Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 56/2000/QĐ-BNN-KHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Thiện Luân
Ngày ban hành: 23/05/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 56/2000/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 56/2000-QĐ-BNN-KHCN NGÀY 23 THÁNG 5 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành tiêu chuẩn ngành sau:

10TCN 417-2000: Nước dứa cô đặc.Bảo quản bằng các biện pháp vật lý

10TCN 418-2000: Vải quả tươi

10TCN 419-2000: Ngô bao tử

10TCN 420- 2000: Dưa chuột bao tử giầm dẩm

10TCN 421-2000: Nước ổi- Yêu cầu kỹ thuật. Phương pháp thử

Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Lãnh đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Thiện Luân

(Đã ký)

 

TIÊU CHUẨN

NƯỚC DỨA CÔ ĐẶC BẢO QUẢN BẰNG CÁC BIỆN PHÁP VẬT LÝ 10TCN 417-2000
(Ban hành kèm theo quyết định số 56/2000-QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 5 năm 2000)

1. Mô tả

1.1. Định nghĩa sản phẩm

Nước dứa cô đặc (sản phẩm cô đặc từ nước dứa) là sản phẩm không lên men nhưng có khả năng lên men sau khi pha loãng trở lại, thu được từ nguyên liệu như mô tả trong mục 1.2, qua quá trình cô đặc như định nghĩa trong mục 1.3 và được bảo quản chỉ bằng những biện pháp vật lý (không bao gồm chiếu xạ).

1.2. Nguyên liệu thô

Nguyên liệu dùng để chế biến là nước dứa không lên men nhưng có khả năng lên men, thu được qua một quá trình cơ học, có thể bao gồm cả quá trình li tâm nhưng không lọc, từ thịt quả hoặc những phần của thịt quả, có hoặc không có lõi của dứa (Ananas comosus (L.) Merr hay Ananas sativus Lindl) chín, tươi tốt.

1.3. Định nghĩa quá trình

Quá trình cô đặc bao gồm việc loại nước bằng biện pháp vật lý cho đến khi sản phẩm có hàm lượng chất khô hoà tan của dứa không dưới 27% theo khối lượng khi được xác định bằng khúc xạ kế ở 20oC, được hiệu chỉnh theo độ axit như phụ lục I. Có thể pha thêm:

a) Nước dứa, nước dứa cô đặc hoặc nước cho phù hợp với mục đích duy trì những thành phần chủ yếu và những yếu tố chất lượng của sản phẩm cô đặc.

b) Những thành phần dễ bay hơi của nước dứa đã bị mất trong quá trình cô đặc.

2. Thành phần chủ yếu và các yếu tố chất lượng

2.1. Những yêu cầu cho nước dứa cô đặc sau khi pha loãng trở lại

Sản phẩm thu được sau khi pha loãng nước dứa cô đặc theo mục 7.10 phải tuân theo những điều khoản của tiêu chuẩn Codex cho nước dứa được bảo quản chỉ bằng các biện pháp vật lý (tham khảo Codex Stan 85-1981), loại trừ nó có thể chứa axit L-ascorbic và thiếc clorua như qui định trong mục 3 của tiêu chuẩn này.

3. Phụ gia thực phẩm

 

Mức tối đa trong nước quả
đã được pha loãng trở lại

3.1. DimetylPolysiloxan (chất chống tạo bọt)

10mg/kg.

3.2. Axit xitric

giới hạn bởi GMP

3.3. Axit malic

giới hạn bởi GMP

3.4. Axit L-ascobic (chất chống ôxi hoá)

giới hạn bởi GMP

3.5. Thiếc clorua

8mg/kg (pha loãng từ nước quả cô đặc lạnh đông)

4. Chất gây nhiễm độc

Khi nước dứa cô đặc được pha loãng trở lại theo mục 7.10 của tiêu chuẩn này thì những chất gây nhiễm độc không được vượt quá giới hạn được qui định trong mục 4 của tiêu chuẩn Codex cho nước dứa bảo quản chỉ bằng các biện pháp vật lý (Codex Stan 85-1981).

