PHẦN
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
1. Thủ tục hành
chính cấp Trung ương
1. Thủ tục cấp
phép nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học
a) Trình tự thực hiện
- Tổ chức nộp hồ sơ (gửi qua đường bưu điện)
đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu); địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
- Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ,
đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 7 (bảy) ngày
làm việc, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ
hoặc không đồng ý cấp phép, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức
để hoàn chỉnh hồ sơ hoặc nêu rõ lý do không cấp phép.
- Tổ chức nhận văn bản cấp phép qua
đường bưu điện.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Quyết định thành lập, giấy chứng nhận
đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp: 1 (một) bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức.
- Văn bản đề nghị nhập khẩu của tổ chức
kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng từng mặt hàng và
xác nhận, cam đoan tính xác thực của các nội dung này: 1 (một) bản chính
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép
đã được cấp trước đó (trừ trường hợp nhập khẩu lần đầu): 1 (một) bản chính.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học,
thương nhân có nhu cầu nhập khẩu để nghiên cứu phát triển sản phẩm.
f) Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy
quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
g) Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: Không.
k) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
2. Thủ tục cấp
phép nhập khẩu một số mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng
a) Trình tự thực hiện
- Thương nhân nộp hồ sơ (gửi qua đường
bưu điện) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu); địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ,
đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 7 (bảy) ngày
làm việc, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ
hoặc không đồng ý cấp phép, Bộ thông báo bằng văn bản cho thương nhân để hoàn
chỉnh hồ sơ hoặc nêu rõ lý do không cấp phép.
- Thương nhân nhận văn bản cấp phép qua
đường bưu điện.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 (một) bản sao,
có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Văn bản đề nghị nhập khẩu của thương
nhân nêu rõ tên hàng, mã số HS, số lượng, trị giá từng mặt hàng; 1 (một) bản
chính.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Công an hoặc
Bộ Quốc phòng về việc nhập khẩu lô hàng: 1 (một) bản chính.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu.
f) Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy
quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Công an,
Bộ Quốc phòng.
g) Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: Không.
k) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
3. Thủ tục cấp
phép đối với hàng hóa gia công cho nước ngoài thuộc danh mục xuất khẩu, nhập
khẩu theo giấy phép
a) Trình tự thực hiện
- Thương nhân nộp hồ sơ (gửi qua đường
bưu điện) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu); địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ,
đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười)
ngày làm việc, Bộ Công Thương cấp giấy phép cho thương nhân.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ
hoặc không đồng ý cấp phép, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản cho thương
nhân để hoàn chỉnh hồ sơ hoặc nêu rõ lý do không cấp phép.
- Thương nhân nhận văn bản cấp phép qua
đường bưu điện.
b) Cách thức thực hiện:
Qua
đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp phép gia công hàng
hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 29 Nghị
định số 187/2013/NĐ-CP;
- Ý kiến xác nhận (thể hiện bằng văn
bản) của Bộ quản lý chuyên ngành.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Thương nhân có nhu cầu gia công hàng hóa cho thương nhân
nước ngoài các mặt hàng xuất nhập khẩu phải có giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy
quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ quản lý
chuyên ngành.
g) Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Giấy phép.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: Không.
k) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
4. Thủ tục cấp Giấy
phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng đường, muối, thuốc
lá nguyên liệu, trứng gia cầm
a) Trình tự thực hiện
- Thương nhân nộp hồ sơ (gửi qua đường
bưu điện) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu); địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ,
đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thông
báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho thương nhân để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ
Công Thương tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện,
trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao lượng hạn ngạch
thuế quan đã được các Bộ, ngành thống nhất, Bộ Công Thương ban hành văn bản cấp
phép cho thương nhân được nhập khẩu.
- Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch
thuế quan hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua
đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
của thương nhân.
- Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Công
Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thương nhân có trách nhiệm báo cáo
định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu
của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban
hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT.
Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, thương
nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi Bộ Công Thương đánh giá khả năng
nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp
hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho
thương nhân khác.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập
khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp):
01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân theo
quy định.
d) Thời hạn giải quyết:
10
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thời điểm phân giao lượng hạn
ngạch thuế quan đã được các Bộ, ngành thống nhất.
e) Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu.
f) Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy
quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Bộ quản
lý chuyên ngành, Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương).
g) Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập
khẩu (Phụ lục III Thông tư số 04/2014/TT-BCT);
- Mẫu báo cáo nhập khẩu theo hạn ngạch
thuế quan (Phụ lục IV Thông tư số 04/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu
cho thương nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hạn ngạch thuế
quan, cụ thể như sau:
- Muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng
muối trong sản xuất theo xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có
giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng
cho sản xuất thuốc lá điếu một tỷ lệ nhất định thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu
do Bộ Công Thương xác nhận (Tổng công ty ngành hàng là đầu mối nhận hạn ngạch
cho các công ty thành viên).
- Trứng gia cầm: Thương nhân có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu
nhập khẩu.
- Đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện
theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương sau khi thống nhất với các Bộ, ngành
liên quan.
k) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
PHỤ LỤC III
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ
HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:……………….
|
….., ngày…. tháng….
năm….
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN
NGẠCH THUẾ QUAN NĂM...
Kính gửi: Bộ
Công Thương
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên tiếng Việt
đầy đủ và tên viết tắt):...........................................
Điện thoại:………………………………………………… Fax:....................................................
E-mail:...............................................................................................................................
2. Địa chỉ giao dịch:............................................................................................................
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất
chính:..........................................................................................
4. Sản phẩm có sử dụng mặt
hàng hạn ngạch thuế quan làm nguyên liệu đầu vào:
.........................................................................................................................................
5. Nhu cầu sử dụng mặt
hàng hạn ngạch thuế quan cho sản xuất (công suất thực tế/ công suất thiết kế):
Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, thương nhân báo cáo tình hình nhập
khẩu mặt hàng ... trong năm ... và đăng ký nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
năm ... như sau:
Mô tả hàng
hóa (HS)
|
Thông tin chi tiết
|
Năm 20...
|
Đăng ký HNTQ năm 20…
|
HNTQ được cấp
năm
20…
|
TH nhập khẩu 3 quý
|
Ước TH nhập khẩu năm
20...
|
Ví dụ:
Thuốc lá nguyên liệu (HS 2401)
|
- Lượng (tấn)
|
|
|
|
|
- Trị giá (nghìn USD)
|
|
|
|
|
- Xuất xứ
|
|
|
|
|
Thương nhân cam đoan những kê khai trên
đây là đúng, nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép
nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 20... cho mặt hàng nêu trên với số lượng
là: ...
|
Người đại
diện theo pháp luật của thương nhân
(Ghi
rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
|
* Ghi chú: Trường hợp có điều
chỉnh hạn ngạch thuế quan trong năm thì đề nghị nêu rõ.
PHỤ LỤC IV
MẪU BÁO CÁO
NHẬP KHẨU THEO HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:……………….
|
….., ngày…. tháng….
năm….
|
Kính gửi: Bộ
Công Thương
Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, thương nhân báo cáo tình
hình thực hiện nhập khẩu mặt hàng ... theo hạn ngạch thuế quan năm ... (tới
thời điểm báo cáo) như sau:
Mô tả hàng
hóa (HS)
|
Thông tin chi
tiết
|
Kết quả thực
hiện HNTQ
|
Ghi chú
|
HNTQ được cấp
|
Quý l
|
Quý II
|
Quý III
|
Quý IV
|
Ví dụ:
Thuốc lá nguyên liệu (HS 2401)
|
- Lượng (tấn)
|
|
|
|
|
|
|
- Trị giá (nghìn USD)
|
|
|
|
|
|
|
- Xuất xứ
|
|
|
|
|
|
|
... (Tên thương nhân) … cam đoan những
kê khai trên đây là đúng, nếu sai thương nhân xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
|
Người đại diện
theo pháp luật của thương nhân
(Ghi
rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
|
5. Thủ tục cấp Giấy
chứng nhận Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
a) Trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1
(một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số; tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu -
Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong
vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công
Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm
tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm
tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ
ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số
tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
- Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái
xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản
trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo
địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái
xuất (theo mẫu tại Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của doanh nghiệp;
- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận
về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất
hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT:
1 bản chính;
- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh
nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều
9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở
hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất
thực phẩm đông lạnh đáp ứng quy định tại Khoản 3, Điều 9 Thông
tư số 05/2014/TT-BCT: bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của
doanh nghiệp;
- Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh
nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện Iưới để vận hành
các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm
tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm
tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ
ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số
tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất
hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 9 Thông tư
số 05/2014/TT-BCT.
f) Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy
quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh
biên giới, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các cơ quan liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái
xuất (theo mẫu Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 (một) bản chính;
- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh
nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều
9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái
xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập tối thiểu là 2 (hai)
năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
- Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 10 tỷ
VNĐ (mười tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh
Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy
định.
- Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm
nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
+ Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100
(một trăm) công-ten-nơ lạnh loại 40 (bốn mươi) feet, diện tích tối thiểu là
1.500 m2 (một nghìn năm trăm mét vuông). Kho, bãi được ngăn cách với
bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5m
(hai phẩy năm mét); có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho,
bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi;
+ Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện
lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên
dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi;
+ Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh
nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với thời hạn thuê tối thiểu là 3
(ba) năm; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh
tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân
tỉnh biên giới quy định để xây dựng kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái
xuất thực phẩm đông lạnh.
+ Kho, bãi mà doanh nghiệp đã kê khai để
xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất không được cho doanh nghiệp khác thuê toàn bộ
hoặc một phần để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất.
k) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
Mẫu (1): Áp
dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III
TÊN DOANH NGHIỆP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:……
|
……., ngày…. tháng….
năm 20….
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng
nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
Kính gửi: Bộ
Công Thương
1. Tên doanh nghiệp: .........................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: …………………. Số điện
thoại: ………………….. Số fax: ....................
- Địa chỉ website (nếu có): ..................................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số:... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận
mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc
kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp:
STT
|
Tên kho/ bãi
|
Địa chỉ kho, bãi
|
Hình thức sở
hữu
(Thuộc sở hữu
hoặc kho thuê)
|
Sức chứa
(m2/công-ten-nơ)
|
Ghi chú
|
1.
|
………
|
………
|
………
|
………
|
………
|
2.
|
………
|
………
|
………
|
………
|
………
|
3. Nguồn điện để bảo quản hàng thực phẩm
đông lạnh:
- Điện lưới (số lượng trạm biến áp, công
suất từng trạm biến áp).
- Máy phát điện dự phòng (số lượng máy
phát điện; nhãn hiệu, công suất và số serie của từng máy).
- Thiết bị cắm điện chuyên dùng (số lượng).
4. Hồ sơ kèm theo gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của doanh nghiệp.
- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận
về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập,
tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số
05/2014/TT-BCT: 1 bản chính.
- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp
nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính.
- Văn bản của cơ quan điện lực xác nhận
về việc kho, bãi của doanh nghiệp có đủ nguồn điện lưới đủ để vận hành các
công-ten-nơ lạnh theo quy định: 1 bản chính.
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho,
bãi và các trang thiết bị nêu tại mục 2 và 3 nêu trên,
Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và
cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm
đông lạnh.
|
Người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC VII
MẪU GIẤY XÁC
NHẬN VIỆC ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TỈNH…./
CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……..
|
…., ngày…. tháng….
năm 20…..
|
GIẤY XÁC NHẬN DOANH
NGHIỆP NỘP TIỀN ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT
Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố).../
Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... xác nhận như sau:
1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………..
- Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện
thoại: ………… Số fax: …………………………………
- Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
- Số tài khoản:
Đã nộp số tiền ... vào tài khoản nêu
trên.
2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp
nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../ tài khoản phong tỏa tại Chi
nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT
ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh
tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa.
