Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 645/QĐ-UBDT 2021 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Số hiệu: 645/QĐ-UBDT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc Người ký: Hầu A Lềnh
Ngày ban hành: 28/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 645/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI 5 NĂM 2021 - 2025

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết s99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phvề ban hành Chương trình hành động của Chính phnhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Kế hoạch - Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 5 năm 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 460/QĐ-UBDT ngày 21/8/2020 của Ủy ban Dân tộc và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- V
ăn phòng Chính ph;
- Bộ K
ế hoạch và Đầu tư;
- Các Thứ trư
ng, Phó Chủ nhiệm UBDT;
- Cơ quan làm công tác d
ân tộc các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương;
- C
ng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, KHTC.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Hầu A Lềnh

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI 5 NĂM 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 645/QĐ-UBDT ngày 28 tháng 9 năm 2021 ca B trưởng, Chnhiệm Ủy ban Dân tộc)

Căn cứ các mục tiêu, chtiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết s 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quc hội về Kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Ủy ban Dân tộc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu svà miền núi 5 năm 2021 - 2025 (Chương trình hành động) với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát trin kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sng so với vùng phát triển; giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp n định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hi đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; cải thiện rõ rệt đời sng của Nhân dân; phát trin toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiu số; nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin; xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bn sắc văn hóa tt đẹp ca các dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, givững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

2. Tlệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu smỗi năm giảm trên 3%.

3. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% shộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu sđược xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

4. Hoàn thành cơ bn công tác định canh, đnh cư; sp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di di, bố trí 60% shộ dân tộc thiu s đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất , đất sản xuất cho đồng bào.

5. Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tui học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung hc phthông trên 60%; người từ 15 tui trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.

6. Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khng chế, tiến tới loại bỏ dch bệnh ở vùng đng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định ksinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thnhẹ cân xuống dưới 15%.

7. 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điu kiện của người dân tộc thiểu số.

8. Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

9. Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiu số, nht là các dân tộc thiu số tại ch. Bảo đảm tlệ cán bộ, công chức, viên chc người dân tộc thiu sphù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu sở từng địa phương.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm quán triệt và chđạo các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, là cơ sở để cơ quan làm công tác dân tộc các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tổ chức trin khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ vKế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, nhm thực hiện thng li các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN với phương châm hành động "Tập trung cao độ trong chỉ đạo, điều hành để hoàn thành các chtiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH vùng DTTS&MN giai đon 2021-2025, đã được Đng, Quốc hội, Chính phủ, Thtướng Chính phgiao tại các Nghquyết, Chthị, Kết luận, Quyết định..., về lĩnh vực công tác n tộc giai đoạn 2021-2025". Ban Cán sự Đng, Lãnh đạo UBDT trên cơ sở kế thừa những kết quả quan trng đã đạt được giai đoạn 2016-2020, khc phục nhng tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện giai đoạn trước, phát huy sức mạnh tinh thn đổi mi, sáng tạo, trách nhiệm, kỷ cương quyết tâm thực hiện hiệu qunhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021-2025.

2. Chương trình hành động cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua thành các nhiệm vụ, chương trình, đề án cụ thể, gn với chức năng, nhiệm vụ của Ủy han Dân tộc và phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế đảm bo tính thiết thực, hiệu quả, khả thi cao nhất, nhằm thực hiện các mục tiêu, định hưng phát trin KTXH vùng DTTS&MN 5 năm 2021 - 2025.

3. Chương trình hành động phải thể hiện được vai trò, trách nhiệm tham mưu của các Vụ, đơn vị trước Lãnh đạo UBDT, đối với nhiệm vụ được giao. Các Vụ, đơn vị căn cứ chc năng và nhiệm vụ được giao, chủ động đxuất, xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai Chương trình hành động cụ thể:

a) Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thuộc chức năng của Vụ, đơn vị được nêu trong Chương trình hành động và nhiệm vụ khác do Lãnh đo UBDT giao.

b) B trí, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong V, đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động, đm bảo chất lượng, tiến độ.

c) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác triển khai thực hiện Chương trình hành động, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cu của Lãnh đạo UBDT.

