trạm y tế xã, phường, thị trấn
đạt tiêu
chí quốc
gia về y tế, phục vụ tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân, góp phần giảm tải
cho tuyến trên.
Dự
kiến năm 2020 tỷ lệ xã,
phường,
thị trấn đạt tiêu
chí quốc
gia về y tế xã
đạt
70% (theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2020).
c) Lao động, việc làm, giảm nghèo
- Lao động việc làm:
* Phương hướng:
Đẩy mạnh giải
quyết việc làm
cho người
lao động, công
tác xuất
khẩu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tăng tỷ lệ
sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.
Phát triển đào tạo nghề theo
hướng đa dạng về loại hình,
phương thức
đào tạo. Chú trọng công tác đào tạo nghề cho
người lao động, đáp
ứng
yêu cầu của sự
nghiệp công
nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đặc biệt chú trọng nhân lực có trình độ khoa học công nghệ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân lành nghề, đào tạo nhân lực cho vùng cao, vùng sâu,
vùng xa.
Ưu tiên đào tạo, bồi
dưỡng, phát
triển
nguồn nhân
lực
một số ngành,
lĩnh vực
trọng điểm và
nhóm nghề
đặc thù.
Tăng cường
hợp tác
phát triển
nguồn nhân
lực
với các
cơ sở
đào tạo trong việc
đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng
cao, lao động hoạt động trong các ngành trọng điểm, các nghề mới, sử dụng công nghệ hiện đại.
* Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp:
Giai đoạn 2016-2020
phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 17.700 lao động, trong đó xuất khẩu lao
động khoảng 700 người.Phấn đấu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 lên 60%, trong đó tỷ lệ lao động
qua
đào tạo nghề là 35%.
Tiếp tục thực
hiện tốt các
chính sách hỗ
trợ phát
triển
sản xuất, tạo việc làm,
học
nghề, đưa lao động đi làm
việc
ở nước ngoài.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động. Phát
triển
và nhân
rộng
các mô
hình tạo
việc làm,
hỗ
trợ phát
triển
doanh nghiệp vừa và
nhỏ,
các làng
nghề,
đặc biệt là
các loại
hình
kinh doanh thu hút nhiều lao động; quy hoạch, đầu tư phát triển các vùng chuyên canh
nông, lâm, ngư nghiệp, cây ăn quả, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao chất lượng việc
làm.
Đầu tư phát triển trung tâm giới thiệu việc
làm,
hoàn thiện
và hiện đại hoá hệ thống thông tin thị trường lao
động; phát
triển
các hoạt động thông tin thị trường lao
động; tăng cường các
hoạt
động giao dịch việc làm
trên thị
trường.
Mở rộng thị
trường xuất khẩu lao động, đào tạo lao động chuyên môn cao, đặc biệt là ngoại ngữ cho
lao động xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về xuất khẩu lao động. Làm tốt công tác tuyển chọn, huấn
luyện, tạo nguồn cho xuất khẩu lao động. Hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu
lao động ở địa phương; hỗ trợ kinh phí học nghề, xử lý rủi ro, tăng
mức cho vay tín
dụng
ưu đãi để lao động vùng nông thôn có điều kiện tham
gia xuất khẩu lao động, nhất là đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ.
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề. Đa
dạng hoá
các loại
hình đào
tạo,
chú trọng dạy nghề
ngắn hạn, bồi dưỡng chuyển giao khoa học kỹ thuật. Khuyến khích thành lập các cơ sở dạy nghề tư
nhân.
- Xóa đói giảm nghèo:
* Phương hướng:
Tiếp tục đẩy
mạnh công
tác xoá đói giảm
nghèo.
Tăng cường
công tác
chỉ
đạo và
kiểm
tra việc thực hiện ở cơ sở. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất
nhằm nâng
cao năng lực
xoá đói
giảm
nghèo
cho người
dân, nhất là vùng nông thôn,
vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện tốt các chính sách về trợ giúp xã hội đối với
người có
công, người
nghèo,
người
tàn tật, yếu thế
trong xã
hội.
* Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp:
Giảm tỷ lệ hộ
nghèo mỗi năm 3,5%,
trong đó
các huyện
nghèo giảm 6%/năm
(theo chuẩn nghèo
đa chiều
giai đoạn 2016-2020).
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tự lực của các hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo...
Đẩy mạnh việc
triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội cho
người nghèo
tiếp
cận các
chính sách trợ
giúp về hạ tầng
phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, khuyến ngư, tiêu thụ sản
phẩm...; xây
dựng
các đề án, mô hình giảm nghèo; tập trung hỗ
trợ, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu
nhập.
Tập trung đầu
tư cho các
huyện
giảm nghèo
nhanh và bền
vững; từng bước nâng
cao đời
sống người dân,
phấn
đấu vươn lên
có thu nhập
ngang bằng mức thu nhập của tỉnh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ trực
tiếp đến người dân
như hỗ
trợ sản xuất, lương thực; chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật
cho xã
nghèo; chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động...
Đẩy mạnh huy
động, lồng ghép
các nguồn
lực của Trung ương, địa phương, nguồn vốn xã hội hóa; phân bổ nguồn lực cơ bản đáp ứng yêu cầu để thực
hiện giảm nghèo
bền
vững.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện
các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn.
d) Văn hoá,
thể
dục thể thao và
gia đình
* Phương hướng:
Phát triển văn hóa, thể thao theo
hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn
hoá dân
tộc,
nâng cao
mức
hưởng thụ văn hoá
tinh thần
cho nhân
dân, đặc
biệt ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá,
bài trừ
các hủ tục lạc
hậu.
Tiếp tục đẩy
mạnh phong trào
toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương
Bác Hồ vĩ đại, nâng cao sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Phát
hiện,
bồi dưỡng, đào
tạo
vận động viên
năng khiếu,
bổ sung cho các
môn thể
thao mũi nhọn của tỉnh, tham gia các đội tuyển quốc gia và thi đấu các giải thể thao
quốc gia và
khu vực.
* Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp:
Tiếp tục đẩy
mạnh cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết
xây dựng đời sống
văn hoá”,
gắn
các chỉ tiêu của phong trào xây dựng gia đình, làng, bản, tổ dân phố văn hoá vào nội dung sinh
hoạt văn hoá
tại
cộng đồng, đồng thời vận động nhân dân tại cộng đồng thực
hiện các
quy định
về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Phấn đấu tỷ lệ
làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn
văn hóa
năm 2020 là 65%, tỷ lệ gia đình văn hoá năm 2020 tăng lên 80%.
Nâng cao đời sống văn
hoá tinh
thần
của nhân
dân, đặc
biệt ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa. Khôi phục, sưu tầm lựa chọn vốn văn hoá văn nghệ dân gian làm giàu thêm
bản
sắc văn hoá
các dân tộc.
Đẩy mạnh việc nghiên
cứu
sưu tầm, bảo tồn phát
huy các giá trị
văn hoá
vật
thể, phi vật thể đa dạng và các trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc. Xây dựng các đề án thích hợp để bảo tồn
những làng
cổ,
nhà cổ, ngành nghề truyền
thống của các
dân tộc
nhằm bảo tồn những nét
sinh hoạt
truyền thống, kiến trúc
truyền
thống và
tạo
điều kiện phát
triển
văn hoá,
du lịch.
Phấn đấu đến
năm 2020 câu
lạc
bộ thể dục thể thao hoạt động thường xuyên là 515 câu lạc bộ. Tỷ lệ dân số luyện tập
thể thao thường xuyên
năm 2020 tăng lên 32%. Đầu tư tập luyện, bồi dưỡng các vận động viên năng khiếu, nâng cao thành tích tại các giải thi đấu
quốc gia, phấn đấu đến năm 2020 thể thao Yên Bái đứng trong tốp 5 tỉnh
miền núi
và Tây Nguyên.
Khuyến khích xã hội hoá các hoạt động văn
hoá, thể dục. Tăng
cường đào
tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ
văn hoá
các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và cán bộ văn hoá thôn bản. Đẩy mạnh
hợp tác
phát triển
văn hoá,
thể
thao, tham gia đầy đủ các
sự
kiện văn hoá,
thể
thao của khu vực, quốc gia...
Phấn đấu đến
năm 2020, ở cấp tỉnh có
đủ
các công
trình thể
thao như: Sân
vận
động, nhà
thi đấu,
bể bơi, sân
quần
vợt... đủ tiêu
chuẩn
thi đấu cấp quốc gia. Ở cấp huyện, tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều có sân vận động; riêng thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ đến năm
2020 có
bể
bơi và
sân quần
vợt để tổ chức thi đấu các
giải
cấp tỉnh; 100% xã,
phường
có khu
trung tâm văn hóa thể thao và các điểm vui chơi giải trí, tổ chức sinh
hoạt văn hóa,
luyện
tập thể thao cho nhân
dân. Tăng cường
xây dựng cơ sở vật
chất ngành
văn hoá, đến
năm 2020 tất cả các
huyện,
thị xã,
thành phố
đều có
các thiết
chế văn hoá.
Thực hiện chiến
lược phát
triển
gia đình
tỉnh
Yên Bái
đến
năm 2020, tầm nhìn
đến
năm 2030; Chương trình
hành động
quốc gia về phòng,
chống
bạo lực gia đình;
Đề
án phát
huy giá trị
tốt đẹp các
mối
quan hệ gia đình
và hỗ
trợ xây
dựng
gia đình
hạnh
phúc, bền vững đến
năm 2020. Tăng cường nâng
cao chất
lượng hệ thống theo dõi,
đánh giá; đào tạo
năng lực đội ngũ cán
bộ
theo dõi
công tác gia đình các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
e)Thông tin
và truyền
thông
* Phương hướng:
Đổi mới và phát triển mạnh công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu công tác của các cơ quan Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước. Phấn đấu
nâng cao
tỷ
lệ các
doanh nghiệp
ứng dụng công
nghệ
thông
tin phục
vụ sản xuất kinh doanh, tỷ lệ dân số sử dụng Internet, chất lượng phủ sóng điện thoại di
động.
Phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng
và giá
cước
hợp lý
nhằm
nâng cao
sức
cạnh tranh, đáp
ứng
xu hướng hội nhập, thúc
đẩy
phát triển kinh tế -
xã hội, nâng cao dân trí, nâng
cao mức
sinh hoạt của nhân
dân, đáp ứng
yêu cầu thông tin liên lạc, đảm bảo
quốc phòng
an ninh trên địa
bàn toàn
tỉnh.
