Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3721/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển Dệt May Da Giầy Thanh Hóa

Số hiệu: 3721/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Ngô Văn Tuấn
Ngày ban hành: 29/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3721/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỆT MAY, DA - GIẦY TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, thương mại;

Căn cứ Văn bản số 654/CV-HĐND ngày 05 tháng 9 năm 2017 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 984/TTr-SCT ngày 14 tháng 9 năm 2017 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển Dệt May, Da - Giầy phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch phát triển ngành Dệt May, Da - Giầy cả nước, đồng thời phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Xác định ngành Dệt May, Da - Giầy vẫn là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; là một trong nhng ngành công nghiệp xuất khẩu chlực, tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động; phát triển theo hướng ổn định, bền vng, cân đi hài hòa hợp lý về nguồn lực lao động giữa các địa phương và đảm bảo môi trường; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa cao.

- Khai thác, phát huy hết năng lực sản xuất của các dự án đã được đầu tư; ưu tiên, khuyến khích phát triển Dệt May, Da - Giầy ở các địa bàn nông thôn, miền núi, gắn với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn, miền núi.

- Đến năm 2030, tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, tăng cường đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, khai thác triệt để thị trường nội địa; nâng cao trình độ thiết kế, chuyển đổi mẫu mã sản phẩm và phát triển mạnh ngành công nghiệp Dệt May, Da - Giầy thời trang; phấn đấu sau năm 2025 xây dựng hình thành được các trung tâm thiết kế mẫu trình diễn thời trang, các Trung tâm thương mại Dệt May, Da - Giầy tại các thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.

Chuyển mạnh từ việc nhận gia công, sang chủ động mua hoàn toàn nguyên liệu; tiếp tục kêu gọi đầu tư một số dự án công suất ln, có công nghệ hiện đại tiên tiến, đáp ứng phù hợp vi diễn biến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới; tập trung nguồn lực phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, từng bước giảm dần tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành Dệt May, Da - Giầy. Đồng thời phát triển mạnh các vùng nguyên liệu, chăn nuôi trên địa bàn để có nguyên liệu tại chỗ, chủ động phục vụ cho việc sản xuất ngành Dệt May, Da - Giầy trong tỉnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu phát triển Dệt May

- Giai đoạn 2016-2020: Giá trị sản xuất: Đến năm 2020 GTSXCN (giá 2010) đạt 18.000 tỷ đồng trở lên, GO giai đoạn đạt 14,4% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2020 giá trị xuất khẩu đạt 866 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,5% trở lên; đến năm 2020 thu hút 96.000 lao động trở lên.

- Giai đoạn 2021-2025: Giá trị sản xuất: Đến năm 2025 GTSXCN (giá 2010) đạt 26.000 tỷ đồng trở lên, GO giai đoạn đạt 7,6% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 1.152 triệu USD trlên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5% trở lên; đến năm 2025 thu hút 134.000 lao động trở lên.

- Định hướng đến 2030: Giá trị sản xuất: Đến năm 2030 GTSXCN (giá 2010) đạt 34.600 tỷ đồng trở lên, GO giai đoạn 2026-2030 đạt 5,8% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2030 giá trị xuất khẩu đạt 1.600 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,8% trở lên; đến năm 2030 thu hút 180.000 lao động trở lên.

2. Mục tiêu phát triển Da - Giầy

- Giai đoạn 2016-2020: Giá trị sản xuất: Đến năm 2020 GTSXCN (giá 2010) đạt 17.500 tỷ đồng trở lên; GO giai đoạn đạt 10,2% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2020 giá trị xuất khẩu đạt 810 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,7% trở lên; đến năm 2020 thu hút 93.500 lao động trở lên.

- Giai đoạn 2021-2025: Giá trị sản xuất: Đến năm 2025 GTSXCN (giá 2010) đạt 25.000 tỷ đồng trở lên; GO giai đoạn đạt 7,6% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 1.168 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưng bình quân đạt 6,3% trở lên; đến năm 2025 thu hút 137.500 lao động trở lên.

- Định hướng đến 2030: Giá trị sản xuất: Đến năm 2030 GTSXCN (giá 2010) đạt 32.000 tỷ đồng trở lên, GO giai đoạn đạt 5% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2030 giá trị xuất khẩu đạt 1.500 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,4% trở lên; đến năm 2030 thu hút 160.000 lao động trở lên.