IV. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các nhiệm vụ chủ yếu

(1) Tiếp tục cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện các Chthị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Chính phủ, Quốc hội; các Quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc; trọng tâm là thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội v phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hi về phê duyệt Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, gn với thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của B Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.

(2) Tăng cưng rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác dân tộc; hoàn thiện quy trình xây dựng nhằm nâng cao cht lượng chính sách. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện h thng pháp luật về lĩnh vực công tác dân tc để thể chế hóa đầy đủ, toàn diện đưng li, chtrương của Đng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương trong xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế thẩm định chính sách dân tộc, chương trình, dự án thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu svà miền núi đã được quy định tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đảm bảo các chương trình, dự án, chính sách có hiệu quả thiết thực đối với vùng đng bào dân tộc thiu số và miền núi trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

(3) Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, chính sách dân tộc tại vùng đồng bào DTTS&MN theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, trong đó trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14, gồm 10 dự án sau:

- Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất , nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

- Dự án 2: Quy hoạch, sp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

- Dự án 3: Phát triển sn xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền đsản xuất hàng hóa theo chui giá trị.

- Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sng trong vùng đng bào dân tộc thiu svà miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc.

- Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Dự án 6: Bo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gn với phát triển du lịch.

- Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng tr em.

- Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và gii quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

- Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

- Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiu s và min núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Tiếp tục tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, sa đổi, bổ sung, xây dựng các chính sách, chương trình, dự án thực hiện tại vùng DTTS&MN; loại bỏ những nội dung chính sách dân tộc không còn phù hợp; thực hiện tích hợp các chính sách có cùng lĩnh vực, đối tượng, nội dung, địa bàn đ tránh chng chéo và tản mạn chính sách. Đng thời cn nghiên cứu, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung định mức cho phù hợp với vùng, miền và thực tế của từng địa phương theo hướng: Trung ương ban hành chính sách khung, phân cấp cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tnh quyết định cụ thể.

(4) Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải trên cơ sở bo đảm cân đi chung của các nguồn vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021 - 2025 và khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác; tăng cường và nâng cao trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư công. Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, có ý nghĩa quan trọng đối với Ủy ban Dân tộc; kiên quyết khắc phục, xử lý có hiệu qu tình trạng kém hiệu qutrong sử dụng vn đầu tư. Xlý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng vn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đẩy nhanh tiến độ, xây dựng và phấn đấu sớm hoàn thành Khách sạn Dân tộc; đầu tư xây dựng Học viện Dân tộc.

(5) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bng xã hội, không ngừng nâng cao đi sống vật chất, văn hóa, tinh thn của đồng bào DTTS&MN; Tăng cường công tác nm tình hình địa bàn vùng DTTS&MN.

Phát huy giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN. Thực hiện tốt mục tiêu đại đoàn kết toàn dân tộc. Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án tng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 và phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh Xã hội về tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bn vững, bo đảm mọi người dân đều có cơ hội tham gia và thụ hưng thành quả phát triển KT-XH của đất nưc. Triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách mới ban hành; đảm bảo ch trương, chính sách dân tộc ca Đng và Nhà nước đi vào cuộc sng. Chủ động tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo những vấn đề lớn vừa cấp bách, vừa lâu dài về vn đề dân tộc, công tác dân tộc.

