Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 889/QĐ-TTg 2020 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia sản xuất 2021 2030

Số hiệu: 889/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 24/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Đến năm 2030, 100% siêu thị dùng bao bì thân thiện môi trường

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 889/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030.

Theo đó, để thực hiện chương trình, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2030 như:

- 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy;

- 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;

- 90% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hoặc lồng ghép nội dung thực hiện Chương trình vào các văn bản chínhsách, pháp luật tại địa phương;

- Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dung bền vững;

- Giảm 7-10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất chính như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát;…

Quyết định 889/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 24/6/2020.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 889/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2016 của Thủ tưng Chính phủ vviệc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vsản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định s 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây viết tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm

a) Sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm phát triển kinh tế hiệu quả; bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế; thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững được triển khai đồng bộ, tập trung vào các hành động có tính đột phá; bổ sung, đồng thời gắn kết các nội dung vào các chương trình liên quan hiện có.

b) Chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ, chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì, tái sử dụng và tái chế trong các công đoạn của vòng đời sản phẩm; coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiu phát sinh chất thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm được sản xuất trong nước.

c) Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2021 - 2025

+ Xây dựng chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững, cụ thể: các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất bền vững, thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng cho các ngành sản xuất; các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về nhãn sinh thái; các tiêu chuẩn về du lịch bền vững; các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu, sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế; xây dựng ít nhất 10 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các chính sách thúc đẩy sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần; các quy định về mua sắm công xanh;

+ Giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản;

+ 70% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

+ Xây dựng, áp dụng 20 đến 30 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xut sạch hơn, các mô hình vsản xuất và tiêu dùng bền vững;

+ 80% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;

+ 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại;

+ 70% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững hoặc lồng ghép nội dung thực hiện Chương trình vào các văn bản chính sách, pháp luật tại địa phương; 50% tỉnh, thành phố có đơn vị phụ trách, chủ trì thực hiện Chương trình;

+ Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.

- Đến năm 2030

+ Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

+ Giảm 7 - 10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất chính như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy, chế biến thủy hải sản và một số ngành sản xuất khác;

+ 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

+ Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

+ 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;

+ 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy;

+ 90% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững hoặc lồng ghép nội dung thực hiện Chương trình vào các văn bản chính sách, pháp luật tại địa phương; 70% tỉnh, thành phố có đơn vị phụ trách, chủ trì thực hiện Chương trình.

3. Các nhiệm vụ chủ yếu

a) Hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, các công cụ hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững, các chỉ tiêu đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững theo Chưong trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;

- Hoàn thiện các công cụ pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các quy định về mua sắm công và mở rộng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; xây dựng và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn về nhãn sinh thái gồm nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn các bon, nhãn tái chế và các nhãn sinh thái khác; các quy định, hướng dẫn về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; chuẩn hóa các tiêu chuẩn ghép nối cho sản phẩm, dịch vụ nhằm tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và giảm thiểu chất thải trong sản xuất và tiêu dùng;

- Xây dựng và triển khai các công cụ chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường, công nghiệp tái chế chất thải; các chính sách thúc đẩy đầu tư, sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu sản phẩm, công nghệ thân thiện môi trường; các chính sách phát triển các lĩnh vực thương mại quốc tế và phát triển bền vững phù hợp với các lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế, thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

b) Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh

- Triển khai, hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng các phương pháp, công nghệ kỹ thuật tốt nhất hiện có, thực hành môi trường tt nhất nhằm khai thác hp lý và giảm tổn thất tài nguyên trong các ngành công nghiệp;

- Xây dựng, áp dụng và phổ biến các mô hình thu hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải, các mô hình quản lý tổng hợp khai thác, chế biến và chế tạo, sản xuất và sử dụng bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và năng lượng tái tạo cho các ngành công nghiệp.

c) Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng

- Xây dựng, hướng dẫn đào tạo, phổ biến và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng cho các sản phẩm dệt may, thủ công mỹ nghệ, bao bì, gia dụng và các sản phẩm có tiềm năng;

- Tổ chức cuộc thi và trao giải thưởng về các sáng kiến tốt, giới thiệu các sản phẩm được thiết kế có tính sáng tạo và bền vững đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

d) Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm

- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện kiểm toán về hiệu quả sử dụng nhiên liệu, nguyên vật liệu; áp dụng, phổ biến và nhân rộng các thực hành tốt về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất trong các ngành dệt may, thép, giấy, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, điện tử, chế biến thực phẩm và ngành kinh tế khác;

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bn vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái trong các ngành chế biến thực phẩm, nước giải khát, da giày, bao bì và các ngành kinh tế khác; xây dựng các tài liệu hướng dẫn kthuật về quản lý tốt vòng đời sản phẩm, các sản phẩm hóa chất theo các cam kết và thông lệ quốc tế;

- Xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng các mô hình cộng sinh công nghiệp; mô hình khu, cụm công nghiệp, làng nghề sinh thái và bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững giữa sản xuất tiểu thủ công nghiệp và sản xuất công nghiệp;

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nhằm thực hiện các yêu cầu, quy định kỹ thuật về môi trường và phát triển bền vững của các bên liên quan trong chuỗi; xây dựng các tài liệu hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ triển khai và nhân rộng các mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình nuôi trồng bền vững;

- Hỗ trợ xây dựng và áp dụng phổ biến và nhân rộng các thực hành tốt về sản xuất sạch hơn, các mô hình về quản lý và sử dụng nước hiệu quả; các mô hình về giảm thiểu, thu hồi, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải; các mô hình kinh tế tuần hoàn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

đ) Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững

- Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phân phối xanh, bền vững bao gồm các trung tâm hậu cần xanh, hệ thống kho vận, giao nhận hàng hóa xanh, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động phân phối, vận chuyển hàng hóa;

- Khuyến khích sản xuất và sử dụng phương tiện vận tải thân thiện môi trường, ít phát thải khí nhà kính; xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị, thị phần vận tải hàng hóa bằng đường thủy, vận tải ven biển và đường sắt; triển khai ứng dụng công nghệ xử lý khí thải, công nghệ mới, năng lượng thay thế nhiên liệu truyền thống, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải, ưu tiên trong vận tải công cộng;

- Hỗ trợ hình hành các trung tâm dịch vụ sửa chữa, bảo hành, phục hồi, thu hồi các sản phẩm sau sử dụng; thí điểm áp dụng mô hình cho thuê sản phẩm, thiết bị theo mô hình kinh tế chia sẻ với các hoạt động từ sản xut, phân phối, cho thuê, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, phục hồi và thu hồi xử lý do nhà sản xuất cung cấp;

- Xây dựng, tổ chức mạng lưới liên kết bền vững giữa các cơ sở phân phối, bán lẻ với các nhà cung ứng về nguyên liệu, hàng hóa và sản phẩm thân thiện môi trường; thiết kế hình thành khu vực, gian hàng xanh trưng bày các sản phẩm thân thiện môi trường; thúc đẩy phân phối và tiêu dùng bền vững đối với sản phẩm thân thiện môi trường được sản xuất trong nước; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy tại các chợ dân sinh, siêu thị và trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối sản phẩm của doanh nghiệp;

- Xây dựng tiêu chí, hướng dẫn thực hiện chứng nhận doanh nghiệp, cơ sở phân phối bền vững; chứng nhận và dán nhãn công trình thương mại xanh; cung cấp hỗ trợ thông tin nhận diện đối với các hệ thống, kênh phân phối xanh và bền vững;

- Hướng dẫn, triển khai áp dụng các mô hình sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải; áp dụng các giải pháp thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại các trung tâm thương mại và siêu thị, các cơ sở và trung tâm phân phối sản phẩm của doanh nghiệp;

- Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu bền vững, xây dựng các tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp về các yêu cầu, quy định, cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường.

e) Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái

- Xây dựng, vận hành hệ thống chứng nhận và dán nhãn sinh thái gồm nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn các bon, nhãn tái chế và các nhãn sinh thái khác;

- Xây dựng và áp dụng các phương pháp luận, công cụ đánh giá, tính toán phát thải theo vòng đời sản phẩm, các công cụ tính toán suất tiêu hao nhiên liệu, nguyên vật liệu;

- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, đào tạo phổ biến về nhãn sinh thái; các quy định, yêu cầu về nhãn sinh thái của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam; tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực về nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng;

- Xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống chứng nhận nhãn du lịch bền vững, nhãn xanh cho cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; nhãn xanh đối với các công trình xây dựng, các cơ sở và trung tâm thương mại.

g) Đẩy mạnh phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

- Xây dựng tài liệu, hướng dẫn áp dụng và phổ biến các thực hành tốt về tiếp cận và phát triển thị trường bền vững; hướng dẫn phổ biến về tiêu dùng bền vững đối với các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường;

- Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành;

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn lập các báo cáo về phát triển bền vững phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định tại Việt Nam, cung cấp thông tin về sản xuất kinh doanh bền vững cho người tiêu dùng.

h) Đẩy mạnh mua sắm bền vững

- Xây dựng tài liệu, hướng dẫn phổ biến áp dụng về mua sắm bền vững đối với các sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường phù hợp quy định trong nước và quốc tế;

- Hướng dẫn, phổ biến và nhân rộng các thực hành tốt về mua sắm công xanh.

i) Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững

- Xây dựng và thực hành các mô hình về lối sống bền vững, hướng dẫn thực hành tốt về lối sống bền vững; tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

- Xây dựng, tổ chức triển khai các mô hình, các thực hành tốt về du lịch bền vững, lồng ghép quảng bá và giới thiệu các sản phẩm truyền thống, thân thiện môi trường;

- Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo trực tuyến trong nước và quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững; lồng ghép các nội dung vsản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình giảng dạy, đào tạo tại các cấp học;

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan;

- Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực về xây dựng và triển khai các công cụ, chính sách sản xuất và tiêu dùng bền vững; lồng ghép và gắn kết nội dung trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện có của các bộ, ngành, địa phương.

k) Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải

- Đẩy mạnh áp dụng, phổ biến và nhân rộng các mô hình phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải, phế liệu; xây dựng tài liệu, đào tạo, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn đối với cht thải, cụ thể chất thải trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, điện tử, hóa chất, nhiệt điện, nhựa, giấy, vật liệu xây dựng và chất thải của các ngành kinh tế khác;

- Đẩy mạnh kết nối cung cầu, phát triển thị trường về sản phẩm và công nghệ môi trường, sản phẩm và công nghệ tái chế và công nghệ các bon thấp;

- Từng bước xây dựng và áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực tiêu dùng, khuyến khích chuyển đổi từ việc tiêu dùng và sở hữu hàng hóa sang tiêu dùng và sử dụng dịch vụ trong cuộc sống.

l) Đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Xây dựng cẩm nang hướng dẫn, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức và thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng tại các cấp trung ương và địa phương.

m) Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Phát triển hệ thống, trung tâm cơ sở dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững, xây dựng nền tảng trực tuyến kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững Việt Nam với khu vực và thế giới;

- Xây dựng nền tảng kết nối, đẩy mạnh ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại, công nghệ số, thương mại điện tử để phổ biến, kết nối cung cầu công nghệ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường; phát triển chuỗi cung ứng bền vững; xây dựng, triển khai ứng dụng hệ thống về truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong quản lý nguồn thải và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý rác thải; phát triển rô bốt và sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ thiết kế hiện đại giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu và tài nguyên; ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn đối với năng lượng, nguyên liệu và chất thải trong khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế.

n) Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, kinh tế tuần hoàn giai đoạn 2021 - 2030; hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Tổ chức kết nối, tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

o) Thúc đẩy tiếp cận và hỗ trợ tài chính xanh

- Xây dựng, hoàn thiện các chính sách công cụ tài chính xanh nhằm thúc đẩy áp dụng các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; hỗ trợ đầu tư sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế;

- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, nâng cao năng lực về tài chính xanh thúc đẩy thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức liên quan tiếp cận về tài chính xanh;

- Xây dựng mạng lưới kết nối hợp tác trong nước và quốc tế về tài chính xanh thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, kinh tế tuần hoàn.

p) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Xây dựng nền tảng kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững trong nước và quốc tế; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tổ chức và tham gia các mạng lưới, diễn đàn, hội nghị về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong khu vực và quốc tế;

- Xây dựng chương trình kết nối hp tác bền vững giữa doanh nghiệp, tổ chức trong nước với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững phù hp quy định, cam kết hội nhập quốc tế.

4. Giải pháp thực hiện

a) Thực hiện Chương trình

Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động ưu tiên của Chương trình; thực hiện lồng ghép, gắn kết các nhiệm vụ của Chương trình trong các Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và các chương trình, kế hoạch quốc gia và các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành rà soát, lng ghép và gắn kết nội dung vsản xuất và tiêu dùng bền vững vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình hiện có.

c) Nguồn vốn thực hiện Chương trình

- Kinh phí để thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, tài trợ, các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hp pháp khác;

- Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm huy động, quản lý nguồn lực kinh phí được huy động từ các nguồn vốn nói trên theo quy định hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình;

- Hàng năm, đảm bảo bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hp các bộ, ngành, địa phương liên quan

- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động ưu tiên của Chương trình; xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình;

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định, tiêu chuẩn về nhãn sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; các chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường; các chính sách về phân phối bền vững, xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu bền vững; các chính sách phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường và công nghiệp tái chế chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn; các quy định pháp luật khác có liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững phù hp chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Xây dựng, hướng dẫn thực hiện, áp dụng và phổ biến các mô hình về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, mô hình về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế đtái chế và tái sử dụng, mô hình vphân phối và tiêu dùng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm theo hướng bền vững, kinh tế tuần hoàn và các mô hình sản xuất và tiêu dùng khác phù hợp chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Xây dựng và triển khai các chương trình hp tác quốc tế, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, nâng cao năng lực và truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Chương trình và đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung nội dung, nhiệm vụ Chương trình trong trường hợp cần thiết.

2. Các bộ, ngành: Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư; Giáo dục và Đào tạo; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Giao thông vận tải; Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngoại giao; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về sản xuất và tiêu dùng bền vững được giao tại Chương trình.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện nội dung của Chương trình theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Chủ động tổ chức thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch hành động và cụ thể hóa nhiệm vụ của Chương trình đlồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương;

- Bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình tại địa phương theo quy định;

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình được phân công; định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả về Bộ Công Thương để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Trách nhiệm của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội và hội, cơ quan liên quan, doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân: chủ động đề xuất, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững, hỗ trợ và tham gia thực hiện các hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững phù hợp chức năng và nhiệm vụ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
-
y ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam;
- Hội Bảo vệ người tiêu dùng;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 thá
ng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững

a

Mục tiêu

Thúc đẩy việc thực thi các quy định trong nước và quốc tế, thực hiện các mục tiêu về phát trin bền vững; quản lý việc triển khai Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững có hiệu quả; tạo hành lang pháp lý khuyến khích sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện sản xut và tiêu dùng bn vững.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng các công cụ hướng dẫn về sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn; hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện, lồng ghép các nội dung sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các văn bản chính sách hiện hành.

