Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 42/2008/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Bùi Xuân Khu
Ngày ban hành: 19/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG 
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 42/2008/QĐ-BCT  

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại Tờ trình số 1115/TĐDM-TT/KHĐT ngày 22 tháng 10 năm 2008 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

a. Phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả;

b. Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu; lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành;

c. Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở Dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn;

d. Đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành Dệt may Việt Nam;

đ. Phát triển Dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hóa, hiện đại, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm;

e. Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành;

g. Phát triển ngành Dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn;

h. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam.

2. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới;

- Đảm bảo cho các doanh nghiệp Dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

b. Mục tiêu cụ thể

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1. Kim ngạch XK

Tr.USD

12.000

18.000

25.000

2. Sử dụng lao động

1000 ng

2.500

2.750

3.000

3. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

- Bông xơ

1000 tấn

20

40

60

- Xơ, sợi tổng hợp

1000 tấn

120

210

300

- Sợi các loại

1000 tấn

350

500

650

- Vải các loại

Tr.m2

1.000

1.500

2.000

- Sản phẩm may

Tr.SP

1.800

2.850

4.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa

%

50

60

70

- Giai đoạn 2008 đến 2010, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16% đến 18%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12,0 tỷ USD vào năm 2010;

- Giai đoạn 2011 đến 2015, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015;

- Giai đoạn 2016 đến 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020.

3. Quy hoạch phát triển sản phẩm và bố trí quy hoạch

a. Quy hoạch sản phẩm chiến lược

- Tập trung sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Trong sản xuất vải, khâu nhuộm và hoàn tất vải đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng vải đáp ứng yêu cầu của thị trường và của khách hàng. Đầu tư sản xuất vải phải lựa chọn công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí nguyên liệu và thân thiện với môi trường.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp và phụ liệu, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm dần nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ;

- Tăng cường đầu tư phát triển ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội của thị trường. Các doanh nghiệp may cần đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, tích cực thay đổi phương thức sản xuất hàng xuất khẩu từ nhận nguyên liệu giao thành phẩm sang mua đứt bán đoạn, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may như các hoạt động thiết kế mẫu mốt, cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại.

b. Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ

Quy hoạch dệt may theo vùng lãnh thổ được phân bố ở các khu vực với những định hướng chính:

- Khu vực I: Vùng đồng bằng sông Hồng

Quy hoạch theo định hướng lấy Hà Nội là trung tâm làm dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt, các cơ sở may sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các cơ sở sản xuất di dời về các Khu công nghiệp ở các tỉnh như: Hòa Xá (Nam Định), Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình), Phố Nối B (Hưng Yên), Đồng Văn (Hà Nam), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình. Tại khu vực này sẽ hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và ba khu công nghiệp dệt nhuộm hoàn tất tập trung. Đầu tư một nhà máy sản xuất xơ Polyester công suất 160.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).

- Khu vực II: Vùng Đông Nam Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, thiết kế mẫu mốt, dịch vụ công nghệ dệt may và các nhà máy may các sản phẩm thời trang, có giá trị gia tăng cao. Di dời các cơ sở nhuộm, hoàn tất tại thành phố Hồ Chí Minh về Khu công nghiệp Long An và các tỉnh lân cận. Đây là khu vực đã phát triển nóng về dệt may trong những năm qua, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn về lao động nên không khuyến khích đầu tư mới vào khu vực này để tránh sức ép về lao động.

- Khu vực III: Vùng duyên hải Trung Bộ

Lấy Thành phố Đà Nẵng làm trung tâm để hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và một số Khu công nghiệp dệt nhuộm - hoàn tất tại Hòa Khánh (Đà Nẵng), Quảng Trị

- Khu vực IV: Đồng bằng sông Cửu Long

Lấy Thành phố Cần Thơ làm trung tâm để hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và một khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại Trà Vinh.