 

Giới hạn tối đa

4.1. Thạch tín (As )

0,2 mg/kg

4.2. Chì (Pb)

0,3 mg/kg

4.3. Đồng (Cu)

5,0 mg/kg

4.4. Kẽm (Zn)

5,0 mg/kg

4.5. Sắt (Fe)

15,0 mg/kg

4.6. Thiếc (Sn)

250,0 mg/kg

4.7. Tổng số đồng, kẽm, sắt

20,0 mg/kg

4.8. Anhidrit sunfurơ (SO2)

10,0 mg/kg

5. Vệ sinh

5.1. Sản phẩm tuân theo những qui định của tiêu chuẩn này phải được chế biến phù hợp với qui phạm quốc tế về thực hành vệ sinh đối với các sản phẩm rau quả đóng hộp (tham khảo CAC/RCP 2-1969) và các qui phạm quốc tế về nguyên tắc chung của vệ sinh thực phẩm(tham khảo CAC/RCP 1-1969) do ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex qui định.

5.2.Khi được thử theo các phương pháp lấy mẫu và kiểm tra thích hợp, sản phẩm phải:

a) Không chứa các vi sinh vật có thể phát triển trong những điều kiện bảo quản thông thường.

b) Không chứa các chất có nguồn gốc vi sinh vật ở mức có thể gây hại cho sức khỏe.

6.Cân và đong

Mức đầy của bao bì:

Mức đầy tối thiểu (dành cho bao bì không bán lẻ):

Nước dứa cô đặc phải chiếm không dưới 90% v/v dung lượng nước của bao bì. Dung lượng nước của bao bì là thể tích nước cất ở 20oC chứa đầy trong bao bì được hàn kín. Nếu sản phẩm được bảo quản bằng lạnh đông thì yêu cầu về mức đầy tối thiểu áp dụng như sản phẩm ở trạng thái lạnh đông.

7. Ghi nhãn

Ngoài các mục 1,2,4 và 6 của tiêu chuẩn Codex về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn (Codex Stan 1-1981) cần áp dụng thêm các qui định sau đây:

7.1. Tên của sản phẩm

7.1.1. Tên của sản phẩm phải là "nước dứa cô đặc", "sản phẩm cô đặc từ nước dứa ", " nước dứa cô đặc lạnh đông ", "sản phẩm cô đặc từ nước dứa lạnh đông ".

7.1.2. Tên của sản phẩm có thể được kèm thêm từ " x Brix " trong đó x biểu thị phần trăm chất khô hoà tan của dứa theo trọng lượng khi xác định bằng khúc xạ kế ở 20oC, được hiệu chỉnh theo axit như trong phụ lục số I.

7.2. Bảng thành phần

7.2.1. Bảng kê đầy đủ các thành phần phải được ghi trên nhãn theo trật tự giảm dần trừ những thành phần được xác định trong mục 1.3 không cần ghi.

7.2.2. Nếu có bổ sung axit L-ascobic thì phải ghi vào bảng kê như sau:

a) "Axít ascobic, chất chống ôxi hoá" hoặc

b) "Chất chống ôxi hoá"

7.3. Khối lượng tịnh

Phải ghi khối lượng tịnh theo thể tích trên bao bì dự định cho bán lẻ. Trên bao bì không bán lẻ, khối lượng tịnh phải được ghi theo trọng lượng. Hệ thống đo lường phải là hệ mét (hệ quốc tế ), đơn vị Mỹ hoặc đơn vị Anh theo yêu cầu của nước mua sản phẩm.

7.4. Tên và địa chỉ

Phải ghi tên và địa chỉ người sản xuất, người đóng gói, người phân phối, người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người bán hàng.

7.5. Xuất xứ

Xuất xứ của sản phẩm phải được ghi để tránh nhầm lẫn hoặc đánh lừa người tiêu thụ.

7.6. Xác nhận lô

Mỗi bao bì phải được dập nổi hoặc đánh dấu bền chắc bằng kí hiệu để dễ dàng xác định nhà máy sản xuất và lô hàng.