2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

3. Xây dựng, hoàn thiện thực thi các chính sách, cụ thể:

a. Các chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn về nhãn sinh thái, về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng;

b. Các tiêu chí về sản phẩm tái chế; chính sách phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường, công nghiệp tái chế chất thải;

c. Các chính sách thúc đẩy sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu sản phẩm thân thiện môi trường phù hợp với các lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế;

d. Xây dựng chính sách, quy định ưu đãi về mua sắm công xanh;

đ. Xây dựng quy định và lộ trình áp dụng ưu đãi cho nhà thầu có sử dụng các sản phẩm được dán nhãn xanh khi tham dự thầu;

e. Quy định, cơ chế mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất; sửa đổi các quy định và tiêu chuẩn nhập khẩu phế liệu và chất thải làm nguyên liệu sản xuất theo luật pháp Việt Nam và quốc tế;

g. Xây dựng và ban hành danh mục các sản phẩm dán nhãn xanh;

h. Chính sách, tiêu chuẩn về du lịch bền vững.

4. Xây dựng kế hoạch hành động của địa phương thực hiện Chương trình, lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các văn bản chính sách của địa phương.

c

Đơn vị chủ trì và phối hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1, 2, 3a, 3b, 3c; phối hp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ trì thực hiện nhim vụ số 3e, 3g; phối hp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Tài chính: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 3d (đối với nguồn kinh phí sự nghiệp).

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 3d (đối với nguồn kinh phí đầu tư phát triển) và số 3đ, phối hp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 3h; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 4; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

2. Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo, tái sinh

a

Mục tiêu

Thúc đẩy khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo đáp ứng sản xuất.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng, nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, công nghệ, mô hình thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải; áp dụng các công nghệ tốt nhất và quản lý môi trường tốt nhất trong các ngành công nghiệp khai thác mỏ luyện kim và ngành chế biến, chế tạo khác.

2. Xây dựng, hướng dẫn, phổ biến các mô hình quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên; các mô hình quản lý tổng hợp khai thác và sử dụng bền vững tại các khu vực khoáng sản.

c

Đơn vị chủ trì và phối hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

3. Thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế để tái chế, tái sử dụng

a

Mục tiêu

Đẩy mạnh thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế để tái chế và tái sử dụng, góp phần giảm phát thải theo vòng đời sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo áp dụng các mô hình về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng đối với các sản phẩm có tiềm năng, có lợi thế xuất khu, cụ thlà sản phẩm bao bì, đuống, may mặc, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng.

2. Phổ biến, giới thiệu sản phẩm được thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng.

c

Đơn vị chủ trì và phi hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện các nhiệm vụ số 1; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

4. Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và đẩy mạnh áp dụng mô hình và liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm

a

Mục tiêu

Áp dụng các giải pháp, phương thức tiếp cận vòng đời sản phẩm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo trong sản xut kinh doanh, tăng cường liên kết bền vững nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên và năng lượng, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện kiểm toán về hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến thực phẩm, thủy hải sản, nhựa, giấy, dệt may, da giầy, rượu bia nước giải khát, bao bì, hóa chất, đồ gỗ và vật liệu xây dựng.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái cho các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, ưu tiên các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, da giày, bao bì.

3. Xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng mô hình cụm công nghiệp sinh thái và bền vững.

4. Xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình về khu công nghiệp sinh thái.

5. Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu, quy định kỹ thuật về môi trường và phát triển bền vững của các bên trong chuỗi cung ứng toàn cầu; truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt sản phẩm xuất khẩu đáp ứng yêu cầu quy định quốc tế; thực hành quản lý tốt vòng đời hóa chất theo quy định cam kết quốc tế.

6. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ triển khai và nhân rộng các mô hình phát triển làng nghề bền vững, mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mô hình nông nghiệp hữu cơ.

7. Xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi.

8. Hỗ trợ xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng các mô hình, điển hình tốt về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; các mô hình về quản lý, thu hồi, tái sử dụng nước và sử dụng nước hiệu quả; các mô hình về tái chế chất thải, các mô hình kinh tế tuần hoàn nguyên vật liệu và năng lượng.

c

Đơn vị chủ trì và phối hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1, 2, 3, 5, 8; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 6; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 4; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 7; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

5. Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững

a

Mục tiêu

Xanh hóa hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, phát triển các kênh phân phối bền vững; thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm thân thiện môi trường.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phân phối xanh, bền vững bao gồm các trung tâm hậu cần xanh, hệ thống kho vận, giao nhận hàng hóa xanh, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động phân phối, vận chuyển hàng hóa.

2. Khuyến khích sản xuất, sử dụng phương tiện vận tải thân thiện môi trường; ít phát thải khí nhà kính; sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động hậu cần, vận chuyển hàng hóa và dịch vụ; ứng dụng công nghệ xử lý khí thải, công nghệ hiện đại, năng lượng tái tạo thay thế nhiên liệu truyền thống, chuyển đổi sử dụng nhiêu liệu trong giao thông vận tải.

3. Xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường.

4. Xây dựng tài liệu hướng dẫn giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng cht thải; sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm, bao bì thân thiện môi trường; áp dụng giải pháp thân thiện môi trường, giải pháp thu hồi giảm thiểu và tái sử dụng chất thải, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại các cơ sở, trung tâm phân phối; về nhãn xanh đối với các công trình thương mại; tổ chức phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững; hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở phân phối về nhãn xanh đối với các công trình thương mại xanh.

5. Xây dựng tiêu chí, hướng dẫn chứng nhận về doanh nghiệp, cơ sở phân phối bền vững; cung cấp hỗ trợ khách hàng thông tin nhận diện đối với các hệ thống, kênh phân phối xanh, bền vững.

6. Hướng dẫn áp dụng và nhân rộng mô hình phân phối và sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái, đặc biệt sản phẩm thân thiện môi trường thay sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

7. Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu bền vững, xây dựng các tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bn vững, htrợ cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường.

c

Đơn vị chủ trì và phối hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1, 4, 5, 6, 7; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Giao thông vận tải: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 3; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác.

d

Thời gian

2021 - 2030

6. Thúc đẩy dán nhãn sinh thái và chứng nhận nhãn sinh thái

a

Mục tiêu

Nâng cao hiểu biết về nhãn sinh thái và thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bền vững các sản phẩm thân thiện môi trường đáp ứng các quy định, yêu cầu quốc tế về dán nhãn sinh thái của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng, hướng dẫn áp dụng và vận hành hệ thống chứng nhận, dán nhãn tái chế, nhãn các bon cho sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng, có định hướng xuất khẩu.

2. Cung cấp, phổ biến thông tin, nâng cao năng lực về nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng.

3. Đẩy mạnh triển khai hoạt động dán nhãn xanh và chứng nhận nhãn xanh đối với sản phẩm thân thiện môi trường.

4. Xây dựng, hướng dẫn chứng nhận và áp dụng nhãn du lịch bền vững, nhãn xanh.

5. Triển khai các hoạt động dán nhãn và chứng nhận nhãn xanh đối với các khu công nghiệp đạt tiêu chí khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp khu công nghiệp đạt doanh nghiệp sinh thái.

6. Xây dựng tài liệu, hướng dẫn áp dụng các công cụ tính toán suất tiêu hao nhiên liệu, nguyên vật liệu; công cụ tính toán phát thải theo vòng đời sản phẩm.

c

Đơn vị chủ trì và phối hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1, 2, 6; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 3; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 4; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 5; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

7. Phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

a

Mục tiêu

Nâng cao khả năng nhận diện, cung cấp các thông tin về sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, góp phần thúc đẩy tiêu dùng bền vững; cải thiện, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường.

b

Nội dung

1. Xây dựng tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hành về tiếp cận và phát triển thị trường bền vững.

2. Cung cấp thông tin, hướng dẫn, phổ biến cho người tiêu dùng về các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường.

3. Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành.

4. Xây dựng tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp lập các báo cáo về phát triển bền vững phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định tại Việt Nam, cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất bền vững cho các bên liên quan.

c

Đơn vị chủ trì và phối hợp

- Bộ Công Thương chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1, 3; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Hội Bảo vệ người tiêu dùng: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 4; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

8. Mua sắm bền vững

a

Mục tiêu

Đẩy mạnh áp dụng thực hành mua sắm bền vững, hình thành thói quen, tiêu dùng bền vững; tạo động lực thúc đẩy sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng tài liệu, hướng dẫn thực hành và phổ biến về mua sắm bền vững đối với các sản phẩm dán nhãn sinh thái, ưu tiên các sản phẩm dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái phù hợp quy định trong nước và quốc tế.

2. Phổ biến, hướng dẫn thực hành về mua sắm công xanh.

c

Đơn vị chủ trì, phối hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Tài chính: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2 (đối với nguồn kinh phí sự nghiệp); phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì nhiệm vụ số 2 (đối với nguồn kinh phí đầu tư phát triển).

d

Thời gian

2021 - 2030

9. Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và lối sống bền vững

a

Mục tiêu

Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng về sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy thực hành lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng tài liệu hướng dẫn về du lịch bền vững; tổ chức triển khai các mô hình du lịch bền vững, mô hình du lịch sinh thái gắn liền với giới thiệu sản phẩm truyền thống, thân thiện môi trường.

2. Hướng dẫn, giáo dục phổ biến và thực hành tốt về lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực về xây dựng và triển khai các công cụ, chính sách sản xuất và tiêu dùng bền vững; lồng ghép và gắn kết nội dung trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện có của các bộ, ngành, địa phương.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngắn hạn; chương trình đào tạo trực tuyến trong nước và quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các khóa đào tạo về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, nhãn sinh thái và thiết kế bền vững, về tiếp cận và phát triển thị trường bền vững.

5. Xây dựng và lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào giảng dạy, đào tạo đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học và các cấp học khác.

6. Xây dựng và lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

7. Xây dựng chương trình, tổ chức các khóa đào tạo về du lịch bền vững.

c

Nội dung

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1, 7; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Hội Bảo vệ người tiêu dùng: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2 phù hợp lĩnh vực hoạt động; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ s 3, 4; phi hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 5; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 6; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan

d

Thời gian

2021 - 2030

10. Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đối với chất thải

a

Mục tiêu

Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn góp phần sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên nhiên vật liệu, bảo vệ môi trường.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng tài liệu, đào tạo phổ biến, hướng dẫn thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày, nhựa, giấy, điện tử.

2. Phổ biến và nhân rộng các thực hành tốt về thu gom, giảm thiểu và tái sử dụng chất thải.

3. Kết nối cung cầu, phát triển thị trường sản phẩm, công nghệ môi trường, sản phẩm công nghệ tái chế, các bon thấp.

c

Cơ quan chủ trì và phối hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 3; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

11. Truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững

a

Mục tiêu

Nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng cẩm nang hướng dẫn, tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức và thông tin vsản xuất và tiêu dùng bền vững.

2. Xây dựng tài liệu, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về sử dụng hiệu quả tài nguyên, thiết kế bn vững, sản xut bn vững, phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững, phát triển thị trường bền vững; mua sắm bền vững và quản lý chất thải bền vững, thúc đẩy tuần hoàn nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng; về khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

3. Tổ chức triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững, cụ thể các nội dung về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các thực hành tốt về giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải, các sản phẩm thân thiện môi trường được dán nhãn sinh thái, các cơ sở trung tâm phân phối, các cơ sở du lịch, công trình xây dựng được dán nhãn xanh cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng.

4. Xây dựng tài liệu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, các mô hình, thực hành tốt về sản xuất tiêu dùng bền vững tại địa phương.

c

Đơn vị chủ trì, phối hợp

- Bộ Thông tin và Truyền thông: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Hội Bảo vệ người tiêu dùng: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 3; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 4; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác.

d

Thời gian

2021 - 2030

12. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững

a

Mục tiêu

Hình thành và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin hiện đại đáp ứng yêu cu vquản lý, thực hành về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng hệ thống, trung tâm cơ sở dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2. Xây dựng nền tảng kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững Việt Nam với mạng lưới khu vực và thế giới; nền tảng kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng giải pháp công nghệ số, thương mại điện tử sản xuất kinh doanh bền vững và liên kết chuỗi bền vững.

3. Xây dựng, triển khai cổng thông tin, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm thân thiện môi trường.

4. Hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng và phổ biến giải pháp công nghệ thông minh của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam thúc đẩy thực hành sản xuất và tiêu dùng bền vững.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong quản lý nguồn thải và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý rác thải; phát triển robot và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ thiết kế hiện đại giảm tiêu hao vật liệu và tài nguyên.

6. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn đối với hoạt động nguyên liệu, chất thải, năng lượng trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

c

Cơ quan chủ trì, phối hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1, 2, 3; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Khoa học và Công nghệ: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 4; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Thông tin và Truyền thông: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 5; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 6; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

13. Khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

a

Mục tiêu

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại theo hướng kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030.

2. Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong sản xuất và tiêu dùng bền vững.

3. Tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về công nghệ sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

c

Đơn vị chủ trì và phối hợp

- Bộ Khoa học và Công nghệ: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1, 3; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

14. Tài chính xanh thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

a

Mục tiêu

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị tiếp cận tài chính đầu tư sản xuất kinh doanh bền vững, thực hiện các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn và đào tạo, áp dụng tín dụng xanh thực hiện các mô hình về sản xut và tiêu dùng bền vững.

2. Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp, tổ chức liên quan tiếp cận tài chính xanh nhằm triển khai các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

c

Đơn vị chủ trì và phối hợp

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

d

Thời gian

2021 - 2030

15. Hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững

a

Mục tiêu

Thu hút các nguồn lực quốc tế nhằm hỗ trợ triển khai, thực hành sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.

b

Nội dung chính

1. Xây dựng nền tảng kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững, triển khai các chương trình hợp tác quốc tế trong nước và quốc tế nhằm cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức kinh nghiệm và các thực hành tốt về sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

2. Xây dựng, lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình hợp tác quốc tế song phương và đa phương.

c

Đơn vị chủ trì và phối hợp

- Bộ Công Thương: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 1; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

- Bộ Ngoại giao: chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 2; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan

d

Thời gian

2021 - 2030

 

THE PRIME MINISTER

--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 889/QD-TTg

Hanoi, June 24, 2020

 

DECISION

APPROVING NATIONAL ACTION PROGRAM FOR SUSTAINABLE PRODUCTION AND CONSUMPTION FOR 2021 - 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 76/QD-TTg dated January 11, 2016 approving national action program for sustainable production and consumption by 2020, with a vision towards 2030;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 622/QD-TTg dated May 10, 2017 introducing national action plan for implementation of the 2030 Agenda for sustainable development;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 681/QD-TTg dated June 04, 2019 introducing roadmap to accomplishment of Vietnam’s sustainable development objectives by 2030;

At the request of the Minister of Industry and Trade,

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. The national action program for sustainable production and consumption for 2021 – 2030 (hereinafter referred to as “Program”), with the following basic contents, is approved:

1. Viewpoints

a) The aims of sustainable production and consumption are effective economic development; environmental protection, hunger eradication, poverty alleviation and economic restructuring; promotion of the circular economy and sustainable development; synchronized activities of sustainable production and consumption, with a focus on breakthroughs; and connection with existing relevant programs.

b) This Program shall be formulated in a manner that approaches the product life cycle, boost connections from extraction of natural resources, fuels and raw materials to production, distribution, consumption and disposal, with a focus on repair, maintenance, reuse and recycle in the product life cycle; prioritizes innovation, application of ecofriendly technologies and revision of equipment and management procedures to use natural resources, fuels and raw materials efficiently, reduce waste and promote production and consumption of domestic goods.

c) Sustainable production and consumption shall be carried out based on the participation and contribution of all members of the society, with enterprises and consumers taking center stage.