- Khu vực V: Vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bộ

Quy hoạch theo hướng bố trí một Khu Công nghiệp dệt tại Phú Thọ, các nhà máy may bố trí ở các tỉnh. Phát triển vùng trồng bông, nguyên liệu tơ tằm ở Sơn La, Điện Biên

- Khu vực IV: Vùng Bắc Trung Bộ

Quy hoạch theo hướng bố trí các doanh nghiệp dệt may theo trục quốc lộ 1 với một số cụm, điểm công nghiệp tại Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên Huế). Hình thành ba khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại Diễn Châu (Nghệ An), Hà Tĩnh, Quảng Trị trong giai đoạn từ 2012 đến 2015

- Khu vực VII: Vùng Tây Nguyên

Định hướng đẩy mạnh chuyên môn hóa các cây nguyên liệu dệt như dâu tằm, bông… gắn liền với chế biến tạo ra các sản phẩm cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Đồng thời kết hợp phát triển các cơ sở may phục vụ nội địa hoặc làm vệ tinh cho ngành may của khu vực II và khu vực III.

4. Hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch

a. Các chính sách và giải pháp về đầu tư

Đầu tư phát triển ngành dệt may gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa làn sóng dịch chuyển dệt may từ các nước phát triển. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư.

- Tập trung đầu tư để sản xuất vải và nguyên phụ liệu phục vụ cho may xuất khẩu. Xây dựng chương trình sản xuất vải dệt thoi để phục vụ cho sản xuất sản phẩm may xuất khẩu.

- Xây dựng chương trình phát triển cây bông, trong đó ưu tiên xây dựng các vùng trồng bông có tưới tại các tỉnh có tiềm năng;

- Thông qua liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng các dự án đầu tư sản xuất xơ nhân tạo, các loại sợi có chất lượng cao và có các tính năng mới phù hợp với xu thế của thị trường;

- Đẩy mạnh đầu tư cho ngành may để tăng khả năng xuất khẩu và tạo điều kiện thúc đẩy việc sản xuất vải và phụ liệu thay thế dần hàng nhập khẩu. Dịch chuyển các doanh nghiệp may từ các trung tâm đô thị lớn về các địa phương để giảm sức ép về lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương;

- Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt may tại các vùng trọng điểm để tập trung xử lý môi trường cho các dự án đầu tư mới vào ngành dệt nhuộm và di dời các doanh nghiệp dệt nhuộm gây ô nhiễm ra khỏi các trung tâm đô thị lớn.

b. Các giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu

- Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành;

- Thu hút đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn vốn trong nước đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa dầu (xơ, sợi, hóa chất, thuốc nhuộm …) phục vụ cho dệt may để chủ động về nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may.

c. Các chính sách và giải pháp thị trường

Mở rộng thị trường xuất khẩu là khâu đột phá trong chiến lược phát triển xuất khẩu hàng dệt may, là một trong những nhân tố quyết định sự tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam. Để mở rộng thị trường Nhà nước và các doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp sau:

Các cơ quan quản lý Nhà nước:

- Tập trung mọi khả năng và cơ hội giúp các doanh nghiệp đàm phán mở rộng thị trường dệt may trên thị trường quốc tế;

- Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hóa các thủ tục. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế;

- Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu.

Các doanh nghiệp trong ngành Dệt may:

Tổ chức và mở rộng mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành dệt may Việt Nam “chất lượng - trách nhiệm - thân thiện môi trường” trên thị trường quốc tế.

d. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt may Việt Nam:

- Tổ chức việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật nhất là các nhà thiết kế thời trang, cán bộ làm công tác kế hoạch, tiếp thị và đào tạo công nhân lành nghề;

- Kết hợp đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo;

- Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt may, xây dựng Trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.

đ. Các giải pháp về khoa học và công nghệ

- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt may;

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất nguyên vật liệu để thay thế nguyên liệu nhập khẩu, đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu thiết kế mẫu sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm; khắc phục các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu;

- Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu.

e. Các giải pháp bảo vệ môi trường

- Tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm nước tại các công ty dệt nhuộm. Tại các Khu công nghiệp Dệt may phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước;

- Đẩy mạnh triển khai chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp trong ngành Dệt may, áp dụng tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm, tạo môi trường lao động tốt với người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000, ISO 14000;

- Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường;

- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường để đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật trong hội nhập kinh tế quốc tế.

g. Các giải pháp về tài chính

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước góp vốn tham gia đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán để tạo kênh huy động vốn (thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu và trái phiếu quốc tế);

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt may;

Các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành Dệt may được vay vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công thương để hỗ trợ các doanh nghiệp, các địa phương trong việc triển khai Quy hoạch đã được phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa quy hoạch phát triển ngành Dệt may trên địa bàn tỉnh, thành phố. Tham gia với các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Hiệp hội Dệt may Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn những nội dung chính của quy hoạch cho cộng đồng các doanh nghiệp ngành Dệt may cả nước để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch. Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh các chính sách, cơ chế để phát triển ngành công nghiệp Dệt may theo Quy hoạch.