7.7. Ghi thời hạn

"Thời hạn sử dụng tốt nhất" phải được ghi bằng tháng và năm theo dãy số không mã hóa trừ những sản phẩm có thời hạn sử dụng trên 18 tháng chỉ cần ghi năm là đủ.

Có thể ghi tháng bằng các chữ cái ở những nước mà không gây lúng túng cho người tiêu thụ.

Trong trường hợp những sản phẩm yêu cầu ghi tháng, năm và thời hạn sử dụng đến hết năm thì có thể dùng chữ "hết năm..." để thay thế.

7.8. Hướng dẫn bảo quản

7.8.1. Ngoài thời hạn sử dụng, bất kỳ những điều kiện đặc biệt nào để bảo quản sản phẩm phải được ghi nếu hiệu lực của thời hạn sử dụng phụ thuộc vào chúng.

7.8.2. Những hướng dẫn bảo quản phải ghi sát cạnh thời hạn sử dụng nếu có thể.

7.9. Những yêu cầu bổ sung

Phải áp dụng những điều khoản bổ sung dưới đây:

7.9.1. Trên nhãn hiệu không được mô tả bằng hình ảnh bất loại quả hoặc nước quả nào khác ngoài dứa hoặc nước dứa.

7.9.2. Trên nhãn hiệu phải không có sự khẳng định nào về Vitamin C cũng như về thuật ngữ Vitamin C trừ khi những cơ quan có thẩm quyền ở nước mua sản phẩm chấp nhận.

7.9.3. Khi có yêu cầu bảo quản đông lạnh nước dứa cô đặc thì trên nhãn hiệu phải có những thông tin về làm tan giá sản phẩm.

7.10. Mức độ cô đặc

Phải ghi trên bao bì những chỉ dẫn để pha loãng bằng phần trăm theo trọng lượng hàm lượng chất khô xác định bằng khúc xạ kế ở 20oC được hiệu chỉnh theo độ axit như phụ lục I hoặc trong trường hợp sản phẩm dự định để bán lẻ phải ghi số phần thể tích nước bổ xung vào một thể tích nước cô đặc để thu được nước quả đạt yêu cầu tối thiểu của tiêu chuẩn Codex cho nước dứa bảo quản chỉ bằng những biện pháp vật lý (Codex Stan 85-1981).

7.11. Đối với bao bì bán buôn

Trong trường hợp nước dứa cô đặc (ở bất kỳ độ Brix nào) đựng trong bao bì bán buôn thì những thông tin như ở phần 7.1 đến 7.6 và 7.9.1 đến 7.9.3 phải được ghi trên bao bì hoặc trong những tài liệu kèm theo trừ tên của sản phẩm, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất hoặc đóng gói đã có trên bao bì. Tên của cơ sở sản xuất hoặc đóng gói có thể được thay bằng một ký hiệu nhận dạng miễn là có thể nhận biết rõ ràng cùng với các tài liệu kèm theo.

 

PHỤ LỤC I

CỦA TIÊU CHUẨN 10TCN 417-2000 ĐIỀU CHỈNH GIÁ TRỊ BRIX
(Theo phương pháp khúc xạ kế của AOAC)

Axit xitric khan
(% trọng lượng)

Bổ sung vào giá trị Brix

2.0

0.39

2.2

0.43

2.4

0.47

2.6

0.51

2.8

0.54

3.0

0.58

3.2

0.62

3.4

0.66

3.6

0.70

3.8

0.74

4.0

0.78

4.2

0.81

4.4

0.85

4.6

0.89

4.8

0.93

5.0

0.97

 

TIÊU CHUẨN

VẢI QUẢ TƯƠI 10TCN 418-2000
(Ban hành kèm theo QĐ 56/2000/QĐ/BNN-KHCN ngày 23/5/2000)

1. Định nghĩa sản phẩm

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vải quả của các giống vải có tên khoa học Litchi Chinensis Sonn, thuộc họ Sapindaceae, tiêu thụ tươi sau khi xử lý và đóng gói. Không áp dụng cho vải dùng để chế biến công nghiệp.