Thường xuyên theo dõi, nắm bt tình hình đời sng, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS&MN: Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương về tăng cường phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bo đảm vng chc quốc phòng, an ninh; ổn định chính trị - xã hội và an toàn, an ninh cho Nhân dân vùng DTTS&MN; phối hợp nm bắt, khc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh xảy ra ở vùng DTTS; chủ động nắm bắt tình hình các địa bàn nhạy cm về an ninh trật tự không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp, nhất là tại các vùng trọng điểm Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hi min Trung. Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, kết hợp nắm tình hình; chủ động phát hiện những vi phạm, kịp thời tháo gkhó khăn, vướng mắc, gii quyết kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc, công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ. Thủ tướng Chính ph, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chng dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

(6) Tiếp tục rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017: Một số vấn đvề tiếp tục đổi mới, sp xếp tổ chức bộ máy của hệ thng chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quvà Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

(7) Chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưng phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 ca Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025". Tập trung các giải pháp phát triển Học viện Dân tộc, đây là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận, đào tạo bậc đại học, sau đại học cho người DTTS và bồi dưng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị công tác ở vùng DT&MN.

(8) Công tác cải cách hành chính

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phđiện tử; phấn đu nâng cao chsố đánh giá về Chính phủ điện tử với cả ba nhóm chsố dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng vin thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá, cung cấp thông tin chính xác, cập nhật về tình hình xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương tới cơ sở tinh thông nghiệp vụ, tâm huyết, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm Chthị số 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Tăng cường kỷ luật, k cương đối với cán bộ công chức, viên chức trong triển khai thực hiện công vụ. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên, các nhiệm vụ giao cho đơn vị mình quản lý. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức tiêu cực, nhũng nhiu, không chp hành kỷ luật, kỷ cương.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi quy chế hoạt động các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBDT; áp dụng hiệu qu đán vị trí việc làm; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, bnhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưng, kluật cán bộ, công chức, viên chức.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc, gn với việc đổi mới phương thức điều hành tạo sự công khai minh bch trong công tác quản lý nhà nước; tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh việc áp dụng quy trình quản lý hệ thống chất lượng ISO 9001:2015, sử dụng, khai thác hiệu quả phần mềm Hệ điều hành tác nghiệp, tiếp tục nâng cấp Cổng thông tin điện tử nhm nâng cao hiệu lực, hiệu quả qun lý, điều hành của UBDT.

- Thực hiện tt Quy chế dân chủ cơ sở, đề cao vai trò giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, tập trung chỉ đạo giải quyết những kiến nghị chính đáng của Nhân dân.

(9) Công tác pháp chế, thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Công tác pháp chế: Tập trung nâng cao chất lượng công tác pháp chế và thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bmáy của tổ chức pháp chế, nhất là công tác xây dựng pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bn, rà soát, hệ thng hóa văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc và đng bào dân tộc thiểu s.

- Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tăng cường thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và việc chấp hành pháp luật phòng chng tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Vụ, đơn vị. Làm tốt công tác tiếp dân, xlý đơn thư và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo; tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chun ngành theo thm quyn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc các Bộ, ngành, địa phương nhm kịp thời tháo gỡ vướng mc, khc phục những bất hợp lý, yếu kém trong qun lý nhà nước và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quthực hiện chính sách dân tộc. Chú trọng thanh tra, kiểm tra theo chuyên đliên quan đến đời sống, lợi ích hợp pháp của đồng bào DTTS.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chng lãng phí. Nâng cao hiệu qucông tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện có hiệu qucác biện pháp phòng ngừa tham nhũng và xlý nghiêm, kịp thời các hành vi tham nhũng, bo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ hoc đột xuất, giải quyết kịp thời những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh.

(10) Công tác đối ngoại và thu hút đu tư

- Cụ thể hóa đường lối đối ngoại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại trong tình hình mới. Tham mưu triển khai có hiệu qu công tác đi ngoại Đng với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân về lĩnh vực công tác dân tộc. Cng c và mrộng các mi quan hệ hợp tác vi các quốc gia, vùng lãnh th, tổ chức quốc tế; giới thiệu, vận động thu hút đầu tư nhằm tranh thnguồn lực t bên ngoài phục vụ cho phát trin kinh tế - xã hội tại các vùng DTTS&MN; góp phn thực hiện có hiệu quả đường li đi ngoại của Đng và Nhà nước; duy trì mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện với CNDCND Lào về lĩnh vực công tác dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nội dung thỏa thuận với các đối tác truyền thng (các quốc gia: Lào, Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Thái Lan..., và các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, làm cầu ni thúc đy hợp tác kinh tế - văn hóa giáo dục, y tế, khoa học và hỗ trợ qua các chương trình dự án phát trin, góp phn thiết thực vào công cuộc xóa đói, gim nghèo, phát triển nguồn nhân lực và kinh tế xã hội của vùng DTTS&MN.