3. Mục tiêu phát triển Công nghiệp phụ trợ Dt May, Da - Giầy

Giá trị SXCN (giá 2010) giai đoạn 2016 - 2020 đạt 812 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 2.030 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 20% (chưa bao hàm phần dệt nhuộm cho ngành May); định hướng đến năm 2030: Giá trị SXCN (giá 2010) đạt 3.200 tỷ đồng, tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 là 9,8%.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển ngành Dệt

1.1- Về sản phẩm

Phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khả năng gắn kết các khâu sản xuất si, may mặc; tập trung sản xuất hàng dệt kim cao cấp dành cho may quần áo phụ nữ và trẻ em; vải pha len cho may complete, áo khoác; vải kỹ thuật, vải trang trí nội thất, vải không dệt,

Tập trung nguồn lực vào các khâu trọng yếu để nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó khâu nhuộm, hoàn tất là quan trọng. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt lụa tơ tằm, dệt vải chất lượng cao.

1.2- Vđầu tư các dự án và phân bố đầu tư theo không gian lãnh thổ

Phát triển công nghiệp dệt được định hướng gần các đầu mối giao thông, gần thị trưng tiêu thụ sản phẩm, gần nguồn cung ứng lao động có trình độ, có tay nghề, nhưng phải cách xa nơi dân cư tập trung để sản xuất ổn định, thuận lợi cho việc xử lý chất thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường sau này.

Đthuận lợi cho khâu cung cấp nước và xử lý nước thải, trong kỳ quy hoạch 2016 - 2025 trước mắt chỉ quy hoạch 1 khu công nghiệp tập trung ngành dệt nhuộm, đặt tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Ngoài ra, tại khu vực 11 huyện min núi sẽ thu hút đầu tư một số dự án dệt thổ cm, khôi phục và phát triển các làng nghề dệt thổ cm truyền thống gắn với du lịch. Đối với một số nghề dệt như: Dệt thảm, dệt lưới, dệt chiếu... sử dụng nguyên liệu tại chỗ như tơ tm, đay, cói, hoặc nghề thêu ren...tiếp tục phát triển mạnh tại các khu vực thuần nông, nơi ít có nghề phụ tiu thủ công nghiệp, nơi có nghề truyền thống và thị trường quen thuộc từ trước.

2. Quy hoạch phát triển ngành May

2.1- Về sản phẩm

Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm may xuất khẩu, làm cơ sở trực tiếp thúc đẩy ngành dệt phát triển; lựa chọn những mặt hàng chiến lược và nâng cao chất lượng những mặt hàng đã uy tín trên thị trường để đầu tư và đng bộ dây chuyền sản xuất, nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có. Đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, phát triển các mặt hàng giá trị gia tăng cao; sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ thị trường trong nước, gắn với hoạt động du lịch; phấn đấu đến năm 2025, thị trường nội địa đạt 15% - 20%, đến năm 2030 đạt 30% - 35% tổng sản lượng sản phẩm May. Trong đó, các sản phẩm phục vụ thể thao, du lịch, phụ nữ, trẻ em chiếm 50% - 60%.

Khuyến khích các doanh nghiệp may chuyn hướng đầu tư dần từ hình thức gia công sang sản xuất sản phẩm cuối cùng, xây dựng thương hiệu riêng đ nâng giá trị gia tăng của sản phẩm.

2.2- Về phân bố các dự án đầu tư theo không gian lãnh th

Ngành may mặc là ngành sử dụng nhiều lao động, ít gây tác động xấu tới môi trường, có thể phát triển ngành may mặc rộng khắp tại các khu vực phụ cận hoặc cài răng lược với các lĩnh vực công nghiệp khác. Ưu tiên bố trí các doanh nghiệp may tại các Khu, Cụm công nghiệp, chuyển dịch dần về các khu vực thị trấn, thị tứ, vùng sâu, vùng xa để thu hút lao động tại chỗ và cung cấp sản phẩm ngay trên địa bàn.

Quy hoạch, phân bố các dự án đầu tư ngành may mặc cần đảm bảo tính hài hòa, cân đối các cự ly khoảng cách giữa dự án may với dự án may, giữa dự án may với dự án da giầy (có quy mô từ 1.000 lao động trở lên) một cách hợp lý, (khoảng cách từ 7km - 10km) nhằm thu hút lao động tại chỗ thuận lợi.