2. Các qui định về chất lượng

2.1 Những yêu cầu tối thiểu

Ngoài việc tuân theo những qui định riêng cho mỗi loại và mức độ cho phép, vải quả ở tất cả các loại phải:

- Nguyên quả

- Tươi tốt, không có những quả không phù hợp cho tiêu thụ như thối hỏng hoặc giảm chất lượng.

- Sạch, hầu như không có tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

- Hầu như không có sâu bệnh.

- Hầu như không bị hư hỏng do sâu bệnh.

- Không có những hư hỏng và trầy sát vỏ quả.

- Hầu như không có những vết rám.

- Không bị ẩm ướt bất thường ngoài vỏ quả trừ trường hợp có nước ngưng tụ khi chuyển khỏi kho lạnh.

- Không có mùi vị lạ.

Vải quả tươi phải được thu hái cẩn thận,được phát triển đầy đủ và đủ độ chín. Sự phát triển và trạng thái của vải quả phải sao cho có thể chịu đựng được sự vận chuyển, bốc xếp và đưa đến địa chỉ cuối cùng vẫn giữ được chất lượng tốt. Màu sắc của quả vải có thể khác nhau từ màu hồng đến màu đỏ trong trường hợp quả không xử lý, từ màu vàng nhạt đến màu hồng trong trường hợp quả được xông khí Anhidrit sunfurơ (SO2).

2.2.Phân loại

Vải quả được phân làm 3 loại

2.2.1. Loại hảo hạng

Vải quả loại này phải có chất lượng tốt nhất. Vải phải được phát triển đầy đủ về hình dạng quả và phải có màu đặc trưng của giống.

Vải quả phải không có những khuyết tật, có thể cho phép những khuyết tật rất nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến hình thái chung của sản phẩm, đến chất lượng, đến việc duy trì chất lượng và cách trình bày trong bao bì.

2.2.2. Loại I

Vải loại này phải có chất lượng tốt và đặc trưng cho giống. Tuy nhiên có thể cho phép những khuyết tật nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến hình thái chung của sản phẩm, đến chất lượng, đến việc duy trì chất lượng và cách trình bày trong bao bì như:

- Biến dạng nhẹ.

- Một khuyết tật nhẹ về màu sắc.

- Những khuyết tật nhẹ ở vỏ mà tổng diện tích không quá 0,25cm2.

2.2.3 Loại II

Loại này bao gồm những quả không đạt chất lượng loại cao hơn nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu.

Những khuyết tật dưới đây có thể cho phép đối với vải quả vẫn giữ được những đặc điểm cơ bản của chúng về chất lượng, về bảo quản, về cách trình bày:

- Khuyết tật về hình dạng.

- Khuyết tật về mầu sắc.

- Vết khuyết tật ở vỏ nhưng tổng diện tích không quá 0,5cm2.

3. Các qui định về kích thước

Kích thước quả được xác định bằng đường kính chỗ lớn nhất.

- Kích thước quả nhỏ nhất cho loại hảo hạng là 33mm.

- Kích thước quả nhỏ nhất cho loại I và loại II là 20mm.

Cho phép chênh lệnh tối đa về kích thước các quả trong mỗi bao bì là 10mm.

4. Các qui định về mức độ cho phép

Mức độ cho phép trong mỗi bao gói về chất lượng và kích thước quả không đáp ứng yêu cầu được qui định cho từng loại.

4.1. Mức độ cho phép về chất lượng

4.1.1. Loại hảo hạng

5% số quả hoặc trọng lượng quả vải không đáp ứng yêu cầu của loại này nhưng đạt yêu cầu của loại I hoặc trong phạm vi cho phép của loại đó.

4.1.2. Loại I

10% số quả hoặc trọng lượng quả không đạt yêu cầu của loại này nhưng đạt yêu cầu của loại II hoặc trong phạm vi cho phép của loại đó.

4.1.3. Loại II

10% số quả hoặc trọng lượng quả không đạt yêu cầu của loại này hoặc những yêu cầu tối thiểu, trừ các sản phẩm không phù hợp cho tiêu thụ do bị thối hoặc bị giảm chất lượng.