Phát triển các lĩnh vực phát thanh truyền hình, xuất bản báo chí theo quy hoạch. Từng
bước đầu tư trang thiết bị hiện đại, thường xuyên đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng,
thời lượng phát
sóng, tiếp
sóng các
chương trình phát thanh truyền hình trung ương và địa phương. Tăng thời
lượng, nội dung và
chất
lượng các
chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc.
*Mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp:
Năm 2020 số thuê bao điện thoại/100
dân đạt 96 thuê bao, số thuê bao internet băng
thông rộng/100
dân đạt 36,3 thuê bao, 100% số xã có báo đọc trong ngày. Xây dựng mới mạng
WAN, mạng LAN, kết nối Internet cho 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã theo tiêu chuẩn thống
nhất. Triển khai việc gửi, nhận văn bản điện tử đến Ủy ban nhân dân cấp xã, 100% các cơ quan,
đơn vị
sử dụng phần mềm quản lý
điều
hành tác
nghiệp,
ứng dụng kỹ thuật số trong gửi và nhận văn bản điện tử, phấn đấu đến năm
2020 tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trong việc gửi, nhận văn bản là 80%.
Tiếp tục đầu tư
cơ sở vật chất hệ thống phát thanh truyền hình, giữ vững và nâng cao chất lượng phủ sóng, mở rộng các kênh truyền hình, nâng cao chất lượng sóng phát thanh truyền hình, phát triển truyền hình số mặt đất và các dịch vụ truyền
hình. Phấn đấu năm
2020 tỷ lệ hộ được nghe Đài
tiếng
nói Việt Nam đạt
100%; Tỷ lệ hộ được xem truyền hình Trung ương năm 2020 đạt 100%. Phấn
đấu đến năm 2020, số bản sách bình quân đầu người đạt 3,5 bản/người.
Hiện đại hóa mạng lưới bưu
cục theo hướng mở rộng phạm vi kinh doanh, kết nối mạng tin học bưu chính các điểm phục vụ,
triển khai một số thiết bị tự động. Phát triển mạng lưới công nghệ NGN; nâng cấp mạng thông tin di động lên công nghệ 4G; tăng
mức độ phủ sóng
các khu vực
dân cư.
Phát triển
mạnh mạng viễn thông
nông thôn. Tiếp
tục phát
triển
thuê bao
điện
thoại, internet, duy trì
tốt
hoạt động của các
điểm
phục vụ bưu điện các
tuyến
đường thư.
Tăng cường đầu tư hạ
tầng công
nghệ
thông
tin; phát triển
nhanh nguồn nhân
lực
công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
f) Khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng,
nghiên cứu phục vụ công ích và nghiên cứu, điều tra
cơ bản nhằm phát
huy những
tiềm năng, thế mạnh trên
địa
bàn.Tăng
cường
năng lực nghiên
cứu
phát triển công nghệ, làm chủ công nghệ tiên tiến hiện đại,
nâng cao
năng lực
cạnh tranh của các
doanh nghiệp.Ứng
dụng rộng rãi
các tiến
bộ kỹ thuật và
công nghệ
thích hợp cho khu
vực nông
thôn, chú trọng
vào các
vùng đặc
biệt khó
khăn nhằm
phát huy
thế
mạnh vùng
miền,
tạo việc làm
tăng thu nhập
và cải thiện đời
sống nhân
dân.
Thực hiện tốt các cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ứng
dụng thành
tựu
về khoa học và
công nghệ
nhằm tạo ra sản phẩm có
chất
lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh
vực khoa học và
công nghệ
đủ về số lượng và
có chất
lượng cao. Đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình trong khu vực.Trong giai
đoạn 2016-2020 tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Triển khai thực
hiện các
chương trình, đề
tài khoa
học
và công
nghệ
quốc gia đã
được
Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục
thực hiện các
dự
án khoa
học
và công
nghệ
cấp nhà
nước
chuyển tiếp thực hiện trên
địa
bàn tỉnh thuộc
chương trình
quốc
gia phát
triển
tài sản trí tuệ và Chương trình hỗ trợ ứng
dụng và
chuyển
giao tiến bộ khoa học và
công nghệ
phục vụ nông
thôn, miền
núi.
- Xây dựng, tổ chức
thực hiện chương trình
nghiên cứu
ứng dụng khoa học và
phát triển
công nghệ cấp tỉnh
trọng tâm
ưu tiên giai đoạn
2016-2020: Chương trình
khoa học
xã hội và nhân văn; Chương
trình công nghệ
sinh học; Chương trình
đổi
mới công
nghệ
và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; Chương trình vật liệu mới và năng lượng tái tạo; Chương trình công nghệ thông tin và truyền thông; Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, hàng
hóa...
- Triển khai thực
hiện các
dự
án đầu tư phát triển cho khoa
học và
công nghệ,
tập trung vào
nhóm các dự
án về tăng cường
tiềm lực khoa học và
công nghệ.
g) Thực hiện bình đẳng giới,
chăm sóc
trẻ
em, phát
triển
thanh niên,
chăm sóc người
có công
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới; tạo
bước chuyển mạnh mẽ nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bình đẳng giới;
từng bước thu hẹp khoảng cách giới; nâng cao vị thế của phụ nữ
trong một số lĩnh vực bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới,
tiến tới bình
đẳng
thực chất; thực hiện các
mục
tiêu của Chiến lược
quốc gia về bình
đẳng
giới giai đoạn 2011-2020.Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch cán bộ nữ tham gia
các cấp ủy Đảng,
chính
quyền,
các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể để nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ công tác và thực hiện nhiệm
vụ trong các
cơ quan Đảng,
Nhà nước.
Tiếp tục triển
khai công
tác bảo
vệ, chăm sóc
trẻ
em và
phát triển
các mô
hình bảo
vệ trẻ em trên
địa
bàn tỉnh; thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình hộ nghèo,
cấp phát thuốc miễn phí
cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số;
các hoạt động hỗ
trợ trẻ em có
hoàn cảnh
đặc biệt khó
khăn...Bố
trí đủ quỹ đất để
phát triển khu vui
chơi giải trí
tại
các huyện, thị xã, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập, sinh hoạt, giao lưu văn hóa văn nghệ cho thiếu nhi.
Thực hiện Chiến lược phát triển
thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái,Chương trình phát triển thanh niên Yên Bái giai đoạn 2012-2020, các
phong trào và chính sách nhằm động viên
thu hút thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện các chính sách về phụ cấp,
trợ cấp ưu đãi,
chăm sóc người
có công;
hỗ
trợ người có
công với
cách mạng về nhà ở theo quy
định.
8. Phát triển kết cấu hạ
tầng
a) Phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng đô
thị
Nâng cao năng
lực
quản lý
đầu
tư, chỉ đạo linh hoạt trong công tác điều hành, huy động mọi nguồn lực,
đầu tư có
trọng
tâm, trọng điểm, ưu
tiên cho
những
dự án
quan trọng
thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội của địa
phương; xây
dựng
kết cấu hạ tầng đô
thị
và nông
thôn, đảm
bảo an sinh xã
hội.
Tiếp tục đầu tư
hoàn thiện mạng lưới
giao thông
theo hướng
đồng bộ, có
tính liên kết
cao giữa các
vùng trong tỉnh,
các tỉnh trong khu
vực và
đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai, trong đó ưu tiên đầu tư các tuyến đường huyết mạch, các tuyến đường
ngang kết nối các
địa
phương trong tỉnh; đầu tư hoàn thiện hệ thống cầu vượt sông Hồng trên địa bàn tỉnh. Phát triển các khu dân cư, khu đô
thị
mới, các
khu thương mại
dịch vụ và
khu vui chơi giải
trí...
phía hữu
ngạn và
hai bên sông Hồng
theo quy hoạch. Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trong đó tập trung
nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đã được quy hoạch là khu công nghiệp quốc gia…
Xây dựng thành phố Yên Bái đáp ứng tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020 và là
trung tâm kinh tế
của khu vực Tây
Bắc,
theo hướng mở rộng sang phía hữu ngạn sông Hồng với các phân khu chức năng: khu
dịch vụ thương mại; khu giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, công viên cây xanh, du
lịch
sinh thái,
nghỉ
dưỡng; khu công
nghiệp
quy mô lớn, công nghệ cao... Thực
hiện công
tác quy hoạch
tổng thể, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố và xây dựng kết cấu
hạ tầng thiết yếu có
tầm
nhìn dài
hạn,
phát huy
được
lợi thế về vị trí
địa
lý nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai -
Hà Nội
- Hải Phòng
và lợi
thế về giao thông,
đặc
biệt là
đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai.
Đầu tư xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hóa theo mục tiêu Đề án xây dựng thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ
giai đoạn 2013-2020, dự kiến đến năm 2020 cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.
Nghiên cứu xây dựng đề án mở rộng địa
giới hành
chính thị
xã Nghĩa
Lộ.
Tập trung
chỉnh trang các
đô thị
đảm bảo xanh - sạch - đẹp, thân thiện với môi trường. Đầu tư phát triển các điểm đô thị và các chuỗi đô thị gắn theo
quốc lộ và
tỉnh
lộ như: Hưng Khánh,
Mỵ,
Ba Khe, Minh An, Nghĩa Tâm,
ngã Ba Kim, Tú Lệ;
Khánh
Hoà; Trái Hút; Việt
Cường, Vân
Hội,
Báo Đáp;
Mỹ
Gia, Cẩm Nhân.
Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị các trung tâm xã: Hưng
Khánh, huyện
Trấn Yên;
Khánh Hòa, huyện
Lục Yên;
Gia Hội,
Tú Lệ, huyện Văn
Chấn; Trái
Hút huyện
Văn Yên
theo quy mô của
đô thị loại V vào năm 2020.
Từng bước xây dựng mới và nâng cấp trụ sở làm việc của các cơ quan, sắp xếp,
chuyển đổi để các
công sở
tương đối tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo
cũng như tiếp xúc
của
nhân
dân.
b) Phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng nông
thôn
Tập trung
nguồn lực cho Chương trình
xây dựng
nông
thôn mới,
góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến
năm 2020 có
25 xã đạt
tiêu chí
nông thôn mới.
