ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4596/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 22 tháng 8 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NQ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến
công;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Liên Bộ Tài chính - Công Thương hướng
dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí
khuyến công địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày
01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
33/2016/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định Chính sách Khuyến công trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng;
Căn cứ Thông báo Kết luận số
260/TB-VP ngày 04/8/2017 của UBND thành phố tại phiên họp thường kỳ UBND thành
phố ngày 28/7/2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tại văn bản số 1392/SCT-QLCN ngày 15/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình Khuyến công trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020 kèm theo quyết định này.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với
các Sở ban ngành; UBND quận, huyện và các cơ quan chức năng có liên quan triển
khai thực hiện Chương trình Khuyến công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2017-2020.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở:
Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Trung tâm Khuyến
công và Tư vấn Phát triển công nghiệp thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện
và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều
4;
- TT.TU, TT.HĐND;
- Chủ tịch và các PCT UBND TP;
- Cục CNĐP - Bộ Công Thương;
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Báo Đà Nẵng, Đài PTTH Đà Nẵng;
- Lưu: VT, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Thơ
|
CHƯƠNG TRÌNH
KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4596/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 8 năm
2017 của UBND thành phố Đà Nẵng)
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi
Chương trình này bao gồm các hoạt động
khuyến công do Bộ Công Thương, UBND thành phố Đà Nẵng quản lý và tổ chức thực
hiện để khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia
phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Đối tượng
a) Các cơ sở công nghiệp nông thôn
quy định tại khoản a, điểm 2, điều 1, Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày
31/10/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định Chính sách Khuyến
công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
b) Các cơ sở sản xuất công nghiệp
trên địa bàn thành phố áp dụng sản xuất sạch hơn.
c) Tổ chức, cá nhân trên địa bàn
thành phố tham gia công tác quản lý thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến
công.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
- Huy động các nguồn lực tham gia đầu
tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khuyến
công nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch
hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo
vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh phát
triển sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đổi mới
công nghệ thiết bị, nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh.
- Hoàn thiện quy trình quản lý và
nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hỗ trợ đào tạo khoảng 400-600 lao động
cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; khoảng 300 lượt học viên tham gia các khóa
tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong
sản xuất công nghiệp.
- Hỗ trợ xây dựng
07-09 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ cho 50-60 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn.
- Hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn
cho khoảng 20 đơn vị; xây dựng 05-06 mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch
hơn.
- Hỗ trợ tư vấn cho khoảng 30-35 cơ sở
công nghiệp nông thôn; hỗ trợ thành lập khoảng 20 doanh nghiệp, thành lập 01-02
hiệp hội ngành nghề.
- Tổ chức 02 đợt bình chọn sản phẩm
công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố và đề cử
tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và quốc
gia.
- Tổ chức 02 lượt Hội chợ, triển lãm
hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tổ chức 20 đoàn tham gia hội chợ triển
lãm trong nước lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
cụm công nghiệp; hỗ trợ sửa chữa nâng cấp hệ thống xử lý ô
nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp và tại các cơ sở công nghiệp nông
thôn.
- Đẩy mạnh thông tin, hoàn thiện quy
trình quản lý và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
III. NỘI DUNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề
- Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo nghề,
truyền nghề, nâng cao tay nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông
thôn; Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm tại chỗ và nâng cao tay nghề cho người lao
động.
- Tổ chức cho đại diện các làng nghề,
các nghệ nhân lĩnh vực thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố tham gia các
đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển nghề, làng nghề tại các tỉnh,
thành phố.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản
lý, thành lập và khởi sự doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp nông thôn
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn
về khởi sự, quản trị doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu v.v... cho cán bộ lãnh
đạo, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông
thôn.
- Hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp
nông thôn tham gia các diễn đàn, hội thảo chuyên đề; tham
quan, khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và
ngoài nước.
- Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp cho
các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong nước, ưu tiên các doanh nghiệp
khởi nghiệp bao gồm: Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh khả thi; dự án thành lập
doanh nghiệp và chi phí liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin
vào phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và công tác quản lý
hoạt động khuyến công trên địa bàn thành phố.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình
diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng
máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất công nghiệp
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình
diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị mới, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp trong đó chú ý các lĩnh vực ưu tiên
theo quy định.
- Tổ chức tham quan mô hình, hội nghị,
hội thảo, diễn đàn giới thiệu công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại cho các cơ sở
công nghiệp nông thôn.
4. Hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn
- Hỗ trợ xây dựng mô hình tiên tiến,
thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn; chú trọng nhân rộng các mô hình áp dụng
sản xuất sạch hơn đến các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố.
- Hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn
cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố;
từ đó, đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm tăng năng suất và giảm chi phí đầu
vào.
- Tăng cường
công tác phổ biến, tập huấn, đào tạo cho các cơ sở công nghiệp nông thôn được
tiếp cận nhiều hơn với các vấn đề liên quan đến việc áp dụng
sản xuất sạch hơn vào sản xuất công nghiệp, góp phần mang lại lợi ích về kinh tế,
cải thiện môi trường làm việc, giảm ô nhiễm trong sản xuất; trong đó chú trọng
nâng cao năng lực sản xuất chế biến thực phẩm đảm bảo quy
định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở sản xuất công nghiệp nông
thôn trên địa bàn thành phố.
5. Hỗ trợ
phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm thuộc Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thành
phố Đà Nẵng mở rộng thị trường tiêu thụ hướng đến
xuất khẩu
- Khuyến khích, vận động các cơ sở
công nghiệp nông thôn trên địa bàn sản xuất các sản phẩm đặc thù của địa
phương, các sản phẩm thuộc Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
thành phố Đà Nẵng; từ đó phát triển thành sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu của thành phố và tham gia bình chọn sản phẩm tiêu biểu
cấp khu vực, cấp quốc gia.
- Tổ chức công
tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Đà Nẵng định kỳ
02 năm/01 lần; hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố
tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc
gia.
- Tổ chức hội chợ, triển lãm hàng
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở
công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm mở
rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh liên kết hợp tác hướng đến xuất khẩu.
- Hỗ trợ cải tiến
mẫu mã, bao bì đóng gói... để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có
khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu.
6. Hỗ trợ tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn
- Hỗ trợ tư vấn cho các cơ sở công
nghiệp nông thôn trong lập dự án đầu tư, thiết kế mẫu mã,
bao bì, marketing, quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân sự, quản trị
doanh nghiệp...
7. Hỗ trợ cung cấp thông tin,
tuyên truyền
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp
nông thôn; xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, bản tin, tờ rơi
và các hình thức thông tin đại chúng khác để cung cấp thông tin cho các cơ sở
công nghiệp nông thôn về chính sách phát triển công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh
điển hình, sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.
- Duy trì cơ sở dữ liệu về công nghiệp
hỗ trợ của thành phố.
8. Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp
tác kinh tế phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển các cụm công nghiệp và xử
lý ô nhiễm môi trường
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông
thôn liên kết với nhau và với các doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác trong nước.
- Lựa chọn một số cụm công nghiệp để
hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tổ chức các hội nghị, diễn đàn để kêu gọi
thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
- Hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp
nông thôn đan xen trong khu dân cư hoặc cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường
vào các khu, cụm công nghiệp.
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng
máy móc thiết bị xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở sản
xuất tại các cụm công nghiệp.
9. Hỗ trợ quản lý, tổ chức thực hiện
các hoạt động khuyến công
- Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản
lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ quản lý nhà nước và
cán bộ làm công tác khuyến công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực của các
cán bộ làm công tác khuyến công về sản xuất sạch hơn, các kỹ năng đánh giá
nhanh về hiệu suất sử dụng các nguồn tài nguyên như điện, than, dầu, nước...
- Tổ chức học tập kinh nghiệm về hoạt
động khuyến công tại các tỉnh, thành phố cho các cán bộ quản lý nhà nước về
công nghiệp, khuyến công.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng triển khai
thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm, từng giai đoạn;
thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu, đánh giá các chương trình, đề án
khuyến công.
- Hỗ trợ nghiên cứu và hoàn thiện
khung pháp lý, chính sách về hoạt động khuyến công.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH
1. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kịp
thời, sâu rộng các chủ trương chính sách của nhà nước trên các phương tiện
thông tin đại chúng với các phương thức phong phú, đa dạng giúp các cơ sở công
nghiệp nông thôn nắm bắt được chính sách và nội dung hoạt động khuyến công trên
địa bàn thành phố, từ đó tích cực chủ động tham gia; tạo điều kiện cho các cơ sở
công nghiệp nông thôn tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước để phát triển
sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước với các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền về công tác khuyến công, vận động các tổ chức cá nhân tích cực tham gia hoạt
động khuyến công, góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế tập thể và kinh tế tư nhân, các hoạt động khởi nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
2. Đảm bảo tài chính cho hoạt động
khuyến công
- Bố trí đủ kinh
phí từ ngân sách thành phố đảm bảo cho hoạt động khuyến công theo Chương trình
khuyến công được UBND thành phố phê duyệt.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực, các nguồn vốn tài trợ cho các hoạt
động khuyến công.