2. Objectives

a) General objectives

Promote efficient and sustainable use, extraction and management of natural resources, fuels and raw materials, encourage development of ecofriendly, renewable, reusable and recyclable natural resources, fuels, raw materials and products; boost sustainable production and consumption based on innovation, practical experience and development of sustainable production and consumption models, promote sustainable domestic production and consumption, create stable jobs and green jobs, encourage sustainable lifestyles and enhance people’s quality of life, and aim for development of the circular economy in Vietnam.

b) Specific objectives:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Formulate policies for sustainable production and consumption, specifically technical standards and regulations on sustainable production, sustainable design, ecological design, design for recycling and reuse for manufacturing industries; technical standards and regulations on ecolabelling; standards for sustainable tourism; standards for ecofriendly products and raw materials and recycled products; formulate at least 10 technical guidelines for sustainable production and consumption; incentive policies for production, distribution and consumption of ecofriendly packaging instead of non-biodegradable or single-use plastic products; and regulations on green public procurement;

+ Reduce fuel and raw material consumption of manufacturing industries, specifically textile and garment, steel, plastic, chemicals, cement, alcohol and beverages, paper and seafood processing, by 5 - 8%;

+ Raise the awareness of 70% of industrial parks, industry clusters and handicraft villages towards sustainable production and consumption;

+ Formulate and adopt 20 - 30 sustainable production and consumption models; disseminate and expand cleaner production models and sustainable production and consumption models;

+ 80% of provinces and central-affiliated cities raise the awareness towards sustainable lifestyles and consumption;

+ 85% of supermarkets and shopping malls distribute and use ecofriendly packaging products to gradually replace single-use or non-biodegradable plastic packaging; build and promote sustainable supply chains; encourage distribution of ecofriendly and ecolabelled products in supermarkets and shopping malls;

+ 70% of provinces and central-affiliated cities formulate an action plan on implementation of the national action plan on sustainable production and consumption or incorporate this Program into local policies and laws; 50% of provinces and cities establish a unit in charge of implementation of this Program;

+ It is encouraged to incorporate sustainable production and consumption into educational programs at all levels.

- By 2030:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Reduce fuel and raw material consumption of major manufacturing industries such as textile and garment, steel, plastic, chemicals, cement, alcohol and beverages, paper, seafood processing and some other manufacturing industries by 7 - 10%;

+ Raise the awareness of 100% of industrial parks, industry clusters and handicraft villages towards sustainable production and consumption;

+ Disseminate and expand cleaner production models and sustainable production and consumption models;

+ 100% of provinces and central-affiliated cities raise the awareness towards sustainable lifestyles and consumption;

+ 100% of supermarkets and shopping malls use ecofriendly packaging products instead of single-use or non-biodegradable plastic packaging;

+ 90% of provinces and central-affiliated cities formulate an action plan on implementation of the national action plan on sustainable production and consumption or incorporate this Program into local policies and laws; 70% of provinces and cities establish a unit in charge of implementation of this Program.

3. Main tasks:

a) Completion of incentive policies for sustainable production and consumption

- Formulate and complete technical guidance tools and policies for sustainable production and consumption, criteria for assessment of accomplishment of the 12th sustainable development goal concerning sustainable production and consumption of the 2030 Agenda for Sustainable Development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Formulate and adopt incentive policies for development of green industries, environmental industry and recycling industry; policies encouraging investment in and production, distribution, import and export of ecofriendly products and technologies; and policies for development of international commerce and sustainable development suitable for roadmaps to international integration and commitment and performance of bilateral and multilateral trade agreements.

b) Sustainable management, extraction and use of natural resources, and development of renewable fuels and raw materials

- Provide technical guidance and adopt best technologies and methods available and best environmental practices to extract natural resources reasonably and reduce loss of natural resources in industries;

- Build, adopt and disseminate waste collection, reuse and recycling models, models of general management of sustainable extraction, processing, production and use of natural resources, fuels, raw materials and renewable energy for industries.

c) Sustainable design, ecological design and design for recycling and reuse

- Introduce models and good practices of sustainable design, ecological design and design for recycling and reuse applicable to textile and garment, handicraft, packaging and household products and other potential products, and provide guidelines for training in and dissemination and expansion of such models and practices;

- Organize competitions and grant rewards for good ideas, and introduction of innovative and sustainable products that meet domestic and international regulations and standards.

d) Promotion of cleaner production, production of ecofriendly products and adoption of sustainable connections and models based on product life cycle

- Introduce economic - technical regulations, provide guidance on audits of efficiency of fuel and raw material use; apply, disseminate and expand good practices for efficient use of natural resources and cleaner production for establishments in the textile and garment, steel, paper, plastic, chemicals, cement, alcohol and beverages, electronics and food processing sectors and other economic sectors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Build, apply, disseminate and expand industrial symbiosis models; and ecological and sustainable industrial park, industrial cluster and handicraft village models; develop a network of sustainable connections between cottage industries and mass production;

- Assist enterprises with capacity enhancement to fulfill technical regulations and requirements concerning the environment and sustainable development of relevant parties in the chain; provide guidelines, training and assistance for adoption and expansion of models of sustainable supply chains, supply chains connected with product tracing; organic agriculture models and sustainable agriculture models;

- Assist with formulation, application, dissemination and expansion of good practices for cleaner production, efficient water management and use models; waste reduction, collection, reuse and recycling models; and models of natural resource, fuel and raw material circulation in production and consumption.

dd) Development of sustainable export and import, and sustainable distribution systems

- Form and develop sustainable and green distribution and logistics services, including green logistics centers, green delivery, warehousing and transportation systems, promote use of clean and ecofriendly biofuels in goods distribution and transportation;

- Encourage production and use of ecofriendly transport vehicles that emit little greenhouse gases; devise and adopt solutions for increase of urban public transport market share and market shares of water freight transport, coastal transport and rail transport; apply exhaust gas treatment technologies and new technologies, use alternatives to traditional fuels and switch to ecofriendly fuels in transportation, especially for public transport;

- Support establishment of centers for used product repair, warranty, restoration and recall; pilot models of product and equipment leasing based on sharing economy models with the producers being in charge of production, distribution, leasing, maintenance, repair, replacement, restoration and recall;

- Establish networks of sustainable connections between distributors/retailers and providers of ecofriendly raw materials, goods and products; design and build green areas and booths displaying ecofriendly products; promote sustainable consumption and distribution of ecofriendly products domestically produced; limit single-use and non-biodegradable plastic products in markets, supermarkets, shopping malls, and product distribution centers of enterprises;

- Provide criteria and guidelines for sustainable distributing establishment/enterprise certification; certification and labelling of green commercial structures; supply information on identities of green and sustainable distribution channels and systems;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Assist enterprises with sustainable export and import, formulate guidelines on international commitments, regulations and requirements concerning environmental protection and sustainable development for enterprises, support provision of information on ecolabelled and ecofriendly products and markets.