Tiếp tục xây
dựng
và triển khai thực
hiện có
hiệu
quả Đề án
phát triển
giao thông
nông thôn trên địa
bàn tỉnh giai đoạn
2016-2020, Đề án
kiên cố
hóa trường, lớp học
và nhà ở, công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015
và lộ trình đến năm 2020.
Đầu tư cơ sở
hạ tầng cho các
địa
phương vùng
cao, vùng đồng
bào các
dân tộc
thiểu số trên
địa
bàn tỉnh, tiếp tục
thực hiện có
hiệu
quả các
chủ
trương, chính
sách của
Đảng và
Nhà nước
đối với các
địa
phương nghèo
vùng cao, nhất
là các
huyện
nghèo
theo Nghị
quyết 30a của Chính
phủ.
Xây dựng các trung tâm cụm xã tại các điểm tập trung
dân cư gắn với phát triển các thị tứ theo tiêu chí nông thôn mới.
c) Phát triển kết cấu hạ
tầng các
lĩnh vực
- Giao thông:
Tiếp tục đầu tư
hoàn thiện từng bước
mạng lưới giao thông
theo hướng
đồng bộ, có
tính liên kết
cao giữa các
vùng trong tỉnh,
các tỉnh trong khu
vực và
đường
ao tốc Nội Bài
- Lào Cai, đầu
tư các
tuyến
đường huyết mạch, các
tuyến
đường ngang kết nối các
địa
phương trong tỉnh. Cụ thể:
* Quốc lộ
- Đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai, các tuyến tránh qua đô thị; đầu tư hoàn thiện hệ thống
cầu vượt sông
Hồng
trên địa bàn tỉnh (cầu Tuần
Quán, cầu Bách Lẫm và đường 2 đầu cầu
kết nối Quốc lộ 37 với Quốc lộ 32C, cầu vượt sông Hồng khu vực thị trấn
Cổ Phúc).
- Tiếp tục đầu tư
nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh, phấn đấu
đến năm 2020 hoàn
thiện,
nâng cấp, cải tạo các đường: Quốc lộ
37 đoạn từ thành
phố
Yên Bái
- Ba Khe - Thượng
Bằng La; Quốc lộ 32C đoạn từ xã Phúc Lộc - cầu Yên Bái.
- Đầu tư nâng cấp tuyến
đường Âu
Lâu - Quy Mông - Đông An - Trái Hút - Khe Sang thành quốc lộ kết nối với
tuyến đường quốc lộ 32C tạo thành tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội liên tỉnh và khu vực.
* Tỉnh lộ
- Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình quan trọng kết nối các vùng trong tỉnh với các tỉnh lân cận và đường cao tốc
Nội Bài
- Lào Cai, bao gồm:
đường nối từ Minh Xuân
- Yên Thế
- tỉnh lộ 170 - An Phú
- Tân Nguyên - Mậu
A (kết nối khu vực phía
Đông của
tỉnh với nút
giao IC14; đường
từ Văn Yên
- An Lương - Nghĩa Lộ (kết nối Quốc lộ 32 với nút giao IC14 của đường cao tốc Nội
Bài -
Lào Cai; đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai; đường
nối Quốc lộ 70 với nút
giao IC15 đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai (đoạn
Khánh
Hòa - Văn Yên); đường nối núi giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với xã Việt Hồng,
huyện Trấn Yên;
đường
nối Quốc lộ 32 với nút
giao IC15 của
đường cao tốc Nội Bài
- Lào Cai (đoạn
Đông An
- Gia Hội).
- Tiếp tục đầu tư
nâng cấp một số
tuyến đường huyết mạch, có
ý nghĩa quan trọng
trong phát
triển
kinh tế - xã
hội
của tỉnh đạt tiêu
chuẩn
đường cấp IV miền núi
(đường
Hợp Minh - Mỵ, đường Đại Lịch - Minh An thành đường cấp IV, đường Âu Lâu - Quy Mông -
Đông An - Trái Hút - Khe Sang, đường Khánh Hoà - Minh Xuân - Vĩnh Tuy, cải tạo nâng cấp tổng thể
tuyến đường Yên
Thế
- Vĩnh Kiên...),
mở
mới một số tuyến đường để tránh thế độc đạo cho các địa phương vùng cao (đường Trạm Tấu
- Mường La, tỉnh Sơn La), đường từ Nậm Khắt (Mù Cang Chải) - Túc Đán (Trạm Tấu), xây dựng mới cầu Tô Mậu trên đường Khánh Hòa - Minh Xuân,
đầu
tư hoàn
thiện
hệ thống cầu trên
đường
Yên Bái
- Khe Sang đoạn
Trái Hút
- Khe Sang...
* Đường đô thị
- Ưu tiên nguồn lực đầu tư
các tuyến giao thông kết nối hạ
tầng thành
phố
ở hai bên
sông Hồng
và nối với đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai, nâng cấp
các tuyến giao thông nội thị: Cầu
Tuần Quán,
cầu
Bách Lẫm, đường nối
Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường nối Quốc lộ 32C
với đường cao tốc Nội Bài
- Lào Cai, các tuyến đường kết hợp đê, kề chống lũ dọc sông Hồng (phía tả ngạn và hữu ngạn). Kết
nối các
cầu
vượt sông
Hồng
khu vực thành
phố
Yên Bái,
đầu
tư các
tuyến
đường kết nối với đường tránh ngập thành phố Yên Bái phía hữu ngạn sông Hồng, kè sông Hồng khu vực
Hợp Minh; nâng
cấp
các tuyến đường nội
thị thành
phố
Yên Bái
theo "Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - Thành phố Yên Bái" sử dụng vốn
vay Ngân
hàng Thế
giới, tập trung phát
triển
các đô
thị:
Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bình, Yên Thế, Mậu A theo
chương trình
phát triển
đô thị quốc gia
2012-2020…; Tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông đô thị hiện có theo hướng đồng bộ
kết hợp với xây
dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống bến, bãi đỗ xe; quảng
trường, cây
xanh, vườn
hoa, hệ thống đèn
tín hiệu,
phân
làn, phân luồng
đảm bảo an toàn
giao thông);
- Đầu tư xây dựng các công trình tại thị xã Nghĩa Lộ: cầu Phù Nham, đường Thanh Niên kéo dài, đường vành đai suối Thia và các tuyến đường nội
thị khác…
* Giao thông
nông thôn
- Tiếp tục củng
cố hệ thống đường giao thông
nông thôn. Nâng cấp
các tuyến đường
huyện, đường xã
đạt
tiêu chuẩn cấp VI trở
lên, đường thôn bản đạt cấp A,
B giao thông
nông thôn trở
lên.
Kiên cố
hóa toàn
bộ
hệ thống mặt đường, các
công trình thoát nước có tải trọng thiết kế từ H13 - X60 trở lên đảm bảo giao
thông
thông suốt
bốn mùa,
tạo
điều kiện cho việc thông
thương hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân.
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020
(trong đó,
thực
hiện điều chỉnh cơ chế thực hiện theo hướng giảm tỷ trọng phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo hướng
ngân
sách nhà nước
chỉ thực hiện hỗ trợ vật liệu chính để xây dựng đường giao thông nông thôn).
* Đường sắt
- Giai đoạn 2016-2020:
Xây dựng tuyến
đường sắt đồng bộ, hiện đại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường
sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 1468/QĐ-TTg ngày
24/8/2015 Cải
tạo, nâng
cấp
từng bước đưa vào
cấp
kỹ thuật đường sắt quốc gia tuyến Yên Viên - Lào Cai dài 285km, cải tạo, nâng cấp các ga có nhu cầu vận tải
lớn để nâng
cao chất
lượng dịch vụ và
tăng thị
phần vận tải trên
các tuyến,
ưu tiên
các tuyến
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và tuyến Yên Viên - Lào Cai. Đối với đường
sắt xây
mới
nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt:
Lào Cai
- Hà Nội
- Hải Phòng…
- Đến năm 2030:
Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt
khổ 1.435mm, điện khí
hóa: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt
Thái
Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái…
* Đường thuỷ
Nâng cấp và cải tạo luồng
tuyến sông
Hồng
(Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào
Cai), trong đó đoạn
Việt Trì
- Yên Bái đạt
tiêu chuẩn cấp III.
Từng bước khảo sát
và xây dựng
đoạn Yên
Bái - Lào Cai đạt
tiêu chuẩn cấp IV.
Đầu tư xây
dựng
cảng Văn Phú
đảm
bảo tiêu
chuẩn
cho tầu ≤ 200T bốc dỡ hàng
hóa.
- Hệ thống thuỷ
lợi, nước sinh hoạt:
* Thuỷ lợi
Tiếp tục đầu tư
xây dựng kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng, nâng cấp sửa chữa và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi, hồ
chứa, hệ thống đê,
kè chống
ngập úng,
sạt
lở ven sông,
suối.
Đầu tư xây
dựng
hệ thống công
trình kè chống
lũ, chống sạt lở bờ sông
Hồng.
Xây dựng các trạm bơm đảm
bảo tưới cho các
diện
tích lúa
dọc
theo bờ sông
Hồng.
Đầu tư xây
dựng
các cụm công trình thuỷ lợi thay
thế cho các
công trình thuỷ
lợi có
diện
tích tưới nhỏ lẻ,
manh mún
như: cụm
công
trình thuỷ
lợi Lục Yên,
Tú Lệ,
Bắc Trấn Yên,
Nam Văn Yên; cụm
công
trình thuỷ
lợi Đông
Hồ,...
Đến năm 2020 đảm bảo tưới cho khoảng 100% diện tích lúa.
* Nước sinh hoạt
- Cấp nước sinh
hoạt đô
thị
Tiếp tục đầu tư
đồng bộ mạng lưới đường ống cấp II và cấp III. Tiếp tục phát huy công suất của các cơ sở cung cấp
nước sạch sinh hoạt và
phục
vụ sản xuất đã
có; mở
rộng và
nâng công suất
các nhà
máy nước:
Mậu A, Yên
Bình, Nghĩa Lộ;
cải tạo hệ thống lọc nước, mở rộng thêm đường ống phân phối nhà máy nước Cổ Phúc. Mở rộng các nhà máy nước ở các cụm công nghiệp Văn Yên và Văn Chấn. Đầu tư xây dựng mới các cơ sở cung cấp
nước sạch cho thị trấn nông
trường
Liên
Sơn, thị
trấn nông
trường
Trần Phú,
thị
tứ Ba Khe, khu vực Mỵ, thị tứ Khánh Hoà, Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải, cơ sở
cung cấp nước sạch cho thị trấn Thác Bà và khu vực Ngã Ba Kim, xã Púng
Luông, huyện
Mù Cang
Chải.