Tại 11 huyện min núi do địa hình min núi cao, mật độ dân cư thấp, giao thông không thuận lợi, nên có thể phát triển các cơ sở may mặc quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất sản phẩm dệt may phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và có thể tham gia xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thủ công, tiểu thủ công nghiệp với quy mô hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ.

3. Quy hoạch phát triển ngành Da - Giầy

3.1- Về sản phẩm

Giữ vững sản phẩm chủ lực là giầy thể thao, giầy vải và thị trường truyền thống là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; giầy thể thao và giầy vải được ưu tiên hàng đầu trong sản xuất hàng xuất khẩu; khai thác cả thị trường trong và ngoài nước, nhưng tập trung nhiều hơn cho xuất khẩu; sản xuất đa dạng các sản phẩm Da: Giầy dép da thời trang, cặp, túi, ví... chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và thị trường nội địa, với nhiều mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Khuyến khích đầu tư mới mở rộng các cơ sđế giầy, vải bồi, các chi tiết bán thành phẩm đưa về nông thôn, miền núi. Hình thành các doanh nghiệp hiện đại, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và hàm lượng chế biến cao để từng bước làm chủ thị trường tiêu thụ.

3.2- Về phân bố các dự án đầu tư theo không gian lãnh thổ

Ngành Da - Giầy là ngành có thể sử dụng được nhiều lao động nam giới hơn so với ngành May trên các công đoạn sản xuất, nên có thể phân bố ngành Da - Giầy xen cư với ngành Dệt May, sao cho hai ngành này không xảy ra tranh chấp lao động, mà còn phát huy hết tiềm năng về lao động trên từng địa bàn.

Do ngành Da - Giy có ảnh hưởng môi trường nhiều hơn ngành May nên cần được ưu tiên bố trí sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực còn nhiều nguồn lao động; chuyển dịch bố trí ngành Da - Giầy dần về khu vực thị trấn, thị tứ miền núi, làm hạt nhân xây dựng các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi. Khu vực thành phố, tập trung phát triển về cung ứng dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ mẫu mốt và hướng tới hình thành trung tâm xúc tiến thương mại và phát triển thời trang giầy dép, sản phẩm đồ da.

4. Quy hoạch phát triển CN Phụ trợ cho Dệt May, Da - Giầy

4.1- Về sản phẩm

- Sản phẩm Phụ trợ ngành Dệt May: Kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành tập trung đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, vải, sợi để hình thành nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Tập trung cho phát triển các nhà máy sợi chất lượng trung bình và chất lượng cao cho ngành Dệt; chỉ khâu, cúc, nhãn mác...cho ngành May. Đầu tư sản xuất cơ khí sửa chữa phục vụ đặc thù cho ngành Dệt May như: Lược, lamen, dây go (cho ngành dệt), khuyên, nồi, suốt sắt...(cho sản xuất sợi), chân bàn máy khâu, máy ct, máy kim vải...(cho ngành may); hệ thống thông gió làm mát, các loại xe vận chuyển trong nhà máy....

- Sản phẩm Phụ trợ ngành Da - Giầy: Đầu tư sản xuất các loại khuôn mẫu, dao chặt, phom giầy dép các loại, vải giả da tráng PU/năm. Xây dựng Trung tâm kinh doanh, cung ng nguyên phụ liệu Da - Giầy để gn kết các doanh nghiệp sản xuất ngành Da - Giy với các đơn vị cung ứng nguyên phụ liệu, phụ liệu.

4.2- Về phân bố các dự án đầu tư theo không gian lãnh thổ

Bố trí các nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt May, Da - Giầy tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, những vị trí phát huy được lợi thế về đất đai, lao động, tiện lợi trong việc vận chuyển, cung ứng phục vụ cho các nhà máy sản xuất trên các địa bàn trong tỉnh, trong nước.

