ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
663/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày 05 tháng 4 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
GẠO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định
số 706/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông
báo số 125-TB/TU ngày 24 tháng 02 năm 2022 của Tỉnh ủy An Giang về việc Kết luận
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Dự thảo Đề án “Xây dựng và Phát triển thương hiệu
gạo tỉnh An Giang đến năm 2023 và tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 74/TTr-SCT ngày 23 tháng 3 năm
2022.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2030 (đính kèm).
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương,
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Bộ CT, Bộ NNPTNT, Bộ KHCN;
- TTTU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Sở: CT, NNPTNT, KHCN, KHĐT, TC, TTTT;
- Trung tâm XTTMĐT tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh, LMHTX tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Phòng: KTN, KTTH, HCTC;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần
Anh Thư
|
ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO TỈNH AN
GIANG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh An Giang)
PHẦN
I
1.
Sự cần thiết để xây dựng, ban hành Đề án
Việt Nam là một quốc gia
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu đạt sản lượng
6,15 triệu tấn với kim ngạch 3,07 tỷ USD, vượt qua Thái Lan về sản lượng và xếp
hàng thứ 2 trên thế giới, xếp sau Ấn Độ về xuất khẩu gạo (năm 2020, Ấn Độ xuất
khẩu đạt 13 triệu tấn). Năm 2021, Việt
Nam xuất khẩu 6,24
triệu
tấn, đạt 3,29
tỷ
USD, tăng 7,16% về kim ngạch so với cùng kỳ
năm 2020.
- Trong những năm gần
đây, gạo Việt Nam tham gia các kỳ thi đấu xảo gạo ngon nhất thế giới và đã đạt
được thành tích khá tốt, như giống gạo Lộc Trời 1 - của Tập đoàn Lộc Trời-An
Giang đã đạt TOP 3 gạo ngon nhất thế giới vào năm 2015; năm 2018, giống gạo Lộc
Trời 28 (hay còn gọi là gạo Thiên Vương) đoạt giải nhất tại Hội nghị thương mại
Gạo đại lục lần thứ 5 tại Trung Quốc, trong kỳ thi này, gạo Lộc Trời 28 của An
Giang vượt qua gạo Hom Mali nổi tiếng của Thái Lan….
Tuy nhiên, theo đánh
giá, sự thành công đó chỉ dừng lại ở một nội dung đơn lẻ của cuộc thi, của từng
doanh nghiệp tham gia; vấn đề quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, quảng bá thương
hiệu của địa phương còn hạn chế, dẫn đến phân tán nhiều nguồn lực trong vấn đề
xúc tiến thương mại và chiến lược thị trường tiêu thụ gạo.
Việt Nam chúng ta cũng
như tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có thế mạnh về trồng lúa, nhiều tiến bộ
khoa học được áp dụng cả trong khâu trồng trọt, canh tác lẫn chế biến, đóng gói
xuất khẩu, tuy nhiên hệ thống lại để xây dựng thương hiệu thì đến nay vẫn
chưa được bắt đầu, chỉ dừng lại thương hiệu của từng doanh nghiệp đơn lẻ như đã
nêu.
An Giang, với thế mạnh
là nông nghiệp, ngành hàng lúa gạo trong các năm qua đã đóng góp quan trọng vào
phát triển kinh tế- xã hội địa phương, hàng năm sản lượng gạo chế biến của tỉnh
đạt gần 2 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 500.000 tấn, tuy nhiên vấn đề đồng
bộ về tiêu chuẩn chất lượng còn hạn chế, lượng gạo tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu được đóng túi có thương hiệu còn ít. Ngoài ra, quy mô diện tích trồng lúa
cũng như năng suất canh tác của tỉnh gần như đã tiệm cận với các điều kiện phát
triển của tỉnh, vì vậy vấn đề thương hiệu, chất lượng được xem là công cụ đột
phá mới nhằm tăng giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng lúa gạo
trong thời gian tới.
- Tên đề án: Đề án Xây dựng
và phát triển thương hiệu gạo Tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2030.
- Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Công Thương,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Xúc
tiến Thương mại và Đầu tư.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch - Đầu tư, Sở Thông tin- Truyền thông; Cục Thống kê; Cục Thuế; Hội Nông dân tỉnh, Liên minh
Hợp tác xã tỉnh;
UBND huyện, thị, thành phố.
- Đơn vị tham gia thực hiện
(đối tượng thụ hưởng): các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh lúa gạo, các hợp
tác xã và các hộ nông dân trồng lúa.
- Thời gian thực hiện:
Năm 2022- 2030
+ Giai đoạn 1 (Từ
năm 2022-2025): Lựa chọn một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo điển hình của tỉnh
tham gia Đề án.
+ Giai đoạn 2 (Từ
năm 2026-2030): Trên cơ sở kết quả triển khai Đề án giai đoạn 1 cũng như kết
quả vận hành của 04 chương trình (giống, canh tác, chế biến, quảng bá- xúc tiến
thương mại) thực hiện mở rộng các doanh nghiệp tham gia trên cơ sở chấp thuận của
UBND tỉnh.
- Địa điểm thực hiện: Tỉnh
An Giang
Thương hiệu và vấn đề
xây dựng thương hiệu cho hàng hóa hiện nay đang được chú trọng và phát triển mạnh
mẽ từ các cá nhân, doanh nghiệp, người trực tiếp tạo ra sản phẩm và cung ứng sản phẩm ra thị
trường, đến cơ quan quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp
đóng vai trò quản lý, hỗ trợ và trung gian để cá nhân, doanh nghiệp cung ứng sản
phẩm… Xây dựng và phát
triển thương hiệu là vấn đề không chỉ mang tính thời sự, mà thực sự là yếu tố cần
thiết đối với cá nhân, doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường
hiện nay.
Thương hiệu không chỉ là
nhãn hiệu gắn lên một sản phẩm, dịch vụ đơn thuần, một thương hiệu thành công sẽ
tạo ra một bản sắc riêng biệt trong tâm trí khách hàng và trở thành tài sản vô
hình của cá nhân, doanh nghiệp gắn với sản phẩm.
Trên thế giới, các doanh nghiệp đã thành công thông qua cạnh tranh bằng
thương hiệu như: Cocacola, Pepsi,…. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp cũng đã tạo dựng và
phát triển thương hiệu nổi
tiếng không
chỉ ở thị
trường nội
địa mà còn
ở thị trường xuất khẩu như: thương hiệu sữa Vinamilk, Dược Hậu Giang, cà phê Trung
Nguyên, dệt may An Phước, viễn thông di động (Vinaphone, Mobifone, Viettel)…
thương hiệu thành công sẽ được khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm khi
nghe nói đến tên thương hiệu và sẵn sàng chi trả khi có nhu cầu.
Xây dựng thương hiệu là
tạo dựng biểu tượng, hình tượng về doanh nghiệp, về sản phẩm trong tâm trí người
tiêu dùng. Sự nhận biết về thương hiệu sản phẩm thể hiện qua sự nhận biết về
nhãn hiệu, tên của doanh nghiệp, chỉ dẫn địa lý,… cũng như bao bì của sản phẩm.
Xây dựng được thương hiệu doanh nghiệp sẽ có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi,
qua đó thể hiện trách nhiệm, cam kết về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đối
với khách hàng, giúp khách hàng nhận biết và có thái độ tin cậy đối với sản phẩm,
thông qua những hình tượng đó mà người tiêu dùng sẵn sàng lựa chọn sản phẩm của
doanh nghiệp cũng như chấp nhận đầu tư vào doanh nghiệp góp phần nâng cao giá
trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp.
Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nông nghiệp.
Quyết định số
706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát
triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Thông báo số
180/TB-VPCP ngày 04/4/2017 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Giải pháp phát triển bền vững ngành
hàng lúa gạo Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Quyết định số
942/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát
triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến
năm 2030.
Quyết định số 150/QĐ-TTg
ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định số
255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch
cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Quyết định số
422/QĐ-UBND ngày 01/03/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành kế hoạch
chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo tỉnh An Giang giai đoạn
2017-2020, định hướng đến năm 2030.
Kể từ năm 1989,
Việt Nam sản xuất lúa, gạo không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước
mà bắt đầu tham gia xuất khẩu gạo. Tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo năm sau
cao hơn năm trước, năng lực xuất khẩu gạo của Việt Nam (chủ yếu là các tỉnh thuộc
vùng ĐBSCL) tăng dần qua các năm.