Dự kiến tỷ lệ dân
số thành thị được cung
cấp nước sạch năm 2020 là
80%.
- Cấp nước sinh
hoạt nông
thôn
Tiếp tục thực
hiện chương trình
nước
sạch nông
thôn và nước
ăn vùng
cao, xây dựng
các công
trình nước
sạch nông
thôn: giếng
lọc, giếng khoan bơm tay, công trình nước sạch tự chảy. Dự kiến đến năm 2020 có 23.765 công trình cấp nước sinh
hoạt, trong đó
có 335 công trình cấp nước tập trung, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp
nước hợp vệ sinh đạt 90%.
- Hệ thống điện:
* Điện lưới
Tiếp tục đầu tư
cải tạo, nâng
cấp
các hệ thống lưới
điện, thiết bị hiện có
và đầu
tư xây dựng hoàn thành các công
trình đường
dây tải điện, trạm
biến áp
phân phối
và lưới điện,...
đảm bảo chất lượng, giảm tổn thất điện năng; triển khai hoàn thành dự án đầu tư cấp
điện cho các
thôn, bản
chưa có
điện
tỉnh Yên
Bái.
Dự kiến năm
2020 toàn
tỉnh
có 5 trạm biến áp 110 KV với tổng dung
lượng 170.000 KVA và
có 1.325 trạm
biến áp
với
tổng dung lượng 141.750 KVA, tổng chiều dài đường dây hạ thế là 3.096 km, vốn đầu tư cho
mạng lưới điện là
250 tỷ
đồng.
Tiếp tục đầu tư
cải tạo, nâng
cấp
các hệ thống lưới
điện, thiết bị hiện có,
đầu
tư hoàn
thành dự
án cung
cấp
điện cho các
thôn bản
chưa có
điện
lưới quốc gia. Cân
đối
nguồn và
phụ
tải theo vùng
cần
mở rộng thêm
02 máy để
nâng
công suất
các trạm 110KV của
vùng I
như sau: Trạm
Yên Bái
2-2x40MVA, trạm
Văn Yên-2x25MVA
và trạm
Lục Yên-(20+25)MVA,
để
đảm bảo cung cấp điện cho vùng I (vùng II: Pmax = 50MW).
Theo cân đối nguồn và phụ tải theo vùng thì trạm 110 KV
Nghĩa Lộ với công
suất
2x25MVA kết hợp với nguồn thuỷ điện nhỏ tại chỗ sẽ đảm bảo cung cấp điện cho vùng II. Riêng huyện Mù Cang Chải sẽ được
cấp điện từ trạm 110KV Than Uyên, Lai Châu và trạm nâng áp trong nhà máy thuỷ điện Hồ
Bốn.
* Thuỷ điện
Tiếp tục thực
hiện đầu tư xây
dựng
các dự án thuỷ điện để góp phần đáp ứng nhu cầu
điện phục vụ sản xuất và
đời
sống, nhất là
hệ
thống thuỷ điện cực nhỏ phục vụ các vùng nông thôn nằm quá xa trung tâm xã,
phân bố
dân cư
thưa thớt,
đi lại khó
khăn không có điện
lưới quốc gia.
Dự kiến sẽ
thực hiện đầu tư xây
dựng
17 nhà
máy thuỷ
điện vừa và
nhỏ
với tổng công
suất
lắp đặt 184,9MW, được xây
dựng
và đi vận hành.
- Hạ tầng khác:
Từng bước đầu
tư xây dựng hệ thống
trụ sở các
cơ quan Đảng,
nhà nước, các tổ chức đoàn thể đảm bảo tập
trung, phù
hợp
với quy hoạch, đáp
ứng
yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ của các
cơ quan theo quy định. Xây dựng các khu công viên cây xanh, vui chơi, giải trí; khách sạn, trung tâm thương mại và các chợ đầu mối; các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung; các nhà máy xử lý nước thải, rác thải; hệ thống
công
trình kè chống
lũ, chống sạt lở bờ sông
Hồng;...
Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ
tầng thông
tin và truyền
thông với công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu
phát triển dịch vụ và ứng dụng công nghệ thông tin.
Xây dựng hệ thống thoát nước, khơi thông dòng chảy của các suối thuộc khu
vực thành
phố
Yên Bái
nhằm
giải quyết dứt điểm tình
trạng
ngập úng
cục
bộ trong mùa
mưa. Đầu
tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải các bệnh viện của
thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn. Đầu
tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải đô thị tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ.
9. Phát triển kinh tế -
xã
hội
vùng
cao
Xây dựng và thực hiện các đề án phát triển kinh tế -
xã hội, các chính sách hỗ trợ để hai
huyện vùng
cao và các xã đặc
biệt khó
khăn phát triển
toàn diện.
Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên nguồn lực để phát triển hệ thống
giao thông,
trọng
tâm là
giao thông liên thôn bản. Hoàn thiện quy hoạch, nâng cấp và xây dựng mới cơ
bản hệ thống trường học, trạm y tế xã; nâng cấp và mở rộng lưới
điện quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc đến các thôn bản; duy tu, bảo trì, xây dựng mới và sử dụng hiệu
quả hệ thống công
trình thủy
lợi, công
trình cung cấp
nước sinh hoạt cho các
vùng dân cư tập
trung.
Cải thiện và đồng bộ hệ
thống hạ tầng kinh tế - xã
hội
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh. Triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững, tạo
việc làm
ổn
định, nâng
cao đời
sống vật chất và
tinh thần
cho nhân
dân, từng
bước thu hẹp khoảng cách
về
trình độ phát triển và mức sống của
người dân
vùng cao so với
mức bình
quân chung toàn tỉnh.
10. Phương hướng phân bố không gian lãnh thổ
a) Vùng kinh
tế
phía
Đông
Trong vùng có
nhiều
khu, cụm công
nghiệp,
tuyến đường cao tốc Nội Bài
- Lào Cai sẽ
là điều kiện thuận
lợi thúc
đẩy
kinh tế - xã
hội
của tỉnh phát
triển.
Tiếp tục phát
huy thế
mạnh của vùng,
tập
trung phát
triển
cây
lương thực,
thực phẩm, chè,
quế,
cây ăn
quả,
chăn nuôi,
thuỷ
sản, trồng rừng nguyên
liệu,
phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, phát huy tối đa lợi thế
đường cao tốc để phát
triển
các
ngành dịch
vụ.
Thành phố Yên Bái là một trong các trung tâm kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai -
Hà Nội
- Hải Phòng,
là đầu
mối giao thông
trung chuyển
đường sắt qua tuyến Yên
Bái - Tuyên Quang - Thái Nguyên đi cảng Cái Lân. Phát triển thành phố Yên Bái trở thành một trung tâm công nghiệp, khu
thương mại, khu du lịch, khu hành chính, khu văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục.
b) Vùng kinh
tế
phía Tây
Tiếp tục phát huy tiềm năng thế
mạnh về phát
triển
cây
lương thực,
trồng rừng phòng
hộ,
trồng chè
shan, cây ăn quả,
cây dược liệu, chăn
nuôi đại gia súc, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du
lịch. Đầu tư xây
dựng
thị xã
Nghĩa Lộ
đạt tiêu
chuẩn
thị xã
văn hóa, là trung tâm văn hóa - thương mại - dịch vụ của vùng.
Chuẩn bị tốt các điều kiện cần
thiết để đề nghị Trung ương cho chia tách huyện Văn Chấn thành 2 huyện đồng thời
có tính
đến
địa giới không
gian của
thị xã
Nghĩa Lộ.
Tiếp tục tập
trung đầu tư phát
triển
các huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính
phủ
về chương trình
hỗ
trợ giảm nghèo
nhanh và bền
vững. Mục tiêu
là nhằm
tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm khoảng cách chênh lệch về mức
sống giữa các
huyện,
thị xã,
thành phố
trong tỉnh.
11. Kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc
tế
Tiếp tục thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Chủ động
và tích
cực
hội nhập quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, tích cực hỗ trợ
việc triển khai các
chương trình, dự
án đầu tư nước
ngoài để thực hiện
lồng ghép,
sử
dụng nguồn lực bổ sung cho nguồn vốn trong nước tham gia đầu tư phát triển.
Tiếp tục cải
thiện và
nâng cao chất
lượng môi
trường
đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư triển khai trên địa bàn thực hiện thuận
lợi, đạt hiệu quả. Ưu tiên
nhân rộng
các mô
hình đã triển
khai thành
công, đồng
thời chủ động tìm
kiếm,
vận động thêm
các dự
án, các
đối
tác mới.
Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các
viện
nghiên cứu, các tổ chức quốc
tế tổ chức các
lớp
tập huấn, hội thảo…nâng
cao năng lực
cả về chuyên
môn và ngoại
ngữ cho cán
bộ
lãnh đạo và quản lý, chuyên gia pháp chế.... để đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng hoạt
động đối ngoại.
Tăng cường vận động,
tiếp nhận, quản lý
và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, NGO để thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã
hội,
phát triển nông nghiệp và nông thôn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đẩy nhanh việc
xóa đói
giảm
nghèo
trên địa
bàn tỉnh. Tiếp tục
củng cố và
mở
rộng quan hệ hợp tác
hữu
nghị với các
địa
phương của nước ngoài.
Thực hiện việc
nghiên cứu,đánh giá lại những tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh, ưu tiên tập trung kêu gọi đầu tư vào một số lĩnh vực
chủ yếu như trồng và
chế
biến nông
lâm sản,
trong đó
ưu tiên vào các dự
án trồng và chế biến gỗ
rừng trồng, trồng và
cải
tạo chè,
gắn
với việc đổi mới công
nghệ
chế biến, tạo ra sản phẩm có giá trị cao; các dự án đầu tư phát triển các khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
12. Tài
nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai
a) Tài nguyên
môi trường
Sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả và
bền
vững các
nguồn
tài
nguyên; từng
bước thích
ứng
với biến đổi khí
hậu
và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chủ động phòng tránh thiên tai;
giữ
chất lượng môi
trường
sống không
bị
suy giảm, bảo đảm cân
bằng
sinh thái,
hướng
tới nền kinh tế xanh, thân
thiện
với môi
trường.
