ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 65/2015/QĐ-UBND
|
Đà
Lạt, ngày 18 tháng 11
năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ ƯU TIÊN BÁN GỖ TRÒN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ
BIẾN, TINH CHẾ GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP,
ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng;
Căn cứ Quyết định số
18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
Căn cứ Thông tư số
35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 409/TTr-SNN ngày 06 tháng 10 năm
2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí ưu tiên bán
gỗ tròn cho các doanh nghiệp chế biến, tinh chế gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành
và thay thế Quyết định số 10/2008/QĐ-UB ngày 21 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Bản quy định về một số chính sách ưu
đãi nguyên liệu gỗ tròn khai thác từ rừng trồng cho các doanh nghiệp chế biến
tinh chế gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ,
Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng;
- Như điều 3;
- Sở Tư Pháp, Đài PTTH, Báo Lâm Đồng;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- LĐVP, Các CV: TH, TC, KH;
- Lưu: VT, LN;
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
|
QUY ĐỊNH
TIÊU CHÍ ƯU TIÊN BÁN GỖ TRÒN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, TINH CHẾ GỖ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2015/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm Đồng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nguyên tắc chung
1. Việc áp dụng tiêu chí ưu tiên bán
gỗ tròn cho các doanh nghiệp chế biến, tinh chế gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
nhằm mục tiêu:
- Tạo nguồn nguyên liệu ổn định, lâu
dài, bình đẳng, minh bạch, chất lượng cho các doanh nghiệp đã đầu tư chế biến
gỗ trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư thiết bị, công nghệ chế biến gỗ tinh chế, đa dạng, có thương hiệu, nâng cao
chất lượng và giá trị sản phẩm sau chế biến.
2. Các doanh nghiệp chế biến gỗ được
ưu tiên chỉ định mua gỗ tròn theo Quy định này phải đưa toàn bộ số gỗ được mua
vào chế biến tại xưởng, nhà máy của mình đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Đối tượng
và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế có đầy đủ các hồ sơ thủ tục pháp lý liên quan (văn bản của cấp thẩm
quyền cho phép hoạt động sản xuất chế biến gỗ, giấy chứng nhận đủ điều kiện
phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận bảo vệ môi trường; không sử dụng nguồn gỗ
bất hợp pháp,...) đã đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất chế biến, tinh
chế gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đáp ứng các tiêu chí theo Quy định này đều
được ưu tiên chỉ định mua gỗ tròn phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Đối với các Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên lâm nghiệp có đầu tư nhà xưởng sản xuất chế biến, tinh chế
gỗ thì được để lại khối lượng gỗ đủ sản xuất, chế biến theo công suất thực tế
hiện có. Trường hợp công ty có phương án quản lý rừng bền vững đã được chứng
nhận thì được quyền quyết định nguồn gỗ tròn khai thác từ rừng của mình.
2. Phạm vi áp dụng
- Tất cả nguồn gỗ tròn có nguồn gốc
khai thác từ rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước; gỗ tận thu, tận dụng được
phép khai thác tại các đơn vị chủ rừng nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Đối với nguồn gỗ từ tịch thu tang
vật vi phạm thực hiện theo quy định về phân công quản lý, phân cấp duyệt giá,
đấu thầu, đấu giá bán lâm sản của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Sản phẩm
gỗ tinh chế
Bao gồm các sản phẩm sau:
- Sản phẩm ván ghép;
- Chi tiết sản phẩm mộc hoàn chỉnh;
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ;
- Sản phẩm hàng mộc các loại;
- Chi tiết hàng thủ công mỹ nghệ hoàn
chỉnh;
- Các loại sản phẩm khác đã được sấy,
bào 4 mặt (Lam ri, La phông, ván sàn,...)
Điều 4. Giải thích
từ ngữ
1. Doanh nghiệp chế biến, tinh chế
gỗ: Là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả các Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên lâm nghiệp) có đầu tư tối thiểu từ
công nghệ sản xuất ván ghép, chi tiết sản phẩm mộc hoàn chỉnh, hàng mộc, chi
tiết hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
2. Gỗ tròn nêu trong Quy định này là
sản phẩm gỗ (chưa qua chế biến) thu được từ khai thác rừng trồng; gỗ tận thu,
tận dụng được cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác.