e) Promotion of ecolabel awarding and certification

- Establish and apply certification and awarding systems for green labels, energy labels, carbon labels, recycling labels and other types of ecolabels;

- Create and apply methodologies and tools for assessment and calculation of product life cycle emissions, and tools for calculation of fuel and raw material consumption;

- Formulate guidelines on, provide training in and raise the awareness towards ecolabelling; provide ecolabelling regulations and requirements from Vietnam’s export markets; provide information on and build capacity for ecolabelling for enterprises, organizations and consumers;

- Establish and apply certification and awarding systems for sustainable tourism labels and green labels for tourist accommodation establishments and food and beverage establishments qualified to serve tourists; green labels for construction works, commercial establishments and shopping malls.

g) Development of sustainable markets and provision of information to consumers

- Formulate guidelines for application of and disseminate good practices for sustainable market approaching and development; provide guidelines and information on sustainable consumption for organic products and ecolabelled, ecofriendly products;

- Develop and carry out activities of trade promotion, supply - demand connection and promotion of ecofriendly products, organic products and ecolabelled products in specialized and mixed fairs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Promotion of sustainable procurement

- Provide guidelines and information on sustainable procurement of ecolabelled and ecofriendly products in compliance with Vietnamese and international regulations;

- Provide guidelines on and disseminate good practices for green public procurement.

i) Sustainable lifestyle adoption, education enhancement, capacity enhancement

- Build and adopt sustainable lifestyle models, provide guidelines on good practices for sustainable lifestyles; encourage sustainable and ecofriendly lifestyles;

- Build and launch sustainable tourism models and good practices for sustainable tourism in connection with promotion of traditional and ecofriendly products;

- Develop short-term training programs; domestic and international online training programs for sustainable production and consumption; incorporate sustainable production and consumption tasks into educational programs at all levels;

- Provide training to enhance sustainable production and consumption capacity of relevant organizations, units and enterprises;

- Organize enhancement of capacity for establishment and introduction of instruments and policies for sustainable production and consumption; incorporate these contents into existing training and refresher courses of ministries, central authorities and local governments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Further adopt and disseminate waste and scrap classification, collection, reuse and recycling models; provide guidelines on and training in and disseminate circular economy models for waste, specifically waste from agriculture, aquaculture, electronics, chemicals, thermal power, plastic, paper, construction materials sectors and other economic sectors;

- Boost supply - demand connection, development of markets for environmental products and technologies, recycled products, recycling technologies and low-carbon technologies;

- Gradually build and adopt circular economy models in consumption, encourage switching from goods possession and consumption to service use and consumption in daily life.

l) Promotion of communications about sustainable production and consumption

- Create guidebooks and disseminate policies, laws, knowledge and information about sustainable production and consumption;

- Raise the awareness towards sustainable production and consumption for regulatory bodies, organizations, enterprises and consumers at central and local levels.

m) Development of sustainable production and consumption information systems

- Develop sustainable production and consumption information systems and data centers, build online platforms connecting Vietnam’s sustainable production and consumption networks with regional and global networks;

- Build platforms, promote e-commerce, digital technology and modern technology application to introduce, connect ecolabelled and ecofriendly technology and product supply and demand; develop sustainable supply chains; make and launch product tracing system applications;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Establish databases to adopt circular economy models for energy, raw materials and waste in industrial parks, industrial clusters and economic zones.

n) Development of science and technology for promotion of sustainable production and consumption

- Develop and launch the 2021 - 2030 program for key science and technology for promotion of sustainable production and consumption and the circular economy; support modern science and technology research and application and innovation in sustainable production and consumption;

- Establish connections, participate in domestic and international conferences and seminars on modern technology research, development and application in sustainable production and consumption, and circular economy promotion.

o) Promotion of green finance access and assistance

- Develop and complete green financial instruments and policies to facilitate adoption of sustainable production and consumption models; assist investment in production of ecofriendly products and recycled products;

- Formulate guidelines on and enhance capacity for green finance to promote sustainable production and consumption; assist relevant enterprises and organizations with green finance access;

- Develop networks of domestic and international cooperation in green finance to promote sustainable production and consumption and the circular economy.

p) Promotion of international cooperation in sustainable production and consumption

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Develop programs for sustainable cooperation between domestic enterprises and organizations and foreign enterprises and organizations in sustainable production and consumption in accordance with international integration regulations and commitments.

4. Solutions:

a) Program implementation

Consistently and effectively carry out activities of priority of this Program; incorporate this Program's tasks into the national green growth strategy, the national action plan for implementation of the 2030 Agenda for sustainable development and relevant national, sectoral, central and local programs and plans.

b) Ministries, ministerial-level agencies and Governmental agencies shall review and incorporate sustainable production and consumption tasks into their strategies, planning and development plans and, concurrently, continue to accelerate performance of sustainable production and consumption tasks of existing programs intra vires.

c) Program funding

- This Program shall be funded by state budget, ODA loans, non-refundable aid from other countries and other legal funding sources as prescribed by law.

-  Ministries, central authorities and local governments shall mobilize funding and manage funding mobilized from the abovementioned funding sources in accordance with existing regulations for performance of this Program’s tasks intra vires;

- Annually, funding shall be allocated from state budget to fulfill this Program’s tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with relevant ministries, central authorities and local governments in the following tasks:

- Organize performance of this Program’s tasks and activities of priority; formulate annual plans for implementation of this Program;

- Formulate and complete policies, regulations and standards on ecolabelling, sustainable design, ecological design and design for recycling and reuse; policies promoting production and consumption of ecolabelled and ecofriendly products; policies for sustainable distribution, trade promotion and sustainable import and export; policies for development of green industries, environmental industry and recycling industry in the direction of the circular economy; and other regulations of laws related to sustainable production and consumption under state management of the Ministry of Industry and Trade;

- Build, provide guidelines for, implement and disseminate models of efficient use of natural resources and cleaner production, models of sustainable design, ecological design and design for recycling and reuse, models of sustainable distribution and consumption, enhancement of competitiveness and promotion of export in the direction of sustainability and the circular economy, and other production and consumption models under state management of the Ministry of Industry and Trade;

- Develop and launch international cooperation programs, develop information databases, enhance capacity for and communications about sustainable production and consumption within the competence of the Ministry of Industry and Trade;

- Expedite, inspect and supervise implementation of this Program; submit annual consolidated reports on such implementation to the Prime Minister; prepare preliminary and summary reports on results and efficiency of such implementation and propose any necessary amendment to this Program’s contents and tasks to the Prime Minister.

2. Ministry of Natural Resources and Environment; Ministry of Planning and Investment; Ministry of Education and Training; Ministry of Agriculture and Rural Development; Ministry of Construction; Ministry of Information and Communications; Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs; Ministry of Transport; Ministry of Science and Technology; Ministry of Culture, Sports and Tourism; Ministry of Foreign Affairs and State Bank of Vietnam shall formulate plans for and organize performance of sustainable production and consumption tasks assigned in this Program.

3. Ministry of Finance shall balance and allocate annual funding for this Program according to regulations of laws on state budget.

4. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Allocate funding from local government budget and legal funding sources for performance of this Program’s tasks in their respective provinces and cities as prescribed by law;

- Monitor, expedite and inspect performance of assigned tasks; submit annual reports on such performance to the Ministry of Industry and Trade, which shall submit a consolidated report to the Prime Minister.

5. Relevant regulatory bodies, socio-professional organizations, associations, enterprises, communities and individuals shall proactively propose programs raising awareness towards sustainable production and consumption, cooperate with ministries and central authorities in launching such programs, and support and participate in sustainable production and consumption intra vires.

Article 3. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall implement this Decision./.