Kiềm chế về cơ
bản tốc độ gia tăng ô
nhiễm
môi trường,không để phát sinh thêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường; xử lý triệt để các cơ sở hiện đang gây ô nhiễm môi trường; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu; thu gom và tái sử dụng hoặc tái chế chất thải
rắn sinh hoạt, các
chất
thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn.
Khắc phục ô nhiễm, cải thiện
các khu
vực
môi trường bị ô nhiễm: 50% các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu từ thời kỳ chiến tranh; các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh
được xử lý,
cải
tạo và
phục
hồi môi
trường.
Giảm nhẹ mức độ
suy thoái
đa dạng
sinh học: Bảo vệ các
khu bảo
tồn thiên
nhiên để
không có
thêm loài hoang dã quý hiếm bị tuyệt chủng; kiểm soát được sự xâm nhập và phát triển của các loại ngoại lai
xâm hại môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh
vực tài
nguyên và môi trường.
Xử lý
nghiêm các vi phạm
pháp luật về tài nguyên và môi trường; bảo đảm
các điều kiện thực
thi đối với công
tác này.
Thực hiện công tác điều chỉnh Quy
hoạch sử dụng đất và
lập
kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp tỉnh; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch
sử dụng đất năm đầu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 5 năm 2016-2020; triển khai
thực hiện lập Quy hoạch sử dụng đất 2020-2030 cấp tỉnh và cấp huyện. Hoàn thiện dự án cơ sở dữ liệu đất
đai tỉnh Yên
Bái. Thực
hiện công
tác giao đất,
cho thuê
đất,
đăng ký
đất
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai. Thực
hiện công
tác định
giá đất, xây dựng bảng giá đất năm 2019 và điều chỉnh bảng
giá đất hàng năm và hoàn thành
các nhiệm
vụ, chức năng quản lý
nhà nước
về đất đai.
Tổ chức triển
khai Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020,
định hướng đến 2030; Kế hoạch hành
động nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước 5 năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở khai thác nước mặt, nước
ngầm, trong đó:
tập
trung vào
các nhà máy thủy
điện, các
mỏ
khai thác
và chế
biến khoáng
sản,
các nhà
máy sản
xuất có
khai thác nhiều
nước. Phấn đấu đến năm 2020 không có vùng bị cạn kiệt nguồn nước do khai thác quá mức. Tăng
cường kiểm soát
các nguồn
thải gây
ô nhiễm
nguồn nước; chú
trọng
kiểm soát
ô nhiễm
các lưu
vực
sông, suối lớn và nguồn nước liên tỉnh.
Trong giai đoạn tới dự
kiến đầu tư xây
dựng
nhà máy
xử
lý rác
thải,
dự án
xây dựng
nhà hỏa táng tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.
b)Ứng phó biến đổi khí hậu và Phòng chống thiên tai
Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đánh
giá được
các nguy
cơ thiên tai; nâng cao năng lực và lồng ghép phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai vào các chiến lược, quy
hoạch và
kế
hoạch phát
triển
kinh tế - xã
hội
phù hợp với điều
kiện của tỉnh, nâng
cao nhận
thức, hình
thành ý thức
thường trực ứng phó
với
biến đổi khí
hậu
của các
ngành, các cấp,
cộng đồng dân
cư và người
dân;
nâng cao khả
năng thích
ứng
của hệ thống hạ tầng, công
trình thủy
lợi, kinh tế - xã
hội,
cộng đồng dân
cư trước
tác động của biến
đổi khí
hậu.
Tiếp tục triển
khai thực hiện các
hoạt
động chủ động ứng phó
biến
đổi khí
hậu
và phòng
chống
thiên
tai trên địa
bàn toàn
tỉnh.
IV. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, THỰC
HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
1. Cải cách hành chính
Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính với việc ban hành văn bản chỉ đạo; thường xuyên
tiến hành rà soát để bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp
luật không còn phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội. Đổi mới công tác xây dựng và
ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật theo đúng tiến
độ và kế hoạch, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật,
đảm bảo tính thống nhất xuyên
suốt, đáp ứng yêu cầu công
tác quản lý hành chính nhà nước.
Rà soát, cắt giảm và nâng cao chất
lượng thủ tục hành chính trên tất cả các
lĩnh vực quản lý nhà nước,
nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Đơn giản hóa
thủ tục hành chính theo hướng công
khai, đơn giản và thuận tiện cho các tổ chức và công dân để tiếp tục cải thiện môi
trường kinh doanh, giải phóng mọi
nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm điều kiện cho kinh tế của tỉnh phát
triển bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư, đăng ký
doanh nghiệp, đất đai, quản lý đô thị, xây dựng, chế độ chính sách, y tế, giáo dục, lao động.
Tiếp tục thực hiện Đề án cải cách
công chức, công vụ giai đoạn I. Cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Đẩy mạnh phân cấp quản lý hành
chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và
điều hành; tiếp tục đổi mới phương thức làm
việc của các cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, đề cao
vai trò chủ động, tinh thần trách
nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành.
Triển khai có hiệu
quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công;
chất lượng dịch vụ công từng
bước được nâng cao, nhất là
trong lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm sự hài
lòng ngày càng cao của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
Hoàn thiện và
nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên
thông” bảo đảm sự hài lòng của
người dân.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.Thực hiện các yếu tố quản lý nguồn nhân lực,
như: Thống nhất nhiệm vụ phải hoàn thành, mục tiêu và kết quả thực hiện, kết quả và
quy trình kiểm tra, khen thưởng cho cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hỗ trợ các cá nhân chưa hoàn thành
nhiệm vụ được giao và có chế tài đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ. Triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên
chức theo đúng quy định
và nhu cầu vị trí việc làm. Đổi mới nội dung và
chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức theo hướng chuyên
nghiệp. Nâng cao tinh thần trách
nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên
chức.
Cải cách tài chính công, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát
triển kinh tế - xã hội;
thực hiện cân đối ngân sách, dành nguồn lực cho con người, nhất là cải cách
tiền lương và an sinh xã hội;
phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Đổi
mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành
chính, tiếp tục thực hiện cơ chế khoán chi hành chính.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước; cán bộ, công chức,
viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc.
Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Cổng thông
tin điện tử của tỉnh. Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất
lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Phòng chống tham
nhũng
Tiếp tục đẩy
mạnh công
tác tuyên truyền,
phổ biến pháp
luật
về phòng
chống
tham nhũng, trọng tâm
là Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa
XI), Kết
luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều Luật phòng chống tham nhũng năm 2012 và các văn bản liên quan: Nghị định số
59/2013/NĐ-CP ngày
17/6/2013 quy định
chi tiết một số điều về Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012; Nghị định số
68/2011/NĐ-CP ngày
8/7/2011 về
minh bạch tài
sản
thu nhập; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thực hiện về minh bạch tài sản thu nhập và các văn bản của Bộ,
của tỉnh về triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.
Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo
đức, ý
thức
trách
nhiệm
của cán
bộ,
đảng viên,
thực
hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí
Minh. Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán
bộ,
công chức viên chức.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh
tra, phối hợp với các
cơ quan trong việc
phát hiện, xử lý tham nhũng, phát hiện kịp thời
những sơ hở, thiếu sót
trong cơ chế,
chính
sách để
kiến nghị và
hoàn thiện
thể chế. Thực hiện nghiêm
túc các kết
luận thanh tra, kiểm tra, thu hồi tài sản và xử lý nghiêm minh, đúng
pháp luật
người vi phạm.
Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo;
kịp
thời xem xét,
giải
quyết các
vụ
việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện
các quyết định giải
quyết khiếu nại, tố cáo,
quyết
định xử lý
có hiệu
lực.
Tiếp tục thực
hiện củng cố, kiện toàn
tổ
chức, đội ngũ cán
bộ
công chức trực tiếp
thực hiện công
tác phòng, chống
tham nhũng, tăng cường đào
tạo
bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi về công tác phòng chống tham nhũng và triển khai quy
định khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức có thành tích trong đầu tranh chống tham
nhũng.
Tăng cường tính công khai, minh bạch trong
việc xây
dựng
và triển khai thực
hiện các
cơ chế,
chính
sách thuộc
thẩm quyền của tỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy mạnh
công tác
cải
cách
hành chính, trọng
tâm là
thủ
tục cải cách
hành chính theo cơ chế “một cửa” từ cấp tỉnh đến huyện, xã tiếp tục thực
hiện hiệu quả cơ chế “một cửa liên thông” trên một số lĩnh vực quan
trọng như đất đai, xây
dựng.
3. Thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí
Thực hiện đồng
bộ các
giải
pháp về quản lý để nâng cao hiệu quả sử
dụng ngân
sách Nhà nước
tại các
cơ quan, đơn vị.
Tiếp tục công
khai hoá, đơn giản
hoá theo
quy định
việc cấp phát
chi ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong
cơ quan, đơn vị. Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc
sử dụng kinh phí
và tài sản
công. Thực hiện theo
đúng quy
định
công tác
công khai tài chính, và thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính - kế toán, đưa công tác tự kiểm tra tài chính kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý hữu hiệu trong
sử dụng kinh phí
và tài sản
Nhà nước tại cơ
quan, đơn vị.
Thực hiện nghiêm túc các định mức chi
phí, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi
tại đơn vị đáp
ứng
yêu cầu về thực hành tiết kiệm,
chống lãng
phí và xử
lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi
phạm trên
cơ sở
xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức.
