ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số: 39/2007/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÊ DUYỆT QUY
HOẠCH HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN
2007 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm
1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006
của Chính phủ về Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm
kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Xét đề nghị của Sở Thương mại tại Tờ trình số 037/STM-TMDV
ngày 04 tháng 01 năm 2007, của Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại Tờ trình
số 128/CS PCCC TP (HD PC) ngày 11 tháng 01 năm 2007, của Sở Quy hoạch - Kiến
trúc tại Tờ trình số 218/SQHKT-QHC&HT ngày 18 tháng 01 năm 2007 và của Sở
Xây dựng tại Tờ trình số 599/BC-SXD-TT ngày 24 tháng 01 năm 2007 về phê duyệt
đề án quy hoạch định hướng phân vùng Hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt quy hoạch Hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020 và
ban hành kèm theo Quyết định này Đề án quy hoạch Hệ thống cửa hàng xăng dầu
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm
2020 và các Phụ lục kèm theo Đề án.
Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch Hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã
được phê duyệt, các sở - ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện và các
thương nhân kinh doanh cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố có trách nhiệm
cùng phối hợp triển khai thực hiện theo các nội dung như sau:
- Danh sách 61 cửa hàng xăng dầu ngưng kinh doanh năm 2006 (Phụ lục 1).
- Danh sách 113 cửa hàng xăng dầu kinh doanh tạm thời trong giai đoạn
2007 - 2010 (Phụ lục 2).
- Danh sách 338 cửa hàng xăng dầu tồn tại kinh doanh sau năm 2010, nhưng
phải cải tạo nâng cấp và di dời theo quy định tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng
Việt Nam (Phụ lục 3).
- Danh sách 45 cửa hàng xăng dầu tồn tại kinh doanh sau năm 2010 và có
điều kiện mở rộng kinh doanh (Phụ lục 4).
- Định hướng phát triển cửa hàng xăng dầu giai đoạn 2007 - 2010 (Phụ lục
5).
- Định hướng phát triển cửa hàng xăng dầu giai đoạn 2011 - 2020 (Phụ lục
6).
Trong quá trình thực hiện quy hoạch Hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020,
giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình phát
triển chung của quy hoạch thành phố và quận - huyện.
Điều 3. Phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về hoạt động kinh
doanh cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố như sau:
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn và quản lý phát triển quy hoạch về
địa điểm kinh doanh xăng dầu cho phù hợp với quy hoạch của thành phố và quận -
huyện theo tỷ lệ 1/2000.
- Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quy định và quản lý Nhà nước về
sử dụng đất và môi trường về kinh doanh cửa hàng xăng dầu.
- Sở Xây dựng hướng dẫn quy định và quản lý Nhà nước về xây dựng cửa
hàng xăng dầu; thông báo hướng dẫn cụ thể đối với các cửa hàng xăng dầu cần
phải cải tạo nâng cấp và di dời đúng theo quy định.
- Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quy định và quản lý Nhà nước về
chất lượng đo lường kinh doanh xăng dầu; thường xuyên kiểm tra chất lượng và đo
lường kinh doanh xăng dầu.
- Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố hướng dẫn quy định và
quản lý Nhà nước về an toàn phòng, chống cháy nổ và trật tự xã hội cửa hàng
xăng dầu; thường xuyên quản lý và tăng cường biện pháp an toàn phòng cháy chữa
cháy đối với cửa hàng xăng dầu.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy định và quản lý Nhà nước về đăng
ký kinh doanh cửa hàng xăng dầu.
- Sở Thương mại hướng dẫn quy định và quản lý Nhà nước về hoạt động kinh
doanh xăng dầu, chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý Nhà nước về kinh
doanh Cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố.
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện quy hoạch tỷ lệ 1/2000,
thường xuyên quản lý kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn quận - huyện theo quy định.
Điều 4. Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Thương mại và các sở - ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các
quận - huyện trên địa bàn thành phố xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ đối
với các cửa hàng xăng dầu ngưng kinh doanh theo chủ trương như sau:
1. Được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật
Nhà nước đối với các trường hợp cửa hàng xăng dầu có giấy phép xây dựng của các
cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền và các cửa hàng xăng dầu đã tồn tại
trước năm 1975, như sau:
- Do thực hiện chủ trương, quy định của Nhà nước, cửa hàng xăng dầu phải
ngưng kinh doanh và thu hồi mặt bằng để thực hiện các dự án khác của Nhà nước.
Trường hợp này được hưởng chính sách bồi thường về đất, xây dựng vật liệu kiến
trúc xây dựng và các khoản hỗ trợ khác theo quy định pháp luật.
- Trường hợp cửa hàng xăng dầu ngưng kinh doanh theo chủ trương quy định
của Nhà nước nhưng không thu hồi đất và sẽ chuyển đổi công năng khác, thì được
hưởng chính sách bồi thường về xây dựng vật liệu kiến trúc và các khoản hỗ trợ
khác theo quy định pháp luật.
2. Việc giải quyết chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với từng cửa hàng
xăng dầu sẽ do Hội đồng thẩm định đền bù giải tỏa mặt bằng của thành phố hoặc
quận - huyện tùy theo tình hình đặc điểm giải quyết cụ thể từng cửa hàng xăng
dầu cho phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước hiện hành.
3. Đối với các cửa hàng xăng dầu xây dựng không có giấy phép xây dựng
không được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ.
4. Đối với các cửa hàng xăng dầu được điều chỉnh ngưng kinh doanh ở Điều
2 của Quyết định này, được Ủy ban nhân dân thành phố ưu tiên xem xét giao quyền
sử dụng đất, cho thuê đất đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu ở những địa điểm
phù hợp quy hoạch phát triển mới giai đoạn 2007 - 2010 và 2011 - 2020 của Quyết
định này.
Điều 5. Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến
trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Sở Khoa học và Công nghệ, các sở -
ngành liên quan có kế hoạch triển khai hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận -
huyện triển khai công bố thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày
ký.
Điều 7. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành
phố, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Thương mại,
Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng
cháy và chữa cháy thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các
sở - ngành thành phố có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện,
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn và các thương nhân kinh doanh
xăng dầu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
|
ĐỀ ÁN
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân
thành phố)
GIỚI THIỆU CHUNG
I. SỰ CẦN
THIẾT PHẢI QUY HOẠCH
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm Kinh tế - Thương mại - Văn hóa -
Khoa học lớn nhất ở khu vực phía Nam, là đầu mối giao thông lớn nhất nước.
Thành phố có số dân trên 7 triệu người, có mức tăng trưởng về tiêu thụ xăng dầu
trong những năm gần đây trên 10%, với tổng lượng tiêu thụ xăng dầu qua hệ thống
bán lẻ xấp xỉ 01 triệu m3/năm. Do vậy, việc đảm bảo cung ứng xăng
dầu cho tiêu dùng xã hội và an ninh quốc phòng là nhiệm vụ chính trị rất to lớn
của ngành thương mại và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức cung ứng xăng dầu cho khu vực phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh
do các doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận, bao gồm: Công ty Xăng dầu khu vực 2;
Công ty Dầu khí thành phố; Công ty Thương mại kỹ thuật Petec; Công ty Thương
mại dầu khí Petechim; Công ty Xăng dầu hàng không miền Nam; Công ty Thương mại
dầu khí Đồng Tháp. Xăng dầu được nhập khẩu trực tiếp từ các doanh nghiệp có
quota rồi cung cấp cho các công ty, xí nghiệp hoặc chi nhánh tại thành phố, từ
đó cung cấp cho các tổng đại lý và đại lý để cấp tiếp cho mạng lưới bán lẻ.
Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố tính đến ngày
30 tháng 9 năm 2006 có 557 cửa hàng. Hệ thống này hình thành từ trước năm 1975
có 106 cửa hàng, được phát triển trong 30 năm sau ngày đất nước thống nhất và
bị chi phối bởi nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh xăng dầu.
Hiện tại hệ thống đã và đang đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xã hội, góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm qua. Tuy
nhiên tồn tại cơ bản của hệ thống là mật độ phân bố không đồng đều, không phù
hợp với quy hoạch phát triển đô thị và phát triển giao thông của thành phố,
chất lượng xây dựng và hiệu quả xã hội chưa cao, trong quản lý nếu được quy
hoạch sẽ trở thành nền tảng và công cụ để phát triển tiếp đến năm 2020 một cách
bền vững.
Để sắp xếp lại hệ thống bán lẻ xăng dầu phù hợp với quy hoạch phát triển
không gian đô thị và quy hoạch giao thông đã được duyệt, bảo đảm được các yêu
cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị; cũng
như xây dựng một hệ thống dịch vụ bán lẻ đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng và
phát triển của xã hội, cần thiết phải “Quy hoạch hệ thống trên địa bàn thành
phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Quy hoạch cũng là để lập lại trật
tự trong dịch vụ thương mại bán lẻ xăng dầu, để tiếp tục phát triển theo định
hướng đúng đắn, khoa học và bền vững, đồng thời tiết kiệm tài nguyên đất và
tăng hiệu quả đầu tư xã hội; đồng thời là cơ sở pháp lý để quản lý, kiểm tra,
giám sát của các cơ quan chức năng.
II. NHỮNG
CĂN CỨ PHÁP LÝ CHÍNH
1.
Những văn bản chủ yếu có liên quan đến chủ trương của Nhà nước, Bộ Thương mại,
thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng
dầu bao gồm:
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2002 của Bộ Chính trị về
phương hướng nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 (trong đó
có việc di dời cảng biển ra khỏi trung tâm thành phố).
- Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam
đến năm 2020.
- Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm
1998 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
- Văn bản số 2181/TM/KHTK ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Bộ Thương mại về
việc Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu đến năm 2010.
- Thông tư số 11/TM-KD ngày 06 tháng 11 năm 1996 và
Thông tư số 14/1999/TT-BTM ngày 07 tháng 7 năm 1999 của Bộ Thương mại quy định điều kiện kinh
doanh xăng dầu.
- Quyết định số 2571/QĐ-UB ngày 03 tháng 5 năm 2001 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường thủy và
cảng bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
- Thông báo số 382/TB ngày 18 tháng 8 năm 2003 của Thường trực Ủy ban
nhân dân thành phố và Văn bản số 79/UB-TM ngày 07 tháng 01 năm 2004 về việc Quy
hoạch hệ thống của hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố.
- Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2025.
2.
Các Luật: Thương mại, Doanh nghiệp, Xây dựng, Đất đai, Môi trường, Phòng cháy
và chữa cháy...
3.
Quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam:
- TCVN - 4530 - 1998: Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN - 5307 - 2002: Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5684 - 1992: An toàn cháy các công trình xăng dầu.
- Các TCVN khác có liên quan đến quy hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ
xăng dầu.
4.
Các số liệu thống kê về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các số liệu
về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5.
Những tài liệu tham khảo chính: Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
lần thứ VIII. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2010.
Chương trình mục tiêu phát triển ngành thương mại thành phố đến năm 2010. Niên
giám thống kê. Các báo cáo quy hoạch, thông tin kinh tế - xã hội khác có liên
quan.
6.
Các loại bản đồ: Quy hoạch phát triển không gian đô thị đến năm 2020 và quy
hoạch mạng lưới giao thông đường sắt - đường bộ - đường thủy khu vực thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020, đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê
duyệt; Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh.
7.
Các quy hoạch có liên quan:
- Quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi cả nước đến
năm 2010 do Công ty tư vấn xây dựng dầu khí Petrolimex lập năm 2001.
- Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh do
công ty tư vấn xây dựng dầu khí Petrolimex lập năm 2001.
8. Các tài liệu và văn bản của Nhà nước khác có liên quan.
Phần thứ
nhất.
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KHO XĂNG DẦU - HỆ THỐNG CỬA HÀNG
BÁN LẺ XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
I. ĐẶC
ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 01 năm 1998, thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại 1 và cũng là đô
thị hạt nhân của Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh có:
Diện tích tự nhiên 2.095 km2, trong đó:
- Nội thành: 494 km2
- Ngoại thành: 1.601 km2
Năm 2004 Năm
2020 (dự kiến)
Dân số: 6,2 triệu người 10,0
triệu người
- Nội thành: 5,2 triệu người
6,0 triệu người
- Ngoại thành: 1,0 triệu người 4,0
triệu người
Tình hình
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 - 2004:
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 - 2004 ước tính đạt trung bình là
11%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 10,3%/năm của giai đoạn
1996 - 2000.
Về cơ cấu kinh tế: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố
là: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp để phù hợp với thực tế là nền kinh tế
đang trong giai đoạn đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa.
Bảng 1.
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 - 2004
Năm
|
GDP (tỷ đồng)
|
GDP/người (đồng/người/tháng)
|
Cả nước
|
TP.HCM
|
TP.HCM/cả nước
|
Cả nước
|
TP.HCM
|
TP.HCM/ ả nước
|
2000
|
441.606
|
75.863
|
17,2%
|
474.017
|
1.222.938
|
2,585%
|
2004
|
713.071
|
136.488
|
19,1%
|
724.049
|
1.875.971
|
2,59%
|
Mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2010:
Mục tiêu lâu dài là xây dựng một thành phố lớn ở khu vực Đông Nam Á, là
trung tâm trên một số lĩnh vực, có trình độ phát triển ngang bằng với các thành
phố đã phát triển ở khu vực.
- Về kinh tế, lấy dịch vụ và công nghiệp làm nền tảng để phát triển, trở
thành một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là nơi thu hút các tập đoàn kinh tế
lớn trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước
trong khu vực.
- Về đô thị, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, là một thành phố
xanh và sạch, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
- Về khoa học công nghệ và giáo dục, trở thành một trung tâm khoa học
công nghệ và giáo dục lớn của cả nước và của Đông Nam Á.
- Về xã hội, thực hiện sớm các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên
Hiệp quốc, theo đó tập trung vào giải quyết các vấn đề xóa đói giảm nghèo, phổ
cập giáo dục phổ thông cơ sở, bình đẳng giới và tăng cường sức khỏe cộng đồng.
- Về văn hóa, trở thành trung tâm văn hóa lớn của cả nước, phát triển
các lĩnh vực văn hóa đỉnh cao. Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và văn
hóa hiện đại.
Tóm lược
các kịch bản phát triển kinh tế giai đoạn 2006 - 2010:
Phương án 1: tăng trưởng GDP là 11,5%/năm. Trong đó
các ngành: Nông nghiệp
(khu vực I): 3%; Công nghiệp (khu vực II): 12%; Dịch vụ (khu vực III): 11%.
Phương án 2: tăng trưởng GDP là 12,5%/năm. Trong đó
các ngành: Nông nghiệp
(khu vực I): 3%; Công nghiệp (khu vực II): 12,5%; Dịch vụ (khu vực III): 12,5%.
Các mục
tiêu chủ yếu về phát triển thành phố liên quan đến quy hoạch mạng lưới cửa hàng
xăng dầu:
1. Thành phố sẽ tiếp tục việc chỉnh trang đô thị cũ và mở rộng đô thị
mới nhằm thực hiện mục tiêu là xây dựng một đô thị cấp quốc gia, có quy mô dân
số khoảng 7,22 triệu người vào năm 2010 và 10 triệu người vào năm 2020, với cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội văn minh hiện đại, đảm bảo mục tiêu phát
triển kinh tế và cải thiện dân sinh, theo tinh thần Nghị quyết 20/TW/BCT về
thành phố; tạo tiền đề để mở rộng không gian đô thị thành phố theo quy mô đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020.
2. Tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng và tiến độ quy hoạch chi
tiết (tỷ lệ 1/2000, 1/500) trên tất cả địa bàn đô thị hóa theo quy hoạch; điều
chỉnh bổ sung quy hoạch chung gắn liền với việc quy hoạch vùng đô thị thành phố
Hồ Chí Minh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; gắn kết việc quy hoạch
không gian đô thị với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh -
quốc phòng và phải dựa trên cơ sở hiệu quả sử dụng quỹ đất của thành phố; triển
khai xây dựng Khu đô thị mới như đô thị Tây Bắc thành phố, Thủ Thiêm, Khu đô
thị Nam Sài Gòn và các khu dân cư mới khác; tạo điều kiện để tái bố trí dân cư
hợp lý; đảm bảo các tiêu chuẩn đô thị hiện đại về diện tích đất giao thông, đất
ở, mật độ cây xanh, đất cho sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế, thể thao...
