Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 399/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Chương trình ứng dụng khoa học tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu: 399/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Hoàng Việt Phương
Ngày ban hành: 16/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 399/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 16 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC VÀ ĐẶC SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025”;

Căn cứ Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 của Thủ tướng Chính phphê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Chương trình hành động s25-CTr/TƯ ngày 04/02/2013 của Ban Chp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW; Kết luận số 136-KL/TU ngày 07/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động s 25-CTr/TƯ ngày 04/02/2013 của Ban Chp hành Đảng bộ tỉnh; Văn bản số 3068-CV/TU ngày 29/8/2019 của Tỉnh ủy Tuyên Quang về việc thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 85/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 năm 2021-2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 31/TTr-SKHCN ngày 28/6/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.

(Có Chương trình chi tiết kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo quy định.

2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh uỷ; (báo cáo)
-
Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh;
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng Tin học và Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (Bắc).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Việt Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH

ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC VÀ ĐẶC SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp hàng hoá, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra[1].

- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trên các lĩnh vực, chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong tạo giống, thâm canh, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp gắn với việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng trong sản xuất. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng trong tạo giống, thâm canh, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá theo chuỗi liên kết; ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo tầm vóc, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp sinh sản nhân tạo một số loài cá đặc sản; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; góp phần đến năm 2025 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 5 năm đạt 4%; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh.

- Thực hiện từ 02 đến 3 dự án trọng tâm, trọng điểm có quy mô lớn sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị gắn với việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Lựa chọn các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, đặc sản có lợi thế phát triển của tỉnh để xây dựng Chỉ dẫn địa lý; phấn đấu đến năm 2025 có thêm ít nhất 03 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý[2].

- Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế chính sách của tỉnh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; hỗ trợ từ 30-50 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

- Thúc đẩy thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại tỉnh; phấn đấu hướng dẫn thành lập ít nhất 02 doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

- Phấn đấu trên 70% sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu[3].

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ

1.1. Ứng dụng khoa học và công nghệ

- Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp tạo đột phá về năng suất, chất lượng, đáp ứng đòi hỏi tiêu chuẩn nông sản ngày càng cao của thị trường trong nước, thế giới. Tập trung ứng dụng công nghệ cao trong tạo giống, thâm canh, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp; giải quyết các vấn đề đặt ra cho sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn chất lượng như: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, chất lượng cao; sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ tưới tiên tiến cho cây trồng; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ; bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, phòng chống dịch bệnh.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt và bảo tồn, khôi phục các nguồn gen của các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản, quý hiếm, đặc hữu của tỉnh. Rà soát, tổ chức việc sản xuất cây giống chất lượng cao, chè đặc sản, phát triển các cây bản địa gắn với du lịch sinh thái. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo tầm vóc, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả phương pháp sinh sản nhân tạo và nuôi thương phm một số loài cá đặc sản (Chiên, Lăng, Bỗng, Anh Vũ, Rầm xanh...); nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản, chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ đảm bảo môi trường sinh thái, đồng thời phát triển các giống lợn bản địa đặc sản có giá trị kinh tế cao để phục vụ du khách và người tiêu dùng.

- Chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ trong chọn, tạo, cải thiện chất lượng giống cây trồng rừng; củng cố hệ thống vườn ươm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu cây giống trồng rừng trong tỉnh; nghiên cứu xác định bộ giống cây trồng đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương trong tỉnh để sử dụng trồng rừng ổn định, lâu dài, có năng suất, chất lượng cao.

- Tích cực lựa chọn, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong đầu tư thâm canh, cơ giới hóa các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung (lúa, cam, bưởi, chè, lạc, mía...), trong thu hoạch, bo quản gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (VietGAP, GlobalGAP, SAN, hữu cơ, quản lý rừng bền vững, …) để nâng cao hiệu quả và giá trị sản xuất. Ưu tiên ứng dụng, chuyn giao khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tưới tiên tiến cho cây trồng chủ lực.