3. Chỉ định bán gỗ tròn: Là hình thức bán gỗ trực tiếp cho các doanh nghiệp theo khối lượng tương ứng
với số điểm tiêu chí đạt được theo thứ tự ưu tiên của quy định này.
4. Sản phẩm ván ghép: Từ những mẩu gỗ nhỏ ghép thành các thanh và từ những thanh ghép ghép thành tấm ván
hoặc thanh gỗ khác.
5. Chi tiết sản phẩm mộc hoàn chỉnh:
Là những bộ phận đã qua chà nhám, chỉ còn trang trí bề mặt bằng các chất liệu
khác và sau đó chỉ cần lắp ráp với các chi tiết khác để trở thành sản phẩm mộc
hoàn chỉnh.
6. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Là các
sản phẩm gỗ hoàn chỉnh được sản xuất bằng phương pháp thủ công hoặc thủ công
kết hợp máy được hoàn thiện bằng công nghệ đục, chạm trổ, khắc, khảm, tiện, đã
trang trí bề mặt ít nhất từ đánh nhám trở lên.
7. Sản phẩm hàng mộc: Là toàn bộ các
đồ dùng dân dụng bằng gỗ mà người tiêu dùng mua về là sử dụng được ngay.
8. Chủ gỗ: Là đơn vị có gỗ tròn khai
thác từ rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, khai thác tận thu, tận
dụng tại các đơn vị chủ rừng nhà nước, bao gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên lâm nghiệp, Ban quản lý rừng, cơ quan Kiểm lâm, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức được Nhà nước giao rừng để quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU
CHÍ ƯU TIÊN
Điều 5. Tiêu chí và
cơ chế ưu tiên mua gỗ tròn
1. Tiêu chí xếp loại:
STT
|
Tiêu
chí
|
Điểm
chuẩn tối đa
|
Phương
pháp tính điểm
|
I
|
Tiêu chí bắt buộc
|
100
|
|
1
|
Tiêu chí 1: Địa điểm đầu tư xây dựng
|
5
|
- Nhà xưởng sản xuất, chế biến tinh
đầu tư xây dựng trong khu, cụm công nghiệp: 5 điểm;
- Nhà xưởng sản xuất, chế biến tinh
đầu tư xây dựng ngoài khu, cụm công nghiệp nhưng trong quy hoạch: 3 điểm.
|
2
|
Tiêu chí 2: Đầu tư nhà xưởng, thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến tinh.
|
50
|
- Đầu tư nhà xưởng chế biến tinh (không
tính diện tích xưởng CD - xưởng cưa xẻ gỗ tròn, bãi gỗ), với kết cấu dầm
sắt, tường xây bao quanh, theo quy mô diện tích: (20 điểm).
+ Từ 5.000 m2 trở lên: 20
điểm;
+ Từ 3.000 m2 - <
5.000m2: 10 điểm;
+ Từ 1.000 m2 - <
3.000m2: 5 điểm;
+ Từ < 1.000m2: 0
điểm.
- Đầu tư máy móc, thiết bị công
nghệ dây truyền sản xuất, chế biến tinh có giá trị: (30 điểm).
+ Từ 10 tỷ đồng trở lên: 30 điểm;
+ Từ 05 tỷ đồng - < 10 tỷ đồng:
20 điểm;
+ Từ 03 tỷ đồng - <05 tỷ đồng: 10
điểm;
+ Từ 1,5 tỷ đồng - < 03 tỷ đồng:
05 điểm;
+ Từ < 1,5 tỷ đồng: 0 điểm.
|
3
|
Tiêu chí
3: Sử dụng lao động
|
15
|
- Doanh nghiệp sử dụng lao động
thường xuyên (có hợp đồng lao động theo quy định):
+ Từ 50 lao động trở lên; trong đó
có từ 20 lao động là người đồng bào dân tộc địa phương hoặc 30 lao động nữ
trở lên: 15 điểm;
+ Từ 50 lao động trở lên, trong đó
có < 20 lao động là người đồng bào dân tộc địa phương hoặc 15 - < 30 lao
động nữ: 10 điểm;
+ Từ 30 - < 50 lao động, trong
đó có < 10 lao động là người đồng bào dân tộc địa phương hoặc < 15 lao
động nữ: 05 điểm;
+ Từ 30 - < 50 lao động, trong
đó không có lao động là người đồng bào dân tộc địa phương hoặc không có lao
động nữ: 03 điểm.