3. Về giao thông vận tải: Mục tiêu lâu dài phải phát triển cơ bản mạng
lưới cầu đường bộ gồm đường đối ngoại, các trục xuyên tâm hệ thống đường chính
nội đô. Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đến năm 2010 với một số
tuyến chính như sau:
- Xây dựng khép kín đường vành đai 1, vành đai 2 cùng tất cả các nút
giao thông trên tuyến.
- Cải tạo nâng cấp trục hướng tâm, trục xuyên tâm Bắc - Nam bao gồm tất
cả các nút giao thông trên tuyến và xây dựng trục xuyên tâm Đông - Tây.
- Xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 1 và một số đoạn tuyến đường bộ
trên cao hỗ trợ cho tuyến xuyên tâm Bắc - Nam.
- Cải tạo, nâng cấp các đường phố chính tạo thành mạng lưới đường “xương
sống” trong nội đô.
- Xây dựng một số tuyến tầu điện ngầm (metro) ưu tiên.
- Dự kiến đến năm 2010 tổng chiều dài km đường đạt 3.120 km, nâng mật độ
đường trên diện tích lãnh thổ đạt 1.490km/km2; mật độ đường trên
1.000 dân là 0,43km/1.000 dân.
- Hoàn thành các cầu trên các tuyến đường chính với một số các cầu, hầm
lớn như hầm Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Thủ Thiêm, cầu Bình
Phước... để phân luồng xe tải; Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở
thành phố Hồ Chí Minh, làm nền tảng vững chắc cho thành phố phát triển trong
thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
II. KHÁI
QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hiện nay Việt Nam đã khai thác được dầu thô nhưng
sản phẩm xăng dầu đều phải nhập khẩu để tiêu thụ trong nước và tái xuất một
lượng nhỏ. Theo số liệu của Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan và Bộ Thương mại theo dõi tình hình nhập
khẩu xăng dầu thì từ năm 1997 đến 2003 lượng xăng dầu được nhập khẩu theo các
chủng loại như sau:
Bảng 2.
Thống kê nhập khẩu xăng dầu
Đơn vị tính: nghìn tấn
Năm
|
1997
|
1998
|
1999
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
Tổng
|
5.829
|
6.565
|
7.173
|
8.599
|
8.878
|
9.869
|
9.955
|
Nguồn: Theo thống kê của Bộ Thương mại, Tổng cục Thuế
Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu khảo sát tháng 3 năm 2005 về
sản lượng bán ra tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên các quận - huyện trong
năm 2004 như sau:
Bảng 3.
Sản lượng bán ra tại các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố năm 2004
Tên quận, huyện
|
Tổng sản lượng bán ra (m3/tháng)
|
Tên quận, huyện
|
Tổng sản lượng bán ra (m3/tháng)
|
Quận 1
|
4.621
|
Quận Tân Bình
|
4.848
|
Quận 2
|
1.939
|
Quận BìnhThạnh
|
4.654
|
Quận 3
|
4.685
|
Quận Bình Tân
|
3.342
|
Quận 4
|
716
|
Quận Gò Vấp
|
4.151
|
Quận 5
|
2.228
|
Huyện Bình Chánh
|
2.224
|
Quận 6
|
4.018
|
Quận Thủ Đức
|
7.909
|
Quận 7
|
2.576
|
Quận Phú Nhuận
|
2.571
|
Quận 8
|
2.219
|
Quận Tân Phú
|
3.430
|
Quận 9
|
2.595
|
Huyện Nhà Bè
|
456
|
Quận 10
|
1.910
|
Huyện Cần Giờ
|
461
|
Quận 11
|
3.807
|
Huyện Hóc Môn
|
2.021
|
Quận 12
|
4.282
|
Huyện Củ Chi
|
3.090
|
Cộng toàn thành phố 74.760m3/tháng = 897.115m3/năm
|
Hiện nay việc cung cấp xăng dầu ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh vẫn do
Nhà nước quản lý thông qua các doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu trực
tiếp, bao gồm: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
(Petro Vietnam), Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec), Công ty Dầu
khí thành phố (SaigonPetro), Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco).
Do tầm quan trọng đặc biệt của mặt hàng xăng dầu đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước nên Chính phủ ban
hành các chính sách điều tiết kinh doanh xăng dầu, trong đó về mặt tổ chức là
chống độc quyền, nâng cao cạnh tranh thương mại và chất lượng dịch vụ với khách
hàng. Gần đây khi tình hình giá xăng dầu thế giới tăng đột biến (từ quý IV năm
2003), Bộ Thương mại chỉ đạo sát sao, kiên quyết triển khai Quyết định số
187/2003/QĐ-TTg của Chính phủ và Quyết định 1505/2003/QĐ-BTM của Bộ Thương mại,
đã làm cho toàn bộ hệ thống tổ chức kinh doanh xăng dầu ở nước ta chuyển biến
tích cực.
Tổng quát về chỉ đạo quản lý và tổ chức cung ứng
xăng dầu đối với hệ thống kinh doanh xăng dầu của cả nước và thành phố Hồ Chí
Minh, được thể hiện qua sơ đồ sau:
III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KHO XĂNG DẦU TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ PHỤ CẬN
Tổng sức chứa hiện tại của các kho xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh là 785.000m3 (không kể sức chứa của Vinapco). Nếu vòng quay
tính bình quân 10 vòng trong 1 năm thì khối lượng xăng dầu qua kho 1 năm là
7.850.000m3 và nếu tỷ lệ cấp phát qua bán lẻ chiếm 30% thì với sức
chứa của các kho hiện tại đáp ứng được cho nhu cầu tiêu thụ của thành phố là
2.355.000m3/năm. Năng lực nhập xăng dầu trên các bến cảng của các
kho có khả năng đạt được 17,8 triệu tấn/năm, kết cấu công trình bến cho phép
các phương tiện thủy có tải trọng đến 35.000DWT có thể ra vào bến để xuất, nhập
xăng dầu.
Trong tương lai các tổng kho trên còn mở rộng sức chứa (Tổng kho xăng
dầu Nhà Bè, kho Cảng dầu khí Petechim Nhà Bè, kho xăng dầu Cát Lái Petec) thì
sức chứa của các tổng kho này vẫn đảm bảo được khả năng cung ứng cho thành phố
Hồ Chí Minh.
Một số ưu
- nhược điểm chính của hệ thống kho xăng dầu:
- Các kho xăng dầu nằm ở các vị trí thuận lợi, phù hợp với giao thông
đường thủy và đường bộ. Riêng cụm kho cảng Cát Lái của SaigonPetro và Petec có
khả năng phải quy hoạch một vị trí khác theo tiến trình di dời các cảng phù hợp
với quy hoạch mới về các cảng biển của thành phố Hồ Chí Minh.
- Có sức chứa đáp ứng được yêu cầu cung ứng đến năm 2010.
- Được trang bị thiết bị công nghệ tiên tiến ngang
tầm với các nước trong khu vực.
- Bảo đảm các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi
trường.
- Nhiều kho có điều kiện thuận lợi để mở rộng như Tổng kho Nhà Bè của
Petrolimex, Nhà Bè Petechim.
- Ngoại trừ Tổng kho Nhà Bè của Công ty Xăng dầu Khu vực 2 - Petrolimex,
các kho của các doanh nghiệp khác chưa trang bị mái phao chống bay hơi, hệ
thống quản lý kho bể và xuất hàng còn thủ công. Các kho của các doanh nghiệp
khác khai thác chưa cao, số vòng quay hàng chỉ đạt khoảng 12 vòng/năm do không
có hệ thống kho trung chuyển ở các tỉnh.
IV. KHÁI
QUÁT VỀ TỔ CHỨC CUNG ỨNG XĂNG DẦU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sơ đồ vận tải xăng dầu để cung cấp cho địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Vận tải đường biển từ nước ngoài (chủ yếu từ khu vực Singapore) về các
kho cảng tiếp nhận đầu mối ở Nhà Bè, Cát Lái và Vũng Tàu.
- Vận tải đường bộ (ô tô xitec) từ các kho đến các hộ tiêu thụ và cửa
hàng bán lẻ.
- Vận tải đường sông cung cấp cho các hộ tiêu thụ và các xà lan bán xăng
dầu trên sông.
Tổ chức cung ứng xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại
thành phố Hồ Chí Minh có thể tóm lược là: Các doanh nghiệp có quota được phép
nhập khẩu trực tiếp xăng dầu, cung ứng cho các công ty, xí nghiệp hoặc chi
nhánh tại thành phố, các đơn vị này cung cấp cho các tổng đại lý, từ đó cung
cấp cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Hệ thống tổ chức cung ứng này thể hiện
tính cạnh tranh mạnh mẽ của kinh tế thị trường (có nhiều doanh nghiệp, thành
phần kinh tế tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu). Tuy nhiên trên thực tế hệ
thống tổ chức trên cũng bộc lộ những tồn tại chính:
- Thiếu thống nhất về quy mô cửa hàng, đầu tư xây dựng mang tính tự
phát.
- Khó kiểm soát chất lượng dịch vụ thương mại do xăng dầu được luân
chuyển qua nhiều đơn vị mới đến cửa hàng bán lẻ. Các cơ quan chức năng quản lý
thị trường của thành phố khó có thể kiểm tra, giám sát được chất lượng xăng dầu
cũng như lượng bán qua đồng hồ điện tử của rất nhiều chủ doanh nghiệp khác
nhau.
V. KHẢO
SÁT, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU HIỆN CÓ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2006)
V.1. Nội
dung và phương pháp khảo sát hiện trạng
Công tác khảo sát hiện trạng được thực hiện từ tháng 3 năm 2005 và kết
thúc việc phúc tra vào tháng 9 năm 2006. Công tác khảo sát được thực hiện với
03 loại hình công việc:
- Điều tra số liệu, tư liệu theo 03 mẫu phiếu điều tra với 28 thông tin
và 179 dữ liệu. Công tác điều tra do Đội Quản lý thị trường của Sở Thương mại
và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện, tiếp đó đơn vị tư vấn phối
hợp với Sở Thương mại đi phúc tra lại.
- Ghi nhận hình ảnh: Các cửa hàng được chụp từ 01 đến 02 ảnh bằng máy
ảnh kỹ thuật số.
- Công tác đo tọa độ và định vị cửa hàng trên bản đồ: Tất cả các cửa
hàng xăng dầu hiện có đều được đo tọa độ GPS.
- Bản đồ hiện trạng được thực hiện theo tỷ lệ: Bản đồ hiện trạng các cửa
hàng xăng dầu toàn thành phố: tỷ lệ 1/50.000; Bản đồ hiện trạng 24 quận -
huyện: tỷ lệ 1/25.000.
Trên bản đồ hiện trạng, có thể sử dụng chương trình quản trị dữ liệu để
khai thác các thông tin và dữ liệu về cửa hàng trên đĩa CD như: tên gọi, tên
doanh nghiệp, địa điểm và tọa độ, diện tích, sản lượng bán...
V.2. Xây
dựng các tiêu chí đánh giá hiện trạng
Có 08 tiêu chí chính để phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới và phân
loại cửa hàng, trong mỗi tiêu chí chính có các tiêu chí nhỏ chỉ dẫn cụ thể theo
các yêu cầu khác nhau của các quy định hiện hành, bao gồm:
- Tiêu chí về việc chấp hành các quy định pháp lý về kinh doanh xăng
dầu.
- Tiêu chí về xây dựng và việc chấp hành các quy định trong xây dựng
(thời điểm, vị trí, diện tích, tuân thủ các khoảng cách theo quy định...).
- Tiêu chí về công nghệ, thiết bị và trình độ công nghệ (số lượng trụ
bơm, công nghệ xuất bán và thiết bị).
- Tiêu chí về quy mô sức chứa và sản lượng kinh doanh (phân cấp theo sức
chứa, sản lượng bán).
- Tiêu chí về đảm bảo an toàn cháy nổ (thiết bị phòng nổ, van thở, thu
lôi, tiếp địa chống tĩnh điện...).
- Tiêu chí về đảm bảo vệ sinh môi trường (hố thu gom và lắng gạn dầu, hệ
thống thoát nước có nhiễm bẩn xăng dầu, tình trạng ngập nước mưa).
- Tiêu chí về mật độ phân bố cửa hàng xăng dầu trên từng quận - huyện và
trên toàn thành phố (mật độ phân bố theo diện tích và dân số, các dịch vụ
khác).
- Tiêu chí về điều kiện phát triển để đánh giá và phân loại thành 03
loại cửa hàng theo đề cương: Phải ngưng kinh doanh để chờ Quyết định giải tỏa;
Được phép tồn tại nhưng phải cải tạo; có điều kiện mở rộng và phát triển thêm
loại hình dịch vụ.
V.3. Kết
quả tổng hợp, tính toán, phân tích, đánh giá và phân loại các cửa hàng xăng dầu
theo các tiêu chí
Đề án đã tiến hành tổng hợp các thông tin và dữ liệu điều tra hiện trạng,
tiến hành các tính toán cần thiết. Từ đó đã phân tích, đánh giá mạng lưới và
phân loại các cửa hàng theo 8 tiêu chí, đồng thời rút ra nhận định và đánh giá
tổng quát như sau:
1. Về vai
trò và nhiệm vụ của hệ thống cửa hàng
Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố gồm có 557 cửa
hàng (tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2006) được phân bổ rộng khắp trên các quận -
huyện, trong đó:
Bảng 4.
Phân bố cửa hàng trên các quận - huyện
Quận - huyện
|
Số lượng
|
Quận - huyện
|
Số lượng
|
Quận - huyện
|
Số lượng
|
Quận 1
|
9
|
Quận 9
|
17
|
Quận Tân Phú
|
28
|
Quận 2
|
10
|
Quận 10
|
11
|
Quận Gò Vấp
|
33
|
Quận 3
|
15
|
Quận 11
|
14
|
Quận Thủ Đức
|
32
|
Quận 4
|
3
|
Quận 12
|
40
|
Huyện Bình Chánh
|
48
|
Quận 5
|
13
|
Quận Tân Bình
|
23
|
Huyện Nhà Bè
|
9
|
Quận 6
|
16
|
Quận Bình Thạnh
|
25
|
Huyện Cần Giờ
|
10
|
Quận 7
|
22
|
Quận Bình Tân
|
36
|
Huyện Hóc Môn
|
38
|
Quận 8
|
18
|
Quận Phú Nhuận
|
8
|
Huyện Củ Chi
|
79
|
Hệ thống cửa hàng xăng dầu hiện có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về
cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố; đã thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Do có
nhiều cửa hàng phân bố đều khắp trên các quận - huyện và thông qua vai trò chủ
đạo của các doanh nghiệp Nhà nước, nên khi có biến động về giá của thị trường
Thế giới và thị trường trong nước, thành phố Hồ Chí Minh vẫn đáp ứng đủ số
lượng, bình ổn được giá cả và duy trì được chất lượng cho người tiêu dùng,
không để xảy ra những xáo động gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội của thành phố.
2. Về chủ
sở hữu và tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Trước năm 1990, hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố
chủ yếu do Công ty Xăng dầu Khu vực 2 (Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam) quản lý.
Từ 1991 đến nay, cùng với sự hình thành các kho tiếp nhận đầu mối Cát Lái của
Công ty Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (SaigonPetro), Công ty Thương mại kỹ
thuật và đầu tư (Petec), kho Vũng Tàu của Công ty chế biến và kinh doanh sản
phẩm dầu mỏ (PVPDC), kho xăng dầu Quân đội ở Nhà Bè, kho Nhà Bè của Công ty
Thương mại dầu khí (Petechim)... thì tại địa bàn thành phố đã có nhiều doanh
nghiệp đầu tư xây dựng cửa hàng để tham gia thị trường bán lẻ và cạnh tranh
mạnh mẽ với Công ty Xăng dầu Khu vực 2. Trong số 557 cửa hàng, tỷ trọng của các
thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xăng dầu bao gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước có 120 cửa hàng, chiếm 21,5%.
- Công ty Cổ phần có 106 cửa hàng, chiếm 19%.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn có 70 cửa hàng, chiếm 12,5%.
- Doanh nghiệp tư nhân có 257 cửa hàng, chiếm 46%.
- Hợp Tác xã có 02 cửa hàng, chiếm 0,35%.
- Hộ cá thể có 02 cửa hàng, chiếm 0,35%.