- Nghiên cứu, lựa chọn áp dụng các thiết bị hiện đại tự động và bán tự động trong phát triển chăn nuôi hàng hóa, quy mô công nghiệp, tạo sản phm có cht lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phm; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, vịt... tại những vùng đã được quy hoạch và có lợi thế theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Xây dựng trên 100 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ có hiệu quả, quy mô phù hợp với vùng sinh thái, gắn với tiềm năng, thế mạnh, lợi thế phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực, đặc sản, có giá trị kinh tế của từng huyện, thành phố. Bảo tồn được trên 20 nguồn gen các loài động vật, thực vật quý, hiếm, đặc hữu, có giá trị của tỉnh theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, y tế, khoa học và môi trường.

1.2. Đổi mi công nghệ

- Khuyến khích đổi mới công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Đầu tư các dự án đổi mới công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị. Từng bước đổi mới công nghệ chế biến của các Nhà máy chế biến chè để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, phát triển mạnh các sản phẩm chè đặc sản có lợi thế tại một số địa phương trong tỉnh.

- Nâng cao năng lực áp dụng công nghệ mới của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, làm chủ công nghệ từ nước ngoài vào tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, công bố tiêu chuẩn cơ sở, công bố hp chuẩn, hợp quy, áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng (ISO, HACCP, 5S...) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Điều tra, đánh giá hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở trong định hướng, chỉ đạo chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến đến với doanh nghiệp, người dân; chú trọng công nghệ chế biến sâu mang lại giá trị gia tăng cao trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng.

- Ưu tiên chuyển giao, làm chủ, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài vào tỉnh trong các ngành sản xuất công nghiệp mà tỉnh có lợi thế, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu như: Chế biến chè chất lượng cao, đường kính, gỗ, da giầy; sản xuất giấy, thép, bột đá siêu mịn,... nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và nước ngoài.

- Tập trung tiếp nhận chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu, gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa nhà máy với người sản xuất nguyên liệu; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp hỗ trợ theo công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

- Ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến nông sản; công nghệ bảo quản lạnh để bảo quản hoa quả tươi; công nghệ chế biến hoa quả; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa trong chế biến gỗ; công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ.

1.3. Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu

- Đẩy mạnh việc xúc tiến xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc sản có lợi thế của tỉnh. Chú trọng xây dựng nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm có danh tiếng, có chất lượng đặc thù của tỉnh. Phấn đấu mỗi năm có trên 10 sản phẩm đặc sản của tỉnh được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có từ 07 sản phẩm trở lên được cấp Văn bằng bảo hộ. Đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 05 sản phẩm trở lên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý.

- Trên 70% sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tổ chức quản lý và phát triển nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm; duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm OCOP sau khi được bảo hộ nhãn hiệu để đáp ứng thị hiếu và đòi hỏi của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP của tỉnh trên thị trường.

- Tiếp tục giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa trên các kênh truyền thông đa phương tiện; duy trì và phát triển website http://www.dacsantuyenquang.com.vn để giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm đặc sản của tỉnh đã được bảo hộ nhãn hiệu Chỉ dẫn địa lý. Quản lý, phát triển Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đã được cấp văn bằng bảo hộ gắn với sản xuất kinh doanh theo hướng hợp tác, liên kết, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm khai thác, phát triển tài sản trí tuệ.

 (Có biểu các nhiệm vụ chủ yếu và mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ kèm theo)

2. Giải pháp

2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời rà soát bổ sung, điều chỉnh, hoặc ban hành các cơ chế, chính sách của tỉnh về khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, về thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đồng bộ với các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Huy động nguồn lực đầu tư vào các dự án ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản. Thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư để triển khai một số dự án khoa học và công nghệ quy mô lớn có tác động nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực và đặc sản của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện tốt cơ chế, chính sách của tỉnh hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyn sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; triển khai có hiệu quả Chương trình khuyến nông, khuyến công; các cơ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; phát triển kinh tế trang trại và chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh về thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao; chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ sau đại học. Có chính sách hỗ trợ, thu hút cán bộ khoa học và công nghệ trẻ, các chuyên gia đầu ngành trong nước, trong tỉnh tham gia vào các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo. Đẩy mạnh hợp tác công - tư nhằm thúc đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh.