4.2. Mức độ cho phép về kích thước

10% số quả hoặc trọng lượng quả ở tất cả các loại không đạt kích thước tối thiểu miễn là đường kính không dưới 15mm ở tất cả các loại hoặc chênh lệch kích thước tối đa là 10mm.

5. Các qui định về trình bày

5.1. Sự đồng đều

Vải qủa phải đồng đều trong mỗi bao bì và cùng xuất xứ, cùng giống, chất lượng, kích thước, màu sắc.

Phần vải qủa nhìn thấy được phải đại diện cho toàn bộ số vải trong bao bì.

5.2. Đóng gói

Vải qủa phải được đóng gói sao cho sản phẩm được bảo vệ hoàn toàn.

Vật liệu dùng bên trong các bao bì phải mới, sạch và có chất lượng tốt để tránh hư hỏng bên trong và bên ngoài sản phẩm. Được phép sử dụng các vật liệu có in chữ hoặc nhãn hiệu đặc biệt là giấy hoặc các phiếu ghi các chỉ tiêu hàng hóa, miễn là bằng mực hoặc hồ không độc hại.

Vải qủa phải được đóng gói trong mỗi bao bì theo qui định cho đóng gói và vận chuyển rau quả tươi. Tuy nhiên khi vải qủa được trình bày thành chùm thì cho phép có một ít lá.

5.2.1. Mô tả bao bì

Các bao bì phải đáp ứng yều cầu chất lượng, vệ sinh, thông gió và bền chắc để đảm bảo bốc xếp, vận chuyển đường thủy và bảo quản vải qủa. Các bao gói (hoặc lô nếu sản phẩm xếp rời) phải hoàn toàn không có tạp chất và mùi lạ.

5.3. Trình bày

Vải qủa phải được trình bày theo các dạng dưới đây:

5.3.1. Quả rời

Trong trường hợp này cuống quả phải được cắt ở mấu đầu tiên và chiều dài tối đa của cuống phải không quá 2mm kể từ đỉnh quả. Vải loại hảo hạng phải được trình bày theo dạng quả rời.

5.3.2. Quả chùm

Trong trường hợp này mỗi chùm phải có trên 3 quả vải và có hình dáng đẹp.

Chiều dài của nhánh không quá 15cm.

6. Ghi kí mã hiệu và ghi nhãn

6.1.Đối với bao bì dùng cho người tiêu thụ cuối cùng

Ngoài những yêu cầu của tiêu chuẩn Codex cho ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn (Codex stan 1-1985, Rev 1-1991) áp dụng thêm qui định: Nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được thì mỗi bao bì phải có một nhãn ghi tên của sản phẩm và có thể ghi giống hoặc đại diện của giống.

6.2.Đối với bao bì không dùng cho bán lẻ

Mỗi bao bì phải có các chi tiết dưới đây ghi bằng chữ in về cùng một phía, dễ đọc, khó tẩy xóa và dễ nhìn thấy từ bên ngoài hoặc in trên những tài liệu kèm theo. Đối với sản phẩm được vận chuyển rời, những chi tiết này phải có trên 1 tài liệu kèm theo hàng hoá.

6.2.1. Xác nhận người xuất khẩu, người đóng gói, người gửi hàng

6.2.2. Bản chất của sản phẩm

Phải ghi tên sản phẩm nếu không thể nhìn thấy sản phẩm từ bên ngoài; tên của giống hoặc tên thương phẩm, quy cách chùm nếu có yêu cầu.

6.2.3. Xuất xứ sản phẩm

Phải ghi nước xuất xứ, không bắt buộc ghi khu vực trồng, tên quốc gia, tên vùng hoặc tên địa phương.

6.2.4. Xác nhận hàng hóa

- Loại

- Khối lượng tịnh (không bắt buộc)

6.2.5. Dấu giám định chính thức (không bắt buộc)

7. Các chất gây nhiễm độc

7.1. Kim loại nặng

Vải qủa không được có kim loại nặng ở mức độ gây hại cho sức khỏe con người.

7.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Phải tuân theo quy định của Codex về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho sản phẩm vải qủa.