Trong số 557 có 77 cửa hàng do các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu trực
tiếp bán lẻ, chiếm 13,8%. Số còn lại 480 cửa hàng chiếm 86% thông qua hình thức
tổng đại lý và đại lý. Như vậy có thể thấy hình thức tổng đại lý và đại lý đã
góp phần vào việc phát triển mạng lưới nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, đồng
thời cũng tăng cao tính cạnh tranh về chất lượng dịch vụ giữa các doanh
nghiệp.
Xem xét về mặt chấp hành các quy định Nhà nước của các doanh nghiệp
trong kinh doanh xăng dầu cho thấy:
Về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:
- Có 486 cửa hàng xăng dầu còn thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh, chiếm 87,25 %.
- Có 35 cửa hàng xăng dầu hết thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh, chiếm 6,28 %.
- Có 36 cửa hàng xăng dầu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh xăng dầu, chiếm gần 6,50 %.
Như vậy có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp chấp hành đúng các quy
định về pháp lý, số ít cửa hàng xây dựng không thông qua sự quản lý của các cơ
quan chức năng.
3. Về năng
suất bán hàng:
Sản lượng bình quân của một cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh cao hơn
so với các địa phương khác tại Nam Bộ. Tuy nhiên do mật độ tại một số nơi quá
dày nên hiệu quả khai thác cửa hàng chưa cao, một số cửa hàng quy mô nhỏ chỉ có
01 cột bơm để bán xăng cho xe máy nên có sản lượng thấp, một số cửa hàng mới
xây dựng tại các xã, ấp cũng có sản lượng thấp, tại khu vực nội thành do lượng
xe máy quá nhiều nên sản lượng rất cao.
- Có 385 cửa hàng đạt sản lượng đến 120m3/tháng chiếm 69%;
- Có 119 cửa hàng đạt sản lượng từ 121 đến 300m3/tháng chiếm
21%;
- Có 53 cửa hàng đạt sản lượng trên 300m3/tháng chiếm 9,5%.
Sản lượng bình quân 01 cửa hàng = 132m3/tháng tương ứng 4,4m3/ngày.
4. Về phân
bố, sử dụng đất và chất lượng của mạng lưới cửa hàng:
A. Về phân
bố:
Từ số liệu thống kê về diện tích và dân số, xem xét
sự phân bố cửa hàng trên địa bàn thành phố cho thấy mật độ phân bố trung bình
toàn thành phố: 0,27/km2 có 01 cửa hàng và 10.000 người dân có 01
cửa hàng. Trong đó: phân bố cao tại một vài quận nội thành như: quận 3 = 3,25
cửa hàng/01km2; quận 5 = 3,28 cửa hàng/01km2; quận 6 =
2,5 cửa hàng/01km2. Trong khi ở các huyện ngoại thành lại quá thưa
như: quận 12 = 0,7 cửa hàng/01km2; huyện Bình Chánh = 0,14 cửa
hàng/01km2… Điều này cho thấy: tuy có số lượng cửa hàng lớn, nhưng
mật độ phân bố trên địa bàn chưa phù hợp. Từ đó dẫn đến năng suất bán giữa các
cửa hàng chênh lệch khá lớn, nhiều cửa hàng chưa khai thác hết năng lực và làm
cho hiệu quả đầu tư của xã hội chưa cao.
B. Về quy
mô sử dụng đất:
Tổng diện tích sử dụng quỹ đất của thành phố đối với 557 cửa hàng hiện
có khoảng trên 578.000m2, trung bình mỗi cửa hàng chiếm gần 1.000m2.
Toàn thành phố có trên 40 cửa hàng có diện tích đất nhỏ dưới 100m2,
chiếm 7%. Có trên 100 cửa hàng diện tích đất 101 - 400m2, chiếm 22%,
đây là loại cửa hàng nhỏ. Có trên 200 cửa hàng có diện tích đất từ 401m2
đến 1.000m2, chiếm 40%, đây là cửa hàng thuộc loại trung bình. Có
trên 100 cửa hàng có diện tích đất trên 1.000m2, chiếm 31%, đây là
cửa hàng thuộc loại lớn, chủ yếu tập trung tại ven đô và ngoại thành.
Qua phân tích trên có thể thấy bức tranh toàn cảnh của hệ thống cửa hàng
là sự phát triển tự do không được định hướng. Loại trừ các cửa hàng xây dựng
trước năm 1975, các cửa hàng xây dựng sau này cũng không được thực thi theo một
quy định thống nhất, tùy thuộc vào vị trí đất có sẵn chủ đầu tư tự ý làm theo
khả năng tài chính của mình, sự tự phát này đã góp phần vào việc phá vỡ cảnh
quan, gây ảnh hưởng đến giao thông, đến an toàn phòng cháy chữa cháy và môi
trường.
C. Về chất
lượng xây dựng:
Về quy mô
bán hàng:
- Có trên 100 cửa hàng có quy mô lớn trên 6 cột bơm, chiếm khoảng 23%.
Các cửa hàng này phần lớn nằm ở ngoại thành trên các cửa ngõ vào thành phố.
- Có trên 300 cửa hàng có 4 - 6 cột bơm, chiếm khoảng 59%.
- Còn lại gần 100 cửa hàng chỉ có đến 3 cột bơm, chiếm 16%.
Về kiểu dáng kiến trúc: Hiện đang tồn tại nhiều kiểu dáng kiến trúc khác
nhau: Các cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp lớn (Công ty xăng dầu khu vực
2, Công ty SaigonPetro, Công ty Comeco...) xây dựng tương đối khang trang, kiểu
dáng đẹp. Nhiều cửa hàng được cải tạo từ các nhà hoặc cửa hàng khác, lắp đặt
thêm 01 - 02 cột bơm để bán xăng dầu nên không có kiến trúc đẹp, quy mô nhỏ và
mặt bằng chật hẹp, không thuận lợi cho xe ô tô vào mua hàng.
Về diện tích mái che trụ bơm: Có trên 100 cửa hàng có diện
tích mái che dưới 50m2, chiếm 22%; có trên 180 cửa hàng có
diện tích mái che từ 50 đến 100m2, chiếm 32%; có gần 200 cửa hàng có
diện tích mái che trên 100m2, chiếm 45%.
Về kết cấu xây dựng: Có gần 400 cửa hàng có kết cấu kiên cố (bê tông cốt thép
hoặc có kết cấu nhẹ: dàn mái thép). Còn tồn tại gần 70 cửa hàng có kết cấu tạm,
chiếm tỷ lệ 12%.
Về trình độ công nghệ và thiết bị: Hầu hết cửa hàng sử dụng các loại
cột bơm điện tử của Nhật, Mỹ, Italia hoặc lắp ráp trong nước. Tuy nhiên vẫn còn
một số doanh nghiệp tư nhân còn tận dụng các cột bơm cũ sản xuất trước năm 1990
cải tạo lại. Có gần 400 cửa hàng bố trí họng nhập kín, đạt 89%, vẫn còn trên 60
cửa hàng không có họng nhập kín, gây nguy cơ mất an toàn về cháy nổ và ô nhiễm
môi trường. Có gần 400 cửa hàng có lắp đặt van thở, số còn lại là trên 60 cửa
hàng không lắp đặt. Điều này cũng có thể thấy nguy cơ cháy nổ và gây ô nhiễm
vẫn tiềm ẩn tại các cửa hàng này. Có gần 300 cửa hàng có kiểm định chất lượng
cột bơm, chiếm 55%. Chỉ có một số ít cửa hàng của Công ty xăng dầu khu vực 2
lắp đặt thí điểm hệ thống đo mức bể chứa tự động, còn lại đại đa số chưa được
lắp đặt. Do vậy, nhìn chung, thiết bị và công nghệ của hệ thống cửa hàng hiện
có cũng chỉ ở cấp độ tương đương hoặc thấp kém hơn so với các nước trong khu
vực Đông Nam Á.
Về an toàn phòng cháy chữa cháy: Ở thời điểm
ngày 30 tháng 11 năm 2005, trong số 460 cửa hàng xây dựng sau năm 1975 có 25
cửa hàng vi phạm khoảng cách đến công trình công cộng (nhỏ hơn 50m theo quy
định), chiếm 5,4%; Đa số cửa hàng chỉ lắp đặt đèn phòng nước, chưa đạt yêu cầu
phòng nổ. Trong số 451 cửa hàng xây dựng sau năm 1975, chỉ có 228 cửa hàng có
thiết bị điện phòng nổ, đạt 49%, số còn lại chưa được lắp thiết bị điện phòng
nổ; Hệ thống tiếp địa chống tĩnh điện cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Trong số
460 cửa hàng xây dựng sau năm 1975, chỉ có 208 cửa hàng có hệ thống tiếp địa
(chiếm 45%), số còn lại không có. Các cửa hàng này, tuy trên thực tế chưa xảy
ra cháy nổ, nhưng rõ ràng đang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ có thể gây sự cố nghiêm
trọng đến người và các hoạt động xã hội. Nhưng sau khi thực hiện Thông báo số
469/TB-VP, ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân thành phố và qua Văn bản số 2369/CATP (PCCC), ngày 27 tháng 7 năm 2006
của Công an thành phố, hệ thống cửa hàng xăng dầu đã được chấn chỉnh và đảm bảo
điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy.
Về vệ sinh môi trường: Đối với khí thải từ các bể chứa xăng dầu, các khu bể
đều có lắp đặt van thở, hạn chế đáng kể hơi xăng dầu thoát ra môi trường. Tuy
nhiên do một số cửa hàng có diện tích đất quá hạn hẹp, ở liền kề với nhà dân
xung quanh nên lượng hơi xăng dầu thoát ra lúc nhập hàng là nguy cơ cao về cháy
nổ và ô nhiễm môi trường cho các hộ dân ở kề cận.
Đối với nước thải, do nguyên nhân khách quan là hệ thống thoát nước
chung của nhiều khu phố ở thành phố hiện đang bị xuống cấp và quá tải. Khi có
mưa là xảy ra ngập lụt trên diện rộng ở nội thành. Do vậy việc thoát nước của
mỗi cửa hàng xăng dầu đều bị ảnh hưởng rất xấu.
Xem xét đến việc thoát nước cục bộ của 451 cửa hàng xây dựng sau năm
1975 cho thấy:
- Trong số 451 của hàng xây dựng sau năm 1975, có 196 cửa hàng có đủ hệ
thống thoát nước nhiễm bẩn xăng dầu (chiếm 42,7%) còn lại chưa có hệ thống
thoát nước nhiễm bẩn xăng dầu.
- Trong số 451 của hàng xây dựng sau năm 1975, có trên 356 cửa hàng có
đủ hệ thống thoát nước mưa (chiếm 77,5%) còn lại chưa có hệ thống thoát nước
mưa.
- Trong số 451 của hàng xây dựng sau năm 1975, có trên 83 cửa hàng có bố
trí hố gạn dầu, chiếm 18% còn lại không có hố gạn.
- Có 22 cửa hàng trong tình trạng ngập nước nhiều và ngập vừa.
Một trong những vấn đề rất quan trọng đối với các cửa hàng xăng dầu là
khả năng rò rỉ xăng dầu từ bồn chứa ngầm ra môi trường đất, nếu xảy ra sự cố này
sẽ gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy nổ rất cao, khắc phục sự cố là khó
khăn và tốn kém. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm đối với quy hoạch phát
triển các cửa hàng mới, trong đó nên xem xét giải pháp đặt các bồn chứa như một
số nước đã làm.
5. Về phân
loại 557 cửa hàng và tiến trình xử lý:
Hiện trạng trên địa bàn thành phố tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2006 có 557
cửa hàng xăng dầu - Phụ lục 1.
Căn cứ theo 8 tiêu chí và nguyên tắc phân loại đã nêu trên. Căn cứ vào
hiện trạng cửa hàng xăng dầu, quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu,
chia ra làm 4 phương thức giải quyết như sau:
Phụ lục 2 (Loại 1): 61 cửa hàng xăng dầu - Không được phép tồn tại, phải
ngưng hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2006, với lý do:
Không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, vì
không đủ các điều kiện theo quy định, nhất là về quy định xây dựng.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã hết hạn vì vi phạm
các điều kiện quy định sau: Không có giấy phép xây dựng; vi phạm khoảng cách
đến công trình công cộng, đến cầu đường bộ; nằm dưới đường dây cao thế; nằm gần
giao lộ (cách giao lộ dưới 50m); vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy
chữa cháy và môi trường; diện tích nhỏ hơn 100m2.
Phụ lục 2 (Loại 2): 113 Cửa hàng xăng dầu - Được phép tồn tại tạm thời trong
giai đoạn 2007-2010, chờ thực hiện quyết định giải tỏa trước năm 2010, với lý
do:
- Không có giấy phép xây dựng, nhưng được các cơ quan chức năng có ý
kiến cho tạm thời hoạt động một thời gian.
- Cửa hàng nằm trong diện giải tỏa của các dự án khác.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu chỉ cấp tạm từ 1 năm.
Phụ lục 2 (Loại 3): 338 cửa hàng xăng dầu - Được phép tồn tại sau năm 2010,
nhưng phải cải tạo nâng cấp và di dời theo đúng quy định của tiêu chuẩn - quy
chuẩn xây dựng Việt Nam. Các cửa hàng xăng dầu này:
- Có giấy phép xây dựng, có quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố
hoặc cơ quan có thẩm quyền giao quản lý sử dụng.
- Có vi phạm lộ giới hoặc cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp.
Phụ lục 2 (Loại 4): 45 cửa hàng xăng dầu - Các điều kiện quy định kinh doanh
đảm bảo:
Không thuộc các loại trên, có điều kiện phát triển mở rộng công suất và
kinh doanh các dịch vụ khác.
Bảng 5.
Kết quả phân loại các cửa hàng
Phân loại
|
Phụ lục 2 - Loại 1
Ngưng kinh doanh, chờ thực hiện QĐ giải tỏa
|
Phụ lục 2 - Loại 2
Được tồn tại tạm thời, chờ thực hiện QĐ giải tỏa theo lộ trình từ 2007
- 2010
|
Phụ lục 2 - Loại 3
Được tồn tại nhưng phải cải tạo nâng cấp và di dời
|
Phụ lục 2 - Loại 4
Có điều kiện mở rộng
|
|
Số lượng
|
Tỷ lệ % so với tổng số 557CH
|
Số lượng
|
Tỷ lệ % so với tổng số 557 CH
|
Số lượng
|
Tỷ lệ % so với tổng số 557CH
|
Số lượng
|
Tỷ lệ % so với tổng số 557 CH
|
Cửa hàng trước 1975
|
3
|
0,5
|
39
|
7
|
52
|
9,3
|
12
|
2,1
|
Cửa hàng sau 1975
|
58
|
10,4
|
74
|
13,2
|
286
|
51,3
|
33
|
6
|
Tổng cộng
|
61
|
11
|
113
|
20,2
|
338
|
60,6
|
45
|
8
|
Để công việc giải tỏa không tạo nên sự hẫng hụt lớn đối với nhu cầu tiêu
dùng và trong bối cảnh vận tải công cộng chưa thể thay thế hết được xe máy, một
số cửa hàng trong nội đô vẫn còn phát huy được tác dụng, nên có thể cho phép
tồn tại tạm thời để cung cấp cho xe máy, khi lượng xe máy giảm dần, các cửa
hàng này sẽ tự động chuyển đổi mục đích kinh doanh. Do vậy tiến trình xử lý
loại cửa hàng này được phân thành hai thời kỳ:
Thời kỳ đầu: Năm 2006 ngưng kinh doanh 61 cửa hàng xăng dầu do vi phạm
nặng các lỗi về pháp lý, nhất là quy định của Nhà nước về xây dựng.
Thời kỳ kế tiếp: Từ năm 2007 - 2010, từng bước tiếp tục ngưng kinh doanh
113 cửa hàng không phù hợp với quy định Nhà nước về kinh doanh xăng dầu và theo
quyết định thực hiện của các dự án, các quy hoạch của thành phố. Thực hiện tiến
trình này vừa không tạo ra khoảng trống trong dịch vụ thương mại, vừa để cho
các doanh nghiệp có bước chuẩn bị trong hoạt động kinh doanh và đồng thời thực
hiện theo quyết định giải tỏa các dự án của thành phố và quận - huyện.