2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh

- Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý các nguồn vốn của Qũy nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp hoặc tham gia đóng góp cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, thành lập được 25-30 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thuộc các doanh nghiệp trong tỉnh. Ưu tiên đầu tư, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để nâng cao năng lực tiếp nhận, làm chủ công nghệ, năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

- Phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

2.3. Giải pháp hỗ trợ về tiêu chuẩn, chất lượng

- Chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP.

- Hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong tiêu thụ sản phẩm; mở rộng diện tích áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh,... Hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông lâm thuỷ sản, thực phẩm theo chuỗi từ trang trại đến người tiêu dùng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện quy trình kiểm soát, truy xuất nguồn gốc.

2.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý

- Nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn tham mưu, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở cấp tỉnh, cấp huyện; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở các cấp, các ngành; xây dựng hệ thống kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh; kiểm soát, thẩm định chặt chẽ về công nghệ nhằm ngăn chặn việc nhập vào địa bàn tỉnh các công nghệ lạc hậu, công nghệ gây nguy hại đến sức khỏe con người, tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng hóa nhằm hỗ trợ hiệu quả cho việc phát triển và hình thành thị trường khoa học, công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Triển khai thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Chính phủ về ban hành kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030.

- Quản lý chặt chẽ, đảm bảo các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng trong sản xuất, tạo giống, thâm canh, thu hoạch, bảo qun, chế biến các sản phẩm chủ lực và đặc sản của tỉnh được thực hiện đạt hiệu quả; chú trọng việc lựa chọn các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để nhân rộng vào sản xuất và đời sống trên cơ sở kết quả của các đề tài, dự án cấp tỉnh đã được đánh giá nghiệm thu đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục đổi mới việc đề xuất, xác định danh mục các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh hằng năm thiết thực, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, nhất là thực hiện các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - hội của tỉnh. Ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng công nghệ cao trong tạo giống, thâm canh, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông, lâm sản chủ lực, đặc sản, có lợi thế của tỉnh; quản lý chặt chẽ việc triển khai, thực hiện các đề tài, dự án để đạt chất lượng, hiệu quả, đồng thời đảm bảo khả năng nhân rộng; xác định doanh nghiệp là lực lượng quan trọng trong ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đa dạng hoá các nguồn vốn cho nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ; chú trọng việc thu hút các nguồn vốn từ các chương trình cấp quốc gia.

- Hằng năm, thực hiện rà soát, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp huyện và của các ngành trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt chức năng quản lý, tư vấn trong triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ tại địa phương.

2.5. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

- Ưu tiên xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ cho các trung tâm, đơn vị làm hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ của tnh để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng và tiếp nhận, chuyển giao khoa học và công nghệ các lĩnh vực thế mạnh của tnh.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ (tổ chức đào tạo, liên kết đào tạo, tập huấn,…) nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có khả năng nghiên cứu, tiếp nhận và làm chủ công nghệ.

- Quan tâm đổi mới sáng tạo theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm; xây dựng Trường Đại học Tân Trào, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, các đơn vị có chức năng nghiên cứu, có năng lực trong ứng dụng khoa học công nghệ thuộc các sở, ngành của tỉnh thành các chủ thể nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ chủ lực của tỉnh. Tăng cường liên kết giữa cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp với tổ chức, doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả công nghệ từ nước ngoài vào tỉnh. Đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác giữa Trường Đại học Tân Trào, Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài để liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.