5. Tập đoàn Dệt may Việt Nam là doanh nghiệp chủ đạo của ngành có trách nhiệm phát triển đầu tư những dự án Dệt may có quy mô lớn. Phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các chính sách, cơ chế để phát triển ngành công nghiệp Dệt may theo Quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Công nghiệp nhẹ, Kế hoạch, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Xuất nhập khẩu, Thị trường trong nước; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Hiệp hội Dệt may Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ;
- Ngân hàng phát triển Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Tập đoàn Dệt may Việt Nam;
- Hiệp hội Dệt may Việt Nam;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Các Vụ, Cục, Viện CL thuộc Bộ Công thương;
- Lưu VT, CNN (5 bản)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Xuân Khu

 

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 42/2008/QD-BCT

Hanoi, November 19, 2008

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON DEVELOPMENT OF VIETNAMS TEXTILE AND GARMENT INDUSTRY TILL 2015 AND ORIENTATIONS TO 2020

THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to the Governments Decree No. 189/2007/ND-CP of December 27, 2007. defining the functions, tasks, powers and, organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Governments Decrees No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, prescribing the formulation, approval and management of socio-economic development master plans, and No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 36/2008/QD-TTg of March 10, 2008, approving the development strategy for Vietnams textile and garment industry till 2015 and orientations to 2020;
At the proposal of Vietnam Textile and Garment Group in Document No. 1115/TDDM-TT/KHDT of October 22, 2008, requesting the approval of the master plan on development of Vietnams textile and garment industry till 2015 and orientations to 2020;
At the proposal of the director of the Light Industry Department,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on development of Vietnams textile and garment industry till 2015 and orientations to 2020, with the following principal contents:

1. Development viewpoints

a/ To develop the textile and garment industry towards specialization, modernization and rapid, stable, sustainable and efficient growth;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To develop the domestic fashion market in big urban centers and cities. To boost the relocation of labor-intensive textile and garment establishments to rural areas;

d/ To diversify forms of ownership, sizes and types of enterprises; to raise all domestic and overseas resources to develop Vietnams textile and garment industry;

dd/ To develop the textile and garment industry towards investment in specialization and modernization in order to create a breakthrough in both the quality and quantity of products;

e/ To boost the development of support industrial products and production of textile and garment raw and auxiliary materials, to reduce the textile and garment industrys trade deficit and increase its added value;

g/ To develop the textile and garment industry in association with environmental protection and restructuring of rural agricultural labor;

h/ To quantitatively and qualitatively develop human resources for sustainable development of Vietnams textile and garment industry.

2. Development objectives

a/ Overall objectives

- To develop the textile and garment industry into one of the key and spearhead export industries; to increasingly meet domestic consumption demands; to generate major employment for the society; and to raise the industrys competitiveness and steady integration into regional and world economies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Specific targets:

Targets

Unit of calculation

2010

2015

2020

1. Export turnover

USD million

12,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



25,000

2. Employed labor

thousand people

2,500

2,750

3,000

3. Key products

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

- Cotton fiber

1,000 tons

20

40

60

- Synthetic fibers

1,000 tons

120

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



300

- Assorted fibers

1,000 tons

350

500

650

- Assorted fabrics

million m2

1,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2,000

- Garments

million products

1,800

2,850

4,000

4. Localization rate

%

50

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



70

- From 2008 to 2010, production and export will grow on average at 16%-18% and 20%, respectively, and the export turnover will reach USD 12 billion by 2010;

- From 2011 to 2015, production and export will grow on average at 12%-14% and 15%, respectively, and the export turnover will reach USD 18 billion by 2015;

- From 2016 to 2020, production and export will grow on average at 12%-14% and 15%, respectively, and the export turnover will reach USD 25 billion by 2020.