Một vấn đề cũng được nhiều người quan tâm là đối với các cửa hàng gần
giao lộ (nhỏ hơn 50m theo quy định). Ngoài số cửa hàng gần giao lộ đã nằm trong
diện phân loại 1 và 2 nêu trên, toàn thành phố còn trên 50 cửa hàng vi phạm quy
định này. Phương án giải quyết đối với loại cửa hàng này được kiến nghị theo lộ
trình như sau: Trước mắt cho phép tồn tại để đáp ứng cho tiêu dùng (chủ yếu là
xe máy) và không tạo nên khoảng trống lớn trong mạng lưới cửa hàng. Về lâu dài
các cửa hàng này cũng sẽ phải giải tỏa theo hai hướng, đó là:
Khi thành phố triển khai đề án quy hoạch giao thông đường bộ (đã được
duyệt), trong đó có việc cải tạo lại các giao lộ và việc cải tạo hành lang an
toàn giao thông theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ, cửa hàng nào nằm trong phạm vi cải tạo đó sẽ phải
giải tỏa.
Khi các loại hình giao thông công cộng và ô tô cá nhân phát triển, lượng
xe máy giảm dần, sản lượng bán cũng sẽ giảm dần, tới khi đó các chủ doanh
nghiệp tự xin chuyển đổi mục đích kinh doanh.
6. Về công
tác quản lý Nhà nước:
Thành phố với vai trò quản lý Nhà nước đã không để xảy ra tình trạng
thiếu hàng, không gây ra những bất ổn về giá bán xăng dầu. Do biến động giá
xăng dầu của thị trường thế giới, Nhà nước phải điều chỉnh giá bán, thành phố
vẫn duy trì được nguồn và cung cấp đủ hàng cho người tiêu dùng, không tạo nên
những xáo trộn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và các hoạt động của
thành phố.
Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua thành phố
đã mở ra cho nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh xăng dầu. Từ đó
đã tạo nên một sự canh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, không có tình
trạng tranh mua, tranh bán gây xáo trộn thị trường, chất lượng hàng hóa và
quyền lợi của người tiêu dùng vẫn duy trì được đều đặn.
Từ năm 1975 đến năm 1996, công tác quản lý hành chính Nhà nước chưa đồng
bộ nên hiệu quả quản lý Nhà nước của thời kỳ này chưa cao, hệ thống cửa hàng
xăng dầu phát triển tùy tiện và phức tạp, nhiều cửa hàng xăng dầu hoạt động không
có Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy và môi
trường.
Từ năm 1996 đến năm 1999: Thời kỳ này công tác quản lý hành chính Nhà
nước được kiện toàn một bước, nhất là từ khi có Nghị định số 02/CP ngày 05
tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
thương mại và hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường
trong nước và Thông tư số 11/TM-DV ngày 22 tháng 6 năm 1996 của Bộ Thương mại
quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Đến năm 1999, Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của
Chính phủ về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng
hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và Thông tư
số 14/1999/TT-BTM ngày 07 tháng 7 năm 1999 của Bộ Thương mại về hướng dẫn điều
kiện kinh doanh xăng dầu được ban hành và tiếp theo đó là hàng loạt các văn bản
Nhà nước như Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu, Quyết
định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại
về quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu, các văn bản quản lý Nhà nước có liên
quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của các ngành xây dựng, phòng cháy chữa
cháy, môi trường, quản lý hành chánh Nhà nước trên địa bàn có một bước kiện
toàn củng cố tiếp và đi dần vào nề nếp.
Nhận xét, đánh giá chung: Công tác quản lý hành chính Nhà nước thời gian gần
đây có nhiều cố gắng tích cực, trật tự kỷ cương pháp luật Nhà nước đang từng
bước được lập lại, hệ thống cửa hàng xăng dầu mới phát triển phần đông chấp
hành các quy định của Nhà nước như về đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng
(thủ tục xây dựng), phòng chống cháy nổ, môi trường. Chính quyền thành phố đã
quản lý hệ thống cửa hàng xăng dầu một cách tích cực trong tình hình giá cả
xăng dầu thế giới và trong nước thay đổi; những lần thay đổi giá cả xăng dầu,
hệ thống cửa hàng xăng dầu đều chấp hành tốt quy định Nhà nước. Đây là mặt tích
cực cần phải tiếp tục phát huy trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước đối
với các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh những mặt tích cực chủ yếu trên, công tác quản lý hành chính
Nhà nước cũng còn một số mặt hạn chế tồn tại chủ yếu như: Còn có cửa hàng xăng
dầu hoạt động không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc có nhưng
mang tính chất tạm thời. Nguyên nhân chủ yếu là các cửa hàng xăng dầu này khi
xây dựng không làm thủ tục xây dựng và sau đó không hợp thức hóa được Giấy phép
xây dựng vì vi phạm lộ giới. Đồng thời, chính quyền địa phương và các ngành
chức năng buông lỏng quản lý và thiếu kiên quyết khi xử lý vi phạm về xây dựng.
Việc quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu chậm tiến hành nên việc
phát triển mới các cửa hàng xăng dầu chưa phù hợp với quy hoạch chung về kinh
tế - xã hội của thành phố, của quận - huyện và mang tính chủ quan, cục bộ. Thời
gian gần đây, công tác quản lý Nhà nước về chất lượng và đo lường kinh doanh
xăng dầu, chưa được quan tâm thường xuyên đúng mức.
Tóm lại: Hiện trạng hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh (tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2006) là 557 cửa hàng xăng dầu (Phụ lục
1). Căn cứ vào những điều kiện pháp lý quy định của Nhà nước về kinh doanh
xăng dầu, xây dựng, Phòng cháy chữa cháy, môi trường, các quy định khác có liên
quan, tính lịch sử phát triển cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố đã trên
30 năm qua, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố về xăng
dầu một cách tích cực, liên tục, ổn định. Việc giải quyết cửa hàng xăng dầu
theo 4 phương thức như sau:
Danh sách 61 cửa hàng xăng dầu ngưng kinh doanh năm
2006 - Phụ lục 2 - Loại 1.
Danh sách 113 cửa hàng xăng dầu kinh doanh tạm thời, trong giai đoạn
2007 - 2010 - Phụ lục 2 - Loại 2.
Danh sách 338 cửa hàng xăng dầu được tồn tại sau năm 2010, nhưng phải
cải tạo nâng cấp và di dời theo đúng quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng
Việt Nam - Phụ lục 2 - Loại 3.
Danh sách 45 cửa hàng xăng dầu tồn tại sau năm 2010 và có điều kiện mở
rộng kinh doanh - Phụ lục 2 - Loại 4.
Ghi chú:
Bản đồ hiện trạng cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
(tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2006).
Bản đồ hiện trạng cửa hàng xăng dầu trên địa bàn 24 quận - huyện (tính
đến ngày 30 tháng 9 năm 2006).
Phần thứ
hai.
QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG
DẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2011
- 2020
I. CÁC
QUAN ĐIỂM CHỦ YẾU
Khi nghiên cứu, quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng được
các yêu cầu sau: Đảm bảo được các tiện ích trong dịch vụ thương mại và có khả
năng đạt sản lượng bán hàng cao để bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Đảm bảo sự phù
hợp với các quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch giao thông của thành phố.
Thuận lợi về mặt nối kết với các công trình hạ tầng như giao thông, cấp điện,
cấp nước, thông tin liên lạc để giảm thiểu chi phí đầu tư. Các giải pháp kỹ
thuật như công nghệ, kỹ thuật xây dựng, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn vệ
sinh môi trường (theo các tiêu chuẩn Nhà nước về xây dựng nói chung và tiêu
chuẩn thiết kế TCVN 4530-1998: Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế) và các
tiêu chuẩn khác liên quan. Quy mô cửa hàng, kiểu dáng kiến trúc và tổ chức mặt
bằng phải đảm bảo được yếu tố phù hợp với cảnh quan chung và không gian đô thị.
II. MỤC
TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH
1. Quan
điểm và mục tiêu của quy hoạch:
Xây dựng một hệ thống cửa hàng hiện đại đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu tiêu
dùng xăng dầu của xã hội. Phát triển bền vững mạng lưới kinh doanh xăng dầu,
kết hợp kinh doanh xăng dầu với các dịch vụ thương mại khác để tăng hiệu quả
đầu tư, khai thác tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà đầu tư. Đảm bảo
được văn minh thương mại trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành
phố.
Khắc phục các tồn tại mất cân đối về phân bố cửa hàng trên toàn thành
phố, trên các quận - huyện, khu công nghiệp và khu dân cư. Khắc phục được tình
trạng mất an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường của các cửa hàng
hiện có, tình trạng xây dựng bất hợp pháp không đúng với quy định của Nhà nước.
Thiết lập được các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch.
Phát huy được nội lực, đặc biệt là huy động được nguồn vốn của các thành
phần kinh tế, của các nhà đầu tư trong nước.
Đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh và đầu tư
xây dựng hệ thống Cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyên
tắc quy hoạch:
Tính pháp lý: Quy hoạch hệ thống bán lẻ xăng dầu là cơ sở pháp lý để phục
vụ công tác quản lý Nhà nước và phát triển kinh doanh, đầu tư xây dựng hệ thống
cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời để các nhà đầu
tư và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tuân thủ trong quá trình đầu tư xây
dựng các cửa hàng xăng dầu.
Tính đồng bộ và nhất quán: Phải phù hợp
với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác của
thành phố và của 24 quận - huyện đến năm 2010. Phải tuân thủ theo Luật Thương
mại, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Doanh nghiệp, Luật
Phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác.
Quá trình đầu tư và xây dựng cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ theo các
modun (mô hình) thống nhất. Theo nguyên tắc này, các cửa hàng sẽ có quy mô hợp
lý, công nghệ hiện đại, bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường và mỹ quan của thành phố.
Tính khoa học: Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu phải có tính khoa học
và tính khả thi. Phải có hiệu quả kinh tế thiết thực cho xã hội và cho các nhà
đầu tư.
Tính kế thừa: Quy hoạch hệ
thống cửa hàng xăng dầu có tính kế thừa và không gây xáo trộn lớn làm ảnh hưởng
đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong đó cần quan tâm đến việc cải tạo,
nâng cấp hoặc mở rộng các cửa hàng hiện có phù hợp với quy hoạch. Các cửa hàng
không thỏa mãn các điều kiện của quy hoạch về xây dựng, môi trường, phòng cháy
chữa cháy, giao thông... thì kiên quyết sắp xếp giải tỏa di dời.
Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu được xác lập theo từng thời kỳ theo
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố.
Đề án quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu là đề án
nghiên cứu khoa học, được tuân thủ theo các Luật (Xây dựng, Đất đai, Môi
trường, Phòng cháy và chữa cháy, Thương mại, Doanh nghiệp). Theo phân loại
trong Luật Xây dựng, đề án này thuộc loại quy hoạch chung xây dựng đô thị
(không phải quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị). Do vậy quy hoạch này có khả
năng điều chỉnh khi tiến hành quy hoạch chi tiết và trong quá trình triển khai
thực hiện quy hoạch. Đồng thời có thể xem đây là định hướng phân vùng và quy mô
phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố.
Phạm vi,
đối tượng và mức độ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án này dựa trên phạm vi lãnh thổ xác định
trong Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và mức độ nghiên cứu bao gồm: Hệ thống
cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện có và tổ chức cung ứng xăng dầu trên địa bàn
thành phố; nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước, của miền Đông Nam Bộ và của
thành phố Hồ Chí Minh; diện tích và dân số thành phố; các quy hoạch phát triển
không gian đô thị và giao thông của thành phố. Đối với các cửa hàng xăng dầu
bán lẻ cho các phương tiện đường thủy trên sông, chỉ nghiên cứu trong phạm vi
của quy hoạch giao thông đường thủy đã được duyệt, theo đó hướng chủ yếu là gắn
kết với vị trí của các bến cảng sông đã được quy hoạch.
Theo Văn bản số 1693/BXD-KTQH ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây dựng
về việc lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7
năm 1998, quy hoạch chung của thành phố sẽ được điều chỉnh tiếp, nên quy hoạch
phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu có thể xem là quy hoạch mở và sẽ được
điều chỉnh theo quy hoạch điều chỉnh của thành phố.
III. DỰ BÁO TIÊU DÙNG XĂNG DẦU THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 - 2020:
Căn cứ tình hình nhập khẩu và tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam và thành
phố, tổ chức cung ứng và vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước đã trình bày
trong Phần thứ nhất (Hiện trạng hệ thống kho xăng dầu và hệ thống cửa hàng).
Công việc dự báo nhu cầu tiêu thụ được thực hiện tiếp như sau:
1. Phương
pháp dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu:
Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu có thể sử dụng các phương pháp như:
Tương quan hồi quy; Mô hình ETB; phương pháp thống kê; định mức tiêu thụ theo
đầu người; Tính theo số lượng phương tiện giao thông. Trong đề án này phương án
dự báo được thực hiện như sau:
Sử dụng phương pháp thống kê (phương án I), trong đó sử dụng tư liệu của
Công ty Xăng dầu Khu vực 2 và tư liệu khảo sát hiện trạng tháng 3 năm 2005, để
làm xuất phát điểm trong tính toán, thực hiện các tính toán theo 02 phương án
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ngoài ra còn kết hợp với phương pháp
chuyên gia: Sử dụng kết quả dự báo của Sở Giao thông - Công chính thành phố
(phương án II) và Viện Kinh tế thành phố (phương án III), đồng thời còn tính
toán dự báo theo phương pháp định mức dân số (theo đầu người), để tham khảo và
đối ứng trong quá trình phân tích và lựa chọn các kết quả dự báo.
2. Kết quả
dự báo:
Phương pháp thống kê (Phương án I)
Phương án I.A (tăng 11%/năm đối với khối dịch vụ, trong đó có dịch vụ bán
lẻ xăng dầu):
- Giai đoạn 2005 - 2010: Xăng các loại tăng 12%;
Diesel tăng 11%; dầu lửa giảm 3% mỗi năm.
- Giai đoạn 2011 - 2015: Xăng các loại tăng 10%; Diesel tăng 8%; dầu lửa
giảm 2% mỗi năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Xăng các loại tăng 9%; Diesel tăng 7%; dầu lửa
giảm 2% mỗi năm.
Phương án I.B (tăng 12,5%/năm đối với khối dịch vụ, trong đó có dịch vụ
bán lẻ xăng dầu):
- Giai đoạn 2005 - 2010: Xăng các loại tăng 13%;
Diesel tăng 12%; dầu lửa giảm 3% mỗi năm.
- Giai đoạn 2011 - 2015: Xăng các loại tăng 11%;
Diesel tăng 10%; dầu lửa giảm 2% mỗi năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Xăng các loại tăng 9%; Diesel tăng 8%; dầu lửa
giảm 2% mỗi năm.
Bảng 6.
Kết quả dự báo theo phương án I.A
Đơn vị: m3
Năm
|
Xăng
|
Diesel
|
Dầu lửa
|
Tổng số
|
Năm 2005
|
825.000
|
163.000
|
40.000
|
1.028.000
|
Năm 2010
|
1.454.000
|
275.000
|
35.000
|
1.764.000
|
Năm 2015
|
2.342.000
|
405.000
|
31.000
|
2.778.000
|
Năm 2020
|
3.603.000
|
568.000
|
28.000
|
4.199.000
|
Bảng 7. Kết quả dự báo theo phương án I.B
Đơn vị: m3
Năm
|
Xăng
|
Diesel
|
Dầu lửa
|
Tổng số
|
Năm 2005
|
825.000
|
163.000
|
40.000
|
1.028.000
|
Năm 2010
|
1.520.000
|
287.000
|
35.000
|
1.842.000
|
Năm 2015
|
2.561.000
|
462.000
|
31.000
|
3.054.000
|
Năm 2020
|
3.941.000
|
679.000
|
28.000
|
4.648.000
|
Bảng 8. Kết quả dự báo theo phương tiện giao thông (phương
án II)
Loại hình vận tải
|
Tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn TP.HCM
|
Tỷ lệ tăng (%/năm)
|
2004
|
2010
|
2015
|
2020
|
2005- 2010
|
2011- 2015
|
2016- 2020
|
Đường bộ
|
887.461
|
1.438.083
|
2.067.592
|
2.791.711
|
8,4%
|
7,5%
|
6,2%
|
- Xăng
|
497.082
|
691.721
|
889.334
|
1.087.529
|
5,7%
|
5,2%
|
4,1%
|
- Diesel
|
390.380
|
746.363
|
1.178.258
|
1.704.182
|
11,4%
|
9,6%
|
7,7%
|
Đường thủy
|
31.748
|
55.664
|
78.132
|
109.672
|
9,8%
|
7,0%
|
7,0%
|
- Diesel
|
31.748
|
55.664
|
78.132
|
109.672
|
9,8%
|
7,0%
|
7,0%
|
Tổng cộng
|
919.209
|
1.493.748
|
2.145.723
|
2.901.383
|
8,4%
|
7,5%
|
6,2%
|
Ghi chú: Trong dự báo đã tính đến khả năng phát triển các loại hình vận tải công
cộng như tàu điện ngầm, tàu điện trên không nên tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu xăng
dầu đã tính theo chiều hướng giảm.