2.6. Giải pháp về thị trường khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại

- Tạo lập và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, hình thành hệ thống dịch vụ khoa học và công nghệ; tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các triển lãm, hội chợ công nghệ - thiết bị. Kịp thời nắm bắt nhu cầu đổi mới công nghệ, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và thực hiện kết nối cung - cầu công nghệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

- Tiếp tục củng cố và nâng cao thương hiệu nông sản Tuyên Quang. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương, như: Cam sành Hàm Yên, Chè Shan Tuyết Na Hang, Bưởi Soi Hà, Hồng không hạt Xuân Vân, Lê Na Hang, Na Lực Hành, Trâu Chiêm Hoá, Vịt bầu Minh Hương, Rượu ngô Na Hang…và các sản phẩm công nghiệp như giấy, gỗ và các loại khoáng sản. Tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục quan tâm thực hiện xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

- Rà soát, tập trung nguồn lực để xây dựng Chỉ dẫn địa lý đối với các cây, con, các sản phẩm chủ lực và đặc sản của tỉnh: Bưởi Soi Hà huyện Yên Sơn, Trâu Chiêm Hoá, Rượu ngô Na Hang, Hồng không hạt Xuân Vân, Vịt bầu Minh Hương, …Lựa chọn một loại cá đặc sản, có khả năng phát triển đề xuất xây dựng Chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu chứng nhận góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm cá hồ Na Hang - Lâm Bình.

- Tiếp tục giới thiệu, quảng bá thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên các phương tiện truyền thông, các trang tin điện tử, các mạng xã hội; tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước; tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, truyền thông hỗ trợ quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh Tuyên Quang. Tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển các hợp tác xã, Tổ hợp tác để chủ động liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức sản xuất, phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương.

- Tiếp tục cải tiến, nâng cao về mỹ thuật, kỹ thuật các mẫu mã, nhãn mác sản phẩm mang tính biểu trưng cao; mang bản sắc Tuyên Quang. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trong nâng cao chất lượng, nhãn mác bao bì, hộp đựng, túi đựng sản phẩm OCOP và các sản phẩm hàng hóa để truyền tải đầy đủ thông tin theo quy định nhằm thu hút được sự quan tâm chú ý của khách hàng, người tiêu dùng, để nâng cao giá trị và thương hiệu hàng hóa của tỉnh.

2.7. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền và hợp tác quốc tế

- Phát triển hệ thống thông tin về khoa học và công nghệ; đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp, trao đổi, giao dịch thông tin. Tăng cường công tác thông tin về khoa học và công nghệ trên các kênh truyền hình, báo trung ương, địa phương; các chuyên mục, ấn phẩm khoa học và công nghệ, tại các hội nghị, diễn đàn, trong đó chú trọng thông tin các sản phẩm chủ lực và đặc sản của tỉnh. Nâng cao chất lượng phát hành các Bản tin khoa học và công nghệ, Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại; duy trì, nâng cấp trang tin điện tử khoa học và công nghệ tỉnh Tuyên Quang.

- Phát huy vai trò của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) và các đơn vị chuyển giao khoa học công nghệ trong tỉnh để nâng cao năng lực hoạt động ứng dụng, làm chủ công nghệ trong chuyển giao, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; chú trọng học tập kinh nghiệm, tiếp cận, tiếp nhận chuyển giao có chọn lọc các công nghệ tiên tiến, phù hợp để ứng dụng trong các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất công nghiệp chủ lực của địa phương.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Chương trình được lấy từ các nguồn:

- Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của tnh hng năm.

- Kinh phí hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và các Chương trình mục tiêu, trọng điểm của quốc gia.

- Kinh phí của các doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ, dự án, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai Chương trình; phổ biến, đôn đốc, theo dõi việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chương trình theo quy định, kịp thời kiến nghị các biện pháp cần thiết, bảo đảm Chương trình được thực hiện đạt hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ cùng các sở, ngành liên quan và với các địa phương trong tỉnh đề xuất các dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021- 2030; khai thác có hiệu quả nguồn kinh phí từ Chương trình phục vụ việc xây dựng và phát triển thương hiệu, Chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc sản của tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu tổ chức thực hiện hiệu quả các quy hoạch, đề án, chương trình kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Chương trình thuộc lĩnh vực của ngành, nhất là Chương trình xây dựng nông thôn mới, Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định dự toán, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán và cấp kinh phí thực hiện Chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí từ vốn đầu tư để thực hiện Chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Công Thương: Tham mưu tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh; triển khai chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Có trách nhiệm thông tin tuyên truyền về việc ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 tới tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; tham mưu giải pháp phát triển hệ thống thông tin về khoa học và công nghệ, giới thiệu, quảng bá thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản.

7. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh: Có trách nhiệm phổ biến Chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 tới các doanh nghiệp; tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện đăng ký doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; tích cực triển khai các nhiệm vụ ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa chủ lực và đặc sản của địa phương.

8. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị, căn cứ mục tiêu, nội dung nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình, có các biện pháp, giải pháp cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương mình; định kỳ tháng 12 hằng năm tổng hp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (gửi qua Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 10/12 để tng hp).

 

DANH SÁCH

DỰ KIẾN MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, ban hành kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

TT

Tên mô hình

Địa bàn thực hiện

Dự kiến sản phẩm

Kinh phí (triệu đồng)

Tổng số

NN hỗ trợ

Nguồn vốn khác

NSTW

NS tỉnh

 

Tổng số

 

100 mô hình

97.682

33.720

25.522

38.440

1

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhân giống và trồng một số loài cây, tạo cảnh quan môi trường, phục vụ phát triển du lịch

Huyện Lâm Bình, huyện Na Hang,

05 mô hình trồng cây, hoa tạo cảnh quan, quy mô 30-50 ha.

1.500

 

1.500

 

2

 Xây dựng mô hình trồng giống chè mới (Hương Bắc Sơn và Ô Long Thanh Tâm, Hồng trà)

Huyện Na Hang

 03 mô hình trồng mới giống Hương Bắc Sơn và Ô Long Thanh Tâm, Hồng trà

1.200

 

750

450

3

 Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển sản xuất một số giống cây trồng thảo dược (lúa tím, lúa đen và lạc đen) theo chỗi giá trị có hiệu quả cao

Các huyện trên địa bàn tỉnh

06 mô hình trình diễn với diện tích 08 ha.

1.500

 

1.500

 

4

Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Na dai, tạo sản phẩm OCOP trên địa bàn xã Lực Hành, huyện Yên Sơn.

 Huyện Yên Sơn

 02 mô hình
 + 01 mô hình vườn ươm cây giống Na dai bản địa phục vụ phát triển sản xuất tại địa phương quy mô 3.300 cây giống.
 + 01 mô hình trồng giống Na dai bản địa ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ với diện tích 5,0 ha

660

 

660

 

5

Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng đàn bò và trồng, chế biến thức ăn thô cho bò thịt

Huyện Sơn Dương

02 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng đàn bò và trồng, chế biến thức ăn thô cho bò thịt

8.000

3.170

 

4.830

6

Mô hình trồng thay thế, thâm canh một số giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị tại tỉnh Tuyên Quang

Huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương

02 mô hình rồng thay thế, thâm canh một số giống chè mới có năng suất, chất lượng cao

8.000

3.980

 

4.020

7

Ứng dụng tiến bộ KHKT theo phương thức chăn nuôi an toàn sinh học (lợn rừng lai, gà thả vườn) trong chuỗi giá trị khép kín tại tỉnh Tuyên Quang

Huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên

06 mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT theo phương thức chăn nuôi an toàn sinh học (lợn rừng lai, gà thả vườn)

5.000

2.490

 

2.510

8

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) theo chuỗi giá trị tại tỉnh Tuyên Quang

huyện Na Hang, Yên Sơn, Lâm Bình, TP Tuyên Quang

04 mô hình liên kết sản xuất cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) theo chuỗi giá trị tại tỉnh Tuyên Quang

7.000

3.250

 

3.750

9

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sinh sản và trồng, chế biến cây thức ăn chăn nuôi nhằm phát triển bền vững đàn trâu hàng hóa tại tỉnh Tuyên Quang