3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng
hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT
của Bộ Công Thương.
|
Người đứng
đầu Kho bạc/ Chi nhánh Ngân hàng
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
6. Thủ tục cấp Giấy
chứng nhận Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt
a) Trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1
(một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ
Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong
vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công
Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số
tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
- Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập,
tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả
lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa
chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái
xuất (theo mẫu tại Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của doanh nghiệp;
- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận
về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất
hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT:
1 bản chính;
- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh
nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều
10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số
tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất
hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Thông tư
số 05/2014/TT-BCT.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái
xuất (theo mẫu Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 (một) bản chính.
- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh
nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều
10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái
xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập tối thiểu là 2 (hai)
năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
- Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ
(bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân
hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
k) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
Mẫu (2): Áp
dụng đối với hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV hoặc hàng đã qua
sử dụng thuộc Phụ lục V
TÊN DOANH NGHIỆP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………
|
……, ngày….. tháng…..
năm 20….
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng
nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng
đã qua sử dụng
Kính gửi: Bộ
Công Thương
1. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện
thoại: ………… Số fax: …………………………………
- Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận
mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua
sử dụng.
2. Hồ sơ kèm theo gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của doanh nghiệp.
- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận
về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập,
tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 10/ Điều 11
Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính.
- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp
nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính.
Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và
cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
|
Người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC VII
MẪU GIẤY XÁC
NHẬN VIỆC ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TỈNH…/
CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………
|
……, ngày…. tháng…..
năm 20…
|
GIẤY XÁC NHẬN DOANH
NGHIỆP NỘP TIỀN ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT
Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../ Chi
nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... xác nhận như sau:
1. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện
thoại: ………… Số fax: …………………………………
- Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
- Số tài khoản:
Đã nộp số tiền ... vào tài khoản nêu
trên.
2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp
nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../ tài khoản phong tỏa tại Chi
nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT
ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh
tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa.
3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng
hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT
của Bộ Công Thương.
|
Người đứng
đầu Kho bạc/ Chi nhánh Ngân hàng
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
7. Thủ tục cấp Giấy
chứng nhận Mã số tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng
a) Trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1
(một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ
Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong
vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công
Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số
tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
- Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập,
tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản
trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo
địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái
xuất (theo mẫu tại Phụ lục VI): 1 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của doanh nghiệp;
- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận
về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất
hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT:
1 bản chính;
- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh
nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều
11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số
tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đáp
ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.
f) Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái
xuất (theo mẫu Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 (một) bản chính.
Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh
nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều
11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái
xuất hàng đã qua sử dụng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập tối thiểu là 2 (hai)
năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
- Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ
(bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân
hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
k) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
Mẫu (2): Áp
dụng đối với hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV hoặc hàng đã qua
sử dụng thuộc Phụ lục V
TÊN DOANH NGHIỆP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………
|
……, ngày….. tháng…..
năm 20….
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng
nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng
đã qua sử dụng
Kính gửi: Bộ
Công Thương
1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………..
- Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện
thoại: ………… Số fax: …………………………………
- Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận
mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua
sử dụng.
2. Hồ sơ kèm theo gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của doanh nghiệp.
- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận
về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập,
tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 10/ Điều 11
Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính.
- Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp
nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính.
Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và
cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
|
Người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC VII
MẪU GIẤY XÁC
NHẬN VIỆC ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TỈNH…/
CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………
|
……, ngày…. tháng…..
năm 20…
|
GIẤY XÁC NHẬN DOANH
NGHIỆP NỘP TIỀN ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT
Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../ Chi
nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... xác nhận như sau:
1. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện
thoại: ………… Số fax: …………………………………
- Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
- Số tài khoản:
Đã nộp số tiền ... vào tài khoản nêu
trên.
2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp
nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../ tài khoản phong tỏa tại Chi
nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT
ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh
tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa.
