Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4317/QĐ-UBND 2017 phát triển dịch vụ logistics Bình Định

Số hiệu: 4317/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Phan Cao Thắng
Ngày ban hành: 17/11/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4317/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 17 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 60/TTr-SCT ngày 22/9/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện; tổng hợp báo cáo kết quả theo định kỳ cho UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngoại vụ; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế; Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- PVP CN;
- Lưu: VT, K6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phan Cao Thắng

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND tỉnh Bình Định)

Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025, như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trở thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao gn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển các doanh nghiệp logistics tăng về số lượng, chất lượng, quy mô, trình độ nhân lực theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý - kinh doanh, đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và nước ngoài.

- Hoàn thiện các cơ chế quản lý nhà nước địa phương, bao gồm: các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, chính sách đầu tư, cải cách hành chính, cơ chế phối hợp quản lý của các sở, ban ngành trong chuỗi dịch vụ logistics, đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xã hội hóa việc đầu tư kết cấu hạ tầng logistics, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng logistics một cách đng bộ, hợp lý; khai thác hiệu quả hành lang kinh tế Đông Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên qua Quốc lộ 19. Bố trí quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng dựa trên sự thng nht và phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các ngành, địa phương.

2. Mục tiêu

- Phát triển dịch vụ logistics với tốc độ tăng trưởng cao và nâng mức đóng góp của dịch vụ logistics, phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng đóng góp trong GDP của dịch vụ logistics năm trong nhóm cao trong khu vực dịch vụ của tỉnh với tốc độ trung bình dịch vụ logistics đến năm 2020 là 10-12%/năin, đến năm 2025 tăng trên 12%/năm, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thXIX đã đề ra.

- Phát triển ngành logistics bền vững, hiệu quả, chất lượng và có giá trị gia tăng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng hệ thống dịch vụ logistics phát triển năng động, có khả năng cạnh tranh trong khu vực min Trung - Tây Nguyên và cả nước, từng bước phát huy li thế của Bình Định trong chuỗi giá trị logistics cả nước.

- Hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại vùng miền Trung - Tây Nguyên. Trong đó, các nhà giao nhận, vận tải sử dụng Cảng Quy Nhơn như là cảng cửa ngõ của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics vào các nước ASEAN và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

- Xây dựng, tng bước hoàn thiện về hạ tầng: cảng biển, kho bãi, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các trung tâm logistics để phục vụ các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ logistics theo hướng tích hp nhiều dịch vụ với công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp. Tập trung phát triển mạnh loại hình dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL), từng bước triển khai loại hình dịch vụ logistics bên thứ 4 (4PL) và thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản lý chuỗi cung ứng hiện đại.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics

- Xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực logistics; rà soát, nghiên cứu vận dụng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và chính sách quy định về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh.

- Ưu tiên quỹ đất cho phát triển dịch vụ logistics, nhất là quỹ đất tại các khu vực có khả năng phát triển tập trung các hoạt động cung ng và tiêu dùng dịch vụ của ngành dịch vụ này.

- Phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo quản lý, chủ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của chuỗi dịch vụ logictics, đổi mới tư duy kinh doanh, lấy số lượng, chất lượng phục vụ làm nhiệm vụ hàng đầu, không ngng cải tiến, nâng cao hiệu quả dịch vụ, phấn đấu giảm giá thành dịch vụ để thu hút nguồn hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ logistics.

- Thu hút các đơn vị thành lập đại lý Hải Quan tại Bình Định; tổ chức thành lập Hiệp hội doanh nghiệp logistics tỉnh Bình Định khi có đủ điều kiện theo quy định.

2. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics

Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics; đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, kết nối giữa các khu công nghiệp, nhà máy với các hệ thống cảng biển (Quy hoạch hệ thống giao thông kết nối các phương thức vận tải hàng hải với đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa); quy hoạch phát triển dịch vụ logistics đối với ngành hàng hải (dịch vụ hàng hải, đại lý hàng hải, dịch vụ tàu lai dắt, môi gii hàng hải,...), cụ thể:

- Quy hoạch và hình thành hệ thống kho bãi chứa hàng hóa tại các cảng biển, tiến ti xây dựng các Trung tâm Logistics phù hợp với yêu cầu phát triển logistics để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Phát huy lợi thế cụm Cảng biển Quy Nhơn, hình thành cảng vận tải container chuyên nghiệp, phát triển các loại hình dịch vụ logistics làm vệ tinh cho Trung tâm logistics thuộc hành lang kinh tế Quốc lộ 19 và duyên hải Nam Trung bộ theo Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015.

