Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 43/2008/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Bùi Xuân Khu
Ngày ban hành: 19/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 43/2008/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VẢI DỆT THOI PHỤC VỤ XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tại Tờ trình số 1116/TĐDM-KHĐT ngày 22 tháng 10 năm 2008 về việc phê duyệt Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015 của ngành Dệt May Việt Nam với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và số lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả;

b) Tập trung phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành;

c) Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ ngành Dệt May Việt Nam.

2. Mục tiêu

a) Tập trung phát triển sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và của khách hàng theo hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm;

b) Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất 1,0 tỷ m2 vải dệt thoi, trong đó có 500 triệu m2 phục vụ xuất khẩu; Đến năm 2015 sản xuất 1,5 tỷ m2 vải dệt thoi, trong đó có 1,0 tỷ m2 phục vụ xuất khẩu. Cụ thể như sau:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện 2007

Mục tiêu đến

Ngành

Vinatex

 

 

Ngành

Vinatex

2010

2015

2010

2015

Nhu cầu vải dệt thoi

Triệu m2

1.860

-

3.500

4.600

-

-

Sản xuất vải dệt thoi

Triệu m2

610,7

170

1.000

1.500

300

450

Vải phục vụ xuất khẩu

Triệu m2

155

18

500

1.000

220

300

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Tập trung phát triển sản xuất một số mặt hàng chủ lực, thông dụng có nhu cầu số lượng lớn ở các doanh nghiệp may xuất khẩu như: Vải bông, bông pha để may quần áo, vải dùng trong gia đình …

2. Xây dựng một số trung tâm dệt nhuộm đủ lớn về quy mô, nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

a) Các trung tâm dệt nhuộm được bố trí tại các khu công nghiệp thuận lợi cho cung cấp điện, cấp nước và xử lý nước thải;

b) Đầu tư các trung tâm nhuộm, hoàn tất gắn liền với công tác chuẩn bị thị trường, nguồn nhân lực quản lý và vận hành thiết bị, chuyển giao công nghệ, xử lý môi trường. Chú trọng phát triển các nhà máy dệt nhằm cung cấp vải mộc đảm bảo chất lượng cho xử lý nhuộm và hoàn tất.

3. Đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm gắn với hợp tác quốc tế nhằm tiếp cận nguồn vốn, thị trường, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước có ngành dệt phát triển và có xu hướng chuyển dịch như Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản …

4. Đa dạng hóa sở hữu, tổ chức các nhà máy nhuộm hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết trong đó Vinatex giữ vai trò nòng cốt.

III. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các chính sách và giải pháp về đầu tư

a) Xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung

- Đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung, đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và nguồn lao động có khả năng đào tạo để thu hút đầu tư vào ngành dệt nhuộm;

- Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, ổn định việc cung cấp điện, cấp nước và xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia cho các khu công nghiệp hiện có gồm: Hòa Xá – Nam Định, Hòa Khánh – Đà Nẵng và Phố Nối B – Hưng Yên;

- Tập đoàn Dệt may Việt Nam là hạt nhân xây dựng hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung mới, đảm bảo các điều kiện cung cấp điện, cấp nước và xử lý nước thải để tiếp nhận đầu tư trong nước và nước ngoài, phục vụ mục tiêu phát triển Chương trình đến năm 2015. Tập đoàn Dệt May Việt Nam thành lập các công ty cổ phần đầu tư các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung, trong đó Tập đoàn Dệt May Việt Nam chiếm cổ phần chi phối, phần còn lại mời các đối tác trong và ngoài nước tham gia. Giai đoạn 2008 – 2012: đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tại Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Thuận, Long An. Giai đoạn 2012 – 2015: đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tại Hà Tĩnh, Quảng Trị, Tiền Giang, Trà Vinh;

b) Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm hạt nhân liên kết triển khai 05 dự án dệt nhuộm trọng điểm giai đoạn 2007 – 2012

- Dự án nhà máy nhuộm Teachang – Vina tại Yên Mỹ (liên doanh của Vinatex với Công ty Thiên Nam và Teachang Hàn Quốc) có năng lực nhuộm sau đầu tư đạt 42 triệu m2/năm và đạt 63 triệu m2/năm vào năm 2009;

