Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 422/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Võ Thành Công
Ngày ban hành: 16/12/1983 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 422/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 1983

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH 02 TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ KEM ĐÁNH RĂNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983 ;
- Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 24-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa.
- Căn cứ thông tư số 488/KHKT/TT ngày 05-06-1966 của Ủy Ban Khoa Học và Kỹ Thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành quản lý tiêu chuẩn Kỹ thuật Địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp.
- Xét yêu cầu cần thiết của công tác quản lý Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng ban Khoa Học và Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU I : Nay ban hành kèm theo quyết định này 2 tiêu chuẩn Địa phương :

- Kem đánh răng : Yêu cầu kỹ thuật, ký hiệu 53 TCV 59 – 83

- Kem đánh răng : Phương pháp thử, ký hiệu 53 TCV 60 – 83

ĐIỀU II : Tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong phạm vi sản xuất (thuộc các cơ sở Quốc doanh, Công tư hợp doanh, Tâp thể và cá thể) cũng như trong lưu thông phân phối.).

- Các cơ sở sản xuất phải dựa vào các Tiêu chuẩn này để tổ chức sản xuất và quản lý kỹ thuật tốt nhằm đạt tiêu chuẩn quy định.

- Các cơ sở kinh doanh phải tổ chức thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn này trong khâu lưu thông phân phối.

ĐIỀU III : Các cơ quan quản lý phải đôn đốc theo dõi kiềm tra để đề nghị khen thưởng những Cơ sở thực hiện tốt tiêu chuẩn đã ban hành và xử lý nghiêm minh những Cơ sở làm ăn gian dối, cố ý không thực hiện tiêu chuẩn.

ĐIỀU IV : Tiêu chuẩn trên có hiệu lực kể từ ngày 01-01-1984 và phải được nghiêm chỉnh chấp hành trong toàn Thành Phố.

ĐIỀU V : Các Đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành Phố, Trưởng ban Khoa Học và Kỹ Thuật, Thủ trưởng các Sở Ban Ngành Thành Phố, Liên Hiệp Xã Thành phố, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các Quận, Huyện và các Cơ sở có liên quan sản xuất và kinh doanh Kem đánh răng trong Thành phố, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-

 

 

Nơi nhận :
 - Như ở điều V
 - Văn Phòng Hội đồng Bộ Trưởng để báo cáo.
 - Ủy Ban Khoa Học Kỷ Thuật NN Cục TC- DL- CL Nhà nước.
 - Bộ Công Nghiệp nhẹ.
 - Ban Kinh Tế Thành Ủy.
 - Văn Phòng Thành Ủy
 - Ban Công Nghiệp Thành Ủy
 - VP.Uỷ Ban (A.Gíap, A.Nga)
 - Lưu Chi Cục TC- DL- CL

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỒ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thành Công


 


 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

----------------------

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

 

 

KEM ĐÁNH RĂNG

 

 

 

 

YÊU CẦU KỸ THUẬT

 

 

 

 

 

 

 

53 TCV 58 – 83

 


TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KEM ĐÁNH RĂNG

53 TCV 59 - 83

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Yêu cầu Kỹ Thuật

Có hiệu lực từ

01 – 01 - 1984

Tiêu chuẩn này áp dụng cho Kem đánh răng có chứa bột ma sát và chất lượng bột tổng hợp, sản xuất và tiêu thụ trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1 . Yêu cầu chung

1.1.1. Bột ma sát dùng trong Kem đánh răng phải thuần khiết và có độ cứng, độ mịn đồng nhất, không gay ảnh hưởng xấu đến men răng.

1.1.2. Các hóa chất sử dụng trong kem đánh răng phải được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Kem không được chứa các hóa chất có khả năng gây độc hại đến răng lợi và sức khỏe (đặc biệt là các kim loại nặng).

1.1.3. Khối lượng Kem : khối lượng của ống kem đánh răng không được sai biệt quá + 5% so với khối lượng in trên nhãn hiệu.

1.2 .Yêu cầu ngoại quan :

Các chỉ tiêu ngoại quan của kem đánh răng phải theo đúng yêu cầu trong bảng 1.

