Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 38/2015/QĐ-TTg thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm Hà Nội Hồ Chí Minh

Số hiệu: 38/2015/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/09/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thí điểm thanh tra an toàn thực phẩm tại Hà Nội và TP.HCM

Theo Quyết định 38/2015/QĐ-TTg, sẽ tiến hành thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Cụ thể, giao Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, TP.HCM lựa chọn tại mỗi thành phố 05 đơn vị hành chính cấp quận; 10 đơn vị hành chính cấp phường thuộc các đơn vị hành chính cấp quận được lựa chọn để triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.

Thời gian thực hiện thí điểm là 01 năm (12 tháng) kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Đồng thời, Quyết định này cũng nêu rõ thời hạn thanh tra như sau:

- Không quá 30 ngày với cuộc thanh tra của đoàn thanh tra do Chủ tịch UBND cấp quận quyết định, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

- Không quá 20 ngày với cuộc thanh tra của đoàn thanh tra do Chủ tịch UBND cấp phường quyết định, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

- Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành thanh tra với mỗi đối tượng thanh tra trong trường hợp thanh tra độc lập.

Quyết định 38/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/11/2015.




THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 38/2015/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

THÍ ĐIỂM TRIỂN KHAI THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ VÀ PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định s07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế;

Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2015 s 04/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp quận) và phường, xã, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp phường) của thành phHà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quyết định này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, thẩm quyền của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường; nội dung thanh tra, hoạt động thanh tra, trách nhiệm quản hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp phường; sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, địa bàn và thời gian thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối tượng áp dụng:

Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hoạt đng liên quan đến an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp phường của thành phố Hà Nội, Thành phố H Chí Minh và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp phường

1. Ở cấp quận giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cho công chức, viên chức thuộc biên chế của các phòng: Y tế, Kinh tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Y tế, Đội Quản lý thị trường.

2. Ở cấp phường giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cho viên chức thuộc biên chế của Trạm Y tế; công chức cấp phường phụ trách nông nghiệp, kinh tế.

3. Ngoài các công chức, viên chức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận căn cứ yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm của địa phương giao các công chức, viên chức thuộc biên chế của các đơn vị khác của quận, của phường quản lý về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (nếu cần).

Điều 3. Tiêu chuẩn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường

1. Là công chức, viên chức quy định tại Điều 2 của Quyết định này giúp Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường quản lý về an toàn thực phẩm.

2. Am hiểu pháp luật, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm.

3. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.

Điều 4. Thẩm quyền quyết định phân công người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường căn cứ đối tượng và tiêu chuẩn quy định tại Điều 2, Điều 3 của Quyết định này và yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn quyết định phân công công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm; quy định số lượng người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại cấp quận, cấp phường. Trường hợp phân công công chức, viên chức không thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm thì phải có sự thống nhất của Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức đó trước khi quyết định.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận

1. Tham mưu cho Phòng Y tế là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của quận trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch.

2. Tham gia đoàn thanh tra hoặc thanh tra độc lập việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quận theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận.

3. Tham gia đoàn thanh tra tiến hành thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến nội dung an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp tỉnh, thành phố.

4. Giúp Phòng Y tế và các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận.

5. Tham mưu cho Phòng Y tế là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp quận quản lý về an toàn thực phẩm tổng hợp, báo cáo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản về kết quả thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn quận.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp phường

1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp phường xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của phường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch.

2. Tham gia đoàn thanh tra hoặc thanh tra độc lập việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn phường.

3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp phường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường.

4. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp phường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp quận kết quả thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn phường.

Điều 7. Nội dung thanh tra

Nội dung thanh tra về an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật An toàn thực phẩm.

Điều 8. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

1. Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Khoản 3 Điều 4 và Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

2. Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định theo thẩm quyền.

Điều 9. Chế độ, chính sách đối với người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường

Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường được hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra và an toàn thực phẩm; được trang bị trang phục riêng và được hưởng chế độ thanh tra chuyên ngành quy định tại Điều 13 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Chương II

HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CẤP QUẬN, CẤP PHƯỜNG

Mục 1. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH TRA

Điều 10. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất

1. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo kế hoạch:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

2. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra đột xuất:

a) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm hoặc theo yêu cu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập đoàn thanh tra. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ra quyết định thanh tra đột xuất thì gửi quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để báo cáo Giám đốc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường ra quyết định thanh tra đột xuất thì gửi quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận.

Điều 11. Thời hạn thanh tra của đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường

1. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận quyết định tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

2. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường quyết định tiến hành không quá 20 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 30 ngày.