5. Danh mục các dự án phát triển Dệt May, Da - Giầy, Công nghiệp phụ trợ Dệt May, Da - Giầy và tổng hợp nhu cầu về đất đai, vốn đầu tư, lao động để thực hiện Quy hoạch

(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về vốn đầu tư, xúc tiến kêu gọi đầu tư

Đẩy mạnh thu hút nguồn vn đu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển Dệt May, Da - Giầy; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn vay Nhà nước với lãi suất ưu đãi và vốn ngân sách địa phương để đầu tư phát triển; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác như: Thu hút đầu tư trực tiếp, hợp tác, liên kết, liên doanh của các Tập đoàn, các Công ty lớn; huy động vốn đầu tư trực tiếp từ các tổ chức Quốc tế.

Xây dựng chính sách hp dẫn để thu hút nguồn lực về tài chính, vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển. Tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với các tập đoàn đa quốc gia để kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bc Bộ để phát huy hiệu quả.

2. Giải pháp về đất đai, xây dựng các cơ sở hạ tầng

Các cấp ngành và UBND cấp huyện căn cứ theo quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy đã được phê duyệt, cập nhật, bổ sung kịp thời vào các quy hoạch có liên quan; tập trung tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các hạ tầng giao thông, hạ tầng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. Chú trọng các vấn đề như kết nối giao thông, điện nước, hệ thống thông tin liên lạc; quy hoạch xây dựng các khu nhà ở công nhân tại những vị trí phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hấp dn để thu hút các dự án đầu tư ngành Dệt May, Da - Giầy.

3. Giải pháp về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực

Tạo dng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp vi các Trường Đại học, các cơ sở dạy nghề trong và ngoài địa bàn tỉnh để đào tạo nhân lực đáp ng nhu cầu của doanh nghiệp. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo cơ chế “ba bên” là Nhà nước - Cơ sở đào tạo - Doanh nghiệp cùng tham gia, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ; lựa chọn một số trường đào tạo nghề trên địa bàn, đu tư tập trung chuyên sâu đào tạo nghề Dệt May, Da - Giầy.

4. Giải pháp về thị trường

Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin công nghiệp để hỗ trợ cho doanh nghiệp về thị trường. Đồng thời cho phép doanh nghiệp quảng cáo, tìm kiếm thị trường trên trang thông tin điện tử của tỉnh miễn phí. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến đầu tư, tổ chức tham quan, khảo sát học tập trong và ngoài nước.

Trong kỳ quy hoạch có thể nghiên cứu để xây dựng mô hình chợ, siêu thị vải, phụ liệu cho ngành dệt, may. Trong tương lai đây sẽ trở thành các trung tâm đầu mối cung cấp ngun liệu, phụ liệu ngành dệt may, đồng thời là nơi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khách hàng gặp gtrao đổi, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

5. Giải pháp về khoa học công ngh

Lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với tng thời kỳ phát triển đối với các dự án đầu tư mới, coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, thực hiện nhất quán và đồng bộ quan điểm nâng cao trình độ công nghệ sản xuất bằng phương thức tiếp nhận chuyn giao là chính, theo định hướng sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên...

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu. Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000...

6. Giải pháp bảo vệ môi trường

Đầu tư phát triển, kết hợp chặt chẽ với bo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường, thường xuyên tiến hành việc rà soát, đánh giá hiện trạng môi trường; ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư cho công tác xử lý môi trường. Đồng thời tăng cường giám sát chặt chẽ, xử phạt nghiêm các hành vi ctình xả thải gây ô nhiễm môi trường và không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

7. Giải pháp về chế chính sách và cải cách hành chính

Tổ chức thực hiện “Một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa” đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành tại Nghị quyết số 29/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép đầu tư, thực hiện tt cơ chế một cửa, một cửa liên thông đgiải quyết nhanh chóng, thuận tiện cho các nhà đầu tư nghiên cứu phát triển.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy sau khi được UBND tỉnh phê duyệt: Phối hợp với các ngành, địa phương công bố, tuyên truyền và triển khai thực hiện nội dung quy hoạch; đxuất và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển Dệt May, Da - Giầy trên địa bàn.