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1.Thể kem

 

 

 

2.Màu

 

 

3.Mùi

4. Vị

- Kem phải là một hỗn hợp đồng nhất ở dạng bột nhão, không bị phụt mạnh hoặc chảy lỏng khi mở nắp. Thỏi kem nặn ra phải có bề mặt mịn bóng, không bị rỗ và không chứa bọt khí. Thể kem phải cố định, còn độ kết dính tốt và không đóng rắn khi để ở nhiệt độ phòng trong vòng 3 ngày.

 

- Theo sự thỏa thuận của các bên hữu quan nhưng phải đồng đều trong cả ống kem và không được để lại màu trên răng, miệng. Màu phải bền trong thời gian bảo hành.

 

- Thơm hòa hợp, dễ chịu, đặc trưng cho loại tinh dầu sử dụng.

- Cay mát, hậu vị dễ chịu.

1.3. Yêu cầu lý hóa :

Các chỉ tiêu lý, hóa của Kem đánh răng phải theo đúng các mức quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Mức qui định

1. Độ đúng, tính bằng %, không nhỏ hơn.

2. Độ ph (dung dịch 20%), trong khoảng

3. Độ bọt (dung dịch 2,5%), tính bằng ml, không nhỏ hơn

4. Tinh bột chưa chế biến và xử lý

5. Hoạt chất chống sâu răng (MFP, NaF)

6. Tính ổn định trong điều kiện nhiệt độ:

 5 + 1oc trong 24 giờ

 50 + 20c trong 24 giờ

80

7 – 8,5

150

Không được có

Nên có với nồng độ F dưới 1000ppm


- Không bị đặc cứng, phân lớp.

- Không bị phân lớp, chảy lỏng hay phụt ra ngoài khi mở nắp.

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

Tiến hành lấy mẫu và thử tiêu chuẩn “ KEM ĐÁNH RĂNG”. Phương pháp thử 53 TCV 60 – 93.

3. GHI NHẬN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Kem đánh răng phải được đựng trong các ống kín, chắc, bằng nhôm có lớp lót bảo vệ, hoặc bằng nhựa PE mới không gây ảnh hưởng đến chất lượng kem trong điều kiện bình thường của quá trình lưu kho và sử dụng.

3.2. Trên ống phải có in nhãn hiệu rõ ràng, gồm :

- Tên sản phẩm : Kem đánh răng.

- Tên nhãn hiệu, dấu hiệu (nếu có) và địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Khối lượng.

- Sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam, theo 53 TCV 59 – 83

3.3. Đuôi ống phải được ghép kín, có in ký hiệu của tổ sản xuất hoặc ngày tháng năm sản xuất.

3.4. Kem đánh răng phải không được biến đổi, trạng thái và chất lượng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày sản xuất.

3.5. Kem đánh răng phải được cất giữ nơi thoáng mát, tránh xếp các ống ép sát nhau hoặc chồng chất lên nhau.

3.6. Kem đánh răng phải được bốc xếp nhẹ nhàng theo chiều đứng của ống kem khi vận chuyển.


 


 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

-----------------

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

 

 

KEM ĐÁNH RĂNG

 

 

 

 

PHƯƠNG PHÁP THỬ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

53 TCV 60 – 83

 

 


TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KEM ĐÁNH RĂNG

53 TCV 60 - 83

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHƯƠNG PHÁP THỬ

Có hiệu lực từ

01-01-1984

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu cảm quan, lý, hóa, cho Kem đánh răng hiện đang được sản xuất và tiêu thụ tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

1. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

1.1 . Chất lượng Kem đánh răng được xác định theo từng lô hàng trên Cơ sở những kết quả kiểm tra lấy lô hàng đó.

1.2 . Lô hàng là số lượng kem được sản xuất trong cùng một điều kiện từ cùng một loại nguyên liệu, tại cùng một Cơ sở sản xuất, đóng trong cùng một loại bao bì, có cùng một giấy chứng nhận chất lượng và giao nhận cùng một lúc nhưng không quá 10.000 ống.

1.3 . Trước khi lấy mẫu phải kiểm tra xem bao bì có đúng với quy định về bao gói và ghi nhãn không.