- Trước mắt tập trung xây dựng, phát triển Trung tâm logistics tại Quốc lộ 19, có chức năng phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu cho khu vực Cảng biển Quy Nhơn, hỗ trợ cho các hoạt động tiếp xúc, kết nối với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng đim min Trung.

- Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, thu hút đầu tư phát triển logistics theo hướng trục Cảng nước sâu Quy Nhơn, Cảng hàng không Phù Cát.

- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông logistics trên cơ sở quy hoạch phát triển giao thông vận tải đã được phê duyệt, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư các tuyến đường từ Cảng Quy Nhơn nối với Quốc lộ 1 như Quốc l19, Quốc lộ 19 mới, Quốc lộ 19B, Quốc lộ 19C.

- Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hải: Tăng lưu lượng vận chuyển hàng hóa bng đường bin; quy hoạch hệ thống cảng biển theo hướng tập trung phát triển lợi thế kinh tế của tỉnh.

- Hệ thống hạ tầng cảng biển: Hoàn thiện và phát triển hệ thống kho bãi cảng cạn/cảng khô/cảng nội địa (ICD), thu gom hàng lẻ, được tập trung lại để đóng hàng vào container, xuất khẩu bằng đường biển (CFS), bãi container (CY) và các trang thiết bị xếp dỡ, đảm bảo tính thuận tiện khi kết nối với mạng lưới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

- Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống internet,...

- Rà soát đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, xây dựng hệ thống kho ngoại quan, kho hàng, bến bãi, phát triển phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyn hàng xuất khẩu trong giai đoạn trước mắt, cũng như về lâu dài.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics và thực hiện các dịch vụ này (dịch vụ lưu kho, lưu bãi, giao nhận, vận chuyn, thông tin, giao dịch, tư vn khách hàng, đóng gói bao bì,...).

- Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng việc ứng dụng hải quan điện tử: chương trình quản lý và điều hành qua mạng, hệ thống khai báo hải quan từ xa, chữ ký số trong thông quan điện tử,... để giải quyết thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận lợi.

- Xúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các Trung tâm logistics của tỉnh thông qua các Hội nghị xúc tiến đầu tư, các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp làm dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng dịch vụ logistics do doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cung cấp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết thực hiện hp đng, xử lý tranh chp liên quan đến hoạt động logistics. Tập trung phát triển các doanh nghiệp có khả năng trực tiếp thực hiện toàn bộ các khâu trong chuỗi dịch vụ logistics.

- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh đi với các dịch vụ đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao, có tiềm năng phát triển, phạm vi cung ứng rộng và tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics thông qua việc tổ chức các hội thảo, tổ chức các đoàn nghiên cứu học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố có dịch vụ logistics phát triển để trao đổi, hợp tác tìm cơ hội và mời gọi đầu tư đphát triển dịch vụ logistics của tỉnh.

- Phát triển các dịch vụ cảng nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa với các dịch vụ khác; chọn lựa với chuỗi cung ứng toàn cầu gắn liền với ngành công nghiệp nặng và các ngành có giá trị gia tăng khác.

- Xây dựng mối liên kết phát triển logistics trong khu vực cảng và bên ngoài khu vực nhằm giảm tối đa chi phí dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics tại tỉnh. Lấy cơ sở từ doanh nghiệp đang thực hiện dịch vụ vận tải, bốc xếp trong tỉnh làm nòng cốt, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp làm các dịch vụ khác, sử dụng lợi thế của từng doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thng thông tin,...) đthực hiện dịch vụ trọn gói, mở rộng tâm hoạt động trong nước và quốc tế; gắn kết thành chuỗi dịch vụ; thành lập thêm các bộ phận thực hiện các dịch vụ còn thiếu để đảm đương được dịch vụ trọn gói.

5. Đào tạo nâng cao nhn thức và chất lưng nguồn nhân lc

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ, quản lý và người lao động trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp về lĩnh vực logistics nhằm đáp ứng nhu cầu trong quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp liên quan đến logistics nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, quảng bá về logistics; đưa khái niệm logistics trở nên phổ biến trong ngành kinh tế nói riêng và xã hội nói chung.