- Dự án liên doanh của Vinatex với Công ty Thiên Nam và Teachang (Hàn Quốc) sản xuất vải Denim tại Hòa Xá (Nam Định) có năng lực nhuộm sau đầu tư đạt 45 triệu m2/năm;

- Dự án di dời và nâng cấp nhà máy nhuộm Công ty cổ phần Dệt Nam Định sản xuất vải áo và vải quần từ vải bông và bông pha có năng lực 42 triệu m2/năm vào năm 2010;

- Dự án liên doanh với Tập đoàn ITG (Hoa Kỳ) sản xuất vải quần tại Sơn Trà có năng lực dệt nhuộm sau đầu tư đạt 38 triệu m2/năm và đạt 76 triệu m2/năm vào năm 2010;

- Dự án nhà máy nhuộm Bình An trên cơ sở nâng cấp nhà máy nhuộm Việt Thắng và hợp tác với Tập đoàn Tencate (Hà Lan) có năng lực nhuộm sau đầu tư đạt công suất 37,5 triệu m2/năm và đạt công suất 45 triệu m2/năm vào năm 2010.

c) Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm hạt nhân triển khai các dự án hỗ trợ cho sản xuất vải dệt thoi.

- Dự án thành lập Trường Đại học Dệt May và Thời trang tại Thuận Thành – Bắc Ninh theo hình thức liên doanh hoặc cổ phần;

- Dự án đầu tư phòng thí nghiệm sinh thái dệt may và trung tâm thiết kế vải từ nguồn vốn ODA và ngân sách nhà nước;

- Dự án xây dựng 02 Trung tâm nguyên phụ liệu tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

d) Tập đoàn Dệt May Việt Nam xây dựng các dự án dệt nhuộm mới để kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn trong nước và nước ngoài giai đoạn từ nay đến năm 2015.

2. Các chính sách và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

a) Thông qua Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt Nam, tập trung ưu tiên đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ bán hàng chuyên ngành dệt may, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các dự án dệt nhuộm trọng điểm;

b) Liên kết với nước ngoài đào tạo các nhà thiết kế mẫu, thời trang vải.

3. Các chính sách và giải pháp về khoa học công nghệ

a) Tổ chức lại hệ thống Viện nghiên cứu chuyên ngành theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có đủ năng lực tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp dệt nhuộm nghiên cứu triển khai tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam;

b) Nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất nguyên liệu mới, các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, các công nghệ sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, các công nghệ tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may;

c) Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật;

d) Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái dệt may và trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008 – 2010. Vốn đầu tư 48,0 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA và ngân sách nhà nước;

đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành dệt may, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.

4. Các chính sách và giải pháp về thị trường

a) Hiệp hội Dệt may Việt Nam là đầu mối phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương tổ chức chương trình kêu gọi đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp từ các nước có truyền thống dệt nhuộm đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại các thị trường trong và ngoài nước.

b) Các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh chương trình xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp với người tiêu dùng trong nước và bạn hàng quốc tế;

c) Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế, đồng thời chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản mới của các nước nhập khẩu;

d) Tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu lớn nước ngoài;

đ) Xây dựng các Trung tâm nguyên phụ liệu, trung tâm mua bán vải cho các doanh nghiệp may trong và ngoài nước.

5. Các chính sách và giải pháp về tài chính

a) Huy động mọi nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết, cổ phần hóa doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp thu hút vốn thông qua thị trường chứng khoán, vay thương mại với các điều kiện có hoặc không có bảo lãnh của Chính phủ;

b) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, kế hoạch xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, báo cáo nhà nước để được hỗ trợ từ ngân sách theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Nhu cầu vốn đầu tư

Nhu cầu vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2008 – 2015 là 2.570,8 triệu USD. Trong đó:

a) Vốn cho các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung và các dự án sợi dệt nhuộm là 2.464 triệu USD;

b) Vốn cho dự án nhà máy sản xuất xơ PES là 56,5 triệu USD;

c) Vốn cho các chương trình hỗ trợ khác là 50,3 triệu USD.