1.4 . Mẫu kiểm tra được lấy ngẫu nhiên từ lô hàng Kem đánh răng theo TCVN 2600 – 78 với các yêu cầu : chế độ kiểm tra thường, phương án lấy mẫu một lần, bậc kiểm tra đặc biệt D - 4, mức chất lượng chấp nhận MCC = 2,5% , cở màu kiểm tra số màu tối đa không đạt tiêu chuẩn trong cở màu dẫn đến việc chấp nhận hoặc từ chối lô hàng dược quy định theo bảng 1.

Bảng 1

Cở lô (ống)

Cở màu (ống)

Số mẫu tối đa không đạt tiêu chuẩn để chấp nhận lô, ống.

Số màu tối đa không đạt tiêu chuẩn để từ chối lô, ống

5 đến 500

501 đến 1200

1201 đến 10.000

5

20

32

0

1

2

1

2

3

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1 . Xác định các chỉ tiêu bao bì và ngoại quan.

2.1.1. Quan sát ống kem, ghi nhận loại bao bì sử dụng, tình trạng lớp vecni bảo vệ (đối với ống nhôm) các hiện tượng khác thường, nếu có (như bị phồng, xì chảy khi mở nắp…)

2.1.2. Xác định dạng bên ngoài của kem bằng cách nặn 2 thỏi kem, dài khoảng 5 cm, lên 1 tấm kính (hay mica) phẳng, trong rồi quan sát màu sắc, độ dẻo, và tình trạng bề mặt kem, sau đó dùng ngón tay miết kem lên mặt kính để quan sát độ mịn. Tiếp tục để ở ngoài không khí, nhiệt độ phòng, và ghi nhận các biến đổi trạng thái kem sau 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ.

2.2. Xác định các chỉ tiêu cảm quan. Dùng 1 bàn chải răng sạch và 1 lượng kem vừa đủ để đánh răng, ghi nhận về vị, hậu vị, khả năng làm sạch của kem. Mùi cũng được xác định ngay sau khi nặn kem ra khỏi ống.

2.3. Xác định các chỉ tiêu lý, hóa.

2.3.1. Xác định khối lượng ống kem.

Vặn bỏ nắp và cân mỗi ống kem với độ chính xác 0,1g. Khối lượng trung bình của ống kem là trung bình cộng các lần đo.

2.3.2. Xác định độ đứng của kem.

2.3.2.1. Dụng cụ:

- 01 thước cặp

- 01 tấm kính (hay mica trong) phẳng, dày 2 – 3 mm.

2.3.2.2. Tiến hành thử

Nặn kem lên mặt kính thành 1 thỏi dài khoảng 5 cm, đợi 3 phút rồi dùng thước cập đo chiều cao của thỏi kem tại 3 điểm khác nhau.

2.3.2.3. Tính kết quả

Độ đứng X% =

H – e x 100

, với

D

H : chiều cao trung bình của mẫu kem tại 3 điểm đo, tính từ mặt dưới tấm kính, bằng mm.

e : bề dày tấm kính, bằng mm

D : đường kính trong của đầu ống kem, bằng mm

2.3.3. Xác định độ pH

2.3.3.1. Dụng cụ

- pH kế (hay cuộn giấy thử pH còn tốt )

- Cân chính xác đến 0,1g

- Cốc thủy tinh 50ml và đũa khuấy.

- Ống đong 50ml.

2.3.3.2. Tiến hành thử

Cân đúng 5g kem đánh răng trong cốc thủy tinh, thêm vào 20ml nước cất (pH = 6,5 – 7,5 ) dùng đũa thủy tinh khuấy cho kem tan rã hoàn toàn trong nước, để lóng và dùng pH kế (đã được chuẩn độ ) hay giấy pH để đo pH dung dịch trong phía trên, ở nhiệt độ 20 – 250 . Dịch này được giữ lại để tìm tinh bột và ion florua theo 2.3.5 và 2.3.6.

2.3.4. Xác định độ bột (thể tích bột ban đầu )

2.3.4.1. Dụng cụ

- Bình chứa dung tích 20ml gắn với 1 ống thoát đường kính 3,5mm có trang bị van hoặc kẹp Mo (Mohr) để điều chỉnh lưu lượng. Khoảng cách từ van (kẹp) đến đầu ống tối thiểu là 70 mm.

