Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 661/QĐ-BTP 2022 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP phục hồi kinh tế

Số hiệu: 661/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Mai Lương Khôi
Ngày ban hành: 15/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 661/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA BỘ TƯ PHÁP THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/cáo);
- Phó TTgTTCP Phạm Bình Minh (để b/cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để p/hợp);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để p/hợp);
- Bộ trưởng (để b/cáo)’
- Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo t/hiện);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, KHTC (KHTH).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Mai Lương Khôi

KẾ HOẠCH CỦA BỘ TƯ PHÁP

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số 661/QĐ-BTP ngày 15/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ có liên quan đến Bộ Tư pháp đã được xác định trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

2. Yêu cầu

- Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, gắn kết chặt chẽ với Chương trình/Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và hàng năm; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình, Kế hoạch khác có liên quan.

- Đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán giữa Kế hoạch này với các Chương trình, Kế hoạch khác đã được Bộ Tư pháp ban hành. Xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Triển khai hiệu quả, nhất quán Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023)

Chủ động, kịp thời trong phản ứng chính sách, pháp luật; tích cực tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về tính pháp lý của các giải pháp, chính sách phòng, chống dịch, bảo đảm vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân và an sinh xã hội. Tích cực tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch Covid - 19.

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực tế để vừa thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa tổ chức triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

2. Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

2.1. Cải cách thể chế

a) Công tác xây dựng pháp luật

- Nâng cao chất lượng tham mưu lập đề nghị và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và định hướng Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL; kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính, bảo đảm thủ tục hành chính được ban hành có chi phí tuân thủ thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

- Tích cực đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, nhất là các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội Khóa XV.

- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm nhằm tháo gỡ những rào cản về thể chế, chính sách, quy định pháp luật, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

b) Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát văn bản; theo dõi, kiến nghị, đôn đốc xử lý triệt để, đúng quy định các văn bản trái pháp luật, văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp, nhất là các văn bản có quy định liên quan đến việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL, trong đó tập trung vào hoạt động xử lý kết quả rà soát và rà soát chuyên sâu có tính chất liên ngành; cho ý kiến độc lập đối với kết quả rà soát văn bản có nội dung liên ngành hoặc còn ý kiến khác nhau.

c) Công tác thi hành án dân sự

- Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW, Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về công tác phòng, chống tham nhũng trong toàn hệ thống thi hành án dân sự.

Tập trung nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Thực hiện quyết liệt việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng; ưu tiên thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành.

- Triển khai có hiệu quả Luật Thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch triển khai thực hiện Điều 55, 56, 57 Luật THADS (ban hành kèm theo Quyết định số 353/QĐ-BTP ngày 09/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS đối với các bản án kinh doanh, thương mại; nghiên cứu xây dựng Quy chế phối hợp trong truy nguyên, truy tìm, kê biên, xử lý tài sản kê biên từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn kết thúc thi hành án.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Thông tư liên tịch, Quy chế phối hợp với các ngành liên quan, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác phối hợp THADS, thi hành án hành chính ở cấp trung ương và cấp địa phương, nhất là phối hợp trong hướng dẫn nghiệp vụ, cưỡng chế thi hành án và thống kê liên ngành. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong hoạt động THADS, thi hành án hành chính. Tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức cơ quan THADS các cấp.

2.2. Cải cách hành chính

- Tập trung thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-20301; Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp hàng năm. Đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã ban hành; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến; nghiên cứu, triển khai các giải pháp đột phá, khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

- Tăng cường khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hoạch định chính sách; xây dựng Chính phủ điện tử; cải cách thủ tục hành chính.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện Dự án nâng cấp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, tạo điều kiện để đẩy mạnh giải quyết các thủ tục đăng ký hộ tịch trên môi trường điện tử, kết nối chia sẻ dữ liệu hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Tiếp tục tăng cường sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, xử lý công việc trên môi trường mạng. Thực hiện có hiệu quả Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tư pháp phiên bản 2.0; Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến do Bộ Tư pháp cung cấp lên mức độ 3, 4 và thực hiện có hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ này trên Cổng dịch vụ công quốc gia, của Bộ Tư pháp và của các địa phương; hoàn thành việc tích hợp, cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tư pháp trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2022.

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Nâng cao hiệu quả công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp phục vụ cá nhân, cơ quan, tổ chức, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người lao động.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong đăng ký biện pháp bảo đảm. Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm, đáp ứng tốt hơn nữa việc đăng ký, cung cấp, trao đổi thông tin về biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến.

- Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan trong toàn Ngành theo các Nghị định mới của Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế bộ, ngành, địa phương. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và lề lối làm việc của cơ quan, đơn vị, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị.

3. Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp

- Tiếp tục triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó tập trung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong bối cảnh hậu Covid-19.

- Triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ đã được xác định Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 19/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch triển khai các hoạt động hàng năm của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025; xây dựng Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030, đề án ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.

4. Đầu tư công

- Tổ chức thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 1511/QĐ-BTP ngày 06/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) và Kế hoạch đầu tư công hàng năm của Bộ Tư pháp; Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 15/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; trên cơ sở tình hình triển khai dự án trên thực tế, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh linh hoạt vốn đầu tư công hàng năm.

- Về giải ngân vốn đầu tư công: (i) Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư của các dự án khởi công mới thuộc kế hoạch đầu tư năm 2022 theo quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan; (ii) Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; (iii) Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; (iv) Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; (v) Thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn của Bộ Tư pháp để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; (vi) Kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; (vii) Kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công; (viii) Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực; (ix) Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng hợp đồng.

- Xây dựng Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy định về trình tự, thủ tục trong quản lý dự án đầu tư công thuộc Bộ Tư pháp.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Ngành: (i) Phân công cụ thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo việc giải ngân; thường xuyên kiểm tra tiến độ tại thực địa, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án; (ii) Tổ chức giao ban định kỳ hằng tuần về tình hình thực hiện các dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công. Không để tình trạng đầu tư công chậm trễ, kéo dài, kém hiệu quả trong khi nguồn lực hạn chế, dư luận bức xúc, quan tâm.

- Định kỳ hằng quý, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ đầu tư tính đến thời điểm báo cáo và tổng hợp nhu cầu giải ngân vốn trong quý tiếp theo, gửi Bộ Tài chính để lập kế hoạch huy động vốn sát với thực tế, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đôn đốc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

- Triển khai hiệu quả, kịp thời các cơ chế đặc thù (nếu có) để đẩy nhanh các dự án đầu tư công, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm thực hiện

1.1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Đối với những nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch này, đồng thời cũng đã được đề cập trong các Chương trình hành động hoặc Kế hoạch công tác khác của Bộ Tư pháp thì tiếp tục thực hiện theo các Chương trình, Kế hoạch đó.

1.2. Tổng cục Thi hành án dân sự căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có văn bản quán triệt đến các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan và chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn Hệ thống.

1.3. Giao Cục Kế hoạch - Tài chính chủ trì theo dõi, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thực hiện Kế hoạch này.

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

Kinh phí triển khai các nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)./.



1 Ban hành kèm theo Quyết định số 1520/QĐ-BTP ngày 11/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 661/QĐ-BTP ngày 15/04/2022 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.087

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.108.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!