Căn cứ vào các quy định, định mức
của Chính
phủ
và các Bộ, ngành Trung ương, đẩy mạnh việc
rà soát,
sửa
đổi, bổ sung và
hoàn thiện
hệ thống định mức, tiêu
chuẩn,
chế độ, những chính
sách chưa phù hợp
và ban
hành các định
mức, đơn giá
đảm
bảo đúng
định
mức quy định và
phù hợp
với tình
hình thực
tế của địa phương trong từng thời kỳ để làm cơ sở cho việc thực hành tiết kiệm, chống
lãng
phí.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra, giám
sát theo chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm. Gắn nhiệm
vụ thực hành
tiết
kiệm, chống lãng
phí với
việc xây
dựng
và tổ chức thực
hiện các
cơ chế
quản lý
tài chính mới
nhằm nâng
cao năng lực
quản lý
của
các cơ
quan hành chính và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh
việc xã
hội
hoá các
loại
hình dịch vụ công.
V. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
Tập trung xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh,
phát triển kinh tế
phải đi đôi
với
phát triển xã hội, chú trọng công tác an sinh xã hội, nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc và
các tổ
chức chính
trị
- xã hội, tạo sự
đồng thuận cao trong toàn
xã hội.
Có cơ chế chính sách phù hợp với vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng
bào dân
tộc,
nâng cao
ý thức
và trách
nhiệm
của người dân,
tham gia các chương trình, dự án của địa phương, tích cực xây dựng nông thôn mới một cách tự giác và có hiệu quả.
Tiếp tục rà soát, thực hiện tốt
Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; xác định rõ hơn chức năng,
nhiệm vụ và
trách nhiệm,
thẩm quyền của mỗi cán
bộ,
công chức, của từng
cấp chính
quyền
để sắp xếp, xây
dựng
hệ thống chính
quyền
và các
cơ quan chuyên môn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm công khai, dân chủ và phục vụ tốt nhân dân. Tiếp tục thực
hiện phân
cấp
mạnh và
hợp
lý cho địa phương, cơ
sở đi đôi
với
tăng cường kiểm tra, giám
sát. Đẩy
mạnh cải cách
hành chính, nhất
là thủ tục hành chính, thực hiện tốt
quy chế “một cửa" và
"một
cửa liên
thông", ngăn ngừa những tiêu cực, phiền hà đối với người
dân và
doanh nghiệp,
thực hiện đồng bộ các
nhiệm
vụ, giải pháp
cải
thiện môi
trường
kinh doanh, nâng
cao chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức các cấp có phẩm chất đạo
đức, năng lực chuyên
môn, tận
tụy phục vụ nhân
dân.
VI. QUỐC PHÒNG - AN NINH
Trong những năm tới
tiếp tục xây
dựng
Yên Bái
trở
thành tỉnh giàu về kinh tế,
mạnh về quốc phòng,
xây dựng
căn cứ hậu phương vững mạnh trong khu vực phòng thủ vững chắc. Tiếp tục giữ vững ổn định
chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Phát triển kinh tế -
xã hội luôn gắn với củng
cố quốc phòng
an ninh, hoàn thiện
thế trận quốc phòng
toàn dân và thế
trận an ninh nhân
dân. Nâng cao khả
năng sẵn sàng
chiến
đấu của quân
đội
và khả năng chủ
động ứng phó
của
lực lượng công
an trong mọi
tình huống. Đầu tư
trang thiết bị, kỹ thuật và xây dựng các công trình, dự án phục vụ nhiệm
vụ quốc phòng
an ninh. Tăng cường
biện pháp
nghiệp
vụ đảm bảo vững chắc an ninh chính trị, chủ động phòng ngừa đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm,
tệ nạn xã
hội,
giữ vững trật tự an toàn
xã hội
trên địa bàn căn cứ hậu phương;
củng cố, xây
dựng
phong trào
toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc, kết hợp với các phong trào thi đua ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn
vững mạnh toàn
diện;
xây dựng lực lượng
công an
xã có phẩm
chất chính
trị
vững vàng,
có trình độ
về pháp
luật,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình
hình mới.
VII. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
1. Chương
trình thứ
nhất
Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng
hàng
hóa, hiệu
quả và bền vững.
Trọng tâm
là cơ cấu
lại sản xuất nông,
lâm nghiệp
và xây dựng được hệ
thống cơ chế, chính
sách mạnh
nhằm thúc
đẩy
phát triển sản xuất
bằng các
dự
án cụ thể bằng đề
án tái
cơ cấu
ngành
nông nghiệp
của tỉnh:
Chuyển dịch cơ
cấu nông
nghiệp
theo hướng hàng
hóa tăng giá trị
sản phẩm nông
nghiệp
và phát
triển
bền vững, cụ thể như sau:
- Đối với cây lúa: Tập trung thâm canh, lựa chọn giống
có giá
trị
kinh tế cao, phù
hợp
với điều kiện của từng vùng,
tại
khu vực cánh
đồng
Mường Lò
(huyện
Văn Chấn và
thị
xã Nghĩa
Lộ);
cánh đồng Đại - Phú - An (huyện Văn Yên), cánh đồng Mường Lai
- Vĩnh Lạc (huyện Lục Yên)
tạo
sản phẩm hàng
hóa có thương hiệu
trên thị trường.
- Đối với cây chè: Rà soát toàn
bộ
diện tích
chè, trong đó xác định rõ từng loại, phân chia theo năng suất và chất lượng.
Loại bỏ, thay thế giống chè kém chất lượng, chè già cỗi; duy trì thâm canh tốt khoảng
10.000 ha chè
với
sản lượng chè
búp tươi khoảng
80.000 tấn. Tập trung thu hút nhà đầu tư sản xuất, chế biến chất lượng cao cho
sản phẩm xuất khẩu trực tiếp tại tỉnh.
- Đối với cây Quế: Phát triển và duy trì ổn định
khoảng 39.000 ha. Phấn đấu giai đoạn 2016-2020, mỗi năm trồng mới 1.000 ha ổn
định diện tích
quế
hiện có,
tập
trung chế biến với quy mô
vừa
và nhỏ, có sản phẩm xuất
khẩu tập trung ở các
huyện:
Văn Yên,
Văn Chấn,
Trấn Yên.
- Đối với cây tre măng Bát Độ: Duy trì và thâm canh tốt diện tích hiện có, trồng mới
khoảng 3.000 ha, sản lượng khoảng trên 100.000 tấn măng tươi đáp ứng đủ nguyên liệu để chế
biến.
- Đối với cây Sơn Tra: Tập trung bảo
vệ, chăm sóc
tốt
3.300 ha của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, đồng thời mỗi năm
trồng mới 400 ha tại những nơi có đủ điều kiện, có thể rà soát đối với diện tích rừng nghèo, rừng phòng hộ ít xung yếu để thay
thế bằng cây
Sơn Tra. Trồng
cây gắn với thâm canh, chăm sóc
khoa học,
có hiệu quả, đảm
bảo có
thu nhập
cho người dân
và phòng hộ
đầu nguồn. Mời gọi nhà
đầu
tư để chế biến sản phẩm từ Sơn Tra tại địa phương (huyện Mù Cang Chải, huyện Văn
Chấn hoặc thị xã
Nghĩa Lộ).
- Tiếp tục rà soát điều chỉnh quy
hoạch 3 loại rừng, đề nghị chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng
sản xuất, đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với
giao đất cho thuê
và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Phấn đấu mỗi năm trồng rừng khoảng
15.000 ha làm
nguyên liệu
chủ yếu phục vụ cho công
nghiệp
chế biến.
- Tập trung
chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, tăng nhanh
đàn trâu
ở
Lục Yên,
tăng đàn đại
gia súc
bằng
phương pháp
truyền
tinh nhân
tạo
để cải tạo đàn
trâu, đàn bò. Phát triển nuôi ngựa, dê ở các địa phương có điều kiện như
huyện Mù
Cang Chải,
Trạm Tấu, Yên
Bình...
2. Chương
trình thứ
hai
Tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng
hiện đại gắn với bảo vệ môi
trường
và tiết kiệm tài nguyên. Duy trì tốc độ tăng
trưởng cao theo hướng sản xuất, chế biến sâu, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm:
- Rà soát quy
hoạch
ngành
công nghiệp,
loại bỏ các
dự
án trong
các lĩnh vực
không hiệu quả hoặc kém hiệu quả, bổ
sung các
lĩnh vực
có nhiều lợi thế so
sánh. Đặc biệt các địa phương có đường cao tốc
Nội Bài
- Lào Cai đi qua sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến ít nguyên liệu hoặc công nghiệp chế biến
không
nguyên liệu.
- Ưu tiên
phát triển
công
nghiệp
khai thác,
chế
biến đá
hoa trắng,
chế biến chì
kẽm,
đất hiếm, tháo
gỡ
những khó
khăn cho doanh nghiệp, dần từng bước đi đến chế biến tinh, chế biến sâu để có hiệu quả kinh
tế cao. Quan tâm,
tháo gỡ,
tạo điều kiện để nhà
máy thép Yên Bái đi vào hoạt động.
- Thu hút và
có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt
chế biến quế, chế biến sơn tra, chế biến chè chất lượng cao gắn với xuất khẩu... Thu
hút các
nhà đầu
tư có
năng lực,
có công
nghệ
đầu tư trong các
lĩnh vực
sản xuất công
nghiệp
cần khuyến khích
của
tỉnh.
- Tập trung phát triển 3 khu công nghiệp: Khu công nghiệp phía Nam, Khu công nghiệp Âu Lâu, Khu công nghiệp Minh Quân. Các khu, cụm công nghiệp khác giao cho huyện quản lý. Rà soát, bổ sung quy
hoạch 1-2 cụm công
nghiệp
dọc đường cao tốc để mời gọi đầu tư.
- Tạo mọi điều
kiện thuận lợi để 5 doanh nghiệp may tại thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ sớm đi vào hoạt động đủ công suất và thu hút lao động. Có thể thu hút thêm 1 nhà máy may
tại
huyện Văn Yên.
Thu hút các doanh nghiệp lắp ráp điện tử tại tỉnh để sử dụng có hiệu quả nguồn
lao động tại chỗ.
- Rà soát các
dự
án đầu tư trực
tiếp nước ngoài
đã và đang đầu
tư trên
địa
bàn toàn
tỉnh,
xử lý
các dự
án triển khai chậm,
không hiệu quả, vi
phạm Luật Đầu tư. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược và các lĩnh vực đang cần
khuyến khích
đầu
tư như: Công
nghiệp
chế biến chè
chất
lượng cao, công
nghiệp
chế biến đá;
phát triển
du lịch, khu vui chơi giải trí...