|
4
|
Tiêu chí 4: Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm tinh chế
|
20
|
- Tỷ lệ chế biến tinh đạt > 70%
tổng doanh thu từ chế biến gỗ trong năm: 20 điểm;
- Tỷ lệ chế biến tinh đạt từ 50 -
< 70% tổng doanh thu từ chế biến gỗ trong năm: 10 điểm;
- Tỷ lệ chế biến tinh đạt 30 - <
50% tổng doanh thu từ chế biến gỗ trong năm: 05 điểm.
|
5
|
Tiêu chí 5: Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước
|
10
|
- Nộp vào ngân sách Nhà nước >300
triệu đồng/năm: 10 điểm;
- Nộp vào ngân sách Nhà nước từ 200
- <300 triệu đồng/năm: 08 điểm;
- Nộp vào ngân sách Nhà nước 100 -
<200 triệu đồng/năm: 05 điểm.
|
II
|
Tiêu chí khuyến khích
|
10
|
|
6
|
Tiêu chí 6: Thương hiệu sản phẩm
|
10
|
- Sản phẩm đã đăng ký bảo hộ bản
quyền trong nước đối với nhãn hiệu hàng hóa và đã được bình chọn hoặc đạt
giải thưởng trong hội chợ triển lãm: 10 điểm;
- Sản phẩm đã đăng ký bảo hộ bản
quyền trong nước đối với nhãn hiệu hàng hóa nhưng chưa được bình chọn, chưa
đạt giải thưởng trong hội chợ triển lãm: 05 điểm.
|
2. Xếp loại ưu
tiên:
a) Đối tượng 1: Doanh nghiệp đạt số
điểm từ 80 - 100 điểm;
b) Đối tượng 2: Doanh nghiệp đạt số
điểm từ 65 - dưới 80 điểm;
c) Đối tượng 3: Doanh nghiệp đạt số
điểm từ 50 - dưới 65 điểm.
3. Khối lượng ưu tiên mua gỗ tròn
hàng năm:
a) Đối tượng 1: Ưu tiên chỉ định mua
gỗ tròn với khối lượng từ 5.000 m3 trở lên/năm/doanh nghiệp; đồng
thời được thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng theo tiến độ hàng năm theo định
hướng có khoảng 50% nguồn nguyên liệu ổn định cho nhu cầu chế biến, tinh chế gỗ
của doanh nghiệp về lâu dài.
b) Đối tượng 2: Ưu tiên chỉ định mua
gỗ tròn với khối lượng tối đa 3.000 m3/năm/doanh nghiệp.
c) Đối tượng 3: Ưu tiên chỉ định mua
gỗ tròn với khối lượng tối đa 1.000 m3/năm/doanh nghiệp.
4. Thời hạn ưu tiên: Từ khi ban hành
văn bản này đến hết tháng 12 năm 2020.
Điều 6. Xác định giá
bán gỗ
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc
(kể từ khi nhận được giấy phép khai thác) chủ gỗ hoàn chỉnh các thủ tục về giá
bán gỗ và thông báo (qua email, chuyển fax nhanh,...) cho các đơn vị được Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ định mua gỗ biết và tiến hành ký kết hợp đồng khai thác,
mua bán gỗ.
2. Sau khi chủ gỗ thông báo cho đơn
vị được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định mua gỗ, nếu quá thời gian 05 ngày làm
việc mà đơn vị được chỉ định mua gỗ không đến ký kết hợp đồng khai thác, mua
bán gỗ thì chủ gỗ kịp thời có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét
chỉ định cho đơn vị khác hoặc tổ chức bán đấu giá theo quy định.