- Tiếp tục triển khai hiệu quĐề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ và các đối tác quốc tế (UNDP, WB, ADB, JICA) xây dựng các dự án ODA đầu tư cho vùng đng bào DTTS&MN; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành và địa phương liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đầu tư nước ngoài vào vùng DTTS&MN, nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát trin kinh tế - xã hội, tập trung một số lĩnh vực: Đầu tư cơ shạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường; chế biến sâu tài nguyên khoáng sản; đào tạo nguồn nhân lực; những lĩnh vực, dự án có giá trị gia tăng cao. Tăng cường công tác quản lý các Chương trình, dự án đ nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài; xây dựng và thực hiện các chương trình kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN.

- Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền về những thành tựu đạt được trong công tác nhân quyền; quyết tâm chính trị, chính sách, biện pháp và chương trình của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực. Từ những thành tựu đã đạt được, đồng bào các dân tộc thiểu sluôn nhận thức sâu sắc tình cảm và trách nhiệm của Đng, Chính phủ, Nhân dân cnước và bạn bè quốc tế.

(11) Công tác khoa học, công nghệ và môi trường

- Đưa vào ứng dụng kết quả nghiên cu các nhiệm vụ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Nhng vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030". Mã sCTDT/16-20 và các đề tài cấp Bộ.

- Xây dựng Chương trình Khoa học Công nghệ cấp quốc gia "Những vn đcơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc Việt Nam đến năm 2030" giai đoạn II (2021 - 2025).

- Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban chp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thtrường định hướng Xã hội chnghĩa và hội nhập quốc tế” và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết.

- Tăng cường nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS&MN.

(12) Công tác thông tin, tuyên truyền và công tác phòng chống dịch Covid-19 đến đồng bào vùng dân tộc thiểu svà miền núi

- Thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác đến đồng bào DTTS&MN v chtrương, đường li của Đng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác lãnh đạo, chđạo, điều hành của Bộ trưởng, Chnhiệm và Lãnh đạo Ủy ban Dân tc; hoạt đng của Cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương công tác dân tộc, kết qutriển khai thực hiện chính sách dân tộc, những thành tựu phát trin kinh tế - văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước nói chung, vùng dân tộc thiu số và miền núi nói riêng. Tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS&MN thực hiện tốt các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, tăng cường đồng thuận xã hội, củng clòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hòa nhập phát triển cùng với đất nước, tham gia đu tranh phòng chống buôn lậu, gian ln thương mại, hàng giả, không tiếp tay vận chuyn trái phép hàng hóa, tin tệ qua biên giới, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân...

- Đi mới phương thức tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sát thực tiễn, phù hợp với bản sc văn hóa các vùng, miền; phát huy vai trò già làng, trưng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số về công tác thông tin tuyên truyền.

- Quán triệt, làm tốt vai trò, nhiệm vụ của thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chng dịch covid-19, triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chng dịch Covid-19 theo các Chthị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chng dịch Covid-19, các công văn đôn đốc, phối hợp phòng chống dịch Covid-19 của UBDT. Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, thực hiện theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Y tế và chính quyền địa phương về phòng, chống dịch Covid-19.

(13) Nâng cao chất lượng công tác thống kê

Tăng cường và nâng cao chất lượng thông tin thống kê, chế độ báo cáo thng kê của ngành, thực hiện tốt cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời phục vụ theo dõi nắm tình hình, điều chnh xây dựng chính sách dân tộc phù hợp.