Đối với tỉnh An
Giang, năm
2020,
xuất khẩu gạo của tỉnh đạt 499.070 tấn, tương đương kim ngạch đạt 270,1 triệu
USD, với thị trường xuất khẩu 68 quốc gia của 5 Châu Lục (Châu Á, Châu Âu, Châu
Mỹ, Châu Phi và Châu Đại Dương). Năm 2021, xuất khẩu gạo An Giang đạt 518.000 tấn,
tương đương kim ngạch 281 triệu USD.
Trong những năm qua, tỉnh
đặc biệt quan tâm và chú trọng đến cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều
kiện tăng trưởng, phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch, nhất là
phát triển mạnh thị trường tiêu thụ mặt hàng chủ lực lúa gạo trong và ngoài nước.
Hiện tại, An Giang có tổng cộng 21 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến gạo có xây dựng
thương hiệu riêng của mình, nhưng đến nay cũng chưa có xây dựng thương hiệu sản
phẩm gạo chung của tỉnh trong sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý).
Thương hiệu gạo Hạt Ngọc
Trời ra đời - là người bạn đồng hành tin cậy trong từng bữa cơm gia đình, gạo Hạt
Ngọc Trời là sự lựa chọn tốt cho các sản phẩm gạo
an toàn, chất lượng, có giá trị dinh dưỡng cao đến người tiêu dùng thông qua
các hoạt động nghiên cứu, công nghệ và sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững.
Giống: Tập đoàn Lộc
Trời đã đầu tư nghiên cứu lai tạo giống, nâng cao chất lượng gạo trong xay xát,
bảo quản. Các giống do Lộc Trời nghiên cứu và triển khai gieo trồng thành công
tại An Giang bao gồm các giống như Bắc Đẩu, Tiên Nữ, Thiên Long, Jasmine thuần
chủng, Lộc Trời 28… Đây là các loại giống có ưu thế trong xây dựng thương hiệu.
Sản
phẩm:
Bao bì sản phẩm gạo Hạt Ngọc Trời được thiết kế chuyên nghiệp, định vị thương
hiệu tốt, được khách hàng yêu thích bởi sự sang trọng và tiện lợi. Tập đoàn Lộc
Trời đã xây dựng được bộ nhận dạng sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm và kết
hợp với Viện dinh dưỡng, Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, thử nghiệm lâm sàng gạo mầm
Vibigaba trên người, mời các bác sĩ, chuyên gia tư vấn để tìm hiểu, tư vấn và
giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Gạo Hạt Ngọc Trời đã được định vị và khẳng định vị thế của sản
phẩm, được người tiêu dùng đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, tính an
toàn/không có chất phụ gia, nguồn gốc sản phẩm, độ ngon,… Tuy nhiên sản phẩm
chưa ổn định về chất lượng cơm và chưa có ưu điểm nổi bật, khác biệt so với thị
trường.
Hệ
thống phân phối: Hiện tại Tập đoàn Lộc Trời có hệ thống phân phối khoảng 1.000 điểm bán cả kênh GT
(kênh chợ
truyền thống) và
MT (kênh
siêu thị),
trong đó kênh MT chiếm 30% số lượng. Việc xây dựng và giữ hệ thống phân phối gạo
thương hiệu rộng rãi là một bài toán rất khó khăn vì sản lượng bán còn thấp. Hoạt
động tại 70% điểm bán kênh GT khá thụ động và họ không tích cực phân phối hay
có hợp đồng phân phối độc quyền theo từng địa bàn địa lý. Chưa tập trung đúng
thị trường mục tiêu của những khách hàng trung tâm tại các thành phố lớn.
5.
Dự báo và định hướng phát triển ngành hàng lúa gạo trong thời gian tới
5.1. Dự báo về
ngành hàng lúa gạo
5.1.1. Dự báo
khó khăn xuất khẩu gạo tỉnh An Giang đến năm 2030
Trong bối cảnh chung,
An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, xuất khẩu gạo tiếp tục chịu sự chi phối
bởi động thái của các quốc gia như: Ấn Độ, Thái Lan,...
Đối với
các nước nhập khẩu gạo như: Philippin, Indonesia, Malaysia,... sẽ ít có biến động
về tăng sản lượng nhập khẩu. Đáng chú ý là Trung Quốc, là quốc gia đông dân nhất
thế giới hiện vào khoảng trên 1,3 tỷ người, có nhu cầu nhập khẩu gạo từ các quốc
gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn vận dụng chính sách đóng-mở
cửa khẩu biên giới và đặc biệt là nhiều chính sách trong kiểm soát nhập khẩu gạo
làm cho tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tỉnh An Giang và Việt Nam
nói chung sẽ không ổn định và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro khi xuất khẩu vào
thị trường này.
Đối với các nước
nhập khẩu gạo có giá trị kinh tế cao như: Hoa Kỳ, EU,... và ngay cả Trung Quốc
cũng đang trong giai đoạn tăng cường kiểm soát các hoạt chất, dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật trong mặt hàng gạo và đang có xu hướng chuyển dần sang gạo an toàn,
gạo hữu cơ, gạo truy nguyên nguồn gốc, gạo có thương hiệu, gạo có minh bạch hóa
các thông tin trên nhãn hiệu bao bì.
Đứng trước
viễn cảnh nêu trên, vấn đề hiện tại và xu hướng tiêu dùng gạo sạch, an toàn,
thương hiệu,... không chỉ dừng lại ở những thị trường Hoa Kỳ, EU mà là xu hướng
chung của người tiêu dùng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, ngành hàng xuất
khẩu gạo tỉnh An Giang muốn duy trì sự phát triển thì chắc chắn phải canh tác,
sản xuất, chế biến và cung ứng ra thị trường những sản phẩm gạo an toàn, chất
lượng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng hay nói khác đi là gạo cung ứng ra
thị trường tiêu thụ phải là gạo có thương hiệu.
- Về thương mại gạo toàn cầu: Theo dự
báo của Tổ chức nông lương thế giới (FAO): Tổng lượng gạo giao dịch vào năm
2022 ước đạt 45 triệu tấn.
- Về nhu cầu chất lượng: Lượng tiêu thụ gạo toàn cầu
liên tục tăng trong những năm gần đây do dân số thế giới tăng, dự báo đạt khoảng
535 triệu tấn vào năm 2030 (tương đương mức tăng 1%/năm). Tiêu thụ gạo của châu
Á ước chiếm khoảng 2/3 tổng cầu về gạo của thế giới vào năm 2030 (OECD/FAO,
2014). Mặc dù thế giới sẽ vẫn phải duy trì một lượng gạo bình dân vừa đủ để đảm
bảo an ninh lương thực, gạo chất lượng cao (gạo thơm, gạo hữu cơ…) sẽ được sản
xuất nhiều hơn nhằm phục vụ cho phân khúc thị trường người tiêu dùng có thu nhập
và văn hóa tiêu dùng ngày càng cao hơn.
- Về thị trường nhập khẩu: Nhập khẩu
gạo của Châu Phi và Trung Đông dự báo tiếp tục tăng do sự gia tăng nhanh chóng
của dân số và thu nhập, trong khi sản xuất bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên. Đối
với Trung Quốc, diện tích trồng lúa giảm nhưng năng suất gạo được dự báo sẽ
tăng. Tiêu thụ gạo/đầu người của Trung Quốc giảm do thu nhập tăng lên, người
dân giảm lượng gạo tiêu thụ trong khẩu phần, nhưng để đảm bảo an ninh lương thực
và sức mạnh quân sự, Trung Quốc sẽ vẫn duy trì kho dự trữ lúa gạo ở mức cao.
Philippin cũng sẽ cùng với Trung Quốc là hai nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.
FTAs mở ra nhiều cơ hội
cho ngành hàng lương thực tiếp cận các thị trường có nhu cầu nông sản lớn như: Mỹ, Nhật,
Mexico, EU
và
Hàn Quốc sẽ làm gia tăng sản xuất nông nghiệp, tăng khả năng cạnh
tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, mở ra những cơ hội mới.
Các thị trường tập trung
như Philippines, Malaysia, xây dựng chính sách tự cung - an ninh lương thực quốc
gia. Chính phủ quản lý tập trung nhập khẩu lương thực nhưng mở cửa thị trường
cho tư nhân tham gia nhập khẩu.
- Về thị trường
xuất khẩu:
trong 10 năm tới, dự báo Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm hơn 47% xuất khẩu gạo thế
giới và đóng góp 87% tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu.
Ngoài Thái Lan, các đối
thủ cạnh tranh chính của Việt Nam sẽ gồm Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Myanmar cũng
có triển vọng trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á, nhưng khả năng cạnh
tranh với Việt Nam và Thái Lan chưa rõ ràng.