Kết quả dự
báo theo phương pháp quy hồi tuyến tính (phương án III)
Kết quả dự báo theo phương pháp quy hồi tuyến tính (phương án III - Viện
kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), trong đó “Biến phụ thuộc là định mức tiêu thụ
xăng dầu, biến độc lập là thu nhập bình quân đầu người”.
Giai đoạn 2006 - 2010 thì GDP thành phố tăng 11%, thu nhập bình quân đầu
người đạt 2.500 USD/người/năm. Đến năm 2010 định mức tiêu thụ xăng dầu là 416,6
lít/người/năm. Với dự báo dân số thành phố đến năm 2010 là 7,2 triệu người (nếu
tính cả vãng lai là 8,2 triệu người), tổng lượng xăng dầu tiêu thụ là 3,46
triệu m3.
Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người vào
khoảng 5.200 USD/người/năm. Khi đó định mức tiêu thụ xăng dầu bình quân khoảng 800 lít/người/năm.
Tổng lượng tiêu thụ xăng dầu đến năm 2010 khoảng 9,2 triệu m3.
(Kết quả tính toán nêu trên là mức tiêu thụ chung cho tất các các lĩnh
vực kinh tế - xã hội trên toàn thành phố, chưa tách riêng mức tiêu thụ thông
qua hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu).
Kết quả dự
báo theo đầu người:
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, việc tính
định mức tiêu thụ xăng dầu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cao nhất
cũng không vượt được mức 0,77 tấn/người của Thái Lan năm 1999. Nếu tính dân số
của thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 khoảng 5,8 triệu người thì năm 2010 có
thể tăng đến 6,72 triệu người (tăng 3%/năm).
Lấy mức tiêu thụ xăng dầu theo đầu người năm 2010
tại thành phố Hồ Chí Minh là 0,3 - 0,4 tấn/người hoặc 0,375 - 0,5m3/người
thì tổng lượng xăng dầu tiêu thụ năm 2010 sẽ đạt 2,52 - 3,36 triệu m3.
Lượng xăng dầu này bao gồm cả mazut, JetA1 và lượng diesel tiêu thụ tại các nhà
máy, xí nghiệp. Lượng xăng dầu tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ chỉ đạt khoảng 60%
tổng lượng, tương ứng 1,5 - 2 triệu m3 đến năm 2010.
Bảng 9.
Tổng hợp kết quả dự báo tiêu thụ xăng dầu
Đơn vị: m3
Năm
|
2010
|
2020
|
Phương pháp Ia
|
1.764.000
|
4.199.000
|
Phương pháp Ib
|
1.842.000
|
4.648.000
|
Phương pháp II
|
1.494. 000
|
2.901.300
|
Phương pháp III
|
3.460.000
|
9.200.000
|
Phương án theo đầu người
|
1.500.000 - 2.000.000
|
-
|
3. Lựa
chọn kết quả dự báo:
Theo nhận định trong các phương án phát triển kinh tế - xã hội, phương
án IA được đánh giá là phương án cơ bản. Trong đó, công nghiệp có tốc độ tăng
trưởng chậm hơn giai đoạn 2001 - 2005, một số loại hình dịch vụ có khả năng
tăng trưởng nhanh hơn giai đoạn 2001 - 2005. Theo xu thế này các ngành dịch vụ
sẽ vươn lên và phát triển mạnh mẽ, đạt tốc độ bằng và vượt ngành công nghiệp.
Dịch vụ phát triển là do công nghiệp phát triển bền vững và do quá trình tự do
hóa và xã hội hóa đầu tư ở tất cả các loại hình dịch vụ của Nhà nước để chống
độc quyền, đầu tư nước ngoài sẽ được tham gia vào tất cả các loại hình dịch vụ
theo lộ trình WTO, các loại hình dịch vụ phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự phát
triển của dịch vụ bán lẻ xăng dầu. Từ đó, có thể thấy việc dự báo theo các
phương án phát triển kinh tế - xã hội có thể tin cậy được, phối hợp với kết quả
dự báo trên phạm vi cả nước và vùng, miền.
Kết quả thăm dò ý kiến của các chuyên gia cho thấy
đa số ý kiến xem phương án 1A và 1B có thể chấp nhận được. Do vậy kiến nghị
chọn phương án I với tổng lượng tiêu thụ đến năm 2010 từ 1.764.000m3
- 1.842.000m3 để thực hiện các bước tiếp theo.
IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
1. Xác định số lượng cửa hàng xăng dầu cần xây dựng trong
giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2020:
a) Các phương pháp tính toán số lượng cửa hàng:
Số cửa hàng xây mới = Số cửa hàng cần có - Số cửa hàng hiện có + Số cửa
hàng phải giải tỏa, di dời
Phương
pháp 1: Tính theo lượng tiêu thụ xăng dầu
Số CHXD năm 2005 x Lượng tiêu thụ xăng dầu năm T
Số CHXD cần có năm T =
Lượng tiêu thụ xăng dầu năm 2004 x k
Trong đó k là hệ số tính đến khả năng tăng sản lượng của các cửa hàng
trong tương lai do nhu cầu tiêu thụ tăng hàng năm và số lượng bán cho ô tô sẽ
tăng cao. Giả thuyết sản lượng của cửa hàng tăng trung bình từ 3,5 - 4%/năm,
thì qua 5 năm sẽ tăng thêm khoảng 20%. Lấy năm gốc là 2005 với k = 1, các năm
sau hệ số k sẽ là: năm 2010: k = 1,2; năm 2015: k = 1,4; năm 2020: k = 1,6.
Phương
pháp 2: Tính theo năng suất của cột bơm
Lượng tiêu thụ xăng dầu năm T
Số CHXD cần có năm T =
Sản lượng bình quân 01 vòi bơm (cột) x 4 (hoặc 6) vòi (cột)
Cũng có thể dựa theo thống kê sản lượng và số cột bơm hiện có của các
cửa hàng để tính năng suất trung bình 01 vòi bơm hiện nay. Sau đó điều chỉnh
tăng năng suất trong các năm sau này với hệ số k như phương pháp 1.
Phương
pháp 3: Tính số lượng cửa hàng theo mật độ phân bố
Phương pháp 3a. Tính theo tiện ích của người tiêu dùng: bố trí cửa hàng có
khoảng cách hợp lý.
Phương pháp 3a phải quan tâm đến khả năng phục vụ
của 01 cửa hàng cho một khu vực có bán kính khác nhau tùy theo nhu cầu tiêu
dùng xăng dầu (phụ thuộc số lượng dân cư và mức tiêu thụ trung bình của người
dân). Về lý thuyết có thể thấy khi một ô tô có báo hiệu hết xăng vẫn có thể
chạy thêm hàng chục cây số và xe máy khi có báo vạch đỏ hết xăng cũng có thể
chạy vài cây số. Như vậy khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu không cần nhỏ
hơn 02km trên các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và không cần nhỏ hơn 01 km trong
khu dân cư vẫn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Để thuận lợi nhất cho người tiêu dùng tại các khu dân cư trong điều kiện
còn lưu thông nhiều xe máy (giai đoạn 2006 - 2010) thì có thể chọn bán kính
phục vụ của cửa hàng xăng dầu tối thiểu 0,7km (khoảng cách giữa các cửa hàng
1,4 km) tương ứng với 1,54km2 có 01 cửa hàng. Trên các trục lộ, chủ
yếu ở các quận mới thành lập và khu vực ngoại thành thì tăng bán kính phục vụ
của một cửa hàng lên, tùy theo mật độ dân, tình hình phát triển kinh tế. Khi
tính số cửa hàng cần xây dựng mới cần xét đến yếu tố các cửa hàng hiện có phân
bổ tập trung quá dày trên các trục đường giao thông chính trong khi tại các khu
vực khác mật độ còn thưa. Cần tăng thêm số cửa hàng để bù trừ sự mất cân đối
này. Sử dụng hệ số điều chỉnh thêm 20% cho khu vực nội thành và 30% cho khu vực
ngoại thành.
Phương pháp 3b. Tính theo nhu cầu tiêu thụ của dân cư trên địa bàn và phân
bố cửa hàng theo mật độ dân số.
Dự báo năm 2010 thành phố tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ khoảng 1.800.000m3
xăng dầu, tương ứng với suất tiêu thụ bình quân 0,27m3/người/năm.
Mật độ dân số dày nhất của thành phố là các quận nội thành. Số liệu
thống kê năm 2003: quận 5: 49.600 người/km2; quận 11: 48.440
người/km2; quận 4: 48.425 người/km2; quận 3: 45.400
người/km2.
Giả thuyết tính mật độ dân số cao nhất năm 2010 tại một quận đạt đến
50.000 người/km2 (trong thực tế thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện
chủ trương dãn dân tại các quận nội thành ra các quận giáp ranh và ngoại thành
thì mật độ dân số không thể cao như giả thuyết trên). Với mức tiêu thụ xăng dầu
0,27m3 trên đầu người qua mạng bán lẻ thì ước tính mức tiêu thụ tối
đa của dân cư trên 1 km2 chỉ có 13.500m3. Năng suất bình
quân của 01 cửa hàng có 3 - 4 cột bơm có thể tính bình quân 7.500 - 10.000m3/năm.
Từ đó có thể xác định gần đúng mật độ cửa hàng: 1,4 - 1,8 cửa hàng/km2
tại các quận đông dân.
Mật độ dân số của một số quận khác thấp hơn, do đó tính quy đổi về mật
độ cửa hàng năm 2010 cũng thấp hơn. Dựa theo số liệu thống kê về dân số, diện
tích và tính tương tự như trên sẽ tính được gần đúng mật độ phân bố cửa hàng
trên các quận - huyện năm 2010 và từ đó tính được số lượng cửa hàng cần có.
Phương pháp 3a và 3b khắc phục được nhược điểm của phương pháp 1, phân
bố cửa hàng hợp lý. Tuy nhiên việc tính toán sẽ phức tạp và chi tiết hơn.
b) Lựa chọn kết quả tính toán:
Phương pháp 3a có kết quả hợp lý hơn vì đã xử lý 02 yếu tố: Phân bố theo
địa bàn, bảo đảm thuận lợi cho người tiêu dùng (không phải đi quá xa, không
phải đợi chờ nhiều).
Với số lượng cửa hàng tính toán, trong tương lai chủ yếu bán cho các
loại ô tô thì công suất của mỗi vòi bơm được khai thác cao hơn nhiều, không cần
thiết phải tăng quá nhiều cửa hàng như phương án 1 và 2b. Do vậy chúng tôi chọn
kết quả tính số cửa hàng theo phương án 3a.
c) Xác định số lượng cửa hàng xăng dầu phát triển mới:
Từ kết quả tính toán được lựa chọn theo phương án 3a. Số lượng cửa hàng
xăng dầu cần xây dựng thêm trên toàn thành phố đến năm 2010 được trình bày
trong bảng sau:
Bảng 10.
Số lượng của hàng phát triển thêm đến năm 2010
Thứ tự
|
Tên quận - huyện
|
Số lượng cửa hàng hiện có
|
Số lượng CH sẽ ngưng kinh doanh
|
Số lượng cửa hàng cần có đến năm 2010
|
Số lượng CH phát triển đến năm 2010
|
|
Toàn thành phố
|
557
|
174
|
530
|
175 (+32)
|
I
|
Nội thành
|
373
|
127
|
316
|
94 (+26)
|
1
|
Quận 1
|
9
|
7
|
3
|
0 (+1)
|
|
Quận 2
|
10
|
|
19
|
9 (+2)
|
|
Quận 3
|
15
|
5
|
6
|
0 (+1)
|
|
Quận 4
|
3
|
1
|
4
|
2 (+1)
|
|
Quận 5
|
13
|
6
|
5
|
0 (+1)
|
|
Quận 6
|
16
|
8
|
10
|
3 (+1)
|
|
Quận 7
|
22
|
4
|
30
|
13 (+1)
|
|
Quận 8
|
18
|
6
|
16
|
3 (+1)
|
|
Quận 9
|
17
|
2
|
29
|
12 (+1)
|
|
Quận 10
|
11
|
4
|
4
|
0 (+1)
|
|
Quận 11
|
14
|
6
|
4
|
0 (+1)
|
|
Quận 12
|
40
|
17
|
41
|
20 (+2)
|
|
Quận Tân Bình
|
23
|
8
|
15
|
0 (+2)
|
|
Quận Bình Thạnh
|
25
|
9
|
16
|
0 (+3)
|
|
Quận Bình Tân
|
36
|
5
|
40
|
9 (+1)
|
|
Quận Gò Vấp
|
33
|
13
|
15
|
0 (+2)
|
|
Quận Thủ Đức
|
32
|
14
|
37
|
20 (+2)
|
|
Quận Phú Nhuận
|
8
|
0
|
4
|
0 (+1)
|
|
Quận Tân Phú
|
28
|
12
|
18
|
3 (+1)
|
II
|
Ngoại thành
|
184
|
47
|
214
|
81 (+6)
|
|
Huyện Bình Chánh
|
48
|
15
|
53
|
20 (+3)
|
|
Huyện Nhà Bè
|
9
|
1
|
25
|
16
|
|
Huyện Cần Giờ
|
10
|
3
|
19
|
12
|
|
Huyện Hóc Môn
|
38
|
25
|
25
|
12 (+2)
|
|
Huyện Củ Chi
|
79
|
3
|
92
|
21 (+1)
|
Ghi chú: Số liệu trong ngoặc (+) là số dự phòng thêm, chủ yếu tính cho các dự án
xây dựng bãi đậu xe ở các quận nội thành cần bổ sung cửa hàng.
Tổng hợp kết quả quy hoạch phát triển cửa hàng xăng
dầu đến năm 2010 như sau:
a) Số lượng cửa hàng hiện có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo
điều tra đến tháng 9 năm 2006: 557 cửa hàng.
b) Số lượng cửa hàng cần có tính toán theo phương pháp 3a trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010: 530 cửa hàng.
c) Số lượng cửa hàng ngưng hoạt động kinh doanh: 174 cửa hàng.
d) Số lượng cửa hàng cần phát triển mới:
+ Về tính cân đối số học trên toàn thành phố: 151cửa hàng.
+ Số lượng thực cần xây dựng khi quy hoạch từng quận - huyện (không thể
bù trừ quận thừa sang quận thiếu): 175 (+32) cửa hàng. Trong đó 175 là số phải
xây dựng theo kết quả tính, 32 là số dự phòng tăng khi có những khu dân cư, đô
thị mới phát triển trong khu vực chưa có cửa hàng, xây dựng các điểm giao thông
tĩnh có dịch vụ cung cấp nhiên liệu (bãi đỗ xe công cộng, bến xe tải, bến xe
khách...) và bổ sung thêm khi có các cửa hàng xăng dầu tự ngừng kinh doanh vì những
lý do khác nhau.
- Xây dựng tại các quận: 94 (+26) cửa hàng
- Xây dựng tại các huyện: 81 (+6) cửa hàng
đ) Số lượng cửa hàng có sau khi giải tỏa và phát triển mới:
557 - 174 + 175 (+32) = 558 (+32) cửa hàng
Kết quả tính toán trên tuy có căn cứ vào hiện trạng và dự báo nhu cầu
phát triển nhưng trong thực tế xây dựng cửa hàng sau này còn phụ thuộc vào khả
năng quỹ đất và diễn biến thực tế về giao thông đô thị. Đối với khu vực hạn chế
phát triển gồm các quận: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận
10, quận 11, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, hầu
như không còn quỹ đất để bố trí cửa hàng xăng dầu. Xét thuần túy về mặt thương
mại, kinh doanh bán lẻ xăng dầu thời điểm trước năm 2000, đặc biệt giai đoạn
1993 - 1998 có lợi nhuận rất cao, các doanh nghiệp phát triển cửa hàng ồ ạt
trên cả nước. Nhưng từ sau năm 2000, kinh doanh bán lẻ không có lãi cao trong
khi đầu tư xây dựng ở các thành phố với giá đất quá cao thì rất khó thu hồi
vốn. Như vậy việc cân đối quỹ đất của thành phố Hồ Chí Minh để phát triển cửa
hàng xăng dầu tại khu vực hạn chế phát triển là khó khăn thực tế.