3. Giá bán chỉ định gỗ tròn do Sở Tài
chính phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo và được xác
định trên cơ sở mức giá hiện hành do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cộng thêm
5%. Thời gian hoàn thành việc xác định giá gỗ không quá 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đủ hồ sơ do đơn vị chủ rừng chuyển đến nhằm tránh giảm phẩm chất
và giá trị gỗ.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
- Định kỳ 02 năm 01 lần phối hợp với
Sở Công thương và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát đánh giá, xếp loại các
doanh nghiệp theo tiêu chí, thứ tự ưu tiên trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
để làm cơ sở xem xét chỉ định bán gỗ tròn theo thứ tự ưu tiên.
- Đề xuất bổ
sung các doanh nghiệp đầu tư đạt tiêu chí theo quy định vào danh sách ưu tiên
mua gỗ tròn hàng năm và đề xuất loại khỏi danh sách ưu tiên các doanh nghiệp
không còn đảm bảo tiêu chí theo quy định.
- Căn cứ kế hoạch, sản lượng dự kiến
khai thác gỗ hàng năm, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định bán gỗ tròn cho
các doanh nghiệp đạt tiêu chí theo thứ tự ưu tiên của Quy định này.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm; Hạt Kiểm
lâm các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc kiểm tra, xác nhận lý lịch gỗ theo
quy định hiện hành cho chủ gỗ, đơn vị được mua gỗ; thời gian thực hiện công
việc này không được quá 03 ngày làm việc kể từ ngày Hạt Kiểm lâm sở tại nhận đủ
hồ sơ, lý lịch gỗ đã khai thác và giấy mời kiểm tra của chủ gỗ.
- Hạt Kiểm lâm sở tại nơi có xưởng,
nhà máy của các doanh nghiệp chế biến, tinh chế gỗ có trách nhiệm theo dõi,
kiểm tra, giám sát việc chế biến, tinh chế gỗ đối với toàn bộ khối lượng gỗ
tròn được chỉ định mua theo quy định.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị chủ gỗ xác định giá bán gỗ
tròn theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Quy định này.
3. Đơn vị chủ gỗ:
- Hoàn thành các thủ tục về giấy phép
khai thác, giá bán và thông báo cho doanh nghiệp được chỉ định mua gỗ biết đến
ký kết hợp đồng khai thác, mua bán gỗ theo quy định.
- Thực hiện khai thác (nếu có năng
lực khai thác), phối hợp cơ quan chức năng tổ chức nghiệm thu, tiêu thụ gỗ theo
quy định.
- Giám sát quá trình khai thác gỗ khi
các doanh nghiệp được chỉ định mua gỗ được phép tổ chức khai thác gỗ tròn mua
chỉ định.
4. Các doanh nghiệp chế biến gỗ:
- Tiếp tục đầu tư phát triển sản
xuất, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại để mở rộng quy mô đáp ứng tiêu chí theo
Quy định này để được hưởng cơ chế ưu tiên chỉ định mua gỗ tròn.
- Nghiêm túc thực hiện đúng quy định
khi được ưu tiên chỉ định mua gỗ và đưa toàn bộ khối lượng
gỗ tròn được mua vào chế biến, tinh chế theo Quy định này.
- Huy động nguồn vốn để đầu tư trồng
rừng, phát triển vùng nguyên liệu, chủ động nguyên liệu chế biến tinh ổn định, lâu dài.
Chương III
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 8. Khen thưởng
và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy
định này, có nhiều thành tích trong việc góp phần phát triển chế biến, tinh chế
gỗ trên địa bàn tỉnh thì được khen thưởng; nếu vi phạm thì tùy theo mức độ, hành vi, ... bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chế
biến, tinh chế gỗ được ưu tiên chỉ định mua gỗ theo Quy định này mà không đưa
gỗ vào chế biến (bán gỗ tròn cho tổ chức, cá nhân khác) hoặc không đến ký hợp
đồng mua gỗ nhưng không thông báo cho đơn vị chủ gỗ biết thì tổ chức, cá nhân
đó sẽ bị xử lý tước quyền ưu tiên trong vòng 01 năm kể từ ngày vi phạm hoặc kể
từ thời điểm không chấp hành theo văn bản chỉ định.