Như vậy, trong giai đoạn
10 năm tới, mức độ cạnh tranh về sản phẩm gạo trên thị trường quốc tế ngày càng
trở nên gay gắt, ngoài đối thủ truyền thống là Thái Lan, gạo Việt Nam phải đối
mặt với các đối thủ lớn như: Ấn Độ, Myanmar và cả Mỹ. Áp lực cạnh tranh đối với
gạo Việt Nam không chỉ là vấn đề về giá, chất lượng mà việc duy trì hình ảnh,
lòng tin của thị trường thế giới đối với gạo Việt Nam còn là yêu cầu cấp bách
và quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập.
- Về thị trường
trong nước: Diện
tích canh tác và tổng sản lượng gạo sẽ giảm do thời tiết, xâm nhập mặn, chính
sách Nhà
nước thay
đổi cơ cấu cây trồng. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, dẫn đến nhu cầu nông sản gia
tăng, đặc biệt là gạo. Đồng thời, khi thu nhập và đời sống được cải thiện, người
dân muốn lựa chọn sản phẩm ngon hơn, chất lượng tốt hơn và truy xuất được nguồn
gốc. Người tiêu dùng ngày càng chú ý đến gạo có thương hiệu và có xu hướng chuyển
sang các sản phẩm gạo an toàn, sản phẩm mang tính chất hữu cơ, nhu cầu sử dụng
thực phẩm chức năng (GI thấp) ngày càng tăng.
Việt Nam đang có chính
sách khuyến khích xây dựng thương hiệu gạo Quốc gia, và việc xây dựng thương hiệu đối với gạo đóng túi là rất đúng đắn
vì
hiện tại gạo đóng túi chỉ chiếm khoảng 01% tổng lượng gạo tiêu thụ tại Việt Nam. Các nhà cung cấp
chưa xây dựng được thương hiệu một cách hệ thống, do các khâu trong chuỗi cung ứng chưa được kiểm soát tốt.
+ Dự báo nhu cầu tiêu
thụ gạo trong nước.
Với quy mô dân số hiện
tại, nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân ước khoảng 8,2 triệu tấn/năm. Nhu cầu gạo
đóng túi có thương hiệu khoảng 02 triệu tấn/năm, trong đó vùng thành thị chiếm
khoảng 65%, còn lại là vùng nông thôn khoảng 35%.
+ Về phát triển các điểm
bán lẻ mặt hàng gạo:
DỰ BÁO TRIỂN VỌNG
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Số lượng điểm bán lẻ
|
19.841
|
25.794
|
31.746
|
35.714
|
Giai đoạn 2025-2030: Trung bình mỗi năm số lượng các điểm bán lẻ dự
báo tăng khoảng 5-7%/năm.
5.2. Định hướng phát triển ngành hàng lúa gạo
5.2.1. Định hướng đến năm 2030 đối với ngành hàng lúa gạo Việt Nam
- Về định hướng thương hiệu gạo: Theo Quyết
định số 706/QĐ-TTg ngày 21/05/2015 xác định đến năm 2030 các vùng sản xuất lúa
gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương
hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm; phấn đấu đạt 50% sản
lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng
gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.
- Về thị trường chung: Theo quyết định số
942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát
triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến
năm 2030, xác định đến năm 2030, thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng
kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường Châu Phi chiếm khoảng 25%, thị trường Trung
Đông chiếm khoảng 5%, thị trường Châu Âu chiếm khoảng 6%, thị trường Châu Mỹ
chiếm khoảng 10%, thị trường Châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
- Về chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Đến
năm 2030, tỷ trọng gạo trắng thường chỉ chiếm khoảng 25%, trong đó gạo phẩm cấp
thấp và trung bình không vượt quá 10% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo thơm, gạo đặc
sản, gạo Japonica chiếm khoảng 40%, gạo nếp chiếm khoảng 25%; tăng dần tỷ trọng
các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng,
gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm
khác từ lúa gạo (khoảng trên 10%).
5.2.2. Định hướng
đến năm 2030 đối với ngành hàng lúa gạo An Giang
a. Định hướng
gieo trồng lúa tỉnh An Giang đến năm 2030
- Phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng nâng
cao giá trị hạt lúa trên một đơn vị diện tích đất sản xuất, tăng tính cạnh
tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường xuất khẩu.
- Tổ chức lại sản xuất
+ Theo nhu cầu thị trường
giúp tăng thu nhập người nông dân; trong đó lấy doanh nghiệp và nông dân làm trọng
tâm, tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu gạo đặc sản của tỉnh An Giang.
Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, tạo ra các chính sách đòn bẩy thúc đẩy doanh
nghiệp, nông dân và các thành phần tham gia cùng phát triển; tập trung mời gọi,
thu hút đầu tư.
+ Lấy ứng dụng khoa học
- công nghệ làm khâu đột phá, tăng cường việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất lúa để nâng cao chất lượng và giá trị lúa gạo, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
+ Sản xuất lúa gắn với
bảo vệ môi trường, từng bước tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn đáp ứng nhu cầu thị
trường, sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
- Tập trung đào tạo
nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật và trình độ sản xuất của nông dân đáp ứng yêu
cầu sản xuất lúa hàng hóa đạt chất lượng, an toàn.
- Chọn lọc và phát huy
có hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp đã ban hành
giúp tổ chức lại sản xuất, phát triển sản phẩm có nhãn hiệu, thương hiệu.
- Tỷ lệ diện tích gieo
trồng lúa có liên kết sản xuất (cánh đồng lớn, gắn với doanh nghiệp tiêu thụ):
25% - 28% tương
tương khoảng 160.000 - 179.000 ha.
- Ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật để lợi nhuận cho người trồng lúa hàng hóa đạt từ 30% so với giá
thành sản xuất lúa.
* Giai đoạn
2021 - 2025, hơn 70% diện tích vùng chuyên canh nằm trên địa bàn 05
huyện: Thoại Sơn (chiếm 19,6%), Châu Phú (16,6%), Phú Tân (12,3%), Châu Thành (11,9%),
Tri Tôn (11,4%).
* Giai đoạn
2026 - 2030, gần 90% diện tích vùng chuyên canh nằm trên địa bàn 7 huyện:
Thoại Sơn (17,2%), Châu Phú (16%), Tri Tôn (15,1%), Châu Thành (13,9%), Phú Tân
(10,2%), Chợ Mới (8%), Tịnh Biên (7,7%).
b. Định
hướng thị trường xuất khẩu
Theo Quyết định số
422/QĐ-UBND ngày 01/03/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành kế hoạch
chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo tỉnh An Giang giai đoạn
2017-2020, định hướng đến năm 2030, xác định:
- Tăng tỷ lệ gạo xuất
khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo An Giang:
+ Tăng tỷ lệ gạo xuất
khẩu trực tiếp vào các thị trường, trực tiếp vào hệ thống phân phối gạo của các
nước; khai thác hợp lý, hiệu quả kênh xuất khẩu qua trung gian, nhất là đối với
các thị trường không thuận lợi trong vận chuyển, giao nhận, bảo quản và thanh
toán.
+ Thực hiện đạt mục
tiêu về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo An Giang góp phần thực
hiện thành công Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Thị trường xuất khẩu:
Đến năm 2030, thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim ngạch xuất
khẩu gạo, thị trường Châu Phi chiếm khoảng 25%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng
3%, thị trường Châu Âu chiếm khoảng 9%, thị trường Châu Mỹ chiếm khoảng 7%, thị
trường Châu Đại Dương chiếm khoảng 6%.
Từ những cơ sở nêu trên, Đề án
“Xây dựng và Phát triển thương
hiệu gạo Tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” được thực hiện
không chỉ góp phần quản lý và nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm gạo tỉnh
An Giang mà còn tạo dựng hình ảnh, uy tín và thương hiệu gạo tỉnh An Giang và của
Việt Nam nói chung trên toàn thế giới.
1.1.
Mục tiêu chung
- Phát triển thương hiệu
gạo tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Có được nhãn hiệu, thương hiệu gạo
tỉnh An Giang, đẩy mạnh tiêu
thụ gạo thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm gạo trên thị trường, nâng cao giá trị hạt gạo, góp phần thực hiện
thắng lợi chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tỉnh An Giang và tái cơ cấu lại ngành
nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, góp phần xây dựng
nông thôn mới, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
1.2.
Mục tiêu cụ thể
1.2.1.