Để quy hoạch này có tính khả thi, cần xem xét thêm những vấn đề sau:
1. Giới hạn điều chỉnh số lượng cửa hàng là 15%
(tăng) so với tính toán ở bảng trên.
2. Đối với khu vực hạn chế phát triển, mặc dù số dân đông, mật độ dân số
rất cao nhưng cũng không còn quỹ đất để xây dựng hệ thống giao thông tĩnh.
Trong khi xu hướng hạn chế tiến tới cấm lưu thông xe máy ở nội thành sẽ dần
được thực hiện song song với phát triển giao thông công cộng. Các loại xe ô tô
sẽ mua xăng dầu chủ yếu ở khu vực các tuyến đường vành đai, ngoại thành và các
bến xe, bãi đỗ xe đã có quy hoạch đồng bộ dịch vụ cấp nhiên liệu. Do vậy, trong
quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu, số liệu tính toán trên là định hướng. Số
cửa hàng cụ thể được gắn với địa điểm xây dựng sẽ nghiên cứu ở phần dưới đây.
3. Ngoài những cửa hàng được quy hoạch địa điểm, tại các khu đô thị mới,
khu công nghiệp, bãi đỗ xe của các quận - huyện có thể xây dựng thêm cửa hàng
phù hợp với yêu cầu tiêu dùng và không làm tổng số cửa hàng trong quận - huyện
vượt quá số lượng đã tính toán trên.
Bảng 11. Dự kiến phân kỳ đầu tư theo từng năm 2006 - 2010
Năm
|
2006
|
2.007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Tổng
|
Số cửa hàng xăng dầu phát triển mới
|
25 (+5)
|
30 (+6)
|
35 (+7)
|
40 (+7)
|
45 (+7)
|
175 (+32)
|
e) Định hướng phát triển đến năm 2020:
Do đã lựa chọn phương án tính toán theo mật độ phân bố cửa hàng trên
diện tích (phương án 3a) để xác định số lượng cửa hàng cần có tại các quận -
huyện nên sau năm 2010 cũng tính toán theo phương pháp 3a.
Dự kiến số lượng cửa hàng cần có giai đoạn 2011 - 2020 tại các quận -
huyện như sau:
Bảng 12. Số lượng cửa hàng phát triển đến năm 2020
Số TT
|
Tên quận, huyện
|
Diện tích, km2
|
Số lượng CH hiện có
|
Bán kính phục vụ, km
|
Số lượng CH cần có đến năm 2020*
|
|
Toàn TP
|
|
557
|
|
634
|
I
|
Nội thành
|
493,96
|
373
|
|
341
|
|
Quận 1
|
7,73
|
11
|
1
|
3
|
|
Quận 2
|
49,74
|
12
|
0,7
|
39
|
|
Quận 3
|
4,92
|
15
|
0,55
|
6
|
|
Quận 4
|
4,18
|
4
|
0,55
|
5
|
|
Quận 5
|
4,27
|
13
|
0,55
|
5
|
|
Quận 6
|
7,14
|
16
|
0,55
|
9
|
|
Quận 7
|
35,69
|
23
|
0,7
|
28
|
|
Quận 8
|
19,18
|
19
|
0,68
|
16
|
|
Quận 9
|
114,01
|
17
|
1,05
|
41
|
|
Quận 10
|
5,72
|
12
|
0,7
|
4
|
|
Quận 11
|
5,14
|
15
|
0,7
|
4
|
|
Quận 12
|
52,78
|
41
|
0,7
|
41
|
|
Quận Tân Bình
|
22,38
|
25
|
0,75
|
15
|
|
Quận Bình Thạnh
|
20,76
|
26
|
0,7
|
16
|
|
Quận Bình Tân
|
51,87
|
37
|
0,7
|
40
|
|
Quận Gò Vấp
|
19,74
|
33
|
0,7
|
15
|
|
Quận Thủ Đức
|
47,76
|
32
|
0,7
|
37
|
|
Quận Phú Nhuận
|
4,88
|
8
|
0,7
|
4
|
|
Quận Tân Phú
|
16,07
|
28
|
0,7
|
13
|
II
|
Ngoại thành
|
1.601,29
|
184
|
|
293
|
|
Huyện Bình Chánh
|
252,69
|
48
|
1,25
|
67
|
|
Huyện Nhà Bè
|
100,42
|
10
|
1,00
|
42
|
|
Huyện Cần Giờ
|
704,22
|
10
|
3,5
|
24
|
|
Huyện Hóc Môn
|
109,26
|
38
|
1,15
|
35
|
|
Huyện Củ Chi
|
434,7
|
76
|
1,2
|
125
|
Cân đối số cửa hàng sẽ có năm 2010, số cửa hàng cần
có đến năm 2020 và số cửa hàng cần xây dựng mới trong từng thời kỳ 2011 - 2020
được trình bày trong bảng sau:
Bảng 13. Số lượng cửa hàng phát triển thêm đến năm 2020
Số TT
|
Tên quận, huyện
|
Số lượng CH hiện có
|
Số lượng CH cần có đến năm 2020*
|
Số lượng CH sẽ có năm 2010
|
Số lượng CH quy hoạch phát triển mới**
|
|
Toàn TP
|
557
|
634
|
553 (+32)
|
110 (+26)
|
I
|
Nội thành
|
373
|
341
|
339 (+26)
|
31 (+20)
|
|
Quận 1
|
11
|
3
|
2 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận 2
|
12
|
39
|
19 (+2)
|
19 (+2)
|
|
Quận 3
|
15
|
6
|
11 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận 4
|
4
|
5
|
4 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận 5
|
13
|
5
|
7 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận 6
|
16
|
9
|
10 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận 7
|
23
|
28
|
30 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận 8
|
19
|
16
|
16 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận 9
|
17
|
41
|
29 (+1)
|
12 (+1)
|
|
Quận 10
|
12
|
4
|
7 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận 11
|
15
|
4
|
9 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận 12
|
41
|
41
|
41 (+2)
|
0 (+1)
|
|
Quận Tân Bình
|
25
|
15
|
15 (+2)
|
0 (+1)
|
|
Quận Bình Thạnh
|
26
|
16
|
19 (+3)
|
0 (+1)
|
|
Quận Bình Tân
|
37
|
40
|
40 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận Gò Vấp
|
33
|
15
|
17 (+2)
|
0 (+1)
|
|
Quận Thủ Đức
|
32
|
37
|
37 (+2)
|
0 (+1)
|
|
Quận Phú Nhuận
|
8
|
4
|
8 (+1)
|
0 (+1)
|
|
Quận Tân Phú
|
28
|
13
|
18 (+1)
|
0 (+1)
|
II
|
Ngoại thành
|
184
|
293
|
214 (+6)
|
79 (+6)
|
|
Huyện Bình Chánh
|
48
|
67
|
53 (+2)
|
14 (+2)
|
|
Huyện Nhà Bè
|
10
|
42
|
25
|
17
|
|
Huyện Cần Giờ
|
10
|
24
|
19
|
5
|
|
Huyện Hóc Môn
|
38
|
35
|
25 (+2)
|
10 (+2)
|
|
Huyện Củ Chi
|
76
|
125
|
92 (+2)
|
33 (+2)
|
2. Phân loại cửa hàng xăng dầu
Theo chức năng của cửa hàng xăng dầu có thể phân loại như sau:
Loại 1. Khu bán xăng dầu có quy mô từ 7 cột bơm trở lên. Ngoài bán các sản phẩm
dầu mỏ có thêm dịch vụ rửa xe, sửa chữa nhỏ, minishop, dịch vụ ăn uống, bãi đỗ
xe.
Loại 2. Khu bán xăng dầu có quy mô 4 - 6 cột bơm. Ngoài bán các sản phẩm dầu mỏ
có thêm dịch vụ rửa xe, sửa chữa nhỏ, minishop.
Loại 3. Cửa hàng chỉ bán các sản phẩm dầu mỏ (xăng dầu nhiên liệu, dầu mỡ nhờn,
LPG). Quy mô nhỏ hơn cửa hàng loại 2 theo cách phân loại trên.
Bảng 14. Nhu cầu về đất xây dựng cửa hàng
Chỉ tiêu
|
Loại 1
|
Loại 2
|
Loại 3
|
Chiều rộng mặt tiền (m)
|
80 - 100
|
60 - 70
|
30 - 50
|
Chiều sâu (m)
|
40 - 100
|
40 - 50
|
20 - 40
|
Tổng diện tích chiếm đất (m2)
|
6.400 - 10.000
|
2.400 - 3.500
|
600 - 2.000
|
3. Quy hoạch địa điểm xây dựng:
a) Các nguyên tắc và tiêu chí chính để lựa chọn địa điểm xây dựng:
Với tư cách là một bộ phận quy hoạch xây dựng đô
thị, quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu của thành phố phải đảm bảo sử dụng
hợp lý tài nguyên đất đai, tạo môi trường sống tiện nghi an toàn, bền vững;
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người dân; bảo vệ môi trường và cảnh quan
thiên nhiên. Giải quyết đúng đắn việc bố trí hệ thống cửa hàng xăng dầu trong
các quận - huyện của thành phố có ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của dân cư,
tiết kiệm chi phí xã hội, bên cạnh đó nó còn có tác dụng đến bố cục không gian,
kiến trúc đô thị của thành phố. Nhằm đáp ứng các yêu cầu trên, quy hoạch xây
dựng cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà phát triển, theo
đó nhu cầu phương tiện tham gia giao thông sử dụng xăng dầu tăng nhanh, đặc
biệt là phương tiện giao thông tư nhân. Bởi vậy tại các khu dân cư, chung cư,
các khu công nghiệp của thành phố phải bố trí các cửa hàng xăng dầu.
- Các cửa hàng hiện đang tồn tại ở gần khu dân cư, khu công nghiệp tùy
thuộc vào đặc điểm hiện trạng có thể được xem như tham gia một phần vào việc
cung cấp xăng dầu cho nhu cầu của khu chung cư và khu công nghiệp.
- Trên các trục chính của thành phố, cửa hàng xăng dầu được bố trí về
phía phù hợp với luồng xe chạy, đảm bảo thuận tiện phương tiện ra vào, tránh
tắc nghẽn giao thông. Dung tích bể chứa hàng không được vượt quá cấp 2 theo quy
định của tiêu chuẩn Việt Nam 4530 - 1998.
- Trên các tuyến đường vành đai, đường giao thông đối ngoại thuộc phạm
vi thành phố, được gắn kết với quy hoạch các bến xe khách, bến đỗ xe tải để bố
trí cửa hàng xăng dầu cấp 1, cấp 2 có khoảng cách đến nút giao thông đường bộ
đối ngoại theo các quy chuẩn và quy định hiện hành.
- Đối với các cửa hàng trên sông, kênh rạch, có thể kết hợp với quy
hoạch phát triển cảng sông, bến tàu và quy hoạch chỉnh trị dòng chảy trên sông.
- Phạm vi dịch vụ của cửa hàng xăng dầu: Tùy theo diện tích khu đất xây
dựng cửa hàng. Trong khu dân cư chật hẹp có thể có dịch vụ bán dầu nhớt, bán
gas dân dụng dịch vụ, thay dầu mỡ và rửa xe. Trên các đường khu chính khu trung
tâm thành phố, đường vành đai, ngoài những dịch vụ như nêu ở trên còn có thể bố
trí dịch vụ bán hàng tự chọn, dịch vụ ga ra ô tô.
- Áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ trong từng giai đoạn phát
triển của đất nước, đây là một yêu cầu đối với hệ thống cửa hàng xăng dầu tại
thành phố.
- Đón bắt việc chuyển đổi nhiên liệu của các phương tiện giao thông
đường bộ từ nhiên liệu truyền thống sang sử dụng gas hóa lỏng, đối với cửa hàng
cải tạo và xây dựng mới có thể kết hợp cung cấp gas cho các phương tiện có nhu
cầu.
- Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố, phải gắn
liền với các quy hoạch khác, thành một tổng thể quy hoạch phát triển thống
nhất. Tuy nhiên, hiện nay các quy hoạch khác chưa được ổn định hoàn chỉnh, có
quy hoạch chưa được định hình. Do đó quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu, được
xây dựng trên nguyên tắc định hướng mở phân vùng, để phục vụ cho quy hoạch chi
tiết của các quận - huyện. Vì vậy quy hoạch này có thể được điều chỉnh bổ sung
trong quá trình phát triển của thành phố.
Các tiêu chí chính bao gồm:
- Địa điểm xây dựng phải phù hợp và không vi phạm vào các quy hoạch khác
của Nhà nước và thành phố.
- Phải thỏa mãn những quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530 - 1998
- Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế và Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Phần II
- Chương 7 - Quy định về kiến trúc đô thị.
- Phải đáp ứng được các yêu cầu của dịch vụ thương mại.
- Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu theo trục đường không có giải
phân cách không nhỏ hơn 2.000m và phải tuân thủ quy định về chỉ giới giao thông
và chỉ giới xây dựng.
- Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu theo trục đường có giải phân
cách không nhỏ hơn 3.000m về một phía và phải tuân thủ quy định về chỉ giới
giao thông và chỉ giới xây dựng.
- Mỗi khu dân cư và khu công nghiệp cần bố trí ít nhất 01 cửa hàng.
- Việc bố trí quy mô cửa hàng loại 1, 2, 3 phụ thuộc vào từng địa điểm:
Tại các cửa ngõ vào thành phố, khu công nghiệp tập trung, bến xe, có thể bố trí
các cửa hàng loại 1, 2. Tại các khu đô thị mới, có thể bố trí cửa hàng loại 2,
3. Trong các khu phố cũ nếu có phát triển thêm chỉ bố trí cửa hàng loại 3.
- Đối với cửa hàng đường sông: Kết hợp với quy hoạch công trình bến cảng
để quy hoạch vị trí xây dựng cửa hàng. Phải thỏa mãn các quy định về chỉ giới
xây dựng đối với các công trình ven sông, kênh rạch chính. Hạn chế tối đa việc
bố trí cửa hàng phía thượng lưu bến phà, cầu đường bộ, đường ô tô ngầm vượt
sông. Khuyến khích bố trí cửa hàng ở phía hạ lưu với khoảng cách đến bến phà,
cầu đường bộ, đường ô tô ngầm vượt sông không nhỏ hơn 50m.
b) Quy hoạch và xác định địa điểm trên bản đồ:
Giai đoạn 2006 - 2010
Các địa điểm xây dựng được khẳng định tại các dự án sau:
1. Các dự án quy hoạch xây dựng giao thông tĩnh:
- Tại các bến xe tải đầu mối, bến xe khách đầu mối.
- Tại các bãi đỗ xe công cộng có quy mô trên 300 xe.
2. Các dự án xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp mới.
3. Phân bố đều trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ với khoảng cách 3 - 5km.
4. Tại các trung tâm xã, ấp chưa có cửa hàng xăng dầu.
Do quy hoạch chung của thành phố đang được điều
chỉnh nên việc xác định cụ thể vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu là một khó
khăn thực tế. Theo quan điểm đã thống nhất trong các thành viên Ban chủ nhiệm
đề án, đại diện cho các sở ban ngành của thành phố thì việc xác định vị trí xây
dựng có tính mở và định hướng. Đối với các nước trong khu vực như Thái Lan cũng
xây dựng quy hoạch địa điểm theo phương án này.
Việc quy hoạch địa điểm cửa hàng xăng dầu mới sẽ tiến hành theo các bước
sau:
Dự án quy hoạch chỉ xác định số lượng cửa hàng cần xây dựng thêm tại mỗi
quận - huyện trong từng giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2020.
Tại mỗi quận - huyện sẽ xác định cụ thể tên những địa điểm có thể xây
dựng cửa hàng xăng dầu (khu vực, tuyến đường) đã có quy hoạch chi tiết về điểm
giao thông tĩnh (bến xe, bãi đỗ xe), khu công nghiệp mới và khu đô thị mới.