Cụ thể như sau:

Danh mục dự án

Đơn vị tính

Đầu tư đến 2015

Suất đ.tư (106USD)

Vốn đầu tư (106USD)

Khu, cụm CN dệt nhuộm

Khu, cụm

7

352

2.464,0

Nhà máy sản xuất xơ PES

Tấn/ngày

120

0,47

56,5

Các chương trình hỗ trợ khác

 

 

 

50,3

Trường Đại học Dệt may

Trường

1

12,5

12.5

Trung tâm mẫu và PTN sinh thái

Trung tâm

1

6,0

6,0

Trung tâm nguyên phụ liệu

Trung tâm

2

9,0

18,0

Đào tạo

 

 

 

6,2

Nghiên cứu triển khai

 

 

 

3,6

Xúc tiến thương mại

 

 

 

4,0

Tổng cộng

 

 

 

2.570,8

Việc huy động vốn để thực hiện Chương trình có tính chất quyết định tới việc đạt mục tiêu phát triển của ngành Dệt May Việt Nam. Nguồn vốn chủ yếu là từ các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn vay từ các quỹ đầu tư, vốn ODA, vốn từ tiền chuyển quyền sử dụng đất khi di dời các nhà máy và một phần vốn từ thị trường chứng khoán khi các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

2. Cơ cấu vốn đầu tư:

a) Vốn tự huy động của Vinatex và các đối tác khác: 20% - 30%.

b) Vốn vay từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác: 70% - 80%.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Công nghiệp nhẹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương chỉ đạo Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam triển khai thực hiện chương trình này.

2. Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm nòng cốt phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam:

a) Phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, nước và xử lý nước thải, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các dự án dệt nhuộm và báo cáo Bộ Công Thương để thỏa thuận, quyết định về địa điểm;

b) Trực tiếp triển khai một số dự án dệt nhuộm trọng điểm để thực hiện Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015;

c) Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May và Chương trình xây dựng hình ảnh ngành Dệt May Việt Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Công nghiệp nhẹ, Kế hoạch, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Xuất Nhập khẩu; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Hiệp hội Dệt May Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Ban kinh tế Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ;
- Ngân hàng phát triển Việt Nam ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Tập đoàn Dệt may Việt Nam;
- Hiệp hội Dệt may Việt Nam;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Các Vụ, Cục, Viện CL thuộc Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, CNN (05)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Xuân Khu

 

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 43/2008/QD-BCT

Hanoi, November 19, 2008

 

DECISION

APPROVING THE PROGRAM ON PRODUCTION OF SHUTTLE-WOVEN FABRICS FOR EXPORT UP TO 2015

THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to the Governments Decree No. 189/2007/ND-CP of December 27, 2007. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry- and Trade;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 36/2008/QD-TTg of March 10, 2008, approving the Strategy on development of Vietnams textile and garment industry up to 2015 and orientations to 2020;
At the proposal of Vietnam Textile and Garment Group (VINATEX) in Report No. 1116/TDDM-KHDT of October 22, 2008, on approval of the Program on production of shuttle-woven fabrics for export up to 2015;
At the proposal of the director of the Light Industry Department,

DECIDES:

Article 1. To approve the Program on production of shuttle-woven fabrics for export up to 2015 of Vietnams textile and garment industry, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

1. Viewpoints

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/To concentrate on the production of raw and auxiliary materials, reduce trade deficit and increase the added value of textile and garment products,

c/To encourage and mobilize resources from various economic sectors and boost the attraction of foreign investment to develop the production of raw and auxiliary materials for the textile and garment industry.

2. Objectives

a/To concentrate on the production of shuttle-woven fabrics for export in order to meet market and customer demands along the line of sustainable development and improvement of economic efficiency and product quality;

b/ To strive to produce 1 billion m2 and 1.5 billion m2 of shuttle-woven fabrics by 2010 and 2015, of which 0.5 billion m2 and 1 billion m2 will be for export, respectively. Specifically:

Category

Unit of calculation

2007 figures

Objectives

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VINATEX

The whole industry

VINATEX

For 2010

For 2015

For 2010

For 2015

Demand for shuttle-woven fabrics

Million m2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-

3,500

4,600

-

-

Production of shuttle-woven fabrics

Million m2

610.7

170

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,500

300

450

Shuttle-woven fabrics for export

Million m2

155

18

500

1,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



300

II. DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. To focus on developing the production of key and common goods items for which export garment enterprises have high demand such as dressmaking cotton fabrics and polyester cotton fabrics and fabrics for household use.