Mục tiêu tiêu thụ nội địa
Phấn đấu đến năm 2025,
gạo thương hiệu An Giang tiêu thụ cho thị trường nội địa khoảng 5.000 tấn; đến
năm 2030 tiêu thụ đạt khoảng 10.000 tấn.
Gạo An Giang có mặt tại
các hệ thống phân phối như:
+ Kênh phân phối hiện đại:
Tham gia vào tất cả các hệ thống bán lẻ của các siêu thị lớn như Coop Mart,
VinMart, Big C, Auchan, Bách Hóa Xanh,...
+ Kênh phân phối truyền
thống: Phân phối tại các chợ, đại lý, cửa hàng.
+ Kênh Horeca (Cung ứng
gạo qua kênh bếp ăn chuỗi nhà hàng, khách sạn): Tham gia các chuỗi cung ứng cho
các nhà hàng, khách sạn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh, thành phố có thế mạnh về phát triển du lịch,...
1.2.2.
Mục tiêu kinh doanh xuất khẩu
Tập trung vào các thị
trường lớn và thị trường cao cấp như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Philippin...trong đó:
- Phấn đấu đến năm 2025,
xuất khẩu gạo mang thương hiệu An Giang đạt tỷ lệ khoảng 10% trong tổng lượng gạo
xuất khẩu của tỉnh; Về lượng phấn đấu xuất khẩu vào năm 2025 đạt khoảng từ
45.000 tấn đến 50.000 tấn.
- Phấn đấu đến năm 2030
xuất khẩu gạo mang thương hiệu An Giang đạt khoảng 100.000 tấn.
1.2.3.
Mục tiêu phát triển thương hiệu đến 2025 và đến năm 2030
- Đến
năm 2025:
Gạo
An Giang được nhận diện cũng như được yêu thích của người tiêu dùng.
- Từ
năm 2026-2030:
+ Xây
dựng và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với gạo thương hiệu An
Giang.
+
Phấn đấu Gạo thương hiệu An Giang trở thành thương hiệu gạo quốc gia.
1.3. Hiệu quả mang
lại của Đề án
1.3.1. Hiệu quả về mặt
xã hội
Giúp người tiêu dùng có
thay
đổi thói quen từ mua gạo không thương hiệu sang mua gạo có thương hiệu.
Đáp ứng yêu cầu của
người dân về an toàn sức khỏe và góp phần bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Góp phần xây dựng và
phát triển lòng trung thành của khách hàng, lòng tự hào khi sử dụng sản phẩm gạo
thương hiệu Việt.
1.3.2. Hiệu quả về mặt
quản lý
Tạo điều kiện thuận lợi
cho các cơ quan chức năng liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản
phẩm lúa gạo.
Phát triển ngành hàng gạo
theo hướng bền vững, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang.
1.3.3. Hiệu quả
về mặt kinh tế
Đề án sẽ tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành lúa gạo của tỉnh,
nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo An Giang, Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu,
phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo
của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị
gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường
thế giới.
2.
Nhiệm vụ, giải pháp của Đề án
2.1. Xây dựng
và ban hành các Chương trình
Đề án Xây dựng và Phát
triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang được xây dựng trên cơ sở 4 Chương trình: Giống,
canh tác, chế biến và quảng bá -xúc tiến thương mại.
2.1.1. Chương
trình giống
Sở Khoa học và Công nghệ
chủ trì, phối hợp các cơ quan tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai Chương
trình giống phục vụ Đề án, cụ thể một số nội dung của Chương trình như sau:
- Nghiên cứu lai tạo,
sàng lọc, tuyển chọn các giống lúa đáp ứng mục tiêu năng suất, chất lượng.
- Xây dựng bộ tiêu chí
chất lượng sàn cần đạt cho thương hiệu gạo An Giang, đồng thời cũng tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp khác tham gia vào Đề án.
- Xây dựng các quy
trình canh tác đáp ứng yêu cầu của từng giống và theo điều kiện canh tác tỉnh
An Giang.
- Giống lúa phục vụ xây
dựng thương hiệu gạo An Giang luôn được nghiên cứu cải tiến, tổ chức đánh giá,
nâng cấp phiên bản về chất lượng ít nhất 02 năm/lần.
- Giống lúa tuyển trọn
được phân theo những dòng sản phẩm khác nhau (dòng gạo thơm, dòng gạo đặc sản,
dòng gạo cao cấp,..), đáp ứng yêu cầu của từng phân khúc thị trường khác nhau,
nhằm phục vụ các nhóm khách hàng có thu nhập, văn hóa, vùng miền khác nhau.
- Hàng năm cần có những
Đề tài, dự án nghiên cứu khảo nghiệm, phục tráng các loại giống lúa; hoặc đề xuất
mua quyền sở hữu các giống có triển vọng cao và phù hợp với thổ nhưỡng của tỉnh.
- Trong giai đoạn đầu của
Đề án, chọn các giống tiêu biểu để xây dựng thương hiệu (lưu ý: giống thuần, kháng
bệnh, đặc điểm sinh trưởng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ dưỡng An Giang, gạo
thơm ngon đặc trưng, đáp ứng quy mô sản xuất lớn, tuân thủ các quy định về bản
quyền,…); có thể lựa chọn
thông qua các cuộc thi đấu xảo và các giống được nghiên cứu, phát triển từ Tập
đoàn Lộc Trời. Trước tiên, có thể tập trung nghiên cứu lựa chọn và phát triển
các loại giống phục vụ Đề án như: LT18, LT28, OM18,...
- Nghiên cứu du nhập các
giống gạo ngon của nước ngoài về, để xây dựng thương hiệu cho thị trường nội địa.
- Thường xuyên rà soát và
bổ sung các loại giống lúa mới vào bộ giống lúa phục vụ thương hiệu gạo của tỉnh.
Nghiên cứu các giống lúa đặc sản chuyên phục vụ dự thi các giải gạo ngon trong
nước và quốc tế.
- Thực hiện thuê chuyên
gia nghiên cứu đề tài hoặc xây dựng báo cáo ngắn phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức của các giống cho thương hiệu gạo An Giang so với các giống
gạo của Thái Lan, Campuchia,... và các giống gạo ngon của Việt Nam đạt giải
trong các kỳ thi quốc tế như ST25,...Từ đó, phát huy thế mạnh, đề ra các giải
pháp khắc phục các hạn chế.
- Nghiên cứu Chương
trình giống lúa có thể chia làm 03 giai đoạn: Từ nay đến 2023 và từ 2024-2025
và từ 2026 trở về sau.
- Thực hiện việc quản
lý, kiểm tra, xác nhận việc sử dụng các bộ giống trên địa bàn cho các đối tượng
tham gia Đề án.
2.1.2. Chương
trình canh tác
- Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan tham mưu UBND tỉnh ban hành
và triển khai chương trình canh tác phục vụ Đề án.
- Chương trình sẽ xây dựng
các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng cho các vùng nguyên liệu tham gia Đề án xây
dựng và phát triển thương hiệu gạo An Giang.
- Quy trình kỹ thuật
canh tác lúa cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu. Trong đó các
khâu canh tác được tiêu chuẩn hoá (từ khâu làm đất chuẩn bị xuống
giống đến
khâu xuống giống, bón phân, quản lý nước, quản lý dịch hại, thu hoạch) và lấy
tiêu chuẩn canh tác SRP 90 điểm làm điểm sàn, cũng như cần tham chiếu Nghị định
103/2020/NĐ-CP ngày 04/9/2020 của Chính phủ quy định về chứng nhận chủng loại gạo
thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu.
- Tổ chức lại sản xuất,
đảm bảo chất lượng ổn định, tạo mạng lưới sản xuất giống từ nguyên chủng đến giống
xác nhận gắn với doanh nghiệp sản xuất, ưu tiên các mô hình liên kết sản xuất gắn
liền với tiêu thụ.
- Quy hoạch vùng trồng
cho các giống lúa phục vụ xây dựng thương hiệu An Giang. Giống lúa nào tương ứng
với vùng sản xuất đó.
- Ưu tiên các vùng sản
xuất lúa 02 vụ để phát triển nguồn nguyên liệu cho thương hiệu gạo An Giang.
- Có chính sách hỗ trợ
cho các doanh nghiệp thực hiện canh tác theo các tiêu chuẩn của thị trường phục
vụ xây dựng thương hiệu.
- Tiếp tục phát triển
các hợp tác xã, liên kết sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây
dựng, phát triển thương hiệu gạo.