3. Chương
trình thứ
ba
Phát huy lợi thế đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai để
mở rộng giao thương, phát
triển
sản xuất trong tỉnh; đồng thời thu hút đầu tư, tăng nhanh giá trị, phát triển mạnh các dịch vụ, đặc
biệt là
dịch
vụ vui chơi, giải trí,
khách sạn,
nhà hàng
như: sân golf, trung tâm mua sắm, du lịch hồ Thác Bà và tuyến du lịch
Mường Lò
- Nghĩa Lộ
- Mù
Cang Chải
- Suối Giàng,
Văn Chấn.
Tạo tua du lịch khép
kín từ
trung tâm
thành phố
Yên Bái
đến
Nghĩa Lộ - Mù
Cang Chải
- Suối Giàng
về
Ba Khe, xuôi
Hà Nội
và ngược lại. Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa, là trung
tâm dịch
vụ, thương mại và
du lịch
khu vực phía
Tây của
tỉnh.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả chương
trình hợp tác phát triển du lịch 8
tỉnh Tây
Bác mở
rộng.Ưu tiên
phát triển
hệ thống tổ hợp trung tâm
thương mại,
khách sạn và siêu thị vừa và nhỏ tại các đô thị có lợi thế nhằm
thu hút
các nhà đầu
tư và phục vụ nhu cầu
đời sống của người dân.
4. Chương
trình thứ
tư
Tiếp tục tập
trung xây
dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội:
- Hoàn thiện đưa vào sử dụng có hiệu quả tuyến
đường tránh
ngập
kết nối trung tâm
thành phố
Yên Bái
với
đường cao tốc Nội Bài
- Lào Cai tạo
điểm nhấn quan trọng trong đối nội, đối ngoại của tỉnh. Ưu tiên đầu tư mạng
lưới giao thông
theo hướng
đồng bộ, có
tính liên kết
cao giữa các
vùng trong tỉnh,
các tỉnh trong khu
vực và
đường
cao tốc Nội Bài
- Lào Cai.
- Xây dựng tuyến
giao thông
quan trọng
nối kết vùng
phía Đông, phía Tây với đường cao tốc như: Khánh Hòa - Văn Yên, Tân Nguyên - Mậu A; Nghĩa
Lộ - Mậu A; Gia Hội - Đông
An.
- Tập trung
nguồn lực phát
triển
các khu
đô thị
mới của thành
phố
Yên Bái
theo quy hoạch
sang hữu ngạn sông
Hồng
nhằm phát
huy và khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và hiệu quả các dự án cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm,đường quốc
lộ 32C, dự án
khu du lịch
sinh thái
Đầm
Hậu, Đầm Vân
Hội...
- Tiếp tục thực
hiện có
hiệu
quả chương trình
phát triển
giao thông
nông thôn, đáp ứng
yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong giai
đoạn 2016-2020.
- Thực hiện có hiệu quả dự án nâng cấp thành phố Yên Bái tạo cảnh quan
đô thị xanh, sạch,
đẹp tiêu
biểu
của đô
thị
miền núi;
hạn
chế tối đa việc san gạt đất đồi gây mất an toàn và cảnh quan đô thị. Hoàn thiện đưa vào sử dụng những
công
trình quan trọng
phục vụ nhân
dân như: Bệnh
viện đa khoa 500 giường...
- Xây dựng những
tuyến đường nội thị theo quy hoạch có tính mở như cầu và đường dẫn Tuần
Quán, cầu Bách Lẫm sang hữu
ngạn sông
Hồng
để kết nối với đường cao tốc, tạo tiền đề xây dựng cơ sở vật chất và các khu chức năng của
khu đô
thị
mới.
- Ưu tiên đầu tư cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đô
thị,
hạ tầng xã
hội
nhằm xây
dựng
các khu
nhà ở
tập trung cho công
nhân, người
lao động tại các
khu công nghiệp,
cụm công
nghiệp
và các
nhà máy có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.
- Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa du lịch theo Đề án xây dựng thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ
giai đoạn 2016-2020.
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp một số trụ
sở của cơ quan Đảng và
Nhà nước,
như: Tỉnh ủy và
các cơ quan Đảng,
Hội đồng nhân
dân và Đoàn Đại
biểu Quốc hội, các
sở,
ngành
(Nông nghiệp
và Phát
triển
nông
thôn, Lao động
- Thương binh và
Xã hội,
Giao thông
Vận
tải,...). Lồng ghép
các nguồn
vốn, xây
dựng
cơ bản hoàn
thiện
hệ thống trụ sở xã
đảm
bảo đủ diện tích
làm việc
theo quy định, theo hướng tiết kiệm.
- Điều chỉnh, mở
rộng địa giới hành
chính, ranh giới
của thị xã
Nghĩa Lộ
đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn đô thị loại 3.
- Tranh thủ mọi nguồn
vốn đầu tư từ Trung ương, xây dựng hệ thống điện cho các thôn, bản chưa có điện theo dự án được duyệt.
5. Chương
trình thứ
năm
Phát triển kinh tế vùng cao (huyện Trạm Tấu,
Mù Cang
Chải
và các
xã đặc
biệt khó
khăn của
tỉnh):
- Tập trung
nguồn lực của các
chương trình Trung ương hỗ trợ và vận động các tổ chức, cá nhân ưu tiên xây dựng cơ sở vật
chất, hạ tầng kỹ thuật các
công trình giao thông, trường học, thủy lợi và nước sinh hoạt
cho đồng bào
vùng cao.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương
và của tỉnh để hỗ
trợ đồng bào
trong sản
xuất, đưa khoa học vào
sản
xuất, thâm
canh những
cây trồng có giá trị kinh tế cao
như: Sơn Tra, thảo quả, mô
hình chăn nuôi nhỏ
quy mô hộ gia đình (lợn, gà, dê...) để hưởng các chính sách của tỉnh, từng
bước giảm nghèo
nhanh và bền
vững.
- Giao đất, giao rừng
cho đồng bào
theo đề
án của tỉnh để hộ
nào cũng
có đất,
có rừng (rừng nào cũng có chủ), đồng bào có thu nhập từ rừng. Ở
những diện tích
đủ
điều kiện trồng sơn tra (táo mèo) thì vận động nhân dân trồng, diện tích đất trồng sơn
tra sẽ được coi là
diện
tích rừng phòng hộ.
- Quản lý tốt diện tích lúa nước, chuyển lúa nương sang trồng ngô đồi kết hợp cây mầu khác, tăng sản lượng ngô từ khoảng
80.000 tấn năm 2015 lên
92.000 tấn
năm 2020 và
trở
thành
hàng hóa.
6. Chương
trình thứ
sáu
Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển kinh tế
bền vững:
- Nâng cao chất lượng dạy
nghề tại các
cơ sở
dạy nghề của tỉnh, đưa trường Cao đẳng nghề của tỉnh thành cơ sở dạy nghề
trọng điểm trong khu vực; các cơ sở dạy nghề của các huyện, thị xã trở thành cơ sở đạt chuẩn,
đảm bảo đủ nguồn lao động cần thiết trong phát triển công nghiệp và các lĩnh vực kinh tế -
xã hội khác; từng bước đào tạo nghề có chất lượng cao
cho các
tỉnh
lân cận.
- Tiếp tục thực
hiện các
chính sách đồng
bộ thu hút
nhân lực
có tay
nghề
cao, trình
độ
cao về công
tác tại
tỉnh. Đồng thời có
giải
pháp tốt bố trí, sắp xếp cán bộ dân tộc thiểu số
sau khi được đào
tạo,
từng bước chuẩn hóa
cán bộ
cấp xã,
đặc
biệt là
các xã đặc
biệt khó
khăn của
tỉnh.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động tại địa phương.
7. Chương trình
thứ
bảy
Thực hiện đồng
bộ chương trình
cải
cách
hành chính, trọng
tâm là
đơn giản
hóa các
thủ
tục hành
chính và cải
cách chế độ công vụ, công chức. Tăng
cường kỷ cương, kỷ luật trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức.
VIII. CÁC GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5
NĂM 2016 - 2020
1. Giải pháp quản lý nhà nước về kinh tế
a) Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, trung hạn
và hàng
năm. Rà soát, điều
chỉnh các
quy hoạch
tổng thể phát
triển
kinh tế - xã
hội
của tỉnh, các
quy hoạch
ngành,
lĩnh vực.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên
nguồn
lực một cách
hợp
lý để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch.
b) Phân cấp mạnh tạo
điều kiện cho các
cấp,
các
ngành phát huy tính sáng tạo, tích cực chủ động trong chỉ đạo ở địa
phương, đơn vị; đồng thời phải tăng cường tổ chức quản lý và kiểm tra chặt
chẽ. Phát
huy vai trò của
Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể
chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế -
xã hội.
2. Giải pháp về chính sách
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa
phương, hoàn
thiện
xây dựng bộ chính sách toàn diện hỗ trợ phát triển kinh tế -
xã hội phù hợp, có cơ chế rõ ràng, dễ thực hiện,
có hiệu quả. Đặc
biệt là
các chính sách hỗ
trợ cho người dân
trong vùng dân tộc,
vùng đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất nông nghiệp và các chính sách an
sinh xã hội
nhằm tạo đồng thuận cao trong xã hội, giảm dần chênh lệch vùng cao và vùng thấp, thành thị và nông thôn.
3. Giải pháp về chỉ đạo
điều hành
Phát huy tính
chủ
động sáng
tạo
của cán
bộ,
nhất là
cán bộ
lãnh đạo, dám nghĩ, dám đề xuất, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tuân thủ chế độ báo cáo trung thực khách quan, nâng cao
vai trò trách nhiệm
của người đứng đầu trong các cơ quan, địa phương, đơn vị.
4. Giải pháp về nguồn lực
đầu tư
Phát huy mọi nguồn lực
sẵn có,
tranh thủ
tối đa nguồn lực từ bên
ngoài, sử
dụng có
hiệu
quả các
nguồn
lực đầu tư thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020,
khắc phục triệt để tình
trạng
dàn trải, tập trung
đầu tư trọng tâm,
trọng
điểm, đảm bảo phục vụ các
mục
tiêu phát
triển
kinh tế - xã
hội
trước mắt cũng như lâu
dài, không thất
thoát
lãng phí. Động
viên
khuyến
khích
các doanh nghiệp
trong và
ngoài nước
đầu tư sản xuất trên
địa
bàn tỉnh; vận động
người dân
tích cực
tham gia xây
dựng
giao thông
nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
5. Giải pháp về nguồn nhân lực
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng,
phục vụ trước mắt và
lâu dài. Từng
bước đào
tạo
được nguồn nhân
lực
đáp ứng yêu cầu làm việc trong các khu công nghiệp trong tỉnh
và ngoài
tỉnh.