- Bám sát chỉ đạo của Cục Công nghiệp
địa phương - Bộ Công thương để tiếp cận kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương
cho các hoạt động khuyến công trên địa bàn thành phố.
- Hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá
nhân được thụ hưởng chính sách khuyến công bố trí đủ nguồn vốn đối ứng để triển khai thực hiện Chương trình.
- Lồng ghép chương trình khuyến công
với thực hiện các Chương trình, Đề án của thành phố: Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ, Đề án phát triển kinh tế tập thể, Đề án phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp… để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của
toàn xã hội đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.
3. Phát huy hiệu quả hỗ trợ các đề
án khuyến công
- Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho
các cơ sở công nghiệp nông thôn giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa
phương, có đóng góp về đổi mới sáng tạo trong sản xuất
kinh doanh.
- Ưu tiên hỗ trợ đối với các cơ sở
công nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố có tiềm năng về thị trường tiêu
dùng trong nước và có lợi thế về xuất khẩu; các cơ sở công nghiệp nông thôn sản
xuất các sản phẩm theo Chương trình phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ thành phố Đà Nẵng.
4. Tăng
cường công tác quản lý, điều hành hoạt động khuyến công trên địa bàn
- Kịp thời xây dựng, rà soát, ban
hành các cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động khuyến công trên địa bàn thành
phố cho phù hợp với thực tế của địa phương và phù hợp với các văn bản hướng dẫn
của các Bộ, ngành Trung ương.
- Tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp các cơ sở công nghiệp nông thôn.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo
dõi quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công.
- Triển khai thực hiện kế hoạch khuyến
công được phê duyệt đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung; tăng cường công tác hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hoàn
thành đề án khuyến công đúng quy định.
- Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức
thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ làm công
tác khuyến công cấp thành phố, các quận, huyện, xã, phường; từng bước hình
thành và phát triển mạng lưới cộng tác viên khuyến công ở các quận, huyện, xã,
phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Nguồn kinh phí thực hiện
- Kinh phí chi hoạt động khuyến công
thuộc kinh phí sự nghiệp kinh tế được phân bổ trong dự toán ngân sách nhà nước
của Sở Công Thương và các đơn vị địa phương liên quan hằng năm theo đúng Luật
ngân sách nhà nước.
- Kinh phí đầu tư xây dựng trụ
sở, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Trung tâm Khuyến công và
Tư vấn phát triển công nghiệp thành phố; chi hỗ trợ mạng lưới cộng tác viên
khuyến công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc kinh phí đầu tư phát triển được
ngân sách thành phố phân bổ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Kinh phí đối ứng, cam kết thực hiện đề án khuyến công của đơn vị thụ hưởng.
- Kinh phí huy động từ các nguồn vốn
hợp pháp khác.
2. Nội dung kinh phí thực hiện
Kinh phí dự kiến thực hiện Chương
trình: 115.225 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí Khuyến công quốc gia
(KCQG) dự kiến là: 14.025 triệu đồng
- Kinh phí Khuyến công địa phương
(KCĐP) dự kiến là: 13.415 triệu đồng
- Kinh phí thu hút từ các đơn vị thụ
hưởng (nguồn khác) dự kiến là: 87.785 triệu đồng.
(Phụ lục chi tiết kèm theo)
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công Thương:
- Là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện
Chương trình Khuyến công thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020; đôn đốc, theo
dõi việc triển khai thực hiện Chương trình.
- Tổng hợp, thẩm định nội dung dự
toán ngân sách nhà nước hằng năm của các cơ quan, đơn vị địa phương được giao
thực hiện Chương trình này gửi Sở Tài Chính tổng hợp vào dự toán chi ngân sách
thành phố, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố theo đúng trình tự, thủ
tục, nội dung quy định.
- Thường xuyên rà soát, đề xuất điều
chỉnh các nội dung cho phù hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả của Chương
trình; rà soát các cơ chế, chính sách, đề xuất UBND thành phố sửa đổi, bổ sung,
ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả
trong hoạt động khuyến công.