- Thực hiện việc quản
lý, kiểm tra, xác nhận vùng nguyên liệu theo Chương trình canh tác được phê duyệt.
2.1.3. Chương
trình chế biến
Sở Công Thương chủ trì,
phối hợp các cơ quan tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai Chương trình chế
biến gạo phục vụ Đề án, cụ thể một số nội dung, yêu cầu của Chương trình như
sau:
- Xây dựng một quy trình
chế biến gạo đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước lẫn quốc tế (từ nhà
xưởng, kỹ thuật công nghệ, hệ thống máy móc, trang thiết bị, hệ thống quản lý
chất lượng đến tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì đóng gói…).
- Chương trình chế biến
gạo là cơ sở, tiêu chuẩn để áp dụng chung cho quy trình chế biến, bảo quản,
tiêu thụ và xuất khẩu gạo mang thương hiệu An Giang.
- Chú trọng công nghệ
sau thu hoạch, silo
bảo
quản và logistic đồng ruộng.
- Dây chuyền chế biến gạo đảm bảo
môi trường phát thải như bụi và tiếng ồn,…
- Ưu tiên hỗ trợ công
nghệ chế biến sâu về gạo, các sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo.
- Thường xuyên rà soát
cập nhật những quy định, hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn gạo đối với thị trường
xuất khẩu và nội địa.
- Đề xuất, phối hợp các
Sở, ngành liên quan triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia
Thương hiệu gạo An Giang áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm chế
biến, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến,...
- Nghiên cứu hỗ trợ các
doanh nghiệp tham gia Đề án thương hiệu gạo An Giang đầu tư các dây chuyền chế
biến gạo hiện đại, tiên tiến trên thế giới; hoàn thiện hệ thống lưu giữ, bảo quản,
chế biến sau thu hoạch đảm bảo chất lượng gạo.
- Nghiên cứu công nghệ
chế biến để phát triển dòng sản phẩm gạo còn cám, nguyên cám.
- Thực hiện việc quản
lý, kiểm tra, xác nhận việc các doanh nghiệp chế biến gạo tham gia Đề án.
2.1.4. Chương
trình Quảng bá - Xúc tiến thương mại
Trung tâm Xúc tiến
thương mại và Đầu tư tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu UBND
tỉnh ban hành và triển khai các hoạt động của Chương trình quảng bá, xúc tiến
thương mại gạo An Giang. Cụ thể một số nội dung, yêu cầu của Chương trình như
sau:
- Chương trình quảng
bá, xúc tiến thương mại gạo thương hiệu An Giang là cơ sở để đưa ngành hàng gạo
An Giang đến với đông đảo người tiêu dùng, nhà phân phối, tiêu thụ trong và
ngoài nước.
- Xây dựng một chương
trình quảng bá gạo thương hiệu An Giang đảm bảo các hoạt động quảng bá truyền
thông đồng bộ, đầy đủ các kênh truyền thông để có mức độ nhận diện thương hiệu
tốt nhất nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các Doanh nghiệp tham gia Đề án xây dựng thương
hiệu gạo An Giang đạt hiệu quả cao.
- Chương trình quảng bá
thương hiệu là cơ sở, tiêu chuẩn để áp dụng chung cho quy trình xây dựng các hoạt
động quảng bá truyền thông gạo mang thương hiệu An Giang chung cho các Doanh
nghiệp tham gia.
- Chương trình sẽ quảng
bá các dòng sản phẩm gạo được sản xuất, chế biến theo chương trình giống, canh
tác và chế biến được UBND tỉnh phê duyệt.
- Tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền, quảng bá thương hiệu gạo An Giang trên các trang mạng
xã hội, cổng thông tin điện tử tỉnh và các Cổng thông tin điện tử địa phương;
quảng bá sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh
(www.sanphamangiang.com,...).
- Chú ý gạo thương hiệu
An Giang được đẩy mạnh tuyên truyền, tiêu thụ tại các Siêu thị, hệ thống phân phối,
bếp ăn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh An Giang. Đảm bảo người An Giang cũng như
khách du lịch khi đến An Giang được cảm nhận, thưởng thức các loại gạo mang
thương hiệu An Giang.
- Hình thành các gói
quà tặng về đặc sản lúa gạo mang thương hiệu An Giang; tổ chức các cuộc thi nấu
ăn thử để quảng bá.
- Đến năm 2025, gạo
mang thương hiệu An Giang phải khẳng định được thị trường nội địa.
- Thuê tư vấn nghiên cứu
định vị thị trường xuất khẩu và xây dựng kế hoạch phát triển thị trường gạo xuất
khẩu của An Giang.
- Hàng năm tổ chức các
sự kiện xúc tiến quảng bá gạo mang thương hiệu An Giang đến thị trường ngoài nước.
2.2. Các bước
triển khai Đề án
2.2.1. Giai đoạn từ năm
2022 đến năm 2025
- Lựa chọn một số doanh
nghiệp điển hình tham gia Đề án, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp có vùng
nguyên liệu trên địa bàn tỉnh và có đủ năng lực để triển khai quy trình canh
tác với giống lúa phục vụ Thương hiệu gạo An Giang, có năng lực trong chế biến
xuất khẩu gạo và kinh nghiệm tổ chức, tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài
nước.
- Xây dựng thương hiệu
gạo An Giang sẽ bắt đầu ở khâu chọn giống (nghiên cứu chất lượng giống, đánh
giá khả năng phát triển thị trường của giống dự kiến được chọn,...); sau đó sẽ
tiến hành chọn vùng canh tác phù hợp với giống lúa được chọn; tiến hành tổ chức
gieo trồng lúa theo quy trình kỹ thuật canh tác được xác định; thực hiện quy
trình chế biến gạo, đóng gói nhãn hiệu theo hệ thống các tiêu chuẩn quy định, hệ
thống quản lý chất lượng của các thị trường xuất khẩu; tổ chức quảng bá thương
hiệu gạo và xâm nhập vào hệ thống các kênh phân phối. Tín hiệu thị trường là một
trong những yếu tố quan trọng để thực hiện chọn giống canh tác. Từ khâu nghiên
cứu-chọn giống đến khâu canh tác, chế biến, đóng gói- nhãn hiệu và quảng
bá-tiêu thụ sản phẩm luôn có sự đồng hành của doanh nghiệp tham gia Đề án.
Giai đoạn 2022-2025 được
xác định là giai đoạn vừa xây dựng vừa phát triển Thương hiệu. Nghĩa là giai đoạn
để đánh giá thực tiễn các quy trình triển khai, tiến tới thiết lập, hệ thống
các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật của lúa gạo mang thương hiệu An Giang; giai
đoạn để vận hành đồng bộ các chương trình phục vụ Đề án; giai đoạn để xác lập
nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang cũng như hoàn thiện về chiến lược, kế hoạch
xúc tiến thị trường tiêu thụ gạo trong và ngoài nước.
Trên cơ sở những nội
dung được xác lập trên, các bước triển khai Đề án được cụ thể hóa như sau:
Bước thực hiện
|
Đơn vị
|
Nội dung công việc
|
Thời gian
|
Bước
1
|
Sở Công Thương
|
(1) Sở Công Thương
hoàn chỉnh Đề án, thực hiện các nội dung tham mưu để Ban cán sự Đảng UBND tỉnh
xem xét, đăng ký thông qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy
|
Theo
tiến độ công việc
|
(2) Trình UBND tỉnh
ban hành Đề án
|
(3) Trình UBND tỉnh
thành lập Ban Quản lý Đề án và Tổ Công tác (Tổ Thư ký) Đề án.
|
Sở Công Thương, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Xúc
Tiến thương mại và Đầu tư tỉnh
|
(4) Trình UBND tỉnh
ban hành các Chương trình: Giống, canh tác, chế biến và Quảng bá-xúc tiến
thương mại
|
Sau
khi Đề án tổng thể được UBND tỉnh ban hành
|
Bước
2
|
Sở Công Thương cùng
các sở ngành liên quan
|
(5) Tổ chức công bố Đề
án và chuẩn bị kế hoạch sản xuất-chế biến lúa gạo mang thương hiệu An Giang
(kế hoạch vụ mùa đầu tiên phục vụ Đề án)
|
Theo
tiến độ công việc
|
Sở Khoa học và Công
nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Công Thương, Trung tâm Xúc Tiến thương mại
và Đầu tư tỉnh
|
(6) Triển khai các
Chương trình đến doanh nghiệp và trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách doanh
nghiệp, đơn vị tham gia Đề án (Theo từng đợt doanh nghiệp tham gia)
|
Theo
tiến độ công việc
|
Bước 3
|
Doanh nghiệp tham gia
Đề án
|
(7)Tổ chức xuống giống,
canh tác và chế biến theo các yêu cầu của Chương trình giống, canh tác, chế
biến, đóng gói - tiêu thụ,...