8. Vệ sinh

8.1. Sản phẩm tuân theo những qui định của tiêu chuẩn này phải được xử lý phù hợp với quy phạm quốc tế-nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm(CAC/RCP 1-1969, Rev 2-1985) và những qui định khác liên quan tới sản phẩm này do ủy ban tiêu chuẩn hóa về nông sản thực phẩm khuyến cáo.

8.2. Sản phẩm phải không có các chất có hại trong phạm vi thực hành đóng gói và xử lý tốt.

8.3. Khi được thử theo các phương pháp lấy mẫu và kiểm tra thích hợp sản phẩm phải:

a) Không có các vi sinh vật ở mức có thể gây hại cho sức khỏe.

b) Không có các kí sinh trùng ở mức có thể gây hại cho sức khỏe.

c) Không có chứa bất kỳ chất nào do vi sinh vật tạo ra ở mức có thể gây hại cho sức khỏe.

 

TIÊU CHUẨN

DƯA CHUỘT BAO TỬ GIẦM DẤM 10TCN 420-2000
(Ban hành kèm theo QĐ 56/2000/QĐ/BNN-KHCN ngày 23/5/2000)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm được sản xuất từ dưa chuột bao tử tươi đóng trong lọ thuỷ tinh, hoặc trong hộp sắt mạ thiếc tráng verni; cùng với dung dịch nước đường, muối, axit và một số gia vị, ghép nắp kín và thanh trùng.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Dưa chuột bao tử dầm giấm phải được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ đã được cấp có thẩm quyền duyệt y.

1.2. Tiêu chuẩn nguyên, vật liệu:

1.2.1. Nguyên liệu chính: Dưa chuột bao tử phải non, tươi tốt, phát triển bình thường; không già, vàng, cong queo, eo thắt, giập nát, xây xước nặng và sâu bệnh.

Kích thước quả:

- Đường kính chỗ lớn nhất: Không quá 17 mm.

- Chiều dài: Không quá 70 mm.

1.2.2. Nguyên liệu phụ: Cần tây, thìa là, ớt, tỏi, cà rốt phải tươi tốt không giập nát, vàng úa. Có thể dùng loại đã muối hoặc sấy khô nhưng phải đảm bảo chất lượng .

1.2.3. Đường kính: Đường kính trắng loại I , theo TCVN 1695 - 87.

1.2.4. Muối ăn : Theo TCVN 3974 - 84.

1.2.5. Axit axêtic: Dùng cho thực phẩm.

1.2.6. Các chất phụ gia thực phẩm: Theo quy định số 867 - 1998 QĐ / BYT ngày 04/ 4/ 1998 của Bộ Y Tế về tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm.

1. 3. Tiêu chuẩn cảm quan.

Sản phẩm dưa chuột bao tử dầm giấm phải đạt các chỉ tiêu cảm quan sau:

1.3.1. Màu sắc: Màu đặc trưng của sản phẩm.

1.3. 2. Mùi vị: Mùi thơm, đặc trưng của sản phẩm có gia vị.

Vị mặn, chua, ngọt hài hoà.

Không có mùi vị lạ.

1.3. 3. Trạng thái: Giòn.

1.3.4. Hình thức: Quả nguyên vẹn, không còn hoa cuống, không bị khuyết tật nặng. Quả phải tương đối đồng đều trong mỗi lọ, hoặc hộp.

1.3. 5. Dung dịch: Trong, màu vàng nhạt. Cho phép lẫn một ít mảnh gia vị.

1.3.6. Gia vị: Các loại gia vị chiếm 1,5 - 2% so với khối lượng tịnh.

1.3. 7. Tạp chất vô cơ: không được có.

1.3. 8. Khuyết tật nặng: Không được có.

Gọi là khuyết tật nặng gồm những trường hợp sau: Sâu; sứt sẹo; giập nát xây xước nặng; có vết hằn rõ trên quả, dị dạng.

1.4. Các chỉ tiêu lý, hoá, vi sinh vật .

1.4.1. Mức đầy của bao bì:

1.4.1.1. Mức đầy tối thiểu:

Không nhỏ hơn 90% v/v dung lượng nước của bao bì.