- Các Sở, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề và các Doanh nhân phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, CN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Tuấn

 

PHỤ LỤC:

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỆT MAY, DA - GIẦY; CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số: 3721/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

ĐỊA BÀN ĐẦU TƯ

ĐỊA ĐIM XÂY DNG

QUY HOẠCH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Diện tích (ha)

Tổng vốn đầu tư (tđồng)

Công suất sản phẩm

Số lượng công nhân (người)

Diện tích (ha)

Tổng vốn đầu tư (tđồng)

Công suất sn phẩm

Số lượng công nhân (người)

 

TOÀN TỈNH

 

227,5

9.180,0

 

85.400

216,0

10.360,0

 

81.500

 

- CN May (triệu SP/năm)

 

152,5

3.060,0

76,5

45.900

116,0

2.330,0

58,0

34.800

 

- CN Dệt (triệu mét/năm)

 

20,0

1.500,0

30,0

2.500

30,0

2.250,0

45,0

3.700

 

- CN Da - Giày (triệu SP/năm)

 

35,0

3.220,0

35,0

35.000

40,0

3.680,0

40,0

40.000

 

- CN Phụ trợ (nghìn tấn/năm)

 

20,0

1.400,0

20.000,0

2.000

30,0

2.100,0

30.000,0

3.000

A

VÙNG ĐỒNG BẰNG

 

95,0

3.730,0

 

36.000

75,0

3.090,0

 

31.000

 

- CN May (triệu SP/năm)

 

65,0

1.300,0

32,5

19.500

50,0

1.010,0

25,0

15.000

 

- CN Da - giầy (triệu SP/năm)

 

15,0

1.380,0

15,0

15.000

15,0

1.380,0

15,0

15.000

 

- CN Phụ trợ (nghìn tấn/năm)

 

15,0

1.050,0

15.000,0

1.500

10,0

700,0

10.000,0

1.000

I

THÀNH PHỐ THANH HÓA

 

5,0

350,0

5.000,0

500

10,0

700,0

10.000,0

1.000

 

CN Phụ trợ

 

5,0

350,0

5.000,0

500

10,0

700,0

10.000,0

1.000

1

SX phụ kiện phụ trợ Dệt May, Da - Giầy

KCN Hoàng Long

5,0

350,0

5.000,0

500

10,0

700,0

10.000,0

1.000

II

THỊ XÃ BỈM SƠN

 

10,0

920,0

 

10.000

5,0

100,0

 

1.500

 

CN May

 

-

-

-

-

5,0

100,0

2,5

1.500

2

Sản xuất May

CCN Đông Bm Sơn

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

 

CN Da - giầy

 

10,0

920,0

10,0

10.000

-

-

-

-

3

Sản xuất Da - Giầy

KCN Bỉm Sơn

10,0

920,0

10,0

10.000

 

 

 

 

III

HUYỆN THỌ XUÂN

 

12,0

240,0

 

3.600

25,0

1.580,0

 

18.000

 

CN May

 

12,0

240,0

6,0

3.600

10,0

200,0

5,0

3.000

4

Sản xuất May

CCN Xuân Lai

4,0

80,0

2,0

1.200

 

 

 

 

5

Sản xuất May

KCN Lam Sơn Sao Vàng

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

6

Sản xuất May

CCN Thọ Nguyên

4,0

80,0

2,0

1.200

 

 

 

 

7

Sản xuất May

CCN Thị Trấn Thọ Xuân

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

8

Sản xuất May

Xã Xuân Vinh

4,0

80,0

2,0

1.200

 

 

 

 

 

CN Da - giầy

 

-

-

-

-

15,0

1.380,0

15,0

15.000

9

Sản xuất Da - Giầy

CCN Xuân Lai

 

 

 

 

15,0

1.380,0

15,0

15.000

IV

HUYỆN ĐỒNG SƠN

 

18,9

370,0

 

5.700

4,0

80,0

 

1.200

 

CN May

 

18,9

370,0

9,5

5.700

4,0

80,0

2,0

1.200

10

Sản xuất May

CCN Đông Tiến

10,0

200,0

5,0

3.000

 

 

 

 

11

Sản xuất May

CCN Đông Ninh

2,0

40,0

1,0

600

 

 

 

 

12

Sản xuất May

CCN Đông Văn

 

 

 

 

4,0

80,0

2,0

1.200

13

Sản xuất May

Xã Đông Anh

6,9

130,0

3,5

2.100

 

 

 

 

V

HUYỆN NÔNG CNG

 

7,0

140,0

 

1.800

7,0

150,0

 

2.100

 

CN May

 

7,0

140,0

3,0

1.800

7,0

150,0

3,5

2.100

14

Sản xuất May

Xã Minh Khôi

2,0

40,0

1,0

600

 

 

 

 

15

Sản xuất May

Xã Công Liêm

 

 

 

 