3. Product development planning and planning arrangement

a/ Planning on strategic products

- To concentrate on the production of fabrics and auxiliary materials to serve export production. In fabric production, to attach importance to the processes of dyeing and finishing products to ensure that product quality meet market and user demands. Investment in fabrics production must ensure that environmentally friendly technologies capable of manufacturing high added value products at low material costs be selected;

- To boost investment in developing cotton, fiber, synthetic fiber and auxiliary material production establishments to raise production and business efficiency and gradually reduce imports to save foreign currencies;

- To boost investment in developing the production of exported garments to make use of market opportunities. Garment enterprises should diversify and improve the grade of their products, actively change their export production mode from receiving raw materials from foreign parties for sub-contract production of exports to buying foreign raw materials for export production on their own, and boost production and business support activities such as fashion designing, supply of raw and auxiliary materials and trade promotion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Textile and garment development shall be planned in the following regions under the following principal orientations:

- Region I: Red River delta

To regard Hanoi as the regional center for providing services and supplying raw and auxiliary materials, technologies and fashion designs and accommodating added-value garment production establishments. To relocate garment establishments to industrial parks such as Hoa Xa (Nam Dinh province), Nguyen Due Canh (Thai Binh province), Pho Noi B (Hung Yenprovince), Dong Van (Ha Nam province) and those in Vinh Phuc, Bac Ninh and Ninh Binh provinces. To form in this region an industrial cluster for manufacturing garment exports and three concentrated textile, dyeing and finishing industrial parks. To invest in a polyester fiber plant with an annual capacity of 160,000 tons in Dinh Vu industrial park (Hai Phong).

- Region II: Southeastern region

To regard Ho Chi Minh City as the regional center for trade, fashion designing, textile and garment technology services and garment plants producing fashion and added-value products. To relocate dyeing and product finishing establishments from Ho Chi Minh City to Long An industrial park and other neighboring provinces. New investment will not be encouraged to avoid labor pressure in this region which has experienced labor problems due to too fast textile and garment development over the past time.

- Region III: Central coastal region

To regard Da Nang city as the regional center for forming an industrial cluster to manufacture garment exports and a number of industrial parks of textile, dyeing and product finishing in Hoa Khanh (Da Nang) and Quang Tri.

- Region IV: Mekong River delta

To regard Can Tho city as the regional center for forming an industrial cluster to manufacture garment exports and a consolidated textile and dyeing industrial park inTra Vinh.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To build a textile industrial park in Phu Tho and garment plants in other provinces. To develop cotton growing and silkworm raising areas in Son La and Dien Bien.

- Region VI: Northern central region:

To arrange textile and garment enterprises along national highway 1 with some industrial clusters and points in Bim Son (Thanh Hoa), Vinh (Nghe An) and Hue (Thua Thien Hue). To form three consolidated textile and dyeing industrial parks in Dien Chau (Nghe An), Ha Tinh and Quang Tri from 2012 to 2015.

- Region VII: Central Highlands

To increase specialized cultivation of raw material trees such as mulberry and cotton associated with processing for export and domestic sale. To simultaneously develop garment establishments to meet domestic demands or support garment production in regions II and III.

4. System of solutions and policies for the master plan implementation

a/ Investment policies and solutions

- To associate investment in developing the textile and garment industry with international cooperation, to make the utmost use of the trend of shifting textile and garment investment from developed countries. To encourage all domestic economic sectors to invest in the industry.

- To concentrate on investment in producing fabrics and raw and auxiliary materials for export production. To formulate a program to manufacture shuttle-woven fabrics for the production of garment exports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To formulate investment projects to produce artificial fibers, quality yarns with new properties meeting market demands through joint ventures and partnerships between domestic and overseas enterprises;

- To increase investment in the garment industry to raise its export capacity and create conditions for developing the production of fabrics and auxiliary materials to gradually substitute imports. To relocate garment enterprises from big urban centers to localities to reduce labor pressure and restructure labor in localities;

- To build specialized textile and garment industrial parks in key regions to enable concentrated environmental treatment for new textile and dyeing investment projects and relocate polluting textile and dyeing enterprises out of big urban centers.

b/ Solutions on supply of raw and auxiliary materials

- To build centers in Hanoi, Ho Chi Minh City and other big cities for timely supplying raw and auxiliary materials for textile and garment enterprises;

- To attract foreign investment and raise domestic funding sources for the production of petrochemical products (yarn, fiber, chemical, dye) for textile and garment production to enable independent supply of raw materials and raise the localization rate and added value of textile and garment products.

c/ Market policies and solutions

Export market expansion is a breakthrough in the development strategy for textile and garment exports and a decisive factor for the growth of Vietnams textile and garment industry. To expand markets, the State and enterprises should carry out the following solutions:

State management agencies should:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Boost the reform of administrative procedures in taxation, customs, export and import by applying one-stamp and one-stop shop mechanism and simplifying procedures. Enhance market inspection, control and combat smuggling and tax evasion;

- Increase international trade law consultancy to help exporting enterprises deal with barriers imposed by importing countries.