"Dung lượng nước của bao bì là thể tích của nước cất ở 20oC chứa trong bao bì được ghép kín".

1.4.1.2. Khối lượng cái tối thiểu: Không nhỏ hơn 50 % của mức đầy tối thiểu.

1.4. 2. Hàm lượng muối ăn: Không quá: 2,0%.

1.4. 3. Hàm lượng axit (tính theo axit axêtic): Không quá: 1,0%.

1.4. 4. Hàm lượng kim loại nặng: Theo TCVN 3572 - 81,

Thiếc ( Sn ) không quá: 200,0 mg/ kg

Chì (Pb) không quá: 0,3 mg/ kg

Đồng (Cu) không quá: 5,0 mg/ kg

Kẽm (Zn) không quá: 5,0 mg/ kg

1.4. 5. Chỉ tiêu vi sinh vật :

Theo quy định số 867 - 1998 QĐ/ BYT ngày 04/ 4/ 1998 của Bộ Y Tế về tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm.

Không được có vi sinh vật gây bệnh và nấm, men, mốc.

2. Phương pháp thử

2.1. Lấy mẫu: Theo TCVN 4409 - 87.

2. 2. Kiểm tra các chỉ tiêu: cảm quan, lý và hoá :

Theo các TCVN 4409-88, TCVN 4410-87, TCVN 4411-87, TCVN 4412 - 87, TCVN 4413-87, TCVN 4414 - 87, TCVN 4415 - 87; TCVN 4589-88, TCVN 4590 - 88, TCVN 4591-88, TCVN 4594-88 và TCVN 3216-94.

2. 3. Kiểm tra hàm lượng các kim loại nặng :

Theo các TCVN 1976-88, TCVN 1977-88, TCVN 5368-91, TCVN 1978-88, TCVN 1979-88 hoặc TCVN 5487-91, TCVN 1980-88, TCVN 1981-88 hoặc TCVN 5496-91.

2. 4. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật: Theo TCVN 280-68.

3. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

3.1. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển: Theo TCVN 167 - 86

3.2. Hộp sắt dùng cho đồ hộp thực phẩm: Theo TCVN 166-64; TCN 172-93.

3. 3. Lọ thuỷ tinh miệng rộng, nắp xoáy dùng cho đồ hộp:

Theo TCVN 5513-1991, và theo TCN 253-96.

3. 4. Bao bì vận chuyển hòm các tông: Theo TCVN 3214-79.

3.5. Ghi nhãn:

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 về hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

 

TIÊU CHUẨN

NƯỚC ỔI YÊU CẦU KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP THỬ 10TCN 421-2000
(Ban hành theo QĐ 56/2000/QĐ/BNN-KHCN ngày 23/5/2000)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm nước ổi thuộc loại nước uống từ quả (Fruit drink), dùng để uống trực tiếp, được chế biến từ ổi chín tươi tốt, có sử dụng đường và một số phụ gia thực phẩm, đóng trong bao bì được ghép kín và thanh trùng.

1. Phân loại

Nước ổi đóng trong bao bì được sản xuất theo hai loại sau:

1.1. Nước ổi đỏ: Được chế biến từ các giống ổi có thịt quả mầu đỏ.

1.2. Nước ổi trắng: Được chế biến từ các giống ổi có thịt quả mầu trắng.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Nước ổi phải được sản xuất theo đúng qui trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y.

2.2. Nguyên vật liệu: Để sản xuất nước ổi, phải sử dụng các nguyên vật liệu sau

2.2.1. Ổi quả: ổi quả phải chín, tươi tốt, có hương thơm rõ, thịt quả trắng hay đỏ, không nhũn nát, không lên men, không bị sâu. Cho phép sử dụng những phần thịt quả còn tốt của những quả bị bầm giập. Không dùng giống ổi quả to, thịt quả cứng, có hương không rõ.