Huyện Yên Sơn, Na Hang, Chiêm Hoá, Lâm Bình

04 mô hình Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sinh sản và trồng, chế biến cây thức ăn chăn nuôi nhằm phát triển bền vững đàn trâu

10.000

5.280

 

4.720

10

Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong nhân giống dê lai và xây dựng mô hình nuôi dê thương phẩm tại tỉnh Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn

02 mô hình nhân giống dê lai và nuôi dê thương phẩm tại tỉnh Tuyên Quang

5.000

2.580

 

2.420

11

 Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà RiTP cho thịt theo hướng liên kết chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thịt gà hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên

06 mô hình Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà RiTP cho thịt theo hướng liên kết chuỗi giá trị

6.000

2.940

 

3.060

12

 Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ New Zealand theo hướng hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Huyện Yên Sơn, huyện Hàm Yên

 04 mô hình chăn nuôi thỏ New Zealand theo hướng hàng hoá

7.000

3.130

 

3.870

13

Ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản BBB (Blanc-Blue-Belge)

Huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương

04 mô hình Ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản BBB (Blanc-Blue-Belge)

5.000

3.150

 

1.850

14

Mô hình sản xuất chè Pà Thẻn Linh Phú theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ

Huyện Chiêm Hóa

01 mô hình 6ha trồng sản xuất chè VietGAP, hữu cơ

600

 

470

 130

15

Mô hình sản xuất Trà Đậu đen xanh lòng theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ

Huyện Chiêm Hóa

01 mô hình 10ha trồng sản xuất Trà Đậu đen xanh lòng VietGAP, hữu cơ

1.000

 

600

 400

16

Mô hình chọn lọc, khôi phục và phát triển đàn gà ri (gà ta) tại 3 xã Trung Hòa, Hòa An, Nhân Lý huyện Chiêm Hóa, hướng tới xây dựng thương hiệu

Huyện Chiêm Hóa

01 mô hình chọn lọc Gà giống nuôi sinh sản 4.200 con, sản xuất được 392.700 quả trứng để bán ra thị trường và 267.000 con giống gà ri thuần chủng.

2.641

 

1.321

 1.320

17

Mô hình trồng Gấc hướng tới xây dựng thương hiệu Gấc tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Huyện Chiêm Hóa

01 mô hình Trồng gấc lấy quả gấc thành phẩm đảm bảo chất lượng, khả năng áp dụng rộng rãi trên địa bàn huyện, xây dựng phát triển thương hiệu gấc

1.420

 

710

710

18

Mô hình thử nghiệm sản xuất (cấy) nếp cái hoa vàng gắn với sản phẩm du lịch trên địa bàn xã Trung Hà.

Huyện Chiêm Hóa

 01 ha mô hình thử nghiệm sản xuất cấy nếp cái hoa vàng trên địa bàn xã Trung Hà

300

 

150

150

19

Nghiên cứu trồng thử nghiệm và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của một số giống nhãn chín sớm tại tỉnh Tuyên Quang.

Huyện Hàm yên, huyện Yên Sơn

 02 mô hình trồng mới và ghép cải tạo, quy mô 0,5-1ha/1 mô hình, có tỷ lệ ra hoa đạt trên 80%, năng suất đạt 10-12 tấn/ha.

1.200

 

1.200

 

20

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sơ chế, chế biến rau, củ quả

huyện Sơn Dương

03 Mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sấy, hấp, chiên, sản xuất, đóng gói, bảo quản sản phẩm rau, củ, quả các loại.

600

 

600

 

21

Ứng dụng một số giải pháp khoa học công nghệ để tạo đàn bò lai hướng thịt Wagyu, bò Kobe, bò 3BBB (3B)

 Huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn,

03 mô hình chăn nuôi bò lai Waygu, bò Kobe, bò 3BBB (3B) theo hướng sản xuất hàng hóa.

1.200

 

1.200

 

22

Mô hình nghiên cứu xây dựng thành công kỹ thuật ương nuôi cá Chiên giống cỡ lớn trong lồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang,

Huyện Yên Sơn, huyện Chiêm Hóa.