2. To build a number of large textile dyeing centers in order to raise quality, reduce production costs and meet environmental standards.

a/ Building textile dyeing centers in industrial parks with adequate electricity and water supply and wastewater treatment facilities;

b/ Investing in textile dyeing and finishing centers in association with market preparation and development of human resources for the management and operation of equipment, technology transfer and environmental treatment. Attaching importance to the development of textile factories in order to provide high-quality plain fabrics for the dyeing and finishing process.

3. To invest in the textile dyeing sector on the basis of international cooperation in order to get access to capital sources, market, technology and managerial experience of countries with a developed textile industry and relocation trends such as Taiwan, the Republic of Korea, the United States of America, Japan, etc.

4. To diversity forms of ownership and reorganize dyeing factories after the model of joint-stock company, cooperative group and joint venture in which VINATEX will play the core role.

III. IMPLEMENTATION POLICIES AND SOLUTIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Building specialized textile dyeing industrial parks and clusters

- To invest in the construction of specialized textile dyeing industrial parks and clusters with adequate electricity and water supply and wastewater treatment facilities, meeting requirements on environment and trainable labor so as to attract investment in the textile dyeing sector;

- Vietnam Textile and Garment Group shall complete technical infrastructure systems to ensure stable supply of electricity and water and wastewater treatment up to national standards in existing industrial parks in Hoa Xa in Nam Dinh province, Hoa Khanh in Da Nang city, and Pho Noi B in Hung Yen province;

- Vietnam Textile and Garment Group shall act as the core in building electricity and water supply and wastewater treatment facilities in new textile dyeing industrial parks and clusters so as to attract domestic and foreign investment to meet the development objectives up to 2015 laid down in this Program. Vietnam Textile and Garment Group shall set up joint-stock companies operating in textile dyeing industrial parks and clusters in which the dominant shares will be held by the Group while the remaining shares will go to domestic and foreign partners. During 2008-2012, to invest in the construction of textile dyeing industrial parks and clusters in Thai Binh, Ninh Binh, Nghe An, Khanh Hoa, Binh Thuan and Long An provinces. In the 2012-2015 period, to invest in the construction of textile-dyeing industrial parks and clusters in Ha Tinh, Quang Tri, Tien Giang and Tra Vinh provinces;

b/ Vietnam Textile and Garment Group shall act as the core in the implementation of five key textile dyeing projects in the 2007-2012 period, including:

- The project on Teachang-Vina dyeing plant (a joint venture between VINATEX and Korean Thien Nam and Teachang companies) with a dyeing capacity of 42 million m2/year in the post-investment period and 63 million m3/year by 2009 in Yen My ;

- The project on a joint-venture enterprise between VINATEX and Korean Thien Nam and Teachang companies specialized in producing denim fabrics with a dyeing capacity of 45 million m2/year in the post-investment period in Hoa Xa (Nam Dinh province):

- The project to relocate and upgrade the dyeing factory of Nam Dinh Textile Joint-Stock company to produce dressmaking fabrics from cotton fabrics and polyester cotton fabrics of 42 million m2/year by 2010;

- The joint-venture project with the ITG group (USA) to produce trouser-making fabrics with a textile dyeing capacity of 38 million m2/year in the post-investment period and 76 million m2/year by 2010 in Son Tra;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Vietnam Textile and Garment Group shall act as the core in the implementation of projects to support the production of shuttle-woven fabrics:

- The project on establishing a textile-garment and fashion college in the form of joint-venture or joint-stock company in Thuan Thanh, Bac Ninh province;

- The project on a textile-garment ecological laboratory and a fabric designing center invested with ODA capital and state budget funds;

- The project on building two raw and auxiliary material centers in Hanoi and Ho Chi Minh City;

d/ Vietnam Textile and Garment Group shall formulate new textile dyeing projects to call for domestic and foreign investment in the period from now to 2015.

2. Policies and solutions on human resources development

a/ To adopt the program on training human resources for the textile and garment industry, prioritizing the training of economic-technical managers and salespersons in the textile and garment industry and technicians and skilled workers for key textile dyeing projects;

b/ To associate with foreign partners in training model and fabric designers.