2. Các giải pháp chủ yếu

(1) Tiếp tục đi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành với phương châm sâu sát, quyết liệt, bám sát các chtrương, chỉ đạo của Đng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh phân cp, phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể. Tăng cường mi quan hphối hợp công tác gia Ủy ban Dân tộc với các Bộ, ngành, địa phương, giữa các Vụ, đơn vị với Ban Dân tộc các địa phương. Phát huy vai trò của người đứng đầu, tăng cường kluật, k cương hành chính trong hoạt động công vụ.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là ở vùng đồng bào DTTS&MN tiếp tục quán triệt sâu sc quan điểm, yêu cầu nâng cao nhận thức đối với công tác dân tộc của Đng trong tình hình mới. Đồng thời, cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng phù hợp với đặc điểm địa bàn, đối tượng; rà soát, sp xếp, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến đồng bào DTTS, vùng DTTS&MN và tổ chức thực hiện có hiệu quả, phn đấu đạt được các mục tiêu đề ra.

(2) Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng đồng bào DTTS&MN. Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bn vng: Tập trung và bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn lực tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội. Đây là những chtrương lớn, chính sách đặc biệt quan trọng của Đng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ dành cho vùng đồng bào DTTS&MN.

(3) Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc:

- Đổi mới phương thức xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới theo hướng giảm dần cơ chế "cho không", tăng chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện, đầu tư cơ sở hạ tầng cho cộng đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình; gắn giảm nghèo với các chính sách vdân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo dục, y tế, …; tạo cơ hội cho người dân tiếp cận các nguồn lực, phát huy tinh thn tự lực tự cưng và quyn làm chcủa đng bào các dân tộc. Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật, nhất là các luật có liên quan đến lĩnh vực như giao thông, xây dựng y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội... để bổ sung chính sách cho vùng DTTS&MN trong đó có chính sách để cân bằng và giảm dần chênh lệch về khả năng tiếp cn các dịch vụ xã hội của đồng bào DTTS.

- Tăng cường phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm của Trung ương và địa phương theo hướng Trung ương ban hành chính sách khung, định hướng các mục tiêu chính sách, mục tiêu phát triển cho DTTS, vùng DTTS&MN và giao quyền chủ động cho chính quyền cấp tnh trong triển khai thực hiện chính sách phù hợp với ngân sách địa phương.

(4) Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững quốc phòng - an ninh vùng đng bào DTTS&MN.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở từng thôn, bản; rà soát, khắc phục tình trạng trắng tổ chức đng và đảng viên các thôn, bản. Tăng cường phát triển đảng viên, trong đó có đảng viên là người DTTS ở những vùng trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn, vùng kinh tế mới.

- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao cht lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bngười DTTS. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho Mt trận T quốc, tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân tham gia giám sát các hoạt đng tại cơ sở; phát huy hoạt động của các mô hình tự quản tại cộng đồng.

(5) Phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Nghiên cu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công ngh thông tin, công nghệ số trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

(6) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưng bng nhiều hình thức, nâng cao năng lực công chức, viên chức và lao động hp đồng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Btrí sp xếp công chức, viên chức và người lao động phù hợp với chuyên môn, năng lực, trình độ của mỗi người tương ứng với vị trí việc làm. Tăng cưng btrí, sử dụng cán bộ có đủ năng lực, trình độ làm công tác dân tộc các ngành, các cấp. Có chính sách luân chuyển, đào tạo, bồi dưng, tạo điều kiện để cán b làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

(7) Thực hiện có hiệu quả công tác ci cách hành chính, tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ.

(8) Triển khai các đoàn công tác đi cơ sở, nắm bt kịp thời, kiểm tra tình hình công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của địa phương. Kịp thi tháo g nhng vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

(9) Phối hợp cht chẽ với các Bộ, ban, ngành và địa phương trong việc xây dựng các đề án, chính sách, văn bản quản lý, chđạo, điều hành về công tác dân tộc, đặc biệt là tổ chức triển khai thực hiện Đề án tng thphát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, Chương trình MTQG và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tm nhìn đến năm 2045.