|
Theo
tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất vụ mùa lúa gạo mang thương hiệu An Giang
|
Bước 4
|
Sở Khoa học-Công nghệ,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến
thương mại và Đầu tư tỉnh
|
(8) Giám sát thực hiện
các Chương trình
|
Bước
5
|
Sở Khoa học và Công
nghệ
|
(9)Thiết kế logo, thực
hiện các thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Chứng nhận “Gạo An Giang” và
tổ chức lựa chọn câu slogan.
|
Năm
2022-2023
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
(10) Công bố chất lượng
lúa, gạo mang thương hiệu An Giang
|
Theo
tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất vụ mùa của lúa gạo mang thương hiệu An
Giang
|
Bước
6
|
Trung tâm Xúc tiến
thương mại và Đầu tư tỉnh và Doanh nghiệp tham gia Đề án
|
(11) Định vị thị trường
xuất khẩu và kế hoạch xúc tiến-phát triển thị trường gạo xuất khẩu
|
Theo
tiến độ Chương trình
|
Sở Công Thương
|
(12) Tổ chức họp đánh
giá thực hiện các Chương trình và đề xuất triển khai thực hiện vụ mùa tiếp
theo
|
Sau
khi kết thúc sản xuất vụ mùa theo kế hoạch
|
Bước 7
|
Trung tâm Xúc tiến
Thương mại và Đầu tư, Doanh nghiệp tham gia Đề án
|
(13) Triển khai thực
hiện Chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu trong
và ngoài nước.
|
Năm
2022-2025
|
Sở Khoa học-Công nghệ,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến
Thương mại và Đầu tư
|
(14)Tiếp tục triển
khai các chương trình phục vụ đề án Gạo
|
Năm
2022-2025, và đến năm 2030
|
Bước 8
|
Sở Công Thương
|
(15)Tổ chức sơ kết 6
tháng, hằng năm và giai đoạn về triển khai Đề án Thương hiệu gạo
|
Năm
2022-2025, và đến năm 2030
|
2.2.2. Giai đoạn từ năm 2026 đến 2030: Đây được xem là giai đoạn
tập trung cho phát triển Đề án. Giai đoạn này sẽ mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp tham
gia.
- Đơn vị tham gia: Tất
cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đăng ký tham gia; đáp ứng các
nội dung, yêu cầu của chương trình, đề án quy định và được UBND tỉnh chấp thuận.
- Về phương thức
triển khai: Doanh nghiệp thực hiện đề nghị đăng ký tham gia Chương trình, Đề
án.
TT
|
Hạng
mục, nội dung
|
Kinh
phí (triệu đồng)
|
Tổng
(1)+ (2)
|
Ngân
sách NN (1)
|
Doanh
nghiệp(2)
|
I
|
Tổ chức thực hiện
chung Đề án
|
1.760
|
1.760
|
0
|
II
|
Triển khai các Chương
trình
|
76.562
|
37.200
|
39.362
|
1
|
Chương trình giống
|
28.300
|
18.500
|
9.800
|
2
|
Chương trình canh tác
|
11.582
|
6.830
|
4.752
|
3
|
Chương trình chế biến
|
14.240
|
7.940
|
6.300
|
4
|
Chương trình Quảng bá
xúc tiến thương mại
|
22.440
|
3.930
|
18.510
|
Tổng
cộng
|
78.322
|
38.960
|
39.362
|
Tổng cộng kinh phí:
78.322 triệu đồng,
trong đó:
+ Ngân sách Nhà nước:
38.960. triệu đồng.
+ Doanh nghiệp: 39.362
triệu đồng
(Đính kèm các phụ lục
phân bổ chi tiết kinh phí hàng năm)
Nguồn kinh phí thuộc
ngân sách để triển khai Đề án được thực hiện theo các quy định hiện hành và
trên cơ sở lồng ghép vào nguồn kinh phí hàng năm được cấp cho các sở ngành liên
quan theo quy định.
Riêng về phần hỗ trợ
cho doanh nghiệp tham gia (nếu có) sẽ được thực hiện theo từng dự án, nội dung
cụ thể trên cơ sở các quy định của chính sách địa phương và trung ương.
1.
Quản lý Đề án
- Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác (Tổ Thư ký). Theo đó, Thường
trực UBND tỉnh sẽ là Trưởng Ban và các Thành viên là lãnh đạo Sở ngành,
cơ quan liên quan; Tổ công tác sẽ bao gồm các thành viên có liên quan, tham
mưu các vấn đề về chuyên môn cho Ban Chỉ đạo.
- Về nhân sự tham gia Đề
án: công chức, viên chức được lựa chọn, bố trí tham gia có trình độ, năng lực
chuyên môn cũng như có quyết tâm cao trong việc triển khai Đề án. Trong giai đoạn
đầu triển
khai Đề án,
có thể xem
xét mời
lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp cùng tham gia Ban Chỉ đạo và Tổ công tác Đề án.
2.
Trách nhiệm các sở, ngành và đơn vị liên quan
2.1.
Sở Công Thương
- Xây dựng và trình UBND tỉnh phê
duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình chế biến gạo hàng năm.
- Định kỳ báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện, tổng hợp và đề xuất các giải
pháp kịp thời xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án.
- Trên cơ sở định vị thị
trường xuất khẩu của Chương trình Quảng bá - Xúc tiến thương mại gạo, Sở Công
Thương tham mưu UBND tỉnh làm việc với các Thương vụ để kết nối giao thương.
- Thường xuyên phối hợp với
các cơ quan truyền thông để dự báo thị trường trên đài phát thanh, truyền
hình, trang web,…cho sản phẩm gạo đã được định hướng xây dựng và phát triển
thương hiệu.
-
Hỗ
trợ doanh nghiệp tham gia Đề án thiết lập hệ thống phân phối, kênh bán lẻ để bán gạo có nhãn hiệu, thương hiệu.
- Tham mưu UBND tỉnh
trong việc đề xuất các cơ chế, chính sách, hỗ trợ từ Trung ương, nhà tài trợ nhằm
triển khai có hiệu quả Đề án.
- Phối hợp thực hiện kế hoạch quảng bá sản phẩm gạo mang thương hiệu An
Giang tại thị trường trong nước.
- Phối hợp với các Sở
ngành, đơn vị liên quan để triển khai các chương trình phục vụ Đề án Xây dựng
và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang.
- Đề xuất Ủy ban nhân
dân tỉnh khen thưởng các cá nhân, cơ quan, đơn vị tích cực tham gia và thực hiện
có hiệu quả Đề
án.
2.2. Sở Khoa học và Công nghệ
- Hằng năm xây dựng và
trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giống.
- Xây dựng và triển
khai thực hiện nhãn hiệu Chứng nhận gạo tỉnh An Giang. Trong đó, cần nghiên cứu thiết kế mẫu mã, bao bì chất lượng, phù hợp thị hiếu, lựa
chọn kỹ về biểu tượng, câu slogan gắn với bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước.
- Giám sát, kiểm tra và
hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang.
- Thực hiện hỗ trợ truy
xuất nguồn gốc sản phẩm gạo cho các đơn vị tham gia.
- Hỗ trợ doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh lúa gạo thực hiện các dự án, kế hoạch theo quy định chính sách
hiện hành như: Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ; Chương trình về năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa,…
- Tăng cường ứng dụng, phổ
biến về công nghệ hỗ trợ trong sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói sản phẩm
gạo, nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo.
- Phối hợp với các Sở
ngành, đơn vị liên quan để triển khai các chương trình phục vụ Đề án Xây dựng
và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang.
2.3. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hằng năm xây dựng và
trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình canh tác.
- Triển khai và giám
sát quy trình canh tác tại các vùng nguyên liệu đăng ký tham gia Đề án.
- Hình thành và hỗ trợ
các hợp tác xã nông nghiệp tham gia Đề án xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo,
thực hiện chỉ dẫn địa lý,… (hỗ trợ 50 hợp tác xã).
- Thực hiện lồng ghép
các Chương trình, Dự án để hỗ trợ đầu tư, tập huấn quy trình canh tác, quy trình sản
xuất lúa giống cho
người dân, Hợp tác xã, Tổ hợp tác và doanh nghiệp tham gia phát triển thương hiệu
gạo.