2.2.2. Đường kính: Đường kính trắng loại I, theo TCVN 1695-87

2.2.3. Axit xitric: Theo TCVN 5516-91

2.2.4. Phụ gia thực phẩm: Theo Quyết định số 867-1998/QĐ-BYT của bộ Y tế về việc ban hành "Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm"

2.3. Chỉ tiêu cảm quan: Sản phẩm nước ổi phải đạt các chỉ tiêu cảm quan ghi trong bảng I

Bảng I

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

Có màu sắc đặc trưng của giống ổi đưa vào sản xuất

Nước ổi đỏ: Từ hồng nhạt đến hồng thẫm.

Nước ổi trắng: Từ trắng đến trắng ngà cho phép có ánh vàng

2. Mùi vị

Có mùi thơm, vị chua ngọt đặc trưng của nước ổi chín có pha đường đã qua nhiệt, không có mùi vị lạ

3. Hình thái

Thể lỏng đồng nhất, hơi sánh, đục. Khi để lâu thịt quả có thể lắng xuống đáy bao bì, nhưng khi lắc phải phân tán đều, không vón cục hoặc kết tủa thành mạng.

4. Tạp chất

Không được có.

2.4. Chỉ tiêu lý, hoá: Các chỉ tiêu lý hoá của nước ổi phải đạt các yêu cầu ghi trong bảng II

Bảng II

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Hàm lượng quả

Không nhỏ hơn10%

2. Mức đầy tối thiểu của bao bì

Không nhỏ hơn 90% dung lượng nước của bao bì *

3. Thời gian tách lớp

Không nhỏ hơn 60 phút

4. Hàm lượng chất khô hoà tan (đo bằng khúc xạ kế ở 20oC)

Không nhỏ hơn 11o Brix

5. Hàm lượng axit tính theo axit xitric

Không lớn hơn 0,3%

2.5. Hàm lượng kim loại nặng: Theo TCVN 3572-81

Chì (Pb) không quá: 0,3mg/kg

Đồng (Cu) không quá: 5,0mg/kg

Kẽm (Zn) không quá: 5,0mg/kg

Thiếc (Sn) không quá: 200mg/kg

2.6. Chỉ tiêu vi sinh vật: Theo quyết định số 867-1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành "Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm" Không được có vi sinh vật gây bệnh và những hiện tượng hư hỏng do vi sinh vật gây ra.

3. Phương pháp thử

3.1. Lấy mẫu: Theo TCVN 4409-87

3.2. Kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan và các chỉ tiêu lý hóa:

Theo các tiêu chuẩn: TCVN 4410-87, TCVN 4411-87, TCVN 4412-87, TCVN 4413-87, TCVN 4414-87, TCVN 4589-88.

Xác định hàm lượng quả theo phương pháp Formol trong sổ tay kiểm tra chất lượng thực phẩm, tập 8 - Phân tích thực phẩm do FAO xuất bản Roma 1986 **

* Dung lượng nước của bao bì là thể tích nước cất ở 20oC mà bao bì đã ghép kín chứa đựng khi đã được nạp đầy.

** Manuals of food quality control, 8-Food analysis Roma 1986

3.3. Kiểm tra hàm lượng kim loại nặng theo các tiêu chuẩn:

TCVN 1976-88, TCVN 1977-88, hoặc TCVN 5368-91, TCVN 1978-88, TCVN 1979-88, hoặc TCVN 5487-91, TCVN 1981-88 hoặc 5496-91

3.4. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật: Theo TCVN 280-68

4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản &vận chuyển

4.1. Sản phẩm nước ổi được đóng trong các loại bao bì

- Hộp sắt theo 10 TCN 172-93.

- Chai, lọ thuỷ tinh theo TCVN 5513-91; 10 TCN 253-96.

- Hộp nhựa theo Quyết định 867-QĐ/BYT về việc ban hành "Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm"

4.2. Bao bì vận chuyển: Theo TCVN 3214-79 hoặc/và theo thoả thuận trong các hợp đồng mua bán sản phẩm.

4.3. Bao gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm: Theo TCVN 167-86

4.4. Ghi nhãn: Theo quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 56/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/05/2000 về tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.343

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.247.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!