(10) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ hiệu qucông tác chỉ đạo điều hành.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và nội dung của Chương trình hành động này, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc UBDT chđộng xây dựng các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ được giao ch trì và b trí nhân lực, phối hợp tt các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan đtổ chức thực hiện, đảm bo tiến độ, bám sát các nội dung được nêu trong các văn bản chđạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính ph, Ủy ban Dân tộc; định k hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính (trước ngày 15 tháng 12) đ tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban.

2. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình hành động đã đề ra; báo cáo kiến nghị với Bộ trưởng, Chnhiệm UBDT, ban hành hoặc trình cấp có thm quyn các biện pháp cần thiết nhm đảm bo Chương trình hành động được thực thi hiệu qu và đng bộ.

3. Vụ Tổ chức cán bộ căn cứ kết quthực hiện Chương trình hành động này của các Vụ, đơn vị làm tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm./.

 

NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN

(Kèm theo Quyết định số: 645/QĐ-UBDT ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng, Chnhiệm Ủy ban Dân tộc)

Số TT

Nhiệm vụ, đề án

Cơ quan ch trì

Cơ quan phi hp

Thời gian thực hiện

Cấp trình/phê duyệt

1

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát trin kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu svà miền núi giai đoạn 2021-2030.

UBDT (VPĐPCTMTQG)

Các Bộ, ngành liên quan

2021

Thủ tướng CP

2

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

UBDT (Vụ KHTC)

Các Bộ, ngành, địa phương

2021

Thủ tướng CP

3

Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

UBDT (Vụ KHTC)

Các Bộ, ngành, địa phương

2022

Thủ tướng CP

4

Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc, thay thế Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/2/2017 của Chính phủ.

UBDT (Vụ TCCB)

Các Bộ, ngành, địa phương

2021

Chính phủ

5

Xây dựng Đề án Xác định thành phần, tên gọi của một số dân tộc và xây dựng danh mục các dân tộc Việt Nam.

UBDT (VCSDT)

Các Bộ, ngành, địa phương

2021

Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng CP

6

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ vcông tác dân tộc.

UBDT (Vụ PC)

Các Bộ, ngành UBND các tnh liên quan

2022

Chính phủ

7

Chương trình mục tiêu quốc gia phát trin kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030: Giai đoạn 1: 2021-2025

UBDT (Văn phòng ĐPCTMTQG)

Các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Năm 2021-2025

Quốc hội, Chính ph, Thủ tướng CP

8

Báo cáo hng năm về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026-2030

UBDT (Văn phòng ĐPCTMTQG)

Các Bộ, ngành có liên quan

Năm 2021-2030

Quốc hội, Chính ph, Thủ tướng Chính phủ

9

Xây dựng Báo cáo nghiên cu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia phát trin kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026-2030.

UBDT (Văn phòng ĐPCTMTQG)

Các Bộ, ngành có liên quan

Năm 2025

Thủ tướng Chính phủ

10

Xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 do Ủy ban Dân tộc chủ trì thực hiện.

UBDT (Vụ TH)

Bộ KHCN

2021

Bộ KHCN

11

Điu tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2024 (thực hiện 05 năm một lần theo Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2015 của Thng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội ca 53 dân tộc thiểu số).

UBDT (Vụ KHTC)

Tổng cục Thng kê

Năm 2024

Đã được Thtướng CP phê duyệt tại Quyết định số 02/QĐ- TTg ngày 05/01/2015

12

Tchức Đại hội đại biểu DTTS cấp tỉnh, cấp huyện (05 năm một lần: 2024)

UBND cấp tỉnh/huyện

Các cơ quan cp tỉnh/huyện

2024

Thủ tướng CP

13

Tchức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu sxuất sc, tiêu biu hàng năm;

UBDT (Báo DTPT)

TW Đoàn TNCSHCM, Bộ GDĐT

2021-2025 (hàng năm)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT

14

Lễ tuyên dương người có uy tín, nhân s trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu stoàn quốc lần th hai (03 năm một lần).