- Ph biến và cung cấp các thông tin về chính sách, đường lối của nhà nước trong công tác xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ logistics đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiến hành tuyên truyền bằng nhiu hình thức đa dạng, phong phú như: tổ chức hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu về logistics; thường xuyên cập nhật các bản tin về logistics trên các diễn đàn, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia học hỏi và tìm hiểu về ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng này.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về kinh phí hỗ trợ đào tạo lao động trong lĩnh vực dịch vụ logistics.

- Tổ chức công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh về ngành dịch vụ logistics.

6. Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin

- Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, minh bạch hóa, tin học hóa các thủ tục hải quan; cải tiến quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu (về giấy phép, đại lý hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu,..) theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ các nước trong khu vực và quốc tế.

- Nâng cấp và phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh đảm bảo quy mô, đủ điều kiện đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các Trung tâm logistics, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp cận thông tin, giao dịch cung ứng và khai thác dịch vụ logistics hiệu quả hơn.

- Triển khai hiệu quả hệ thống thông quan tự động VNACSS/VCIS, thu thuế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh điện t,... áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong hoạt động quản lý của đơn vị; đồng thời, hoàn thiện hệ thng công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng nhu cầu quản lý hải quan tại đơn vị an ninh, an toàn 24/7, 24/24; duy trì vận hành hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các chương trình ứng dụng nghiệp vụ khác.

Các nhiệm vụ cụ thể phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này, gồm: ngân sách nhà nước, vốn doanh nghip, vn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hp pháp khác theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố: theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch này và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện của đơn vị, địa phương mình. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Công Thương đ tng hp báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; đề xuất cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội đtriển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, theo dõi quá trình thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh đ theo dõi, chỉ đạo.

3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics:

Chủ động đầu tư nâng cấp, cơ sở vật chất nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải,... ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics; đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có trình độ cao về logistics; doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian luân chuyển hàng hóa; tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng đối với dịch vụ logistics; kiến nghị với cơ quan chức năng tại địa phương những khó khăn, vướng mc trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách và định hướng xây dựng quy hoạch phát triển dịch vụ logistics của tỉnh Bình Định trong thời gian ti.

Trên đây là Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện./.

 

NHIỆM VỤ CỤ THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND tỉnh Bình Định)

Stt

Nhiệm vụ

Mục tiêu

Cơ quan chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hin

I

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics

1

Nghiên cứu, áp dụng triệt để, có hiệu quả các chính sách, pháp luật quy định về phát triển dịch vụ logistics; kiểm tra, rà soát và ban hành các văn bản triển khai phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động logistics

Sở Công Thương

Các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp

Thường xuyên

2

Phổ biến, tuyên truyền các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, chủ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của chuỗi dịch vụ logistics về các cam kết quốc tế liên quan đến logistics

Sở Công Thương

Các Sở: Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan Báo, Đài, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh

2018-2025

3

Nghiên cứu xây dựng và áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics của tỉnh

Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics của tỉnh có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban ngành liên quan

2018

II

Đầu tư hạ tầng logistics

1

Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics

Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn kết với quy hoạch về trung tâm logistics trong một tổng thể thống nhất

Sở Giao thông vận tải

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Ban Quản lý Khu kinh tế

2018

2

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất của tỉnh gắn với phát triển htầng và dịch vụ logistics

Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2018

3

Đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics và phát triển kết cấu hạ tầng logistics

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2018

4

Đầu tư mrộng hạ tầng logistics khu vực trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp

Xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm dịch vụ logistics trong Khu kinh tế Nhơn Hội và các Khu công nghiệp trên các tuyến đường QL19, QL19C

Ban Quản lý Khu kinh tế

Các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2017-2025

5

Đẩy mạnh phát triển loại hình vận tải đa phương thức

Tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức

Sở Giao thông Vận tải

Các doanh nghiệp

2017-2025

6

Cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử

Phát triển hệ thống vận chuyển nhằm đáp ng xu thế phát triển của thương mại điện t, trong đó chú trọng đến giao hàng chặng cuối

Sở Công Thương; Sở Giao thông vận tải

Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và

2019-2020

7

Tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng Trung tâm logistics loại II trên tuyến Quốc lộ 19

Hình thành trung tâm logistics loại II, đóng vai trò kết nối giữa tỉnh Bình Định với các tỉnh duyên hải miền Trung - Tây Nguyên và các nước trong khu vực thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở: Công Thương; Giao thông vận tải; Ban Quản lý Khu kinh tế

2017-2023

8

Rà soát lại quỹ đất trên địa bàn tỉnh và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nhằm ưu tiên dành diện tích đất để xây dựng phát triển dịch vụ logistics; đề xuất các giải pháp quản lý môi trường trong phát triển dịch vụ logistics

Sớm có mặt bằng giao cho nhà đầu tư xây dựng kế cấu hạ tầng dịch vụ logictics (quỹ đất cho mạng giao thông kết nối, xây dựng Trung tâm logistics, ICD,...)