3. Science and technology policies and solutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To research and apply new technologies and raw materials for turning out textile products with particular properties, cleaner production technologies, energy-saving technologies and application of software to designing and management of textile and garment production and quality;

c/ To formulate a system of standards on textile and garment products in conformity and harmony with international standards. To support the upgrading of centers for verification and examination of the quality of textile and garment products in order to support textile and garment enterprises in managing product quality and dealing with technical barriers;

d/ During 2008-2010, to build a textile and garment eco-laboratory and a fabric development center with an investment capital of VND 48 billion from ODA and state budget funds;

e/ To build a textile and garment database and improve the website quality.

4. Market policies and solutions

a/ Vietnam Textile and Garment Group shall act as the sole agency in coordinating with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry and Trade in organizing programs on calling for and encouraging enterprises from countries with textile dyeing traditions to invest in Vietnam. To help enterprises participate in domestic and foreign trade fairs, exhibitions and product displays;

b/ Textile and garment enterprises shall accelerate programs on building of their brands and images among domestic consumers and international partners;

c/ To enhance consultancy on international trade laws and, at the same time, make careful preparations for dealing with new barriers set by importing countries;

d/ To enhance cooperation with big foreign importers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Financial policies and solutions

a/ To raise investment capital from various economic sectors at home and abroad through business cooperation, joint venture, business association, equitization of enterprises or setting up enterprises with 100% foreign capital. To encourage enterprises to raise capital on the securities market or get commercial loans with or without the Governments guarantee;

b/ To work out scientific research plans, plans on human resource training and investment and trade promotion plans for reporting to the State to receive state budget supports under the Prime Ministers Decision approving the Strategy on development of Vietnams textile and gannent industry up to 2015 and orientations toward 2020.

IV. FUNDS FOR THE IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM

1. Investment capital demand

Capital demand for the implementation of the Program during 2008-2015 is USD 2,570.8 million, in which:

a/ Capital for textile dyeing industrial parks and clusters and projects on textile dyeing yrns is USD 2,464 million:

b/ Capital for the project to produce PES fiber is USD 56.5 million;

c/ Capital for other supporting programs is USD 50.3 million.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Project

Unit of calculation

Number of investment projects up to 2015

Investment capital for each project (million USD)

Total investment capital (million USD)

Textile dyeing industrial parks and clusters

parks, clusters

7

352

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PES fiber-producing factory

tons/day

120

0.47

56.5

Other supporting programs

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Textile and Garment College

college

1

12.5

12.5

Model center and eco-laboratory

center

1

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Raw and auxiliary material center

center

2

9

18

Training

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Implementation studies

 

 

 

3.6

Trade promotion

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total

 

 

 

2,570.8

The mobilization of capital for the implementation of Program is decisive to the fulfillment of development objectives of Vietnams textile and garment industry. Capital will be mobilized mainly from foreign investors, loans of investment funds, ODA capital, proceeds from the transfer of land use rights after relocation of factories and capital from the issuance of shares and bonds on the securities market.

2. Investment capital structure

a/ Capital mobilized by VINATEX and its partners: 20-30%.

b/ Capital borrowed from credit institutions and other financial organizations: 70-80%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Light Industry Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies, units and localities in, directing Vietnam Textile and Garment Association and Vietnam Textile and Garment Group to organize the implementation of this Program.

2. Vietnam Textile and Garment Group shall act the core in collaborating with Vietnam Textile and Garment Association in:

a/ Coordinating with localities in building textile dyeing industrial parks and clusters with adequate electricity and water supply and wastewater treatment facilities, creating favorable conditions for investment in textile dyeing projects and reporting them to the Ministry of Industry and Trade for negotiation and decision on their locations;

b/ Directly implementing some key textile dyeing projects in service of the Program on produc-tion of shuttle-woven fabrics for export up to 2015;

c/ Implementing the program on human resource training for the textile and garment industry and the program on building the image of Vietnam textile and garment industry.

Article 3. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 4. The director of the Ministrys Office, the directors of the Departments of Light Industry; Planning; Finance; Science and Technology; and Import and Export, the chairman of the Board of Directors and the director general of Vietnam Textile and Garment Group, and the Vietnam Textile and Garment Association shall implement this Decision.

 

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
VICE MINISTER




Bui Xuan Khu

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 43/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 phê duyệt chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.310

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.193.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!