- Phối hợp với các Sở ngành,
đơn vị liên quan để triển khai các chương trình phục vụ Đề án Xây dựng và phát
triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang.
2.4. Trung tâm
Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
Hằng năm phối hợp doanh
nghiệp xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình Quảng
bá, xúc tiến thương mại.
Chủ trì, hướng dẫn, hỗ
trợ các doanh nghiệp tham gia Đề án triển khai quảng bá, xúc tiến thương mại
các mặt hàng gạo tham gia xây dựng thương hiệu.
Phối hợp với các Sở
ngành, đơn vị liên quan để triển khai các chương trình phục vụ Đề án Xây dựng
và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang.
2.5. Sở Tài
chính
Căn cứ Đề án được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt, hằng năm Sở Tài chính phối hợp với Sở Công Thương và
các Sở, ngành liên quan xem xét, thẩm định tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh
phí thực hiện trên cơ sở lồng ghép với các Chương trình, Dự án và các nguồn huy
động hợp pháp khác theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
2.6. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
- Chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu cấp
thẩm quyền ban hành chính sách và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn nhằm phục vụ cho việc phát triển thương hiệu gạo,
phù hợp theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối ngân sách từng thời kỳ.
- Chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu HĐND
- UBND tỉnh bố trí, cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng
nông nghiệp phục vụ cho việc phát triển thương hiệu gạo An Giang. Đồng thời, phối
hợp thẩm định các dự án sản xuất, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ phát
triển thương hiệu gạo của Đề án.
2.7.
Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Công Thương trong công tác định hướng và thông tin tuyên truyền quảng
bá thương hiệu gạo tỉnh An Giang; phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại và
Đầu tư tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Báo An Giang thực hiện các
công tác truyền thông, quảng bá trên tất cả các phương tiện thông tin, tờ rơi,
theo nội dung Đề án đề ra. Phối hợp với các doanh nghiệp tham gia Đề án nghiên
cứu tạo lập trang thông tin điện tử riêng biệt mang tên “Sản phẩm an toàn tỉnh
An Giang”, trước mắt ưu tiên đối với sản phẩm gạo đã xác định phát triển thương
hiệu, qua đó, minh bạch hóa các thông tin có liên quan đến sản phẩm, để người
tiêu dùng tin tưởng, sử dụng.
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Công Thương, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Báo An Giang xây dựng kế hoạch
truyền thông, quảng bá cụ thể để triển khai theo nội dung Đề án, đảm bảo thông
điệp, định vị và ý tưởng truyền thông nhất quán, rõ ràng và hiệu quả xuyên suốt
trong các giai đoạn của Đề án.
- Hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý.
2.8. Cục
Thuế tỉnh, Cục Thống kê
- Cục Thuế tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất Tổng cục thuế, Bộ Tài chính hỗ trợ
miễn, giảm thuế đối với các doanh nghiệp, đơn vị tham gia xây dựng và phát triển
thương hiệu gạo An Giang.
- Cục Thống
kê: Hỗ trợ rà soát thị trường gạo xuất khẩu của tỉnh An Giang, thống kê về sản
lượng, kim ngạch xuất khẩu theo tháng, quý, năm.
2.9. Hội
Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố
Tham gia tổ
chức trong việc vận động nông dân tham gia sản xuất theo quy trình của doanh
nghiệp tiến tới phát triển thương hiệu gạo.
2.10.
Các doanh nghiệp, đơn vị tham gia Đề án
- Đăng ký
tham gia Chương trình phục vụ Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh
An Giang.
- Cam kết
thực hiện đúng theo nội dung mà các chương trình đã quy định.
- Được sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang; được tham gia các chương trình về nâng cao
chất lượng sản phẩm của tỉnh, chương trình về giống, canh tác, chế biến và quảng
bá, xúc tiến thương mại.
- Thực hiện
quảng bá sản phẩm gạo An Giang đến thị trường trong và ngoài nước.
- Chủ động thực hiện
các vùng nguyên liệu liên kết; kiểm soát tốt quy trình canh tác; cải tiến mẫu
mã sản phẩm và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chế biến.
PHỤ LỤC 1
DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI
CHUNG ĐỀ ÁN
STT
|
Chi
tiết theo từng hạng mục- nội dung
|
Tổng
kinh phí (triệu đồng)
|
Trong
đó
|
Chi
tiết từng năm và giai đoạn
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
Giai
đoạn 2026-2030
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
1
|
Công tác phí triển
khai Đề án
|
270
|
270
|
-
|
30
|
-
|
30
|
-
|
30
|
-
|
30
|
-
|
150
|
-
|
2
|
Hoạt động của Chỉ đạo
và Tổ công tác (Tổ Thư ký)
|
900
|
900
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
500
|
-
|
3
|
Tổ chức lễ, hội nghị
công bố Đề án
|
250
|
250
|
-
|
250
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
-
|
-
|
4
|
Tổ chức Hội nghị sơ kết,
tổng kết, Họp 6 tháng, năm và giai đoạn triển khai Đề án
|
340
|
340
|
-
|
30
|
-
|
30
|
-
|
100
|
-
|
30
|
-
|
150
|
-
|
|
Tổng
cộng
|
1.760
|
1.760
|
-
|
410
|
-
|
160
|
-
|
230
|
-
|
160
|
-
|
800
|
-
|
Tổng
cộng: 1.760.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ bảy trăm sáu mươi triệu đồng)
PHỤ LỤC 2
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG
STT
|
Chi
tiết theo từng Hạng mục nội dung
|
Tổng
kinh phí (triệu đồng)
|
Trong
đó
|
Chi
tiết từng năm và giai đoạn
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
Giai
đoạn 2026-2030
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
1
|
Công tác giống
|
24.800
|
16.000
|
8.800
|
7.700
|
2.600
|
3.300
|
2.000
|
3.200
|
2.100
|
800
|
1.500
|
1.000
|
600
|
1.1
|
So sánh năng suất, chất
lượng giống lúa (Jasmine 85, LT1, LT18 và OM18) với các giống lúa chất lượng
cao trong và ngoài nước ở điều kiện canh tác tại tỉnh An Giang
|
800
|
800
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.2
|
Nghiên cứu, sàng lọc, tuyển chọn
hoặc mua quyền sở hữu các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, ngắn
ngày, phù hợp với điều kiện canh tác tỉnh An Giang
|
6.000
|
6.000
|
-
|
4.000
|
-
|
1.000
|
-
|
1.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.3
|
Nghiên cứu khảo nghiệm,
đánh giá, xây dựng quy trình sản xuất giống cho tập đoàn giống lúa mới, bổ
sung vào cơ cấu bộ giống chủ lực của tỉnh An Giang
|
4.800
|
3.000
|
1.800
|
1.000
|
600
|
-
|
-
|
1.000
|
600
|
-
|
-
|
1.000
|
600
|
1.4
|
Nâng cao năng lực chọn
tạo giống và phát triển mạng lưới nhân giống lúa, cung cấp giống lúa chất lượng
cho tỉnh An Giang
|
6.000
|
3.000
|
3.000
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
500
|
500
|
500
|
500
|
-
|
-
|
1.5
|
Xây dựng, phát triển
vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao tỉnh An Giang
|
7.200
|
3.200
|
4.000
|
1.200
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
700
|
1.000
|
300
|
1.000
|
-
|
-
|
2
|
Triển khai thực
hiện nhãn hiệu chứng nhận gạo tỉnh An Giang
|
3.500
|
2500
|
1.000
|
750
|
200
|
650
|
200
|
400
|
200
|
400
|
200
|
300
|
200
|
2.1
|
Thiết kế logo, slogan,
thực hiện các thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Gạo An
Giang"
|
500
|
500
|
-
|
300
|
|
200
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.2
|
Hỗ trợ truy suất nguồn
gốc sản phẩm gạo
|
1.750
|
1.500
|
250
|
350
|
50
|
350
|
50
|
300
|
50
|
300
|
50
|
200
|
50
|
2.3
|
Tuyên truyền nhãn hiệu
chứng nhận Gạo An Giang
|
1.000
|
250
|
750
|
50
|
150
|
50
|
150
|
50
|
150
|
50
|
150
|
50
|
150
|
2.4
|
Giám sát, kiểm tra và
hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang
|
250
|
250
|
0
|
50
|
-
|
50
|
-
|
50
|
-
|
50
|
-
|
50
|
-
|
|
Tổng
cộng
|
28.300
|
18.500
|
9.800
|
8.450
|
2.800
|
3.950
|
2.200
|
3.600
|
2.300
|
1.200
|
1.700
|
1.300
|
800
|
Tổng
cộng: 28.300.000.000 đồng (Hai mươi tám tỷ ba trăm triệu đồng)
PHỤ LỤC 3
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH CANH TÁC
STT
|
Chi
tiết theo từng Hạng mục nội dung
|
Tổng
kinh phí (triệu đồng)
|
Trong
đó
|
Chi
tiết từng năm và giai đoạn
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
Giai
đoạn 2026-2030
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
1
|
Tập huấn cho nông dân
về kỹ thuật canh tác lúa theo SRP
|
532
|
532
|
-
|
-
|
-
|
28
|
-
|
168
|
-
|
168
|
-
|
168
|
-
|
2
|
Xây dựng vùng nguyên
liệu sản xuất lúa theo tiêu chuẩn canh tác SRP (90 điểm) gắn liên kết tiêu thụ
|
9.856
|
5.104
|
4.752
|
283
|
264
|
283
|
264
|
1.702
|
1.584
|
1.702
|
1.584
|
1.134
|
1.056
|
3
|
Tập huấn quản lý, điều
hành HTX cho thành viên, Ban quản trị HTX
|
186
|
186
|
-
|
16
|
-
|
16
|
-
|
46
|
-
|
46
|
-
|
62
|
-
|
4
|
Chi phí phân tích, khảo
sát môi trường (đất, nước,...)