3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng
hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT
của Bộ Công Thương.
|
Người đứng
đầu Kho bạc/ Chi nhánh Ngân hàng
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
8. Thủ tục sửa đổi, bổ
sung Mã số tạm nhập, tái xuất
a) Trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1
(một) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong
vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công
Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh
nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
- Văn bản trả lời của Bộ Công Thương
được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên hồ sơ đề
nghị điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Mã
số tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính;
- Mã số tạm nhập, tái xuất đã được cấp:
1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
- Các giấy tờ liên quan đến việc điều
chỉnh nội dung: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của
doanh nghiệp.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều
chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất có nhu cầu điều
chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất.
f) Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh
biên giới, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các cơ quan liên
quan.
g) Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không.
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa.
9. Thủ tục cấp lại Mã
số tạm nhập, tái xuất
a) Trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1
(một) bộ hồ sơ đề nghị lại cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu
- Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong
vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công
Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp lại
Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
- Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản
trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo
địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp lại Mã số tạm
nhập, tái xuất, nêu rõ lý do mất, thất lạc, kèm theo cam kết của doanh nghiệp;
- Bản sao Mã số tạm nhập, tái xuất, có
xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp (nếu có).
d) Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp lại
Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
f) Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không.
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp bị mất, thất lạc Mã số tạm
nhập, tái xuất.
k) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa.
10. Thủ tục cấp Giấy
phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng
xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo giấy phép
a) Trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin
cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.
- Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho
doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời băng văn bản
và nêu rõ lý do.
- Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ
Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên
đơn đề nghị cấp Giấy phép.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập,
tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Mã số tạm nhập, tái xuất đối với
trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng thuộc
Phụ lục V Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y
bản chính của doanh nghiệp;
- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất
khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác
nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép
tạm nhập, tái xuất đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại
Phụ lục X Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho
doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện
cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy
quyền hoặc phân cấp thực hiện: Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục
trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu (Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT);
- Báo cáo tình hình kinh doanh tạm nhập,
tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa (Phụ lục X Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghi định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC IX
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
Mẫu (1): Áp dụng đối với trường hợp kinh
doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa
TÊN DOANH NGHIỆP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………..
|
….., ngày….. tháng…..
năm 20….
|
Kính gửi: Bộ Công Thương
- Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………..…….
- Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện thoại: ………… Số fax: …………………………………
- Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
- Mã số tạm nhập, tái xuất (nếu có): ...
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin kinh doanh tạm nhập,
tái xuất:
TT
|
Mặt hàng
|
Mã HS
|
Số lượng
|
Trị giá
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công ty nước ngoài bán hàng: ………………………………………………………………………
+ Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày...
tháng... năm...
+ Cửa khẩu nhập hàng: ...
- Công ty nước ngoài mua hàng: …………..…………………………………………………………
+ Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày...
tháng... năm...
+ Cửa khẩu xuất hàng: ...
Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và
cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
|
Người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
Hồ sơ gửi kèm theo:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng
ký doanh nghiệp của doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản
chính của doanh nghiệp.
- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất
khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh
nghiệp.
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép
tạm nhập, tái xuất đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ quan
hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.
11. Thủ tục cấp Giấy
phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu theo giấy phép
a) Trình tự thực hiện
- Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin
cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.
- Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho
thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
- Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ
Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên
đơn đề nghị cấp Giấy phép.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số tượng
hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập,
tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của thương nhân;
- Hợp đồng thuê, mượn ký với khách hàng
nước ngoài: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan
ngang Bộ quản lý chuyên ngành về việc thương nhân tạm nhập, tái xuất hàng hóa
đó: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được, hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho
thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Thương nhân có nhu cầu tạm nhập, tái xuất theo
hình thức khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy
quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho
Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu (Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC IX
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
Mẫu (2): Áp
dụng đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………….
|
……, ngày…. tháng….
năm 20….
|
Kính gửi: Bộ
Công Thương
- Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………………
- Địa chỉ trụ sở chính: …………… Số điện thoại: …………… Số fax: …………………………...