2,0

50,0

1,0

600

16

Sản xuất May

CCN Trường Sơn

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

17

DA May

CCN Thtrấn Nông Cống

5,0

100,0

2,0

1.200

 

 

 

 

VI

HUYỆN TRIỆU SƠN

 

10,1

210,0

 

3.300

4,0

80,0

 

1.200

 

CN May

 

10,1

210,0

5,5

3.300

4,0

80,0

2,0

1.200

18

Sản xuất May

Xã Thọ Vực

6,5

130,0

3,5

2.100

 

 

 

 

19

Sản xuất May

Xã Vân Sơn

3,6

80,0

2,0

1.200

 

 

 

 

20

Sản xuất May

Xã Thọ Bình

 

 

 

 

4,0

80,0

2,0

1.200

VII

HUYỆN HÀ TRUNG

 

17,0

1.200,0

 

6.600

5,0

100,0

 

1.500

 

CN May

 

2,0

40,0

1,0

600

5,0

100,0

2,5

1.500

21

Sản xuất May

CCN Hà Phong II

2,0

40,0

1,0

600

 

 

 

 

22

Sản xuất may

CCN Hà Lĩnh II

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

 

CN Da - giầy

 

5,0

460,0

5,0

5.000

-

-

-

-

23

Sản xuất Da - Giầy

CCN Hà Bình

5,0

460,0

5,0

5.000

 

 

 

 

 

CN Phụ trợ

 

10,0

700,0

10.000,0

1.000

-

-

-

-

24

DA Sx phụ kiện phụ trợ Dệt May, Da - Giầy

CCN Hà Dương

10,0

700,0

10.000,0

1.000

 

 

 

 

VIII

HUYỆN YÊN ĐỊNH

 

9,0

180,0

 

2.700

5,0

100,0

 

1.500

 

CN May

 

9,0

180,0

4,5

2.700

5,0

100,0

2,5

1.500

25

Sản xuất May

CCN Định Tân

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

26

Sản xuất May

Xã Định Long

2,0

40,0

1,0

600

 

 

 

 

27

Sản xuất May

Xã Yên Phú

2,0

40,0

1,0

600

 

 

 

 

28

Sản xuất May

CCN Quý Lộc

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

IX

HUYỆN THIỆU HÓA

 

2,0

40,0

 

600

5,0

100,0

 

1.500

 

CN May

 

2,0

40,0

1,0

600

5,0

100,0

2,5

1.500

29

Sản xuất May

CCN Thiệu Giang

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

30

Sản xuất May

Xã Thiệu Tâm

2,0

40,0

1,0

600

 

 

 

 

X

HUYỆN VĨNH LỘC

 

4,0

80,0

 

1.200

5,0

100,0

 

1.500

 

CN May

 

4,0

80,0

2,0

1.200

5,0

100,0

2,5

1.500

31

Sản xuất May

Xã Vĩnh Hùng

4,0

80,0

2,0

1.200

5,0

100,0

2,5

1.500

B

VÙNG VEN BIN

 

81,5

4.430,0

 

34.100

72,0

4.310,0

 

21.300

 

- CN May (triệu SP/năm)

 

36,5

740,0

18,5

11.100

22,0

440,0

11,0

6.600

 

- CN Dệt (triệu mét/năm)

 

20,0

1.500,0

30,0

2.500

30,0

2.250,0

45,0

3.700

 

- CN Da - giầy (triệu SP/năm)

 

20,0

1.840,0

20,0

20.000

10,0

920,0

10,0

10.000

 

- CN Phụ trợ (nghìn tấn/năm)

 

5,0

350,0

5.000,0

500

10,0

700,0

10.000,0

1.000

XI

THÀNH PH SM SƠN

 

4,0

80,0

 

1.200,0

10,0

200,0

 

3.000,0

 

CN May

 

4,0

80,0

2,0

1.200

10,0

200,0

5,0

3.000

32

Sản xuất May

CCN phường Quảng Châu - Qung Thọ

 

 

 

 

10,0

200,0

5,0

3.000

33

Sản xuất May

Phường Bc Sơn

4,0

80,0

2,0

1.200

 

 

 

 

XII

HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

 

10,0

920,0

 

10.000

10,0

200,0

 

3.000

 

CN May

 

-

-

-

-

10,0

200,0

5,0

3.000

34

Sản xuất May

CCN Cống Trúc

 