UBDT (Vụ DTTS)

Ủy ban TW MTTQVN, Ban Dân vận TW, các địa phương liên quan

2022, 2025

Bộ trưởng, Chnhiệm UBDT

15

Đề án tổ chức Festival thanh niên, học sinh, sinh viên người DTTS xuất sắc (bắt đầu từ năm 2022).

UBDT (Báo DTPT)

Bộ GDĐT, TW TW Đoàn TNCSHCM và các địa phương

2022, 2025 (3 năm một ln)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT

16

Đề án tổ chức gặp mặt tuyên dương phụ nữ người DTTS làm kinh tế giỏi (bắt đầu từ năm 2022).

UBDT (Vụ DTTS)

Hội Liên hiệp PNVN và Hội nông dân VN

2022, 2024 (2 năm một lần)

Bộ trưởng, Chnhiệm UBDT

17

Đán tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng người có uy tín tiêu biểu trên các lĩnh vực (bắt đầu từ năm 2023).

UBDT (Vụ DTTS)

Ủy ban TW MT TQVN, Ban Dân vn TW và các địa phương

2023-2025 (hàng năm)

Bộ trưng, Chủ nhiệm UBDT

18

Tổ chức chương trình “Điểm tựa bn làng”.

UBDT ( Vụ D TTS)

Bộ QP (Bộ Tư lệnh BP) đồng chủ trì; các địa phương

2022, 2025 (3 năm/1 lần)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT

19

Tổ chức chương trình giao lưu Nhân dân, nhân sỹ trí thức giữa đồng bào DTTS, người có uy tín trong đồng bào DTTS của 10 cặp tỉnh dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

PBDT (Vụ HTQT và Vụ DTTS)

Các Bộ, ngành có liên quan, UBTW MTTQVN và các địa phương

2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT

20

Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân người DTTS có thành tích xuất sc trong công tác tuyên truyền, vận động xây dựng mô hình dân vận khéo ở các xã vùng đồng bào DTTS&MN

UBDT (Vụ TT)

Ban Dân vận TW, các địa phương; các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.

2023

Bộ trưng, Chnhiệm UBDT

 

DANH SÁCH

CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ CÓ CƠ QUAN LÀM CÔNG TÁC

Ban Dân tộc Tỉnh An Giang

Ban Dân tộc Tỉnh Kiên Giang

Ban Dân tc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Ban Dân tộc tnh Kon Tum

Ban Dân tộc tỉnh Bc Liêu

Ban Dân tc tỉnh Lai Châu

Ban Dân tc tỉnh Bắc Kn

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tc tỉnh Lạng Sơn

Phòng Dân tộc thuộc VPUBND tỉnh Bình Dương

Ban Dân tc tỉnh Lâm Đồng

Ban Dân tc tỉnh Bình Đnh

Phòng Dân tộc thuộc VPUBND tỉnh Long An

Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ngh An

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận

Phòng Dân tộc thuộc VP UBND tỉnh Ninh Bình

Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thun

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng

Ban Dân tộc tỉnh Phú Th

Ban Dân tộc TP Cần Thơ

Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam

Ban Dân tộc tỉnh Đin Biên

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi

Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai

Ban Dân tộc tnh Quảng Ninh

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị

Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang

Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng

Ban Dân tộc TP Hà Nội

Ban Dân tộc tnh Sơn La

Ban Dân tộc tnh Hà Tĩnh

Ban Dân tộc tnh Thái Nguyên

Phòng Dân tộc thuộc VPUBND tỉnh Tây Ninh

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa

Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế

Ban Dân tộc TP Hồ Chí Minh

Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh

Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang

Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang

Ban Dân tộc tnh Khánh Hòa

Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long

Ban Dân tộc tnh Yên Bái

Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 645/QĐ-UBDT ngày 28/09/2021 về Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 5 năm 2021-2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.780

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.104.106
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!