Khi các ngành lập quy hoạch chi tiết cho khu đô thị, khu công nghiệp,
giao thông tĩnh phải đưa cửa hàng xăng dầu vào hệ thống dịch vụ thương mại (bắt
buộc phải có) để đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho khu vực được thuận lợi.
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tham khảo số liệu quy hoạch khi lập
các dự án đầu tư cụ thể cho từng cửa hàng để các cơ quan chức năng của thành
phố xét duyệt cấp phép xây dựng phù hợp với quy hoạch và các quy định hiện hành
về quản lý đầu tư của Nhà nước.
Quy hoạch định hướng phát triển cửa hàng xăng dầu giai đoạn 2006 - 2010
là 195, được trình bày trong phụ lục 3 đính kèm báo cáo này.
Bảng 15. Tổng hợp địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu giai
đoạn 2006 - 2010
Số TT
|
Tên quận, huyện
|
Loại 1
|
Loại 2
|
Loại 3
|
Tổng số
|
1
|
Quận 2
|
|
7
|
2
|
9
|
2
|
Quận 4
|
|
1
|
2
|
3
|
3
|
Quận 6
|
|
3
|
1
|
4
|
4
|
Quận 7
|
|
12
|
2
|
14
|
5
|
Quận 8
|
|
3
|
|
3
|
6
|
Quận 9
|
|
3
|
9
|
12
|
7
|
Quận 12
|
|
6
|
15
|
21
|
8
|
Quận Gò Vấp
|
|
1
|
|
1
|
9
|
Quận Bình Thạnh
|
|
3
|
|
3
|
10
|
Quận Bình Tân
|
|
5
|
4
|
9
|
11
|
Quận Thủ Đức
|
1
|
14
|
5
|
20
|
12
|
Quận Tân Phú
|
|
4
|
1
|
5
|
13
|
Huyện Bình Chánh
|
3
|
8
|
12
|
23
|
14
|
Huyện Hóc Môn
|
1
|
8
|
6
|
15
|
15
|
Huyện Củ Chi
|
1
|
13
|
8
|
22
|
16
|
Huyện Nhà Bè
|
|
3
|
16
|
19
|
17
|
Huyện Cần Giờ
|
|
|
12
|
12
|
18
|
Toàn thành phố
|
6
|
94
|
95
|
195
|
(Số địa điểm 195, nhiều hơn số cửa hàng cần xây dựng là 175, vì tính cả
các địa điểm dự phòng)
Định hướng giai đoạn 2011 - 2020
Dựa vào bản đồ quy hoạch các quận - huyện đã xác định vị trí các cửa
hàng hiện có, dự kiến địa điểm xây dựng mới các cửa hàng xăng dầu giai đoạn
2006 - 2010, có thể định hướng các địa điểm xây dựng mới trong giai đoạn 2011 -
2020.
Khi xác định địa điểm vẫn tuân thủ theo các tiêu chí về địa điểm xây
dựng, phân bố hợp lý cửa hàng theo các khu dân cư, khu công nghiệp, các trục
giao thông chính để bảo đảm mật độ cửa hàng không quá dày đặc hoặc quá thưa
thớt.
Ưu tiên lựa chọn địa điểm xây dựng tại các bến xe tải, xe khách đầu mối,
các bãi đậu xe.
Quy hoạch định hướng phát triển cửa hàng xăng dầu giai đoạn 2011 - 2020
là 115, được trình bày trong phụ lục 4 đính kèm Báo cáo này.
c) Công tác lập bản đồ quy hoạch định hướng phát triển hệ thống cửa hàng
bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố:
Bản đồ quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa
bàn thành phố được thực hiện trên cơ sở như sau:
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian đô thị đến năm 2020 của thành phố
và của 24 quận - huyện do Công ty kiến trúc miền Nam lập năm 1999, đã được Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Đây là bản đồ nền để lập bản đồ
quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt - đường bộ - đường thủy
khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Công ty Tư vấn thiết kế giao
thông vận tải phía Nam lập, đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê
duyệt; Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh.
Bản đồ quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên 24
quận - huyện được lập theo tỷ lệ 1/25.000. Trong đó phần nền là “Quy hoạch phát
triển không gian các quận - huyện đến năm 2020” vẫn giữ nguyên, đồng thời trên
mỗi quận - huyện thể hiện vị trí cửa hàng hiện có, vị trí khu vực cửa hàng phát
triển đến năm 2010 và 2020.
Do không có bản đồ quy hoạch riêng của các quận - huyện mới tách (Bình
Chánh - Bình Tân, Tân Bình - Tân Phú) nên chúng tôi sử dụng bản đồ quy hoạch
của huyện Bình Chánh và quận Tân Bình do Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố
cung cấp. Các quận không dự kiến phát triển thêm cửa hàng xăng dầu chỉ thể hiện
trên bản đồ các cửa hàng hiện có.
Tóm lại: Quy hoạch định hướng phát triển cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được thực hiện theo
hướng như sau:
• Quy hoạch định hướng phát triển cửa hàng xăng dầu giai đoạn 2006 -
2010 - Phụ lục 3.
• Quy hoạch định hướng phát triển cửa hàng xăng dầu giai đoạn 2011 -
2020 - Phụ lục 4.
Ghi chú:
• Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển cửa hàng xăng dầu giai đoạn
2006 -2010.
• Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển cửa hàng xăng dầu giai đoạn
2011 -2020.
Phần thứ
ba.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. NHÓM
GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Quản lý
Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu
Để hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố phát triển theo quy
hoạch và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và 24
quận - huyện, công tác quản lý hành chính Nhà nước cần tập trung các biện pháp
chủ yếu như sau:
a) Đối với cửa hàng xăng dầu xây dựng mới: Cần phải thực hiện đúng Thông
tư số 14/1999/TT-BTM ngày 07 tháng 7 năm 1999 của Bộ Thương mại về hướng dẫn
điều kiện kinh doanh xăng dầu. Để đảm bảo thực hiện các điều kiện về hoạt động
kinh doanh cửa hàng xăng dầu, khi tiến hành kinh doanh các thương nhân phải
thực hiện các hồ sơ, thủ tục cần thiết như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký kinh doanh mặt
hàng xăng dầu.
- Bảo đảm thủ tục về xây dựng: Giấy phép xây dựng và Biên bản hoàn công,
hoặc các hình thức khác theo quy định của Nhà nước.
- Giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Giấy chứng nhận an ninh trật tự xã hội.
- Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
- Giấy chứng nhận đã học kiến thức về xăng dầu, môi trường và phòng
chống cháy nổ.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Đó là những điều kiện cơ bản để cửa hàng xăng dầu được hoạt động kinh
doanh theo quy định của Nhà nước.
b) Do quy hoạch chung của thành phố đang được điều
chỉnh theo văn bản số 1693/BXD-KTQH ngày 24 tháng 8 năm 2005 nên quy hoạch hệ
thống cửa hàng xăng dầu cần theo dõi, bám sát quy hoạch chung được điều chỉnh
để có sự điều chỉnh kịp thời; tạo điều kiện giúp cho các nhà đầu tư có thể thực
hiện được các mục tiêu kinh doanh.
c) Từ năm 2006 đến năm 2010, kiên quyết đình chỉ kinh doanh các cửa hàng
xăng dầu không phù hợp với quy định Nhà nước. Một số cửa hàng xăng dầu được tồn
tại đến năm 2010, nhưng phải cải tạo nâng cấp, đổi mới thiết bị, công nghệ và
di dời mái che, trụ bơm, để cửa hàng xăng dầu đảm bảo được văn minh - tiện ích
và đảm bảo các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt
Nam. Thời gian thực hiện trong năm 2006 - 2010.
d) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý thị trường, kiên
quyết xử lý các trường hợp vi phạm về kinh doanh cửa hàng xăng dầu như kinh
doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, không đảm bảo
trật tự an toàn xã hội về quy hoạch, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi
trường, giao thông.
đ) Trước tình hình giá xăng dầu có xu thế ngày một tăng, nhiều nước trên
thế giới đã tăng cường dự trữ Quốc gia và người dân cũng đã từng bước chuyển
sang sử dụng loại nhiên liệu sạch (khí hóa lỏng - LPG). Trước xu thế này, cần
có sự quan tâm hai vấn đề có tính then chốt sau:
- Khẩn trương tiến hành rà soát lại các kho xăng dầu có nhiệm vụ cung
ứng cho thành phố, từ đó lập quy hoạch hệ thống kho đầu nguồn nhằm đảm bảo vững
chắc nguồn cung ứng và năng lực dự trữ khi có biến động về giá của thị trường
thế giới và trong nước.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tạo và xây dựng mới cửa hàng,
phát triển thêm việc bán LPG để cung cấp cho ô tô và xe máy. Đây cũng là bước
đi kịp thời trước sự chuyển đổi mặt hàng của nhu cầu tiêu dùng xã hội.
2. Quản lý Nhà nước về xây dựng
Từ năm 2005, Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành các Nghị định, Thông tư
về quản lý đầu tư và xây dựng nhằm cụ thể hóa Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26 tháng 11 năm 2003. Để thực hiện đề án Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán
lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố, các sở ban ngành, các quận - huyện và các
chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm túc các văn bản pháp lý về quản lý đầu tư và
xây dựng. Để triển khai xây dựng cửa hàng xăng dầu theo quy hoạch có thể tiến
hành theo các bước sau:
- Ủy ban nhân dân nhành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện cần thông
báo rộng rãi Quyết định phê duyệt quy hoạch để các doanh nghiệp và nhân dân
tham khảo khi lập dự án đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Ủy ban nhân dân các
quận - huyện cung cấp thông tin về khu vực phát triển cửa hàng xăng dầu giai
đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2020.
- Khi chủ đầu tư đã xác định được địa điểm xây dựng
cụ thể (liên quan đến vấn đề thuê đất, quyền sử dụng đất...) cần có báo cáo đầu
tư xây dựng công trình hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật để các cấp quản lý thẩm
định và phê duyệt. Trước khi phê duyệt chính thức cần có các văn bản thỏa thuận
về quy hoạch và phòng cháy chữa cháy.
- Thiết kế xây dựng phải tuân thủ đúng các yêu cầu của quy chuẩn và tiêu
chuẩn.
- Thiết kế xây dựng phải được thỏa thuận của Sở Cảnh sát Phòng cháy và
chữa cháy thành phố và thỏa thuận của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Kiên quyết ngưng kinh doanh và giải tỏa các cửa hàng xăng dầu xây dựng
không phù hợp với quy định Nhà nước về xây dựng.
- Sở Xây dựng thông báo và hướng dẫn các cửa hàng xăng dầu cần cải tạo
nâng cấp và di dời đúng quy định Nhà nước.
3. Quản lý
Nhà nước về an toàn phòng cháy chữa cháy
Để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy cho các cửa hàng xăng dầu, trước
hết phải bảo đảm xây dựng theo đúng các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành (TCVN
4530 - 1998 và TCVN 5684 - 2003). Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Công an
thành phố tham gia vào công tác quản lý ở tất cả các giai đoạn:
- Khảo sát hiện trường để thỏa thuận sơ bộ về địa điểm xây dựng.
- Thẩm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy của hồ sơ thiết kế để có văn
bản thỏa thuận.
- Trong quá trình nghiệm thu đưa vào khai thác, Sở Cảnh sát Phòng cháy
và chữa cháy sẽ kiểm tra thực địa để cho phép đưa công trình vào sử dụng.
- Thường xuyên kiểm tra cửa hàng để chấn chỉnh những sai phạm về an toàn
phòng cháy chữa cháy.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho các chủ cửa hàng,
các doanh nghiệp.
- Kiên quyết xử lý mọi vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy, đình chỉ
ngừng kinh doanh đối với các cửa hàng có vi phạm.
4. Quản lý
Nhà nước về đất đai và môi trường
Hướng dẫn các thương nhân thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quản
lý tài nguyên đất đai và môi trường. Đặc biệt về môi trường, để khắc phục sự ô
nhiễm từ nước thải nhiễm dầu bắt buộc phải có hố lắng gạn dầu 03 ngăn. Toàn bộ
nước thải từ khu vực có xăng dầu cần chảy qua hố lắng gạn dầu trước khi thải ra
ngoài. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường được thực hiện theo hướng dẫn
của các văn bản:
- Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa
học - Công nghệ và Môi trường “Hướng dẫn lập và thẩm định đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án đầu tư”.
- TCVN 5295 - 1995: Chất lượng nước - Yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt
và nước ngầm khỏi bị nhiễm bẩn do dầu và sản phẩm dầu.
- TCVN 5938 - 1995: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của
một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Đối với công tác quản lý về môi trường, chủ doanh nghiệp phải lập đăng
ký đạt chất lượng môi trường trình cơ quan chức năng để thỏa thuận.
5. Phân
công, phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cơ quan của thành phố và quận - huyện
Để thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động và phát triển cửa hàng xăng
dầu trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố phân công quản lý quy
trình trình tự như sau:
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc: hướng dẫn và quản lý phát triển về địa điểm
kinh doanh cửa hàng xăng dầu cho phù hợp với quy hoạch thành phố và các quận -
huyện.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: hướng dẫn và quản lý Nhà nước về sử dụng
đất và môi trường để kinh doanh cửa hàng xăng dầu.
- Sở Xây dựng: hướng dẫn và quản lý Nhà nước về xây dựng cửa hàng xăng
dầu.
- Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và Công an thành phố: hướng dẫn và
quản lý về phòng chống cháy nổ và trật tự xã hội cửa hàng xăng dầu.
- Sở Khoa học và Công nghệ quản lý Nhà nước về chất lượng và đo lường,
thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với các cửa hàng xăng dầu không đảm bảo chất
lượng và đo lường.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: hướng dẫn và quản lý về đăng ký kinh doanh cửa
hàng xăng dầu.
- Trên cơ sở các nội dung như trên, Sở Thương mại phối hợp các sở -
ngành, quận - huyện sẽ hướng dẫn và quản lý hoạt động kinh doanh cửa hàng xăng
dầu, chịu trách nhiệm đầu mối quản lý Nhà nước về kinh doanh cửa hàng xăng dầu
trên địa bàn thành phố.
- Sở Tài chính: phối hợp với các sở - ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân
quận - huyện xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với các cửa hàng xăng
dầu phải ngưng kinh doanh, cho phù hợp với quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra kiểm soát tình hình hoạt
động kinh doanh cửa hàng xăng dầu trên địa bàn quận - huyện.
II. NHÓM
GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỬA HÀNG XĂNG DẦU
1. Nguồn
vốn đầu tư
Thành phố khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống
bán lẻ xăng dầu theo quy hoạch này, bao gồm các nguồn vốn:
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước.
- Nguồn vốn của các Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
- Nguồn vốn của các Hợp tác xã và hộ cá thể
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước.
Các thành phần kinh tế sử dụng nguồn vốn của mình hoặc vốn vay tín dụng
vào việc cải tạo nâng cấp và đổi mới công nghệ và xây dựng mới cửa hàng. Thành
phố sẽ sử dụng vốn ngân sách của thành phố vào việc phát triển đường giao
thông, các tuyến truyền tải Điện - Nước - Thông tin, theo quy hoạch và kế hoạch
đầu tư hàng năm, để tạo dựng cơ sở hạ tầng trước khi xây dựng cửa hàng xăng
dầu.
2. Về
chính sách đối với các cửa hàng xăng dầu ngưng kinh doanh - hỗ trợ vốn đầu tư -
lãi suất - sử dụng đất
a) Đối với việc ngưng kinh doanh:
Chính phủ và thành phố đã ban hành các quy định về hỗ trợ công tác di
dời giải tỏa nhưng hầu như chỉ tập trung vào nhà ở, đất ở các công trình trọng
điểm, các dự án lớn mang tính chiến lược mà chưa có một quy định cụ thể cho
loại hình Cửa hàng xăng dầu (ngoài việc bồi thường về nhà ở, đất ở còn phải bồi
thường khoản thiệt hại khi nhà đầu tư không được tiếp tục kinh doanh xăng dầu).