Điều 12. Đoàn thanh tra chuyên ngành

1. Thành phần đoàn thanh tra chuyên ngành cấp quận, cấp phường:

a) Đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận quyết định thành lập có Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra. Người được cử làm Trưởng đoàn thanh tra phải từ Phó Trưởng phòng cấp quận hoặc Thanh tra viên, chuyên viên trở lên. Thành viên đoàn thanh tra là người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; các công chức, viên chức khác của quận và của các đơn vị chức năng liên quan quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận (sau khi có sự thống nhất của cơ quan quản lý của người được cử tham gia đoàn thanh tra).

b) Đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập có Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra. Người được cử m Trưởng đoàn thanh tra phải từ Phó Trưởng trạm Y tế phường hoặc tương đương trở lên. Thành viên đoàn thanh tra là người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; các công chức, viên chức khác của phường và của các đơn vị chức năng liên quan quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn phường (sau khi có sự thng nhất của cơ quan quản lý của người được cử tham gia đoàn thanh tra).

2. Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định việc ly mu đ kim nghiệm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

3. Thành viên đoàn thanh tra được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 của Luật Thanh tra (các thành viên đoàn thanh tra không phải là người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không được thực hiện quyn hạn quy định tại Điểm d Khoản 1 và Khoản 3 Điều 54 của Luật Thanh tra); chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TIẾN HÀNH THANH TRA ĐỘC LẬP

Điều 13. Phân công người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Quyết định phân công bao gồm các nội dung sau:

1. Họ, tên, chức danh, số hiệu thẻ công chức, viên chức của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.

2. Phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra.

3. Thời gian tiến hành thanh tra.

Điều 14. Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập

Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường tiến hành thanh tra độc lập

1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường.

2. Xuất trình văn bản phân công nhiệm vụ; thẻ công chức, viên chức khi tiến hành thanh tra.

3. Yêu cầu đối tượng thanh, tra xuất trình các tài liệu liên quan đến nội dung và phạm vi thanh tra.

4. Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.

5. Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 Quyết định này; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra xem xét, xử lý.

6. Lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra khi kết thúc thanh tra.

7. Báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 16. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 32 của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Chương III

TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CẤP QUẬN, CẤP PHƯỜNG

Điều 17. Quy định về thanh tra lại

1. Khi được Giám đốc Sở giao, Chánh thanh tra các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận kết luận; Chi cục trưởng các Chi cục: An toàn vệ sinh thực phẩm, Quản lý thị trường, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường kết luận.

2. Thanh tra lại thực hiện theo quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Điều 18. Trách nhiệm xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra

Ủy ban nhân dân cấp phường căn cứ yêu cầu của công tác quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra an toàn thực phẩm gửi đến Ủy ban nhân dân cấp quận (Phòng Y tế) đ tng hợp. Ủy ban nhân dân cấp quận xây dựng kế hoạch thanh tra của quận gửi Sở Y tế (thanh tra Sở); Giám đc Sở Y tế có trách nhiệm thống nhất với Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phê duyệt kế hoạch thanh tra an toàn thực phẩm cho cấp quận, cấp phường trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 19. Trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra

Thanh tra các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường.

Điều 20. Trách nhiệm xử lý chồng chéo về hoạt động thanh tra chuyên ngành

1. Chánh thanh tra các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có trách nhiệm xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa thanh tra an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường và các Chi cục: An toàn vệ sinh thực phẩm, Quản thị trường, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Trong trường hợp kế hoạch thanh tra của cấp quận thực hiện có sự trùng lặp với kế hoạch thanh tra của các Chi cục thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của các Chi cục. Trường hợp kế hoạch thanh tra của cấp phường thực hiện có sự trùng lặp với kế hoạch thanh tra của cấp quận thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của cấp quận.

2. Trong trường hợp có trùng lặp với kế hoạch của cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cấp cao hơn.

Điều 21. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ 03 tháng Ủy ban nhân dân cấp quận trên cơ sở tổng hợp báo cáo của cấp phường và kết quả thanh tra do cấp mình thực hiện, gửi báo cáo đến Sở Y tế đ tng hp báo cáo Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm).

2. Báo cáo đột xuất khi yêu cầu.

Điều 22. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

Thủ trưởng đơn vị có người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường có trách nhiệm phân công nhiệm vụ, lãnh đạo, chỉ đạo công chức, viên chức đó hoàn thành nhiệm vụ; thực hiện chi trả lương, công tác phí và các khoản phụ cấp cho công chức, viên chức theo quy định.

Chương IV

NGÂN SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CẤP QUẬN, CẤP PHƯỜNG

Điều 23. Sử dụng ngân sách và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp phường

1. Ngân sách cho hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm, hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được giữ lại 100% để chi cho hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm tại cấp quận, cấp phường.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận căn cứ quy định của pháp luật về quản lý ngân sách quyết định việc sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại cấp quận, cấp phường để chi cho hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm của địa phương.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Địa bàn và thời gian thực hiện thí điểm

1. Địa bàn thí điểm: Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn tại mỗi thành phố 05 đơn vị hành chính cấp quận; 10 đơn vị hành chính cấp phường thuộc các đơn vị hành chính cấp quận được lựa chọn để triển khai thí điểm.

2. Thời gian thực hiện thí điểm: 01 năm (12 tháng), kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 25. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2015.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quyết định này.

3. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh triển khai, hướng dẫn, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất chính sách cụ thể nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 38/2015/QĐ-TTg ngày 09/09/2015 về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.403

DMCA.com Protection Status
IP: 98.84.18.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!