 02 mô hình ương nuôi 10.000 con cá Chiên giống với 2 loại mật độ là 100 con/m3 và 150 con/m3.

850

 

850

 

23

Xây dựng mô hình nhân giống và mô hình trồng Lê nâu địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Na Hang.

 Huyện Na Hang.

02 mô hình nhân giống và mô hình trồng Lê nâu địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa

1.500

 

1.500

 

24

Xây mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên một số giống chè mới

 Huyện Na Hang.

02 mô hình trồng mới 4 ha giống Hương Bắc Sơn và Ô Long Thanh Tâm.

2.500

 

2.500

 

25

Xây dựng mô hình nuôi Ong lấy mật và phát triển thương hiệu

Huyện Na hang

 01 mô hình nuôi Ong lấy mật trên địa bàn xã Sơn Phú.

800

 

800

 

26

 Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ trồng mới Chè hoa vàng theo hướng GAPC-WHO

Huyện Na Hang

01 mô hình trồng mới chè Hoa vàng dưới tán chè Shan tuyết tại xã Sinh Long, huyện Na Hang, quy mô 15ha.

2.500

 

2.500

 

27

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất chè hữu cơ tại Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương

02 các mô hình sản xuất:
 + 01 mô hình sản xuất nguyên liệu hữu cơ (Compost) từ phế phụ phẩm nông nghiệp, quy mô: 20 tấn/mô hình.
 + 01 mô hình canh tác chè hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

780

 

780

 

28

Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Na tại huyện Yên Sơn

 Huyện Yên Sơn

03 mô hình nhân giống Na bản địa phục vụ phát triển sản xuất tại địa phương, quy mô 5.000 cây.

660

 

660

 

29

 Mô hình Ứng dụng công nghệ tưới phun mưa cho chè

Huyện Sơn Dương

02 mô hình 02 ha tưới phun mưa cho chè

630

 

630

 

30

Xây dựng mô hình phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

03 mô hình 04 ha phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

450

 

450

 

31

Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn liền với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

02 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm hữu cơ cam, bưởi, chè quy mô 15 ha.

696

 

696

 

32

Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản và lợn thịt theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Na Hang

Huyện Na Hang

01 mô hình nuôi lợn sinh sản và lợn thịt quy mô 500 con.

1.000

 

1.000

 

33

 Ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhồi (Pila conica) tại Tuyên Quang

huyện Yên Sơn, TP Tuyên Quang

05 mô hình sản xuất giống ốc nhồi trong điều kiện nhân tạo.
05 mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm từ nguồn con giống cho sinh sản nhân tạo của dự án

500

 

500

 

34

Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trồng và sơ chế dược liệu cây Ngưu Tất

Huyện Sơn Dương

02 mô hình 10 ha mô hình trồng cây ngưu Tất đạt tiêu chuẩn GACP-WHO

1.195

 

1.195

 

35

 Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gà thương phẩm HAH-VCN chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương, TP. Tuyên Quang

02 mô hình nuôi thương phẩm gà HAH quy mô 10.000 con.

800

 

800

 

36

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình ương nuôi giống và thương phẩm cá Chình hoa (Anguilla marmorata) đạt năng suất và hiệu quả cao tại hồ thủy điện Tuyên Quang

Huyện Na Hang

02 mô hình xây dựng mô hình ương nuôi giống và thương phẩm cá Chình hoa (Anguilla marmorata) đạt năng suất và hiệu quả cao tại hồ thủy điện

8.000

3.750

 

4.250

 



[1]. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm đạt 14%; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 5 năm đạt 4%.

[2]. Hiện nay đã có 02 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý, gồm: Cam sành Hàm Yên (được cấp tháng 10/2020), Chè Shan tuyết Na Hang (được cấp tháng 4/2021).

[3].  Năm 2020, có 54/79 sản phẩm OCOP được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chiếm 68%.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 399/QĐ-UBND ngày 16/07/2021 phê duyệt Chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.195

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.148.63
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!