- Địa chỉ website (nếu có): ……………………………………………………………………………
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm nhập, tái xuất:
TT
|
Mặt hàng
|
Mã HS
|
Số lượng
|
Trị giá
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Mục đích tạm nhập, tái xuất: …………………………………………………………………………
- Công ty nước ngoài cho thuê/mượn: ……………………………………………………………….
- Theo hợp đồng số ... ngày ... tháng...
năm ...
- Cửa khẩu nhập hàng: ………………………………………………………………………………...
- Cửa khẩu xuất hàng: …………………………………………………………………………….....
Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và
cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
|
Người đại
diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
Hồ sơ gửi kèm
theo:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng
ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản
chính của thương nhân.
- Hợp đồng thuê, mượn hàng hóa: 1 bản
sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan
ngang Bộ quản lý chuyên ngành đối với việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa: 1 bản
sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
12. Thủ tục cấp Giấy
phép tạm xuất, tái nhập hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu,
cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy
phép
a) Trình tự thực hiện
- Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin
cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.
- Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho
thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
- Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ
Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên
đơn đề nghị cấp Giấy phép.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất,
tái nhập (theo mẫu tại Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của thương nhân;
- Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo
hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có
xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho
thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Thương nhân có nhu cầu tạm xuất, tái nhập hàng
hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng
nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy
quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho
Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu (Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng
01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC IX
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
Mẫu (3): Áp
dụng đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………….
|
….., ngày…. tháng….
năm 20…
|
Kính gửi: Bộ Công Thương
- Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………………
- Địa chỉ trụ sở chính: …………… Số điện thoại: …………… Số fax: …………………………...
- Địa chỉ website (nếu có): ………………………………………….…………………………………
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm xuất, tái nhập:
TT
|
Mặt hàng
|
Mã HS
|
Số lượng
|
Trị giá
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Mục đích tạm xuất, tái nhập: …………………………………………………………………………
- Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng
cho thuê, mượn số…. ngày… tháng… năm…
- Cửa khẩu xuất hàng:
………………………………………………………………………………...
- Cửa khẩu nhập hàng: …………………………………………………………………………….....
Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và
cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm xuất tái nhập hàng hóa.
|
Người đại
diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
Hồ sơ gửi kèm
theo:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng
ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản
chính của thương nhân.
- Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng
cho thuê, mượn: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương
nhân.
13. Thủ tục cấp Giấy
phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo
giấy phép
a) Trình tự thực hiện
- Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin
cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.
- Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho
thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
- Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ
Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên
đơn đề nghị cấp Giấy phép.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu
điện
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
chuyển khẩu (theo mẫu tại Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của thương nhân;
- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất
khẩu do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác
nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép
kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu
tại Phụ lục X): 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương
nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời băng văn bản và
nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Thương nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện cấm
xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ
Công Thương
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền
cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu (Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép
kinh doanh chuyển khẩu (theo mẫu tại Phụ lục X Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với
nước ngoài;
- Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27
tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC IX
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Bộ Công Thương)
Mẫu (4): Áp
dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………….
|
….., ngày…. tháng….
năm 20…
|
Kính gửi: Bộ Công Thương
- Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………………
- Địa chỉ trụ sở chính: …………… Số điện thoại: …………… Số fax: …………………………...
- Địa chỉ website (nếu có): ……………………………………………………………………………
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin kinh doanh chuyển khẩu
hàng hóa:
TT
|
Mặt hàng
|
Mã HS
|
Số lượng
|
Trị giá
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công ty nước ngoài bán hàng: ………………………………………………………………………
+ Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày
... tháng ... năm ...
+ Cửa khẩu nhập hàng: ...
- Công ty nước ngoài mua hàng: ……………………………………………………………………
+ Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày
... tháng ... năm ...
+ Cửa khẩu xuất hàng: ...
Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và
cam kết thực hiện theo đúng các quy định về kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
|
Người đại
diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký
tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
Hồ sơ gửi kèm
theo:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng
ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản
chính của thương nhân.
- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất
khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương
nhân.
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép
kinh doanh chuyển khẩu đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ
quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.