- Phối hợp các Sở, Ban ngành, UBND
các quận, huyện định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động khuyến công trên địa
bàn, báo cáo UBND thành phố về các khó khăn, vướng mắc để kịp thời xử lý, đảm bảo
tiến độ thực hiện đề án khuyến công.
- Định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả
thực hiện, đề xuất biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động khuyến công trình UBND thành
phố xem xét, khen thưởng.
2. Sở Tài chính:
- Tổng hợp kế hoạch kinh phí khuyến
công địa phương hằng năm vào dự toán chi ngân sách thành phố, tham mưu UBND
thành phố xem xét, bố trí kinh phí hằng
năm giao Sở Công Thương triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn phù hợp
với Chương trình này và các văn bản quy định có liên quan.
- Phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị
liên quan kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
3. Sở Kế
hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Tài Chính xem xét, phê
duyệt Kế hoạch kinh phí Khuyến công địa phương hằng năm
giao Sở Công Thương triển khai hoạt động khuyến công; hỗ trợ các cơ sở công
nghiệp nông thôn trong hoạt động thành lập doanh nghiệp, khởi nghiệp v.v...
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội: Phối hợp với Sở Công thương, hỗ trợ các cơ sở
công nghiệp nông thôn trong các hoạt động liên quan đến
đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
tránh trùng lắp, chồng chéo.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp
cận hoạt động chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp từ các đề tài, dự án đã nghiên cứu để
ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm phát triển sản xuất
công nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với
sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Phối hợp với Sở Công Thương lồng ghép các
chương trình, chính sách liên quan phát triển nông thôn mới hỗ trợ các cơ sở
công nghiệp nông thôn trên địa bàn.
7. Các Sở, Ban ngành liên quan
khác: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với
Sở Công thương thực hiện Chương trình này; đồng thời lồng ghép các chương
trình, chính sách liên quan với Chương trình khuyến công để triển khai thực hiện.
8. UBND các quận, huyện
- Căn cứ Chương trình Khuyến công
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020, thường xuyên rà soát, nắm bắt
tình hình, nhu cầu được hỗ trợ về khuyến công của các cơ sở sản xuất trên địa
bàn; phối hợp, hướng dẫn đơn vị xây dựng các đề án khuyến
công đăng ký Kế hoạch Khuyến công, tổng hợp đề xuất theo quy định.
- Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức có hiệu quả các nội dung trong Chương trình này.
- Kiến nghị UBND Thành phố sửa đổi, bổ
sung các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động khuyến công (gửi Sở Công
Thương tổng hợp), tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp
nông thôn phát triển.
9. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn
Phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng:
- Tuyên truyền về cơ chế, chính sách
khuyến công của Trung ương và của thành phố đến đối tượng thụ hưởng trên địa
bàn.
- Xây dựng Kế hoạch khuyến công địa
phương và khuyến công quốc gia hằng năm phù hợp với Chương trình khuyến công
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Tổ chức và huy động các nguồn lực,
các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia tích cực hoạt động khuyến công
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; chủ động lồng ghép nguồn
kinh phí hợp pháp khác trong việc phát triển đầu tư sản xuất công nghiệp nông
thôn.
- Thường xuyên theo dõi, giám sát việc
thực hiện đề án khuyến công trên địa bàn thành phố, kịp thời báo cáo vướng mắc
khó khăn trong quá trình triển khai đề án với Sở Công Thương để kịp thời xử lý, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với Chương trình này.
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định
kỳ theo quy định.
10. Các cơ sở công nghiệp nông
thôn
- Chủ động xây dựng đề án khuyến công
phù hợp với nội dung Chương trình Khuyến công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2017-2020, thực hiện đăng ký kế hoạch kinh phí
khuyến công hằng năm về Sở Công Thương (thông qua Trung tâm Khuyến công và Tư vấn
Phát triển công nghiệp) theo thời gian quy định.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan tổ chức có hiệu quả các nội dung trong Chương trình này.
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
11. Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội: Phối hợp tuyên truyền, phổ
biến nội dung, mục đích, ý nghĩa trong chủ trương, chính sách của thành phố về
hoạt động Khuyến công; vận động các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố tích
cực tham gia hoạt động khuyến công.
Trong quá trình thực hiện Chương
trình này nếu có vấn đề vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản
ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn./.