 

 

 

P.P. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Trinh Dinh Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



APPENDIX

LIST OF TASKS AND ACTIVITIES OF PRIORITY OF NATIONAL ACTION PROGRAM FOR SUSTAINABLE PRODUCTION AND CONSUMPTION FOR 2021 - 2030

(Enclosed with Decision No. 889/QD-TTg dated June 24, 2020 by Prime Minister)

1. Formulation and completion of policies for sustainable production and consumption

a

Objectives

Promote compliance with domestic and international regulations, accomplishment of sustainable development goals; effectively manage implementation of sustainable production and consumption programs; provide legal parameters to encourage participation of individuals, organizations and enterprises in sustainable production and consumption.

b

Main contents

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Establish criteria for assessment of accomplishment of the 12th sustainable development goal concerning sustainable production and consumption.

3. Formulate, complete and implement the following policies:

a. Policies, standards and guidelines for ecolabelling, sustainable design, ecological design and design for recycling and reuse;

b. Criteria for recycled products; policies for development of green industries, environmental industry and recycling industry;

c. Policies encouraging production, distribution, import and export of ecofriendly products suitable for roadmaps to international integration and commitment;

d. Incentive policies and regulations for green public procurement;

dd. Regulations on and roadmap for application of incentives for bidder offering green-labelled products;

e. Regulations and mechanisms concerning increase of responsibilities of producers; amendment to regulations and standards for import of scrap and waste used as raw materials according to Vietnamese and international laws;

g. List of green-labelled products;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Formulate local action plans on implementation of this Program, incorporate sustainable production and consumption into local policies.

c

In-charge and cooperating units

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of tasks No. 1, 2, 3a, 3b and 3c; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of tasks No. 3e and 3g; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Finance shall take charge of task No. 3d (for state funding).

- Ministry of Planning and Investment shall take charge of tasks No. 3d (for development investment funding) and 3dd, and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Culture, Sports and Tourism shall take charge of task No. 3h; and cooperate in other relevant tasks.

- People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall take charge of task No. 4; and cooperate in other relevant tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Time

2021 - 2030

2. Sustainable extraction and use of natural resources, development of renewable fuels and raw materials

a

Objectives

Promote sustainable extraction and use of natural resources, and development of renewable fuels and raw materials.

b

Main contents

1. Formulate, research and disseminate waste collection, reuse and recycling models, technologies and methods; apply best technologies and best environmental management practices in metallurgical industries and other processing and manufacturing industries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c

In-charge and cooperating units

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of task No. 1; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of task No. 2; and cooperate in other relevant tasks.

d

Time

2021 - 2030

3. Sustainable design, ecological design and design for recycling and reuse

a

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Promote ecological design, sustainable design and design for recycling and reuse, contributing to reduction of product life cycle emissions, competitiveness enhancement and promotion of sustainable export.

b

Main contents

1. Provide technical guidelines on and training in adoption of models of sustainable design, ecological design and design for recycling and reuse applicable to potential products and products with exporting advantages, specifically packaging products, beverages, textile and garment, handicraft products and household wood products.

2. Introduce products with sustainable design, ecological design and/or design for recycling and reuse.

c

In-charge and cooperating units

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of task No. 1; and cooperate in other relevant tasks.

- Vietnam Environmental Industry Association shall take charge of task No. 2; and cooperate in other relevant tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Time

2021 - 2030

4. Promotion of cleaner production, production of ecofriendly products and adoption of sustainable connections and models based on product life cycle

a

Objectives

Employ solutions and methods utilizing the product life cycle to promote innovation in business operations, strengthen sustainable connections to use natural resources and energy efficiently and sustainably, protect the environment, contribute to enhancement of production performance and competitiveness.

b

Main contents

1. Introduce economic - technical regulations and guidance on audits of efficiency of fuel, raw material and energy use for producing establishments and enterprises in the food processing, seafood processing, plastic, paper, textile and garment, leather and footwear, alcohol and beverages, packaging, chemicals, wood and construction materials sectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Build, apply, disseminate and expand ecological and sustainable industrial cluster models.

4. Build, disseminate and expand ecological industrial park models.

5. Assist enterprises with meeting technical regulations and requirements concerning the environment and sustainable development of parties in global supply chains; product tracing, especially for exports, in accordance with international regulations and requirements; and good chemical management practices according to international commitments.

6. Provide guidelines on, training in and support for adoption and expansion of sustainable handicraft village models, models of sustainable supply chains, supply chains connected with product tracing; organic agriculture models.

7. Establish networks of cooperation in sustainable production and consumption in supply chains.

8. Assist with formulation, application, dissemination and expansion of good practices for efficient use of natural resources and cleaner production; efficient water management, recollection, reuse and use models; waste recycling models; and models of raw material and energy circulation.

c

In-charge and cooperating units

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of tasks No. 1, 2, 3, 5 and 8; and cooperate in other relevant tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ministry of Planning and Investment shall take charge of task No. 4; and cooperate in other relevant tasks.

- People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall take charge of task No. 7; and cooperate in other relevant tasks.

d

Time

2021 - 2030

5. Development of sustainable distribution systems and sustainable export and import

a

Objectives

Green product distribution systems, develop sustainable distribution channels; promote export and import of ecofriendly products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Main contents

1. Form and develop sustainable and green distribution and logistics services, including green logistics centers, green delivery, warehousing and transportation systems, promote use of clean and ecofriendly biofuels in goods distribution and transportation.

2. Encourage production and use of ecofriendly transport vehicles that emit little greenhouse gases; use biofuels and clean, ecofriendly fuels for logistics operations, freight transportation and services; apply exhaust gas treatment technologies and modern technologies, use alternatives to traditional fuels and switch to ecofriendly fuels in transportation.

3. Establish and develop networks of sustainable cooperation between retailers and providers of ecofriendly products.

4. Formulate guidelines on waste reduction, collection and reuse; use of ecofriendly raw materials, products and packaging; adoption of ecofriendly solutions, waste collection, reduction and reuse solutions, solutions for efficient and economical energy use in distributing centers and establishments; and green labelling for commercial structures; organize dissemination of such guidelines and expansion of good practices and models for green and sustainable distribution; provide guidance on green labelling for green commercial structures for enterprises and distributing establishments.

5. Provide criteria and guidelines for sustainable distributing establishment/enterprise certification; supply customers with information on identities of green and sustainable distribution channels and systems.

6. Provide guidelines on adoption and expansion of models of ecolabelled and ecofriendly product distribution and use, especially ecofriendly alternatives to  non-biodegradable and single-use plastic products in supermarkets and shopping malls.

7. Assist enterprises with sustainable export and import, formulate guidelines on international commitments concerning environmental protection and sustainable development for enterprises, support provision of information on ecolabelled and ecofriendly products and markets.

c

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ministry of Industry and Trade shall take charge of tasks No. 1, 4, 5, 6 and 7; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Transport shall take charge of task No. 2; and cooperate in other relevant tasks.

- People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall take charge of task No. 3; and cooperate in other tasks.

d

Time

2021 - 2030

6. Promotion of ecolabel awarding and certification

a

Objectives

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b

Main contents

1. Establish, provide guidelines for application of and apply recycling label and carbon label certification and awarding systems, especially for potential products and products to be exported.

2. Provide information on and build capacity for ecolabelling for enterprises, organizations and consumers.

3. Boost green label awarding and certification for ecofriendly products.

4. Establish, provide guidelines for certification and awarding of sustainable tourism labels and green labels.

5. Carry out green label awarding and certification for industrial parks meeting the criteria for an ecological industrial park and industrial park operators meeting the criteria for an ecological enterprise.