 

 

 

10,0

200,0

5,0

3.000

 

CN Da - giầy

 

10,0

920,0

10,0

10.000

-

-

-

-

35

Sản xuất Da - Giầy

CCN Cống Trúc

10,0

920,0

10,0

10.000

 

 

 

 

XIII

HUYỆN NGA SƠN

 

2,0

40,0

 

600

10,0

920,0

 

10.000

 

CN May

 

2,0

40,0

1,0

600

-

-

-

-

36

Sản xuất May

CCN liên xã thị trấn Nga Sơn

1,0

20,0

0,5

300

 

 

 

 

37

Sản xuất May

Xã Nga Thành

1,0

20,0

0,5

300

 

 

 

 

 

CN Da - giầy

 

-

-

-

-

10,0

920,0

10,0

10.000

38

Sản xuất Da - Giầy

CCN Tam Linh

 

 

 

 

10,0

920,0

10,0

10.000

XIV

HUYỆN HONG HÓA

 

15,5

320,0

 

4.800

-

-

-

-

 

CN May

 

15,5

320,0

8,0

4.800

-

-

-

-

39

Sản xuất May

Xã Hoằng Đạo

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

40

Sản xuất May

CCN Bắc Hong Hóa

10,0

200,0

5,0

3.000

 

 

 

 

41

Sản xuất May

Xã Hong Thành

0,5

20,0

0,5

300

 

 

 

 

XV

HUYỆN HẬU LỘC

 

5,0

100,0

 

1.500

2,0

40,0

 

600

 

CN May

 

5,0

100,0

2,5

1.500

2,0

40,0

1,0

600

42

Sản xuất May

CCN Châu Lộc

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

43

Sản xuất may

Xã Liên Lộc

 

 

 

 

2,0

40,0

1,0

600

XVI

HUYỆN TĨNH GIA

 

45,0

2.970,0

 

16.000

40,0

2.950,0

 

4.700

 

CN May

 

10,0

200,0

5,0

3.000

-

-

-

-

44

Sản xuất May

Xã Hải Nhân

10,0

200,0

5,0

3.000

 

 

 

 

 

CN Dệt

 

20,0

1.500,0

30,0

2.500

30,0

2.250,0

45,0

3.700

45

Sản xuất Dệt nhuộm

Khu KT Nghi Sơn

20,0

1.500,0

30,0

2.500

30,0

2.250,0

45,0

3.700

 

CN Da - giầy

 

10,0

920,0

10,0

10.000

-

-

-

-

46

Công ty Giầy Annora mrộng

Khu KT Nghi Sơn

10,0

920,0

10,0

10.000

 

 

 

 

 

Phụ trợ

 

5,0

350,0

5.000,0

500

10,0

700,0

10.000,0

1.000

47

Sản xuất sợi nhân tạo

Khu KT Nghi Sơn

5,0

350,0

5.000,0

500

10,0

700,0

10.000,0

1.000

C

VÙNG MIỀN NÚI

 

51,0

1.020,0

 

15.300

69,0

2.960,0

 

29.200

 

- CN May (triệu SP/năm)

 

51,0

1.020,0

25,5

15.300

44,0

880,0

22,0

13.200

 

- CN Da - giầy (triệu SP/năm)

 

-

-

-

-

15,0

1.380,0

15,0

15.000

 

- CN Phụ trợ (nghìn tấn/năm)

 

-

-

-

-

10,0

700,0

10.000,0

1.000

XVII

HUYỆN THẠCH THÀNH

 

5,0

100,0

 

1.500

10,0

200,0

 

3.000

 

CN May

 

5,0

100,0

2,5

1,500

10,0

200,0

5,0

3.000

48

Sản xuất May

CCN Đồng Khanh

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

49

Sản xuất May

KCN Thạch Quảng

 

 

 

 

10,0

200,0

5,0

3.000

XVIII

HUYỆN CẨM THỦY

 

4,0

80,0

 

1.200

5,0

100,0

 

1.500

 

CN May

 

4,0

80,0

2,0

1.200

5,0

100,0

2,5

1.500

50

Sản xuất May

CCN Cẩm Châu

4,0

80,0

2,0

1.200

5,0

100,0

2,5

1.500

 

CN Phụ trợ

 