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2018-2020

9

Xây dựng cổng thông tin thương mại

Hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu thuế suất và các thủ tục xuất-nhập khẩu liên quan đến từng mặt hàng

Sở Công Thương

Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh

2018

10

Lập quy hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030; trong đó quy hoạch, xây dựng Trung tâm logistics loại II trên tuyến Quốc lộ 19

Đảm bảo quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics với quy mô cấp vùng (loại II) và có tính phù hợp gắn kết, đng bộ với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan của tỉnh

Sở Công Thương

Các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính; Ban Quản lý Khu kinh tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố

2018-2019

III

Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ

1

Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp một số ngành như Dệt may, da giầy, chế biến đồ gỗ và nông sản - thực phẩm, cơ khí chế tạo áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ng tiên tiến

Doanh nghiệp một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nn tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics

Sở Công Thương

Các doanh nghiệp

2021

2

Ưu tiên ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ng dụng, chuyển giao công ngh và tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển dịch vụ logistics và xã hội hóa nguồn lực phát triển dịch vụ logistics

Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Lao động - Thương binh và Xã hội

2018-2025

3

Tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác

Nâng cao số lượng doanh nghiệp sản xuất, thương mại có sử dụng dịch vụ logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị

Sở Công Thương

Các doanh nghiệp

2017-2025

4

Đẩy mạnh xây dựng dịch vụ logistics trọn gói 3PL, 4PL, 5PL

Nâng cao slượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng chất lượng dịch vụ cao hơn 1

Sở Công Thương

Các doanh nghiệp

2018-2025

5

Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics

Nâng cao trình độ, năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics cho các doanh nghiệp

Sở Công Thương

Các Sở: Ngoại vụ; Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp

2018-2025

IV

Phát triển thị trường dịch vụ logistics

1

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics

Tổ chức các hội thảo, hội ch, triển lãm về logistics; tham gia các hội chợ triển lãm thương mại chuyên ngành về dịch vụ logistics và tổ chức trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác

Sở Công Thương

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý Khu kinh tế và các Sở, ban ngành liên quan; các doanh nghiệp

2017-2025

2

Thu hút nguồn hàng từ các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan vận chuyển qua cửa khẩu thuộc các tỉnh Tây Nguyên về Cảng Quy Nhơn và ngược lại

Nâng cao lưu lượng hàng hóa từ các tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan vận chuyển về Cảng Quy Nhơn và ngược lại

Sở Giao thông vận tải

Sở Công Thương và các doanh nghiệp

2017-2025

3

Hỗ trợ nâng cao hiệu quả khai thác, mở rộng nguồn hàng cho khu vực Cảng biển Quy Nhơn

Nâng cao lưu lượng hàng hóa tại khu vực Cảng biển Quy Nhơn

Sở Công Thương

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải

2017-2025

4

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về logistics

Tăng cường liên kết với các Hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ logistics trong khu vực; thu hút doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước đến đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp của tỉnh

Sở Ngoại vụ

Các Sở: Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý Khu kinh tế

2017-2025

V

Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực

1

Đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics

Đào tạo nghề về logistics tương thích với trình độ chung của cả nước và khu vực. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh có định hướng triển khai đào tạo nghề liên quan đến logistics

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Sở: Công Thương, Giao thông vận tải; Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh; các doanh nghiệp

2018-2025

2

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về logistics cho cán bộ, công chức ở các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tổ chức đào tạo cơ bản về logistics cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước để có thể vận dụng trong hoạt động chuyên môn của đơn vị mình

Sở Công Thương

Các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

2018-2025

VI

Các nhiệm vụ khác

1

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics

Hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê và tiến hành thu thập dữ liệu thống kê về logistics

Cục Thống kê

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương

2018

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4317/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 về kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.879

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.49.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!