6. Formulate documents and guidelines on use of tools for calculation of fuel and raw material consumption; tools for calculation of product life cycle emissions.

c

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ministry of Industry and Trade shall take charge of tasks No. 1, 2 and 6; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of task No. 3; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Culture, Sports and Tourism shall take charge of task No. 4; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Planning and Investment shall take charge of task No. 5; and cooperate in other relevant tasks.

d

Time

2021 - 2030

7. Development of sustainable markets and provision of information to consumers

a

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Enhance capacity for identification and provision of information on ecofriendly products and ecolabelled products, contributing to promotion of sustainable consumption; improve the status and competitiveness of producers of ecofriendly products.

b

Contents

1. Provide guidelines and assistance for enterprises to practice approaching and developing sustainable markets.

2. Provide information on and introduce organic products and ecolabelled, ecofriendly products to consumers.

3. Develop and carry out activities of trade promotion, supply - demand connection and ecofriendly product promotion in specialized and mixed fairs.

4. Provide guidelines and assistance for enterprises to prepare sustainable development reports in accordance with international practices and Vietnamese regulations, and provide information on sustainable production for relevant parties.

c

In-charge and cooperating units

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Consumers protection associations shall take charge of task No. 2; and cooperate in other relevant tasks.

- Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall take charge of task No. 4; and cooperate in other relevant tasks.

d

Time

2021 - 2030

8. Sustainable procurement

a

Objectives

Promote sustainable procurement, habits and consumption; create the driver for production of ecofriendly products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Main contents

1. Provide guidelines and information on sustainable procurement of ecolabelled products, prioritizing products awarded energy labels and ecolabels in compliance with Vietnamese and international regulations.

2. Provide information and guidelines on green public procurement.

c

In-charge and cooperating units

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of task No. 1; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Finance shall take charge of task No. 2 (for state funding); and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Planning and Investment shall take charge of task No. 2 (for development investment funding).

d

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2021 - 2030

9. Sustainable lifestyle and education enhancement, capacity enhancement

a

Objectives

Enhance technical qualifications, capacity and skills for sustainable production and consumption; promote sustainable and ecofriendly lifestyles.

b

Main contents

1. Formulate guidelines on sustainable tourism; launch sustainable tourism models and ecological tourism models in connection with introduction of traditional and ecofriendly products.

2. Provide instructions and information on sustainable and ecofriendly lifestyles and adopt good sustainable and ecofriendly living practices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Develop and launch short-term training programs; domestic and international online training programs for sustainable production and consumption; training courses on efficient use of natural resources, cleaner production, ecolabels and sustainable design, and approaching and developing sustainable markets.

5. Develop and incorporate sustainable production and consumption contents into undergraduate programs and educational programs at other levels.

6. Develop and incorporate sustainable production and consumption contents into vocational education.

7. Develop and offer training courses on sustainable tourism.

c

Contents

- Ministry of Culture, Sports and Tourism shall take charge of tasks No. 1 and 7; and cooperate in other relevant tasks.

- Consumers protection association shall take charge of task No. 2 as appropriate to their respective scopes of service; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of tasks No. 3 and 4; and cooperate in other relevant tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall take charge of task No. 6; and cooperate in other relevant tasks.

d

Time

2021 - 2030

10. Promotion of the circular economy for waste

a

Objectives

Promote adoption of the circular economy to contribute to efficient use of energy, fuels and raw materials and environmental protection.

b

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Provide guidelines on and training in adoption of circular economy models that involve efficient use of energy, fuels and raw materials in food processing, beverages, textile and garment, leather and footwear, plastic, paper and electronics sectors.

2. Disseminate and expand good practices for waste collection, reduction and reuse.

3. Connect supply and demand, develop markets for environmental, recycling/recycled and low-carbon technologies and products.

c

In-charge and cooperating bodies

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of task No. 1; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of task No. 2; and cooperate in other relevant tasks.

- Vietnam Environmental Industry Association shall take charge of task No. 3; and cooperate in other relevant tasks.

d

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2021 - 2030

11. Communications about sustainable production and consumption

a

Objectives

Raise the awareness of the community, enterprises, organizations and individuals towards sustainable production and consumption.

b

Main contents

1. Create guidebooks and disseminate policies, laws, knowledge and information about sustainable production and consumption.

2. Formulate documents, raise the awareness towards efficient use of natural resources, sustainable design, sustainable production, sustainable distribution, sustainable export and import, sustainable market development; sustainable procurement and sustainable waste management, promoting circulation of raw materials and fuels in production and consumption; and towards science and technology promoting sustainable production and consumption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Formulate documents, disseminate policies, models and good practices concerning sustainable production and consumption in provinces.

c

In-charge and cooperating units

- Ministry of Information and Communications shall take charge of task No. 1; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of task No. 2; and cooperate in other relevant tasks.

- Consumers protection associations shall take charge of task No. 3; and cooperate in other relevant tasks.

- People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall take charge of task No. 4; and cooperate in other tasks.

d

Time

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. Database development and modern information technology application for promotion of sustainable production and consumption

a

Objectives

Establish and develop modern databases that meet requirements for management and realization of sustainable production and consumption.

b

Main contents

1. Develop information systems and data centers for sustainable production and consumption.

2. Build platforms connecting Vietnam’s sustainable production and consumption networks with regional and global networks; platforms supporting enterprises in adoption of digital technology solutions, sustainable business operations and e-commerce, and sustainable chain connections.

3. Develop and launch product tracing information portals and systems, and implement electronic information systems using barcodes for ecofriendly product tracing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Promote application of information technology and artificial intelligence in waste source management and application of biotechnology in waste treatment; develop robots and employ artificial intelligence and modern design technology to save raw materials and natural resources.

6. Establish databases to adopt circular economy models for raw materials, waste and energy in industrial parks and economic zones.

c

In-charge and cooperating bodies

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of tasks No. 1, 2 and 3; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Science and Technology shall take charge of task No. 4; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Information and Communications shall take charge of task No. 5; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Planning and Investment shall take charge of task No. 6; and cooperate in other relevant tasks.

d

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2021 - 2030

13. Science and technology for promotion of sustainable production and consumption

a

Objectives

Boost innovation and application of modern science and technology in the direction of the circular economy to improve production performance, use natural resources sustainably and efficiently and protect the environment.

b

Main contents

1. Develop the 2021 - 2030 program for key science and technology for promotion of sustainable production and consumption.

2. Research on and apply modern science and technology and innovations in sustainable production and consumption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c

In-charge and cooperating units

- Ministry of Science and Technology shall take charge of tasks No. 1 and 3; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of task No. 2; and cooperate in other relevant tasks.

d

Time

2021 - 2030

14. Green finance for promotion of sustainable production and consumption

a

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Enable enterprises, organizations and units to access finance for sustainable investment, production and business and adoption of sustainable production and consumption models.

b

Main contents

1. Provide guidelines on and training in implementation of green credit for adoption of sustainable production and consumption models.

2. Enable relevant enterprises and organizations to access green finance to adopt sustainable production and consumption models and connect these enterprises and organizations.

c

In-charge and cooperating units

- State Bank of Vietnam shall take charge of task No. 1; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of task No. 2; and cooperate in other relevant tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Time

2021 - 2030

15. International cooperation in sustainable production and consumption

a

Objectives

Attract international resources for sustainable production and consumption in Vietnam.

b

Main contents

1. Build platforms for sustainable production and consumption, launch international cooperation programs in Vietnam and other countries to share information, experience and good practices concerning sustainable production and consumption; promote the circular economy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c

In-charge and cooperating units

- Ministry of Industry and Trade shall take charge of task No. 1; and cooperate in other relevant tasks.

- Ministry of Foreign Affairs shall take charge of task No. 2; and cooperate in other relevant tasks.

d

Time

2021 - 2030

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 24/06/2020 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.603

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.59.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!