Tuy nhiên, thành phố đã có ban hành các quy định hỗ trợ cho các đối
tượng sản xuất về tài chính, về vốn, lao động, như Quyết định số 68/2005/QĐ-UB
ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về một số
chính sách tài chính cho việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các khu
công nghiệp tập trung và vùng phụ cận; Quyết định số 99/2005/QĐ-UBND ngày 13
tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về một số chính sách tài chính cho
việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các khu công nghiệp tập trung và
cụm công nghiệp; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Do đó, để thuận lợi cho công tác di dời, giải tỏa Cửa hàng xăng dầu
thành phố cần nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể trên cơ sở vận dụng
các chính sách hiện hành nêu trên, đồng thời đưa ra các biện pháp chế tài để xử
lý.
Một số đề
xuất chính về chính sách ngưng kinh doanh, thực hiện quyết định giải tỏa
- Trong tổng số 174 cửa hàng phải ngưng kinh doanh thời kỳ 2006 và 2007
- 2020, trước hết cần xác định đối tượng di dời bắt buộc không được hỗ trợ và
đối tượng di dời được hỗ trợ (xác định các điều kiện cụ thể, quy định rõ việc
phân biệt giữa 2 đối tượng di dời trên):
+ Không được hưởng chính sách bồi thường hỗ trợ đối với các cửa hàng
xăng dầu xây dựng không có giấy phép xây dựng.
+ Được hưởng chính sách bồi thường hỗ trợ theo quy định của pháp luật
Nhà nước đối với các cửa hàng xăng dầu có giấy phép xây dựng của các cơ quan
chức năng Nhà nước có thẩm quyền và các cửa hàng xăng dầu đã tồn tại trước năm
1975.
- Có thể vận dụng một số chính sách hỗ trợ tài chính cho việc di dời
(theo Quyết định số 68/2005/QĐ-UB ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 99/2005/QĐ-UBND về một số chính sách tài
chính cho việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm) đối với đối tượng Cửa
hàng xăng dầu thành phố. Hiện nay theo Quyết
định số 68/2005/QĐ-UB và Quyết định số 99/2005/QĐ-UBND không áp dụng cho
đối tượng cửa hàng xăng dầu, tuy nhiên do đây là loại hình có tác động gây ô
nhiễm môi trường, nên có thể vận dụng theo hướng này.
b) Chính sách sử dụng đất:
Hiện nay quỹ đất của thành phố ngày càng thu hẹp đặc
biệt là tại các quận trung tâm, việc giải tỏa một cửa hàng xăng dầu tại trung
tâm và thay thế một địa điểm kinh doanh khác tương xứng về lợi thế kinh doanh
là một điều rất khó có thể thực hiện được.
Đối với các cửa hàng thành phố thu hồi đất để sử dụng cho các dự án
khác, về cơ bản được áp dụng theo Quyết định số 138/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 5
năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về thủ tục
giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố và áp
dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và cả cá nhân tổ chức
nước ngoài. Đối với các cửa hàng phải di dời giải tỏa không phải do thu hồi, có
thể vận dụng loại di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, để hỗ trợ về việc giao
đất, cho thuê đất.
Để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện được mục đích đầu tư,
thành phố sẽ quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng như san nền (khu công
nghiệp và khu dân cư); các công trình đường giao thông, tuyến truyền tải điện -
cấp thoát nước - thông tin. Từ đó có thể xem đây là phương thức trợ giúp và kêu
gọi đầu tư cửa hàng xăng dầu tại các khu vực đã được quy hoạch cửa hàng xăng
dầu.
III. NHÓM
CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
1. Giải
pháp công nghệ
Xăng dầu được vận chuyển từ các kho trung chuyển và nhập vào bể chứa qua
hệ thống nhập kín bằng phương pháp tự chảy. Mỗi bể chứa có một hệ thống nhập
riêng biệt; tại hố van, đầu bể ống nhập được lắp đặt van chặn để bảo đảm an
toàn khi vận hành. Cần có hệ thống hồi hơi để khi nhập hàng không gây thất
thoát hơi xăng ra môi trường bên ngoài. Xăng dầu được hút từ bể chứa và xuất
cho ôtô, xe máy qua cột bơm; tại hố van đầu bể, ống hút được lắp đặt các van
chặn. Mỗi cột bơm có một hệ thống xuất riêng biệt. Nếu cột kép thì mỗi vòi xuất
01 loại hàng. Để đảm bảo an toàn cho bể chứa, mỗi bể chứa xăng dầu được lắp một
hệ thống van thở và bình ngăn tia lửa riêng biệt. Cần sử dụng sơn gốc epoxy để
sơn bên trong bể, đảm bảo tuổi thọ.
2. Giải
pháp tự động hóa
Để phù hợp với sự phát triển trong tương lai và phù hợp trình độ khoa
học công nghệ của khu vực và thế giới nhằm hội nhập dễ dàng, thuận lợi, đảm bảo
có uy tín và sự tin tưởng đối với khách hàng, trong cửa hàng xăng dầu chọn dùng
các thiết bị tự động hóa như sau:
Bán hàng: Sử dụng cột bơm xăng loại điện tử, có nút đặt tự động cấp
theo số lượng hàng, hoặc số lượng tiền theo hàng mà khách hàng yêu cầu, đảm bảo
được tính mở và sự tương thích trong tương lai, khi sự giao thông và việc tham
quan du lịch các đất nước trong khu vực đã trở thành nhu cầu thường xuyên, thì
cần lắp đặt các hệ thống bán hàng bằng thẻ từ.
Khu bồn bể: Sử dụng thiết bị đo mức xăng dầu tự động, có hiển thị tại
chỗ và truyền dẫn tín hiệu về văn phòng để xử lý.
Khu văn phòng cửa hàng: Lắp đặt hệ thống máy vi tính có phần mềm quản lý, để
cập nhật số liệu theo dõi và báo cáo.
3. Giải
pháp xây dựng:
Theo phân loại, dự án đưa ra 3 loại cửa hàng xăng dầu. Giải pháp tổng
mặt bằng được nghiên cứu theo hướng thuận tiện cho việc phân kỳ đầu tư xây
dựng, cùng với các xu hướng xây dựng trạm dịch vụ xăng dầu tiên tiến mà đối
tượng được phục vụ chủ yếu là các phương tiện giao thông đường bộ hiện đại.
- Giải pháp kiến trúc: Các hạng mục kiến trúc của
cửa hàng được thiết kế theo hướng tạo từng khối có chức năng cụ thể, với khẩu
độ nhà và hình thức kiến trúc thống nhất. Các hạng mục này có thể được xây dựng
một cách độc lập cũng như có khả năng kết hợp linh hoạt với nhau trong một công
trình. Giải pháp này thích hợp với quá trình phát triển cửa hàng theo từng bước
đầu tư, có tính điển hình hóa xây dựng cao.
- Giải pháp kết cấu: Có thể sử dụng các giải pháp kết cấu lắp ghép: sử
dụng các loại vật liệu thép, bê tông cốt thép, hoặc giải pháp toàn khối trong
đó vật liệu chủ yếu là bê tông cốt thép, gạch, đá.
- Giải pháp cung cấp điện: Thông thường thì lưới
điện Quốc gia đã được quy hoạch là mạng trung thế với cấp điện áp 6KV, 10KV,
15KV, gần đây người ta thường sử dụng cấp 22KV. Bởi vậy việc cung cấp điện cho
các cửa hàng xăng dầu tại thành phố là rất thuận lợi, cần xây dựng 1 trạm hạ thế xuống 0,4KV, với dung
lượng máy biến áp vừa đủ cung cấp cho tổng công suất tính toán trung bình trên
các phụ tải của trạm.
- Giải pháp cấp nước sinh hoạt và sản xuất: Các cửa hàng xăng dầu nằm
tại nội thành, các thị trấn, khu công nghiệp... có hệ thống cấp nước sạch của
các khu dân cư. Các cửa hàng nằm ở ngoại thành, xa khu công nghiệp hoặc đô thị
mới không có hệ thống cấp nước chung phải sử dụng nguồn nước giếng khoan. Phải
xây dựng thêm hệ thống xử lý nước giếng khoan để khử sắt và tạp chất cơ học.
- Giải pháp thoát nước và vệ sinh môi trường: Sơ đồ hệ thống thoát nước
được mô tả như sau:
- Giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy: Khi lựa chọn vị trí và thiết
kế cửa hàng, phải tuân thủ theo đúng Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu
chuẩn chính: Tiêu chuẩn phòng cháy cho nhà và công trình TCVN 2622 - 1995; Tiêu
chuẩn TCVN 4530 - 1998 “Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế”. Cửa hàng được
trang bị các thiết bị chữa cháy ban đầu theo quy định như: Bình tạo bọt xách
tay, hố cát, bể nước, chăn sợi, xô, xẻng. Các biển báo về an toàn phòng cháy
chữa cháy như: cấm lửa, cấm hút thuốc... phải đặt tại khu vực cửa hàng, bể
chứa. Lắp đặt các biển hướng dẫn cho xe ra vào. Có bảng nội quy cụ thể về an
toàn phòng cháy chữa cháy. Người bán hàng phải được huấn luyện chuyên môn
nghiệp vụ về bán hàng, sử dụng máy móc thiết bị và an toàn phòng cháy chữa
cháy.
Phần thứ
tư.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT
LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH
Có thể khẳng định sự cần thiết phải lập dự án “Quy hoạch hệ thống cửa
hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020” với các lý do chủ yếu sau:
- Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu là cụ thể hóa một nội dung quy
hoạch ngành Thương mại - Dịch vụ của thành phố, đồng bộ và phù hợp với quy
hoạch của các ngành kinh tế, đặc biệt là quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng và
giao thông vận tải.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý và xây dựng cửa hàng xăng dầu theo
quy hoạch; Phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu có định hướng đúng đắn, khoa
học, bền vững, thuận lợi cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.
- Lập lại trật tự trong dịch vụ bán lẻ xăng dầu, đảm bảo chất lượng dịch
vụ thương mại, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh môi trường.
- Xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh một hệ thống cửa hàng xăng
dầu khang trang hiện đại, nâng cao mỹ quan kiến trúc đô thị, đáp ứng đầy đủ mọi
nhu cầu tiêu dùng kinh tế - xã hội, đặc biệt cho các giai đoạn phát triển tiếp
theo của thành phố. Phát triển kinh doanh xăng dầu, hiện đại hóa và tăng cao
tính tiện ích, kết hợp kinh doanh xăng dầu với các dịch vụ thương mại khác để
tăng hiệu quả đầu tư, khai thác tốt hơn cơ sở vật chất hiện có của các doanh
nghiệp. Phát huy nội lực, huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế.
- Giúp các doanh nghiệp chủ động về kế hoạch đầu tư xây dựng mới và cải
tạo nâng cấp các cửa hàng xăng dầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh và phù hợp
với quy hoạch chung.
II. KẾT
LUẬN VỀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Hệ thống cửa hàng xăng dầu hiện có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về
cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố; đã thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Hệ thống cửa hàng hiện có được hình thành từ trước năm 1975 và phát
triển trong nhiều thời kỳ cùng với sự phục hồi và chuyển đổi nền kinh tế của
thành phố. Tuy hiện tại có mang lại tiện ích cho người tiêu dùng, nhưng chất
lượng phục vụ và văn minh thương mại chưa cao và chưa đồng đều, đồng thời cũng
bộc lộ một số yếu kém, hạn chế về chất lượng xây dựng mà không thể một sớm một
chiều khắc phục ngay được, mật độ phân bố trên địa bàn chưa phù hợp, năng suất
bán chưa khai thác hết năng lực và làm cho hiệu quả đầu tư của xã hội chưa cao.
Với hiện trạng 557 cửa hàng xăng dầu hiện có, đề xuất giải quyết theo
hướng như sau:
- Có 61 cửa hàng phải ngưng hoạt động kinh doanh, chờ quyết định giải
tỏa năm 2006, vì không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định Nhà nước.
- Có 113 cửa hàng xăng dầu kinh doanh tạm thời, trong giai đoạn 2007 -
2010.
- Có 338 cửa hàng được phép tồn tại sau năm 2010, nhưng phải cải tạo
nâng cấp và di dời theo đúng quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Có 45 cửa hàng xăng dầu tồn tại sau năm 2010 và có điều kiện mở rộng
kinh doanh và các dịch vụ khác.
III. KẾT
LUẬN VỀ CÁC MẪU CỬA HÀNG XĂNG DẦU
Để phù hợp với các điều kiện thực tế và tiếp cận dần với xu thế hiện
đại, trong dự án lựa chọn 3 loại cửa hàng xăng dầu như sau:
Loại 1. Khu bán xăng dầu có quy mô từ 6 cột bơm trở lên. Ngoài bán các sản phẩm
dầu mỏ có thêm dịch vụ rửa xe, sửa chữa nhỏ, minishop, dịch vụ ăn uống và nhà
nghỉ qua đêm, bãi đỗ xe.
Loại 2. Khu bán xăng dầu có quy mô 4 - 6 cột bơm. Ngoài bán các sản phẩm dầu mỏ
có thêm dịch vụ rửa xe, sửa chữa nhỏ, minishop.
Loại 3. Cửa hàng chỉ bán các sản phẩm dầu mỏ (xăng dầu nhiên liệu, dầu mỡ nhờn,
LPG). Quy mô nhỏ hơn cửa hàng loại 2 theo cách phân loại trên.
IV. KẾT
LUẬN VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN 2010
1. Xác
định số lượng cửa hàng xăng dầu cần phát triển đến 2010
Số lượng cửa hàng hiện có: 557 cửa hàng (tính đến ngày 30 tháng 9 năm
2006).
Số lượng cửa hàng cần có trên địa bàn thành phố đến năm 2010: 553 cửa
hàng, trong đó nội thành 339 cửa hàng, ngoại thành 214 cửa hàng.
Số lượng cửa hàng cần có trên địa bàn thành phố đến năm 2020: 634 cửa
hàng, trong đó nội thành 341 cửa hàng, ngoại thành 293 cửa hàng.
Số lượng cửa hàng cần phát triển mới trên địa bàn thành phố giai đoạn
2006 - 2010: 175 (dự phòng thêm 32) cửa hàng.
Số lượng cửa hàng cần phát triển mới trên địa bàn thành phố giai đoạn
2011 - 2020: 110 (+26) cửa hàng.
2. Xác
định địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu đến 2010 và đến 2020
Địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu cần phải thỏa mãn các yêu cầu: Địa
điểm xây dựng không vi phạm vào các quy hoạch khác của Nhà nước và thành phố;
tuân thủ những quy định của tiêu chuẩn Việt Nam. Do vậy việc lựa chọn địa điểm
xây dựng mới các cửa hàng xăng dầu ngoài việc đáp ứng được các tiêu chí trên
còn phải tương thích đồng bộ và gắn liền với quy hoạch hệ thống giao thông, quy
hoạch phát triển các quận - huyện của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Địa điểm xây dựng được lựa chọn theo các bản đồ quy hoạch phát triển
không gian của các quận - huyện. Trong dự án này phương pháp chọn địa điểm theo
từng khu vực (ấp, xã, phường) không chấm cụ thể từng điểm.
Đã xác định được 195 địa điểm xây dựng cho giai đoạn 2006 - 2010 và 115
địa điểm xây dựng cho giai đoạn 2011 - 2020.
V. KẾT
LUẬN VỀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Hệ thống cửa hàng xăng dầu hiện có tại Việt Nam nói chung và trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều điều bất cập, đặc biệt là không
xây dựng theo quy hoạch và lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, thiếu mỹ quan thương
nghiệp. Do vậy khi triển khai thực hiện dự án quy hoạch này cần có hệ thống các
giải pháp đồng bộ về quản lý Nhà nước, về kỹ thuật, về chính sách bồi thường hỗ
trợ khi ngừng kinh doanh, về huy động vốn, ưu đãi đầu tư và đặc biệt là về tổ
chức thực hiện dự án.
Ngoài việc cải tạo, nâng cấp các cửa hàng hiện có để bảo đảm an toàn
phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, mỹ quan kiến trúc đô thị và văn minh
thương mại, đối với các cửa hàng xây dựng mới cần điển hình hóa theo 3 loại
mẫu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ, phòng cháy chữa cháy và vệ
sinh môi trường.
Giải pháp về vốn là vốn tự huy động của các doanh nghiệp. Để khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư, thành phố cần có các chính sách ưu đãi về vay
vốn, cho thuê đất. Có một số chính sách ưu tiên đầu tư cho các chủ doanh nghiệp
có cửa hàng phải ngưng kinh doanh, giải tỏa./.