-

-

-

-

10,0

700,0

10.000,0

1.000

51

Sản xuất sợi

Xã Cẩm Tú

 

 

 

 

10,0

700,0

10.000,0

1.000

XIX

HUYỆN NGỌC LC

 

5,0

100,0

 

1.500

20,0

1.480,0

 

16.500

 

CN May

 

5,0

100,0

2,5

1.500

5,0

100,0

2,5

1.500

52

Sản xuất May

Xã Kiên Thọ

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

53

Sản xuất May

Xã Ngọc Trung

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

 

CN Da - giầy

 

-

-

-

-

15,0

1.380,0

15,0

15.000

54

Sản xuất Da - giầy

KCN Ngọc Lặc

 

 

 

 

15,0

1.380,0

15,0

15.000

XX

HUYỆN LANG CHÁNH

 

5,0

100,0

 

1.500

4,0

80,0

 

1.200

 

CN May

 

5,0

100,0

2,5

1.500

4,0

80,0

2,0

1.200

55

Sản xuất May

CCN Lý i

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

56

Sản xuất May

Xã Đồng Lương

 

 

 

 

4,0

80,0

2,0

1.200

XXI

HUYỆN NHƯ XUÂN

 

4,0

80,0

 

1.200

5,0

100,0

 

1.500

 

CN May

 

4,0

80,0

2,0

1.200

5,0

100,0

2,5

1.500

57

Sản xuất May

CCN Bãi Trành

4,0

80,0

2,0

1.200

 

 

 

 

58

Sản xuất May

CCN Thượng Ninh

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

XXII

HUYỆN NHƯ THANH

 

5,0

100,0

 

1.500

5,0

100,0

 

1.500

 

CN May

 

5,0

100,0

2,5

1.500

5,0

100,0

2,5

1.500

59

Sản xuất May

CCN Hải Long

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

60

Sản xuất May

CCN Xuân Du

 

 

 

 

5,0

100,0

2,5

1.500

XXIII

HUYỆN THƯỜNG XUÂN

 

10,0

200,0

 

3.000

-

-

-

-

 

CN May

 

10,0

200,0

5,0

3.000

-

-

-

-

61

Sản xuất May

CCN Thị trn Thường Xuân

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

62

Sản xuất May

CCN Khe Hạ

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

XXIV

HUYỆN BÁ THƯỚC

 

5,0

100,0

 

1.500

2,0

40,0

 

600

 

CN May

 

5,0

100,0

2,5

1.500

2,0

40,0

1,0

600

63

Sản xuất May

CCN Đin Trung

 

 

 

 

2,0

40,0

1,0

600

64

Sản xuất May

Thị Trấn Cảnh Nàng

5,0

100,0

2,5

1.500

 

 

 

 

XXV

HUYỆN QUAN HÓA

 

4,0

80,0

 

1.200

2,0

40,0

 

600

 

CN May

 

4,0

80,0

2,0

1.200

2,0

40,0

1,0

600

65

Sản xuất May

CCN Xuân Phú

4,0

80,0

2,0

1.200

 

 

 

 

66

Sản xuất May

Xã Phú Thanh

 

 

 

 

2,0

40,0

1,0

600

XXVI

HUYỆN QUAN SƠN

 

4,0

80,0

 

1.200

4,0

80,0

 

1.200

 

CN May

 

4,0

80,0

2,0

1.200

4,0

80,0

2,0

1.200

67

Sản xuất May

Thị Trấn Quan Sơn

4,0

80,0

2,0

1.200

 

 

 

 

68

Sản xuất May

CCN Trung Hạ

 

 

 

 

4,0

80,0

2,0

1.200

XXVII

HUYỆN MƯỜNG LÁT

 

-

-

-

-

2,0

40,0

 

600

 

CN May

 

-

-

-

-

2,0

40,0

1,0

600

69

Sn xuất May

CCN Mường Lát

 

 

 

 

2,0

40,0

1,0

600

Ngoài những dự án đã được định hướng trong quy hoạch này, tùy theo tình hình cụ thể và lợi thế đầu tư ở từng giai đoạn, Chủ tịch UBND tỉnh có thể báo cáo Thường trực HĐND tỉnh trước khi điều chỉnh, bổ sung thêm các dự án đầu tư mới phù hợp với quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3721/QĐ-UBND ngày 29/09/2017 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.981

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.108.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!