Textile and garment enterprises should:

Organize and expand domestic retail networks, renew export marketing methods and pay attention to building and advertising brand names of products and building the image of Vietnams quality, responsible and environmentally friend textile and garment industry on the international market.

d/ Human resource development solutions

To formulate a program on training human resources for Vietnams textile and garment industry:

- To organize the training of administrators, legal experts and technicians, especially fashion designers, planners, marketing officers and skilled workers;

- To combine long-term with short-term training, full-time with in-service training, and domestic with overseas training;

- To consolidate and expand the specialized textile and garment training system, to establish a Textile, Garment and Fashion College to create material foundations for opening training courses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd/ Science and technology solutions

- To research and apply new technologies and materials for turning out textiles with distinctive properties, implement programs on cleaner production, energy conservation, and application of software to designing and management of the production and quality of textiles and garments:

- To boost research in raw material production to substitute material imports, to make proper imestment in research in designing and quality control of products; to tackle technical barriers imposed by importing countries;

- To reorganize textile and garment research institutes towards autonomy and accountability and raise their consultancy, research and development, technology transfer, designing and patterning capacity.

e/ Environmental protection solutions

- To concentrate on treating water contaminating sources in textile and dyeing companies. To build in textile and garment industrial parks wastewater treatment systems meeting state-prescribed environmental standards;

- To boost the implementation of the cleaner production program in textile and garment enterprises, apply SA 8000 or ISO 14000 standard on environment, products and good working environment for laborers;

- To elaborate and implement a roadmap to renew the textile and garment industrys technologies towards saving raw materials and environmental friendliness;

- To increase the capacity of scientific and technological research in the environment to meet environmental requirements and technical barriers in international economic integration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To encourage all domestic and overseas economic sectors to invest in the industry. To encourage enterprises to join the stock market to create a capital raising channel (through the issuance of bonds, stocks and international bonds);

- The State shall support state budget funds for textile and garment research institutes and training institutions to invest in research and training activities and material and technical foundations to increase their capacity.

Textile and garment enterprises investment projects on environmental treatment are eligible for state credit loans, ODA and loans from the environment facility.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and provincial-level Peoples Committees in, implementing the approved master plan.

2. The Ministries of Planning and Investment; Finance; Agriculture and Rural Development; Science and Technology; and Natural Resources and Environment, the State Bank of Vietnam and the Vietnam Development Bank shall, within the ambit of their functions, coordinate with the Ministry of Industry and Trade in supporting enterprises and localities in implementing the approved master plan.

3. Provincial-level Peoples Committees shall concretize the development master plan on the textile and garment industry in their localities and join ministries and branches in examining and supervising the implementation of the approved master plan to ensure conformity and consistency with their local socio-economic development master plans.

4. The Vietnam Textile and Garment Association shall coordinate with the Ministry of Industry and Trade in disseminating and guiding the principal contents of the master plan for textile and garment enterprises nationwide so that they can adopt production and business development orientations and plans in line with the master plan; study and propose to state management agencies adjustments to policies and mechanisms to develop the textile and garment industry according to the master plan.

5. Vietnam Textile and Garment Group, the key enterprise of the industry, shall develop investment in large-scale textile and garment projects and coordinate with the Vietnam Textile and Garment Association in studying and proposing to state management agencies policies and mechanisms to develop the textile and garment industry according to the approved master plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4. The director of the Office; the directors of the Departments of Light Industry; Planning and Finance; Science and Technology; Export and Import; and Domestic Market; the chairman of the board of directors and the general director, of Vietnam Textile and Garment Group; and the Vietnam Textile and Garment Association shall implement this Decision.

 

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
VICE MINISTER





Bui Xuan Khu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.683

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.128.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!