|
48
|
48
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
24
|
-
|
-
|
-
|
24
|
-
|
5
|
Chi phí đánh giá vùng
sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn SRP
|
960
|
960
|
-
|
120
|
-
|
120
|
-
|
240
|
-
|
240
|
-
|
240
|
-
|
|
Tổng
cộng
|
11.582
|
6.830
|
4.752
|
419
|
264
|
447
|
264
|
2.180
|
1.584
|
2.156
|
1.584
|
1.628
|
1.056
|
Tổng
cộng: 11.582.000.000 (Mười một tỷ năm trăm tám mươi hai triệu đồng)
PHỤ LỤC 4
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH CHẾ BIẾN
STT
|
Chi
tiết theo từng Hạng mục- nội dung
|
Tổng
kinh phí (triệu đồng)
|
Trong
đó
|
Chi
tiết từng năm và giai đoạn
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
Giai
đoạn 2026-2030
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác
(DN, HTX,..)
|
1
|
Tổ chức Hội thảo-tập
huấn chuyên đề (Hệ thống quản lý chất lượng, công nghệ-thiết bị, dây chuyền sản
xuất, kỹ thuật chế biến sâu về gạo, tiêu chuẩn gạo xuất khẩu theo các thị trường,…)
|
1.200
|
1.200
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
400
|
-
|
2
|
Khảo sát các dây chuyền
chế biến gạo hiện đại trong và ngoài nước, các công nghệ chế biến sâu về gạo,…
|
1.000
|
700
|
300
|
100
|
50
|
500
|
200
|
100
|
50
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3
|
Phân tích đánh giá chỉ
tiêu chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp tham gia Chương trình (định kỳ/đột
xuất)
|
2.150
|
2.150
|
-
|
200
|
-
|
250
|
-
|
300
|
-
|
400
|
-
|
1.000
|
-
|
4
|
Tuyên truyền: Xây dựng
tờ rơi giới thiệu, phóng sự truyền hình, bài viết trên Báo, Đài…liên quan đến
nội dung chương trình chế biến
|
400
|
400
|
-
|
50
|
-
|
50
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
5
|
Giám sát Chương trình
chế biến
|
490
|
490
|
-
|
30
|
-
|
60
|
-
|
50
|
-
|
50
|
-
|
300
|
-
|
6
|
Ứng dụng khoa học công
nghệ và trang thiết bị tiên tiến vào dây chuyền chế biến gạo; Logistic đồng
ruộng,….. (Thực hiện theo các chính sách hiện hành)
|
9.000
|
3.000
|
6.000
|
-
|
-
|
1.000
|
2.000
|
1.000
|
2.000
|
1.000
|
2.000
|
-
|
-
|
|
Tổng
cộng
|
14.240
|
7.940
|
6.300
|
580
|
50
|
2.060
|
2.200
|
1.750
|
2.050
|
1.750
|
2.000
|
1.800
|
|
Tổng
cộng: 14.240.000.000 đồng (Mười bốn tỷ hai trăm bốn mươi triệu đồng)
PHỤ LỤC 5
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ,
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
TT
|
Chi tiết theo từng hạng mục nội dung
|
Tổng kinh phí (triệu đồng)
|
Trong đó
|
Chi tiết từng năm và giai đoạn
|
NSNN
|
Khác (DN, HTX,..)
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Giai đoạn 2026-2030
|
NSNN
|
Khác (DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác (DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác (DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác (DN, HTX,..)
|
NSNN
|
Khác (DN, HTX,..)
|
1
|
Thực hiện tuyên truyền quảng bá
|
2.685
|
885
|
1.800
|
295
|
600
|
295
|
600
|
295
|
600
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.1
|
Xây dựng
các video giới thiệu về gạo An Giang (4 clip)
|
1.200
|
300
|
900
|
100
|
300
|
100
|
300
|
100
|
300
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.2
|
Hỗ trợ tuyên
truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa VN đến người tiêu dùng trong
nước qua báo chí, ấn phẩm, truyền thanh truyền hình.. (95tr/chuyên đề)
|
285
|
285
|
-
|
95
|
-
|
95
|
|
95
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.3
|
Chi tổ chức
tuyên truyền, quảng bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý đối với gạo thương hiệu An
Giang ở nước ngoài
|
300
|
300
|
-
|
100
|
-
|
100
|
|
100
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.4
|
Kols,
infuluencer
|
900
|
-
|
900
|
-
|
300
|
-
|
300
|
-
|
300
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2
|
Xúc tiến thị trường trong nước và ngoài nước
|
19.755
|
3.045
|
16.710
|
657
|
5.570
|
652
|
5.570
|
692
|
5.570
|
622
|
-
|
422
|
-
|
2.1
|
Digital
campaign
|
9.000
|
|
9.000
|
-
|
3.000
|
-
|
3.000
|
-
|
3.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.2
|
Hỗ trợ
tham gia chương trình giới thiệu sản phẩm mới
|
215
|
215
|
-
|
75
|
-
|
70
|
-
|
70
|
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.3
|
Sales
support: leaflet, foleder, booklet, brochure catalogue, POSM
|
300
|
|
300
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.4
|
Dùng thử
(sampling) MT-GT
|
3.000
|
-
|
3.000
|
-
|
1.000
|
-
|
1.000
|
-
|
1.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.5
|
Bảng hiệu;
trưng bày flagship stores + POS
|
3.000
|
-
|
3.000
|
-
|
1.000
|
-
|
1.000
|
-
|
1.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.6
|
Packaging
Design
|
210
|
|
210
|
-
|
70
|
-
|
70
|
-
|
70
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.7
|
Hỗ trợ
doanh nghiệp chi phí tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh
|
50
|
50
|
-
|
10
|
-
|
10
|
-
|
10
|
-
|
10
|
-
|
10
|
-
|
2.8
|
Hỗ trợ
doanh nghiệp chi phí tham gia các hội chợ ngoài nước
|
1.000
|
1.000
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
2.9
|
Hỗ trợ
doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại VN
|
60
|
60
|
|
12
|
|
12
|
|
12
|
|
12
|
|
12
|
-
|
2.10
|
Chi phí
khuyến mãi cho NTD và NPP
|
1.200
|
|
1.200
|
-
|
400
|
-
|
400
|
-
|
400
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2.11
|
Thuê tư vấn
nghiên cứu định vị thị trường xuất khẩu và xây dựng kế hoạch phát triển thị
trường gạo xuất khẩu của AG
|
800
|
800
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
-
|
-
|
2.12
|
Nghiên cứu
và khảo thị trường trong và ngoài tỉnh
|
500
|
500
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
2.13
|
Tổ chức đoàn giao
dịch thương mại đối với Gạo thương hiệu An Giang ở nước ngoài (khu vực châu
Á, châu Âu)
|
420
|
420
|
-
|
60
|
-
|
60
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
100
|
-
|
|
Tổng cộng
|
22.440
|
3.930
|
18.510
|
952
|
6.170
|
947
|
6.170
|
987
|
6.170
|
622
|
-
|
422
|
-
|
Tổng
cộng: 22.440.000.000 đồng (Hai mươi hai tỷ bốn trăm bốn mươi triệu đồng)