- Ống đong 500 ml, đường kính 50 = 2 mm

- Cốc thủy tinh 100 ml, có khác vạch.

- Đồng hồ bấm giây.

2.3.4.2. Tiến hành thử

Cân 5g kem đánh răng với độ chính xác 0,1g trong cốc thủy tinh, cho vào khoảng 50 ml nước cất và dùng đũa thủy tinh khuấy tan kem rồi chuyển hết sang ống đong. Tráng cốc nhiều lần bằng nước cất rồi thêm nước cất đếm đúng 200 ml. Để lóng cặn bột ma sát rồi đổ 150 ml dung dịch trong bên trên vào bình chứa và tiến hành thử trong vòng hai tiếng đồng hồ. Đặt bình chứa sao cho chiều cao từ đầu ống thoát đến mặt thoáng của 50 ml dung dịch kem đánh răng trong ống đong là 80 cm. Mở van (hoặc kẹp) cho toàn bộ dung dịch trong bình chứa chảy thành dòng liên tục xuống trung tâm ống đong vòng 30 + 2 giây. Đọc thể tích bọt tan đầu 30 giây sau khi ngưng chảy.

2.3.4.3. Tính kết quả

Độ bọt (thể tích bọt tan ban đầu) là hiệu số giữa dung dịch kem đánh răng và bọt với thể tích dung dịch kem đánh răng phía dưới, tính bằng ml. Trường hợp mặt bọt không phẳng, lấy điểm nằm giữa điểm cao nhất và thấp nhất của mặt bọt để đọc, kết quả cuối cùng là kết quả trung bình cộng của 3 lần xác định, trong điều kiện tương tự, mỗi lần với 5g kem đánh răng mới.

2.3.5. Định tính tinh bột

2.3.5.1. Thuốc thử

Dung dich HCl 1:10 theo thể tích

Dung dịch Iốt 0,1N

2.3.5.2. Tiến hành thử

Lấy khoảng 5 ml dung dịch đã thử ở 2.2.3.3 cho vào ống nghiệm nhỏ vài giọt HCL 1:10 cho đến khi hết sủi bọt rồi thêm 3 giọt dung dịch Iốt. dung dịch đổi màu sang xanh hoặc tím là có sự hiện diện của tinh bột.

2.3.6. Định tính ion florua (F-)

2.3.6.1. Thuốc thử : các dung dịch Ziriconi nitrat ( Zr (NO3)4 5 H2O) VÀ Alizarin S.

- Dung dịch A : 0,05g Zinoconi nitrat pha với 50 ml HCL 12N.

- Dung dịch M : 0,05g Alizarin S pha về việcới 50 ml nước cất.

- Dung dịch đối chứng : Natri florua (NaF) 0,2% hoặc Monofloro (MFP) 0,76%.

2.3.6.2. Tiến hành thử

Cho vào ống nghiệm dung dịch A và 3 giọt dung dịch M sẽ có màu đỏ hồng. Thêm vào 3 giọt dung dịch kem đánh răng (đã dùng để đo pH và pH axít bằng vài giọt HCL 1:10) lắc nhẹ và để 10 phút, Nếu màu chuyển từ đỏ hồng sang vàng ngã xanh là kem có ion florua, có thể so sánh với màu của ống nghiệm đối chứng, có chứa 3 giọt dung dịch A, 3 giọt dung dịch M và 3 giọt dung dịch Natriflorua (NaF) 0,2% hay Mono Floro phosphat (MFP) 0,76 %.

2.3.7. Xác định tính ổn định trong điều kiện nhiệt độ.

2.3.7.1. Đặt ống kem có đậy nắp trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5 + 1oc trong thời gian 24 giờ sau đó mở nắp, nặn kem sau đó nhận xét các biến đổi, nếu có, của trạng thái kem như đong cứng, phân lớp…

2.3.7.2. Đặt ống kem (có đậy nắp) trong tử sấy ở nhiệt độ 50+ 2oc trong thời gian 24 giờ. Sau đó mở nắp, nặn kem ra và nhận xét các biến đổi, nếu có, của trạng thái kem như phân lớp, chảy lỏng…

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 422/QĐ-UB ngày 16/12/1983 ban hành 02 tiêu chuẩn địa phương về kem đánh răng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.693

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.223.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!