Đào tạo, đào tạo lại cán bộ các cấp, đặc biệt
là cấp cơ sở để
đủ tiêu
chuẩn
về chất lượng, đảm nhiệm được những nhiệm vụ tại địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa,
vùng địa
bàn dân
tộc
phục vụ phát
triển
kinh tế - xã
hội
của địa phương.
6. Giải pháp về tổ chức
thực hiện
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu, tổng hợp có trách nhiệm phối hợp
với các
sở,
ban, ngành
và Ủy
ban nhân
dân các huyện,
thị xã,
thành phố
triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016-2020 của tỉnh.
b) Các sở, ban, ngành của tỉnh căn
cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm của
tỉnh, xây
dựng
và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp
trong thực
hiện kế hoạch hàng
năm để
triển khai thực hiện.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế
hoạch phát
triển
kinh tế - xã
hội
5 năm của tỉnh, xây
dựng
Kế hoạch phát
triển
kinh tế - xã
hội
5 năm 2016-2020 của huyện, thị xã, thành phố và triển khai thực
hiện theo quy định./.
PHỤ LỤC I
KẾT
QUẢ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LẦN THỨ
XVII VÀ NGHỊ QUYẾT KỲ HỌP LẦN THỨ 12 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định
số:934/QĐ-UBND ngày
17/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tỉnh
|
Mục tiêu đến năm 2015 theo NQ
ĐH Đảng bộ lần thứ XVII
|
Mục tiêu năm 2015 theo NQ kỳ họp lần
thứ 12- HĐND tỉnh khóa XVII
|
Thực hiện năm 2015
|
So sánh năm 2015
|
Ghi chú
|
So với NQ Đại hội XVII
|
So với NQ HĐND tỉnh
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
I
|
CÁC CHỈ TIÊU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
|
1
|
Tốc độ tăng
tổng sản phẩm trên
địa
bàn tỉnh
|
|
|
12
|
12,06
|
|
Đạt
|
|
|
* Tăng trưởng kinh tế
bình
quân giai đoạn
2011-2015
|
%
|
13,5
|
|
11,33
|
Không
đạt
|
|
|
|
- Nông lâm
nghiệp
|
%
|
5,4
|
|
5,4
|
Đạt
|
|
|
|
- Công nghiệp - Xây dựng
|
%
|
17,1
|
|
11,7
|
Không
đạt
|
|
|
|
- Dịch vụ
|
%
|
14,5
|
|
15,01
|
Vượt
|
|
|
|
* Tốc độ tăng
tổng sản phẩm trên
địa
bàn tỉnh (giá so sánh 2010 theo
số
liệu của Cục Thống kê)
|
%
|
|
|
6,93
|
|
|
|
|
Cơ cấu kinh tế
|
%
|
100
|
|
100
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nông lâm
nghiệp
|
%
|
25,0
|
|
24,2
|
|
|
|
|
- Công nghiệp - Xây dựng
|
%
|
41,0
|
|
28,5
|
|
|
|
|
- Dịch vụ
|
%
|
34,0
|
|
47,3
|
|
|
|
2
|
GDP bình
quân đầu
người (giá
thực
tế)
|
Tr.
đồng
|
25
|
25
|
26,02
|
Đạt
|
Vượt
|
|
3
|
Tổng sản
lượng lương thực có
hạt
|
Tấn
|
|
277.000
|
300.506
|
|
Vượt
|
|
|
Trong đó:
Thóc
|
Tấn
|
|
197.000
|
207.583
|
|
Vượt
|
|
4
|
Sản lượng chè búp tươi
|
Tấn
|
|
85.000
|
85.448
|
|
Vượt
|
|
5
|
Sản lượng
thịt hơi xuất chuồng đàn
gia súc chính
|
Tấn
|
|
29.800
|
35.293
|
|
Vượt
|
|
|
- Tổng đàn gia súc chính
tăng
|
%
|
|
3
|
3,46
|
|
Vượt
|
|
6
|
Trồng mới rừng
|
Ha
|
|
15.000
|
15.497
|
|
Vượt
|
|
7
|
Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới
|
xã
|
|
3
|
6
|
|
Vượt
|
|
|
- Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới
|
%
|
15
- 20%
|
|
3,95
|
Không
đạt
|
|
|
8
|
Chỉ số sản
xuất công
nghiệp
tăng so với năm trước
|
%
|
|
7
|
7
|
|
Đạt
|
|
|
- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010)
|
Tỷ đồng
|
|
7.500
|
7.555
|
|
Vượt
|
|
9
|
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch
vụ tiêu
dùng
|
Tỷ đồng
|
|
11.300
|
11.331
|
|
Vượt
|
|
10
|
Kim ngạch xuất
khẩu trực tiếp
|
Tr.
USD
|
|
60
|
65,36
|
|
Vượt
|
|
11
|
Thu cân đối ngân sách
|
Tỷ đồng
|
1.700
|
1.500
|
1.749
|
Vượt
|
Vượt
|
|
12
|
Tổng vốn đầu
tư phát
triển
5 năm 2011-2015
|
Tỷ đồng
|
34.000
|
|
41.574
|
Vượt
|
|
|
II
|
Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội
|
13
|
Tạo việc làm mới
|
Người
|
|
19.000
|
19.503
|
|
Vượt
|
|
14
|
Tỷ lệ lao
động qua đào
tạo
|
%
|
45
|
45
|
45
|
Đạt
|
Đạt
|
|
15
|
Giảm tỷ lệ hộ
nghèo
bình quân
|
%
|
4,0
|
4
|
4,0
|
Đạt
|
Đạt
|
|
|
Riêng 2 huyện Trạm Tấu,
Mù Cang
Chải
giảm so với 2014
|
%
|
|
6,5
|
T.Tấu 7,82%,
MCC 9,08%
|
|
Vượt
|
|
16
|
Tổng số xã, phường, thị
trấn đạt phổ cập giáo
dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi
|
xã,
ph, tt
|
|
178
|
178
|
|
Đạt
|
|
-
|
Tỷ lệ xã, phường, thị
trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi
|
%
|
100
|
|
100
|
Đạt
|
|
|
-
|
Tỷ lệ xã, phường, thị
trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS
|
%
|
100
|
|
100
|
Đạt
|
|
|
17
|
Tổng số
trường đạt chuẩn quốc gia
|
Trường
|
|
201
|
209
|
|
Vượt
|
|
-
|
Tỷ lệ trường
mầm non, phổ thông
đạt
chuẩn quốc gia
|
%
|
35
|
|
37
|
Vượt
|
|
|
18
|
Tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
|
%
|
19
|
19
|
19
|
Đạt
|
Đạt
|
|
19
|
Tỷ lệ trẻ em
dưới 1 tuổi được tiêm
chủng
mở rộng
|
%
|
|
98,5
|
98,8
|
|
Vượt
|
|
20
|
Tỷ lệ dân số mắc bệnh
sốt rét
|
%
|
|
<0,02
|
0,012
|
|
Vượt
|
|
21
|
Tỷ lệ dân số mắc bệnh
bướu cổ
|
%
|
|
6
|
6
|
|
Đạt
|
|
22
|
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
|
%o
|
10,86
|
10,86
|
10,86
|
Đạt
|
Đạt
|
|
23
|
Tỷ lệ dân số tham gia
bảo hiểm y tế
|
%
|
|
83
|
86,1
|
|
Vượt
|
|
24
|
Tổng số xã, phường, thị
trấn đạt tiêu
chí quốc
gia về y tế
|
Xã,
ph, tt
|
|
54
|
60
|
|
Vượt
|
|
-
|
Tỷ lệ xã, phường, thị
trấn đạt tiêu
chí quốc
gia về y tế
|
%
|
89
|
|
33,3
|
|
|
Từ năm 2012
theo tiêu
chí mới
|
25
|
Mật độ điện
thoại/100 dân
|
Thuê
bao
|
|
70,2
|
70,2
|
|
Đạt
|
|
26
|
Tỷ lệ hộ dân được nghe đài TNVN, xem THVN
|
%
|
|
95
|
95
|
|
Đạt
|
|
27
|
Tỷ lệ hộ gia
đình đạt tiêu chuẩn văn hóa
|
%
|
85
|
72
|
72
|
Đạt
|
Đạt
|
Từ năm 2012
theo tiêu
chí mới.
Năm 2015 nếu tính
theo tiêu chí cũ thì đạt 86,5%, vượt 1,5% so mục tiêu
|
28
|
Tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa
|
%
|
60
|
48
|
48
|
Đạt
|
Đạt
|
Từ năm 2012
theo tiêu
chí mới.
Năm 2015 nếu tính
theo tiêu chí cũ thì đạt 60%, đạt mục tiêu
|
29
|
Tỷ lệ cơ
quan, đơn vị đạt tiêu
chuẩn
văn hóa
|
%
|
95
|
77
|
77
|
Đạt
|
Đạt
|
Từ năm 2012
theo tiêu
chí mới.
Năm 2015 nếu tính
theo tiêu chí cũ thì đạt 97%, vượt 2% so mục tiêu
|
III
|
Các chỉ tiêu về môi
trường
|
30
|
Tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ
sinh
|
%
|
85
|
85
|
85
|
Đạt
|
Đạt
|
|
31
|
Tỷ lệ hộ dân cư đô thị được dùng nước sạch
|
%
|
|
75
|
76,2
|
Đạt
|
Đạt
|
|
32
|
Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn có hố xí hợp vệ sinh
|
%
|
|
56
|
56
|
Đạt
|
Đạt
|
|
33
|
Tỷ lệ che phủ
rừng
|
%
|
63,5
|
62,0
|
62,0
|
Đạt
|
Đạt
|
Khi
xây dựng
kế hoạch 5 năm 2011-2015: Số liệu năm 2010 là số ước thực hiện cao
hơn số liệu công
bố
của Bộ NN&PTNT là
1,5%
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|